ĐỘC CHIÊU
(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Lòng Yêu Thương, tập 2, TG. 2011, tr. 61-69)
Link sách: Lòng Yêu Thương, tập 2
Chúng ta hãy đọc bài báo Người Lao Ðộng, thứ ba ngày 24 tháng 7 năm 2007 do tác giả Trinh Thơ viết, để thấy rõ LÒNG YÊU THƯƠNG của con người đối với con người chẳng có chút nào cả.
Chỉ vì người khác làm trái ý mình là mình không ưa nên thực hiện cách trả đũa cho bỏ ghét cái tật làm ngang không hỏi. Bởi vậy cuộc đời này chúng ta nên cố gắng tránh đừng va chạm vào bất cứ quyền lợi tài sản hay danh dự của người khác. Trước khi muốn làm một việc gì chúng ta đều thông qua ý kiến của mọi người xung quanh đó. Thấy mọi người vui lòng thì chúng ta làm, còn ngược lại thì thôi.
Dưới đây là một câu chuyện vô ý của một người dựng xe vào hàng rào của người khác mà không thưa hỏi nên đã bị người chủ hàng rào cho một bài học không bao giờ quên.
Ðọc bài “Ðộc Chiêu” mới thấy con người sống vì mình, chớ không vì người.
Tuy cuộc sống chung nhau trên hành tinh này có nhiều điều bất an, thiên tai, lũ lụt, nắng mưa, gió bão thất thường khiến cho sự sống của con người không bảo đảm, lẽ ra vì lý do đó chúng ta phải YÊU THƯƠNG nhau hơn. Nhưng mọi người chẳng cần biết ai sống chết ra sao cũng mặc chỉ biết có mình, có lợi, có danh, mình vui, mình cười còn ai đau khổ thì chịu lấy chẳng cần biết.
“Nhà dì tôi cạnh chợ nên người đi lại, mua bán khá đông đúc. Gần nhà dì là nhà đôi vợ chồng độ ngoài 30 tuổi. Hai vợ chồng là hai hình ảnh trái ngược. Cô vợ vui vẻ, dễ mến bao nhiêu thì anh chồng cộc cằn, khó tính bấy nhiêu, lại kỹ lưỡng và ít chịu giao tiếp với lối xóm đồng thời có điểm hơi kỳ cục là không thích cho ai đậu xe trước hiên nhà mình dù lề đường trước nhà khá rộng rãi.
Mỗi khi đi đâu về mà thấy chiếc xe nào đậu trước nhà thì anh ta luôn lấy làm khó chịu, bắt buộc chủ xe phải đem xe đi ngay lập tức... Còn với những xe “vô chủ” (người ta để đỡ một tí để đi mua vài món hàng) thì anh ta dùng biện pháp... xì bánh xe, mục đích cho chủ dắt bộ cho bỏ cái tật để xe... vô tội vạ.
Rồi một hôm, người lãnh “hậu quả” là một cô gái trẻ. Cô gái vô tình đậu xe trước nhà anh ta, khi đến lấy xe, cô lịch sự chào và nói lời cảm ơn chủ nhà rồi vô tư nổ máy cho xe chạy, chẳng để ý đến bánh xe bị mềm. Những người xung quanh cũng bận rộn công việc nên không thấy để báo động cho cô.
Xe chạy được một quãng thì cô loạng choạng tay lái, mất thăng bằng, xe đảo qua, đảo lại rồi ngã xuống đường. Một chiếc xe máy chạy phía sau tránh không kịp tông luôn vào cô. Mọi người vội vã đưa cả hai đi bệnh viện cấp cứu.
Ðám đông xúm quanh hiện trường xôn xao bàn tán. Quả là “độc chiêu” của anh chủ nhà kia. Không biết anh ta nghĩ gì với hành động của mình? Riêng cô gái có lẽ bị ,thương khá nặng chẳng biết có qua khỏi cơn nguy kịch hay không...”.
(Trinh Thơ, Người Lao Ðộng, Thứ ba ngày 24-7-2007)
Bài báo trên đây đăng tin tức về một trò chơi thiếu đạo đức để chúng ta tự suy xét mình khi muốn làm một việc gì đều phải cân nhắc kỹ lưỡng chớ đừng lấy cuộc sống của người khác làm trò đùa chơi cho mình thì tai nạn khổ đau sẽ xảy ra cho nhiều người khác nữa.
Bài “ÐỘC CHIÊU” trên báo Người Lao Ðộng đã đăng tin này là có sự thật xảy ra, do một anh chàng lòng ích kỷ, hẹp hòi nhỏ mọn, không muốn cho ai dựng xe vào hàng rào của mình. Vì thế mới có câu chuyện này xin quý vị đọc để suy ngẫm cuộc đời.
Cuộc đời vốn đã khổ đau mà lại nỡ tâm lấy cuộc sống của người khác làm trò đùa vui chơi cho mình, thì thật là đáng trách.
Mụcđích tờ báo đăng tin này là khuyên chúng ta đừng bao giờ tìm sự vui, trong sự đau khổ của người khác.
Trong cuộc sống này phần đông mọi người đều lấy sự đau khổ, sự thất bại của người khác làm sự vui, sự hả hê cho mình.
Bởi lòng ích kỷ nhỏ hẹp muốn cho mọi người không ai hơn mình, vì thế mới có sự hơn thua nhau trong từng lời nói, đua chen với nhau từng đồng xu cắc bạc. Do sự sống bon chen như vậy mà những hậu quả sẽ mang đến sự đau khổ cho nhiều người và nhiều người nữa.
