• thanhanhniem3
  • khatthuc1
  • tranhducphat
  • chanhungphatgiao
  • amthat2
  • phattuvandao1
  • vandao2
  • huongdantusinh
  • benthayhocdao
  • tamthuphattu
  • lailamtoduong1
  • vandaptusinh
  • phattuvandao3
  • ThayTL
  • quetsan
  • ttl3
  • tinhtoa2
  • toduongtuyetson
  • daytusi
  • ttl1
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem2
  • amthat1
  • thanhanhniem1
  • amthat3
  • tinhtoa1
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
JGLOBAL_PRINT

1.- TỐT ĐẠO ĐẸP ĐỜI; 2.- TU THIỀN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TIẾN BỘ; 3.- VỌNG TƯỞNG; 4.- TUỔI GIÀ HAY CAU CÓ LA RẦY DO NHÂN QUẢ GÌ

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP, tập 8, TG.2011, tr.250-253; 253-255; 256-258; 274-276)
link sách: ĐVXP, tập 8

1.- TỐT ĐẠO ĐẸP ĐỜI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở một cơ quan xuất nhập khẩu, đã nhập về những chất độc hại ngoài kế hoạch bán lấy tiền chia nhau.

Có một cư sĩ cũng làm trong cơ quan đó được chia tiền và đã từ chối không nhận, nhận thì phạm pháp luật, không nhận thì bị mọi người ghen ghét thù oán rất khổ tâm. Vậy nên giải quyết như thế nào, để tốt đạo đẹp đời và cuộc sống của mình cũng được an vui, thanh thản.

Ðáp: Ðồng tiền làm ra bằng sự gian trá, xảo quyệt, lừa đảo người khác, bằng những thủ đoạn gian lận, nếu đồng tiền đó đem cúng dường chư Phật, chư Thánh Tăng đã không được phước báo mà còn lại thêm nhiều tội và những tội đó rất nặng, vì đồng tiền làm ra bằng ác hạnh. Nếu chư Phật và chư Thánh Tăng thọ dụng xây chùa, xây tháp hoặc đúc tượng, đúc chuông và làm những Phật sự khác thì những Phật sự đó sẽ là tà sự. Ðồng tiền ấy sẽ biến tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thành đảng phái tà giáo hơn là tôn giáo chân chánh, vì tôn giáo phải lấy đạo đức làm đầu.

Nếu tôn giáo nào dùng đồng tiền thiếu đạo đức để sử dụng làm lợi ích cho đạo thì tôn giáo đó sẽ sắp sửa đến ngày tận diệt và những di tích làm ra bằng đồng tiền đó để lại cho đời sau là một sự nguyền rủa, khinh bỉ.

Ðồng tiền thiếu đạo đức mà đem làm việc từ thiện xã hội thì việc từ thiện kia chỉ là một tấm bình phong che đậy cho những người làm ác, khiến cho họ càng làm ác hơn nữa. Họ làm từ thiện với đồng tiền đó thì chẳng có từ thiện chút nào cả, những kẻ nào thọ dùng đồng tiền ác hại này cũng sẽ gặp tai nạn khổ ách, như những kẻ làm ra đồng tiền ác đức kia.

Cùng làm trong một cơ quan xuất nhập khẩu mà đã có sự gian xảo như vậy, dù chúng ta không nhận đồng tiền ác đức đó nhưng chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng xấu đối với pháp luật tuy ta không có tội.

Ðiều trước mắt là trong cơ quan đó, có nhiều người họ đã nhận lấy số tiền chia nhau bất chánh đó và sẽ tiếp tục làm những điều không tốt, nhưng chúng ta lại ở trong tập thể đó, không nhận tức là tạo đối lập với họ thì họ không thể nào để cho chúng ta yên được, bằng mọi cách họ sẽ loại trừ. Ðó là một điều nguy hiểm và tác hại rất lớn, nếu chúng ta không sáng suốt chắc chắn tai hoạ sẽ đến.

Cho nên, khi không nhận tiền bất chánh đó là một sự dại dột, sẽ tự giết mình và sẽ tự mang hoạ đến cho mình. Ðiều giải quyết tốt nhất, muốn an thân thì nên nhận tiền chứ đừng làm người anh hùng rơm, nhận tiền nhưng đem làm việc từ thiện xã hội giúp kẻ bất hạnh. Nếu cơ quan này làm những điều phạm pháp có hại cho dân cho nước thì ta nên khéo léo tố cáo để chặn đứng bọn ác quỷ đội lốt người, làm giàu bằng sự đau khổ của kẻ khác.

Muốn cho tốt đạo đẹp đời thì không nên làm chung với những người ác đó. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Ta hãy chọn bạn lành, việc lành, người lành cùng làm và cùng sống chung nhau thì sẽ tốt đạo đẹp đời, tâm hồn sẽ được thanh thản, an lạc.

2.- TU THIỀN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TIẾN BỘ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Người tu thiền như thế nào là có tiến bộ, không tiến bộ và giậm chân tại chỗ? Phải khắc phục tu như thế nào để có tiến bộ không bị giậm chân tại chỗ?

