• vandaptusinh
  • amthat1
  • amthat2
  • quetsan
  • thanhanhniem2
  • tranhducphat
  • daytusi
  • amthat3
  • tinhtoa1
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem3
  • vandao2
  • lopbatchanhdao
  • ttl1
  • phattuvandao1
  • toduongtuyetson
  • huongdantusinh
  • ttl3
  • tamthuphattu
  • khatthuc1
  • tinhtoa2
  • ThayTL
  • thanhanhniem1
  • chanhungphatgiao
  • benthayhocdao
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
In bài này

Y BÁT, GIỚI LUẬT, CÁCH ĐẢNH LỄ, THỌ THỰC

Lượt xem: 7940

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích HĐONCH, TG, 2011, tr.10-39)
link sách: HĐONCH

I.- OAI NGHI

1.- BÁT

Hỏi: Khi người tu sĩ đã vấn y thượng trên thân hoặc vắt y thượng trên vai, khi có sự việc tập trung giáo đoàn đến lớp học, hay đi ra ngoài đại giới thì người tu sĩ có được phép đi dép và đội mũ ấm hay không? Hiện tại khi có mang y thượng trên thân, thì có người đi dép có người không đi dép, còn đội mũ thì con thấy không có ai đội, như vậy con kính mong thầy chỉ dạy cho con được rõ?

Ðáp: Ðây là Ni đoàn Chơn Như, chứ không phải Ni đoàn khất sĩ. Cho nên các con phải biết: “Thân là một pháp vô thường, không phải là ta, là của ta, nhưng nó rất quan trọng trong việc tu tập để làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, nên phải được bảo vệ để tu tập đến nơi đến chốn”. Vì thế, Phật không dạy chúng ta khổ hạnh đầu trần, chân đất. Trong giới luật Phật cho phép được mang giầy, mang dép, nhưng không được mang giầy dép đi vào chỗ thờ Phật, chỗ giảng đường. Phật cũng không có dạy ép xác ăn uống cơm canh, chè cháo trộn lộn như một thứ cháo hỗn hợp, mà dạy ăn từng món ăn, món mềm, món cứng, ăn món này xong mới ăn món khác, ăn biết ngon, biết dở, chứ không phải ăn không biết ngon biết dở. Ăn uống biết ngon biết dở, nhưng không đắm mê trong ăn uống, vì ăn uống là một thứ dục lạc trong năm thứ dục lạc: “DANH, LỢI, SẮC, THỰC, THÙY”. Ðức Phật đã xác định, nếu một người có LỤC CĂN mà một căn bị hư hoại thì rất khó tu theo giáo pháp của Người.

Ví dụ: một người mù, một người điếc, một người miệng bị loét lở không thể ăn uống được, nên phải dùng ống cao su đổ thực phẩm vào bao tử để sống, những người ấy không thể tu theo Phật giáo được, chỉ vì không thấy, không nghe, không cảm giác thực phẩm ngon dở. Nghe âm thanh lời ca tiếng hát mà không nhiễm; nghe tiếng mắng chửi mà không giận, không buồn; nghe những lời khen tặng mà không mừng vui; thấy sắc mà không sinh tâm sắc dục; ăn uống biết ngon dở mà không sinh tâm dính mắc thèm ăn uống. Ðó là chỗ tu của Phật giáo, chứ không phải làm cho ăn uống không biết ngon dở. Người nào trộn cơm canh và thực phẩm thành một thực phẩm xà ngầu rồi ăn. Ðó là người tu theo ngoại đạo chứ không tu theo Phật giáo.

Trong Ni đoàn sinh hoạt ăn mặc phải giống nhau như sau:

1- Mỗi tu sĩ đều phải có đủ một y thượng, hai y trung, hai y hạ, một cái bát, một cái túi đựng bát và những vật dụng cần thiết cho đời sống như: một cái muỗng, một cái khăn tắm, một cái áo mưa, một bàn chải răng, một hộp kem đánh răng, một cái kéo, một cây kim, một ống chỉ màu vàng, một cái dao nhỏ, một cây đèn pin, v.v...

2- Một đôi dép, không được hai đôi dép, là để giữ gìn vệ sinh đôi bàn chân sạch sẽ, đi chân không dễ bị ngứa do những chất bẩn, phân của các loài vật và rác mục hoặc nhớt rắn, nhớt ốc, nhớt trùng, xác các loài vật chết bị thối rữa dễ làm cho chân lở loét ngứa ngáy, đau nhức, khổ sở, v.v...

3- Không mang dép phải mất thì giờ rửa chân, nếu không rửa chân đi vào nhà làm nhà cửa và chỗ ăn, chỗ ngủ dơ bẩn. Ðó là thiếu đức vệ sinh bản thân và môi trường sống.

4- Không mang dép, chân trần trực tiếp va chạm những chất độc dưới đất dễ đem vào cơ thể những bệnh tật khổ đau, đó là thiếu đức phòng hộ và bảo vệ cơ thể.

2.- Y

Hỏi: Thời tiết ngoài Bắc về mùa Ðông lạnh rét, thì người tu sĩ đã vấn y thượng rồi, khi có duyên sự đi ra ngoài để giữ gìn thân cho ấm thì người tu sĩ có được mặc áo ấm và đội mũ ấm hay không?

Ðáp: Thời tiết mùa Ðông trong Nam cũng như ở ngoài Bắc đều bị rét, lạnh, người tu sĩ tuy đã vấn y thượng nhưng cũng nên mặc thêm áo và mũ ấm để chống rét, đó là bảo vệ và phòng tránh những bệnh tật có thể xảy ra trong mùa Ðông. Không những ở trong tu viện ăn mặc như vậy, mà khi có duyên sự phải đi ra ngoài cũng đều phải ăn mặc như vậy. Ðó là cách phòng hộ giữ gìn thân cho ấm áp là đúng hạnh của người tu sĩ, chứ không phải làm sai giới luật. Chỉ có những người tu theo ngoại đạo tu khổ hạnh mới không mặc áo và đội mũ ấm.

3.- Đi

Hỏi: Về oai nghi khi đi khất thực trên đường, gặp người đi ngược chiều có nên dừng lại chào không? Ðang đi khất thực bỗng nghe tiếng kêu của ếch nhái bị rắn bắt, có dừng lại cứu chúng không, khi đang đi trong đoàn?

Ðáp: Khi đang đi khất thực trong đoàn, có một người quen thân của mình đi ngược chiều thì mình cúi đầu chào, còn những người khất sĩ khác thì không cúi đầu chào.

Khi đang đi khất thực trong đoàn, bỗng nghe tiếng nhái kêu vì bị rắn bắt, nếu có một người trong đoàn khất thực lìa đoàn để cứu con nhái thì mình cứ theo đoàn đi khất thực, nếu trong đoàn không có ai cứu con nhái thì mình lìa đoàn đến chỗ con nhái kêu để cứu nó. Cứu xong mình vẫn tiếp tục đi chậm rãi ung dung một mình đến chỗ khất thực, chứ không được vội vàng chạy theo đoàn.

4.- Khất thực

Hỏi: Có vị tu sĩ nào mặc áo tràng dài màu nâu ôm bình bát đi khất thực hay không? Hay bắt buộc phải ăn mặc đúng như quý sư hiện nay là vấn y vàng hay mặc y Nam tông?

Ðáp: Không có vị tu sĩ nào ăn mặc áo tràng nâu đi khất thực, vì tu sĩ Bắc tông không có truyền thống đi khất thực. Còn có vị tu sĩ Bắc tông nào đi khất thực là những người thế tục giả danh tu sĩ để đi xin tiền và thực phẩm. Ðó là những người gian xảo, mượn áo tu sĩ lường gạt phật tử để sống.

Khất thực chỉ có những khất sĩ, ngoài những khất sĩ mà đi khất thực là giả danh tu sĩ nên phật tử cần lưu ý. Hiện giờ có một số người giả danh khất sĩ, cũng mặc y vấn đi khất thực không đúng giờ, và luôn nhận tiền bạc cúng dường, đó là những người ăn mày giả danh khất sĩ.

Người khất sĩ đi khất thực chỉ xin cơm và thực phẩm, chứ không xin tiền, ai cúng dường tiền thì không nhận. Những người đi khất thực như vậy mới thực sự là khất sĩ. Người khất sĩ chân chánh đi xin ăn ngoài đường không nên đứng trước cửa nhà của mọi người, hoặc đứng trước các gian hàng buôn bán, không nên đưa bát vào những người đi đường.

Ði khất thực trên đường phải đi nhẹ nhàng khoan thai, y áo phải vấn cho ngay ngắn, tề chỉnh, y thượng và y hạ phải che khuất ống chân, không nên để lộ nửa ống chân, không nên để hở vai, hở thịt.

Khi có người xin cúng dường thì nên đứng lại chờ đợi, thường tác ý giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Khi phật tử cúng dường xong thì trong ý thầm ước nguyện cho người phật tử cúng dường gặp được chánh pháp và tu hành như mình.

Có phật tử nào cúng dường tiền bạc thì không nên nhận, vì nhận tiền là sai pháp đi khất thực. Khi không nhận tiền thì nên tỏ lòng biết ơn sự cúng dường tịnh tài của phật tử, nhưng vì giới luật dạy người tu sĩ không nên cất giữ tiền bạc, vì thế xin phật tử hãy cảm thông cho người tu sĩ, chỉ xin thực phẩm ăn để sống tu hành mà thôi.

5.- Trai tăng

Hỏi: Tu sĩ thời đức Phật có đi trai tăng như quý thầy, quý sư bên các hệ phái hiện giờ không?

Ðáp: Trong thời đức Phật các vị tân Tỳ kheo đều được sự huấn luyện dạy dỗ của năm anh em Kiều Trần Như, ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên từ cách thức ăn uống đến những oai nghi chánh hạnh như: đi, đứng, nằm, ngồi cho đến các pháp tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác; các pháp phòng hộ sáu căn; các pháp tu tập xả tâm, các pháp tu tập giữ gìn tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự. Nhờ được sự huấn luyện tu tập của các vị đại đệ tử của Phật, nên 1250 vị Tỳ kheo đi vào nề nếp khuôn khổ, vì thế khi thọ trai cùng Phật rất nghiêm trang tề chỉnh.

Sự tổ chức trong đại tăng đoàn thời đức Phật chia ra làm nhiều tiểu tăng đoàn, mỗi tăng đoàn chỉ có 10 vị Tỳ kheo. Cho nên 1250 vị Tỳ kheo được chia ra làm 125 tiểu tăng đoàn. Từ tiểu tăng đoàn 1 đến tiểu tăng đoàn 125, khi di chuyển đến một địa điểm khác thì tiểu tăng đoàn 1 đi trước, kế đó tiểu tăng đoàn 2 lần lượt cho đến tiểu tăng đoàn 125. Cho nên sự tổ chức có trật tự. Khi đức Phật muốn cho đại tăng đoàn di chuyển đến một nơi khác thì báo cho tiểu tăng đoàn 1 biết, và tăng đoàn 1 cho người thông báo chotiểu tăng đoàn 2 biết, và tiểu tăng đoàn 2 báo cho tiểu tăng đoàn 3 biết, và cứ tiểu tăng đoàn này hay thì báo cho tiểu tăng đoàn kế biết, và như vậy chỉ có một lệnh truyền của Phật thì cả đại tăng đoàn đều biết rất nhanh chóng.

Mười vị Tỳ kheo trong mỗi tiểu tăng đoàn đều sinh hoạt theo nề nếp do một vị trưởng tiểu tăng đoàn điều hành, nhưng các trưởng tiểu tăng đoàn đều dưới sự chỉ đạo của các đại đệ tử Phật.

Câu hỏi trên của con: Phật có thọ thực chung với chúng tỳ kheo không? - Có. Khi có một người cư sĩ hay một nhà vua đến xin cúng đường trai tăng Phật và chúng tỳ kheo, nếu đức Phật chấp nhận thọ trai thì thông báo cho toàn chúng biết địa điểm và giờ thọ trai. Khi đúng giờ, cả đại tăng đoàn của Phật đến nhà cư sĩ thọ trai.

Ðó là lúc đức Phật ăn chung cùng chúng thánh tăng, còn những ngày khác đi khất thực về ăn thì không có ăn chung. Phật đi khất thực mang về thất hoặc tìm một nơi nào có bóng cây mát mẻ và yên tịnh thì ngồi xuống theo oai nghi chánh hạnh trong ăn uống riêng. Chúng tỳ kheo cũng vậy, ai khất thực thì cứ về kiếm nơi yên tĩnh ăn uống một mình nhưng không mất oai nghi chánh hạnh. Chỉ khi nào có phật tử mời cúng dường trai phạn thì mới đi thọ trai chung cùng Phật. Còn bình thường chỉ có sinh hoạt chung trong tiểu tăng đoàn mà thôi.