Sự sống bon chen tranh giành hơn thua từng lời ăn tiếng nói với nhau và từng của cải tài sản nhà cửa ruộng vườn, tiền của, danh vọng. Chính vì sự sống như vậy mà mọi người thiếu LÒNG YÊU THƯƠNG.
Thiếu LÒNG YÊU THƯƠNG thì cuộc sống trên thế gian là Ðịa Ngục. Ngược lại sống có LÒNG YÊU THƯƠNG thì mọi người sống ở trần gian này là Thiên Ðàng, Cực Lạc.
Cho nên Thiên Ðàng và Ðịa Ngục là ở nơi LÒNG YÊU THƯƠNG của mọi người, nếu có LÒNG YÊU THƯƠNG thì loài người sẽ sống được an vui, hạnh phúc, còn không LÒNG YÊU THƯƠNG thì mọi sự đau khổ triền miên bất tận sẽ đến với con người.
Một người sống không có LÒNG YÊU THƯƠNG, khi lái xe trên đường dễ bị tai nạn giao thông xảy ra. Nếu chúng ta đi trên đường về Thành Phố Hồ Chí Minh hay đi đến bất cứ một thị trấn, một thị xã nào thì chúng ta sẽ thấy mọi người lái xe chỉ biết tranh đường, tranh xá mà đi khiến cho đường bị kẹt xe, người qua lại rất khó khăn và tai nạn xảy ra không chỗ này thì chỗ khác. Ðó là do không có LÒNG YÊU THƯƠNG mình, thương người chỉ biết tranh giành đường xá để mình đi. Vì tranh giành đường đi nên tai nạn giao thông phải xảy ra không thể tránh khỏi. Khi tai nạn giao thông xảy ra thì phải có người chết và người bị thương, gãy tay, gãy chân trở thành những người tàn tật là một điều tất yếu không ai phủ nhận được.
Khi tai nạn giao thông xảy ra thì đâu phải có hai người bị tai nạn giao thông chịu khổ đau đâu mà cả những người thân trong hai gia đình của họ.
Do thấy sự đau khổ như vậy, nên khi làm một điều gì chúng ta cũng cần phải cân nhắc, suy nghĩ, đắn đo, hơn thiệt, kỹ lưỡng rồi mới làm. Những hành động cân nhắc, suy nghĩ, đắn đo, hơn thiệt, kỹ lưỡng là hành động của LÒNG YÊU THƯƠNG mình và mọi người. Cho nên khi thực hiện LÒNG YÊU THƯƠNG nếu thấy việc làm đó mang đến cho nhiều người đau khổ thì hãy dừng lại ngay, không nên làm, nếu việc làm đó không mang đến sự đau khổ cho ai cả thì hãy làm.
Như quý vị đều biết nạn rải đinh trên đường thường xảy ra tai nạn giao thông.
Những người vá xe theo đường thường rải đinh để xe qua lại cán nhằm đinh, bị xì lốp và xe không chạy được có khi loạng choạng bị té, nếu trên đoạn đường xe cộ đông đúc thì không thể nào tránh khỏi tai nạn giao thông. Và tai nạn giao thông thì có người chết và cũng có người bị thương như trên đã nói.
Thực hiện mưu sinh bằng nghề vá xe rải đinh để xì lốp xe của người khác là một việc làm vô đạo đức, quá ác độc. Làm như vậy chỉ kiếm miếng sống cho mình mà hại cho những người khác thì mình sống như vậy có xứng đáng làm người không? Thưa quý vị! Những kẻ hành nghề như vậy là những người đáng khinh chê, đáng lên án là những người vô đạo đức, không xứng đáng làm người. Họ được xem là những con người cần phải cải tạo giáo dục mà trong xã hội mọi người phải có trách nhiệm chớ không thể bỏ mặc họ, nhất là chính quyền địa phương nơi cư trú của họ phải tổ chức những khóa học đạo đức nhân bản - nhân quả cho những người này để cải tạo họ trở thành những con người có ích cho xã hội.
Ðứng trên góc độ LÒNG YÊU THƯƠNG mà hành nghề sống cho mình mà hại người khác như vậy thì thử hỏi những con người này có LÒNG YÊU THƯƠNG họ và mọi người không?
Người có LÒNG YÊU THƯƠNG thì không bao giờ hành nghề như vậy. Người không có LÒNG YÊU THƯƠNG thì còn thua loài cầm thú. Sống lợi mình mà hại người thì không nên sống quý vị ạ!
Sống như anh chàng xì lốp xe trên đây là sống ích kỷ, hẹp hòi nhỏ mọn, mọi người chỉ dựng xe nhờ một giây lát để đi mua vật dụng hay thực phẩm rồi đi chớ có để xe hoài chỗ đó đâu. Thế mà lại xì lốp xe cho xe đi không được. Người có ý thì tránh được tai nạn người vô ý làm sao tránh khỏi. Phải không quý vị?
Khi tai nạn xảy ra chắc anh chàng này lương tâm cũng không để yên cho anh đâu, nó làm cho anh hối hận cả một cuộc đời, nếu anh ta còn có chút LÒNG YÊU THƯƠNG. Ngược lại thấy tai nạn xảy ra do anh tạo ra mà lại còn vui cười trên sự đau khổ của người khác, thì anh là người mất nhân tính, vì thế anh chẳng có LÒNG YÊU THƯƠNG, và như vậy anh không xứng đáng làm người.
Là con người phải có LÒNG YÊU THƯƠNGđối với bất cứ người nào. Cho nênchúng ta không bao giờ làm đau khổ mộtngười nào cả, luôn luôn đem LÒNG YÊU THƯƠNGđến với họ khiến cho họ được anvui,đó chính là sự an vui của mình.