• thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • khatthuc1
  • vandao2
  • thanhanhniem2
  • phattuvandao3
  • ttl1
  • toduongtuyetson
  • daytusi
  • huongdantusinh
  • tinhtoa2
  • amthat3
  • amthat1
  • vandaptusinh
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem3
  • tinhtoa1
  • ttl3
  • ThayTL
  • tranhducphat
  • benthayhocdao
  • tamthuphattu
  • phattuvandao1
  • amthat2
  • chanhungphatgiao
  • quetsan
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Am thất
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
In bài này

Ngài A-Nan Chứng Đạo

Lượt xem: 7838

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh, TG. 2011, tr.223-224)

Nguồn: Sách: Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh

Hỏi: Thầy hoan hỉ cho phép con hỏi thêm về vấn đề của Ngài Anan trong thời đức Phật. Ngài tu (nhất dạ hiền) chỉ một đêm chứng thánh quả, có đầy đủ Tứ Thần Túc. Ngài có phải trải qua các giai đoạn định tưởng không? Xin Thầy cho con biết rõ. Vì các kinh sách không có nêu lên điều này.

Ðáp: Ông A Nan là một người đệ tử thân cận nhất của đức Phật. Ông là thị giả của Phật, vì thế bài pháp nào ông cũng đều được nghe Phật thuyết, nhất là ông là người thông minh nghe đâu nhớ đó.

Sống bên Phật, những oai nghi tế hạnh nào của Phật, ông đều thấu rõ, và ông là người đã từng chịu ảnh hưởng của Phật rất sâu xa về giới luật đức hạnh. Vì thế, những oai nghi chánh hạnh và giới luật ông đã nghiêm túc không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Nhưng vì làm thị giả, nên ông không có thì giờ sống độc cư giữ tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự, nên ông chưa chứng quả A La Hán mà thôi.

Ðến khi đức Phật nhập diệt, ông mới được rảnh rang tu tập. Đám tang Phật vừa xong, thì ông Ca Diếp kêu gọi tất cả các vị tu chứng quả A La Hán kết tập kinh sách. Và chỉ có những Tỳ kheo chứng quả A La Hán mới được vào hang kết tập, còn những Tỳ kheo không chứng quả thì không được vào. Cho nên khi kết tập kinh sách, ông A Nan đang ở trong tình thế phải tu tập cấp tốc, vì ông biết rất rõ chỉ có giữ gìn tâm vô lậu bất động trong suốt 7 ngày đêm liên tục thì mới chứng quả A La Hán và đầy đủ Tam Minh, Lục Thông.

Sáng hôm sau là ngày bắt đầu kết tập kinh sách. Từ đầu hôm ông dùng cả sức lực bình sinh, cố giữ gìn và bảo vệ tâm vô lậu đó bằng cách đi kinh hành (Thân Hành Niệm) suốt đêm. Trời vừa hửng sáng là ông đã chứng Quả A La Hán, đầy đủ Tứ Thần Túc. Trong lúc đó, tất cả chúng Tỳ kheo kết tập kinh sách đã vào hang. Khi ông A Nan tu chứng xong thì cửa hang cũng đã đóng kín, ông liền dùng thần thông vào hang kết tập kinh sách cùng chúng Thánh tăng.

Một con người như ông A Nan: giới luật nghiêm túc, oai nghi chánh hạnh nghiêm trang, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, nên khi giữ gìn tâm bất động thì làm sao rơi vào các trạng thái tưởng được, chỉ còn chứng quả mà thôi.

***

Đang có 24 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8877086