Như vậy Thầy đã lời xong những câu hỏi của con.

Ngày xưa, đức Phật đã tổ chức một Ðại tăng đoàn rất nghiêm chỉnh, nên đã làm cho vua A Xà Thế rất ngạc nhiên khi vào khu rừng nơi đức Phật và 1250 vị tỳ kheo ở. Tất cả đều im phăng phắc, không có một tiếng động nhỏ nào, đến nỗi sự im lặng một chiếc lá rơi mà nhà vua còn nghe được. Như vậy rõ ràng thời đức Phật chúng tỳ kheo sống độc cư 100 phần trăm, chứ không như chúng ta hiện giờ, chỉ có ít người mà phá hành độc cư đi nói chuyện. Ðến lớp nói chuyện như tổ ong, giờ ra lớp cũng vậy, đi trên đường về thất cũng vậy. Sao tu sĩ thời nay nhiều chuyện quá vậy không bằng những tu sĩ trong thời đức Phật.

Thời nay dạy người giữ gìn hạnh độc cư sao khó quá vậy. Nếu không theo sự tổ chức có kỷ cương như Phật thì không bao giờ có người chứng quả vô lậu.

Trừ khi tu viện Chơn Như được tổ chức như thời đức Phật thì may ra mới có những người tu chứng.

6.- Trì bát

Hỏi: Khi đi khất thực người tu sĩ ôm bình bát, lúc đi cũng như lúc về đều ôm bìnhbát mà không để trong túi bát, dù đi khất thực xa hay đi gần. Thực hiện đi khất thực như vậy có đúng oai nghi tế hạnh của người đi khất thực không? Mang bát và ôm bình bát vào thời gian nào cho đúng oai nghi. Con kính mong Thầy chỉ dạy.

Ðáp: Khi đi khất thực đến nơi nào để xin ăn thì mới lấy bát ra ôm, đến khi khất thực đầy bát thì bỏ bát vào túi mang về thất thọ trai, chứ không được ôm bát lúc mới bắt đầu đi cho đến khi về thất. Ôm bát như vậy không đúng oai nghi của người khất thực.

Ở trong tu viện có chỗ cho chúng ta đến khất thực. Vì thế, trong Ni đoàn bắt đầu tới giờ đi khất thực thì cho các tu sĩ biết nơi điểm tập hợp, và tu sĩ trong mỗi thất đều tập trung tại đó chờ nhau, khi có đủ mặt thì theo thứ tự người lớn tuổi đi trước, người nhỏ tuổi đi sau, dù cho hạ lạp có cao cũng phải đi sau (Kính lão đắc thọ). Ở đây sống theo đạo đức, chứ không theo thứ tự hạ lạp. Lúc bấy giờ mỗi tu sĩ tay đều ôm bát, lần lượt bước đi theo đoàn đến nơi khất thực. Ðến nơi, cứ hai người vào sớt bát một lượt, hai người này sớt bát xong thì đi ra, đứng đợi nơi điểm trở về. Kế tiếp hai người khác đến sớt bát, cho đến khi mọi người đều sớt bát xong đầy đủ và nối tiếp nhau theo thứ tự. Khi mọi người sớt bát xong bắt đầu đi về điểm tập trung lúc đầu, rồi từ điểm đó mỗi người mới mang bát trở về thất của mình thọ trai.

7.- Tọa cụ

Hỏi: Gần cả Tăng đoàn đều nhận tọa cụ mới (8 tấc vuông), con không biết cái tọa cụ cũ xử lý như thế nào? Nếu để hai tọa cụ là phạm giới tích chứa. Chính trường hợp này có vài Thầy không nhận, chỉ xài cái cũ.

Cho nên có vài ý kiến phân vân, không hòa hợp. Vậy xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được sống hoà hợp hơn, chứ không nhận thì khác chúng, mà nhận thì cái toạ cụ mới không đúng theo kích thước mà Thầy đã dạy? Con thưa hỏi thêm, một khi sống trong tập thể có thọ dụng món chi thì phải suy nghĩ việc ấy có làm động chúng không, có giúp ích gì cho sự tu tập không, thì mới nên thọ nhận?

Ðáp: Tọa cụ cũ còn xài được mà nhận cái khác là phạm giới, vì có hai cái. Trong Tăng đoàn nếu ai có tọa cụ rách không còn xài được thì không nên nhận cái mới. Nếu nhận cái tọa cụ mới thì cái cũ dùng làm chuyện khác như miếng vải để lau bàn ghế hay sàn nhà thì không có phạm giới.

Trong Tăng đoàn khi nhận tọa cụ mới thì đồng nhận hết, những cái tọa cũ tuy còn xài được nhưng phải dùng làm việc khác như làm khăn lau. Như vậy Tăng đoàn sống hòa hợp “LỢI HÒA ÐỒNG QUÂN”.

Mỗi sự việc xảy ra phải sáng suốt nhận định rõ ràng, nhất là trong Ban Ðiều Hành Tăng Ðoàn, năm người lãnh đạo phải họp bàn rồi chỉ đạo phân phối tọa cụ cho chư Tăng và hướng dẫn họ sử dụng đúng oai nghi chánh hạnh, thì không có lỗi lầm gì cả. Và như vậy có điều gì các con đều thông suốt. Nên khi có một việc gì xảy ra, Tăng đoàn họp lại lấy biểu quyết là mọi việc đều xong. Tăng đoàn phải lấy LỤC HÒA làm sự sống chung nhau; thường mọi người phải lấy ý kiến của người khác làm ý kiến của mình để sống, thì làm gì có sự tranh cãi hơn thua. Các con hãy đọc kỹ lại THANH QUI của tu viện Chơn Như mà thầy đã nhuận lại rất đầy đủ, để cùng sống chung nhau như nước với sữa, thì làm gì có người dùng tọa cụ mới người dùng tọa cụ cũ. Cho nên, khi nhận tọa cụ là trong Tăng đoàn đều nhận hết, còn không nhận thì không nhận hết. Phải sống LỢI HÒA ÐỒNG QUÂN, có bất cứ vật gì đều phải chia đều nhau mà dùng, không nên người có, người không.

8.- Y hạ

Hỏi: Y hạ mà các tu sĩ đang mặc cũng giống như y hạ của các sư Nam tông hay khất sĩ Việt Nam. Như vậy có đúng không? Xin Thầy chỉ dạy cho các con được rõ.

Ðáp: Y hạ của các sư Nam tông và khất sĩ Việt Nam đều giống y hạ của Tăng đoàn các con, vì đó là y hạ của đức Phật ngày xưa. Nên cách thức mặc y hạ thì các con nên mặc y hạ khỏi mắt cá một phân để phủ kín ống chân, đừng bắt chước các sư Nam tông và khất sĩ Việt Nam mặc y hạ lên nửa ống chân không kín đáo, trông tuy gọn gàng nhưng khêu dâm gợi dục, Tăng đoàn các con nên tránh. Bởi vậy, vấn y, vắt y hay choàng y thì phải vén khéo thẳng tắp. Không được vấn, vắt, choàng y xốc xếch, nơi cổ xệ xuống trông giống như một người da đen Phi Châu. Ăn mặc y áo khất sĩ mà lôi thôi như vậy thì không xứng đáng là người tu sĩ Chơn Như.

Khi vấn y hay vắt y lôi thôi như vậy là làm mất vẻ oai nghi tế hạnh của người tu hành. Khi vấn y hay vắt y không xốc xếch thì đi đứng phải nhẹ nhàng khoan thai, không được đi vội vàng, vì vấn y và vắt y mà đi vội vàng trông thiếu oai nghi đức hạnh giống như người dân da đỏ Mỹ Châu. Người vấn y hay vắt y thì không nên đi vội vàng mà cũng không được đi quá chậm chạp.

9.- Trong thất

Hỏi: - Ở trong thất khi nực mặc áo thung là có phạm giới không thưa Thầy?

- Mặc quần hai ống cho gọn cũng ở trong thất có phạm giới không?

- Mặc quần đùi lót có phạm giới không thưa Thầy?

Kính xin Thầy chỉ dạy cho các con được rõ.

Ðáp:

- Ở trong thất mặc áo thung là làm mất oai nghi nghiêm trang của người tu sĩ. Nhất là người tu sĩ đang tu tập xả tâm ly dục ly ác pháp mà mặc áo thung cho mát là không xả tâm. Không biết dùng pháp như lý tác ý để cơ thể thích nghi trong mọi thời tiết, chỉ biết chạy theo dục làm nô lệ cho thân tâm, không biết làm chủ nó thì có tu tập muôn kiếp cũng không làm chủ sống chết.

- Mặc quần hai ống là phạm giới, vì một tu sĩ chỉ có ba y một bát làm sao có quần hai ống mà mặc, như vậy là không đúng hạnh thiểu dục tri túc, có thừa y áo khác cất giữ là phạm giới. Người tu sĩ Phật giáo càng xả bỏ tất cả thì sự tu hành mau chứng quả vô lậu. Vì vô lậu mà còn quần này áo kia thì vô lậu làm sao được.

- Người tu sĩ Phật giáo mặc quần lót ngắn để vấn y hạ cho kín đáo thì không phạm giới.

II.- GIỚI LUẬT

Hỏi: Người tu sĩ gặp cư sĩ họ thành tâm cúng dàng để ấn tống pháp bảo, hoặc cúng dàng tu viện để xây dựng, và các thứ thực phẩm đồ ăn. Họ nhờ mang giúp vào tu viện, tiền tài vật thực như vậy, người tu sĩ đó có được phép mang giúp họ vào trong tu viện hay không? Nếu người tu sĩ mang giúp họ thì có phạm vào giới cấm giữ tiền bạc thứ 10 của giới Sa di không? Thời gian mang giúp họ là được bao nhiêu ngày. Những sự việc trên con kính mong Thầy chỉ dạy.

Ðáp: Tất cả thực phẩm hay tiền bạc do phật tử gửi cúng dường tu viện hay in kinh sách, người tu sĩ được quyền mang theo về tu viện, nhưng phải đóng gói kín đáo kỹ lưỡng cho tiện để người tu sĩ mang theo. Trước khi nhận mang tiền bạc hay thực phẩm thì người tu sĩ xin khai giới, và được giữ gìn mang theo trong 10 ngày thì không phạm giới gì. Ngoài 10 ngày không được cất giữ hay mang theo, mà còn cất giữ hay mang theo thì vi phạm giới.

Hỏi: Con đọc lại toàn bộ kinh sách của Thầy viết, từ bộ Ðường Về Xứ Phật và bốn quyển Những Lời Gốc Phật Dạy, con đã hiểu thêm pháp tu tập và các giới luật của Phật mà Thầy đã biên soạn trên các bộ sách đó. Con đang mong đợi bộ sách giới luật của Thánh tăng và Thánh ni mà thầy đã viết. Con chỉ có ước nguyện đủ duyên để thực hiện giới luật Phật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong giới luật.

Ðáp: Con nên đọc bộ sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, đó là bộ sách giới luật Thánh tăng và Thánh ni mà Thầy đã biên soạn gần xong, nhưng chưa đủ tiền in ra. Hiện giờ Thầy mới được giấy phép và in ấn hai tập, còn lại tám tập nữa.

Muốn đọc kinh sách giới luật thì con nên chịu khó nghiên cứu bộ sách TAM QUY. Trong sách dạy về oai nghi giới luật của đức Phật và chư Thánh tăng. Có đọc như vậy mới thông suốt những pháp ly dục, ly ác pháp của Phật và chúng Tăng ngày xưa. Một kinh nghiệm sống động mà người tu sĩ Phật giáo không thể không nghiên cứu những tập sách quý giá vô cùng mà chỉ có tu viện Chơn Như mới có.

Hỏi: Về giới cấm người tu sĩ cất giữ tiền bạc, nhưng có số người tu sĩ vẫn còn dùng tiền bạc mua sắm gửi người cầm hộ. Như vậy thì như thế nào? Con mong Thầy chỉ dạy cụ thể, để mọi người cùng nghiêm trì cho trong chúng thanh tịnh.

Ðáp: Khi thọ giới Sa di đã có giới cấm không cất giữ tiền bạc. Vậy mà các sư, các cô còn cất giữ tiền bạc mà xuất gia thọ giới làm gì? Nếu các sư các cô đã xuất gia thì xin hãy sống như Phật. Ðừng cất giữ tiền bạc. Nếu ai còn cất giữ tiền bạc thì xin vui lòng trả y áo xuất gia lại cho tu viện, để mặc chiếc áo cư sĩ mà không có tội lỗi. Người xuất gia mà phạm giới là người phá hoại Ni đoàn và diệt Phật giáo. Tội lỗi ấy rất lớn. Xưa đức Phật dạy: “Phật pháp còn là giới luật còn, Phật pháp mất là giới luật mất”. Người tu sĩ phạm giới, phá giới là người tu sĩ có ý đồ phá Ni đoàn và muốn diệt Phật giáo trên hành tinh này. Tội lỗi ấy lớn lắm, tội đọa trăm muôn ngàn kiếp trong trạng thái địa ngục, đời sống của người phá giới không bao giờ có tâm bất động, an lạc và thanh thản. Cho nên, khi xuất gia tu hành cần phải lưu ý có phạm giới luật nào không? Ðể cố gắng hằng ngày tự sửa sai, để giới luật ngày một thanh tịnh hơn.

