• ttl1
  • tinhtoa1
  • quetsan
  • chanhungphatgiao
  • tranhducphat
  • vandao2
  • toduongtuyetson
  • phattuvandao3
  • amthat1
  • phattuvandao1
  • tinhtoa2
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem2
  • lopbatchanhdao
  • daytusi
  • thanhanhniem3
  • amthat2
  • ttl3
  • vandaptusinh
  • huongdantusinh
  • benthayhocdao
  • khatthuc1
  • ThayTL
  • amthat3
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem1
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Am thất
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
In bài này

TRẢ LỜI CÔ AN TỊNH

Lượt xem: 4877

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)


Bài đọc thêm 7:

TRẢ LỜI CÔ AN TỊNH

Thầy trả lời cho cô An-Tịnh hỏi Thầy về sự tu tập. Cô hỏi:

Qua sự tu tập về Định Niệm Hơi Thở "Bạch Thầy, Thầy dạy con tu tập Định Niệm Hơi Thở theo hơi thở xuất nhập, con tu tập như vầy: đầu tiên con thở bình thường là 30 hơi thở, sau con tác ý hãy thở chậm và nhẹ từ 10 đến 15 phút, thì con lại tác ý thở lại bình thường 20 hơi thở rồi xả ra thư giản, lúc sau con đứng dậy đi kinh hành. Và cứ như thế mà con tu tập hơi thở rất chậm và nhẹ và có sự an ổn thân tâm về xuất nhập với hơi thở con cũng đã thuần thục. Như vậy con tu tập có đúng không?

Còn về Định Niệm Hơi Thở con cứ tiếp tục hơi thở chậm nhẹ 5 giây mãi đến khi không tầm không tứ, để tự các tầm nó ngưng hay con tập còn phải làm gì nữa, xin Thầy dạy để con tiếp tục tu tập.

Phần cô An-Tịnh hỏi về tu tập xuất nhập theo hơi thở thì con trình ở đây rất đúng là vì mới vào thì con phải thở bình thường đó là hơi thở con sống hằng ngày bình thường. Bắt đầu từ hơi thở bình thường đó con mới điều khiển, con mới hướng tâm nhắc hơi thở chậm và nhẹ thì hơi thở chậm và nhẹ xuống và con ở trong hơi thở chậm và nhẹ này khoảng độ 10-15 phút. Thí dụ như khi bắt đầu vào tu thì khoảng con sẽ tu là 30 hơi thở bình thường hoặc là con có thể tu 5 phút hơi thở bình thường. Rồi từ hơi thở bình thường đó con mới hướng tâm nhắc hơi thở chậm và nhẹ để cho hơi thở chậm và nhẹ. Khi hơi thở chậm và nhẹ cho đến mức độ nào đó thì con thấy sức của con không thể chậm và nhẹ hơn nữa được, con ở tại dạng của hơi thở chậm nhẹ đó.

Trước kia con ở hơi thở chậm và nhẹ là 5 phút, bây giờ con ở trong thời gian hơi thở chậm và nhẹ là 10 hay 15 phút. Và sau thời gian hơi thở chậm và nhẹ như vậy thì con trở ra hơi thở bình thường khoảng độ 5 phút. Cọng lại: Lúc mới vào là 5 phút hơi thở bình thường, rồi xả ra cũng ở hơi thở bình thường 5 phút, vị chi là 10 phút, kế đó thời gian ở trong hơi thở chậm và nhẹ khoảng là 10 (hay 15) phút, như vậy tổng cọng thời gian là 20 phút (hoặc là 25 phút). Nhưng khoảng thời gian của hơi thở chậm và nhẹ đó chỉ 10 (hay 15 phút). Khi đã quyết định chọn lấy 10 phút (hay 15 phút) thì giữ 10 phút (hay 15 phút), chứ không thể hôm nay chọn 10 phút, rồi một lát sau hay hôm sau thay đổi chọn là 15 phút, thì không được. Mà phải chọn duy nhất 10 phút là 10 phút, hay 15 phút là 15 phút cho tất cả mọi lần tập trong tất cả mọi ngày. Còn vô 10 phút hơi thở chậm và nhẹ, rồi xả ra 5 phút đi kinh hành.

Như vậy mỗi lần tu tập là: 5 phút hơi thở bình thường + 5 phút xả ở hơi thở bình thường + 10 (hay 15) phút hơi thở chậm và nhẹ.

