• thanhanhniem1
  • chanhungphatgiao
  • ThayTL
  • benthayhocdao
  • amthat2
  • amthat1
  • ttl3
  • phattuvandao1
  • phattuvandao3
  • huongdantusinh
  • daytusi
  • vandaptusinh
  • vandao2
  • tinhtoa2
  • ttl1
  • thanhanhniem2
  • tranhducphat
  • quetsan
  • lailamtoduong1
  • tamthuphattu
  • lopbatchanhdao
  • toduongtuyetson
  • tinhtoa1
  • khatthuc1
  • amthat3
  • thanhanhniem3
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

Pháp Tu Cư Sĩ - Tứ Vô Lượng Tâm (Bài 3)

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


 II.- PHÁP TU CƯ SĨ

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM (Bài 3)

C.- TRAU DỒI TÂM BI VÔ LƯỢNG

Bi vô lượng là lòng thương rộng lớn vô bờ bến trước những nỗi đau khổ của chúng sanh.Người có lòng bi thương rộng lớn không thể làm ngơ trước nỗi đau khổ của chúng sanh và luôn luôn quyết tâm để làm gì dứt trừ những nỗi khổ đau ấy.

Như hồi nãy Thầy đã giải thích cho quý thầy thấy, lòng từ thì đối với những con vật mạnh khỏe không có tai nạn, mà lòng bi là đối với những con vật có những sự đau khổ, có những sự tai hại, chúng ta phải làm sao để dứt trừ những sự đau khổ đó. Thấy người bệnh mà khởi lên lòng thương tức là lòng bi chúng ta đó chứ không phải lòng từ. Quý thầy đã hiểu như vậy, chúng ta mới biết lòng từ, lòng bi của chúng ta khác nhau như thế nào. Mà hiểu được lòng bi thì chúng ta phải làm sao, không thể làm ngơtrước nỗi đau khổ của chúng sanh. Cũng như khi Thầy nghe một con chim lớn bắt con chim nhỏ, con chim nhỏ kêu hét lên để cầu cứu thì trước sự đau khổ, trước sự sống chết của con chim nhỏ trong chớp mắt mà làm ngơ,không chạy ra cứu nó thì không phải là người trau dồi lòng bi. Cho nên người trau dồi lòng bi thì mau mau thực hiện tâm bi của mình trước sự đau khổ, trước sự chết đó của con vật.

Người có lòng bi thương rộng lớn không thể làm ngơ trước cảnh khổ của chúng sanh. Còn lòng từ của chúng ta đối với chúng sanh không bệnh đau thì mình có thể làm ngơ. Nhưng chúng sanh có đau đớn thì chúng ta phải thực hiện cho đúng lòng bi của chúng ta là không được làm ngơ, không được chậm trễ. Vì nếu có sự chậm trễ thì chúng sanh đang có sự đau khổ thì sự đau khổđó bị dài hơn. Người có lòng bi thương rộng lớn không thể làm ngơ trước nỗi đau khổ của chúng sanh và luôn luôn cố tâm để làm những gì dứt trừ những sự đau khổ đó. Nghĩa là ngay liền mình làm mọi cách sao cho con vật đang bị đau khổ đó đừng đau khổ nữa. Thì đó gọi là trau dồi lòng bi.

Tuy biết rằng nỗi đau khổ của thế nhân và tất cả nỗi đau khổ của chúng sanh đều do nhân quả ác - thiện mà sanh khởi. Tất cả những điều đau khổ của chúng sanh giết hại lẫn nhau đều do nhân quả cả chứ đâu phải gì khác hơn, nhưng trước cảnh rên la thảm khốc đầy đen tối của kiếp người, của kiếp chúng sanh, người có lòng bi không thể làm ngơ được. Biết sự đau khổ đó là do nhân quả nhưng chúng ta nghe tiếng kêu la là chúng ta không thể làm ngơ được khi chúng ta là người quyết tâm tu tập trau dồi lòng bi.

Luôn phải dùng lời an ủi khuyên bảo nhẹ nhàng, hay xoa dịu những vết thương đau, để làm những vết thương đó giảm bớt sự đau khổ của chúng sanh, của người khác. Nghĩa là, thí dụ bây giờ có một con vật bị bắt, bị con vật kia cắn, chúng ta đuổi con vật kia đi rồi, con vật bị nạn bây giờ đứng dậy không nổi vì vết thương làm cho con vật đó sắp sửa chết đi, như bị gãy chân, bị què, hoặc bị thương tật trên mình. Lúc bây giờ, chúng ta mới nâng con vật bị nạn rất nhẹ nhàng, để con vật đó ngay ngắn lại, rồi chúng ta vuốt ve nhẹ nhàng, chúng ta tìm cách xoa dịu những vết thương đau của chúng như khi chính chúng ta bị đau, chúng ta xoa tay nhẹ trên vết thương của chúng ta vậy. Đó là chúng ta thực hiện lòng bi của chúng ta. Chúng ta phải đừng sợ mất thì giờ trong cuộc sống của chúng ta, bỏ tất cả xuống hết, mà hãy lấy lòng thương yêu của chúng ta, chỉ có lòng thương yêu của chúng ta là duy nhất.

Ở trong cuộc đời vật chất này, vật chất của cải vàng bạc châu báu cũng chẳng bằng khi chúng ta bỏ thời gian để xoa dịu vết thương đau của loài vật. Làm điều đó nó quý biết bao nhiêu. Nó quý hơn là vàng bạc, nó quý hơn là châu báu, nó quý hơn là ngai vàng của nhà vua. Lòng thương yêu đó, sự xoa dịu đó làm cho tâm hồn của quý vị hân hoan vui sướng khi làm được những điều này. Vàng bạc của báu không thể đem đến sự hân hoan này được, mà vàng bạc của báu lại còn làm cho quý vị đau khổ hơn nhiều. Còn sự xoa dịu vết thương đau trong lòng bi của mình cho chúng sanh đem lại cho chúng ta nguồn vui lâu dài.

Phải luôn luôn khiến cho chúng sanh nhận nẻo thiện. Nghĩa là mình làm sao cho mọi người, mọi vật đi vào nẻo thiện. Bởi vì mình biết rõ mọi việc đều do cái nhân, mình biết rõ nhân ác thì phải thọ lấy quả khổ, mà nhân thiện thì sẽ được quả hạnh phúc. Do muốn mọi người, mọi con vật được hạnh phúc cho nên chúng ta phải tìm mọi cách làm sao cho chúng sanh hiểu được nẻo thiện để xa lìa nẻo ác, tránh xa cái ác để cho tự họ cứu lấy họ và họ không còn đau khổ nữa. Chứ nếu cứ để họ làm điều ác thì họ gặp khổ, chúng ta lại thương yêu họ giúp đỡ họ thì chừng nào mới chấm dứt nhân quả thiện ác này. Cho nên thương yêu thì thương yêu khi họ chưa hiểu nhân quả, chúng ta giúp đỡ; nhưng khi họ đã hiểu nhân quả rồi thì họ tự cứu họ. Vì vậy chúng ta muốn cho họ được yên vui, được hạnh phúc, không còn bị thêm những tai nạn đau khổ nữa thì chúng ta phải hướng dẫn họ hành động theo con đường thiện, bằng nẻo thiện. Do những hành động thiện sẽ đưa đến họ những hạnh phúc an vui, không tai nạn, không khổ đau.

Vì vậy điều cần thiết là chúng ta TỪ trong cái nhân tốt để cho họ được thoát ra quả khổ, hành động ác, lời nói ác hoặc làm việc ác và chúng ta luôn luôn giúp mọi người làm việc lành. Nghĩa là điều lành nào thì chúng ta cũng giúp cho họ, mà điều ác thì chúng ta ngăn cản họ, không cho họ làm, thì đó là chúng ta BI với chúng sanh. Tức là lòng bi của chúng ta phủ trùm với chúng sanh.

Thấy hai con vật đang tranh nhau, đang đánh nhau thì chúng ta can ra. Và đồng thời chúng ta làm cho chúng dịu bớt cơn giận từ đó chúng không còn cắn nhau nữa. Có những lúc Thầy ngồi nhìn hai con kiến cắn lộn, rồi Thầy lấy một cái cây Thầy can hai con kiến ra, nhưng rồi chúng cũng sáp lại cắn nhau nữa. Do đó Thầy phải dùng cái cây khều hai con kiến dang ra rất xa. Do đó, chúng không còn sân nữa,không còn giận nữa, chúng bỏ đi không cắn nhau nữa. Vì vậy mà Thầy biết tâm sân của loài vật cũng rất dữ tợn chứ không phải ít. Nếu đem lòng sân của nó so sánh với lòng sân của con người chắc chắn không thua. Cho nên qua hành động của chúng, Thầy biết là có thể chúng giết nhau bằng lòng sân của chúng. Vì vậy, chúng ta là những người trau dồi tâm bi thương chúng sanh thì làm sao làm giảm bớt cái sân hận ở trong lòng của chúng sanh đi để đem lại hạnh phúc cho chúng sanh. Tức là muốn thực hiện tâm từ thì phải ngăn ngừa những điều có thể làm cho chúng sanh đau khổ. Còn tâm bi chúng ta thực hiện khi có sự đau khổ để đem lại sự an ủi, xoa dịu vết thương của chúng sanh.