Hỏi: Những người thường làm náo động ảnh hưởng đến sự tu tập trong chúng, chẳng hạn như: không phải giờ đã đi quét, cuốc đất và khuân khiêng các thứ đựng thực phẩm riêng của một số tu sĩ ăn thêm, tiếng tôn vang loảng xoảng, rồi cọ xát, rửa ráy, dội nước tự do, rồi nói chuyện, đi lại nhộn nhịp như một cái chợ, như người đời, như vậy có được không?

Ðáp: Người xuất gia tu hành là phải giữ gìn oai nghi tế hạnh, giờ khắc phải phân minh rõ ràng, giờ nào việc ấy, không được lộn xộn, giờ lao động ra lao động, giờ học tập trên lớp là giờ học tập trên lớp, giờ tu tập là phải giờ tu tập, v.v... Chứ không được làm sai giờ, làm sai giờ là phá sự im lặng của Ni đoàn.

Người tu sĩ chỉ ăn ngày có một bữa, không ăn uống phi thời, không ăn thêm một vật gì khác như người ngoài đời, không được khua bát khua chén, thau chậu rổn rảng, không được dội nước ào ào, không được nói chuyện như cái chợ. Phải giữ gìn nơi toàn cả Ni đoàn đang trú ngụ im lặng thanh tịnh. Người nào quen tính làm ồn náo thì nên trả y áo lại cho tu viện, trở về làm người cư sĩ còn có phước báu hơn. Nếu ở trong Ni đoàn mà sinh hoạt như vậy là làm cho mọi người tu tập không được, thì tội lỗi đó phải gánh chịu những hậu quả không thể lường được, và khi Thầy về kiểm tra tu hành không kết quả thì phải ở lại lớp, không được lên lớp tu tập cao hơn.

Hỏi: Những tu sĩ chẳng có ý tứ giữ gìn oai nghi phạm hạnh, giới luật cho mình cho người thanh tịnh, thường tạo ra chướng ngại ác pháp, nên tự thân đã kêu gọi nhờ người khác mua các thứ cần dùng và thực phẩm đểăn thêm. Những người tu sĩ này không biết bản thân mình đã phạm giới xuất gia, mà lại còn làm chướng ngại cho những tu sĩ khác ở xung quanh, khiến họ khởi tâm tham dục về các thứ thực phẩm và đồ dùng đó. Sự thật là như vậy, kính mong Thầy chỉ dạy.

Ðáp: Những người xuất gia mà không lo giữ gìn giới luật, lại còn gửi tiền cho người khác mua vật dụng và thực phẩm là những tu sĩ quá sai. Nếu người đó không chừa bỏ thì xuất gia để làm gì? Mục đích xuất gia là ra khỏi nhà sinh tử, vậy mà còn tham ăn, tham uống thì xuất gia chỉ mang thêm tội lỗi lừa đảo, dối gạt người khác.

Hãy mặc chiếc áo cư sĩ ra đời rồi ăn uống, hay làm bất cứ một việc gì thì không ai lên án, còn khi mặc chiếc áo tu sĩ mà phạm giới ăn uống phi thời, cất giữ tiền bạc, thì đó chỉ là ma ba tuần trong Phật giáo, đội lốt tu sĩ để phá hoại Tăng Ni đoàn, phá hoại Phật giáo. Xin quý phật tử hãy cảnh giác đề phòng những loại ma ba tuần này. Họ mượn áo tu sĩ Phật giáo để phá hoại Phật giáo, làm tiền phật tử, “ngồi mát ăn bát vàng”

Hỏi: Có những tu sĩ hay đi lại, ra vào trong viện mang thực phẩm vào, hoặc tu sĩ có những người thân đến thăm cung cấp thực phẩm để ăn thêm. Mỗi khi có sự việc như vậy thì trong chúng lại bị động và xôn xao, chỉ vì khi có thực phẩm hay đồ dùng thì người tu sĩ ấy sẽ mang đến thất của mọi người cho một ít để ăn thêm. Hành động ấy làm động chúng tu sinh. Như vậy cúi xin Thầy chỉ dạy?

Ðáp: Người xuất gia đi tu chứ đâu phải người đi tù mà phải thăm nuôi. Khi người xuất gia tu hành thì những người trong gia đình cố khuyên người xuất gia tu hành, chứ đừng thăm viếng cho tiền, cho bạc và thực phẩm tư riêng. Ðó là khiến cho người xuất gia phạm giới, và khi phạm giới thì tu hành biết bao giờ cho xong. Có đồ ăn riêng tư mà đem biếu cho bạn bè đồng tu tức là mình sai phạm lại muốn cho những bạn đồng tu của mình cũng sai phạm, một người xuống Ðịa ngục lại muốn lôi những người khác cùng xuống Ðịa ngục theo mình. Hành động làm như vậy rất động chúng, động chỗ tu hành.

Từ đây về sau quý thầy và quý sư cô có lỗi thì hãy chừa bỏ, chứ không được vi phạm. Sinh tử là một việc trọng đại cho người tu sĩ, thế mà chạy theo ăn uống là một việc nhỏ mọn mà trẻ con cũng làm được. Vậy mà người tu sĩ còn phạm vào giới ăn uống, còn cất giữ thực phẩm và tiền bạc thì không còn chỗ nào chê trách, quở phạt. Tội ấy thật đáng khép vào tội tẩn xuất đưa ra khỏi Ni đoàn, khỏi tu viện. Ai có lầm lỗi hãy chừa bỏ không còn tái phạm nữa, chứ còn tái phạm thì không tránh khỏi tẩn xuất.

Hỏi: Nếu Thầy không ra những điều kiện giữ gìn giới luật trong chúng cho kịp thời về phần ly dục ăn uống, thì trong chúng chỉ tạo dục tham ăn cho nhau mà thôi, chứ chẳng có ly được dục gì cả. Hạnh tri túc biết đủ mà trong Tăng Ni chúng không có trang nghiêm thanh tịnh hạnh chút nào?

Ðáp: Tăng Ni đoàn thành lập ra là để giúp cho các con tu hành đến nơi đến chốn, chứ không phải lập ra có hình thức. Nếu có Tăng Ni đoàn mà ăn uống ngủ nghỉ phi thời, phá giới, phạm giới sống không tri túc thiểu dục thì còn gì là Tăng Ni đoàn.

Mục đích thành lập Tăng Ni đoàn là để giúp các con tu chứng quả A La Hán, để dựng lại chánh pháp của Phật và nói rằng trong Ni đoàn, người nữ vẫn tu chứng quả giải thoát. Thế mà các con trong Ni đoàn sống không thiểu dục tri túc, ăn uống phi thời, phạm giới cất giữ tiền bạc và thực phẩm trong thất, nhất là gửi tiền cho người khác mua thêm thực phẩm và vật dụng. Thật là tệ hại vô cùng, tội nặng không thể tha thứ được.

Hỏi: Trong mỗi tháng có 2 ngày: 15 và 30 (hay 29 nếu là tháng thiếu), là những ngày phát lồ sám hối, để các tu sĩ quỳ trước ba ngôi Tam Bảo, trước Phật, trước Thầy trước toàn bộ Ni chúng để chứng minh cho những sự việc đã làm sai quấy, vi phạm giới luật, v.v... nhưng người tu sĩ đã tự nguyện tự giác phát lồ sám hối, ăn năn xin cố gắng khắc phục sửa chữa và lần sau không còn để tái phạm nữa. Nhưng phát lồ sám hối là một lẽ, trên thực tế những tội lỗi vẫn còn nguyên không sửa chữa, mà có khi lại còn tăng thêm nữa. Ðã bao lần phát lồ sám hối nhưng tật nào vẫn giữ nguyên tật nấy, không có sửa lỗi chút nào cả. Những người tu sĩ phát lồ sam hối như vậy chỉ là hình thức dối trá gạt Phật, Thầy và gạt chúng. Kính thưa Thầy! Con kính mong Thầy chỉ dạy phát lồ sám hối như vậy có lợi ích gì không?

Ðáp: Người tu sĩ phát lồ sám hối mà không chịu sửa sai thì người tu sĩ ấy không còn là tu sĩ nữa, họ là những ma ba tuần đội lốt Phật giáo, phá hoại Phật giáo. Các con là những người tu hành chân thật quyết tìm tu giải thoát, vì thế không nên gần gũi với những người này. Hãy báo cho Thầy biết để có một buổi hợp chúng sẽ mời họ ra khỏi Ni đoàn, vì có họ sinh hoạt trong Ni đoàn thì Ni đoàn sẽ mang tiếng xấu chung là tu sĩ ni phá giới phạm giới. Tục ngữ có câu: “Một con sâu làm rầu nồi canh”

Hỏi: Người mới xuất gia, thọ mười Sa di giới thì phải giữ gìn và bảo vệ đúng mười giới luật Sa di hoàn toàn trọn vẹn nghiêm chỉnh, không hề sai phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong 10 giới Sa di. Người Sa di ni có phải giữ gìn 348 giới của Tỳ kheo ni không? Hay để khi nào người Sa di ni ấy được Thầy cho thọ giới cụ túc thì mới giữ gìn bảo vệ và hành theo giới bổn 348 giới. Ðiều này con chưa hiểu, kính mong Thầy chỉ dạy!

Ðáp: Người Sa di ni mới thọ 10 giới thì nên giữ 10 giới cho nghiêm túc, không nên vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong 10 giới Sa di ni, nhưng người Sa di ni có quyền nghiên cứu học hỏi 348 giới của người Tỳ kheo ni và cố gắng giữ gìn được giới nào trong 348 giới đều tốt cả. Ðó là để chuẩn bị, khi nào người Sa di ni giữ gìn được trọn vẹn 348 giới Tỳ kheo ni thì Thầy Bổn Sư sẽ cho thọ giới cụ túc.

Hỏi: Ngày 15 và ngày 30 mỗi tháng (hay 29 nếu là tháng thiếu), có phải đọc giới bổn của Sa di mười giới và Tỳ kheo ni 348 giới không? Hay đến ngày ấy chỉ có sám hối, ăn năn trước đức Phật và đức Thầy, hoặc Sư cô trưởng đoàn và trong chúng chỉ chứng minh mà thôi? Cụ thể hàng tháng ngày 15 và ngày 30 nên thực hiện như thế nào cho đúng giới luật Phật? Con tha thiết kính mong thầy chỉ dạy!

Ðáp: Ngày 15 và ngày 30 (hay 29 nếu là tháng thiếu) mỗi tháng là hai ngày thỉnh nguyện phát lồ sám hối trong các tu viện, còn các chùa Ðại thừa các này 14 và 29 (hay 28 nếu là tháng thiếu) thì tụng “KINH SÁM HỐI HỒNG DANH”. Các Phật học viện thì đọc giới bổn nam 10 giới Sa di và 250 giới Tỳ kheo tăng, còn bên nữ thì đọc giới bổn 10 giới Sa di và 348 giới Tỳ kheo ni.

Thỉnh nguyện phát lồ sám hối có nghĩa là ngày ấy, các tu sĩ tập trung trong Tổ đường, ngồi xếp bằng phân làm hai hàng thẳng, chừa một lối đi rộng khoảng 2m giữa bàn thờ Tổ, những tu sĩ có hạ lạp cao thì ngồi trước, còn những tu sĩ có hạ lạp thấp thì ngồi sau. Khi ngồi thì theo thứ tự hạ lạp cao, người lớn tuổi rồi người nhỏ tuổi.

Bắt đầu thỉnh nguyện, người Chủ lễ đọc một bài diễn văn khai mạc (Xin quý vị đọc bài diễn văn khai mạc buổi lễ thỉnh nguyện trong tập sách “CÁC PHÁP YẾT MA”) Khi đọc xong thì thầy chủ lễ xin phát lồ sám hối trước.

Người chủ lễ phát lồ xong thì đến người thứ hai ngồi kế, và cứ tiếp tục cho đến người cuối cùng.

Nếu thấy mình có lỗi thì nên phát lồ như dưới đây:“Hôm nay là ngày 14 tháng 7 năm Mậu Tý. Suốt nửa tháng tu học tại tu viện Chơn Như, con, (tỳ kheo Thích Minh Khánh), có làm một lỗi là phá hạnh độc cư đến thất thầy... hỏi thăm về gia đình. Vậy từ đây con xin sám hối, không dám vi phạm lỗi lầm đó nữa, xin Phật và đại chúng chứng minh cho con, đểthân tâm con được thanh tịnh”.

