• tinhtoa2
  • tamthuphattu
  • khatthuc1
  • phattuvandao1
  • tranhducphat
  • quetsan
  • lailamtoduong1
  • ThayTL
  • vandao2
  • amthat1
  • phattuvandao3
  • ttl1
  • benthayhocdao
  • amthat2
  • ttl3
  • thanhanhniem3
  • lopbatchanhdao
  • vandaptusinh
  • tinhtoa1
  • toduongtuyetson
  • chanhungphatgiao
  • daytusi
  • amthat3
  • huongdantusinh
  • thanhanhniem2
  • thanhanhniem1
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
In bài này

NHÓM GIỚI LUẬT THỨ SÁU

Lượt xem: 2628

(Trưởng lão Thích Thông Lc, trích VHTT, tp 2, TG. 2010, tr. 347-389)
Link sách: VHTT, tập 2

1.- GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NHÓM GIỚI THỨ SÁU

Đây là 8 giới thiện ngữ tỳ kheo và tỳ kheo ni của nhóm thứ sáu:

1/ Từ bỏ nói lời độc ác.

2/ Tránh xa nói lời độc ác.

3/ Nói những lời không lỗi lầm.

4/ Nói những lời đẹp tai.

5/ Nói những lời dễ thương.

6/ Nói những lời thông cảm đến tâm mọi người.

7/ Nói những lời tao nhã.

8/ Nói những lời đẹp lòng nhiều người.

Tám giới này là những hành động đạo đức làm Người làm Thánh thuộc về khẩu hành, nó chỉ rõ hành động sống đúng đức hạnh ngôn ngữ của những người có đạo đức, của những vị tu sĩ Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh cư sĩ và cùng với mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, ai ai cũng cần phải học hiểu để thể hiện sự sống ngôn ngữ không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

Thưa các bạn! Những giới luật có ích lợi lớn như vậy, mong rằng các bạn hãy vì sự sống an vui hạnh phúc của mọi người trên hành tinh này mà chấp nhận sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai thì các bạn nên chấp hành giới luật nghiêm chỉnh, không được vi phạm những giới luật, dù một giới luật nhỏ nhặt nào.

Tám giới luật này để mọi người thể hiện sự sống chung nhau trên hành tinh này cùng với một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Sống để thể hiện một sự sống thoát ra khỏi bản chất hung ác của loài ác quỉ của loài thú dữ, mà muôn đời bản chất ấy còn ngủ ngầm trong tâm của các bạn. Các bạn có biết không?

Vì thế, mọi người phải chấp nhận tám đức hạnh “KHẨU NGHIỆP HOÀ HỢP” này. Nó chính là mạng sống của các bạn. Các bạn hãy cố gắng giữ gìn để bảo vệ mạng sống và cũng là để sống với một tâm hồn cao thượng không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai.

2.- GIỚI THIỆN NGỮ THỨ NHẤT: TỪ BỎ NÓI LỜI ÐỘC ÁC

“TỪ BỎ NÓI LỜI ÐỘC ÁC” là một hành động đạo đức ngôn ngữ làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, nếu muốn làm Người, làm Thánh đều cần phải học hiểu cho thông suốt và sống đúng đức hạnh này.

Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Ðó là những đức hạnh làm Người, làm Thánh như trên đã nói, các bạn cần phải học hiểu và sống đúng những đức hạnh này để đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho nhau. Có sống được như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng. Còn sống ngược lại những đức hạnh ngôn ngữ này thì các bạn sẽ gặp muôn vàn khổ đau, biến cuộc sống thế gian này thành cảnh con người chà đạp giết hại lẫn nhau, tranh giành từng miếng ăn để sống, biến cảnh giới thế gian này thành địa ngục trần gian.

A.- GIỚI ĐỨC TỪ BỎ LỚI NÓI ĐỘC ÁC

Từ bỏ nói lời độc ác là một giới đức dạy về ngôn ngữ. Cho nên muốn làm người thật là con

người thì các bạn phải cố gắng giữ gìn đức hạnh này. Nhất là vì sự sống của mọi người các bạn phải chấp nhận đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người thì các bạn nên lưu ý về những lời nói của chính mình trước khi nói ra.

Xin thưa cùng các bạn! Lời nói của con người ác độc hơn loài thú dữ, hơn loài quỉ dữ, sắc bén hơn thư hùng kiếm. Khổng Minh dùng lời nói mà Chu Du phải chết. Trước khi chết Chu Du than rằng: “Trời sinh Chu Du sao lại sinh Gia Cát Lượng”. Trương Lương dùng tiếng tiêu (tiếng sáo) diệt tan quân Sở Bá Vương Hạng Vũ. Vậy lời nói ác độc như thế nào? Lời nói ác độc có nhiều loại:

1- Chửi mắng, mạ lị, mạt sát người khác, đó là lời nói ác độc.

2- La lớn tiếng, nạt nộ khiến cho người khác sợ hãi, đó là lời nói ác độc.

3- Nói châm biếm, chế giễu người, khiến cho người ta xấu hổ đau khổ, đó là lời nói ác độc .

4- Nói vu khống người, nói oan ức cho người, người ta không làm điều xấu, mình nói người ta làm điều xấu, đó là lời nói độc ác.

5- Nói lưỡi hai chiều, đó là nói lời độc ác.

6- Xưng hô gọi nhau bằng: mày, tao, mi, tớ, v.v... đó là nói lời độc ác.

7- Nói tục tỉu, chửi thề, đó là nói lời độc ác.

8- Nói mắng mỏ với nhau, đó là nói lời độc ác.

9- Khi nói đến một người nào mà gọi là “đồ đó” hay “thứ đó”, đó là nói lời độc ác.

10- Hù dọa hâm he khiến cho người khác sợ, đó là lời nói độc ác.