Muốn trau dồi được tâm bi thì lúc nào chúng ta cũng thường nhắc nhở tâm ta:

“Hãy thương người đang sân.”

Nghĩa là hằng ngày muốn cho tâm mình đừng có sân giận người thì thường dùng pháp hướng như lý mình tác ý ra: Hãy thương người đang sân. Đó là câu thường nhắc ở trong tâm của chúng ta, lúc nào rảnh rỗi thì chúng ta cũng nhắc câu đó. Chớ chỉ nhắc cái tâm mình “Tâm đừng sân, đừng có hận” thì nó chưa đủ, mà ở đây mình trau dồi tâm mình thương người, cho nên mình hãy nhắc: Hãy thương người đang sân. Họ đang sân với mình đó chứ không phải đang sân với người khác đâu. Nhưng mà mình hãy thương người đang sân, do câu hướng tâm như vậy, trạch pháp hướng tâm như vậy thì chúng ta có một câu để nhắc nhở tâm mình thường xuyên, vì vậy mà nó thấm nhuần. Từ đó nhìn người đang sân với chúng ta, chúng ta vẫn thương họ được.

“Hãy thương người đang bệnh khổ.”

Nghĩa là bây giờ chúng ta thấy người ta khổ chúng ta thương, nhưng mà chưa thương bằng sự đau khổ của chính mình đâu. Cho nên chúng ta thường hay nhắc nhở: Hãy thương người đang bệnh khổ. Đó là trạch pháp để chúng ta thường nhắc nhở tâm mình. Kế đó chúng ta lại dùng trạch pháp khác thì chúng ta nhắc nhở tâm mình:

“Hãy thương người đang buồn khổ.”

Để làm gì? Để chúng ta tìm mọi cách an ủi những người đó, để chúng ta gợi lên lòng thương yêu của chúng ta đối với người đang buồn khổ đó. Kế đó thì chúng ta lại dùng một câu trạch pháp khác để chúng ta nhắc tâm của mình nữa:

“Hãy thương người có tai nạn.”

Nghĩa là gặp ai có tai nạn thì chúng ta hãy thương, tức là chúng ta trau dồi tâm bi của chúng ta. Đó là câu để chúng ta hướng tâm, như cái lý mà tác ý ra để trau dồi tâm thương yêu của chúng ta, tâm bi của chúng ta đối với chúng sanh, đối với con người.

“Hãy thương người tham lam trộm cắp.”

Thường thường người ta thấy người tham lam trộm cắp là người ta ghét rồi. Bây giờ chúng ta phải thấy thương người tham lam trộm cắp, vì chúng ta biết được cái nhân của người tham lam trộm cắp là họ sẽ nghèo khổ, họ sẽ đói rách. Cho nên chúng ta phải thương người tham lam trộm cắp. Và chúng ta tìm mọi cách để chỉ cho họ thấy rằng sự tham lam trộm cắp là cái nhân đưa đến quả nghèo khổ đói rách trong tương lai, cho nên họ đừng nên tham lam trộm cắp nữa. Vì mình thương người cho nên mình thấy người tham lam trộm cắp đến ăn cắp của mình, mình không có giận hờn, và mình cũng không ghét họ. Mình tìm mọi cách để giúp họ. Qua đó mình mới trau dồi lòng bi của mình mới được. Còn nếu mình không nhắc nhở mình như vậy thì khi thấy người ta ăn cắp của mình là mình tức tối, bắt đem cho cảnh sát bỏ tù nó cho rồi. Thì đó là cái lòng ác chứ không phải lòng bi, không phải là lòng từ. Vì vậy mà chúng ta thường nhắc nhở câu tác ý trên để trau dồi tâm chúng ta, trước những người trộm cắp tham lam mà chúng ta biết thương, chúng ta sẵn sàng tha thứ không đánh đập khi chúng đang lấy đồcủa chúng ta.

“Hãy thương người đang si mê.”

Nghĩa là khi thấy người đang si mê, như họ đang nghiện thuốc phiện, đang nghiện uống rượu, hút thuốc, họ say mê bài bạc, hay say mê tất cả những sự phóng dật đó, thì chúng ta cũng phải nhắc câu hướng tâm. Chứ thấy cái thằng cha uống rượu thấy ghét, nó vô cứ chửi mình hoài. Thì cái điều đó là mình không có tu tập, không có trau dồi tâm từ của mình. Thường thường có những người uống rượu họ đi ngang chùa mình, họ vô, họ la lối, họ nói này kia, họ nói họ tu, họ tụng niệm, rồi họ chọc ghẹo, họ nói thầy chùa này thầy chùa khác. Trong lúc đó mình biết là người đó đang si mê. Cho nên chúng ta thường nhắc tâm: Hãy thương người đang si mê. Nhờ nhắc như vậy nên chúng ta thấy người uống rượu đang say sưa, họ mê muội như vậy thì mình đâu có trách họ, mình đâu có giận hờn họ, mình đâu có tức giận họ. Như vậy là cái tâm chúng ta biết thương người và từ chỗ biết thương người, chúng ta được giải thoát, chúng ta không có thấy khổ đau, chúng ta không có phiền muộn. Sự tu tập như vậy, trau dồi tâm chúng ta như vậy đem lại lợi ích cho chúng ta là sự mang đến cho người khác niềm an ủi họ, xoa dịu những sự đau khổ của họ.

Câu kế nữa:

“Hãy thương người đang tị hiềm.”

Trong chúng của mình nếu thấy có người nào tị hiềm với người khác khi thấy người nào tu hơn, mình thua rồi sanh ra lòng tị hiềm ganh ghét. Chúng ta biết người đó như vậy thì nên thương người đó, chứ chúng ta không nên ghét. Có nhiều khi chúng ta thấy người ta tị hiềm mình, kiếm chuyện nói này nói kia, nói nặng nói xấu mình thì mình đâm ra ghét người đó. Như vậy mình chưa có lòng từ, lòng bi, mình chưa phải là biết thương yêu người khác. Cho nên chúng ta: Hãy thương người đang tị hiềm, họ đang ghét mình đó, họ đang tị hiềm người này người kia, thấy người khác hơn họ hoặc thấy người này giàu hơn thì họ sanh tâm ganh ghét. Do đó chúng ta cũng thường nhắc tâm mình để chúng ta biết thương người đang có cái lòng tị hiềm đó.

Câu kế, chúng ta trạch pháp câu nầy nữa để hướng tâm như lý tác ý diệt cái mạn của chúng ta, tức là cái ngã mạn:

“Hãy thương người đang ngã mạn cống cao.”

Nghĩa là người đang hiu hiu tự đắc, cho mình là hiểu biết, cho mình là chứng đạo, cho mình thế này thế khác thì cái người đó chúng ta cũng phải thương họ, không nên thấy họ nói những điều đó mà mình đâm ra ghét hoặc mình nói như thế này thế khác đối với người đó, mà mình phải thương yêu người đó vì người đó đang si mê, đang có cái ngã của họ, cái danh của họ cho nên họ mới ngã mạn cống cao như vậy. Chúng ta nên thương họ, chứ không nên ghét họ. Mà khi thương họ như vậy thì chúng ta có tranh luận với họ không. Chắc chắn là chúng ta không tranh luận, và không tranh luận thì sẽ đem đến như thế nào? Nó sẽ đem đến cho chúng ta sự an ổn và cũng chính người ngã mạn cống cao đó cũng được an ổn.

“Hãy thương người tàn tật.”

Nghĩa là mình thấy người tật nguyền, đui mù, hoặc là cụt tay cụt chân thì mình thương xót người đó. Mình thấy họ có cần gì thì mình giúp đỡ an ủi họ. Trong khi mình lành lặn tay chân, đầy đủ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý - sáu căn đầy đủ, còn họ lại thiếu khuyết cho nên họ bất hạnh hơn mình nhiều. Vì vậy mà thấy người tàn tật thì mình nên thương yêu. Mặc dù mình nghèo nhưng mình đến giúp họ một cái bánh, một đồng bạc hoặc là vật dụng gì cần thiết cho đời sống họ: như một cục xà bông, một cái bàn chải đánh răng, một cây kem cũng nói lên sự an ủi sự tật nguyền của họ, sự mất mát trong thân của họ. Đó là chúng ta thường nhắc tâm để chúng ta biến ra hành động nói lên lòng thương, lòng từ, lòng bi của chúng ta.

Chúng ta trau dồi tâm mình, thường nhắc tâm mình mới có thể thực hiện tâm bi thương người tàn tật được. Nếu chúng ta không nhắc tâm mình thì tâm sẽ quên đi. Nó quên đi là tại vì nó chạy theo những công việc khác. Nó quên đi là tại vì nó đang lo lắng cho cá nhân của nó, cho nên nó không nghĩ đến những người xung quanh đang có biết bao bất hạnh, biết bao đau khổ.

“Hãy thương người già yếu vì chính chúng ta ngày nào đó cũng già yếu lọm khọm, đi đứng run rẩy.”

Cho nên chúng ta thấy những người già yếu là chúng ta phải kính nhường. Kính cho họ lối đi, kính cho họ chỗ ngồi. Tất cả mọi cái đó chứng tỏ lòng chúng ta có lòng bi đối với những người đang khổ sở trong cái tuổi già còm, trong sức yếu mòn. Nên đó là những điều chúng ta phải thực hiện, chúng ta phải thường nhắc nhở.