Nếu thấy mình không có lỗi thì nên phát lồ như dưới đây: “Hôm nay là ngày 14 tháng 7 năm Mậu Tý. Suốt nửa tháng tu học tại tu viện Chơn Như, con, (tỳ kheo Thích Minh Khánh), không tự thấy mình có làm lỗi trong giới luật Phật. Vậy ngưỡng mong quý thầy có nhận thấy (Minh Khánh) có vô ý làm lỗi gì, xin quý thầy chỉ dạy để (Minh Khánh) phát lồ sám hối, nhờ đó từ đây về sau (Minh Khánh) không tái phạm những lỗi lầm đó nữa. (Minh Khánh) xin thành tâm tri ân quý thầy”.

Sau khi người cuối cùng phát lồ xong thì tất cả mọi người đồng tụng bài ước nguyện:

“Hôm nay ngày phát lồ
Chúng con nguyện thành tâm
Giữ gìn tròn giới luật
Không hề vi phạm phải
Dù một lỗi nhỏ nhặt
Cũng không hề vi phạm
Nhờ đó tâm ly dục
Nhờ đó ác pháp lìa
Nhờ đó tâm thanh tịnh
Chúng con cũng thành tâm
Ước nguyện cho mọi người
Phát lồ như chúng con
Ðể thân tâm bất động
Thanh thản và an lạc
Cùng nhau vào Niết Bàn”.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật

Hỏi: Những người trong đoàn, không phải là giờ họp, nơi họp mặt, mà gặp nhau nói chuyện trong lúc quét lá, lúc đi khất thực, lúc sau giờ học, lúc đi trên đường. Kính thưa Thầy, như vậy quý vị ấy có phạm giới độc cư không?

Ðáp: Trong tu viện Chơn Như lấy hạnh độc cư làm chỗ phòng hộ sáu căn, để tu tập xả tâm ly dục ly ác pháp; để bảo vệ tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu ngoài giờ họp, giờ phát lồ thỉnh nguyện, giờ học tập và giờ tu tập, mà nói chuyện bất cứ nơiđâu đều vi phạm vào lỗi phá hạnh độc cư của mình và của người khác. Ngoại trừ trường hợp có điều kiện cần phải hội họp riêng của Ban tổ chức, thì người trong Ban tổ chức được đến thất mời họp. Nhất là thầy Giám luật được quyền đến thất mọi người để khuyên bảo đoàn viên về giới luật. Còn hoàn toàn ngoài ra không ai có quyền đến thất của người khác nói chuyện. Nếu nói chuyện một lần, hai lần đến ba lần sẽ bị mời ra khỏi tăng đoàn, do Ban tổ chức tăng đoàn lập biên bản.

Người phá hạnh độc cư là phá sự tu tập xả tâm của mình và của người khác. Cho nên kỷ luật cần phải nghiêm trị những người phá sự tu tập của chúng tăng, không nên thương hại và tha thứ những người xem thường nội qui của tu viện. Nội qui của tu viện gồm trong THANH QUI. Vậy các tu sĩ hãy theo thanh qui mà áp dụng vào đời sống tu tập hằng ngày của mình.

Hôm nay, Thanh Qui của Tu Viện đã được Trưởng Lão nhuận lại, làm rõ những oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ để tiến tới tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự hoàn toàn. Nhờ đó tâm mới nhập TỨ THÁNH ÐỊNH, làm chủ sự sống chết. Cho nên, trong Ban lãnh đạo tăng đoàn không có người nào lợi dụng quyền hạn của mình để phá hạnh độc cư đi nói chuyện phi thời. Mọi người trong ban lãnh đạo chỉ làm hết nhiệm vụ của mình mà Thầy đã giao phó. Làm nhiệm vụ xong rồi còn phải lo tu tập cho mình, có thì giờ đâu đi nói chuyện tào lao. Phải không các con?

Hỏi: Trong trường hợp kiến vào ở trong ống tầm vông của giá để thực phẩm nơi nhận cơm, và mối vào ở ăn ruột cây tầm vông trong thất cũ, con biết không có cách gì mà đuổi nó đi hết được, nếu đi ngăn chặn thì sẽ làm chết kiến mối không thể tránh khỏi. Như vậy con phải làm sao? Con kính xin Thầy chỉ dạy: Loại mối này nó không có đùng tổ to, mà nó là loại mối đã có mặt ở giảng đường.

Ðáp: Khi thấy kiến vào ở trong cây tầm vông làm kệ đựng thực phẩm của chúng tăng. Con muốn đuổi chúng đi để tránh chúng bò lên thực phẩm, làm mất vệ sinh mà không làm tổn hại chúng, thì con nên cưa bỏ đoạn cây tầm vông đó và cho vào một nơi xa chỗ để thực phẩm, trước khi cưa con nên bịt kín lỗ ra vào của chúng, sau khi làm xong con mở lỗ cho chúng ra rồi đem bỏ chỗ khác. Khi làm cây tầm vông mới thì con nên ngăn ngừa trước bằng lấy vải nhúng đầu nhớt, cột vào chân cây tầm vông thì kiến sẽ không bò lên, nhờ đó chúng không ở trong cây tầm vông được nữa.

Thất cũ của các con cũng vậy, cây cột nào có mối, có kiến thì nên cắt bỏ thay vào cây cột mới, nhớ nên sơn một lớp chống kiến mối và ẩm mốc khi cây bị khô. Ðừng nên tiếc những cây cột có kiến mối, hãy bố thí cho chúng ăn thì chúng ta không mang tội sát hại chúng, mà còn bố thí cây cột ấy cho chúng ăn thì thật là vẹn toàn, không phạm vào một giới luật nào cả, mà còn khởi được tâm giúp chúng sinh không ăn cắp, ăn trộm của người khác.

III.- CÁCH ĐẢNH LỄ

Hỏi: Nghi thức đảnh lễ Phật như thế nào cho đúng để tỏ lòng cung kính một cách chân thật, nhất là phải đúng đạo đức lễ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Lễ Phật như hiện nay trong Ni chúng vẫn còn mang thể thống của giáo đoàn khất sĩ cũ. Con cúi xin Thầy chỉ dạy.

Ðáp: Theo nghi thức đảnh lễ của người Việt Nam, phần lớn là chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa thuộc Nho giáo. Dân tộc Việt Nam có riêng cách lạy lễ của dân gian bình dân đơn giản, gọn gàng cũng rất tuyệt vời. Giáo đoàn Chơn Như nên chọn cách đảnh lễ đơn giản gọn gàng nhất nhưng không kém phần cung kính, không chịu ảnh hưởng bất cứ cách lạy lễ của một nước nào. Nghi thức đảnh lễ này rất bình đẳng giữa nam cũng như nữ.

Trước khi đảnh lễ, người nam hay người nữ đều phải đứng trước bàn thờ Phật, tổ tiên hay đối tượng để đảnh lễ. Ðứng thẳng người trước Phật đài, hai tay chắp lại để trước ngực rồi đưa lên tới trán cúi đầu, rồi đưa hai tay xuống ngực, hai chân từ từ quỳ xuống, hai bàn tay mở ra úp xuống đưa thẳng các ngón tay về phía trước, đầu cúi xuống trán chạm vào bàn tay. Sau khi trán chạm vào lưng bàn tay thì dùng hai tay chống thân thẳng dậy trên đầu gốivẫn quỳ, lúc bấy giờ hai tay chắp lại để trước ngực rồi nâng lên trán, rồi từ từ cúi người xuống theo như lần đầu. Lạy lần thứ hai, và sau khi lạy lần thứ ba xong thì từ từ đứng thẳng dậy lên trên hai chân, đồng thời hai tay chắp đưa lên trán, đầu cúi xá. Lạy ba lạy và xá một xá là đủ. Lạy ba lạy là tượng trưng ba ân nghĩa lớn (TAM TRỌNG ÂN)

- Lễ thứ nhất là tượng trưng cho Trời.

- Lễ thứ hai tượng trưng cho Ðất.

- Lễ thứ ba tượng trưng cho Tổ Tiên.

Trong Phật giáo dạy ba lạy có nghĩa là TAM BẢO ÂN TRỌNG:

- Lễ thứ nhật là tượng trưng cho Phật bảo.

- Lễ thứ hai tượng trưng cho Pháp bảo.

- Lễ thứ ba tượng trưng cho Tăng bảo.

Trong kinh sách thường nhắc đến TỨ TRỌNG ÂN:

- Ân thứ nhất: Ân cha mẹ.

- Ân thứ hai: Ân sư trưởng.

- Ân thứ ba: Ân Quốc Vương.

- Ân thứ tư: Ân thí chủ.

Vì thế, theo tục lệ cổ truyền có nơi và nhất là Nho giáo thường dạy bốn lạy là tượng trưng cho bốn ân nghĩa này vậy, nhưng Giáo Ðoàn Chơn Như là theo gót chân Phật, nên lạy ba lạy mà thôi.

Lạy bình thường thì úp lòng bàn tay xuống. Lạy sám hối thì lật ngữa lòng bàn tay lên. Lạy người còn sống thì mũi hai bàn tay ngang nhau. Lạy người đã chết thì mũi hai bàn tay đưa thẳng về phía trước.

Hỏi: Lạy bình thường thì úp lòng bàn tay xuống, lạy sám hối thì lật ngửa lòng bàn tay lên. Lạy người còn sống thì hay bàn tay để ngang nhau, lạy người đã chết thì hai bàn tay đưa thẳng về phía trước. Con cảm thấy thắc mắc vì bấy lâu ở bên khất sĩ chỉ lạy có một cách ngửa tay ra mà thôi, giờ đây được học nơi Thầy có sự phân biệt rõ ràng giữa lúc lạy bình thường hay lạy sám hối, lạy người đã chết hoặc lạy người còn sống phải đúng kiểu cách. Vậy xin Thầy nói lên ý nghĩa của nó để cho con thâm nhập hơn được không ạ?

Ðáp: Thường mọi người lạy lễ đều bắt chước theo người xưa, người xưa lạy như thế nào thì người nay lạy như thế nấy. Chẳng ai hiểu nghĩa rõ ràng. Cho nên sự lạy lễ có nhiều cách khác nhau mà không còn ai biết ý nghĩa mỗi cách lạy như thế nào? Chỉ biết lạy là lạy, còn hỏi ý nghĩa thì chẳng biết đâu trả lời. Vì thế dân tộc Việt Nam lạy không giống dân tộc Trung Hoa, tôn giáo này lạy không giống tôn giáo khác, người địa phương này lạy không giống người địa phương khác. Hầu hết cách thức lạy lễ đều do truyền thống từ tổ tiên. Tổ tiên theo tôn giáo nào thì lạy lễ theo tôn giáo ấy. Nhưng ý nghĩa lạy lễ không ai giải thích, và họ cũng không biết ý nghĩa đâu giải thích. Ngay cả những người lãnh đạo tôn giáo cũng không giải thích được.

Ở đây, Thầy dạy lạy lễ theo đạo đức văn hoá của dân dộc Việt Nam. Nó đã được Việt hóa từ văn hóa Phật giáo Ấn Ðộ, vì văn hóa này đã truyền vào đất nước Việt Nam hơn 2000 năm. Vì thế nó đã thành một phong tục văn hóa lạy lễ của dân tộc Việt Nam. Nhưng nó rất tạp nhạp, kẻ lạy như thế này người lạy như thế khác, còn ý nghĩa lạy lễ thì chẳng ai biết giải thích như thế nào cho đúng nghĩa như trên đã nói.

Một hành động đạo đức văn hóa nào nó cũng phải mang đầy đủ ý nghĩa của đạo đức văn hóa đó. Thế mà mọi người chỉ biết hành động đạo đức lễ mà không biết ý nghĩa của hành động đạo đức đó thì rất tội nghiệp, họ giống như một con vượn đang quỳ lạy làm xiếc trên sân khấu.

Cách thức lạy và mỗi lạy đều mang đầy đủ ý nghĩa của đạo đức nhân bản, lễ nghĩa rất rõ ràng và cụ thể, mà Thầy đã dạy cho các con. Hãy đọc lại những lời dạy này trong tập sách “HỎI ÐÁP PHẬT PHÁP”. Ðức lễ này có từ thời nào, có từ lúc con người có mặt trên hành tinh này. Vì đứng trước thiên nhiên quá vĩ đại nên con người quá sợ hãi khi nhìn thấy sông, núi, rừng, trời, đất bao la, thời tiết nắng, mưa, gió, bão, sấm, sét kinh hồn, v.v... Vì thế con người chỉ còn biết quỳ mọp xuống hai tay chắp lại để van xin cầu khẩn. Ðó là những cái lạy đầu tiên của con người.

