• phattuvandao1
  • khatthuc1
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem2
  • daytusi
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem3
  • amthat2
  • chanhungphatgiao
  • ttl1
  • huongdantusinh
  • tinhtoa1
  • amthat1
  • quetsan
  • tranhducphat
  • lopbatchanhdao
  • benthayhocdao
  • vandao2
  • tamthuphattu
  • ttl3
  • thanhanhniem1
  • phattuvandao3
  • tinhtoa2
  • ThayTL
  • toduongtuyetson
  • amthat3
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Tranh đức Phật
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
In bài này

Nghĩa Từ Nguyên Thủy Chơn Như (Vần N.1/2)

Lượt xem: 5327

(Tỳ khưu Từ Quang tổng hợp nghĩa các từ và câu kinh được Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng trong tất cả các sách của Ngài)


N (1/2)

Năm bộc lưu (PhậtDạy.1) Bộc lưu là dòng thác; dòng thác là chỉ cho sức mạnh của nước từ trên cao đổ xuống khó có ai vượt qua. Năm bộc lưutức là năm dòng thác: 1- Dục bộc lưu là dòng thác dục tức là sức mạnh của lòng tham muốn. 2- Hữu bộc lưu là dòng thác của các vật sở hữu tức là sức mạnh dính mắc của các vật sở hữu. 3- Kiến bộc lưu là dòng thác kiến chấp tức là sức mạnh của kiến chấp. 4- Vô minh bộc lưu là dòng thác ngu si không thấy như thật các pháp tức là sức mạnh của ngu si khiến cho chúng ta thấy các pháp không như thật. 5- Ái bộc lưu.là dòng thác thất tình: hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục tức là sức mạnh của bảy thứ tình, người tầm thường không thể vượt qua được. Người tu sĩ Ðạo Phật phải vượt qua năm dòng thác này mới tìm thấy sự chân thật giải thoát.

Năm căn (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là năm cội gốc vững chắc trên đường tu tập đi đến giải thoát hoàn toàn. Năm căn gồm có: 1/ Tín căn 2/ Tấn căn 3/ Niệm Căn 4/ Định căn 5/ Tuệ căn.

Năm điều kiện để có thể tu tập đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn (TruyềnThống.1) Trong thời đức Phật còn tại thế có dạy rằng: “Một người tu tập theo Phật giáo phải hội đủ năm điều kiện mới có thể tu tập đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn”: 1/ Lòng tin. 2/ Ít bệnh. 3/ Không gian trá. 4/ Tinh tấn siêng năng. 5/ Trí tuệ.

Năm đối tượng dục lạc (ĐạoĐức.2) là 1- Danh, quyền thế, chức vị, ngôi cao, lời khen tặng, lời ca ngợi... 2- Tiền bạc, của cải, tài sản, vật chất... 3- Sắc dục, phụ nữ. 4- Ăn uống. 5- Ngủ nghỉ.

Năm đức hạnh (TruyềnThống.2) khi giữ gìn giới luật được nghiêm túc, gồm có: 1- Ðức kiên Trì. 2- Ðức tịch tĩnh. 3- Ðức thiền định. 4- Ðức quán hạnh. 5- Ðức độc cư.

Năm dục lạc (10Lành) tức là 1.- tiền của, tài sản. 2.- sắc đẹp phụ nữ. 3.- danh vọng quyền cao chức tước. 4.- ăn uống. 5.- ngủ nghỉ.

Năm dục trưởng dưỡng (Phậtdạy.3)(PhậtDạy.4)(CầnBiết.4)(CầnBiết.5) là năm thứ nuôi lớn lòng dục, gồm có: 1.- Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn; càng thấy nhiều sinh ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng. 2.- Thinh do tai nhận thức, khả lạc, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn; càng nghe sinh ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng. 3.- Hương do mũi nhận thức, khả lạc, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn; càng ngửi mùi hương sinh ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng. 4.- Vị do lưỡi nhận thức, khả lạc, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn; càng nếm mùi vị sinh ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng. 5.- Xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả ý, khả ái liên hệ đến dục, hấp dẫn; càng xúc chạm êm ái sinh ra dục càng nhiều nên gọi là trưởng dưỡng. Người ở đời không biết nên lúc nào cũng trưởng dưỡng năm thứ dục này, vì thế sự khổ đau càng chồng chất cho đến khi chết tiếp tục tái sanh càng lớn mạnh hơn nhiều, do đó đời nào cũng khổ và khổ mãi không bao giờ dứt. Nếu năm dục trưởng dưỡng còn khởi là dục ái chưa đoạn diệt. Năm dục trưởng dưỡng này chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ thì mới đoạn diệt. Nếu trong khi an trú trong sự an trú Tứ Niệm Xứ mà có năm dục trưởng dưỡng khởi lên (khi có niệm khởi trong tâm, tâm thanh thản, an lạc và vô sự không kéo dàiđược.) thì biết rằng dục ái chưa chấm dứt, chưa đoạn diệt. Như vậy, hãy cố gắng tu tập Tứ Niệm Xứ nhiều hơn để phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý cụ thể rõ ràng hơn tức là phải sống độc cư cho trọn vẹn hơn, để trau dồi và rèn luyện tu tập Tứ Niệm Xứ cho đến khi Tứ Niệm Xứ được sung mãn. Năm dục trưởng dưỡng đoạn diệt (dục ái không còn khởi) là đoạn diệt dục ái. Dục ái hết là Tứ Niệm Xứ sung mãn. Tâm dục ái còn là do sự phòng hộ sáu căn không chặt, không giữ độc cư trọn vẹn nên năm dục trưởng dưỡng tăng thịnh, vì thế an trú trong an trú không trọn vẹn, nên sự hộ trì chân lí không trọn vẹn, thành ra không sung mãn Tứ Niệm Xứ.

Năm giới đức hạnh (ĐườngVề.8) đó là: 1- Giới thứ nhất không giết hại và ăn thịt chúng sanh, đó là đức hiếu sinh tức là lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này vậy. 2- Giới thứ hai không tham lam trộm cắp, cướp giựt, không lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, đó là đức buông xả, đức thiểu dục tri túc tức là xả ly lòng không tham lam, ích kỷ,nhỏ mọn, từ bỏ lấy của không cho. 3- Giới thứ ba không tà dâm tức là đức chung thủy. Ðức chung thủy là lòng thương yêu một vợ một chồng, không lang chạ với người khác. Ðức chung thủy tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc chồng thương vợ, vợ thương chồng với một lòng thương yêu chân thật, một tình nghĩa keo sơn gắn bó. Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách. Ðây là một đạo đức gia đình mà mọi người trên thế gian này cần phải học và sống cho đúng để không làm khổ những người thân thương đầu áp tay gối của mình. 4- Giới thứ tư không nói dối tức là đức thành thật. Ðức thành thật là một đức hạnh tạo cho mình có đầy đủ lòng tin đối với mọi người. Vì thế chuyện thấy nói thấy, chuyện không thấy nói không thấy; chuyện có nghe nói có nghe, chuyện không nghe nói chuyện không nghe, chứ thấy nói không thấy, chứ nghe nói không nghe là nói dối. Người không có đức hạnh thành thật thường đem chuyện của người này nói cho người khác nghe hoặc đem chuyện người khác nói cho người này nghe hoặc nói thêu dệt, nói lật lọng đều là những người thiếu đức thành thật và đức tôn trọng mình tôn trọng người. 5- Giới thứ năm không uống rượu, uống cà phê, không hút thuốc lá thuốc lào, thuốc phiện, v.v... đó là đức minh mẫn. Ðức minh mẫn là một đức hạnh sáng suốt. Ðức minh mẫn sáng suốt là tự biết mình, làm chủ mình mình không để mình nghiện ngập rượu, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, thuốc phiện, v.v... Vì những loại xa xỉ này đem tai hại và khổ đau cho bản thân mình và gia đình mình như cha, mẹ, vợ, con.

Năm hạ phần kiết sử (Phậtdạy.3)(TrợĐạo)(CầnBiết.4) là năm sợi dây trói buộc của phần thấp, nghĩa là năm sợi dây trói buộc của dục giới, gồm có: 1- Tham kiết sử:Phiền não của tham dục tức là do lòng tham muốn không đạt được sinh phiền não. 2- Sân kiết sử:Phiền não của giận dữ tức là giận dữ do lòng tham muốn không đạt được sinh ra phiền não. 3- Thân kiến kiết sử:Phiền não của ngã kiến tức là do chấp ngã mà sinh ra phiền não. 4- Giới cấm thủ kiết sử:Phiền não do giới cấm phi lý của ngoại đạo (ngồi thiền chân đau tê không xả ra), tu đứng, tu ngồi, tu hạnh con bò, tu hạnh con chó, v.v… 5- Nghi kiết sử: Phiền não do lòng nghi hoặc tức là thấy ai nói hay làm một hành động nào đó rồi cho họ nói xấu mình. Muốn diệt trừ năm hạ phần kiết sử này thì chỉ có tu theo pháp môn Tứ Niệm Xứ. Đức Phật dạy diệt năm hạ phần kiết sử, lúc chết liền được hóa sinh vào Niết Bàn. Khi còn sống giữ gìn được tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự tức là tâm ly dục ly bất thiện pháp, là Niết Bàn. Sống với tâm Bất Động Thanh Thản, An Lạc, Vô Sự là đã diệt trừ năm hạ phần kiết sử thì chết cũng ở chỗ Bất Động đó, nên gọi là nhập Niết Bàn như lời Đức Phật đã dạy ở trên. Chỉ cần diệt trừ năm hạ phần kiết sử này thì chết cũng vào Niết Bàn một cách dễ dàng không thua gì một bậc đã tu chứng quả A-la-hán.