Và cuối cùng, chúng ta hãy đặt một câu cuối cùng là:

“Hãy thương tất cả chúng sanh vì chúng sanh hoàn toàn đau khổ.”

Nói chung là tất cả chúng sanh, mọi sanh vật chứ không riêng một người nào. Nghĩa là hiện giờ họ đang mạnh khỏe an vui nhưng lúc nữa họ sẽ đau khổ. Vì vậy mà chúng ta hãy đặt tình thương rộng lớn như là từ vô lượng, rồi bi vô lượng. Do sự vô lượng này là thương hết tất cả các loài chúng sanh cùng cây cỏ thảo mộc. Từ đó tâm chúng ta luôn luôn lúc nào cũng thấy an vui trong vạn hữu. Vì tất cả những cái đó tràn đầy cả tình thương cho nên nó mới có chan hòa nhau, không có sự phân biệt như thế này như thế khác. Do đó chúng ta sống thảnh thơi, an lạc trước vạn hữu.

Đó là chúng ta thực hiện tâm bi vô lượng của chúng ta. Đó là những câu pháp hướng để chúng ta hằng trau dồi tâm bi của chúng ta đối với vạn hữu, đối với tất cả chúng sanh.

D.- TRAU DỒI TÂM HỶ VÔ LƯỢNG

Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục học tới tâm Hỷ vô lượng.

Bởi vì nó là vô lượng cho nên nó không có thể nào tính toán được, nó không thể nào so lường được. Lúc nào nó cũng tràn đầy, phủ trùm khắp cả không gian và thời gian. Cho nên từ vô lượng, rồi bi vô lượng rồi bây giờ tới hỷ vô lượng. Vì có từ, bi thì nó mới có hỷ; biết thương người thì mới có vui, còn không biết thương người thì cái vui của chúng ta là cái vui ích kỷ. Cho nên cái vui đó thầy đã dạy là cái vui ngắn ngủi. Còn cái tâm hỷ của chúng ta đối với người thù, kẻ oán, đối với tất cả mọi cái đều vui vẻ thì cái tâm đó gọi là tâm tùy hỷ.

Tùy hỷ nghĩa là vui theo. Vui theo có nhiều cách:

1.- Vui theo với ngũ dục lạc.

Nghĩa là mình vui theo cái sai. Vui theo ngũ dục lạc là vui theo cái vui ngắn ngủi, cái vui mê muội. Người phàm phu ngu si mê muội phóng tâm vui theo những vật chất thế gian, trần cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trần cảnh có một sức cám dỗ, lôi cuốn con người đi đến chỗ đau khổ bất tận. Đối diện với sự vui sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì nó lôi cuốn chúng ta đi vào chỗ đau khổ bất tận, chứ không có vui. Vì cái vui đó là cái vui ảo giác, cái vui không thật, cái vui thấy thì vui nhưng nó không thật vui. Cho nên người ta ví cái vui đó như khi ở xa nhìn nó chúng ta tưởng là những hạt kim cương, nhưng đến gần thì nó là hạt nước mắt của chúng ta. Như vậy chúng ta biết suốt đời chúng ta vui theo với những điều đó thì nước mắt của chúng ta như nước biển. Đó gọi là hỷ vô lượng dục lạc. Nghĩa là nó cũng vô lượng hỷ. Người ta nói cái tâm con người là cái túi không đáy, mà cái túi không đáy chạy theo dục lạc của thế gian. Cho nên không bao giờ hết sự ham muốn hưởng thụ những dục lạc thế gian, không bao giờ hết sự ham muốn đó. Ví dụ như chúng ta vừa cất được cái nhà ngói, thấy người ta xây cái nhà tường thì mình theo cái nhà tường, rồi thấy người ta có nhà lầu, cái vi la thì mình theo cất nữa. Cũng như bây giờ mình có xe đạp, rồi thấy người ta có xe gắn máy dream, chạy theo xe dream. Thấy người ta có xe hơi. Mình cứ theo chạy theo hoài không biết khi nào cho cùng tận cái chạy theo dục lạc đó. Cho nên càng chạy theo thì càng khổ. Do vì vậy mà người ta nói: Ở xa là giọt kim cương, đến gần thì là giọt nước mắt. Đó là hỷ vô lượng dục lạc thế gian.

Cho nên chúng ta nghe nói Tứ vô lượng tâm, bốn cái tâm vô lượng sẽ đem lại sự giải thoát. Nhưng ở đây cũng có bốn tâm vô lượng mà đem đến cho chúng ta vô lượng khổ đau, chớ không phải giải thoát. Đó là hỷ tâm vô lượng dục lạc thế gian của những con người vô minh theo thói quen phàm tục. Hỷ này vui đó, khổ đó, như con thiêu thân thấy ánh sáng đèn tưởng là vui thật, nào ngờ là ảo giác. Do thế mà sanh già bệnh chết nối tiếp nhau mãi mãi, không bao giờ dứt khổ. Hỷ vô lượng tâm này là những vô lượng tâm vô minh, hỷ này gọi là hỷ ảo giác. Nó còn có cái tên là hỷ ảo giác. Nghĩa là chúng ta chạy theo cái ăn ngon, khi bỏ vô miệng nhai nuốt rồi thì cái ngon nó mất rồi, cho nên gọi là hỷ ảo giác.

2. Vui theo với ác nghiệp.

Vui theo với ác nghiệp là thấy người sát sanh, uống rượu, trộm cắp, tà dâm, bài bạc, vọng ngữ, hút sách,v.v... đã không khuyên can lại còn xúi bảo vui theo, và bằng lòng theo con đường ác đó. Đây là hỷ vô lượng tâm theo ác pháp. Đó là cái hỷ vô lượng với những ác nghiệp, bởi vì ác nghiệp cũng có rất nhiều vui thú, cho nên vui theo với ác nghiệp. Hồi nãy vui theo với dục lạc, bây giờ vui theo với ác nghiệp. Nó còn có cái tên là hỷ vô lượng tâm theo ác pháp, bởi vì ác pháp cũng vô lượng chứ không phải có một pháp, hai pháp thôi. Mỗi ác pháp đều đem đến cho chúng ta khổ, mà con người vì vô minh chạy theo, vui theo những ác pháp đó. Cho nên gọi là hỷ vô lượng tâm ác pháp.

Từ lâu tới giờ, quý thầy chỉ nghe nói từ bi hỷ xả vô lượng tâm là đem lại nguồn tốt. Bây giờ nghe Thầy lật ngược trở lại thì thấy hỷ vô lượng tâm theo ác pháp là khổ đau, theo dục là khổ đau. Như vậy, chúng ta thấy cái tâm của chúng ta nó có hai nẻo rất rõ: một nẻo tốt và một nẻo xấu. Một nẻo xấu làm cho tâm vô lượng của chúng ta trở thành xấu. Một nẻo tốt làm cho tâm vô lượng chúng ta trở thành tốt. Vậy nẻo tốt là nẻo nào? Nẻo tốt là nẻo của Đạo Phật, nẻo tốt là nẻo của thiện pháp, nẻo tốt là nẻo để được sự giải thoát, an lạc, vĩnh viễn hạnh phúc. Còn nẻo xấu là luôn luôn lúc nào cũng địa ngục, đau khổ, phiền toái, giận hờn, tham sân si, mê muội, đó là nẻo xấu.

Tóm lại, hai loại trên là hỷ dục, hỷ ác tạo cảnh địa ngục trần gian trong hiện tại, chẳng đợi mai sau. Nghĩa là hai cái hỷ này nó tạo cho ta địa ngục ngay tại trần thế này, chớ không phải đợi chúng ta chết rồi chúng ta đi xuống địa ngục, hay là đọa địa ngục. Mà chính là những loại hỷ này đem đến cho chúng ta cái địa ngục.

Vậy thì hôm nay quý thầy đã học được bài này, quý thầy biết địa ngục là do hỷ dục và hỷ ác của chúng ta. Hỷ dục và hỷ ác tạo thành địa ngục trần gian. Từ đây về sau chúng ta đã hiểu nó, chúng ta đừng chạy theo nó nữa, đừng có vui theo nó nữa, mà hãy xa lánh nó đi, viễn ly nó đi, từ bỏ nó đi thì chắc chắn chúng ta sẽ không tạo địa ngục trần gian. Đó là những loại hỷ đau khổ của con người trong biển đời trầm luân này. Người vô minh mê muội, nghĩa là người không sáng suốt, không thể thoát ra khỏi vòng tay các loại hỷ này. Cho nên đạo Phật là đạo trí, vì có trí cho nên mới thoát ra khỏi, mà không trí thì thoát ra không khỏi những loại hỷ này. Nhìn chung quanh chúng ta hiện giờ, ai là người đã thoát ra khỏi, ai là người không vô minh? Thật sự ra chúng ta đang tu tập theo giáo pháp của đức Phật, Giới Định Tuệ, nhưng thoát ra khỏi hỷ dục và hỷ ác phải là một trí tuệ siêu việt, nếu không thì chúng ta vẫn nằm trong vòng tay các loại hỷ này.