Hỏi: Tại sao khi lạy Phật lại úp hai bàn tay xuống, còn sám hối thì ngửa tay ra? Khi lạy Phật thì bàn tay xuôi về phía trước, còn lạy Thầy thì hai bàn tay đấu lại với nhau để ngang? Ý nghĩa của việc úp ngửa bàn tay hoặc để tay xuôi, đấu lại là như thế nào? Nó xuất phát từ nước nào? Ở đâu vậy?

Ðáp: Lạy hai bàn tay úp xuống đưa tới năm vóc nằm dài ra là lạy theo người Ấn Ðộ Bà La Môn giáo, khi đến Việt Nam thì bị Việt Nam đồng hóa không còn năm vóc nằm dài mà chỉ úp hai bàn tay và đưa tới.

Trung Hoa đem văn hóa Nho giáo truyền sang qua Việt Nam cách lạy người sống và người chết nên mới có hai bàn tay để ngang nhau.

Còn lạy hai bàn tay úp hay ngửa là do Phật giáo ở Ấn Ðộ truyền sang qua Trung Hoa rồi từ Trung Hoa truyền sang qua Việt Nam. Phật giáo mỗi tháng có tổ chức hai ngày phát lồ sám hối, nên khi có làm lỗi lầm một điều gì thì nên xấu hổ, danh từ xấu hổ Phật giáo gọi là TÀM QUÝ. Khi làm một điều gì sai trái thì không dám nhìn mặt ai, cho nên khi lạy sám hối thì lật ngửa hai bàn tay như để che mặt.

Hỏi: Con cũng xin hỏi thêm! Người tu sĩ Chơn Như đảnh lễ Phật, Thầy, đã nói lên được đức cung Ckính và tôn trọng. Vậy ngoài ra có còn đảnh lễ người khác nữa không? Ví dụ như sám hối huynh đệ hoặc cha mẹ người đã chết, v.v... mà đúng phong cách của người tu sĩ thực hiện đức cung kính và tôn trọng.

Bên Ðại thừa đã nói người đi tu rồi không còn lễ lạy ông bà, cha mẹ người thế tục nữa. Chẳng hay lời nói này có đúng chăng? Vì sao vậy, kính thưa Thầy.

Ðáp: Người tu sĩ Phật giáo của tu viện Chơn Như không những lạy Phật, lạy Thầy, mà còn lạy tất cả những người khác, đó là tính khiêm hạ. Khi cần người tu sĩ Chơn Như sẵn sàng cúi mình xuống đảnh lễ mà không chút lòng áy náy, chứ chưa nói đến những người ơn của mình như: ông bà, cha mẹ, cô, bác, dì, cậu mợ, v.v... Người đi tu luôn luôn dùng đức khiêm hạ để diệt ngã, nếu không khiêm hạ thì chấp ngã, mà chấp ngã thì con đường tu theo Phật giáo biết tu học bao giờ xong. Hành động khiêm hạ là hành động tu tập xả tâm diệt ngã, cớ sao chúng ta lại không tu tập?

Người tu sĩ Chơn Như lấy đức lễ khiêm hạ làm sự sống của mình, luôn luôn lúc nào cũng cung kính và tôn trọng mọi người khác, nhờ đó lời nói và hành động rất ôn tồn, nhã nhặn, dịu dàng, êm ái, v.v... Bất cứ chỗ nào đúng thời thì người tu sĩ Chơn Như cung kính tôn trọng đảnh lễ.

Nhưng có một điều không đảnh lễ, đó là tượng Phật ảo tưởng, không đảnh lễ những thần thánh quỷ ma, không đảnh lễ cây đa, bến nước, không đảnh lễ ông táo, bình vôi, không đảnh lễ thiên thần quỷ vật, v.v...

Kinh Pháp Hoa có phẩm “THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT” dạy rằng: Bồ Tát Thường Bất Khinh thường gặp ai ông đều đảnh lễ, ông tự suy tư mọi người đều là Phật sẽ thành. Nhờ sự đảnh lễ, Thường Bất Khinh Bồ Tát đã thành Phật. Vậy mà ở đây dạy trước khi xuất gia thì phải lạy cha mẹ xong rồi mới vào chùa xuất gia, và khi xuất gia xong thì không còn lạy cha mẹ nữa, chỉ có lễ Phật và thầy Bổn Sư của mình mà thôi.

Ðại thừa dạy và phân chia giai cấp rất rõ ràng: người xuất gia là giai cấp lãnh đạo tinh thần nên không còn lạy ai, còn giai cấp người tại gia là giai cấp hạ đẳng, phải đem tiền bạc thực phẩm dâng cúng và quỳ lạy các sư thầy, xem và kính trọng họ như hàng vua chúa thờiphong kiến.

Xét như vậy, chúng ta biết ngay giới tăng lữ Ðại thừa là giai cấp thống trị tinh thần, chứ không phải là một tôn giáo bình đẳng như Phật giáo Nguyên Thủy.

Hỏi: Lạy bình thường thì úp lòng bàn tay xuống, lạy sám hối thì lật ngửa lòng bàn tay lên. Lạy người còn sống thì hay bàn tay để ngang nhau, lạy người đã chết thì hai bàn tay đưa thẳng về phía trước. Con cảm thấy thắc mắc vì bấy lâu ở bên khất sĩ chỉ lạy có một cách ngửa tay ra mà thôi, giờ đây được học nơi Thầy có sự phân biệt rõ ràng giữa lúc lạy bình thường hay lạy sám hối, lạy người đã chết hoặc lạy người còn sống phải đúng kiểu cách. Vậy xin Thầy nói lên ý nghĩa của nó để cho con thâm nhập hơn được không ạ?

Ðáp: Thường mọi người lạy lễ đều bắt chước theo người xưa, người xưa lạy như thế nào thì người nay lạy như thế nấy. Chẳng ai hiểu nghĩa rõ ràng. Cho nên sự lạy lễ có nhiều cách khác nhau mà không còn ai biết ý nghĩa mỗi cách lạy như thế nào? Chỉ biết lạy là lạy, còn hỏi ý nghĩa thì chẳng biết đâu trả lời. Vì thế dân tộc Việt Nam lạy không giống dân tộc Trung Hoa, tôn giáo này lạy không giống tôn giáo khác, người địa phương này lạy không giống người địa phương khác. Hầuhết cách thức lạy lễ đều do truyền thống từ tổ tiên. Tổ tiên theo tôn giáo nào thì lạy lễ theo tôn giáo ấy. Nhưng ý nghĩa lạy lễ không ai giải thích, và họ cũng không biết ý nghĩa đâu giải thích. Ngay cả những người lãnh đạo tôn giáo cũng không giải thích được.

Ở đây, Thầy dạy lạy lễ theo đạo đức văn hoá của dân dộc Việt Nam. Nó đã được Việt hóa từ văn hóa Phật giáo Ấn Ðộ, vì văn hóa này đã truyền vào đất nước Việt Nam hơn 2000 năm. Vì thế nó đã thành một phong tục văn hóa lạy lễ của dân tộc Việt Nam. Nhưng nó rất tạp nhạp, kẻ lạy như thế này người lạy như thế khác, còn ý nghĩa lạy lễ thì chẳng ai biết giải thích như thế nào cho đúng nghĩa như trên đã nói.

Một hành động đạo đức văn hóa nào nó cũng phải mang đầy đủ ý nghĩa của đạo đức văn hóa đó. Thế mà mọi người chỉ biết hành động đạo đức lễ mà không biết ý nghĩa của hành động đạo đức đó thì rất tội nghiệp, họ giống như một con vượn đang quỳ lạy làm xiếc trên sân khấu.

Cách thức lạy và mỗi lạy đều mang đầy đủ ý nghĩa của đạo đức nhân bản, lễ nghĩa rất rõ ràng và cụ thể, mà Thầy đã dạy cho các con. Hãy đọc lại những lời dạy này trong tập sách “HỎI ÐÁP PHẬT PHÁP”. Ðức lễ này có từ thời nào, có từ lúc con người có mặt trên hành tinh này. Vì đứng trước thiên nhiên quá vĩ đại nên con người quá sợ hãi khi nhìn thấy sông, núi, rừng, trời, đất bao la, thời tiết nắng, mưa, gió, bão, sấm, sét kinh hồn, v.v... Vì thế con người chỉ còn biết quỳ mọp xuống hai tay chắp lại để van xin cầu khẩn. Ðó là những cái lạy đầu tiên của con người.

Hỏi: Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân có đoạn nói Phật lạy đống xương khô... Vậy bài kinh này có phải Phật thuyết không thưa Thầy?

Ðáp: Kinh này cũng không phải của Phật thuyết. Vì kinh nói đức Phật đảnh lễ đống xương khô người chết. Ðống xương khô người chết là một đống xương bất tịnh hôi thối. Ðức Phật là một người đầy đủ trí tuệ sáng suốt, thấy biết ông bà nhiều đời nhiều kiếp theo nghiệp tái sinh có đâu ở trong đống xương mà lạy lễ. Vả lại đức Phật đã thông suốt lý nhân quả các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, thì một người chết rồi tứ đại trả về cho tứ đại chẳng còn một cái gì cả, thì làm gì có sự đảnh lễ đống xương khô hôi thối. Thật là vô lý hết sức. Một bậc đại giác ngộ mà tâm vẫn còn phàm phu mê tín như những người vô minh lạc hậu.

Qua nghĩa lý này, chúng ta xác định Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân chỉ là một loại kinh tưởng của Bà La Môn, được các tổ kết tập vào trong kinh sách Ðại thừa. Trong kinh sách nguyên thủy không có những loại kinh tưởng này.

Trong kinh sách nguyên thủy, đức Phật đã bảo: “Ðừng có tin! Ðứng có tin....!!!” Ðến 10 lần nhắc nhở chúng ta đừng có tin nhưvậy. Các con nên ghi nhớ lời dạy này.

4.- THỌ THỰC

Hỏi: Về thời gian để thọ thực Thầy đã quy định theo phép 1 giờ 30 phút vào cúng dàng rồi thọ thực là hoàn tất, nhưng còn một số ít người trong thời gian ấy thọ vẫn chưa xong, mà thời gian 1giờ 30 phút đã hết, lúc ấy đồng hồ chưa đến 12 giờ. Mới có 11 giờ 15 phút thôi mới đúng 12 giờ. Như vậy thì xử lý như thế nào? Con kính mong Thầy dạy bảo.

Ðáp: Trong giờ sinh hoạt thọ trai tập thể, khi ăn uống xong còn người khác ăn uống chưa xong thì nên kiên nhẫn chờ đợi. Trong khi chờ đợi tâm luôn luôn giữ gìn THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ. Còn một số ít huynh đệ ăn chậm ấy phải tập ăn nhanh hơn một chút, để những bạn đồng tu khỏi phải chờ đợi nhiều. Có như vậy mới gọi là HÒA HỢP CHÚNG.

Người tu sĩ luôn luôn phải biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng trong mọi hoàn cảnh, trong mọi sự việc và với tất cả mọi người, thì dù mọi người có ăn uống bao lâu chúng ta cũng chờ đợi không sao. Nhưng ăn uống trong tập thể vốn là oai nghi tế hạnh trong ăn uống, nên cũng không ăn uống nhanh quá và cũng không ăn uống chậm quá, lượng như thế để thể hiện tinh thần LỤC HÒA.

Hỏi: Trong bữa thọ thực của chúng con có bài thí thực, lấy ba hạt cơm bỏ vào trong chung nước. Chúng con có thể thí cơm và thực phẩm thêm không? Hay chỉ thí thực một lần thôi?

Ðáp: Nghi thức thí thực này là của các vị tổ sư Ðại thừa, mê tín tự đặt ra để cúng những vong linh chết oan, chết chưa đến số mệnh. Trong kinh sách Nguyên Thủy không có dạy điều này, vì đức Phật dạy thế giới cô hồn, các đảng là thế giới tưởng của con người còn sống tự tạo ra (tưởng tri chứ không phải liễu tri). Bởi vậy, các sư thầy thí thực là bắt chước theo nghi thức của kinh sách Ðại thừa. Thí thực có nghĩa là cúng thực phẩm cho “cô hồn, các đảng”. Trong các chùa Ðại thừa hiện nay, thường vào buổi chiều 5 giờ các thầy đều công phu tụng kinh “MÔNG SƠN THÍ THỰC” cúng cô hồn, các đảng bằng gạo và muối. Từ trong các chùa Ðại thừa đã truyền thừa tư tưởng mê tín này vào dân gian, và đã ăn sâu thành một phong tục tập quán mê tín lạc hậu. Cô hồn, các đảng là những vong linh người chết oan, chết còn trẻ, chết yểu, chết chưa tới số, chết bất đắt kỳ tử như tai nạn giao thông, tự tử thắt cổ, chết đuối, chết trong trứng nước như những thai nhi bị móc bỏ, chết như những chiến sĩ trận vong, v.v... Những kiểu chết trên đây là chết oan uổng, chết tức tối. Qua những sự chết này, con người chưa đủ kiến thức khoa học nên khéo tưởng tượng ra những linh hồn sống lơ lửng theo cây đa bóng mát, theo chùa chiền để kiếm ăn, vì những linh hồn này chưa tới số nên không thể đi đầu thai được. Từ những tưởng nghĩ mê tín này, đã truyền thừa từ xưa đến nay, nên đã in sâu vào tư tưởng con người thành những phong tục dân gian rất khó bỏ.