Xét qua những lời nói độc ác trên đây của một người nào thì các bạn biết ngay người đó đã tự biến mình thành một con thú độc ác và hung dữ; một con quỉ dạ xoa, một con người mà ai nghe thấy cũng sợ hãi và tránh xa.

Thường con người sinh ra mang nghiệp cũ hung ác, tức thói quen, vì thế bản chất con người rất hung dữ, hung dữ hơn loài ác thú, ác quỉ. Vì thế, các bạn muốn trở thành một người tốt, một người có đạo đức thì ngay từ bây giờ các bạn hãy từ bỏ những lời nói độc ác như trên đã dạy.

Kính thưa các bạn! Các bạn nên hiểu: mười loại lời nói trên đây là những lời vô văn hóa, kém đạo đức. Một người đã biết những lời nói này vô văn hóa và kém đạo đức mà không chịu từ bỏ, luôn luôn sử dụng những ngôn ngữấy thì họ có khác gì là một con thú vật. Một người vô giáo dục đạo đức cũng vậy, họ là một người vô minh. Họ là một người không đáng để cho mọi người cung kính, tôn trọng và làm bạn.

Kính thưa các bạn! Là một con người cần phải sống có đạo đức nhân bản - nhân quả thì những lời nói độc ác vô văn hoá, kém đạo đức như trên đây thì các bạn phải từ bỏ ngay tức thời, nhất định không bao giờ nói những lời nói đó nữa. Những lời nói ấy đã không lợi ích cho các bạn mà còn có hại cho các bạn nữa.

Cho nên muốn trở hành một con người thật là con người thì các bạn hãy từ bỏ những lời nói độc ác. Nó là những lời nói không hay ho gì các bạn ạ!.

Người Phật tử tu theo Phật muốn cho khẩu nghiệp được thanh tịnh hoàn toàn thì các bạn đừng bao giờ nói những lời nói này.

Các bạn nên lưu ý khi các bạn nói ra những lời nói trên đây, người có trí, có đạo đức, họ sẽ không tha thứ các bạn, họ xem các bạn là những người xấu, người ác độc các bạn có biết không?

B.- GIỚI HẠNH TỪ BỎ LỚI NÓI ĐỘC ÁC

Hành động từ bỏ nói những lời độc ác là những oai nghi tế hạnh về ngôn ngữ của một người có đạo đức, một người đáng khen, đáng ca ngợi và đáng làm gương cho mọi người soi. Bởi vì khi từ bỏ nói những lời độc ác là phải nói những lời êm dịu, hiền hoà, ngọt ngào, v.v…

Kính thưa các bạn! Làm người các bạn nên sống có oai nghi tế hạnh, về ngôn ngữ dù các bạn có giận dữ đến đâu thì các bạn c ũng nên ôn tồn nhã nhặn, giữ gìn từng lời nói cho ngọt ngào êm dịu chứ đừng quá thô lỗ dùng những lời nói quá độc ác.

Các bạn hãy nhìn xem một người đi đến người này nói xấu người kia, thì con người ấy có ra gì, phải không các bạn?

Trong cuộc đời ai cũng muốn mình tốt, mình có đạo đức, chứ có ai muốn mình xấu ác bao giờ; chứ có ai muốn mình là kẻ hung bạo, ác độc, dữ tợn, tàn nhẫn, v.v... Nhưng các bạn không lưu ý đến những lời nói độc ác của các bạn thì nó sẽ tốcáo và xác định các bạn là những người độc ác hung dữ, cho nên kẻ nói xấu người khác là kẻ ác

độc, hung dữ, là người không tốt, là người sống không có đức hạnh, vô văn hoá, kém đạo đức về ngôn ngữ thì chúng ta không nên thân cận với những người ấy.

C.- GIỚI HÀNH TỪ BỎ LỚI NÓI ĐỘC ÁC

Kính thưa các bạn! Như các bạn đã biết lời nói độc ác là lời nói vô văn hóa, kém đạo đức. Vì thế, hằng ngày các bạn nhớ tác ý: “Miệng không được nói những lời độc ác, nói những lời độc ác là làm khổ mình, khổ người, phải chấm dứt từ bỏ nói những lời độc ác” hoặc các bạn tác ý ngắn ngọn hơn: “Phải chấm dứt từ bỏ ngay lời nói xấu người khác”.

Hằng ngày, các bạn siêng năng tác ý như vậy thì các bạn sẽ không bao giờ dụm năm, dụm ba nói xấu người khác, hoặc dùng những ngôn ngữ thô lỗ vô văn hoá, kém đạo đức, v.v…

Muốn trở thành người có ngôn ngữ tốt, có đạo đức, có văn hóa thì cần phải siêng năng tác ý như trên đã dạy thì chắc chắn khẩu nghiệp của các bạn sẽ thanh tịnh vô cùng, lời nói của các bạn sẽ có đầy đủ uy tín đối với mọi người.

3.- GIỚI THIỆN NGỮ THỨ HAI: TRÁNH XA NÓI LỜI ÐỘC ÁC

“TRÁNH XA NÓI LỜI ÐỘC ÁC” là một hành động đạo đức ngôn ngữ làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, nếu muốn làm Người, làm Thánh đều cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này.

Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Ðức hạnh ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, để đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho các bạn. Có sống như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng. Còn sống ngược lại đức hạnh ngôn ngữ này thì các bạn sẽ gặp muôn vàn khổ đau, biến cuộc sống thế gian này thành cảnh con người chà đạp giết hại lẫn nhau, tranh giành từng miếng ăn để sống, biến cảnh giới thế gian này thành địa ngục trần gian.

A.- GIỚI ĐỨC TRÁNH XA NÓI LỜI ÐỘC ÁC

Tránh xa lời nói độc ác là một giới luật dạy về đạo đức ngôn ngữ. Phần đông con người ở đời ít ai để ý về đạo đức ngôn ngữ này.