Quý thầy xét thấy mình đã ra khỏi chưa? Đã bứt khỏi cái vòng tay này chưa? Chắc chắn chúng ta cũng còn một ít. Nếu chúng ta quyết tâm nhưng vẫn bị vòng tay còn đang bao vây, chưa phải bứt ra hết được nên rồi đời đời kiếp kiếp thọ lấy tai ương. Nghĩa là chúng ta nằm trong vòng tay của các loại hỷ này thì đời đời kiếp kiếp lúc nào chúng ta cũng bị tai ương, chứ chúng ta không bao giờ thoát khỏi tai ương này.

3. Trau dồi hỷ tâm vô lượng

Bây giờ tới lúc trau dồi đây, hồi nãy là nói để chúng ta hiểu những loại đó để rồi chúng ta trau dồi tâm của chúng ta đi vào những cái hỷ vô lượng, làm cho chúng ta hạnh phúc đây. Muốn trau dồi tâm hỷ vô lượng ta hãy nhắc tâm ta bằng pháp như lý tác ý. Đó là những câu trạch pháp, những câu mình lựa chọn ra để hướng tâm, mình nhắc đi nhắc lại cho thấm nhuần, tức là trau dồi tâm của chúng ta. Đây, câu trạch pháp để chúng ta như lý tác ý:

"Hỷ của dục lạc là tai nạn, là bệnh tật, là khổ đau, ta hãy tránh xa cái hỷ này."

Đó là câu để chúng ta nhắc nhở, để chúng ta biết dục lạc thế gian, danh lợi sắc đẹp, ăn uống ngủ nghỉ là những thứ dục lạc thế gian. Hoặc là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là những dục lạc, những đối tượng tạo thành những dục lạc, những hỷ dục lạc. Chúng ta phải tránh xa, phải lìa xa, phải bỏ ra, đừng gần nó nữa. Cho nên ở đây câu hướng tâm để trau dồi tâm chúng ta, để hằng phút chúng ta lúc nào cũng cảnh giác mà xa lìa nó, vì nó cám dỗ chúng ta rất mạnh, vì nó thu hút chúng ta như đá nam châm, khó bứt rời được. Cho nên hằng phải nhớ: Hỷ của dục lạc là tai nạn, là bệnh tật, là khổ đau; ta hãy tránh xa hỷ này.

Cứ nhắc tâm mình như vậy để cho nó nhớ, đừng cho quên. Thỉnh thoảng ta lại tác ý như lý câu này, nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho tâm ta xa lìa, yểm ly ngũ dục lạc.

Ta nhắc một câu khác nữa để ta tránh xa nó:

"Hỷ của dục là ảo giác, không có thật. Nó là thuốc độc, là rắn độc giết hại con người. Ta hãy lánh xa các loại hỷ này."

Đó là một câu tác ý nữa xem hỷ dục lạc như thuốc độc, như rắn độc, rất hiểm nguy, nó có thể giết chúng ta lúc nào cũng được hết. Do nhắc tâm chúng ta thường xuyên như vậy cho nên trước cái ăn ngon, cái mặc đẹp, trước sự âu yếm thiết tha, thương yêu nồng nàn của thế gian chúng ta luôn luôn sợ hãi. Nó là hỷ dục lạc đó, nó làm cho chúng ta khả ái, khả lạc, ham thích. Đó là những điều đưa chúng ta đến đau khổ đó. Thấy nó là khả hỷ khả lạc mà đụng vào nó thì như đụng gai, đụng chông, chớ không phải sung sướng gì đâu, không phải là hạnh phúc gì đâu. Biết như vậy, thấu suốt như vậy là không vô minh. Không biết như vậy, không thấu suốt như vậy tức là vô minh.

Câu sau đây cũng phải thường xuyên nhắc đi nhắc lại để đoạn dứt lòng ưa thích dục lạc thế gian. Nhớ những câu này Thầy đã trạch pháp ra để cho quý thầy nhắc đi nhắc lại nhưng tùy theo đặc tánh của quý thầy mà sửa đi, sửa lại cho phù hợp với tâm tánh của quý thầy.

"Hỷ vui theo các ác pháp là hỷ tâm vô lượng ác, là làm đau khổ chúng sanh, giết hại chúng sanh, không có lòng từ bi thương xót chúng sanh. Ta hãy tránh xa hỷ này, yểm ly hỷ này, từ bỏ hỷ này, xa lìa hỷ này vì hỷ này làm đau khổ chúng sanh, làm sanh ra địa ngục của chúng ta. Hãy dứt trừ sự vui theo các ác pháp."

Đó là những câu trạch pháp để quý thầy ghi nhớ, để quý thầy thường trau dồi tâm mình, để nhắc nhở không làm những hành động ác. Nhưchúng ta đã thấy có 10 điều thiện mà ở trong thập thiện đã có dạy, đối ngược lại với thập thiện là thập ác. Chúng ta đã học rồi vì vậy chúng ta thấy tâm chạy theo những hành động thập ác thì hướng tâm nhắc nhở làm cho tâm thấm nhuần vì vậy mà luôn luôn lúc nào tâm cũng ở trong thập thiện, không nằm trong thập ác.

Là người tu sĩ Phật giáo, thấy ai làm ác ta phải lánh xa, có đâu lại vui theo. Thấy các pháp ác, thấy sự đau khổ chết chóc của chúng sanh nếu không giải nguy cứu nạn được ta cũng phải tránh xa để khỏi phải thấy cảnh tang thương, máu đổ, thịt rơi, đau lòng, nát dạ, làm sao còn đồng lõa với ai mà vui theo được.

Quý vị thấy một người tu sĩ Phật giáo không thể nào đứng trước một thớt thịt của người đồ tể bán thịt được. Cũng không thể nào đứng trước một tô phở mà người ta bỏ những lát thịt ở trên đó được. Người tu sĩ Phật giáo nhìn thấy những sự đau khổ chết chóc của chúng sanh thì người ta không thể nào không thương tâm. Vì hằng trau dồi tâm từ bi thì không thể đứng nhìn sự đau khổ của chúng sanh cho nên chúng ta không đứng tại đó. Nếu không cứu khổ phò nguy được thì chúng ta mau mau tránh chỗ đó, không đứng đó để nhìn sự đau khổ. Cũng như thấy mình không can ngăn được hai người đánh nhau thì chúng ta hãy mau mau tránh xa, vì chúng ta không đủ khả năng giải quyết được điều này thì mau mau tránh đi. Không thể nào đứng đó để nhìn thấy họ đánh nhau với sự vui theo, với sự hò hét, với sự cổ võ như vậy là không đúng cách của người tu sĩ Phật giáo. Thấy người ta đánh nhau lỗ đầu, chảy máu, đau đớn mà chúng ta lại nhìn với một cách vui theo, với một cách sung sướng, với một cách cổ võ thì không nên làm điều đó.

Vì thế khi chúng ta là những người tu sĩ Phật giáo nên cẩn thận, dè dặt trước mọi đám đông. Có những sự đau khổ, tan nát ruột gan của con người, của chúng sanh thì chúng ta mau mau tránh. Thấy một con vật bị con vật khác giết hại nằm lăn lóc, một cái thân bẩn thỉu bằng cát đất, bằng máu me, bằng những vết thương tan nát thì lòng chúng ta cũng không bao giờ đứng đó mà nhìn. Trước cảnh đau đớn đó chúng ta hãy mau mau tránh xa để lòng chúng ta được an ổn.

Nãy giờ chúng ta đã học từ cái hỷ tâm vô lượng theo dục lạc và hỷ tâm vô lượng theo ác pháp. Bây giờ chúng ta học Hỷ tâm vô lượng giải thoát.

Hỷ tâm vô lượng giải thoát

Hỷ tâm vô lượng giải thoát là vui theo với việc lành, việc từ thiện của người khác. Đó là vui theo những việc làm nhân từ, phước thiện. Thấy người đem của cải ra bố thí, lập nhà thương, ta liền tán thán, vui theo, tận tâm giúp đỡ họ trong mọi công việc với lòng hân hoan, sung sướng. Sự vui theo này là một bước tiến trên con đường thiện nghiệp. Nếu ta có tiền của ta sẽ đóng góp vào làm việc công ích cho mọi người. Nếu ta không tiền của ta hãy lấy công giúp đỡ người này để hoàn thành sự an ủi những nỗi bất hạnh của con người trong xã hội.

Vì tâm bi vô lượng, ta nhận thấy trong xã hội có nhiều người bất hạnh nên lúc nào lòng ta cũng muốn làm từ thiện ban vui, cứu khổ cho mọi người, làm sao cho mọi người được an vui no ấm, làm sao cho mọi người thoát khỏi bệnh tật, khổ đau. Những hình ảnh đau khổ của con người và của chúng sanh khiến cho người có tâm bi vô lượng không thể ngồi yên tư duy suông, mà phải làm sao giảm bớt và xoa dịu vết thương đau của chúng sanh, làm sao đoạn dứt những nỗi đau thương của chúng sanh. Bệnh viện, thuốc thang chỉ xoa dịu sắc thân của họ. An ủi, xóa đói giảm nghèo là xoa dịu vết thương đau của tinh thần.