Thường mỗi bữa thọ trai, sau phần tụng bài “Cúng dường” xong, thì đến phần thí thực “lấy ba hạt cơm bỏ vào trong chung nước” để trong lòng bàn tay trái, và tay mặt bắt ấn “Cam lồ” hay còn gọi là bắt ấn “Dương chi”, bắt ấn theo hình ảnh đức bồ tát Quan Thế Âm, rồi đọc chú “Cam lồ” để biến ba hạt cơm thành ra trùng trùng hạt cơm, nhờ đó mới đủ sức bố thí cho trùng trùng những cô hồn, các đảng, tức là những vong linh chết oan, chết yểu.

Bắt ấn niệm chú như vậy chỉ có sư cô Trưởng đoàn hay người chủ lễ bữa thọ trai, chứ các ni sinh chỉ ngồi im lặng lắng nghe. Sau khi niệm chú xong, sư cô Trưởng đoàn trao chung nước có ba hạt cơm cho người thị giả. Người thị giả đem ra cúng chim đại bàng và thí thực cô hồn, các đảng.

Theo Thầy nghĩ, chúng ta là đệ tử của Phật thì không nên làm những điều mê tín lạc hậu của ngoại đạo, mà phải tập sống như Phật. Bố thí là bố thí cho những chúng sinh còn sống, chứ không phải bố thí cho những người đã chết. Nhưng chúng ta là những người đi xin ăn (khất sĩ), thì lấy cơm đâu mà bố thí. Bố thí theo kiểu Ðại thừa lấy ba hạt cơm đọc thần chú biến ra vạn triệu hạt cơm. Ðó là một hình thức lừa đảo của những pháp môn mê tín. Bố thí đúng nghĩa là phải tự làm ra thực phẩm, làm cơm gạo, chứ không làm ra thực phẩm, làm ra cơm mà bố thí thì nghĩa bố thí không đúng. Chúng ta là người xin ăn thì chỉ có chia sớt bữa ăn với những chúng sinh khác đang đói khổ mà thôi. Chia sớt không thể cho chúng sinh ăn đồ dư thừa. Cho nên trước khi thọ thực, sau bài tụng dâng lên lòng thành kính chư Phật, tổ tiên, ông bà và cha mẹ xong, thì mỗi tu sĩ khởi lòng thương yêu chúng sinh đang đói khổ, nên giành riêng ba hạt cơm và một ít thực phẩm, để sau khi ăn xong đem đến nơi nào có loài vật đang đói khổ như: kiến, chuột, chó, mèo hoang không ai nuôi, v.v... Còn không có chúng sinh đang đói khổ thì không nên phí thực phẩm, vì thực phẩm làm ra bằng mồ hôi nước mắt của đàn na thí chủ. Nếu chúng ta phí phạm thực phẩm ít như ba hạt cơm cũng là phí phạm. Và như vậy cũng giống như “ăn thịt con mình”.

Phần trả lời này các con có hiểu chưa?

- Thứ nhất, các con không nên tụng kinh và niệm chú cúng chim đại bàng và thí thực cô hồn, các đảng theo lối mòn mê tín của Ðại thừa.

Giáo đoàn Chơn Như càng phát triển lớn mạnh thì càng sống đúng gương hạnh của Phật, không để những sự mê tín của ngoại đạo xen vào làm mất ý nghĩa chân lý cao thượng của Phật giáo.

- Thứ hai, chung quanh thất các con có những loài vật đang đói khổ thì nên dành cơm và thực phẩm bố thí cho chúng, nhưng không được nuôi súc vật trong thất. Người tu sĩ không được nuôi con vật nào cả, chỉ những con vật hoang vô chủ, đói khát lang thang thì các con mới chia sớt cơm và ít thực phẩm bố thí cho chúng. Không được nuôi kiến, chúng đã tự kiếm ăn được, chỉ khi nào nào mưa gió chúng không đi kiếm ăn được, chúng ta mới dành một ít cơm và thực phẩm đến chỗ chúng ở bố thí.

Tốt nhất là các con đừng cúng “THÍ THỰC”, mà chỉ xướng Tăng Bạt mà thôi, vì xướng Tăng Bạt là để nhắc nhở các con tinh tấn cố gắng tu hành ngày một tốt hơn.

Hỏi: Khi người tu sĩ được gia đình mời đến nhà ăn cơm. Người tu sĩ đó có phải đem bình bát theo ăn hay không? hay là cũng ăn bằng chén đĩa bình thường như người cư sĩ. Khi ăn có được quyền nói chuyện về Phật pháp hay không? Hay đợi khi ăn xong mới nói?

Ðáp: Người tu sĩ Phật giáo y bát không lìa thân. Người ta ví y bát của người khất sĩ như: Bát là cái mỏ của con chim, còn y là đôi cánh. Vì thế bất cứ ai có mời thọ trai đều phải dùng bát sới cơm để ăn, chứ không thể ăn cơm bằng chén như người thế tục.

Người tu sĩ Phật giáo khi làm lễ xuất gia đã tự phát tâm bồ đề nguyện ly gia cắt ái, đời sống thiểu dục ba y một bát. Vì thế bất cứ hiện giờ ăn uống đều từ trong chiếc bát này không bao giờ lìa xa. Trừ khi chiếc bát này bể thì được thay vào chiếc bát khác. Cho nên, người tu sĩ Phật giáo phải sống một đời sống của người tu sĩ, phải sống có những oai nghi chánh hạnh trong ăn uống, hay trong tất cả những việc làm hằng ngày đều phải theo theo giới luật chánh hạnh. Chứ không thể sống buông lung theo như người thế gian, sống trong dục lạc về ăn uống mâm cao cỗ đầy; về ăn uống vui chơi kiểu nào cũng được, v.v... Giới luật Phật không chấp nhận người tu sĩ sống thiếu oai nghi chánh hạnh.

Vì thế xin quý vị cần nên lưu ý, khi xuất gia không nên sống bừa bãi như các tu sĩ Ðại thừa.

Khi ăn uống người tu sĩ không được nói chuyện, dù là chuyện Phật pháp cũng nên tránh. Ăn uống trong im lặng tỉnh thức là tốt nhất, là đúng hạnh của người tu sĩ Phật giáo.

Hỏi: Khi đi công việc khỏi tu viện, người tu sĩ có quyền vào quán ăn chay hay không?

Ðáp: Ðúng oai nghi chánh hạnh của Phật giáo, người tu sĩ không nên vào quán ngồi ăn như những người cư sĩ. Chiếc áo tu sĩ không cho phép vào quán, vào lều ngồi ăn uống. Chánh hạnh của người tu sĩ Phật giáo khi đi đường, nếu không có người cư sĩ theo hộ việc ăn uống, thì người tu sĩ có thể đi xin cơm trong các tiệm bán cơm chay hoặc của những người khác. Nhưng khi xin được cơm và thực phẩm thì nên đến một nơi thanh vắng dưới bóng cây, ngồi xuống thọ thực, chứ không được ngồi trong tiệm cơm chay ăn uống như người thế gian. Trên đường đi nếu các thầy có cư sĩ đi theo hộ việc ăn uống, thì khi đến giờ ăn uống người cư sĩ sẽ đến tiệm cơm chay mua cơm và thực phẩm mang đến cúng dường cho các thầy. Khi được cúng dường trai phạn thì quý thầy sẽ tìm một nơi thanh vắng có bóng cây mát mẻ, rồi mới đặt bát xuống ngồi thọ thực.

Tóm lại, người tu sĩ Phật giáo không được phép ngồi trong lều quán bán cơm chay ăn. Ðó là vì oai nghi chánh hạnh mà người tu sĩ không nên tùy tiện. Nên nhớ người xưa dạy: “Ăn có nơi, ngồi có hướng”. Ðó là người thế gian mà còn dạy như vậy, huống là người xuất thế gian thì ăn có nơi, ngồi có hướng là một chánh hạnh không thể thiếu được.

Hỏi: Người cư sĩ mặc áo tràng dài, hay áo quần màu nâu hoặc áo quần màu lam ngắn có được vào quán ăn chay không? Vào quán mua thức ăn ra tìm chỗ thanh tịnh ăn hay có thể ăn trong quán?

Ðáp: Người cư sĩ mặc đồ ngắn vào quán ăn chay được, nhưng không nên mặc áo tràng dài, vì mặc áo tràng dài vào quán ngồi ăn không đúng hạnh của người cư sĩ. Vì mặc chiếc áo tràng dài vào ăn uống là người giữ gìn đức lễ tôn trọng công lao những người làm ra thực phẩm, nhưng lại ngồi trong quán mà ăn thì không đúng oai nghi chánh hạnh của người tu hành theo Phật giáo. Vì chiếc áo tràng dài vừa tượng trưng cho đức lễ, vừa tượng trưng cho sự thanh tịnh im lặng của cảnh giới tâm bất động. Cho nên khi ăn mặc áo tràng dài màu nâu hay màu lam đều phải tìm nơi thanh vắng mà ăn uống, chứ không được tự tại vô ngại muốn ngồi ăn đâu cũng được. Những người tự tại vô ngại đó không phải là tu sĩ và cư sĩ đệ tử của đức Phật mà là đệ tử của ngoại đạo Thiền tông, của Bà La Môn giáo. Ðó là những tu sĩ và cư sĩ sống phi giới luật và đức hạnh của Phật giáo, họ sống không đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

Hỏi: Ðối với thực phẩm có sữa. Sau này con mới biết có sữa từ thực vật. Vậy làm sao mình biết phân biệt sữa bò và sữa từ thực vật? Sữa từ thực vật là sữa làm bằng cây gì?

Ðáp: Muốn phân biệt sữa bò hay sữa thực vật thì rất dễ dàng không có khó khăn: sữa bò thì mùi hôi bò, còn sữa thực vật như sữa đậu nành thì mùi hôi đậu nành; sữa trái dừa khô thì hôi mùi dừa khô, sữa đậu phộng thì mùi hôi đậu phộng, v.v... Cho nên sữa loại nào có mùi sữa loại nấy rất dễ nhận diện.

Như trên đã nói: sữa đậu nành làm từ hạt đậu nành, hạt đậu nành từ cây đậu nành cho hạt; sữa dừa làm từ trái dừa khô, trái dừa khô từ cây dừa cho trái; sữa đậu phộng là từ hạt đậu phộng, hạt đậu phộng từ cây đậu phộng cho hạt.

Sữa bò, sữa cừu, sữa dê cũng đều từ thực vật (cỏ, lá cây) mà ra. Nói chung tất cả sữa cũng đều thực vật mà có. Ngoài thực vật đi tìm sữa thì không có sữa.

Hỏi: Sữa thực vật có làm bơ và pho mát được hay không? Con thấy có vài loại bánh quy có bơ và pho mát, vậy có được ăn không? Hay bơ và pho mát chỉ làm từ sữa bò mà thôi?

Ðáp: Sữa thực vật vẫn làm bơ và phó mát rất ngon không thua gì sữa bò. Bơ và pho mát làm từ sữa, dù làm từ sữa thực vật hay sữa bò đều là từ cây cỏ mà ra cả. Pho mát và bơ có gì lại ăn không được, vì trong trong bơ và pho mát đâu có sự giết hại và thịt chúng sinh. Ðức Phật ngày xưa khổ hạnh ăn ít quá nên Ngài không đứng dậy đi được, nhờ bát sữa dê của cô bé chăn dê mà đức Phật sống và tiếp tục tu tập mới chứng đạo. Vậy chúng ta uống sữa, ăn bơ và pho mát đâu có gì phạm giới. Người tu hành uống sữa, ăn bơ, pho mát đều được cả, nhưng đừng để đắmnhiễm, vì những thực phẩm này dễ làm người ta ưa thích. Có thì uống, thì ăn, mà không có thì thôi, chứ không đi tìm kiếm.

Hỏi: Bánh kem, bánh sinh nhật đa số có kem trên đó. Vậy kem này có thể làm từ sữa hay không? Bánh sinh nhật đa số được làm từ trứng gà. Vậy đối với bánh sinh nhật chay, chắc là không có trứng gà. Phải không thưa Thầy?