Năm pháp làm suy yếu sự tu tập (CầnBiết.4) Sát sanh, trộm cắp, dâm dục, nói láo, uống rượu. Năm pháp làm suy yếu sự tu tập là năm giới của người Sa Di. Năm giới này muốn được giữ gìn trọn vẹn nghiêm chỉnh không hề vi phạm thì chúng ta phải tu tập Tứ Niệm Xứ trong giai đoạn đầu tức là tu tập Tứ Chánh Cần, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác. Muốn giữ giới luật nghiêm chỉnh thì phải tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Năm sanh thú (CầnBiết.4) Năm trạng thái của tâm để xác định người ác, người thiện; gồm có: Địa ngục, loài bàng sanh, ngạ quỷ, Người, Trời. Muốn tu tập để thoát ra những trạng thái đau khổ và chấm dứt tái sanh luân hồi thì chỉ có tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Năm tâm hoang vu (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) Tâm hoang vu là tâm rừng rú, là tâm chưa được huấn luyện, là tâm chưa được tu tập Tứ Niệm Xứ, gồm có: 1.- Vị Tỳ kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư. 2.- Vị Tỳ Kheo nghi ngờ đối với Pháp. 3.- Vị Tỳ Kheo nghi ngờ đối với Tăng. 4.- Vị Tỳ Kheo nghi ngờ đối với Học Pháp (giới). 5.- Vị Tỳ Kheo phẫn nộ đối với các vị đồng Phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động trở thành hoang vu, nên không hướng về sự nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn.”. Muốn xả bỏ tâm rừng rú đó thì phải tinh tấn siêng năng tu tập Tứ niệm Xứ.

Năm thủ uẩn (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là năm duyên hợp lại tạo thành thân người: 1- Sắc thủ uẩn:là phần hữu hình của thân ngũ uẩn gồm có bốn đại: đất, nước, gió, lửa. Thân tứ đại sử dụng sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý và sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức tiếp xúc với sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. 2- Thọ uẩn:là phần vô hình của thân ngũ uẩn. Thọ uẩn có ba thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Có ba thức sử dụng thọ này: sắc thức, tưởng thức, thức thức. Thọ là cảm giác nhận ra: an lạc, mừng vui, đau khổ, phiền não, tức giận v.v… 3- Tưởng uẩn:là phần vô hình của thân ngũ uẩn. Tưởng uẩn hoạt động mà người đời và tất cả tôn giáo đều hiểu lầm lạc cho sự hoạt động của tưởng là thế giới siêu hình. Chiêm bao cũng là một dạng tưởng uẩn hoạt động, nhưng nó thuộc về ý thức tưởng. 4- Hành uẩn:là phần vô hình của thân ngũ uẩn. Hành uẩn là những hành động của sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn. Nếu thân ngũ uẩn không có hành uẩn là không thành thân ngũ uẩn mà thành một vật bất động vô tri, vô giác. 5- Thức uẩn:là phần vô hình của thân ngũ uẩn. Thức uẩn là phần hoạt động siêu không gian và thời gian, nó thuộc về trí tuệ Tam Minh, Lục Thông của những người đã tu chứng quả A La Hán, còn người tu chưa chứng quả A La Hán thì không bao giờ sử dụng được Thức uẩn. Đối với mọi người bình thường thì Thức uẩn đang bất động không hề hoạt động một chút nào cả. Theo Phật giáo thì năm thủ uẩn này cần phải đoạn diệt. Muốn đoạn diệt được năm thủ uẩn này thì chỉ có tu pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Năm Thượng Phần Kiết Sử (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là năm sợi dây trói buộc về trạng thái có hình sắc (sắc giới) và trạng thái không hình sắc (vô sắc giới). Năm Thượng Phần Kiết Sử gồm có: 1- Sắc ái Kiết Sử: Những vật chất có hình ảnh làm cho chúng ta ưa thích như nhà lầu xe hơi, chùa to Phật lớn, tivi, tủ lạnh, vi tính, v.v… 2- Vô sắc ái Kiết Sử: Những vật không hình sắc như các cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ thường sinh ra ưa thích và không ưa thích; như các hành: Thân hành, khẩu hành, ý hành làm cho chúng ta ưa thích. 3- Mạn Kiết Sử: Nói đủ là ngã mạn. Ngã mạn là tính kiêu căng tự đắc xem trời đất không ai bằng mình. 4- Trạo cử Kiết Sử: Những phiền não khiến tâm bất an, đó là về tâm. Còn trạo cử về thân thì thân đau nhức chỗ này, chỗ kia hoặc mỏi mệt bất an, lăn qua lộn lại, thân nhút nhít, động đậy không lúc nào yên. 5- Vô minh Kiết Sử: Trạng thái hôn trầm, thuỳ miên, vô ký khiến cho thân lười biếng, muốn đi nằm, đi ngủ, nói chung là trạng thái tham ăn tham ngủ, không tinh tấn siêng năng tu tập. Muốn đoạn diệt Năm Thượng Phần Kiết Sử thì duy nhất phải tu pháp môn Tứ Niệm Xứ, ngoài pháp môn Tứ Niệm Xứ thì không có pháp nào diệt nó được.

Năm tiêu chuẩn con người thật người (PhậtDạy.1) 1- Hiếu sinh: Một con người thật người là không ăn thịt chúng sanh. 2- Buông xả và cần lao: Một con người thật người là không tham lam, trộm cắp, cướp của. 3- Chung thủy: Một con người thật người là không tà dâm. 4- Thành thật: Một con người thật người là không vọng ngữ. 5- Sáng suốt, minh mẫn: Một con người thật người là không ưa thích uống rượu. Chỉ cần sống đúng năm tiêu chuẩn ở trên thì lúc nào bỏ thân này sẽ có thân người mới ngay liền, không có khó khăn, vì năm tiêu chuẩn ở trên là năm tiêu chuẩn làm người, không còn mang bản chất loài cầm thú.

Năm trần (TrợĐạo) gồm có: 1- Sắc là tướng mạo, hình sắc của vạn vật trong vũ trụ như cây cỏ, đất đá, núi sông, các loài vật lớn hay nhỏ và con người. 2- Thinh là âm thanh, tiếng nói, tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng rên, tiếng la hay tiếng hét, v.v... 3- Hương là mùi thơm, mùi thối, mùi thơm nồng nực hay mùi thối khó chịu. 4- Vị là vị ngọt, bùi, cay, đắng, mặn, lạt. 5- Xúc là va chạm, sờ mó, rờ rẫm, xoa bóp. Nếu một người có tri kiến giải thoát thứ ba này thì rất thông suốt những tâm niệm ham muốn, những tâm niệm sân hận, những tâm niệm làm khổ mình làm khổ người, là những tâm niệm đau khổ. Bởi tri kiến giải thoát thứ ba là hiểu về lòng ham muốn, về lòng sân giận, về những ý suy nghĩ làm khổ mình, khổ người.

Năm trạng thái của tâm để xác định người ác người thiện (Phậtdạy.3) gồm có: 1- Ðịa ngục: Trạng thái đau khổ như đang cơn bạo bệnh. 2- Loài bàng sanh: Trạng thái giống như loài bàng sanh. 3- Ngạ quỉ: Trạng thái đau khổ đang bị đói. 4- Người: Trạng thái giữ gìn năm giới được trọn vẹn. 5- Trời:Trạng thái giữ gìn 10 điều thiện được trọn vẹn. Muốn tu tập để thoát ra những trạng thái đau khổ này và chấm dứt tái sanh luân hồi thì chỉ có tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Năm triền cái (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4)(12Duyên) là năm cái màn ngăn che làm cho không thấy được tâm mình, gồm có: 1- Dục tham triền cái; 2- Sân triền cái; 3- Si triền cái (hay hôn trầm thùy miên triền cái); 4- Mạn triền cái (hay trạo hối triền cái); 5- Nghi triền cái. Đó là năm cái màn ngăn che làm cho ta không thấy được tâm mình tham, sân, si, mạn, nghi. Năm triền cái này là năm pháp ngăn che làm cho tâm ta không thanh tịnh, tức là không ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Do đó nội tâm ta không đủ nội lực Tứ Như Ý Túc để thực hiện Bốn Thiền và Tam Minh. Muốn giải thoát thì đoạn trừ tận gốc ngũ triền cái và thất kiết sử thì chứng đạo. Muốn đoạn tận năm triền cái này thì chúng ta hãy tu tập Tứ Niệm Xứ, chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ mới đoạn tận năm triền cái.