Xưa đức Khổng Phu Tử dạy người phụ nữ có 4 đức: công, dung, ngôn, hạnh. Nhưng ngày nay mọi người đã quên mất những lời dạy này, khiến cho những người phụ nữ về ngôn ngữ thật là nhiều chuyện. Ngôn ngữ dịu dàng của người phụ nữ không còn nữa, thật là uổng thay!

Người phụ nữ ngày nay hay đem chuyện thiên hạ nói ra, nói vào, phần đông là nói xấu người khác, nói như vậy không có nghĩa là nói toàn cả chị em phụ nữ nhiều chuyện hết. Chúng ta phải công nhận người phụ nữ nhiều chuyện hơn bên nam giới, nhưng không phải nam giới không có người nhiều chuyện. Người phụ nữ nói xấu người khác còn dễ coi, còn người nam giới nói xấu người khác thì rất khó coi, trông rất kỳ lạ. Người nam nói xấu người khác, đó là bản chất của người nữ, nhưng mang lốt người nam thật là xấu hổ!

Hiện giờ, nam giới cũng rất nhiều chuyện, cho nên, nói chung là những con người ấy đều thiếu đạo đức về ngôn ngữ một cách trầm trọng.

Phần đông con người ở đời ít ai để ý về đạo đức ngôn ngữ nên thường mắc phải những lỗi lầm về ngôn ngữ, nói những lời độc ác.

Trong giới từ bỏ nói những lời độc ác có dạy 10 loại ngôn ngữ nói lời độc ác. Xét cho cùng, thì không có người nào không vi phạm những lời nói độc ác trên đây.

B.- GIỚI HẠNH TRÁNH XA NÓI LỜI ÐỘC ÁC

Kính thưa các bạn! làm người khi thấy những người khác nói xấu người khác thì các bạn nên tránh xa những người đó, không nên làm bạn với những người đó làm bạn với những người đó họ sẽ đặt điều nói xấu các bạn với những người khác các bạn ạ! Tránh xa người nói lời độc ác tức là tránh xa người nói xấu người khác, hành động tránh xa tức là thực hiện đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

Như các bạn đã biết trên đời này không có một người nào không bực tức, khổ đau khi nghe người khác mạ lỵ, mạt sát mình, khi nghe người khác nạt nộ, la hét chưởi mắng mình, khi nghe người khác vu khống nói oan ức cho mình…, cho nên tránh xa những người nói lời độc ác là một hành động đạo đức cao thượng tuyệt vời sống không làm đau khổ cho mình, cho người và cho cả hai.

Hãy tránh xa lời nói độc ác.

C.- GIỚI HÀNH TRÁNH XA NÓI LỜI ÐỘC ÁC

Muốn tránh xa lời nói độc ác thì các bạn hãy luôn luôn tác ý: "Lời nói độc ác là lời nói vô đạo đức khiến cho người khác đau khổ và tức giận. Từ đây ta hãy tránh xa hay từ bỏ lời nói ấy” hoặc tác ý ngắn gọn hơn: “Hãy tránh xa lời nói độc ác, chấm dứt lời nói độc ác”.

Khi các bạn biết mình hay đem chuyện người khác nói với người này người kia thì các bạn nên tác ý thường xuyên những câu tác ý trên đây với nhiệt tâm quyết tâm bỏ tránh nói chuyện người khác hay nói xấu người khác.

Ðem chuyện người này nói với người kia là một hành động xấu xa hèn hạ, sống thiếu tinh thần đoàn kết thương yêu nhau.

Người nói lời độc ác là những người mà các bạn cần p ải cảnh giác, đề phòng, luôn luôn tránh xa không nên tiếp cận. Tiếp cận với những người này các bạn không đủ năng lực thuyết phục thì rất nguy hiểm cho các bạn.

Kính thưa các bạn! Phần đông chị em phụ nữ thường hay mang tật nhiều chuyện lắm mồm, lắm miệng. Xin các bạn cố gắng theo phương pháp giới hành trên đây để khắc phục ngôn ngữ của các bạn; để trở thành những con cháu của những bậc anh thư Trưng Vương, Triệu Ẩu có những đạo đức ngôn ngữ tuyệt vời mới xứng đáng là con Tiên, cháu Rồng. Các bạn có nghe lời nói của bà Triệu Ẩu chưa?

“- Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người!” (Câu này dẫn theo sách Lịch sử Việt Nam (Khoa học xã hội 1971)

4.- GIỚI THIỆN NGỮ THỨ BA: NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM

“NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM” là một hành động đạo đức về ngôn ngữ làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này.

Ðây là một giới luật dạy đức hạnh về ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Ðức hạnh về ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai là để đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho nhau. Có nói được như vậy các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng. Còn sống ngược lại đức hạnh về ngôn ngữ này thì các bạn sẽ gặp muôn vàn sự khổ đau, biến cuộc sống thế gian này thành cảnh con người chà đạp giết hại lẫn nhau, tranh chấp hơn thua, giành giựt từng miếng ăn để sống, biến cảnh giới thế gian này thành địa ngục.

A.- GIỚI ĐỨC NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM

Kính thưa các bạn! Người ở đời thường không lưu ý đến lời nói của mình. Vì thế, lời nói thường hay lỗi lầm. Lời nói thường hay lỗi lầm là đem đến sự đau khổ cho mình cho người không phải là ít. Phải không các bạn?

Một người có đạo đức luôn luôn cẩn thận về lời nói, khi muốn nói ra một điều gì họ đều cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới phát ngôn. Do sự phản tỉnh từng lời nói như vậy, nên họ nói ra không có lỗi lầm. Vậy những lời nói nào là những lời nói lỗi lầm?

Lời nói lỗi lầm có rất nhiều, ở đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một số để các bạn suy ngẫm, nếu các bạn muốn hiểu biết về ngôn ngữ lỗi lầm thì xin các bạn hãy đọc Ðạo Ðức Làm Người tập 3.

