
BÀI HỌC PHẬT PHÁP: NĂM UẨN
Lượt xem: 3345
Người Vô Sự, March 24, 2015 ·Edited·repost on web Ronald Truong
Qua Đường về xứ Phật, Trưỡng lão Thích Thông Lạc, giảng giải rằng "Phật dạy không có thế giới siêu hình, siêu hình là cái bóng của hiện hữu. Khi hiện hữu mất thì bóng cũng biến luôn. Con người thường mơ tưởng thiên đường vì họ thường mơ ước, và lo sợ những tội lỗi mình gây ra sẽ bị đày xuống địa ngục, khi chết đi, mơ tưởng không còn, thiên đường và địa ngục cùng biến theo luôn".
Khi chứng quả Alahán, Ngài Thông Lạc cũng quả quyết cho hàng Phật tử biết rằng không có thế giới siêu hình. Loài người cảm thấy có siêu hình là do tưởng thức hoạt động mạnh hơn ý thức. Vì một người có tưởng thức hoạt động mạnh hơn ý thức cho nên thường đưa người đó sống trong ảo tưỏng, sống trong mộng mơ. Vì sống trong ảo tưởng cho nên thường là bất toại ý, vì vậy, họ mang tâm trạng càng nhiều khổ đau. Nếu một người huân tập cho ý thức mạnh hơn tưởng thức thì họ bớt ham muốn (ít dục), bớt sợ hãi, lúc bấy giờ đời sống của họ ít khổ hơn và một người muốn hết đau khổ hoàn toàn thì người đó phải buông xả hết dục vọng ác, vật chất, tình thâm đang dính mắc trên thân tâm và thường xuyên tu luyện ly dục ác, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, tiến đến tâm bất động, rồi, nhập Tứ thánh định và Tam minh thì làm chủ sinh lão bệnh tữ, giải thoát luân hồi.
Bộ óc điều khiển mọi hoạt động của con người, được gọi là não bộ. Trưỡng lão giảng rằng, não bộ là do 5 uẫn tạo thành gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
- sắc uẫn: Là hữu hình, nhìn thấy được, cấu tạo từ tứ đại: lửa, đất, gió, nước. Sự nhận biết của sắc gọi là sắc thức, vô hình. Khi 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý hướng ra ngoài, tiếp xúc, ghi nhận sự vật, cảnh vật, gọi là 6 trần. 6 trần từ bên ngoài đưa tín hiệu vào, sắc nhận qua sáu trần và phân biệt, sự phân biệt nầy gọi là sắc thức.
Đối với nhãn trần, sắc thức phân biệt hình dạng, màu sắc, tối sáng... đưa đến ham muốn hay ghét bỏ, gọi là nhãn thức. Đối với thinh trần, sắc thức phân biệt âm thanh trầm bỗng, to nhỏ... Đối với tỷ trần, sắc thức phân biệt mùi vị thơm, thúi...Đối với thiệc trần, sắc thức phân biệt hương vị ngon, ngọt, đắng, cay... Đối với thân trần khi tiếp xúc, sắc thức phân biệt cảm giác nóng lạnh, đau nhứt, bén nhọn...Và đối với pháp trần, sắc thức phân biệt tốt xấu, thiện ác... Từ đó, sắc thức truyền tín hiệu đến tâm. Tâm đón nhận tín hiệu và chọn lựa rồi truyền lệnh cho hành làm việc. Ví dụ tâm muốn đẹp thì hành đón nhận, tâm chê xấu thì hành bỏ đi...
- Thọ uẫn: vô hình, không nhìn thấy nhưng cảm nhận được.Thọ đón nhận tín hiệu đau đớn, buồn vui, lo sợ, nhớ nhung, mê đắm, ngứa ngáy, nhột nhạt, nóng lạnh, nhám trơn đưa tín hiệu qua tâm, tâm truyền lệnh cho hành uẫn làm việc.
- Tưởng uẫn: Không nhìn thấy nhưng cảm nhận được, khi chiêm bao, tâm linh, mộng tưởng, nhìn lầm người... gọi là tưởng thức. Tưởng thức vượt không gian và thời gian, tưởng thức truyền lịnh qua tâm cho hành uẫn làm việc trong mê tín, run sợ, quỵ lụy, hoang đường, đôi khi trùng hợp thực tế ngoài đời. Tưởng uẫn có bản chất dể dàng thoả mãn tham dục (nịnh thần). Tưởng uẫn khai thác sự sợ hãi của cảm thọ mà phát triển.