Năm xan tham (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là năm tính keo kiệt, gồm có: 1.- Xan tham trụ xứ: Tâm dính mắc nơi mình ở, không rời bỏ được, nếu ai xâm phạm đến đất đai, nhà cửa chỗ ở là các bạn sẽ ăn thua đủ với họ. Tình trạng kiện thưa đất đai. Ở trên đất người khác mà muốn chiếm luôn, tranh chấp từng tấc đất theo ranh giới, tính keo kiệt về đất đai nơi mình ở. 2.- Xan tham gia đình: Tâm dính mắc gia đình, không rời bỏ được gia đình, nếu có sự rời bỏ gia đình là buồn khổ và đau đớn. Có nhiều người muốn đi tu vì biết đời là khổ, nhưng không rời bỏ gia đình được, luôn luôn viện cớ bằng cách này, bằng cách khác, đó cũng chính là xan tham gia đình. Người quyết tâm đi tu rời bỏ gia đình là người không xan tham gia đình, là người đầy đủ nghị lực, kiên cường và có tính cương quyết, nên mới xả được tâm xan tham. 3.- Xan tham lợi dưỡng: Tính ưa ăn ngon mặc đẹp, muốn cho mình sống đầy đủ phủ phê, sung sướng bằng của đàn na thí chủ không phải bỏ sức lao động. 4.- Xan tham dung sắc: Tích ưa thích sắc đẹp. Ưa thích sắc đẹp là ưa thích sắc dục, ưa thích tính sắc dục là thân tâm cấu uế, bất tịnh, thân tâm không thanh tịnh. 5.- Xan tham pháp: Thấy mọi vật gì cũng sinh tâm ham thích: nhà, cửa, ruộng vườn, đất đai, thú vật, vàng bạc, của báu, xe cộ, đồ đạc, v.v… Muốn đoạn trừ năm xan tham này thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ, ngoài Tứ Niệm Xứ ra thì không có pháp nào diệt trừ được.

Nằm (4Tâm) Khi nằm ta cũng nhắc “Chúng sanh chung quanh ta có rất nhiều, nếu ta nằm trên chúng thì chúng có thể bị tổn thương, hoặc bị đè bẹp mà chết” hay “Tất cả chúng sanh sẽ ở dưới lưng ta. Ta hãy xem xét kỹ chỗ nằm có chúng sanh ở dưới đó không rồi mới nằm”. Do đó trong ngày nếu có bao nhiêu lần ta đi, đứng, nằm, ngồi thì ta được bấy nhiêu lần trau dồi. Cũng như người thợ vót tên, mỗi ngày cứ chăm chỉ vót mũi tên cho nhọn và đều thì cuối cùng cũng sẽ đạt như ý muốn. Thân ta cũng phải trau dồi như vậy thì tâm ta mới được an vui. Nhiều lúc ta quá mệt mỏi và ta không để ý có các sinh vật ở dưới nếu ta vô tình nằm lăn qua lăn lại là ta đã giết chết chúng sanh (kiến, nhện, dán, bò cạp v.v...), nó rên la đau đớn mà ta nào có hay. Bởi vậy khi lăn qua, lăn, lại ta phải nhắc tâm, lưu ý và thực hiện cho được từ, bi, hỷ, xả.

Nằm kiết tường (ĐườngVề.6) Nằm kiết tường theo kiểu như đức Phật Niết Bàn, có lợi ích rất lớn: 1/ Ngủ không mê, thường tĩnh thức. 2/ Ngủ không mộng. 3/ Tĩnh thức dễ dàng trong giấc (Phậtdạy.3)ngủ. 4/ Ngủ ít, không mệt mỏi, không lười biếng. 5/ Nằm ngủ kín đáo, có oai nghi tế hạnh, giống nhưcon sư tử nằm. Nằm kiết tường, tướng nằm rất kín đáo và khoan thai, không có cách nằm nào hơn được. Người nằm kiết tường ngủ nhiều không đúng cách. Vì kiểu nằm kiết tường là cách nằm tĩnh thức, chứ không phải nằm ngủ như người thế gian. Khi tập nằm kiết tường đừng lăn trở nằm theo kiểu khác, chỉ chịu khó tập nằm từ 30 phút lên 1 giờ rồi đến 2 giờ, 3 giờ thì sẽ đạt được như ý muốn. Ngày xưa Phật không ngủ chỉ nằm kiết tường nghỉ ngơi khoảng 30 phút, rồi dậy đi kinh hành.

Nằm mộng thấy người chết về báo mộng (Đường Về.7) Ðó không phải linh hồn người chết về báo mộng, mà chính tưởng ấm của người thân trong gia đình nằm mộng biến hiện ra hình ảnh người chết. Vì tình cảm thương nhớ người mất,nên tưởng ấm xuất hiện giấc mộng để khiếncho người thân thỏa tình nhớ thương, chứ không có linh hồn nào cả. Giấc mộng do tưởng thức hoạt động mà thành, nó thể hiện tình cảm, tâm lý và sự ướcao của người sống đối với người chết. Ngườithân thương nhớ người quá cố thì nằm mơ thấyngười chết về. Nói về mộng, thì quý Phật tử đừng nghĩ rằng có linh hồn người chết. Mà hãy biết đó làtưởng thức tự tạo ra bối cảnh theo tâm lý, tình cảm của con người rồi nó tự hiện, chủ kháchđều là nó cả. Trong thân ngũ uẩn nó là tưởng uẩn, còn gọi về thức thì nó gọi là tưởng thức; còn gọi về dục thì nó gọi là tưởng dục; còn gọi về vô minh nó được gọi là vô minh tưởng; còn gọi về trí tuệ thì nó gọi là tưởng tuệ; còn gọi về tri kiến thì nó gọi là tưởng kiến; còn gọi về tri thì nó gọi là tưởng tri; còn gọi về năng lực thì nó là tưởng lực. Cho nên, tưởng uẩn có rất nhiều tên khác nhau, khi nó ở phận sự nào thì nó có một cái tên rất xứng hợp. Vì thế, sự hoạt động của nó cũng không lường. Tóm lại, linh hồn không có, chỉ có tưởng thức biến hiện ra, khiến cho mọi người chưa có trí vô hạn lầm chấp “có sự sống sau khi chết”.

Năng Lực Bảy Giác Chi được tu tập (PhậtDạy.2) làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ Ba Minh thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ trong giai đoạn cuối cùng, tức là thực hiện Thân Hành Niệm. Duy nhất chỉ có Pháp Thân Hành Niệm được tu tập, được thành như cỗ xe kiên cố, được làm thành như căn cứ địa thì Bảy Năng Lực Giác Chi mới xuất hiện. Nhờ Bảy Năng Lực Giác Chi mới đủ sức giúp cho chúng ta nhập các định và thực hiện Tam Minh. Nếu không có bảy năng lực Giác Chi thì trên đời này không ai thực hiện được Tam Minh.

Năng lực làm những việc phi thường (CầnBiết.4) thì phải tu tập Giới Luật và pháp môn Thân Hành Niệm. Từ pháp môn Thân Hành Niệm mới có những năng lực xuất hiện để trợ giúp cho chúng ta làm chủ sự sống chết. Năng lực ấy rất phi phàm, nó có được không ngoài Giới Luật và pháp môn Thân Hành Niệm. Ngoài hai pháp môn trên đây thì không có pháp nào có đủ năng lực làm những việc phi thường như vậy.

Năng lực tu chứng (ĐườngVề.4) Năng lực tu chứng của Phật như thế nào thì năng lực tu chứng của các bậc A La Hán cũng như vậy có nghĩa là Phật có 10 lực và minh, hạnh đầy đủ thì các bậc A La Hán cũng có được 10 lực và minh, hạnh đầy đủ như vậy. Phật có gì thì các bậc A La Hán cũng đều có nấy. Pháp tu của Phật giúp cho tâm mọi người thanh tịnh, vô lậu, chứ không phải pháp tu tập để tạo ra năng lực có cao có thấp, vì thế tâm mọi người thanh tịnh, vô lậu thì giống nhau, từ tâm thanh tịnh vô lậu lưu xuất ra bảy năng lực Giác Chi. Bảy năng lực Giác Chi tạo ra Bốn Thần Túc. Do đó, người tu sĩ nào tu tập chứng đạt chân lí đều có Tứ Thần Túc, nên năng lực phải giống nhau. Nhưng vì Phật là người sáng lập ra đạo Phật nên gọi là Phật mà thôi.

Năng mãn (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) là tâm tròn đầy đức hạnh.

Năng nhơn (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) nghĩa là lòng thương người.

Năng sở không còn (Tạoduyên) là vô tâm, hay là tranh số 8 Thập Mục Ngưu Ðồ. Thập Mục Ngưu Ðồ cho chỗ vô tâm là chưa viên mãn, nên bảo vô tâm còn cách một lớp rào, vì thế, phải tiếp tục tu hành tiến tới tranh 9, tranh 10.

Năng tịch (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.

Năng từ (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) là lòng từ bi.

Niết Bàn (PhậtDạy.1)(PhậtDạy.2)(Phậtdạy.3)(ĐườngVề.3)(ĐườngVề.6)(ĐườngVề.9)(CầnBiết.2)(CầnBiết.4)(ĐườngVề.9) Trong kinh sách Nguyên Thủy của đạo Phật có nói đến cảnh giới Niết Bàn tại thế gian, tại tâm. Một người sống ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm, tâm hồn vô sự, thanh thản, trầm lặng, an lạc là đang sống trongNiết Bàn.