Hành bi tâm như vậy cũng chưa đủ. Ta phải làm cái gì hơn để diệt tận gốc khổ đau của muôn loài? Chỉ có Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện ra đời để mọi người đến đó được nghỉ ngơi và học tập đạo đức nhân quả, thì mới ban vui cứu khổ phò nguy tận gốc. Những việc làm này khiến cho ta hoan hỷ vui theo vì lợi ích thiết thực cho loài người, chấm dứt nhân ác, tăng trưởng nhân lành. Vì thế hạnh phúc của mọi người tràn ngập cả thế gian này. Còn gì sung sướng cho bằng khi mọi người biết rõ đường đi lối về của nhân quả! Biết rõ đường đi lối về của nó thì ai còn làm điều ác. Loài người không làm điều ác thì thế gian này là Thiên Đàng, là cõi Niết bàn, làm sao còn có người bất hạnh trong xã hội.

Hôm nay các con đã thấy rằng cái ý của Thầy từ lâu, Thầy muốn xin phép để xây dựng một cái Trung tâm an dưỡng. Để làm gì? Để mọi người được về đó người ta được nghỉ ngơi 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm và được sự hướng dẫn đường đi nước bước của nhân quả và họ được dạy đạo đức nhân quả. Để làm gì? Để diệt tận gốc khổ của con người. Nhờ họ hiểu biết, từ đó họ không làm điều ác thì họ đem lại nguồn vui hạnh phúc chơn thật cho họ. Tâm nguyện của Thầy như vậy, nhưng nhân duyên chúng sanh không đủ khó thực hiện được cái mộng này. Ước ao của Thầy mong sao có ngày nào đó chúng sanh có đủ phước để hưởng được phước báu lợi ích nhất của Phật giáo là họ học được Nhân Quả Đạo Đức để đem lại hạnh phúc chân thật do chính bàn tay khối óc của họ đã làm ra cho họ. Không ai đem đến hạnh phúc an vui bằng chính họ, vì thế đứng trên góc độ của đạo Phật điều này rất rõ ràng. Nếu Trung tâm an dưỡng ra đời được thì biết bao nhiêu người trong xã hội này đem lại hạnh phúc cho nhau.

Thầy còn nhiều sự ước ao trong lòng mình khi đã thấy được đạo Phật. Ước ao sao cho tất cả các trường học trong đất nước này được học thêm những môn học giáo dục nhân quả, đạo đức cho học sinh thì hạnh phúc thay cho đất nước đó, dân tộc đó. Được nhìn thấy những mầm non của Tổ quốc được trau dồi đạo đức nhân quả thì còn lòng nào vui sướng cho bằng. Nghĩa là khi nhìn thấy các em học sinh được học đạo đức nhân quả, từ đó hành động ác không còn nữa thì chắc chắn là một con người có ý thức, thì chắc chắn Thầy không có nỗi lòng nào sung sướng hơn nữa. Không phải đem vàng bạc của báu, tất cả những vật báu trong thế gian này mà cho mọi người mà chúng ta vui. Chúng ta vui khi thấy con người làm thiện. Thầy phỏng chừng đức Phật tuy đã nhập Niết bàn lâu xưa mà thấy tất cả chúng sanh đều thực hiện đạo đức nhân quả, Ngài cũng vui mừng, lòng từ bi của Ngài, lòng hỷ của Ngài rất là hân hoan thấy tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ. Huống hồ là Thầy còn là người bằng xương bằng thịt làm sao Thầy không sung sướng. Nhìn đất nước chúng ta mà khi có tất cả mầm non của chúng ta đều thực hiện đạo đức nhân quả thì làm sao không sung sướng. Đó là cái nhân tốt cho của Tổ quốc này. Từ đất nước này đến đất nước kia được trau dồi đạo đức nhân quả thì con người trên hành tinh này được hạnh phúc an vui. Đó là niềm vui tuyệt đỉnh, vì mọi người đã mang đến niềm vui chân thật cho bản thân của mọi người. Chính họ đã mang đến niềm vui chân thật khi họ hiểu ra. Một người tu sĩ đạo Phật không thể làm ngơ trước những điều này, trước những con người đang lăn lộn trong những nỗi bất hạnh. Nỗi bất hạnh đó là những nhân ác của họ chớ phải đâu ai đem nỗi bất hạnh cho họ. Vì chúng ta thấu hiểu được như vậy mà chúng ta không ban rải được đạo đức Nhân Quả cho họ thì lòng chúng ta se thắt từng giây, từng phút. Chúng ta có lòng bi vô lượng, lòng từ vô lượng mà đứng trước cảnh khổ của mọi người, mọi vật, chúng ta nỡ đang tâm nhìn được sao. Phải đem hết sức mình, phải làm hết tận lực của mình để cứu khổ muôn loài, để làm cho con người sống hạnh phúc bên nhau, biết yêu thương nhau. Đó là lòng bi, đó là nỗi mừng của những người biết thương người, biết từ bi ban rải khắp cùng.

Bây giờ tới đây chúng ta sẽ trau dồi cái tâm hỷ này. Muốn trau dồi tâm hỷ này ta phải dùng pháp hướng, thường như lý tác ý. Bây giờ chúng ta đã hiểu chúng ta phải làm một cái gì đó để cho tất cả mọi người được an vui hạnh phúc thì không có gì hơn là đem giáo lý Nhân Quả, đạo đức Nhân Quả dạy cho từng người, giúp cho từng người hiểu, thì cái này là niềm vui vô lượng không thể kể xiết được. Vậy thì muốn trau dồi tâm hỷ của chúng ta để chúng ta vui luôn luôn như thế nào? Thì chúng ta phải thường Như lý tác ý mà nhắc như thế này:

"Ta hãy vui mừng theo những ý kiến của người khác để mình và người đều vui."

Trong mọi ý kiến, có những ý kiến nghịch mình, chứ đâu phải mọi ý kiến giống mình được. Vì vậy phải hướng tâm nhắc, vì muốn được vui theo người, mà người ta có ý kiến khác, mình có ý kiến khác thì làm sao vui với nhau được. Cũng như bây giờ người ta chấp kiến của người ta cho là người học tu như vậy mới đúng, còn mình chấp kiến của mình học tu theo mình như vậy là đúng, hai ý kiến này không giống nhau. Mà một người trau dồi tâm hỷ vô lượng thì mọi ý kiến đều là ý kiến của mình. Cho nên chúng ta thường phải nhắc nhở như vậy để chúng ta lấy ý kiến của người làm ý kiến của mình.

Cho nên khi xưa có 3 vị tôn giả: ông A Na Luật, ông Kim Bi La và ông A Na Đà, ba người này sống chung nhau. Đức Phật hỏi các ông sống chung nhau có được an vui tu tập không? Ông A Na Luật trình bày con sống theo ý của bạn con, ý của người khác, ý của các Tôn giả, con không sống theo ý con. Đức Phật hỏi các người kia cũng trả lời như vậy. Người nào cũng nói sống theo ý của các người khác, không có sống theo ý của mình. Đức Phật nói đó là tốt, đó là độc cư. Các con thấy sự độc cư đó mới chính là độc cư, chứ độc cư không phải ngậm miệng làm thinh, mà độc cư là sống y theo ý của người khác.

Những câu chuyện nho nhỏ trong thời của đức Phật đã cho chúng ta sự thâm sâu hiểu biết là sống qua ý kiến của người khác thì đó là mình vui theo, vui cái hỷ vô lượng tâm. Còn nếu không sống theo ý người khác thì cái hỷ vô lượng tâm không bao giờ có. Cho nên Thầy nhắc lại câu này: Ta hãy vui mừng theo những ý kiến của người khác. Vui theo ý của người ta, người ta nói gì mình cũng vui theo. Ví dụ bây giờ mình cất cái nhà thì có người bảo dựng cây cột chỗ này, người bảo dựng cây cột chỗ khác thì ý kiến đó có đúng không? Bây giờ có người bảo dựng cây cột đây thì mình cứ để đây, mình vui theo việc làm đó thì tức là chúng ta sẽ hòa hợp với nhau, không có gì mà chống trái.

Câu: Ta hãy vui mừng theo những ý kiến của người khác để mình vui, người vui. Đây gọi là hỷ tâm vô lượng theo ý người. Bởi vì cái ý của người thì người ý vầy, người ý khác, nó vô lượng cái ý, cho nên mình vui theo vô lượng ý, tức là hỷ vô lượng tâm. Thấy như vậy là nó rất rõ rồi. Bởi vì đâu có ý này giống ý kia đâu, có muôn vàn ý kiến. Mà mình hỷ vô lượng tâm thì vui theo muôn vàn ý của người khác, thì đó là vô lượng ý. Đây gọi là hỷ tâm theo ý người khác.

Thường hướng tâm nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu trên để tâm ta không chống trái ý kiến của người khác, vì thế mới có sự vui chân thật trong lòng chúng ta và mọi người. Các thầy thấy ở đây chúng ta tu tập như vậy, trau dồi như vậy, chúng ta mới có được cái hỷ tùy thuận, mới có được cái hỷ theo ý của người khác. Còn nếu không trau dồi như vậy, chưa chắc chúng ta thực hiện được cái hỷ tùy thuận. Hằng ngày chúng ta nhắc như vậy, và trong suốt cả năm chúng ta nhắc như vậy thì chúng ta mới sống được cái hỷ theo ý của người khác, mới sống được cái tâm vui theo ý của người khác chớ không phải trong một ngày, hai ngày, ba ngày mà chúng ta đạt thành được điều này. Nếu không trau dồi như vậy ta khó mà vui theo ý của người khác được.