1- Lời nói không chân thật.

2- Lời nói hung dữ.

3- Ðặt điều nói xấu người khác.

4- Ðem chuyện người này nói với người kia, đem chuyện người kia nói với người này.

5- Xưng hô một cách phách lối.

6- Nói oan ức cho người khác.

7- Nói hai chiều.

8- Nói lời thô lỗ tục tĩu.

9- Nói lời li gián.

10- Nói lật lọng.

Ngược lại, mười lời nói lỗi lầm trên đây là những lời nói không lỗi lầm. Dựa theo những lời nói lỗi lầm này mà chuẩn bị cho các bạn không nói có những lời lỗi lầm thì không khó khăn. Phải không các bạn?

Thưa các bạn! Tất cả những lời nói trên đây là những lời nói lỗi lầm, mong các bạn khi nói ra cần phải cẩn thận dè dặt, đừng để những lời nói lỗi lầm làm mất giá trị của một con người có học thức có văn hoá. Người nói ra những lời lỗi lầm này mang đến tai hại rất lớn, làm khổ mình làm khổ người và đôi khi làm khổ cả hai.

Ðạo đức về ngôn ngữ không chấp nhận những lời nói lỗi lầm, nếu một người hiểu biết đạo đức về ngôn ngữ thì không bao giờ lầm lỗi về lời nói của mình.

Dùng những lời mạ lị, mạt sát, chê bai, chỉtrích, bài bác người khác là những lời nói lỗi lầm rất lớn, rất nặng. Là một con người phải biết tôn trọng con người. Mình phải biết tôn trọng người khác thì người khác mới tôn trọng mình. Vậy mình mạt sát, mạ lị… người khác, và như vậy mình có tôn trọng mình không? Mình không tôn trọng thì ai tôn trọng mình. Lời nói lỗi lầm của các bạn là các bạn đã tự chà đạp lên giá trị danh dự của các bạn.

Dùng lời nói xấu người khác tức là các bạn đã phơi bày những cái xấu của các bạn. Các bạn tưởng rằng các bạn nói xấu người khác là các bạn tốt sao? Các bạn lầm! Người có đạo đức về ngôn ngữ sẽ đánh giá các bạn, họ không tôn trọng các bạn đâu, họ sẽ tránh xa các bạn như tránh xa những loại vi trùng nguy hiểm.

Sau khi hiểu biết giá trị về lời nói rất quan trọng, nên “ÐỨC HẠNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM” các bạn cần phải giữ gìn đừng để vi phạm những lỗi lầm này để xứng đáng làm người, làm Thánh Tăng, làm Thánh Ni vàlàm Thánh Cư sĩ.

B.- GIỚI HẠNH NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM

Kính thưa các bạn! “GIỚI HẠNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM” là những oai nghi tế hạnh về ngôn ngữ của một con người. Người nào sống đúng như những lời dạy trên đây là những thiện hữu tri thức của mọi người, là những bậc thầy Trời, Người, là những người xứng đáng làm gương cho chúng ta soi.

Kính thưa các bạn! Trong cuộc đời này các bạn rất khó gặp được những bậc “NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM”. Có đúng như vậy không các bạn?

“GIỚI HẠNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM” là một đức hạnh cao đẹp vô cùng. Vì thế, các bạn hãy cố gắng giữ gìn ngôn ngữ trước khi nói ra. Lời nói đem lại sự an vui, hạnh phúc cho mình, cho người là lời nói như vàng bạc châu báu, v.v...

C.- GIỚI HÀNH NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM

“GIỚI HÀNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM” là những pháp hành tuyệt vời về ngôn ngữ mà mọi người cần phải tu tập và giữ gìn nghiêm chỉnh không hề vi phạm vào những lỗi lầm về những ngôn ngữ này, thì các bạn sẽ thấy sự an vui và hạnh phúc vô cùng vô tận của đời mình.

Kính thưa các bạn! Hiện giờ cái hiểu biết qua một người khác bằng sự phỏng đoán của họ mà các bạn dựa vào đó nói ra, coi chừng lời nói của các bạn sẽ lỗi lầm, nhất là lỗi lầm về tội ác ngữ.

Muốn thực hiện những lời nói không lỗi lầm thì các bạn luôn luôn phải phản tỉnh lại những lời nói của mình trước khi nói. Những lời nói nào làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai thì nhất định không nói ra lời nói ấy, còn những lời nói nào không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai thì những lời nói ấy các bạn sẽ nói ra. Có phản tỉnh từng lời nói như vậy, lời nói của các bạn sẽ không có lỗi lầm. Và vì vậy, các bạn đã thực hành “GIỚI HÀNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM”. Nếu các bạn đã thực hành được như vậy thì tâm các bạn sẽ bất động trước các pháp và các cảm thọ, một trạng thái tâm giải thoát tuyệt vời.

5.- GIỚI THIỆN NGỮ THỨ TƯ: NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP TAI

“NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP TAI” là một hành động đạo đức ngôn ngữ làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học và sống đúng đức hạnh ngôn ngữ này.

Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Ðức hạnh ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai là những đức hạnh của những bậc Thánh, Hiền như trên đã nóị Ðó là những đức hạnh các bạn cần phải học hiểu và sống đúng những đức hạnh này để đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho nhau. Có sống như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng. Còn sống ngược lại đức hạnh ngôn ngữ này thì các bạn sẽ gặp muôn vàn sự khổ đau, cuộc sống thế gian này là cảnh chà đạp giết hại lẫn nhau, biến cảnh giới thế gian này thành địa ngục trần gian.

A.- GIỚI ĐỨC NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP TAI

Giới đức ngôn ngữ nói những lời đẹp tai là một giới luật đức hạnh dạy về lời nói, khi nói ra lời khiến cho người nghe vui lòng, đẹp ý; lời nói mang lại cho người nghe một sự cảm mến; một niềm vui an lạc và hạnh phúc.