Niết Bàn là chỉ cho tâm vô dục, tâm bất động giải thoát, tức là tâm đã lìa xa lòng ham muốn và các ác pháp, tâm lìa xa lòng ham muốn và các ác pháp là tâm thanh thản, an lạc và vô sự, là tâm không còn ham muốn và không bị ác pháp lay động. Khi tâm không còn ham muốn (vô dục) và tâm bất động trước các ác pháp, là trạng thái tâm diệt dục, là một chân lý có thật, đó là Niết Bàn của Đạo Phật, là mục đích của Đạo Phật.

Niết Bàn là trạng thái tâm hết tham, sân, si, trạng thái tâm vô lậu, tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ; Ðạo Phật gọi nó là “Diệt Ðế” là trạng thái tâm không còn dục, không còn ác pháp; tâm thanh thản an, lạc và vô sự. Diệt Ðế có một niềm vui an lạc mà không có dục, nó mang chân hạnh phúc cho mọi người. Niết Bàn là trạng thái tâm không còn một tí gì tham, sân, si, mạn, nghi. Niết Bàn chẳng qua là một danh từ để chỉ cho chân lí thứ ba Diệt đế. Diệt đế là trạng thái tâm hết tham sân, si tức là trạng thái tâm ly dục ly ác pháp, v.v... Người tu hành chứng đạo thì thân tâm đều luôn ở trong Niết Bàn. Thân tâm đều luôn ở trong Niết Bàn nên gọi là Hữu Dư Niết Bàn, còn người tu chứng thân đã chết thì gọi là Vô Dư Niết Bàn. Người tu giải thoát không có đi về đâu vì không có cõi Niết Bàn để đi. Cho nên, trạng thái tâm ly dục ly ác pháp là cảnh giới của người giải thoát ở đó. Ðó là một từ trường, không còn có cảnh giới nào khác nữa. Khi tâm ly dục ly ác pháp thì không còn nghiệp nên không có tái sanh luân hồi. Khi người còn sống, tâm ly dục ly ác pháp thì giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Người có giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào là tâm ly dục, ly ác pháp hoàn toàn, là người có tri kiến giải thoát. Tri kiến giải thoát là “Minh” chứ không còn “Vô minh” nữa. Trong Minh gồm có giới luật và tri kiến giải thoát, nên Phật dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, Giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh tri kiến”.

Như vậy, chỗ Niết Bàn đâu phải chỗ hết niệm, vì hết niệm làm sao có tri kiến, có giới luật? Niết Bàn cũng không phải là một cõi giới siêu hình, nó chỉ là chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Niết Bàn không phải là một cảnh giới, cũng không phải là một thế giới siêu hình, cũng không phải cõi Thiên Ðàng, Cực Lạc hay bất cứ một cõi Trời nào, cũng không phải bản thể vũ trụ, Phật Tánh.

Không có cõi giới Niết Bàn như các nhà Ðại Thừa tưởng, vẽ ra và dựng lên nhiều cõi như: Nhị chủng Niết Bàn, Tứ Chủng Niết Bàn, Ngũ chủng Niết Bàn, v.v… (các nhà Ðại Thừa tưởng, vẽ ra và dựng lên Nhị Chủng Niết Bàn gồm có: 1- Hữu dư Niết Bàn, 2- Vô dư Niết Bàn. Tứ Chủng Niết Bàn gồm có: 1- Bản lai tự tính thanh tịnh Niết Bàn, 2- Hữu dư y Niết Bàn, 3- Vô dư y Niết Bàn, 4- Vô trụ xứ Niết Bàn. - Ngũ Chủng Niết Bàn gồm có: 1- Cõi dục giới là nơi chứng quả mà mến mộ là Niết Bàn phàm phu thứ nhất. 2- Mến mộ tính vô ái của Sơ Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ hai. 3- Mến mộ tâm vô khổ Nhị Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ ba. 4- Mến mộ sự cực duyệt của Tam Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ tư. 5- Mến mộ sự khổ lạc đều quên của Tứ Thiền là Niết Bàn phàm phu thứ năm.) các nhà học giả phát triển có nhiều ý thâm độc ác để đánh lừa Phật tử bằng nhiều cảnh giới Niết Bàn để biến dần trạng thái Niết Bàn thành cõi giới siêu hình Niết Bàn.

Niết Bàn của Phật (Phậtdạy.3) là trạng thái tâm không còn ham muốn, tâm vô dục, và không bị lay động. Với mục đích muốn được tâm vô dục và bất động thì phải tu tập tâm ly dục ly ác pháp.

Niệm (PhậtDạy.2)(TruyềnThống.1)(TêNgưu) là ý niệm. Niệm có hai loại rõ ràng: 1- Niệm khởi chạy theo tâm dục. 2- Niệm khởi làm chủ tâm dục. Ví dụ: Có một niệm khởi lên bảo rằng: Ta muốn ăn một cái bánh phi thời thì đồng thời lúc đó cũng có một niệm khác cũng khởi lên ngăn lại và bảo rằng: giờ này không được ăn phi thời, ăn như vậy là phạm giới về ăn uống; ăn như vậy không xứng đáng là người tu sĩ Phật giáo. Cho một ví dụ khác nữa: Có một người nằm trên giường bệnh tâm khởi niệm lo lắng: Theo như lời bác sĩ nói căn bệnh ung thư của ta sẽ sống không còn bao lâu nữa, vậy ta hãy mua thịt cá ăn cho “đã” để có chết cũng không còn thèm nữa. Trong khi đó lại có một niệm khác khởi lên bảo rằng: Sắp chết rồi ta phải ăn chay làm thiện để kiếp sau có sinh lên làm người cũng được mạnh khỏe, vì ăn thịt cá là huân thêm tội ác, do sát hại chúng sinh nên khó mà sinh làm người. Bởi vì luật nhân quả ai gieo nhân nào thì phải gặt quả nấy. Trên thân gồm có hai niệm: 1. Thân hành niệm nội. 2. Thân hành niệm ngoại. Trên thọ gồm có ba niệm: 1- Niệm thọ lạc. 2- Niệm thọ khổ. 3- Niệm thọ bất lạc bất khổ. Trên tâm gồm có hai niệm: 1- Niệm tịnh. 2- Niệm động. Trên pháp gồm có hai niệm: 1- Niệm thiện. 2- Niệm ác.

Niệm ác (ĐườngVề.5)(12Duyên) niệm ấy đưa đến khiến ta phiền não, khiến ta mất an vui, thanh thản, cũng như niệm đó khiến cho người khác mất an vui thanh thản.

Niệm căn (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) Niệm là những hành động nơi thân của chúng ta, căn là cội gốc. Vậy niệm căn có nghĩa là cội gốc niệm nơi mỗi hành động của thân chúng ta. Muốn có được cội gốc niệm chân chánh thì phải tu tập pháp môn “Tứ Niệm Xứ ”. Theo Đạo Phật, chữ niệm có nghĩa là hành động của thân để nương vào thân hành của mình mà xả tâm ly dục ly ác pháp. Đức Phật dạy: “Niệm căn cần tu tập “Tứ Niệm Xứ”, ngoài Tứ Niệm Xứ không đâu có chánh niệm, vì chánh niệm là Tứ Niệm Xứ, trên Tứ Niệm Xứ phải ngăn ác diệt ác pháp bằng niệm thân hành. Cho nên mỗi hành động của thân là mỗi niệm xả tâm. Ví dụ: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, câu này trong kinh Xuất Tức Nhập Tức dạy, hay một câu tác ý xả tâm khác để dễ hiểu hơn: “Tâm phải đoạn diệt tham, sân, si tôi biết tôi đang thở”. Đó là dùng niệm thân hành nội xả tâm.

Niệm chân chánh (TruyềnThống.1)(CữSĩTu)(MuốnChứngĐạo) Trong đạo Phật có bốn chỗ niệm chân chánh: 1- Niệm thân. 2- Niệm thọ. 3- Niệm tâm. 4- Niệm pháp. Chữ chánh niệm (hay Niệm chân chánh) gồm chung có 4 niệm, như vậy an trú chánh niệm tức là an trú trong bốn niệm. An trú trong bốn niệm một lần là tu tập Tứ Niệm Xứ. Cho nên Tứ Niệm Xứ còn gọi là Chánh Niệm.

Niệm của thân (PhậtDạy.2) là các cảm thọ: đau nhức, ngứa ngáy, mệt mỏi, tức lói, v.v… Những pháp này xảy ra trên thân cũng đều do gốc dục cả. Tất cả các cảm thọ đều vô thường, vô ngã, không phải là ta, không phải của ta. Ta với nó là hai kẻ xa lạ. Đuổi các cảm thọ bằng cách chỉ cần tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đừng sợ cảm thọ, nó không phải là ta, của ta, nó là người xa lạ hãy đi, đi! Không được ở trong thân ta” hoặc tác ý “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” hoặc “Thọ phải đi, đi! Thân phải an tịnh. Tôi biết tôi đang đi kinh hành”, luôn bám cho thật chặt vào hơi thở hoặc thân hành ngoại thì cảm thọ sẽ đi mất, tức là dục đi mất. Dục ở chỗ đau gọi là dục đau, hết dục là hết đau, tức là lìa gốc dục của các pháp. “Tất cả pháp lấy dục làm căn bản”.