Khi ở trong hơi thở chậm và nhẹ đó 10 phút thì cứ tu tập 10 phút. Trong khoảng thời gian hơi thở chậm và nhẹ 10 phút đó, con nghiệm xét coi có hoàn toàn diệt tầm tứ được không, nghĩa là còn có vọng tưởng nào không, còn có tầm tứ nào không. Nếu hoàn toàn không có một niệm vọng tưởng nào hết trong 10 phút hơi thở chậm và nhẹ đó thì lúc bấy giờ con có thể tăng thời gian thở chậm nhẹ đó lên. Thí dụ tăng thời gian lên cho đến khi con phải dùng pháp tác ý cho hơi thở chậm và nhẹ nữa; cứ như thế mà tập cho hơi thở chậm và nhẹ nữa, đi tới nữa, chứ không thể ở mức hơi thở chậm và nhẹ chậm và nhẹ đó mà con có thể tác ý cho nó ngưng các hành được đâu, chưa đâu.

Chỗ ở hơi thở chậm nhẹ này, từ hơi thở bình thường đi tới hơi thở chậm nhẹ khoảng 10 phút, hơi thở chưa ngưng đâu, vì vậy mà con không thể tác ý hướng tâm ngưng hơi thở được. Con còn tiếp tục coi tầm tứ hết chưa. Nếu tầm tứ hết thì con có thể tăng hơi thở chậm nhẹ lên thêm 5 phút nữa hoặc tăng thêm 10 phút nữa.

Nghĩa là bây giờ con chọn lấy 30 phút. Đầu thì 5 phút, sau xả ra (đi kinh hành) cũng trở về 5 phút hơi thở bình thường. Bây giờ mới có 10 phút mà đoạn giữa cần phải có 20 phút, con hiểu không?

Giờ con lấy thời gian tròn 20 phút, trong 20 phút này hơi thở con nằm trên dạng hơi thở bình thường để con điều khiển hơi thở bằng cách tác ý hướng cho nó chậm và nhẹ.

Bây giờ từ chỗ hơi thở bình thường, con thấy rằng con thở hơi thở bình thường mà không có một cái tầm nào tức là vọng tưởng không xen vô trong 5 phút hơi thở bình thường đó được, (tứ thì có, nhưng mà tầm thì không có), và khoảng hơi thở bình thường đó (10 phút hoặc là 20 phút), đủ thời gian để con tác ý hướng tâm cho tâm con nằm trên sự yên lặng không tầm mà có tứ này, để từ đó con sai bảo, điều khiển dần cho hơi thở nhẹ hơn nữa. Nhưng khi đó con phải nằm trên hơi thở chậm và nhẹ này và sự yên lặng của hơi thở (không tầm) để con dùng pháp hướng cho hơi thở chậm và nhẹ nữa đặng con phá toàn bộ 18 cái loại tưởng.

Như vậy lúc bấy giờ là con tập tỉnh thức trong khi ngủ để lúc nào con cũng không ngủ, không ngủ tức là ngủ không mộng mị, mà không mộng mị tức là con đã xả các trạng thái tưởng.

Cho nên khi con hướng tâm để cho các hành ngưng, hơi thở ngưng để nhập Tứ thiền thì đương nhiên lúc đó con phải hết mộng, hết chiêm bao. Nếu còn chiêm bao tức còn trạng thái tưởng thì con không thể nào hướng tâm ngưng các hành, ngưng hơi thở được đâu, bởi vì người nằm ngủ mà còn chiêm bao tức là chưa tỉnh thức, chỉ khi nằm ngủ không chiêm bao, tức là người đó ngủ mà như không ngủ, tức là tỉnh thức, có tỉnh thức được rồi thì mới xả hỉ được. Xả được hỉ thì chỉ mới nhập Tam thiền, và nhờ xả cho hết mộng rồi thì lúc đó con tương đương trạng thái Tam thiền. Từ trạng thái Tam thiền đó, con nương vào hơi thở chậm nhẹ này mà tác ý hướng tâm cho đến khi hơi thở ngưng nghỉ.

Khi các hành trong thân và hơi thở ngưng nghỉ thì con nhập Tứ thiền, con hiểu không? Nhưng bây giờ con chỉ có 20 phút thôi, từ 5 hơi thở đầu với hơi thở bình thường và xả ra đi kinh hành thì chỉ có 10 phút thôi. Hơi thở bình thường tức là hơi thở của Sơ thiền, và đồng thời khi hơi thở bình thường hiện giờ chậm nhẹ, khoảng đó là khoảng của hơi thở Nhị thiền, con hiểu chưa? Vì vậy mà cái khoảng hơi thở của Nhị thiền này chậm nhẹ. Trong khoảng này, con lại tịnh chỉ các mộng tưởng tức là ngủ không có còn chiêm bao nữa, luôn luôn lúc nào cũng tỉnh thức, tuy con nằm ngủ mà lúc nào con cũng vẫn biết hơi thở ra vô, thân thì hoàn toàn ngủ mà con rất tỉnh, thân của con không còn nghe âm thanh gì hết. Bấy giờ con biết đã li hỉ, hết mộng rồi, mà li hỉ hết mộng thì con tương đương Tam thiền. Đến đây hơi thở chậm nhẹ này không cần phải chậm nhẹ thêm nữa. Chẳng hạn như bây giờ hơi thở con chậm khoảng độ 5 giây, hoặc là 6 giây, mà độ nhẹ gần như con không cảm giác hơi thở được, nhưng con vẫn biết có hơi thở, chứ không phải không biết, do đó con mới phá được chiêm bao. Lúc bấy giờ con xả cái hỉ được, mà con xả hỉ được thì con đang ở trạng thái Tam thiền. Trong khoảng 20 phút ở trạng thái Tam thiền đó, con có thể hướng tâm tịnh chỉ hơi thở thì con nhập được Tứ thiền. Đâu có cần con nhập vào Nhị thiền hay Tam thiền làm gì.