- Hành uẫn: Hành động có được là do sắc, thọ và tưởng điều khiển.
- Thức uẫn: Không phải là ý thức. Phần nầy không hoạt động, cho đến khi người nào đó, ý thức đạt được Tam minh thì đánh "thức uẫn" dậy và điều khiển thức uẫn hoạt động, thức uẫn sẽ hoạt động vượt không gian và thời gian gọi là liễu tri. Đồng thời, thức uẫn điều khiển được tưởng uẫn cho những nhu cầu vượt không gian và thời gian.
Trong khi đề cập đến tưởng uẫn, vậy ý nằm ở đâu? Ý nằm trong sắc uẫn. Ý thức, sự hiểu biết hạn hẹp bởi không gian và thời gian, có 2 phần là tri thức và trí thức.
a) Tri thức: Không học mà biết, do học từ kiếp trước trôi lăn theo nghiệp lực
b) Trí thức: Có học mới biết, học sinh, sinh viên, học giả, chuyên nghiệp...
Tâm nằm ở đâu? Tâm chạy lung tung trong đầu, giống ngựa bất kham. Một khi hành giả tu luyện để ý thức kiểm soát được tâm thì đưa tâm về ở sắc uẫn, từ đó, tâm ngoan ngoản theo chỉ thị của ý thức mà tiến vào tâm bất động. Một khi tâm đã bất động việc làm của hành giả đã làm xong, không còn trở tới trở lui nữa.
Ý THỨC: Có khuynh hướng, hướng thượng thiện pháp nhưng bẫm tính yếu đuối và bị tưởng uẫn khiếp phục. Cho nên hành giả cần trui rèn ý thức kiên cường và anh dũng thiện chiến mới chiến thắng được ác pháp trên thân tâm. Ý thức mạnh mẽ mới điều khiển được tâm theo ý muốn. Hành giả muốn có đời sống an vui tự tại thì cần phải thường xuyên tôi luyện ý thức mới thắng được đam mê, cám dỗ, không lạc vào tà pháp do tưởng thức thúc dục. Điều quan trọng cần ghi nhớ là khi con người vừa thành hình thì tưởng thức đã hoạt động rồi, trong khi đó ý thức chập chững từng bước rất chậm. Càng chậm chạp hơn nữa khi trưởng thành mà tính làm biếng gia tăng thì ý thức phải đầu hàng tưởng thức và con người thường sống trong u mê mê tín dị đoan. Thường sợ hãi vu vơ... đây là lý do sợ ma, tin có siêu hình.
Tóm lại, thân ngũ uẩn, phải được hành giả tu luyện đúng pháp GIỚI-ĐỊNH-TUỆ thì mới đạt được thanh tịnh. Nếu tu sai pháp thì chính là nuôi dưỡng trong ác pháp, thuộc về tào giáo, thì đó là sự nguy cơ cho loài người. Bằng chứng là các tổ tu sai pháp cho nên, họ sống trong ác pháp và vô tình hay cố ý họ đã đưa đẫy Phật giáo vào tà đạo và xô đẫy hàng Phật tử vào rừng u mê mê tín dị đoan! Bằng chứng hùng hồn hơn nữa, vì sống trong ác pháp cho nên các tổ cổ xúy tụng niệm cầu xin Phật tưởng Adidà và họ không bao giờ đụng đến Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, là bởi vì Phật Thích Ca lên án 6 tà đạo và 62 đường tà u mê mê mê tín dị đoan. Nếu các tổ xiểng dương Phật Thích Ca thì làm sao họ lường gạt được hàng trí thức thông minh? Thì làm sao họ kiếm ăn dể dàng?
Ghi chú: Cần phân biệt:
- Trí tuệ thế gian, hay tri kiến thế gian, là sự học hành về đời sống hàng ngày. sự phát triển này chạy theo dục lạc thế gian. Học càng cao thì tham dục càng nhìều. Tưởng uẫn càng phát triển mạnh. Khiến con người trở nên đam mê, tham dục và sợ chết, cho nên, càng mê tín vào siêu hình.
- Tri tuệ giải thoát hay tri kiến giải thoát, sau khi tu luyện ly dục ly ác pháp tăng trưởng thiện pháp thì hết tham sân si mạn nghi, thì không còn sợ hãi, không còn ham muốn, không còn sợ chết, thì không còn thấy siêu hình.
THANH THIỆN ghi chép theo lời thầy Thông Lạc diễn giảng.