Niệm Giác Chi (ĐườngVề.9)(TrợĐạo) Khi tu tập Tâm bất động trên Tứ Niệm Xứ (trên thân quán thân) mà chỉ còn có một tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, không có một niệm nào xen vào chỗ tâm bất động thì đó là đã đạt được Niệm Giác Chi. Niệm Giác Chi là niệm giải thoát, niệm giải thoát là Chánh Niệm, Chánh Niệm trong Bát Chánh Ðạo tức là Tứ Niệm Xứ. Nhưng chúng ta nên biết Chánh Niệm tức là niệm thiện. Muốn tu tập niệm thiện thì bắt đầu tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần. Mục đích của Tứ Chánh Cần là chấp nhận niệm thiện loại trừ niệm ác. Cho nên, toàn bộ chúng tỳ kheo đệ tử của đức Phật đều phải tu Tứ Chánh Cần, rồi sau đó tùy theocăn cơ mỗi người, có người còn tiếp tu Tứ Chánh Cần; có người tu Tứ Niệm Xứ; có người tu Tứ Như Ý Túc; có người tu Tứ Vô Lượng Tâm, v.v... đều nhắm vào ngăn ác diệt ác pháp để tâm ly dục ly ác pháp.

Tu tập Niệm Giác Chi tức là tu tập Tứ Chánh Cần, bởi vì, ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, cho nên, Niệm Giác Chi là một tên khác của Chánh Niệm, Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ mà Tứ Chánh Cần là pháp môn tu tập trên Tứ Niệm Xứ, vì thế nói đến Chánh Niệm, là nói đến Tứ Chánh Cần, Chánh tinh Tấn, Tấn lực, Tấn căn. Muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì Ðịnh Niệm Hơi Thở khéo tác ý. Ðịnh Niệm Hơi Thở tức là pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm, pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp rất hiệu quả, cho nên người tu tập Nhập Tức Xuất Tức Niệm, làm cho sung mãn khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn, khi Bốn Niệm Xứ được viên mãn tức là Bảy Giác Chi sung mãn, Bảy Giác Chi sung mãn khiến cho Minh giải thoát được viên mãn. Niệm Giác Chi là niệm thiện, niệm thiện tức là niệm không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Niệm không tham, sân, si, mạn, nghi là niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Niệm tâm thanh thản, an lạc và vô sự là Niệm Giác Chi hay là Niệm Bồ Ðề.

Niệm Giới (PhậtDạy.1)(ĐườngVề.1)(CầnBiết.2)(CữSĩTu) Niệm giới tức là sự tư duy Giới để chúng ta thấu triệt Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Giới luật đã dạy, nghĩa là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm giới luật và không phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, chứ không phải hằng tháng vào ngày 30 và ngày rằm cùng nhau tụng giới. Muốn niệm Giới cho đúng thì phải học giới luật cho thông suốt, khi giới luật đã học thông suốt thì chúng ta quán xét và tư duy những đức hạnh nào của giới dạy về đạo đức làm Người, và những đức hạnh nào dạy về giới đức làm Thánh. Hiểu rõ các đức hạnh của giới xong thì từ đó hằng ngày chúng ta quyết tâm phải sống cho đúng những đạo đức làm Người và làm Thánh. Nhờ sống đúng giới luật nghiêm túc nên thân tâm thanh tịnh ly dục ly ác pháp. Tư duy quán sát và sống đúng giới luật như vậy gọi là niệm Giới Bất Hoại Tịnh. “tùy niệm các giới của mình:“Giới không bị bẻ vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến thiền định, tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Giới”.

Niệm không hôn mê (ĐườngVề.9) có nghĩa là tâm tỉnh thức hoàn toàn lúc nào cũng tự nhiên biết hơi thở ra, vô mà không cần phải gom tâm ức chế, nói cách khác là tâm không phóng dật. Niệm không hôn mê tức là sự tỉnh thức một cách tự nhiên, sự tỉnh thức một cách tự nhiên chính là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là Bất Ðộng Tâm Ðịnh, Bất Ðộng Tâm Ðịnh là tâm ly dục ly ác pháp, do đó lúc nào chúng ta cũng sống trong tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là Niệm Giác Chi hiện tiền, Niệm Giác Chi hiện tiền là Trạch Pháp Giác Chi hiện tiền, Trạch Pháp Giác Chi hiện tiền là Tinh Tấn Giác Chi hiện tiền, Tinh Tấn Giác Chi hiện tiền là Hỷ Giác Chi hiện tiền, Hỷ Giác Chi hiện tiền là Khinh An Giác Chi hiện tiền, Khinh An Giác Chi hiện tiền là Ðịnh Giác Chi hiện tiền.

Niệm không phóng dật (PhậtDạy.1) Khi tâm có niệm không phóng dật, thì ngay lúc bấy giờ thành tựu niệm tuệ tối thắng tức là trí nhớ vô cùng tận, không có một điều gì ở quá khứ mà không nhớ.

Niệm Lực (TrợĐạo) Khi hằng ngày nỗ lực nhiếp tâm tu tập đúng pháp không hề sai sót một niệm nào cả, luôn luôn duy nhất có một niệm Tâm bất động từ giờ này đến giờ khác, từ đó niệm này trở thành một sức lực của niệm nên gọi là Niệm Lực.

Niệm Pháp (PhậtDạy.1)(ĐườngVề.1)(ĐườngVề.4)(TứBấtHoại)(CầnBiết.2)(CữSĩTu)(MuốnChứngĐạo) là tư duy suy nghĩ những lời dạy của đức Phật. Ví dụ, Ðức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, ngày ngày ta tâm tâm niệm niệm, luôn luôn cảnh giác giữ gìn và ngăn ngừa các pháp ác. Nếu lỡ có các pháp ác sanh ra thì mau mau tìm cách diệt nó, không được để trong tâm kéo dài sự khổ đau giận hờn, phiền toái bất toại nguyện, khiến cho tâm không thanh thản an lạc, nhẹ nhàng, thoải mái, yên ổn. Ðó chính là niệm Pháp. Niệm pháp tức là sống đúng như lời đức Phật đã dạy, không hề làm sai lời dạy này. Ví như đức Phật dạy: “Sống độc cư trầm lặng, tránh hội hợp, tránh nói chuyện”. Nếu không làm sai lời dạy này là niệm Pháp. Niệm Pháp tức là sống như Pháp. Pháp của đức Phật có 37 phẩm trợ đạo, ta nên chọn một pháp môn phù hợp với đặc tướng của mình rồi lấy đó thực hành, áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, để xây dựng cho mình có một đạo đức làm người, sống không làm khổ mình khổ người. Niệm Pháp như vậy khiến cho tâm thanh tịnh, nên gọi là niệm Pháp thân tâm bất hoại tịnh. Niệm Pháp là sự tư duy Pháp để chúng ta thấu triệt Pháp hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Pháp mà đức Phật đã dạy như: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Như Ý Túc, v.v… có kết quả giải thoát ngay liền, khiến cho tâm thanh tịnh nên gọi là niệm Pháp thân, tâm bất hoại tịnh. “tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối”. Ðức Phật đã dạy niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu!”Trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Pháp. Trên pháp gồm có hai niệm: 1- Niệm thiện. 2- Niệm ác.

Niệm Phật (PhậtDạy.1)(ĐườngVề.1)(ĐườngVề.4)(CầnBiết.2)(TứBấtHoại)(CữSĩTu) có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật. Ngài sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản, an lạc giải thoát. Niệm Phật có nghĩa là tâm tâm niệm niệm về đời sống của đức Phật, Ngài sống như thế nào mà tâm không phóng dật? Ngài sống như thế nào mà không làm khổ mình, khổ người? Khi tâm niệm như vậy thì tâm quý vị tin tưởng trọn vẹn ở đức Phật, do đó đức Phật sống như thế nào thì quý vị sẽ cố gắng sống như thế nấy, đức Phật làm như thế nào thì quý vị sẽ cố gắng làm như thế nấy. Sống và làm đúng như Phật thì tâm thanh tịnh, không còn phóng dật, tức là tâm ly dục ly ác pháp. Tâm ly dục ly ác pháp tức là tâm giải thoát, hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất động trước các ác pháp, như vậy gọi là niệm Phật thân tâm bất hoại tịnh. Cách thức sống như Phật sẽ hiện ra những trạng thái tâm được thanh thản, an lạc và vô sự, thì trong ta liền khởi lên một niềm tin nơi Phật, ngay đó tâm hân hoan thích thú pháp niệm Phật. Ví dụ, nếu mình quyết sống như Phật thì khi gặp chướng ngại pháp trong tâm, chúng ta nhất định không sân, không phiền não, không đau khổ, sống và làm y như Phật thì ngay đó thân tâm thanh tịnh. Niệm Phật tức là sự tư duy Phật để thấu triệt Phật hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật.

Niệm Phật trong Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản an lạc giải thoát, Ngài sống như thế nào mà tâm không phóng dật, không làm khổ mình, khổ người, khiến cho tâm chúng ta đặt lòng tin trọn vẹn ở đức Phật, do đó, đức Phật sống như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng sống như thế nấy, đức Phật làm như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng làm như thế nấy. Sống và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp. Tâm ly dục ly ác pháp tức là tâm giải thoát, hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất động trước các pháp. Khi tâm không bị tham, sân, si chi phối thì tâm được chánh trực. Sống và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp tức là tâm giải thoát hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống tâm bất động trước các pháp, như vậy mới gọi là niệm Phật thân tâm bất hoại tịnh. Ðức Phật dạy niệm Phật: “Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Như Lai”. Ðức Phật đã xác định cách thức niệm Phật rất rõ ràng “Tuỳ niệm Như Lai” có nghĩa là tâm Như Lai không tham, không sân, không si thì người sống (người niệm Phật) như Phật không nên để tham, sân, si chi phối. Khi tâm không bị tham, sân, si chi phối thì tâm được chánh trực. Niệm Phật là niệm thiện, làm việc thiện, sống thiện sống đúng những đức hạnh như Phật, chứ không phải niệm 108 âm. Niệm một trăm lẻ tám âm là ức chế tâm, làm cho tâm hết vọng niệm, một phương pháp tu tập thiền tưởng mà các trường phái và các tông phái đều tu tập và rèn luyện nhưng kết quả chẳng có ích lợi thiết thực cho cá nhân và cho mọi người.