Ðáp: Người tu thiền, ngồi nhiều hoặc dùng pháp ức chế tâm để dừng vọng tưởng (tâm không niệm thiện, niệm ác) thì sẽ giậm chân tại chỗ, không có lối tiến tới được nữa. Người tu thiền xả tâm, tâm như đất, xả ít tiến bộ ít, xả nhiều tiến bộ nhiều, xả hết tức là ly dục ly ác pháp, tâm như đất trời thì tu xong việc.

Tu xong việc tâm thường quay vào trong thân, không chạy theo các pháp trần, không dính mắc ác pháp ác, tức là tâm không phóng dật theo các pháp bên ngoài, như vậy là tâm đã định vào thân, tâm định vào thân là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ; tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là tâm giải thoát hay là tâm Diệt Ðế, tâm Diệt Ðế, tức là tâm Niết Bàn, tâm Niết Bàn là tâm đoạn dứt lòng ham muốn và các ác pháp, như vậy tức là tâm nhập vô tướng tâm định.

Muốn xả tâm cho được rốt ráo thì phải sống độc cư, không nên tiếp duyên bên ngoài với ai hết, không làm một việc gì cả, thường quan sát thấy tâm niệm khởi phá độc cư thì phải mau mau xả liền không được duy trì, không được nghe theo các niệm phá hạnh độc cư. Trong lúc độc cư, nếu có tất cả mọi niệm khởi lên dù đúng, sai, phải, trái, những niệm đó đều làm mất hạnh độc cư thì phải mau xả xuống, không nên khởi niệm, khởi niệm tức là phóng tâm, phóng tâm tức là theo niệm, theo niệm tức là phóng dật cho nên phá độc cư, tức là tâm phóng dật.

Quý vị nên lưu ý, độc cư không được đọc kinh sách, không được làm mọi công việc, không được nói chuyện dù chuyện đạo chuyện đời, không được nghe băng nhạc, băng thuyết giảng, v.v... mà duy nhất chỉ có một việc làm là quán xét thân tâm mình để xả các niệm, tâm ham muốn và các ác pháp, do đó thì mới giữ gìn hạnh độc cư trọn vẹn. Có giữ gìn hạnh độc cư trọn vẹn như vậy thì sự tu hành mới có tiến bộ, bằng ngược lại thì giậm chân tại chỗ. Người tu thiền xả tâm mà giữ được hạnh độc cư thì xả tâm rất dễ dàng, còn giữ hạnh độc cư khôngđược thì xả tâm không được nên tu thiền không tiến bộ, nói đúng hơn là không có kết quả giải thoát.

Tóm lại, người tu thiền ức chế tâm là thường giậm chân tại chỗ, không tiến bộ, giống như các vị tổ sư Thiền Tông tu mãi chỉ có lý luận nói nhiều, ngược lại tu thiền xả tâm thì có tiến bộ rất cụ thể, tiến bộ trong từng phút, từng giây, từng giờ, từng ngày, chúng ta nhận thấy tâm thanh thản, an lạc và vô sự rất rõ ràng.

Muốn tu hành không giậm chân tại chỗ thì phải giữ gìn hạnh độc cư, nếu giữ gìn hạnh độc cư chẳng được thì tu hành chỉ uổng phí một đời tu mà chẳng ích lợi gì cho mình cho người.

3.- VỌNG TƯỞNG

Hỏi: Kính thưa Thầy! Ý thức có phải là tâm không? Vọng tưởng có phải tâm tán loạn, vọng động không? Xin Thầy dạy cho chúng con được rõ.

Ðáp: Ý thức là một thức trong sáu thức của thân tứ đại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Nếu gọi ý thức là tâm thì không đúng. Chúng ta nên đặt thành vấn đề, nếu gọi ý thức là tâm thì nhãn thức cũng có thể gọi là tâm, như vậy nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức cũng gọi là tâm. Nếu sáu thức đều là tâm thì tâm là sáu thức và như vậy có cần gì phải gọi sáu thức này để làm chi. Cũng như tưởng thức, tự nó nghe, thấy, nếm, ngửi, cảm xúc và phân biệt mà không cần sáu căn, còn sắc thức của thân tứ đại thì cần đến sáu căn, muốn nghe thì phải có nhĩ căn và nhĩ thức, muốn thấy phải có nhãn căn và nhãn thức, chứ không như tưởng thức được. Do đó ý thức không phải là tâm thức, tâm thức là cái biết để thực hiện Tam Minh, chứ không phải như tưởng thức và sắc thức. Bởi khi đức Phật sắp chứng đạo hoàn toàn Ngài dẫn tâm đến Tam Minh, đó là Ngài dẫn tâm thức, chứ không có dẫn sắc thức và tưởng thức. Như vậy, lúc bấy giờ đức Phật đã dùng tâm thức, chứ không phải dùng ý thức và tưởng thức.

Nếu nói tâm thức là vọng tưởng thì không đúng, còn nếu bảo sắc thức và tưởng thức là vọng tưởng thì cũng không đúng. Người ta đã lầm, khi thấy niệm lăng xăng trong đầu (loạn tưởng) cho đó là tâm thức, ý thức, tưởng thức thì sai tất cả.