Bởi vậy, làm người các bạn nên tránh xa nói những lời độc ác, mà hãy nói những lời êm tai đẹp ý; mà hãy nói những lời đem lại hạnh phúc cho nhaụ Trong cuộc đời này các bạn tìm được một người nói những lời đẹp tai thì quá khó. Phải không các bạn? Suốt một cuộc đời gần tám mươi tuổi chúng tôi cố gắng tìm kiếm một người luôn luôn có những lời nói đẹp tai, nhưng tìm mãi không ra, sắp sửa đi vào lòng đất mẹ rồi mà con người ấy vẫn không thấy bóng dáng nơi đâu. Bởi vậy, từ khi được học tu giới luật đức hạnh nhân bản - nhân quả của Phật giáo chúng tôi thấy rõ ràng chỉ có Phật giáo mới có những đức hạnh nàỵ

“GIỚI ÐỨC NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP TAI ” gồm có:

1- Lời ca ngợi khen tặng đúng chánh pháp.

2- Lời nói chia sẻ những nỗi niềm ưu tư với những người khác.

3- Lời nói nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu v.v..

4- Lời nói gợi lòng yêu thương quê hương Tổ Quốc.

5- Lời nói gợi lòng hiếu hạnh đối với cha mẹ.

6- Lời kêu gọi thiết tha giúp đỡ những người bất hạnh.

7- Lời khuyên lơn an ủi giúp cho người khác bình tĩnh để vượt qua những chặng đường khó khăn đầy chông gai và hiểm nguỵ

8- Tiếng xưng hô ngọt ngào: ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ, anh em, chị em, con cháu, v.v…

9- Lời nói tạo duyên đoàn kết, gây tình yêu thương, xả lòng thù hận.

10- Lời kêu gọi thương yêu sự sống của muôn loài, đừng làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

Trên đây là những lời nói đẹp tai, xin các bạn hãy cẩn thận giữ gìn những lời nói này, nó sẽ mang đến cho các bạn một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.

Làm được như vậy là các bạn đã thực hiện “GIỚI ÐỨC NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP TAI ”. Chính giới luật này đã giúp cho các bạn sống một đời sống đạo đức nhân bản – nhân quả toàn thiện.

B.- GIỚI HẠNH NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP TAI

“GIỚI HẠNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP TAI ” là những oai nghi tế hạnh về những lời nói đẹp tai như trên đây đã dạy các bạn, nhưng các bạn đã học hiểu và tiếp thu được thì hãy cố gắng khắc phục tâm mình để thực hiện cho bằng được những lời nói ngọt ngào đẹp tai ấy. Chính nó sẽ mang lại hạnh phúc an lạc cho các bạn, cho mọi người.

Vì đạo đức và lợi ích cho con người cùng sống chung nhau trên hành tinh này các bạn hãy lấy những ngôn ngữ đạo đức này làm cuộc sống hằng ngày cho mình, cho ngườI. Ðó là những oai nghi tế hạnh “GIỚI HẠNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP TAI” mà mọi người phải thấy trách nhiệm bổn phận làm người, là phải xem những oai nghi tế hạnh về ngôn ngữ này là cao quý tuyệt vời, là vô giá.

6.- GIỚI THIỆN NGỮ THỨ NĂM: NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG

“NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG” là một hành động đạo đức thiện ngữ làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, nếu muốn làm Người, làm Thánh đều cần phải học và sống đúng đức hạnh này.

Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai, để đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho nhau.

Có sống như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng. Còn sống ngược lại đức hạnh ngôn ngữNÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG thì các bạn sẽ gặp muôn vàn sự phiền não, khổ đaụ Biến cuộc sống thế gian này thành cảnh chà đạp giết hại lẫn nhau và tranh giành từng miếng ăn manh áo để sống. Từ đó, cảnh sống trên thế gian này thành địa ngục đầy rẫy đau khổ.

A.- GIỚI ĐỨC NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG

Làm người các bạn hãy cố gắng giữ gìn “GIỚI ÐỨC NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG”. Vì lời nói rất quan trọng cho cuộc sống giao tiếp với nhau.

Kính thưa các bạn! Có những lời nói đem đến sự khổ đau và cũng có những lời nói đem đến sự hạnh phúc, an vui.

“GIỚI ÐỨC NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG” là dạy các bạn nên nói những lời ái ngữ, êm dịu, nhẹ nhàng, ôn tồn, nhã nhặn, v.v… Lúc nào cũng phải cẩn thận không được phát ngôn bừa bãi, không được nói nghịch ý trái lòng mọi người, không được mắng chưởi mạ nhục người khác, không được to tiếng nạt nộ người khác, không được nói xấu người khác. Ðó là đức hạnh về ngôn ngữ các bạn cần phải áp dụng hằng ngày vào đời sống, nó sẽ mang lại lợi ích cho các bạn và mọi người.

B.- GIỚI HẠNH NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG

Giới hạnh về ngôn ngữ nói những lời dễ thương là những oai nghi tế hạnh về những lời nói, khi nói ra khiến người nghe có cảm tình thương mến, tức là oai nghi tế hạnh truyền đạt ngôn ngữ làm cho người nghe dễ chịu có thiện cảm, có tình thương yêu chân thật. Muốn được vậy, các bạn nên cẩn thận dè dặt khi nói ra phải phản ảnh từng lời nói; khi nói ra phải là lời nói thân thiện, ái ngữ; khi nói ra phải tránh những lời nói chạm tự ái người khác; khi nói ra phải tránh xa những lời nói phách lối, kiêu căng tự đắc, tự phụ; khi nói ra không được nói xấu người khác, không được nói chuyện xấu của người khác; khi nói ra phải nói tốt người khác, nói chuyện tốt của người khác; khi nói ra không được nói thêu dệt, không được nói lật lọng; khi nói ra không được nói oan ức cho người khác, vu khống người khác; khi nói ra phải nói những lời chân thật, không dối trá gian xảo, đó là đức hạnh về ngôn ngữ mà làm người ai ai cũng phải học tập và rèn luyện những ngôn ngữ này để xứng đáng là một người có đạo đức.