Niệm Phật theo Đại Thừa là lặp đi lặp lại một câu kinh, một danh hiệu Phật bằng ý không lời hoặc phát ra lời nói, họ còn hiểu sai hơn nữa là nhờ câu niệm Phật để ức chế tâm không vọng tưởng như trong kinh Di Ðà dạy: “Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Ðà Phật, dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền”, có nghĩa là niệm Phật A Di Ðà từ một ngày cho đến bảy ngày tâm không loạn tức là không có vọng tưởng thì thấy Phật Di Ðà và Thánh Chúng hiện ra trước mặt, báo cho biết trước khi lâm chung Ðức Phật và Thánh Chúng sẽ phóng hào quang rước về cõi Cực Lạc Tây Phương. Niệm Phật là sống như Phật, chứ không phải niệm danh hiệu Phật. Người ta đã lầm, niệm Phật là để nhất tâm bất loạn tức là niệm Phật để không có vọng niệm xen vào, chỉ duy nhất có câu niệm Phật mà thôi, thì sẽ được vãng sanh Tịnh Ðộ, đó là hiểu theo Tịnh Ðộ Tông. Còn hiểu theo Thiền Tông, thì nhất tâm bất loạn tức là chẳng niệm thiện niệm ác, chẳng niệm thiện niệm ác là Thiền định, là Phật tánh. Tất cả những sự tu tập như vậy đều sai hết. Chỗ nhất tâm bất loạn sẽ rơi vào thế giới tưởng của tưởng uẩn, nơi đây là mê hồn trận của tà giáo ngoại đạo. Niệm Phật tức là tư duy Phật, để chúng ta thấu triệt Phật hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật.

Niệm Phật trong Tứ Bất Hoại Tịnh (ĐườngVề.2) có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật, sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản, an lạc giải thoát, cho nên niệm Phật có nghĩa là tâm tâm niệm niệm về đời sống của đức Phật, Ngài sống như thế nào mà tâm không phóng dật. Ngài sống như thế nào mà không làm khổ mình, khổ người. Do đó đức Phật sống như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng sống như thế nấy; đức Phật làm như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng làm như thế nấy. Sống và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác ác pháp tức là tâm giải thoát hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất động trước các pháp, như vậy mới gọi là niệm Phật thân tâm bất hoại tịnh.

Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng và Niệm Giới (ĐườngVề.10) Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy niệm Phật có nghĩa là Phật sống như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy thì gọi là niệm Phật. Niệm pháp có nghĩa là pháp dạy như thế nào thì chúng ta sống đúng như pháp đã dạy thì đó là niệm Pháp. Niệm Tăng có nghĩa là chúng tăng sống hòa hợp như thế nào thì chúng ta sống hòa hợp như thế nấy. Niệm Giới có nghĩa là giới luật dạy như thế nào thì chúng ta phải sống đúng giới luật không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Chỉ tu tập theo đúng lời dạy trên đây thì có sự giải thoát ngay liền.

Niệm Tâm (MuốnChứngĐạo) là niệm trên Tâm, gồm có hai niệm: 1- Niệm tịnh. 2- Niệm động.

Niệm Tăng (PhậtDạy.1)(ĐườngVề.1)(ĐườngVề.4)(CầnBiết.2) là sống hòa hợp như chúng tăng, không chống trái nhau. Niệm Tăng tức là sự tư duy để chúng ta thấu triệt Tăng hàm nghĩa giải thoát như thế nào để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như chúng Thánh Tăng, chứ không phải trai tăng cúng dàng lạy lễ các vị Tăng để cầu phước báu: “Tùy niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở đời”. Niệm Tăng là sự thân cận vị Tăng để học qua thân giáo của vị Tăng trong cuộc sống hằng ngày, thưa hỏi những điều chưa thông suốt để được thông suốt. Chúng ta luôn luôn bắt chước các đức hạnh của vị Tăng, sống theo gương Thánh đức của vị Tăng, hằng ngày ta quan sát tư duy gương Thánh hạnh, đạo hạnh của họ, và chúng ta tập sống như họ, để biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, để biết đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, để biết thương yêu hòa hợp với mọi người, để biết chịu phần thiệt về mình. Niệm Tăng như vậy không làm khổ mình khổ người; như vậy gọi là niệm Tăng Bất Hoại Tịnh.

Niệm Tăng Bất Hoại Tịnh (TứBấtHoại) chọn những vị Tăng nghiêm trì giới luật là những vị sống thiểu dục tri túc, ba y một bát, sống không có chùa to Phật lớn, sống xa lìa những vật chất tiện nghi đầy đủ, sống không có ăn mặc sang đẹp, sống thường đi xin từng miếng mà ăn, sống không cất giữ tiền bạc của cải tài sản, thường lấy gốc cây làm giường nằm, sống ngày một bữa không có ăn uống phi thời rồi chúng ta sống như họ, để biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, để biết đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, để biết thương yêu hòa hợp với mọi người, để biết chịu phần thiệt về mình luôn luôn bắt chước các đức hạnh của chúng Tăng, sống theo gương Thánh đức của chúng Tăng. Tư duy quán xét những đức hạnh sống của chúng Thánh Tăng để lấy đó làmgương sống tu tập ly dục ly ác pháp, đó mới chính là chúng ta niệm Tăng.

Niệm tào lao (CưSĩTu) là niệm không sai bảo mình làm gì hết. Thí dụ quý vị nhớ bạn bè, hay những tư tưởng này kia.

Niệm Thân (CữSĩTu)(MuốnChứngĐạo) là niệm trên Thân, gồm có hai niệm: 1- Thân hành niệm nội. 2- Thân hành niệm ngoại.

Niệm thân, thọ, tâm, pháp (ĐườngVề.10) là luôn luôn quan sát để ý trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp, hễ khi thấy có chướng ngại pháp nào trên bốn chỗ này thì phải tìm mọi cách đẩy lui chúng ra khỏi bốn chỗ này, nhờ tu tập như vậy mà tâm được giải thoát nên gọi là tu tập Tứ Niệm Xứ hay gọi là cách niệm thân, thọ, tâm, pháp.

Niệm thiện (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là niệm không tham, sân, si, mạn, nghi, v.v…

Niệm thiện vô lậu (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) nghĩa là tâm đã muội lược, đã lìa xa, đã từ bỏ tham sân si mạn nghi.

Niệm Thọ (CữSĩTu)(MuốnChứngĐạo) là niệm trên Thọ, gồm có ba niệm: 1- Niệm thọ lạc. 2- Niệm thọ khổ. 3- Niệm thọ bất lạc bất khổ.

Niệm Tứ Bất Hoại Tịnh (PhậtDạy.1)(TrợĐạo)(CầnBiết.2) là sự tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới, để thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để noi theo đó là thực hiện sống và tu tập đúng như Phật, như Pháp, như chúng Thánh tăng và như Giới luật đã dạy. Chữ Niệm ở đây có nghĩa là bắt chước, làm theo từng hành động cho đúng những oai nghi chánh hạnh của những bậc chân tu, gồm có bốn pháp tu tập như sau: 1- Niệm Phật, 2- Niệm Pháp, 3- Niệm Tăng, 4- Niệm Giới. dạy chúng ta sống như Phật, sống như các Pháp, sống như chúng Thánh Tăng đệ tử của Phật và sống như Giới Luật. Bốn pháp môn này cũng là một chùm pháp, nên chỉ cần tu một pháp trong bốn pháp này thì cũng thành tựu luôn cả bốn pháp kia, vì một pháp là cả bốn pháp. Tu tập pháp thứ nhất Niệm Phật trong pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh thì cũng giống như tu tập Niệm Pháp, hay Niệm Tăng hay Niệm Giới. Khi thực hành thì trong bốn pháp này không khác nhau. Niệm Phật cũng giống như Niệm Pháp; Niệm Pháp cũng giống như Niệm Tăng; Niệm Tăng cũng giống như Niệm Giới, vì Phật sống như Pháp, như Giới và như chúng Thánh Tăng, cho nên người sống giống như Phật là người sống không sai Pháp; người sống không sai Pháp là người sống không sai khác chúng Thánh Tăng; sống không sai khác chúng Thánh Tăng là người sống đúng Giới Luật. Có hiểu biết và tu tập như vậy thì mới có giải thoát thật sự.

1.- NIỆM PHẬT: có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật, Ngài sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản an lạc giải thoát, Ngài sống như thế nào mà tâm không phóng dật, không làm khổ mình, khổ người, khiến cho tâm chúng ta đặt lòng tin trọn vẹn ở đức Phật, do đó, đức Phật sống như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng sống như thế nấy, đức Phật làm như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng làm như thế nấy. Sống và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp. Tâm ly dục ly ác pháp tức là tâm giải thoát, hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất động trước các pháp. Khi tâm không bị tham, sân, si chi phối thì tâm được chánh trực.