Bản chất con người thường hay khoe khoang cái hay cái giỏi của mình. Nghĩa là biết cái gì sơ sơ thôi cũng tỏ ra là mình hay hết. Đó là cái bản ngã. Mà hễ có bản ngã thì không bao giờ có hỷ tâm vô lượng. Nghĩa là khi chúng ta có ngã là không có hỷ tâm vô lượng được. Bởi vì cái gì cũng cho là mình đúng, còn người khác là sai hết. Cái người khác là lỗi, cái người khác là trật, còn riêng mình là đúng, cái đó là bản ngã. Mà khi người có bản ngã thì cái hỷ tâm vô lượng không bao giờ có được. Không thể nào 2 cái tâm này đứng gần nhau được. Hễ có cái này thì cái kia nó mất, hễ có cái kia thì cái này nó mất. Cho nên khi chúng ta trau dồi hỷ tâm vô lượng tức là chúng ta đã diệt ngã. Quý thầy hiểu như vậy thì quý thầy mới thấy khi trau dồi hỷ tâm vô lượng tức là chúng ta diệt cái ngã, mà diệt cái ngã tức là Niết bàn. Cho nên nói vô ngã là Niết bàn, còn cái ngã tức là không bao giờ có Niết bàn. Mà hầu như chúng ta những người sống trong thế gian này thường nuôi lớn cái ngã chứ không bao giờ diệt ngã. Do sự tu tập hỷ tâm mà diệt được ngã thì hạnh phúc cho chúng ta biết là bao. Diệt được ngã là Niết Bàn, cảnh giới của chư Phật. Vì thế chúng ta thường nhắc tâm Như lý tác ý:

"Tánh hay khoe khoang cái hay cái giỏi của mình là chướng tâm ngại đạo, phải từ bỏ xa lìa thói xấu này."

Chúng ta dùng câu hướng tâm nhắc để cho nó biết đó là cái không hay gì hết, cái đó là cái thói xấu, cái đó là cái bản ngã làm cho chúng ta đau khổ. Thầy xin nhắc lại câu đó: Tánh hay khoe khoang cái hay cái giỏi của mình là chướng tâm ngại đạo, phải từ bỏ, lìa xa cái thói xấu này. Mình cho nó là cái thói xấu cho nên mình dẹp nó qua một bên, mà cái thói xấu đó là cái bản ngã của chúng ta.

Đây là hỷ tâm từ bỏ bản ngã hay là từ bỏ tánh khoe khoang. Hỷ tâm vô lượng từ bỏ tánh khoe khoang. Bởi vì sự khoe khoang của chúng ta cũng vô lượng, làm được cái gì là khoe khoang, làm được cái gì nổi lên là cho mình hay hết, học được một chút cũng khoe khoang cho mình là giỏi. Nhưng sự thật mình có giỏi đâu. Đó là vô lượng cái khoe khoang chớ không phải một cái khoe khoang. Vì vậy mà chúng ta dùng hỷ tâm, trau dồi cái tâm của mình để từ bỏ vô lượng những tánh khoe khoang này đi, tức là từ bỏ vô lượng bản ngã của chúng ta để chúng ta diệt cái bản ngã vô lượng này. Đó là cách thức do tu tâm hỷ mà chúng ta diệt trừ bản ngã của chúng ta, bản ngã vô lượng.

Lại nữa, ta phải nhắc nhở tâm ta phải biết vui hòa trong mọi công việc của mọi người:

"Lấy việc người làm việc mình."

Câu này cũng nhắc nhở chúng ta thường xuyên phải biết vui hòa trong mọi công việc của mọi người, lấy việc người làm việc mình. Mình nhắc nhở mình như vậy để luôn luôn hòa mình trong mọi công việc, để cho lòng vui mừng vô lượng của mình trong mọi sự việc mà không có lúc nào là không vui mừng. Đó là hỷ tâm vô lượng trong việc làm của người khác. Đó, khi mình dùng câu trạch pháp hướng tâm của mình thì mình phải biết hỷ tâm vô lượng là vui theo công việc của mọi người. Công việc của mọi người thì cũng vô lượng. Lát họ làm cái này, lát họ làm cái kia, bữa nay làm cái này, bữa khác làm cái kia, đủ thứ công việc chứ không phải có một thứ công việc. Cho nên chúng ta vui theo vô lượng công việc của mọi người khác. Vui theo như vậy gọi là hỷ tâm trong việc làm của người khác.

Nó có những cái tên cho câu hướng tâm, mà những cái tên đó cần chính xác để dẫn tâm của chúng ta trau dồi cho thấm nhuần. Còn nếu không chính xác thì nó không thấm nhuần được. Bởi vậy phải tu tập sao cho chính xác đúng tên đúng họ. Nếu dùng pháp hướng mà không đúng tên đúng họ thì công chúng ta tu tập vô ích, nó không có hiệu quả. Do vậy, phải dùng pháp hướng thế nào cho nó đúng thì sự tu tập có hiệu quả rất lớn và không mất thời gian.

Và ta cũng phải siêng năng thường nhắc hướng tâm như lý tác ý câu sau:

"Trong vạn vật đều có sự vui chan hòa, ta hãy theo đó mà hòa mình trong niềm vui. Nếu ta làm một việc không vui thì ta đã làm buồn khổ muôn loài vạn vật, cỏ cây."

Trong khi mọi vật đang im lìm như vậy, bỗng dưng chúng ta sân lên tức là chúng ta đã làm cho vạn vật đó đều xáo động lên hết, vạn vật đó đều khổ đau. Cho nên có câu tục ngữ nói: Người vui thì cảnh vui theo, mà người buồn thì cảnh cũng buồn theo, đó là tình trạng không vui theo đó. Vì vậy mà lỡ sân một chút xíu mà chúng ta khiến cho người khác, con vật khác không vui ở trong cảnh đang an vui của chúng, tức là chúng ta đã làm buồn khổ vạn vật, chứ không phải riêng một vật nào.

Thầy nhắc lại cái câu này: Trong vạn vật đều có sự vui chan hòa. Các con thấy trong vạn vật đều có niềm vui chan hòa, cây cỏ, chim chóc hòa lẫn niềm vui với nhau, con người lao động làm tất cả công việc nó có sự an vui, chan hòa với nhau trong đó. Bỗng dưng có cuộc đánh lộn hoặc là giết chóc nhau làm cho tất cả cây cỏ có sự tang thương ở trong đó, cho nên làm sao có sự vui. Vì vậy mà một sự đau khổ làm muôn vật ở trong đó có sự đau khổ. Tại vì đôi mắt của quý thầy không thấy được điều đau khổ đó, chứ riêng Thầy Thầy có một cảm nghĩ vạn vật đang đau khổ trong cái đau khổ của một sự việc nào xảy ra trong đó. Vì thế mới chan hòa cái niềm vui ở trong đó. Bây giờ Thầy đọc lại câu trạch pháp này:

"Trong vạn vật đều có sự vui chan hòa ta hãy theo đó mà hòa mình trong sự vui. Nếu ta làm một điều không vui, tức là ta đã làm buồn khổ muôn loài vạn vật cỏ cây."

Ta thường xuyên trau dồi câu này thì sẽ có tâm hỷ vô lượng vui mừng cùng với muôn loài. Nghĩa là chúng ta thường xuyên nhắc nhở câu này để chúng ta tránh những điều nhỏ. Thí dụ như bây giờ mình đang trên đường đi vào trong thất của mình, trong khi đó tâm hồn của mình đang ban rải yên vui theo cái sự vui của vạn vật thế mà mình vô tình lỡ đạp một con kiến gẫy chân đi, nó lăn lộn, nó rên la, thì trong không gian đó và thời gian đó vạn vật xung quanh đó đều bị nhập vào sự đau khổ đó. Cho nên chúng ta phải nhắc cái tâm của mình. Bởi vì người tu sĩ đạo Phật phải phủ trùm tình thương của mình cho vạn vật, cho nên Phật nói Tứ vô lượng tâm biến mãn khắp mười phương chúng sanh. Đó là biến mãn đó.

Cho nên một sự đau khổ nhỏ của vật này thì sẽ lan truyền sự đau khổ lên toàn bộ vạn hữu, chứ không phải chỉ có riêng con vật đó đau khổ. Khi tâm từ, tâm bi của một người đã thể hiện thì trước sự đau khổ của con vật đang lăn lộn, ngay đó tâm người đó nhói lên đau khổ. Như vậy, vạn vật đang hòa mình trong sự an vui mà bỗng có một con vật đau khổ thì cây cỏ đều đau khổ. Tuy chúng ta thấy như là vạn vật vô tình nhưng sự thật không vô tình, có sự giao cảm, sự cảm thông nhau trong vạn hữu rất là rõ ràng. Tại sao vậy? Khi có một người trồng những cây xung quanh nhà họ ở, rồi sau đó họ dời khỏi chỗ này. Những cây đó họ làm sao bứng được, cho nên khi người đó dời đi rồi thì những cây đó lần lượt buồn rồi héo khô. Chúng ta thấy cây cũng cảm động, cũng xót xa, cũng thương tiếc, cũng nhớ thương những người chăm sóc gần bên nó. Cho nên chúng ta thấy có những cây ở gần bên chúng ta thì nó sum xuê, nó vui sướng còn những cây ở ngoài rừng ngoài bụi xa thì nó cằn cỗi, khô héo vì không được vui mừng, vì nó không được nghe qua tiếng nói hoặc là hơi ấm của chúng ta chan hòa với nhau. Đó là những cái chứng minh cho thấy là vạn hữu đều chan hòa trong sự sống với nhau.