Cho nên, khi nói ra phải nói đúng những tiêu chuẩn đã học và ngôn ngữ thiện không được nói theo định kiến, thành kiến hay tưởng kiến hoặc ảnh hưởng những kiến giải của người khác, của kinh sách phi đạo đức nhân bản, hoặc nói theo xu hướng của người khác, của xu hướng thời đại. Khi muốn nói ra một điều gì thì điều ấy phải phù hợp với tiêu chuẩn ngôn ngữ nói những lời dễthương. Ðó là những giới đức về ngôn ngữ nói những lời dễ thương.

C.- GIỚI HÀNH NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG

Muốn có được oai nghi tế hạnh về ngôn ngữ lời nói dễ thương thì các bạn phải thường xuyên tác ý câu này: “Lời nói dễ thương là một hành động đạo đức cao quý về ngôn ngữ Ta phải nhớ sử dụng hằng ngày để đem lại sự an vui cho mình cho người. Ta không được quên”.

Ðó là giới hành thực hiện đạo đức về ngôn ngữ lời nói dễ thương thật là tuyệt đẹp. Xin các bạn ghi nhớ những giới hành này để áp dụng vào đời sống hằng ngày của các bạn thì các bạn sẽ thấy tâm mình ly dục ly ác pháp rất rõ ràng và cụ thể.

7.- GIỚI THIỆN NGỮ THỨ SÁU: NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ÐẾN TÂM MỌI NGƯỜI

“NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ÐẾN TÂM MỌI NGƯỜI ” là một hành động đạo đức ngôn ngữ làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này, nếu muốn sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai thì đều cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này. Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh ngôn ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả haị Nó đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho nhaụ Có sống như vậy các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng. Còn ngược lại sống không đúng đức hạnh ngôn ngữ này thì sẽ có muôn vàn sự khổ đau xảy đến, biến cuộc sống thế gian này thành cảnh giới địa ngục trần gian.

A.- GIỚI ĐỨC NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ÐẾN TÂM MỌI NGƯỜI

“NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ÐẾN TÂM MỌI NGƯỜI ” là một đức hạnh về ngôn ngữ, làm người ai ai cũng đều phải học, hiểu và áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình, để mang lại sự an vui hạnh phúc cho mình, cho người. Nói những lời thông cảm đến tâm mọi người là những lời nói phải ôn tồn, nhẹ nhàng, khiêm tốn, nhất là lời nói phải chân thật, thông hiểu mọi tâm lý của kẻ khác. Ví  dụ: Ðây là lời thơ, lời ca thông cảm đến tâm mọi người: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dậm trường” (Chinh Phụ Ngâm); “Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao); “Dẫu lìa ngoài ý còn vương tơ lòng” (Truyện Kiều). Ðây là những lời thơ cảm thông vào lòng người khi ai đã đọc những câu thơ này thì không thể nào tình người không rung động. Phải không các bạn?

Cho nên “NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ÐẾN TÂM MỌI NGƯỜI” là khó lắm các bạn ạ! Lời nói như thế nào để cảm thông đến tâm của mọi người. Xin các bạn hãy suy ngẫm!!!

“Dốc bồ thương kẻ ăn đong. Vắng chồng thương kẻ nằm không một mình”. Ðọc hai câu ca dao này các bạn sẽ cảm thông đến nỗi khổ của những nghèo và nỗi vắng vẻ của người chinh phụ.

Nói những lời nghịch ý trái lòng thì dễ như: mạ lị, mạt sát, chửi mắng người, nói xấu người, v.v... Những lời nói ấy không bao giờ là lời nói cảm thông đến tâm mọi người được. Nói những lời cảm thông đến tâm mọi người là người có đức hạnh về ngôn ngữ. Nếu không có đức hạnh về ngôn ngữ thì không bao giờ nói được những lời ấy.

Nếu muốn có những lời nói cảm thông đến tâm mọi người như vậy thì phải có lòng yêu thương chân thật, phải cùng sống trong cảnh ngộ, phải có hoàn cảnh như nhau thì lời nói cảm thông mới dễdàng. Có đúng như vậy không các bạn?

B.- GIỚI HẠNH NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ÐẾN TÂM MỌI NGƯỜI

Kính thưa các bạn! Những oai nghi tế hạnh về ngôn ngữ lời nói cảm thông đến tâm mọi người, nó được thực hiện nơi lòng yêu thương chân thật mới nói ra được những lời này. Ví dụ 1: Tai nạn giao thông để lại một sự đau thương cho một người vợ trẻ và hai đứa con thơ năm, sáu tuổi. Ai có hoàn cảnh này thì mới cảm thông người vợ trẻ goá chồng và hai đứa con thơ. Nhờ có sống trong hoàn cảnh này nên mới có những lời nói cảm thông đến tâm mọi người.

Ví dụ 2: Khi rút mũi tên ra vượn mẹ biết mình không thể sống được, nên trao con cho chồng, rồi buông tay rơi xuống đất. Ai có làm mẹ mới cảm thông được lòng mẹ thương con.

Ví dụ 3: Ai nỡ lòng nào nhai thịt chúng sanh và nuốt vào lòng. Ai có lòng thương yêu sự sống của chúng sanh thì mới cảm thông được sự khổ đau của chúng sanh trong lời nói này.

Ví dụ 4: Trước giờ phút chia tay đi vào cõi vĩnh hằng của một người mẹ, đứa con ôm mẹ kêu khóc: “Mẹ ơi! Mẹ đừng bỏ con...”. Ai có sống trong cảnh này các bạn mới cảm thông tiếng kêu nức nở của đứa con sắp mất mẹ. Phải không các bạn?