2.- NIỆM PHÁP: có nghĩa là phải tư duy suy nghĩ những pháp mà đức Phật đã dạy như: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Như Ý Túc, v.v… cách thức sống và tu tập như thế nào rồi theo đó sống và tu tập cho đúng pháp, có kết quả giải thoát ngay liền, khiến cho tâm chúng ta thanh tịnh nên gọi là niệm Pháp thân, tâm bất hoại tịnh. “tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối”.

3.- NIỆM TĂNG: thì trước tiên phải chọn những vị Tăng nghiêm trì giới luật. Sống thiểu dục tri túc, ba y một bát, sống không có chùa to Phật lớn, sống xa lìa những vật chất tiện nghi đầy đủ, sống không có ăn mặc sang đẹp, sống thường đi xin ăn, không có ăn uống phi thời, sống không cất giữ tiền bạc của cải tài sản, thường lấy gốc cây làm giường nằm, sống ngày một bữa. “tùy niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở đời”.

4.- NIỆM GIỚI: Muốn niệm Giới cho đúng thì phải học giới luật cho thông suốt. Khi Giới luật đã học thông suốt thì quán xét và tư duy những đức hạnh nào của giới dạy về đạo đức làm người và những giới luật nào dạy về giới đức làm Thánh. Khi đã hiểu rõ các đức hạnh của giới xong, thì từ đó hằng ngày quyết tâm phải sống cho đúng những đạo đức làm người và làm Thánh, nhờ có quán sát và tư duy theo từng hành động thân miệng ý của mình như vậy, nên sống đúng giới luật nghiêm túc, do sống đúng giới luật nghiêm túc nên thân tâm thanh tịnh ly dục ly ác pháp, từ đó thân tâm không hoại sự thanh tịnh. “tùy niệm các giới của mình:“Giới không bị bẻ vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến thiền định”. “tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Giới”.

Niệm tuệ tối thắng (PhậtDạy.1)(CầnBiết.4) tức là niệm không phóng dật, là nhớ lại, nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu, là trí nhớ vô cùng tận, không có một điều gì ở quá khứ mà không nhớ. Khi tu tập có niệm tuệ tối thắng xuất hiện thì mới bắt đầu có trí tuệ. Xin các bạn lưu ý: Niệm tuệ tối thắng chưa phải là trí tuệ, khi chúng ta tu tập trí tuệ sẽ tiếp tục nhớ lại nhiều lần những gì đã làm từ lâu, đã nói từ lâu. Từ sự tu tập đó ta mới có trí tuệ (niệm tuệ tối thắng), nên đức Phật dạy: “Vị ấy có trí tuệ”.Khi có trí tuệ ta tiếp tục tu tập rèn luyện để thành tựu trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thành tựu nhập Thánh thể tức là Niết Bàn, đưa đến đoạn tận khổ đau.

Niệm vi tế (ĐườngVề.6) là những niệm khởi lên trong đầu chúng ta, phản ảnh được tâm trạng của chúng ta trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Niệm vi tế khởi ra liên hệ với hai thời gian quá khứ và vị lai. Mỗi niệm khởi lên mang theo tính chất thiện hoặc ác. Thiền Ðông Ðộ gọi là niệm thiện niệm ác, kinh sách Ðại Thừa gọi là vọng tưởng, kinh sách Nguyên Thủy gọi là nhân tướng nội của tâm, còn có một danh từ nữa gọi là Tầm. Nói cho dễ hiểu đó là những vọng tưởng sanh khởi liên tục trong tâm của chúng ta.

Niệm vô lậu (PhậtDạy.4) là Chánh niệm, trong kinh sách Nguyên thủy còn bảo Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ.

Niệm, Tùy (ĐườngVề.10) “Niệm” Hơi Thở nếu không tác ý, chỉ đơn thuần biết hơi thở vô, ra thì không khác pháp “Tùy Tức” trong Lục Diệu Pháp Môn. Đề mục “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, vừa có cái biết hít vô thở ra vừa tác ý là tỉnh giác, còn ly tham là xả ác pháp, là chánh niệm chứ không phải quán như Lục Diệu Pháp Môn.

Lục Diệu Pháp Môn là một pháp do tưởng tri chế tác, chứ không phải do kinh nghiệm tu hành theo đúng lộ trình của Phật giáo, mặc dù nó có QUÁN (tư duy quan sát), HOÀN, TỊNH nhưng vì nó không dùng tác ý, nó chỉ đơn thuần dùng pháp SỔ, TÙY, CHỈ (ức chế vọng tưởng) để ức chế tâm trước khi QUÁN, HOÀN, TỊNH vì vậy nó rơi vào tưởng pháp, sanh ra tưởng tuệ. Đó là sự khác biệt giữa pháp môn thiền của Phật và Tổ. Cho nên quán, hoàn, tịnh của Lục Diệu Pháp Môn là pháp tưởng thức quán, chứ không phải ý thức quán. Phật dùng ý thức để tu, còn Tổ dùng tưởng thức để tu, do đó Phật làm chủ sanh, già, bệnh, chết là thật, vì đó là liễu tri, còn Tổ làm chủ sanh, già, bệnh chết là không thật, vì đó tưởng tri.

Noãn sanh (ĐườngVề.9) là những loài sanh trứng như loài chim, loài bò sát. Những loài vật này được sanh ra sau các loại thấp sanh (thuộc về ác nghiệp).

Nọc độc rắn nhân quả (CầnBiết.1) Một người vợ khóc chồng, một người chồng thương vợ là ái kiết sử; một người mẹ thương con, một người con thương mẹ là ái kiết sử. Tất cả các tình cảm thương yêu nhau là ái kiết sử. Người nào đã bi lụy vì tình cảm yêu thương ấy, trong đạo Phật gọi là đã bị nọc độc rắn nhân quả cắn. Kẻ nào đoạn dứt được nọc độc này là kẻ đó làm chủ rắn độc nhân quả. Nếu không làm chủ được nhân quả thì đời đời kiếp kiếp ta sẽ bị nọc độc rắn nhân quả làm cho ta sống trong cảnh khổ đau triền miên, bất tận. Nhân quả là những hành động của con rắn độc ái kiết sử, nó đã làm khổ loài người trên hành tinh này, hãy dứt sạch ái kiết sử đó đi, đừng thương vay khóc mướn nhân quả, chẳng có ích gì.

Nói dối (TruyềnThống.1)(CữSĩTu)(10Lành) (hay nói láo) là nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có. Những người nhiều chuyện lắm mồm thường hay nói láo, chuyện ít xít ra nhiều, đặt điều nói xấu người khác. Nói dối là nói ra một điều gì mà mọi người không hiểu hay hiểu một cách lờ mờ, không cụ thể, rõ ràng, là nói dối. Người nói dối là tự mình làm mất lòng tin của mọi người, làm cho uy tín mình không còn nữa. Người nói dối không biết xấu hổ thì không có việc ác nào mà họ không làm được, những người nói dối là những người không tốt, hãy dè dặt cẩn thận khi gặp họ hoặc nên tìm cách tránh xa, không nên làm thân với những người này. Người nói dối để cứu người hay vật thì không phạm tội. Phật tử không được nói dối vì sẽ làm mình mất đi hai dức hạnh: uy tín và thành thật.

Nói lật lọng (10Lành) tức là nói dối bằng cách lật ngược sự việc, vừa nói xong, lúc sau nói ngược trở lại; lấy quấy làm phải, lấy phải làm quấy; lật qua lật lại, tráo trở, nói ra, nói vào, bêu xấu; khiêu khích để tạo bất hòa, thù hận, đem chuyện của người này, gièm pha với người kia, có lúc nhạo báng, khinh chê làm cho đôi bạn thù hận, sanh mối tương tranh; dùng môi mép, đứng trung gian gây ác cảm đôi bên, là lời của những người nhiều mồm, nhiều mép thường nói qua ngược với nói lại. Người nói lật lọng là những người không đáng tin cậy, không nên giao việc lớn cho những người này, họ là những người gian tham vô độ khó mà lường được, không nên làm bạn với những người này, phải nên sống xa lánh họ, vì họ sẽ làm hại chúng ta bằng cách này hay bằng cách khác.

Nói xấu người (CầnBiết.4) có ba cách: 1- Đặt điều ra nói xấu người. 2- Bới móc chuyện xấu của người khác, để tỏ ra mình là người tốt. 3- Phê bình chỉ trích những việc làm của kẻ khác, để tỏ ra mình là người thông thái. Đức Phật dạy tránh xa sự chỉ trích, có nghĩa là chúng ta không nên chỉ trích ai, không nên nói xấu ai. Thấy ai nói xấu hay chỉ trích người khác thì chúng ta nên xem người chỉ trích và nói xấu đó là người xấu, cần nên tránh xa họ. Họ là “con sâu làm rầu nồi canh”, họ là con rắn độc là loài ác thú, v.v...