Ðáp: Tất cả những loại bánh này làm từ bột sữa trứng gà công nghệ, nên người ăn không có phạm tội sát sinh. Nhưng có một đều nên tránh là trứng gà từ chất dâm dục của con gà tiết ra, nên ăn trứng gà nhiều khiến thân tâm mất thanh tịnh. Mục đích tu hành theo Phật giáo là đoạn diệt lòng dâm dục, mà nếu cứ ăn trứng gà thì làm sao đoạn trừ lòng dâm dục được, không đoạn trừ lòng dâm dục thì con đường tái sinh luân hồi sẽ không bao giờ chấm dứt.

Hỏi: Trước khi thọ thực ở thất hoặc tập trung cảchúng sư ni, thì nên tự mình sắp xếp chuẩn bị các thứ cần dùng như: dao, kéo, khăn, thìa và các thứ gia vị. Trước lúc vào cúng dàng đức Phật, thầy, không nên để quên thứ gì. Khi ngồi xuống đất, ngồi kiết già rồi mà mình còn quên thứ gì thì thôi, thực hiện pháp tri túc biết đủ để ly dục, không cần phải đứng dậy đi lấy. Ðã ngồi kiết già trong chúng đang yên lặng thanh tịnh thì không nên đi lại làm động, mà chỉ ngồixuống một lần cho đến khi thọ thực xong. Trong chúng đang ngồi im lặng thanh tịnh mà đứng lên đi qua lại như vậy làm mất trang nghiêm chúng, mà tự thân làm động như vậy tức là tâm không ly dục, chưa buông xả. Thưa Thầy, những oai nghi tế hạnh này có đúng giới luật Phật dạy không? Con kính mong Thầy dạy bảo cho chúng con được rõ.

Ðáp: Khi thọ thực chung trong đoàn thì tất cả những dụng cụ cá nhân trong khi ăn uống phải mang theo đầy đủ. Trong giờ ăn uống không được mượn dụng cụ của người khác, không được chạy tới chạy lui đi lấy dụng cụ, khi ngồi xếp bằng vào vị trí ăn uống thì phải giữ gìn im lặng, không được nói chuyện. Trước khi ăn uống mọi tu sĩ đồng chắp tay kính ngưỡng tỏ lòng biết chư Phật đã chỉ dạy pháp tu hành giải thoát và ông bà cha mẹ đã bố thí có thân mạng này mới có ngày nay tu tập. Ðó là những công ơn rất lớn và sâu dày. Khi tỏ lòng biết ơn dâng lên bữa cơm này xong thì đi vào ăn uống trong sự im lặng, không nên khua chén, khua bát, khua đũa, khua muỗng, v.v... Ăn uống rất nhẹ nhàng, khoan thai, nhai nuốt không nghe tiếng kêu. Sau khi ăn uống xong, thu vén mọi thứ vỏ trái cây và giấy lá thừa cho vào bát gọn gàng, rồi đồng thời chắp tay thầm đọc lời biết ơn của người làm ra thực phẩm. Khi đọc xong bài biết ơn thì mỗi tu sĩ đều đứng lên mang bát trên vai, đồng chắp tay xá chà nhau rồi theo thứ tự người lớn tuổi đi trước, người nhỏ tuổi đi sau, và cuối cùng ai về thất nấy lo rửa bát, muỗng, đũa, v.v... Trong sinh hoạt ăn uống luôn luôn giữ gìn im lặng, không được nói chuyện với nhau, cho đến khi về thất vẫn giữ thanh tịnh trong im lặng, không được làm ồn náo như cái chợ.

Hỏi: Ðức Phật dạy thừa tự pháp chứ không thừa tự thực phẩm, như vậy các thứ đồ ăn nhỏ nhất như: muối trắng, muối tiêu, thức ăn dư thừa của ngọ trước để lại ngọ sau dùng là không được rồi (đó là trong thất). Nhưng ở đây có những đồ ăn gia vị, luôn có như muốn trắng, muối tiêu, nước tương, nước tương ớt, v.v... thường có tại nơi đến khất thực hàng ngày vào thời gian trên dưới mười giờ trưa. Nếu ai có muốn dùng thêm thì tự lấy trong lúc khất thực. Như vậy, các thứ đồ ăn để lưu trữ tại nơi quy định lúc khất thực có được dùng thêm không? Và có phải đó là thừa tự thực phẩm không? Hoặc nên thực hiện như thế nào? Con kính mong Thầy chỉ dạy.

Ðáp: Muối trắng, muối tiêu, muối ớt, muối, sả, nước tương, nước tàu vị yểu và những đồ ăn dư thừa, bánh hay trái cây trong bữa ngọ trai xong thì không nên giữ gìn trong thất những thức ăn nào cả, nếu giữ gìn đồ ăn dư thừa để lại ngày hôm sau đều vi phạm giới luật về oai nghi ăn uống, để lại thực phẩm như vậy không xứng đáng là người tu sĩ Phật giáo. Người tu sĩ Phật giáo ăn bữa nào xong bữa nấy.

Còn đến giờ khất thực các tu sĩ mang bát đến nơi khất thực, nơi đó người tu sĩ có quyền muốn thêm món ăn nào thì tự lấy như: muối tiêu, muối xả, muối ớt, nước tương, tương ớt đều có đầy đủ, nhưng các tu sĩ không được mang về thất để dành, có thì khất thực ăn, không có thì thôi chứ không đòi hỏi. Cất giữ và đòi hỏi thêm những thực phẩm dù là muối trắng cũng phạm giới luật.

Hỏi: Người tu sĩ khi có duyên sự đi ra ngoài, gặp người cư sĩ đồng tu họ thành tâm mời ở lại cùng thọ thực, vì họ cũng chỉ ăn một ngọ. Như vậy đến giờ thọ trai người tu sĩ có được phép ở lại nhà cư sĩ để thọ trai không? Và thọ với hình thức cụ thể như thế nào? Người tu sĩ không muốn ở lại nhà cư sĩ thọ trai, mà chỉ muốn thọ trai nơi thất riêng. Vì thế, chỉ xin cơm thực phẩm mang về được không? Trên đường về thất còn xa, người nhiều, người đi bộ ít, thì người tu sĩ này tự thọ thực tại những nơi đó có được không? Con kính xin Thầy chỉ dạy.

Ðáp:

1- Ðược, nên ở lại thọ thực với người cư sĩ theo nghi thức thọ trai mà các con đã được học tập.

2- Không muốn ở nhà người cư sĩ thọ trai vì làm bận rộn những người trong gia đình, nên từ chối và chỉ xin cơm và thực phẩm về thất thọ thực là tiện nhất. Trên đường về thất còn xa mà giờ thọ trai đã đến thì chọn một gốc cây mát mẻ yên tịnh, ít người qua lại, liền thọ trai và nghỉ ngơi tại đó.

Hỏi 3: Trong đoàn đi khất thực, khi đến nơi khất thực mọi người đều có thể đến một lượt 4, 5 người, kẻ sớt cái này, người lấy cái kia, v.v... và khất thực như vậy có đúng không thưa Thầy?

Ðáp: Không, đi khất thực trong đoàn thì phải giữ gìn đức trật tự, khi đến nơi nhận thực phẩm thì từng người một, người này sớt bát xong, bước ra khỏi nơi khất thực thì người khác kế tiếp bước vào, chứ không được hai, ba người, kẻ sớt thực phẩm, người sớt cơm, kẻ lấy nước, người lấy trái cây, bánh mứt, v.v... Ði khất thực như vậy là thiếu đức trật tự, tức là thiếu oai nghi tế hạnh khất thực của người tu sĩ. Khất thực như vậy là không đúng pháp, các con hãy sửa lại. Các con nên nhớ! Khi sớt bát không được nói chuyện, phải giữ gìn im lặng như thánh.Khi người khất thực đầu tiên đã sớt bát xong thì đi đến chỗ điểm đợi. Nơi đó đứngđợi cho đến người cuối cùng sớt bát xong thì đoàn mới chuyển mình đi về điểm đợi trước khi đi khất. Từ điểm đó mới trở về thất của mình trong im lặng, trang nghiêm và thanh tịnh.

Hỏi 4: Kính bạch thầy! Mỗi tuần chúng con có một ngày thọ bát chung nhau tại trai đường. Vậy chúng con phải ngồi và ăn như thế nào cho hòa hợp chúng và đúng oai nghi của người tu sĩ trong Ni đoàn?

Ðáp: Trong ngày thọ thực chung, khi các con đi khất thực trở về trai đường phân làm hai hàng ngồi đối diện nhau, người Trưởng đoàn ngồi đầu dãy hàng thứ nhất, người Phó đoàn ngồi đầu dãy hàng thứ hai. Khi tất cả chúng ngồi xong, mỗi tu sĩ đều mở nắp bát để bánh trái cây vào nắp và khai thực phẩm trước mặt chỗ mình ngồi. Khi đã bày thực phẩm xong thì người Phó đoàn đánh ba tiếng kiểng. Tất cả chúng đều chắp tay lên trước ngực, người Trưởng đoàn (đọc bài kinh ước nguyện khi thọ thực) đọc trước hai từ: “Hôm nay”... thì tất cả chúng đều bắt đầu cùng nhau đọc tiếp “bữa cơm này, Chúng con xin thành kính”... Khi thọ thực xong, gom lại giấy lá, vỏ trái cây bỏ vào bát đậy nắp lại cho gọn gàng đểtrước mặt. Khi nghe ba tiếng kiểng, các conđều chắp tay lên trước ngực đồng tụng bài “Nhớ ơn”. Khi đọc bài nhớ ơn xong cùng nhau đồng xá, chứ không có lạy rồi đứng dậy chắp tay xá nhau. Người trưởng đoàn mang bát ra đứng đợi tại điểm đợi, khi mọi người ra nơi điểm đợi đủ mặt thì mới trở về điểm hẹn bắt đầu nơi xuất phát khất thực. Từ điểm này mọi người mới mang bát về thất rửa, nhưng luôn luôn phải giữ gìn thanh tịnh nghiêm trang, không được làm có tiếng động khua bát hay nói chuyện ồn náo, luôn luôn giữ gìn im lặng chứ không được làm mất trật tự gây tiếng động.

Hỏi: Chúng con xin Thầy chỉ dạy thêm về nghi thức thọ trai riêng và khi thọ trai chung nên theo trình tự như thế nào cho đúng, từ khi khất thực về cho đến lúc thọ trai xong?

Ðáp: Khi đi khất thực về thất thọ trai riêng, con nên đặt bát cơm và thực phẩm hay bánh, trái cây trên bàn thọ trai nếu có, còn không bàn thì nên đặt bát ngay giữa thất rồi đi rửa tay sạch sẽ, lấy muỗng, dao, kéo và một cái khăn nhỏ dùng để ăn cơm. Khi các vật dụng bày đủ trên bàn thì con mới ngồi vào ghế hay ngồi xếp bằng bán già dưới nền gạch giữa nhà, nếu không muốn ngồi trên bàn. Lúc bấy giờ ngồi xếp bằng hay ngồi trên ghế thì bát phải để ngay trước mặt sát chân, nếu ngồi xếp bằng bán già hay kiết già đều được, dở nắp bát ra để đựng bánh và trái còn nguyện vẹn, không được bóc vỏ trái cây hay lột lá bánh, nắp bát được để phía trước bát, kế đó mở nắp hộp đựng canh để bên hông bát bên tay mặt và bên tay trái để rau, còn tất cả thực phẩm khô được bỏ vào trong bát trên cơm, không nên trộn đồ ăn và cơm lộn xộn, nên để riêng từng món ăn trong bát.

Chúng ta tu hành theo Phật giáo là diệt tâm tham ăn chứ không phải diệt ngũ căn, nên không cần trộn thực phẩm cơm canh thành một món ăn của loài gia súc. Các thầy phải nhớ điều này, vì có một số thầy tưởng giải một cách sai lạc về ăn uống nên biến chúng ta thành những gia súc ăn một món thực phẩm hỗn tạp.

Sau khi sắp xếp thực phẩm đúng vị trí xong, bắt đầu chúng ta chắp tay lên trước ngực tụng bài “ƯỚC NGUYỆN” trước khi ăn (theo nghi thức thọ trai).

Thực hiện đúng nghi thức thọ trai xong thì bắt đầu thọ thực. Sau khi thọ thực xong thì tất cả vỏ trái cây, lá gói bánh hoặc giấy đều gom lại bỏ vào trong bát cũng như muỗng dao, kéo cũng được xếp vào bát và đậy nắp lại kín đáo, hộp canh cũng được để trên nắp bát gọn gàng. Khi đã dọn dẹp sắp xếp sạch sẽ chỗ ăn uống xong thì chắp tay lên tụng bài “NHỚ ƠN” theo nghi thức thọ trai.

Sau khi tụng xong, chắp tay xá rồi đứng lên ôm bát đi rửa.