Trên đây, là giới hạnh nói những lời cảm thông đến mọi ngườị Nếu một người nào sống và giữ gìn những giới hạnh ngôn ngữ này trọn vẹn thì mọi người ai ai cũng thương mến và kính phục.

C.- GIỚI HÀNH NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ÐẾN TÂM MỌI NGƯỜI

Muốn thực hành “GIỚI HÀNH NGÔN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ÐẾN TÂM MỌI NGƯỜI” thì các bạn thường tu tập Tứ Vô Lượng Tâm: tâm từ, tâm bi, tâm hỉ, tâm xả câu hữu với phương pháp như lý tác ý như câu dưới đây: “Tất cả chúng sanh trên hành tinh này đều có sự đau khổ như nhau. Chúng ta hãy thương yêu, nói với nhau những lời nhẹ nhàng, êm ái, cảm thông và chia sẻ những nỗi niềm đau khổ của nhau”.

8.- GIỚI THIỆN NGỮ THỨ BẢY: NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÃ

“NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÃ ” là một hành động đạo đức thiện ngữ làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này. Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh thiện ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Chính giới luật đức hạnh ngôn ngữ này sẽ đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho nhau. Có sống như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng. Còn ngược lại sống không đức hạnh thiện ngữ này thì sẽ có muôn vàn sự khổ đau, biến cuộc sống thế gian này thành địa ngục trần gian.

A.- GIỚI ĐỨC NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÃ

“GIỚI ÐỨC THIỆN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÃ ” là gì? Là những đức hạnh về ngôn ngữ những lời nói thanh cao, trang nhã và lịch sự. Muốn biết rõ những lời nói nào là thanh cao, trang nhã và lịch sự thì hãy dựa vào những ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: “Kính thưa các bạn! Những điều chúng tôi đã viết trên đây, có những điều chi sơ sót, xin các bạn vui lòng chỉ giáo cho, chúng tôi thành kính tri ân”, đó là những lời nói thanh cao, trang nhã và lịch sự.

- “Ðứa nào lười biếng ngồi chơi không chịu làm việc hãy đập nát đầu nó đi”, đó là những lời nói không thanh cao, trang nhã và lịch sự.

Ví dụ 2: “Cháu ngoan hãy lại đây bác thương cháu nhiều”, đó là những lời nói thanh cao, trang nhã và lịch sự.

“Mày hãy lại đây tao bảo ”, đó là những lời nói không thanh cao, trang nhã và lịch sự.

Xét qua những ví dụ trên các bạn thấy: “GIỚI ÐỨC THIỆN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÔ, đúng là những hành động đạo đức ngôn ngữ tuyệt vờị Trong cuộc đời này có mấy ai lưu ý đến những đạo đức nàỵ Có phải vậy không các bạn?

Những lời nói tao nhã là đức hạnh mang đến sự an vui cho mình và cho mọi người; mang đến cho mọi gia đình đầm ấm hạnh phúc; mang đến cho xã hội có trật tự an ninh. Vậy mong các bạn cố gắng tu tập rèn luyện để mỗi khi nói ra một điều gì bằng những lời nói tao nhã, thanh lịch.

B.- GIỚI HẠNH NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÃ

“GIỚI HẠNH THIỆN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÔ là những oai nghi tế hạnh về những lời nói thanh cao, trang nhã và lịch sự. Người biết sử dụng lời nói tao nhã thì không bao giờ có những lời nói thô tục, hung dữ, xảo trá, điêu ngoa, lật lọng, vu khống, v.v...

Hành động cao đẹp của lời nói là lời nói phải thanh cao, trang nhã và lịch sự, vì thế làm người các bạn khi muốn nói ra một vấn đề gì thì cần phải đắn đo suy nghĩ kỹ rồi mới nói những lời tao nhã, thanh cao, lịch sự, đó là oai nghi tế hạnh của một con người trong lời nói mà không có một người nào chê được.

C.- GIỚI HÀNH NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÃ

Ta hãy luôn luôn nói lời tao nhã, nó sẽ mang lại hạnh phúc an vui cho mình. Ta đừng nói lời bất nhã, nó sẽ mang lại sự khổ đau cho ta”.Ðó là giới hành thiện ngữ nói những lời tao nhã.

9.- GIỚI THIỆN NGỮ THỨ TÁM: NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI

"NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI” là một hành động đạo đức ngôn ngữ làm Người, làm Thánh, nó không phân biệt giai cấp nào trong xã hội, có tôn giáo hay không tôn giáo, mà mọi người sống chung nhau trên hành tinh này đều cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này.

Ðây là một giới luật dạy về đức hạnh ngôn ngữ để sống không làm khổmình, khổ người và khổ cả hai. Ðức hạnh thiện ngữ để sống không làm khổ mình, khổ người và khổcả hai. Ðó là những đức hạnh làm Người, làm Thánh như trên đã nói, các bạn cần phải học hiểu, siêng năng tu tập và sống đúng những đức hạnh này để đem lại sự sống yên vui và hạnh phúc cho nhau. Có sống được như vậy, các bạn mới biến cuộc sống trên hành tinh này trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng. Còn sống ngược lại đức hạnh thiện ngữ này thì sẽ có muôn vàn khổ đau đến với các bạn, biến cuộc sống thế gian này thànhđịa ngục trần gian.

A.- GIỚI ĐỨC NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI

Trong cuộc đời này, con người thường nói xấu nhau thì nhiều mà nói đẹp lòng nhau thì ít.

Nhưng nói đẹp lòng nhiều người như thế nào? Kính thưa các bạn! Nói đẹp lòng nhiều người là khen tặng, ca ngợi. Vậy khen tặng và ca ngợi như thế nào đúng chánh pháp? Và ngược lại là tà pháp. Xin các bạn lắng nghe Ðức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán chưTăng, thời các ngươi không nên hoan hỉ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này  các Tỳ Kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán chư Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỉ, vui mừng, và thích thú thời có hại cho các ngươi. Này các Tỳ Kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: “Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi”.