Ở dạng đó con vẫn biết được con xả được cái hỉ hoặc là con diệt tầm tứ. Con diệt tầm tứ mà con ở trong hơi thở đó. Con ở trong hơi thở đó mà con thấy là hoàn toàn không có tác ý (tứ), không có tầm, không có vọng tưởng, chỉ có 10 phút thôi hoặc là 20 phút thôi, có nhiều đâu. Từ đó con sẽ tiến tới chỗ có thể làm chủ được sự sống chết rất dễ dàng.

Nhưng dầu sao Thầy cũng nhắc lại là con phải cố gắng tu tập Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Thức, tập tỉnh thức trong giấc ngủ. Các phần đó rất quan trọng. Con xả cho hết 18 loại hỉ tưởng thì con mới nhập được Tam thiền, con vượt qua được Tam thiền mới nhập Tứ thiền. Còn chiêm bao, còn mộng mị thì không thể nào nhập Tứ thiền được.

Hôm nay Thầy trả lời cho con như vậy, nhớ kỹ chưa? Về tập như vậy chứ đâu có tăng thêm thời gian làm gì. Tăng thêm thời gian sinh vọng tưởng tùm lum hết, tăng thêm mất công. Nghĩa là trong khi con dùng pháp hướng, con phải tác ý ra thì nó chưa đúng chỗ diệt tứ. Cho nên con thử xem trong thời gian đó con đi tới chỗ dạng nào ở trong 4 thiền định này. Coi thử con ở trong hơi thở này có phải là nhập được Sơ thiền hay không, bởi vì Sơ thiền thì chưa diệt tầm tứ. Nếu con cứ nằm đó tác ý hoài trong khi tầm không có, mà cứ tác ý diệt tầm hoài thì như vậy con chỉ ở trong dạng của Sơ thiền chứ đâu phải là Nhị thiền được. Cho nên bây giờ về hơi thở bình thường con chỉ thở trong vòng 5 phút, rồi con hướng tâm nhắc hơi thở chậm và nhẹ. Còn hướng tâm là còn tác ý. Cho nên lúc bấy giờ con mới thử coi trạng thái yên lặng đó như thế nào, con thấy rõ ràng tâm con biết hơi thở nhưng con không thể nghĩ được cái gì hết, không tác ý ra, khoảng độ 10 phút hay 20 phút con thấy hoàn toàn không có gì hết, tức là không có pháp hướng, như vậy là con đạt được Nhị thiền rồi. Nếu con cứ tác ý hoài tức là về hơi thở của con dù có chậm đi nữa, nhưng vẫn con còn tác ý thì vẫn còn ở trong Định Vô Tầm Hữu Tứ, tức là dùng pháp hướng tác ý ra, thì chưa phải là Nhị thiền, vì Nhị thiền thì tầm tứ phải diệt. Cho nên con muốn thử xem cái tâm của mình còn tầm tứ không, thì con nên xả pháp hướng đi, con xem xét suốt thời gian 5, 10, 20 phút đó thấy hoàn toàn không có tầm tứ gì hết. Như vậy con biết là giai đoạn Nhị thiền con có thể đạt được rồi, chứ không cần nhập trong Nhị thiền đó đâu, con chỉ còn nương đối tượng là hơi thở, nhưng con thấy không có tác ý, không có tầm ở trong thời gian đó, thì con biết rằng con đã nhập trạng thái Nhị thiền, mặc dù còn đối tượng là hơi thở, tức là còn nhất niệm. Do vì vậy không cần nhập Nhị thiền nhưng con biết là con đang ở trong trạng thái thanh tịnh yên lặng không tầm tứ này là trạng thái của Nhị thiền. Vì vậy mà nằm ở trạng thái thanh tịnh đó để hướng tâm, làm cho tâm của con tỉnh. Tỉnh để phá đi các loại tưởng làm cho con không có chiêm bao nữa, hết sạch chiêm bao. Cho nên tuy ngủ mà nó tỉnh như thức, như không ngủ. Do vì vậy, mà con mới tiến tới mới nhập Tam thiền được, không cần phải coi còn hay không còn vọng tưởng nữa vì Tam thiền hoàn toàn không có tưởng và không có tầm tứ.