Hỏi: Ðối với ai thì bắt buộc phải ăn uống không phi thời, 10am- 12am? Khi ăn trễ hơn 12am vì duyên sự thì phải làm sao? hoặc khai giới ra? Hoặc không cần vì một ngày ăn chỉ một lần thôi?

Ðáp: Ngày ăn một bữa, ăn lúc nào cũng được: sáng, trưa, chiều, tối, khuya. Vì chỉ ăn ngày một bữa nên không phạm vào giới ăn uống tiết độ. Còn những người ăn uống nhiều bữa hoặc ăn uống lặt vặt là những người ăn uống phi thời không tiết độ. Ăn uống vào giờ nào có qui định rõ ràng như ăn vào lúc từ 10 giờ đến 12 giờ, và ngày nào cũng ăn như vậy, đó là ăn uống không phi thời. Cũng như ăn ngày một bữa, ăn vào buổi sáng lúc 8 giờ đến 9 giờ và ngày nào ăn uống cũng vào giờ đó. Ðó là ăn uống có tiết độ, không phi thời.

Cho nên đức Phật dạy ăn uống có tiết độ và không phi thời là đúng giới luật, còn ăn uống có tiết độ mà phi thời thì giới luật không chấp nhận.

Khi nào có điều gì xảy ra như đi đường, tiếp khách mà bị trễ giờ ăn uống thì nên khai giới, khi khai giới rồi ăn uống mới không phạm giới. Nếu không khai giới mà ăn uống phi thời sẽ bị phạm giới.

Hỏi: Trong lúc đang thọ thực có con mèo, chó đến xin ăn, con dùng nắp bát hoặc hộp nhựa bố thí cho chúng một ít cơm, thực phẩm, sau khi thọ trai xong con đem rửa sạch sẽ và trả hộp nhựa lại nhà bếp, như vậy có phạm lỗi hay thiếu đức gì không?

Ðáp: Không phạm lỗi gì cả, mà còn thể hiện được đức bình đẳng. Thường ở đời người ta xem loài vật là một loài hạ tiện, ăn uống dơ bẩn như: ăn thịt sống những con vật này con vật khác, có khi ăn cả những con vật chết rữa hôi thối; có khi ăn cả phân người. Bất cứ để đồ ăn chỗ nào dơ hay sạch chúng cũng ăn được. Do ăn uống như vậy nên người ta ghê gớm. Vì thế, khi chén bát hay dĩa cho chó, mèo ăn là người ta không dám đựng thực phẩm để ăn uống, dù là đã rửa sạch sẽ.

Ðức Phật đã dạy: “Tất cả các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta...” Thân này bất tịnh, thực phẩm hằng ngày chúng ta ăn uống đều là bất tịnh. Vậy thì dơ sạch chỗ nào? Nhưng làm người có trí tuệ hơn loài vật, chúng ta biết giữ vệ sinh, biết phòng ngừa bệnh tật, nên chén, bát, đĩa đều rửa sạch sẽ, biết chế biến ra những thực phẩm làm giảm bớt vi trùng vi khuẩn, để cơ thể tránh những bệnh tật. Cho nên, khi cho mèo, chó ăn xong, rồi đem những nắp hộp rửa sạch sẽ, phơi khô, thì dù có đựng những thực phẩm để chúng ta ăn vẫn vệ sinh như thường. Chỉ vì chúng ta gớm nên không dám đựng thực phẫm trong những dĩa, bát hay chén cho chúng ăn.

Chúng ta hãy tập sống đức bình đẳng với các loài vật. Bởi loài chó mèo vẫn có sự sống như chúng ta.

Hỏi: Có tu sinh cho rằng, đồ vật của mình (con người) dùng hằng ngày mà cho chó mèo ăn như vậy sẽ bị lây, truyền nhiễm bệnh tật từ chó mèo, dù là đã rửa sạch. Vậy trong lời nói này có mang đầy đủ đức hiếu sinh và bình đẳng hay không?

Ðáp: Ðây cũng là lối lý luận để bào chữa cho sự ghê tởm của mình đối với loài vật. Sự thật, bệnh tật đều có sự truyền nhiễm, nhưng đều thuộc vào nhân quả. Nếu một người sống đạo đức nhân bản - nhân quả thì không có bệnh tật nào truyền nhiễm họ được. Chỉ vì đạo đức nhân bản - nhân quả đã có đức vệ sinh môi trường và thực phẩm, thì làm gì có truyền nhiễm họ. Khi họ phát hiện mèo, chó bị bệnh là họ đã ngăn ngừa và điều trị chúng, thì làm sao có bệnh truyền nhiễm.

Trong nhà có một người bị bệnh lao phổi thì chén bát, đũa, đĩa, muỗng đều được dùng riêng. Còn mèo chó cũng vậy, khi chúng bị bệnh thì chúng ta đã dùng những dụng cụ đựng thực phẩm cho chúng ăn riêng biệt, khi chúng chết hay mạnh thì đều bỏ hoặc đào lỗ chôn kín đáo những vật dụng đó. Bởi người sống có đức vệ sinh thì lo gì sợ bị truyền nhiễm. Phải không thưa quý vị? Bệnh truyền nhiễm là do người sống thiếu đức vệ sinh.

Những lời nói trên đây đã đánh mất đức hiếu sinh và bình đẳng, thật là đáng tiếc thay.

Hỏi: Kính thưa Thầy! Sao lại có ba muỗng cơm hoà chúng, có đúng không kính thưa Thầy?

Ðáp: Ba muỗng cơm hòa chúng không đúng vì Phật dạy LỤC HÒA, chứ không có TAM HÒA.

Ba muỗng cơm tức là ba miếng ăn đầu tiên trước khi ăn cơm. Ba miếng cơm đầu tiên là thể hiện ba lời ước nguyện như sau của người tu sĩ:

- Miếng cơm thứ nhất ước nguyện: NGĂN ÁC, DIỆT ÁC PHÁP.

- Miếng cơm thư hai ước nguyện: SINH THIỆN, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP.

- Miếng cơm thư ba ước nguyện: TẤT CẢ CHÚNG SINH ÐỀU LY DỤC, LY ÁC PHÁP, KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ NGƯỜI.

Chứ không phải là ba miếng cơm hòa chúng. Ba miếng cơm hòa chúng là kiến giải sai khác của các tổ trong mỗi hệ phái. Nó không dựa vào lời dạy của Phật, nhưng nó phải mang đầy đủ ý nghĩa trong các pháp tu học thì mới được chấp nhận.

Còn ở đây được theo lời Phật dạy:

- Ngăn ác, diệt ác pháp.

- Sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp.

- Ly dục, ly ác pháp. Không làm khổ mình, khổ người. Cho nên ý nghĩa rất đầy đủ của một người theo Phật giáo.

Hỏi: Cúng dường mười phương Phật đã bỏ, thay vào là nhớ ơn Phật Thích Ca. Sao lại cúng dường khắp pháp giới như vậy có đúng không? Kính xin Thầy chỉ dạy cho các con rõ.

Ðáp: Cúng dường có nghĩa là bố thí, đem cho, nhưng danh từ cúng dường có tính cách lễ độ cung kính, tôn trọng tỏ lòng tri ân, biết ơn. Cho nên đừng hiểu nghĩa cúng dường là đem cúng bái cho người khuất mặt đã chết để thọ hưởng bữa cơm như chúng ta ăn cơm vậy.

Bài ước nguyện cúng dường này không có nghĩa dâng lên những thực phẩm này để cúng dường cho người đã chết và người còn sống, mà ý nghĩa của nó là dâng lên tấm lòng ước mong, biết ơn người đã chết và ước mong người còn sống được no lòng. Sự ước mong này được tượng trưng qua bát cơm để dâng cúng dường. Cho nên, trong BÀI ƯỚC NGUYỆN có câu “Ðều hưởng được cơm này. No lòng như chúng con”. Ðó là câu nói tượng trưng lòng ước nguyện. Hai câu này là sự ước nguyện cúng dường cho người còn sống, chứ không phải cho người đã chết.

Cho nên khi đọc bài kinh ƯỚC NGUYỆN CÚNG DƯỜNG, thì phải hiểu nghĩa của sự ước nguyện cúng dường, chứ đừng hiểu nghĩa chỉ có CÚNG DƯỜNG đơn phương mà thành sai ý bài kinh.

Tựa của bài kinh: “ƯỚC NGUYỆN TRƯỚC KHI THỌ THỰC”. Ước nguyện “cúng dường khắp pháp giới, chúng sinh và tất cả, hữu tình và vô tình...” là đúng, vì đó là thể hiện lòng từ bi thương xót khắp muôn loài chúng sinh. Chúng ta chỉ ước mong sao chúng được no lòng như chúng ta đang thọ thực bữa cơm này, chứ không phải đem cúng bữa cơm sắp ăn của chúng ta.

Các con nên hiểu bài kinh này nói lên lòng thương yêu tất cả chúng sinh bằng sự ước mong. Ðến đây các con đã hiểu bài kinh này phải không?

Hỏi: Mỗi tuần chúng con có một ngày thọ thực chung. Thỉnh thoảng có hôm chúng con được cúng dường thêm cháo, bún... Vậy trong khi nhận cơm và thực phẩm, chúng con có thể nhận cháo, bún luôn có được không? Hay phải để Phật tử cúng dường như vậy?

Ðáp: Khi đến nơi khất thực thì thực phẩm đã được cúng dường mỗi khẩu phần ăn của các con đều đầy đủ. Vì ăn ít hay ăn nhiều đều ghi vào danh sách của nhà bếp, nên người nhà bếp đã phân chia đầy đủ. Các con chỉ còn tự sới cơm cho đủ mình ăn trong một bữa ăn mà thôi. Khi đang ăn, có người cúng dường thêm bún và cháo thì các con không thể nhận thêm được. Vì nhận thêm là ăn không hết, phạm vào giới tham ăn uống, trái với phạm hạnh ăn uống của người khất sĩ.

Nhận cháo hay bún là nhận ngay nơi đi khất thực, vì thế các con sẽ bớt cơm lại và nhận cháo hay bún sẽ ăn uống không thừa.

Các con là đệ tử của Phật, không nên tùy thuận phật tử cúng dường phi thời làm hại oai nghi tế hạnh trong ăn uống của người tu sĩ, vì những phật tử này đã cúng dường theo kiểu trai tăng tại các nhà cư sĩ, hay tại các chùa Ðại thừa để cầu siêu các vong linh những người đã chết, hay cúng dường trong ngày cúng hội tại các tịnh xá. Sự cúng dường thêm như vậy không đúng pháp.

Trong kinh nguyên thủy dạy: Khi khất thực đủ ăn vừa đậy nắp bát lại, có người xin cúng dường thì không nhận thêm, từ chối và xin nhận của cúng dường trong ngày khác. Ðó là đúng luật đi xin ăn, còn nhận thêm là khất cái (người ăn mày đi xin), chứ không phải là khất sĩ.

Chúng ta đừng vì miếng ăn mà chấp nhận những phật tử cúng dường không đúng thời, để rồi oai nghi tế hạnh trong ăn uống của tu sĩ giống như người thế gian.

Khi phật tử muốn cúng dường thì phải cúng dường tại nhà bếp, bất cứ thực phẩm gì cũng không được mang đến chỗ tăng, ni, nam nữ cư sĩ đang thọ thực mà cúng dường. Cúng dường như vậy không đúng cách, làm động chúng. Trong khi chúng đang tập tu, ăn uống trong oai nghi Chánh Niệm Tỉnh Giác để bảo vệ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Cho nên ăn uống vẫn đang tu tập, chứ không phải ăn uống chạy theo ngon dở của vị giác, chạy theo món ăn ngon, món ăn cao lương mỹ vị, những món ăn thượng đẳng của vua chúa, của các nhà giàu có, của các đại gia.

Các con nên lưu ý: Ăn uống của người tu sĩ không giống như người thế tục. Trong khi ăn uống mà nói chuyện là không đúng pháp, ăn uống mà ngó qua ngó lại những người xung quanh mình là không đúng pháp. Ăn uống thì phải lắng nghe sự tỉnh thức, nhiếp tâm trong từng động tác thân hành như: múc cơm, bỏ vào miệng, nhai, nuốt... rồi còn xem xét từng tâm niệm ưa thích hay không ưa thích về những thực phẩm đang ăn để dùng tri kiến xả li tâm tham đắm.

Trong lúc chúng tăng, ni và nam nữ cư sĩ đang ăn trong sự yên lặng thanh tịnh nhưvậy, mà có những phật tử mang đồ cúng dường thêm thì đó là làm động chúng, làm động người tu, làm mất sự thanh tịnh, làm mất sự tỉnh giác, thì tội lỗi ấy rất nặng. Tội phá hoại người tu. Nhưng rất tội nghiệp cho những người tu gặp ma chướng trong ăn uống.

Đang có 63 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8863931