Trên đây, đức Phật dạy khen ngợi là phải khen ngợi đúng sự thật, phải chính xác 100%, đó là khen ngợi đúng chánh pháp. Không được khen ngợi theo kiểu a dua, xu nịnh, bợ đỡ, v.v..., đó là khen ngợi không đúng chánh pháp.

Như vậy khi muốn nói: “NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI ” thì phải khen ngợi cá nhân hay tập thể đúng giới luật trong chánh pháp; phải nói theo những ý kiến hoặc ca ngợi ý kiến của những người khác là phải đúng giới luật đức hạnh. Còn ngược lại , không đúng giới luật chánh pháp mà ca ngợi khen tặng là a dua, xu nịnh, bợ đỡ, v.v... đó không phải “NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI ”.

Kính thưa các bạn! “NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI” mà lời nói a dua, xu nịnh thì những lời nói đẹp lòng nhiều người có ích lợi gì? Chỉ là những người nịnh bợ,luồn cúi, cầu tước, mua danh thật là nhục nhã, đê hèn. Phải không các bạn?

Nói đẹp lòng người là lời nói khiến cho người khác vui lòng, nhưng là nói đúng sự thật.

Ví dụ 1: Nhà anh có cây bưởi ăn ngon tuyệt vời (nói đúng sự thật cây bưởi ngon).

Ví dụ 2: Trông tướng anh năm nay làm ăn phát tài (nói đúng sự thật tướng anh hân hoan khoẻ mạnh).

Ví dụ 3: Vợ chồng anh chị có mấy cháu ngoan giỏi mà ở đây ai cũng mến yêu (nói đúng sự thật các cháu học giỏi ngoan).

Những lời nói trên đây là “GIỚI ÐỨC THIỆN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI ”, đó là đức hạnh ngôn ngữ mà mọi người nên ghi nhớ để giữ gìn lời nói làm đẹp lòng người mà người đệ tử của Phật lại cần giữ gìn đức hạnh này hơn vì nó là Phạm hạnh của lời nói toả ra từ tâm từ bi thương xót mình và mọi người.

B.- GIỚI HẠNH NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI

Kính thưa các bạn! Trong cuộc sống hằng ngày, nếu mọi người ai cũng sống đầy đủ những oai nghi tế hạnh về ngôn ngữ nói những lời đẹp lòng người thì làm sao có sự khổ đau. Cho nên, lời nói đẹp lòng người là ngôn hạnh của những nhà đạo đức, nếu ngôn ngữ không có đạo đức thì cuộc đời này không có sự hạnh phúc an vui chân thật.

Bởi vậy, các bạn là những con người được sinh ra làm người. Làm người có một vũ khí sắc bén nhất, đó là lời nói của các bạn, cho nên lời nói không được trau dồi đạo đức là một tai hại rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, Ðức Phật đã dạy: “Mỗi người được sinh ra đều mang theo ba nghiệp: thân hành nghiệp, khẩu hành nghiệp và ý hành nghiệp”. Trong ba nghiệp này, khẩu hành nghiệp là nặng nhất, nên được chia ra làm hai phần:

1- Về ngôn ngữ

2- Về ăn uống

Ở đây chúng tôi không nói về ăn uống mà nói về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được chia ra làm bốn hành động nghiệp:

1- Nói vọng ngữ

2- Nói lời hung dữ

3- Nói lật lọng

4- Nói thêu dệt

Thân hành nghiệp, ý hành nghiệp mỗi nghiệp chỉ có ba nghiệp, còn khẩu hành nghiệp có đến bốn nghiệp, như vậy khẩu hành nghiệp nặng nhất. Phải không các bạn?

C.- GIỚI HÀNH NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI

Do khẩu hành nghiệp nặng nhất nên các bạn phải dè dặt cẩn thận khi phát ngôn cần phải suy nghĩ chín chắn rồi mới nói. Ðó là giới hạnh thiện ngữ.

Khi nói ra lời nói làm đẹp lòng mọi người như: “Bầu ơi! Thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hoặc “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” hoặc “Thương người như thể thương thân” hoặc “Thố tử hồ bi” hoặc “Ai ơi! Ðừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” hoặc “Vì cuộc sống con người quá khổ đau các bạn hãy thương yêu và tha thứ cho nhau khi có lỗi lầm”. Những lời ca ngợi, khen tặng và tất cả những lời nói trên đây là giới hạnh thiện ngữ. Còn gọi là oai nghi tế hạnh ngôn ngữ của một người có đạo đức. Xin các bạn lưu ý và học tập, nó sẽ mang lại lợi ích cho các bạn.

Muốn nói những lời đẹp lòng nhiều người thì hằng ngày các bạn nên nhớ tác ý nhắc tâm: “Hãy nói những lời đẹp lòng nhiều người, tránh xa nói những lời làm mình khổ người khác khổ”. Ca dao có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xưa đã nhắc nhở chúng ta như vậy, tại sao chúng ta lại không lựa lời nói đẹp lòng người mà lại đặt điều nói ác, nói xấu cho người khác vậy?

Sinh ra làm người không ai là không mang nghiệp khổ đau. Thế nỡ lòng nào chúng ta dùng lời nói ác làm cho người khổ đau? Cho nên, trong giới luật Phật dạy: “GIỚI HÀNH THIỆN NGỮ NÓI NHỮNG LỜI ÐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI”. Vậy hằng ngày khi tiếp duyên với ai các bạn nên nói những lời đẹp lòng người để đức hạnh ngôn ngữ của các bạn ngày càng tỏ ngời lòng thương yêu rộng lớn bao la như năm châu bốn biển.

Đang có 19 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819306