Nói lời hung ác (10Lành) là nói ác cho kẻ khác, nói người ta hung dữ; phao phản người, luôn luôn bươi móc việc xấu của người. Người nói lời hung ác là người cọc cằn, thô lỗ, mắng nhiếc nguyền rủa kẻ khác; thề thốt độc địa, khiến cho người ta lo sợ, hổ thẹn, và khổ sở trong lòng; hoặc có người dùng lời ác độc, thề thốt tự hại mình mà trong lòng thì muốn cho người ta bị mắc lời thề ấy, hoặc hại người khác.

Nói lời hung dữ (PhậtDạy.2) là lời nạt nộ, chửi mắng, la hét, lớn tiếng, gầm thét, la lối, chửi thề, mày, tao, thằng, con, nó, hắn, v.v..

Nói lời không nhân từ (PhậtDạy.4) Lời nói dối, nói không thật, lời nói không có ái ngữ, lời nói làm mất lòng tin của mọi người. Nói li gián, không hòa hợp, không đoàn kết, lời nói gây chia rẽ, khiến cho mọi người thù hận ganh ghét nhau. Lời nói hung ác, gây đau khổ cho người khác.Lời nói ác khẩu, lời nói hung ác, lời nói hung dữ là lời nói chưởi mắng, mạ lị, mạt sát, hăm dọa, dọa nạt người, làm cho người khác khiếp đảm sợ hãi. Ðó là những lời nói không nhân từ, không ái ngữ, lời hung ác, kém văn hóa, không đạo đức, v.v... Nói dối là lời nói không thật, nói không đúng sự thật là lời nói không nhân từ, lời nói không có ái ngữ, lời nói làm mất lòng tin của mọi người. Nói li gián là lời nói khiến cho mọi người sống không hòa hợp, không đoàn kết, khiến cho mọi người thù hận ganh ghét nhau, đó là lời nói không nhân từ, lời nói hung ác, lời nói gây chia rẽ, gây đau khổ cho người khác. Nói thêu dệt là lời nói trau chuốt, là lời nói lừa đảo người khác, lời nói như vậy là lời nói không nhân từ, lời nói không ái ngữ, lời nói mà mọi người đều chê trách, lời nói ác.

Nói lời nhân từ (PhậtDạy.4) là nói lời yêu thương, là lời ái ngữ với mọi người và với mọi loài chúng sanh.

Nói lời không thật (PhậtDạy.2) là nói lời hung dữ, nói xấu người, nói vu khống, nói lật lọng, nói thêu dệt, nói ác cho người khác, nói phỉ báng, nói mạ nhục, nói vu oan, v.v…

Nói lời thêu dệt (10Lành) dùng lời nói làm tổn hại danh dự và tài sản người khác, cốt để đem lại cho mình được nhiều lợi lạc và còn được tiếng thơm, tiếng tốt.

Nói năng phải biết đang nói năng điều gì (PhậtDạy.4) Biết rất rõ từng lời nói khi nói, nên khi phát ngôn không có nóibừa bãi. Nói thiện hay nói ác, nói lời ôn tồn, nhã nhặn, êm dịu hay nói lời hung dữ “Nói năng hay im lặng đều phải nhiếp tâm không cho tán loạn”, đều phải trong chánh niệm.

Nội công tưởng (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là người dùng tưởng uẩn điều khiển nội lực.

Nội lực (CưSĩTu) có ba đề mục Ðịnh Niệm Hơi Thở gom lại Nội lực: 1- Ðề mục thứ năm của Ðịnh Niệm Hơi Thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. 2- Ðề mục thứ bảy của Ðịnh Niệm Hơi Thở: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. 3- Ðề mục thứ chín của Ðịnh Niệm Hơi Thở: “Quán thọ vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra”. Ðây là ba đề mục diệt trừ ác pháp cảm thọ, khiến chúng không còn tác động vào thân tâm được nữa. Nếu tu tập ba đề mục này có chất lượng đầy đủ, thì không có bệnh khổ nào dám bén mảng vào thân được. Ðây là pháp môn tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở kết hợp với pháp môn Tứ Niệm Xứ để diệt trừ các bệnh khổ nơi thân tâm.

Nội tâm an trú trong chánh niệm (4Tâm) là giữ tâm mình trong chánh niệm. Thí dụ khi trau dồi tâm từ thì tâm luôn luôn phải ở trong lòng thương yêu (trong Tứ Vô Lượng Tâm), lấy chỉ một lòng thương yêu mà đặt chánh niệm, không phải trong cái tâm giao động nhớ cái này, nghĩ cái kia. Đặt niệm chân chánh ở ngay trong sự trau dồi. Nếu dùng chánh niệm quán thân bất tịnh mà tu tâm từ là tu sai. Phải thường xuyên như lý tác ý. Phải tỉnh thức cao độ, không để cho thất niệm. Nếu sức tỉnh thức chưa cao độ thì phải tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.

Nơi phát xuất có uy quyền (PhậtDạy.1) nơi có uy quyền nghĩa là quyền thế của vua, của quan, của những người có thế lực đông người.

Nơi xứng hợp để tu tập ở giai đoạn 2 (PhậtDạy.1) là nơi vắng vẻ yên tịnh.

Nên ở chỗ thanh vắng tư duy về đạo lý (Phậtdạy.3) là ý đức Phật dạy chúng ta tu tập Ðịnh Vô Lậu. Ðịnh Vô Lậu tức là sự tư duy về đạo lý. Do người nào biết tu tập Ðịnh Vô Lậu thì cuộc sống ở thế gian chính là đang ở Thiên đàng, Cực Lạc, v.v…

Nếu có công đức nào thì tự che giấu, nhưng có lỗi lầm nào thì phải tự mình bày tỏ sám hối (Phậtdạy.3) là ý đức Phật dạy chúng ta khi tu tập có kết quả thì không được nói ra, vì nói ra là do tâm ngã mạn. Tâm ngã mạn khiến cho sự tu hành càng thêm dục. Thay vì ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm thì lại nuôi lớn bản ngã và dục. Tu hành khi có công đức nào thì chỉ có trình cho vị Thầy hướng dẫn mình để Người xác định những công đức đó đúng hay sai, ngõ hầu tránh sự tu sai cho mình. Còn thấy mình tu tập có lỗi lầm nào, thì phải tự mình bày tỏ sám hối với vị Thầy để Người khuyến cáo và sách tấn giúp mình có nghị lực khắc phục những ác pháp ấy cho bằng được. Nhờ đó, con đường tu tập mỗi ngày mỗi tiến về phía trước hơn.


VIẾT TẮT CÁC SÁCH

(CầnBiết.1)=Người Phật Tử Cần Biết 1; (CầnBiết.2)=Người Phật Tử Cần Biết 2; (CầnBiết.3)=Người Phật Tử Cần Biết 3; (CầnBiết.4)=Người Phật Tử Cần Biết 4; (CầnBiết.5)=Người Phật Tử Cần Biết 5; (ChùaAm)=Lịch Sử Chùa Am; (CưSĩTu)=Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ; (ĐạoĐức.1)=Đạo Đức Làm Người.1; (ĐạoĐức.2)=Đạo Đức Làm Người.2; (ĐườngRiêng)=Đạo Phật Có Đường Lối Riêng; (ĐườngVề.1)=Đường Về Xứ Phật 1; (ĐườngVề.10)=Đường Về Xứ Phật 10; (ĐườngVề.2)=Đường Về Xứ Phật 2; (ĐườngVề.3)=Đường Về Xứ Phật 3; (ĐườngVề.4)=Đường Về Xứ Phật 4; (ĐườngVề.5)=Đường Về Xứ Phật 5; (ĐườngVề.6)=Đường Về Xứ Phật 6; (ĐườngVề.7)=Đường Về Xứ Phật 7; (ĐườngVề.8)=Đường Về Xứ Phật 8; (ĐườngVề.9)=Đường Về Xứ Phật 9; (GiớiĐức.1)=Giới Đức Làm Người 1; (GiớiĐức.2)=Giới Đức Làm Người 2; (LinhHồn)=Linh Hồn Không Có ; (MuốnChứngĐạo)=Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Nào; (OaiNghi)=Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh; (PhậtDạy.1)=Những Lời Gốc Phật Dạy 1; (PhậtDạy.2)=Những Lời Gốc Phật Dạy 2; (PhậtDạy.3)=Những Lời Gốc Phật Dạy 3; (PhậtDạy.4)=Những Lời Gốc Phật Dạy 4; (TâmThư.1)=Những Bức Tâm Thư 1; (TâmThư.2)=Những Bức Tâm Thư 2; (TạoDuyên)=Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sanh; (TêNgưu)=Sống Một Mình Như Con Tê Ngưu Một Sừng; (ThanhQuy)=Thanh Quy Tu Viện Chơn Như; (ThiềnCănBản)=Thiền Căn Bản 1; (ThờiKhóa)=Thời Khóa Tu Tập; (TrợĐạo)=37 Phẩm Trợ Đạo; (TruyềnThống.1)=Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống.1; (TruyềnThống.2)=Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống.2; (YêuThương.1)=Lòng Yêu Thương 1; (YêuThương.2)=Lòng Yêu Thương 2; (10Lành)=Hành Thập Thiện; (10Lành)=Sống 10 Điều Lành; (12Duyên)=12 Cửa Vào Đạo; (3Quy5Giới)=Tam Quy Ngủ Giới; (4BấtHoại)=Tứ Bất Hoại Tịnh; (8QuanTrai)=Nghi thức thọ bát quan trai.

***

Đang có 148 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8889471