***

Vì hỷ lạc của cuộc đời nên người ta mê mệt, đắm đuối theo nó, do đó đức Phật có phân tích cho chúng ta biết có 4 loại đam mê hỷ lạc thấp kém hạ liệt, thuộc về những phàm phu, không xứng thánh hạnh, không có lợi ích, không có hướng đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết Bàn. Nghĩa là vì nó có những sự hỷ lạc của cuộc đời, tức là sự làm cho chúng ta thích thú, làm chúng ta khả ái, khả hỉ cho nên con người mê si mới đắm đuối nó, chạy theo nó. Do sự mê si đắm đuối chạy theo nó, đức Phật là một người giác ngộ cho nên Ngài thấy được, Ngài phân tích cho chúng ta có 4 loại đam mê hỷ lạc thấp kém này. Nó hạ liệt, nó làm cho chúng ta không có viễn ly, không có hướng đến sự yểm ly, vô tham, tịch diệt được, an tịnh được cho nên càng lúc càng khổ. Trong khi mọi con người đang xây dựng hạnh phúc cho con người lại đưa con người vào chỗ chạy theo những cái hỷ lạc của cuộc đời, mê mệt nó, đắm đuối nó.

Đây, quý thầy sẽ nghe lời của Phật dạy và quý thầy sẽ thấy rằng những sự ngu si của chúng ta chỉ để xây dựng những cái đau khổ:

"Này quý thầy Tỳ kheo, quý thầy có thấy chăng, có hạng người ngu si, sau khi giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, tự mình sung sướng hoan hỷ thích thú, đó là hỷ lạc thứ nhất."

Các thầy thấy rõ không, ngay bây giờ, có nhiều người bắt gà bắt vịt, họ làm thịt, họ giết đi, phải không? Họ thích thú ngay sự giết, rồi họ ăn thịt chúng sanh họ lại ngon nữa. Có phải thích không? Nếu không thích thì làm sao giết hại, ăn thịt chúng sanh. Đức Phật phân tích cho chúng ta biết giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, đó là cái hỷ lạc thứ nhất. Đó là cái hỷ lạc của dục thứ nhất đó.

"Này các thầy Tỳ kheo, các thầy có thấy chăng, có người sau khi lấy của không cho hoặc trộm cướp của người tự mình sung sướng, hoan hỷ thích thú."

Đó là hỷ lạc thứ hai. Có không? Thằng trộm nào mà lấy xe đạp hay xe Honda của người ta về bán lấy tiền mua quần mua áo, mua đồ đạc ăn uống cho vợ con nó thích thú lắm chứ. Nó đâu có nghĩ người ta mất của người ta khổ đâu. Nó sung sướng lắm. Nó có thể nói: "Bữa nay mình làm vố này là cả tháng khỏi đi làm." Có phải thích không? Đó là đức Phật cho chúng ta thấy sự thích thú thứ 2, hỷ lạc thứ 2 của con người chúng ta.

“Này các thầy Tỳ kheo, các thầy có thấy chăng, có người sau khi tự mình nói láo gạt người, sung sướng, hoan hỷ.”

Đó là hỷ lạc thứ 3. Có không? Nói láo người ta, gạt người ta được, về cười hỷ hả sung sướng lắm, đó không phải là thích thú sao? Đó là cái hỷ lạc thứ 3. Hoặc là mình nói xấu người, hoặc là mình nạt nộ người làm cho người ta sợ hãi, thì mình thích thú. "Hồi nãy tao nạt tiếng, thấy nó run lẩy bẩy, thấy khoái quá". Phải không? Các con thấy điều đó là một bằng chứng cụ thể mà ông Phật nói, Thầy thấy không có gì sai hết. Còn ghét người nào đó mình đặt điều nói xấu người đó. Mình thấy người đó ngồi khóc lu bù. Bởi họ không có xấu mà nghe mình nói vậy, tức quá khóc luôn. Lúc bấy giờ mình thích lắm, thấy người đó rầu rỉ khóc lóc như vậy, khoái lắm. Đó không phải là cái hỷ lạc sao? Đó là cái hỷ lạc thứ 3 đó.

"Này các thầy Tỳ kheo, các thầy có thấy chăng, người say đắm, đam mê vây quanh 5 thứ dục lạc: sắc, danh, lợi, thực, thùy."

Nghĩa là bây giờ chúng ta nhìn chung, chúng ta sẽ thấy này: sắc là nữ sắc, là sắc dục, danh là danh ông này bà kia, ông lớn bà lớn đó, lợi là tiền của, ăn ngon, ngủ là muốn ngủ hồi nào thì ngủ đó. Đó là người vây quanh 5 thứ dục lạc này do nó có những hỷ lạc. Mà những hỷ lạc này đức Phật gọi là hỷ lạc thứ tư. Ở trên kia là những hỷ lạc nằm trong ác pháp thật, có thật sự. Rồi đến 5 thứ dục lạc này mà vây quanh họ thì chúng ta có thấy họ hỷ lạc không? Họ khoái lắm chớ, làm sao mà không khoái 5 điều này. Ăn miếng ngon là thấy thích rồi thì tức là nó đã có hỷ lạc thứ 4 rồi. Rồi ngủ, lười biếng li bì nằm vật tới vật lui, đó là cũng hỷ lạc của cái ngủ. Rồi có tiền nhiều thì mình cũng thấy vui. Có danh làm ông lớn thì cũng thấy thích, thì đó là dục lạc rồi. Có sắc đẹp, nữ sắc thì lại càng thích thú. Tất cả những cái này đều là hỷ lạc thứ 4.

Ông Phật nói Thầy thấy không sai ở chỗ nào hết. Do chỗ hỷ lạc đó mà người ta không bỏ cuộc đời, không dứt cuộc đời ra được. Mình là người hiểu biết thì các thầy có dứt ra được không? Phải dứt đi chớ. Mình đã hiểu lời Phật dạy quá rõ rồi, Thầy đã dạy đây thì chắc chắn không còn thiếu chỗ nào hết, mà không còn thiếu thì mình thấy đó là khổ hay vui? Cái đó là vui giả, vui không thật đâu, mà chúng ta hãy tìm cái vui chân thật.

Đây là 4 thứ hỷ lạc phàm phu đầy đau khổ và tội ác. Chắc đến đây quý thầy rõ lộ trình thế gian pháp là say mê chìm đắm trong 4 thứ hỷ lạc đê tiện, thấp hèn, hạ liệt thuộc về hạng phàm phu, không xứng với thánh hạnh. Đó là những thứ hỷ lạc mà thầy đã kể ra rồi đó. Đó là những hỷ lạc của tội lỗi mà quý thầy đã nhận ra rồi.

Còn về phần tu hành chúng ta có cái hỷ lạc không? Có chớ, sao lại không. Phật cũng có dạy chúng ta biết chớ. Bài học này tuy nó dài dòng tại vì phải nói cho đủ, nói cho quý thầy hiểu được giáo án của nó, hướng nào cho nó rõ hướng nấy. Cho nên tuy nói đây là giai đoạn thứ nhất của người cư sĩ nhưng sự thật quý thầy thấy thông suốt, đã hiểu con đường đi của đạo Phật.

“Này các thầy tỳ kheo, có 4 loại hỷ lạc nhất định đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn.”

Đây bây giờ nói tới 4 thứ hỷ lạc của lộ trình thứ 2 mà chúng ta sẽ bước vào đây. Trên kia nó là hỷ lạc đem đến đau khổ, không được an tịnh cho cuộc đời chúng ta. Nó như cái bóng chớ không phải là miếng mồi thật, còn 4 cái hỷ lạc này là cái thật đưa chúng ta đến giác ngộ và niết bàn, tâm hồn an tịnh. Vậy 4 loại hỷ lạc này là gì?

1. Đây chúng ta phải xét xem cái hỷ lạc này nằm ở chỗ nào đây, để chúng ta tìm hỷ lạc của pháp giải thoát, chứ nếu không chúng ta cứ chạy theo hỷ lạc của dục Bây giờ chúng ta tu mà chúng ta không có hỷ lạc thì chúng ta tu cái gì đây. Ít ra nó cũng phải đem cho chúng ta một cái gì thích để mà chúng ta tiến tới con đường giải thoát chứ. Nếu tu quá khổ, luôn luôn bị hành hạ thì chúng ta làm sao ham tu. Cho nên đức Phật cũng phân tích cho chúng ta thấy có 4 loại hỷ làm chúng ta thích, làm chúng ta tiến bước trên con đường. Dù là con đường rất khổ nhưng nó có những cái an ủi cho chúng ta, làm chúng ta tiến tới, chúng ta không có lùi bước. Bốn loại hỷ này là gì?

1.- “Các thầy ly dục, ly ác pháp, chứng và trú sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ, đó là hỷ lạc thứ nhất.”