Những niệm sanh khởi trong tâm của chúng ta là nghiệp nhân quả, do chúng ta huân tập lâu ngày đã thành thói quen (tạp khí), nên thường lăng xăng trong đầu của chúng ta, chỗ này có rất nhiều người đã hiểu lầm lạc, vì thế nên khi tu hành cứ lo ức chế tâm cho hết vọng tưởng, ngồi thiền nhiếp tâm trong hơi thở, trong câu niệm Phật, trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi, v.v... Vì hiểu sai nên tu sai, muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có nó, nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp tức là tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng, không có vọng tưởng, tức là tâm không phóng dật.

Muốn khắc phục được vọng tưởng thì không nên ức chế tướng, vọng tưởng trong tâm ta, mà phải dùng pháp Tứ Chánh Cần xả ly tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm không phóng dật; tâm không phóng dật là tâm định trên thân hay nói cách khác là tâm đã ly dục, ly ác pháp nhập Bất Ðộng Ðịnh. Sau khi Bất Ðộng Tâm thì tâm có đủ Tứ Thần Túc, nhờ Tứ Thần Túc mới nhập Sơ Thiền. Từ đó về sau chúng ta nhập các định như: Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền như trở bàn tay, không mấy khó khăn và mệt nhọc.

4.- TUỔI GIÀ HAY CAU CÓ LA RẦY DO NHÂN QUẢ GÌ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Cho phép con được hỏi: Mẹ con từ nhỏ cho đến lớn tính tình hiền hòa không có tính cau có khó chịu nhưng đến nay tuổi đã già yếu người sinh tật cau có bực dọc thường la hét chửi mắng con cháu, nhất là hay quên. Như vậy, mẹ con tạo nghiệp gì mà phải thọ khổ như vậy. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con hiểu. Chúng con thành kính biết ơn Thầy.

Ðáp: Cứ theo nhân quả hiện tại mà suy ra nhân quả quá khứ và vị lai. Ðó là nhìn quả hiện tại mà biết nhân quá khứ. Ví dụ: Một người có thân thường bị bệnh đau uống thuốc mãi không hết, đó là nhân quá khứ giết hại và ăn thịt chúng sanh. Còn nhìn nhân hiện tại mà biết quả vi lai. Ví dụ: Một người tham lam ăn trộm cắp của người khác là vị lai sẽ bị bắt, bị đánh và bị tù tội giam cầm. Còn ở đây câu hỏi của con chỉ hỏi về nhân quả hiện tại của mẹ con, lấy cuộc sống hiện tại của mẹ con ăn là nhở hiền trong tuổi trẻ mà nay sao trở về già lại sinh ra ác pháp, sống trong ác pháp thay vì nhân quả trong tuổi trẻ ăn hiền ở lành thì quả về già phải ăn hiền ở lành hơn, cớ sao nhân quả đi ngược lại, chỉ trong một kiếp người nhân ăn hiền ở lành trong thời tuổi trẻ mà quả mang đến cho tuổi già thì không được an vui hạnh phúc.

Con đứng ở nhân quả hiện tại mà suy luận về nhân quả hiện tại thì phải suy luận như thế này: “Nhân quả trong thời tuổi trẻ của mẹ con ăn hiền ở lành nên hạnh phúc gia đình rất rõ ràng. Ba của con và anh chị em của con đều được sống trong vòng tay người mẹ ăn hiền ở lành. Ðó là nhân và quả của thời tuổi trẻ mẹ của con. Nhân lành quả lành trong tuổi trẻ mà các con đều nhận thấy rõ ở người mẹ. Có đúng như vậy không các con?

Ðến khi mẹ con tuổi già sức yếu không còn làm việc bảo bọc gia đình như xưa nữa, vì các con đều lớn hết đứa nào cũng có công ăn việc làm, bà chỉ còn có công việc ngồi không trông nom nhà cửa cho các con cái đi làm nên từ đó tâm tính bà thay đổi. Tâm tính bà thay đổi đó là nhân; bà cau có hay tức giận la hét hay chửi mắng con cháu là quả của mẹ con không biết tu sửa theo thiện pháp. Và các con cháu sống trong nhà thấy mẹ và bà như vậy nên lấy làm rất khổ tâm, đó là quả của con và các cháu của chung của gia đình. Ðó là nhân hiện tại và quả cũng hiện tại. Có đúng như vậy không các con?”.

Cho nên, nhân quả cũng theo qui luật vô thường của các pháp, do đó nhân quả cũng trùng trùng vô thường thay đổi, không bao giờ cố định đứng yên một chỗ, nên ai làm thiện thì hưởng phước báo ngay liền mà ai làm ác thì cũng phải thọ chịu quả khổ đau ngay liền trong cuộc sống hiện tại chứ không phải đợi ở kiếp sau hay ngày mai. Nhân quả ở kiếp sau chỉ là một nền móng mà thôi. Nền móng thiện hay là ác để người tạo nhân quả thiện ác sẽ chịu quả khổ đau hay hạnh phúc mà thôi.