Đó, quý thầy thấy chưa, dục chạy theo ác pháp thì nó cũng sinh ra các hỷ lạc, đó là 4 loại hỷ lạc trên. Còn bây giờ mình đi ngược lại thì nó cũng có sanh hỷ lạc cho mình. Nhưng những hỷ lạc này khác xa hỷ lạc kia rất nhiều, và nó tuyệt diệu hơn rất nhiều vì nó đưa lại tâm hồn an tịnh và thắng trí, giác ngộ, niết bàn tịch diệt, nó làm cho tâm vô tham, vô sân, vô si, nó làm cho mình không có khổ nữa. Cho nên, do đó mình phải ly dục ly ác pháp để chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh. Đó là hỷ lạc thứ nhất của con đường tu tập của chúng ta, tức là lộ trình thứ 2 đó. Vậy bây giờ nói về hỷ lạc thì đức Phật nói có một cái định gọi là Hiện tại an lạc trú. An lạc cho nên nó có cái lạc ở trong đó, đó là cái hỷ lạc thứ nhất.

2.- “Các thầy tịnh chỉ tầm tứ. Chứng và trú thiền thứ 2 một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ nội tĩnh nhất tâm.”

Tịnh chỉ tức là ngưng lại, không cho tầm tứ còn nữa đó. Đó là hỷ lạc thứ 2, nó rõ ràng. Quý thầy thấy định sanh hỷ lạc. Nó không giống cái hỷ lạc của ly dục sanh hồi nãy. Đây là cái hỷ lạc do định sanh, trạng thái hỷ lạc này nó khác hơn nhưng cũng không phải khác xa cái hỷ lạc do ly dục đó đâu. Bởi vì ly dục là tâm thanh tịnh, mà cái nhất tâm này nó không tầm không tứ cũng là thanh tịnh, cho nên hỷ lạc không khác xa, nhưng mà nó sâu hơn, nó nhiều hơn.

3.- “Các thầy lìa xa các trạng thái tưởng, trú ở hơi thở, ly sạch 6 loại tưởng, chứng và an trú thiền thứ Ba.”

Quý thầy lìa xa các trạng thái tưởng. Bây giờ mình tới cái hỷ lạc thứ 3 thì quý thầy xả tất cả các trạng thái tưởng. Xả cho đến khi xả giấc mộng chiêm bao của quý thầy luôn nữa. Đó là hỷ lạc thứ ba. Ở trong kinh thì Phật nói ly hỷ trú xả, chứng thiền thứ ba, còn Thầy ở đây thì thầy nói một cách rõ ràng hơn để cho chúng ta nhận ra được. Là do chúng ta lìa xa các trạng thái tưởng, bởi vì lúc này ý thức của chúng ta diệt tầm tứ rồi, cho nên ý thức nó ngưng rồi, nên cái tưởng thức nó hoạt động. Do tưởng thức hoạt động mới sinh ra những trạng thái làm chúng ta thích, vui cho nên gọi là hỷ đó. Có cái này xảy ra, có cái kia xảy ra làm chúng ta vui. Ví dụ thấy hào quang, thấy bay bổng lên trời, thấy mình có thiên nhãn, thần nhãn. Do đó nó làm cho mình thích thú. Mình thích thú tức là vui. Cho nên Phật mới nói ly hỷ, Thầy nói tận gốc còn Phật nói là cái trạng thái vui (hỷ). Nhưng mà cái gì làm chúng ta vui? Nó phải có cái vui. Còn ở đây Thầy nói trạng thái làm cho chúng ta vui mà không nói hỷ, nhưng mà nói trạng thái đó, cho nên chúng ta phải lìa tất cả các trạng thái xảy ra mà làm cho chúng ta vui, thì đó chúng ta gọi là ly hỷ. Vậy thì chúng ta phải xả sạch, ly sạch 6 cái tưởng này thì chúng ta mới chứng và an trú thiền thứ 3, do đó hỷ lạc thứ 3 sanh. Chúng ta mới có cái hỷ lạc thứ 3 sanh.

4.- “Các thầy tịnh chỉ hơi thở, nhập tứ thiền.”

Đến đây quý thầy sẽ tiếp tục để thấy nó có 4 loại hỷ lạc. Phật nói xả hỷ xả lạc xả niệm thanh tịnh nhập Tứ thiền. Ở đây Thầy không nói vậy, Thầy nói rất rõ ràng cụ thể, làm sao cho hơi thở ngưng là nhập Tứ thiền chứ không cần phải xả. Mà ngưng hơi thở tức là xả hỷ xả lạc rồi, có phải dễ không. Các thầy thấy chỗ Thầy dùng thì dễ hiểu và rõ, còn nói xả hỷ xả lạc không biết xả làm sao cho hết hỷ, xả làm sao cho hết lạc, xả làm sao cho hết niệm thanh tịnh, thì nó hơi khó. Nhưng ở đây thầy chỉ cần nói tịnh chỉ hơi thở là nhập Tứ thiền. Mà nhập tứ thiền là hỷ lạc thứ 4 sinh ra. Có gì đâu, cái hỷ lạc đó ai tới đó thì biết cái hỷ lạc đó. Chớ bây giờ nói hỷ lạc như là dục lạc như ăn miếng ngon thì sai rồi, ăn miếng ngon mà thấy ngon thì đó là trật rồi. Bởi cái hỷ lạc Tứ thiền đâu có ăn ngon. Cho nên có nhiều người nói tôi nhập định tôi thấy sung sướng lắm, sảng khoái lắm, điều đó là dục lạc chứ không phải hỷ lạc của thiền định. Phải hiểu cho đúng cách thì chúng ta mới thấy con đường tu của chúng ta đúng, còn nếu không thì chúng ta sẽ không thấy.

“Bốn loại hỷ này nhất định đưa tới yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết bàn, hỷ lạc này xứng thánh hạnh.”

Cái hỷ lạc này là cái hỷ lạc của bậc Thánh; chỉ có bậc Thánh thọ hưởng hỷ lạc này, chứ phàm phu thì không bao giờ rớ tới nó được. Bây giờ nghe nói ly dục ly bất thiện pháp để sanh hỷ lạc thì quý thầy có biết cái hỷ lạc nó ở đâu đâu. Bởi vì mình chưa ly dục mà, tâm mình còn ham muốn cái này cái kia mà, làm sao mình biết, chừng nào mình ly sạch rồi mình mới biết. Đó là những cái mình chưa làm được cho nên mình chưa thấy hỷ lạc đó. Cũng như bây giờ người ta nói ăn miếng bánh này ngon quá, mà mình chưa ăn thì mình biết nó ngon ra làm sao. Chỉ nghe theo, nghe nói vậy thôi, chừng nào mình bỏ vô miệng nhai mình nuốt, đó là hỷ lạc của dục. Mình ăn mình mới biết nó ngon, nó ngọt, nó đắng cay trong đó. Còn bây giờ chưa ăn, chỉ nghe người ta nói cái bánh này ngon lắm, cái bánh này làm đâu bên Hoa Kỳ đó, mới đem về đây, thợ làm bánh này rất khéo, rất ngon, ăn cái mùi vị đặc biệt không có cái bánh nào ngon bằng. Nghe người ta nói vậy chứ mình chưa nếm, lưỡi mình chưa biết. Thì bây giờ 4 cái hỷ lạc của pháp này cũng vậy, các thầy chưa có biết, chưa có nếm được. Mà nếm được rồi quý vị mới biết mùi vị của nó, nó không phải ngon như cái bánh mà chúng ta ăn có vị ngọt ở trong miệng đâu. Ngọt ở trong miệng đó là dục lạc chứ không phải gì. Bởi vậy khi mình có tu tới rồi nghe người ta nói thì mình biết. Mà chưa tới thì nghe nói gì, chúng ta tưởng tượng ra cũng không nổi, mà tưởng tượng ra nó thành ra dục lạc. Cho nên vì vậy quý thầy ngồi mà nghe khinh an, nghe nhẹ nhàng, thoải mái, sung sướng là do sức tưởng ra. Cái đó là hỷ dục chứ hỷ lạc gì. Đó là cái sai, không có đúng.

Ở đây chúng ta có 8 loại hỷ lạc, 4 loại thuộc về phàm phu, thường sanh ác pháp, 4 loại thuộc về bậc Thánh, thường sanh các thiện pháp. Bây giờ quý thầy đã rõ hỷ lạc nào đúng và hỷ lạc nào sai, hãy chọn cái đúng mà đi, cái sai thì bỏ, để kiếp kiếp đời đời thoát khỏi khổ đau. Cái sai thì luôn luôn gắn liền với khổ đau mà cái đúng thì mới thoát ra khỏi khổ đau.

Thầy vạch quá rõ còn đi hay không đi là quyền của quý thầy, muốn hay không muốn là do quý thầy chứ thầy không có cõng quý thầy đi được. Quý thầy nhớ Phật ngày xưa cũng nói: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không thắp đuốc cho các con đâu”. Các con hiểu điều đó, bây giờ các con rõ rồi đó. Thầy vạch ra 2 lộ trình rất rõ, đầu tiên thì giảng nói cái này kia, nhưng bây giờ tới giai đoạn này thì các con biết thầy đã chỉ cho thấy rõ ràng 2 cái lộ trình. Phải bước 1 lộ trình chứ không thể nào bước cả 2 lộ trình được.

***