Nhưng trong lúc này là lúc trên con đường tu tập thì con phải dùng pháp hướng, cho nên nó phải có tứ, nhưng con muốn bỏ nó hồi nào cũng dễ dàng bởi vì con quyết tâm làm chủ nó nên con hướng. Đâu phải từ đâu mà nó tác ý ra đâu, con hiểu chưa. Cho nên bây giờ con biết được thì con hướng tâm nhắc để cho tâm con nó tỉnh thức, để cho thân ngủ mà không bị mê, không bị chiêm bao. Do đó khi thân hết sạch chiêm bao rồi, ngày này qua ngày khác thân con nằm ngủ mà con không còn chiêm bao nữa thì biết là đã li sạch hỉ rồi. Mà li sạch hỉ thì tương đương nhập Tam thiền. Hiểu chưa. Ở Nhị thiền thì con phải coi tầm và tứ còn hay đã hết, con biết là không tầm không tứ thì mới nhập Nhị thiền; mà đến trạng thái của Tam thiền thì ngày này qua ngày khác con nằm ngủ mà không thấy chiêm bao, lúc đó con biết rằng con đã nhập Tam thiền, phải không? Bây giờ bình thường con nằm ngủ mà không thấy có chiêm bao là con biết con đã nhập Tam thiền rồi đó, mặc dù con không nhập Tam thiền nhưng trạng thái không chiêm bao, con ngủ mà không chiêm bao là trạng thái của Tam thiền, con hiểu chưa?

Con đã biết là con đang ở trong Tam thiền rồi, thì con sẽ tiếp tục hướng tâm tịnh chỉ các hành cho hơi thở ngưng để cho con nhập Tứ thiền, con hiểu chưa? Cho nên con mới tu tập. Bây giờ con ở trong 10 phút mà con còn thấy có tứ còn có tầm thì nó chưa xong, mà con tăng thời gian lên thì con không làm chủ nổi đâu. Cho nên ở thời gian ngắn này con tập rồi con xét coi có được không, được rồi thì mình mới tăng lên cho đúng 20 phút thôi, chứ tăng 1 giờ, 2 giờ làm gì? Chỉ giữ chỗ này mà tu cho nó sạch vọng tưởng, tu sao cho nó đừng có vọng tưởng, đừng có tầm tứ, con mới tăng, chứ vội tăng sớm quá rồi tầm tứ tác động tùm lum trong đó thì con tu dậm chân tại chỗ mất.

Thời gian ở thời khóa con ghi là 10 phút đến 15 phút, nhưng Thầy lấy cho con là 10 phút thôi. Sau khi 10 phút, con xét nghiệm được, thì con có thể tăng lên 20 phút là cao, chứ không được tăng nữa, và ở trong 20 phút này đủ sức cho con phá được mộng tưởng, chiêm bao. Mà phá được mộng tưởng thì con mới tiếp tục phá các hành, tác ý cho hơi thở ngưng. Phải đi lần lượt như vậy. Chứ còn chiêm bao mà con đòi phá các hành thì không được đâu. Tam thiền chưa được mà đòi Tứ thiền sao được. Nhãy lớp không được, nhãy lớp học không nổi đâu, hiểu chưa?

Đây, mấy con nghe đây: các con không thể nào còn nương vào hơi thở hít vô thở ra mà gọi là ngủ mà hết chiêm bao đâu. Không phải đâu. Các con lưu ý phần này này: Cái phần ngủ không chiêm bao là do các con tu cái Định Chánh Niệm Tỉnh Thức. Hằng ngày các con đi kinh hành hoặc làm công chuyện gì đó, các con luôn luôn giữ cái tâm mình tỉnh thức ở trong các hành động của mình. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là các con tu Định Sáng Suốt hay Định Chói Sáng, cái định đó làm cho các con giữ được tâm thanh thản, cái tâm vô sự liên tục, làm cho các con luôn luôn lúc nào cũng tỉnh thức liên tục trong đó, tức là phải tỉnh liên tục nó mới đi liên tục được. Đó là hai cái định.

Và cái cuối cùng là các con dùng hơi thở. Trước khi đi ngủ, vào giờ lên giường ngủ, thí dụ 10 giờ lên giường ngủ thì các con phải dành ra 5 phút đầu tiên để tập luyện cái tâm của các con. Bây giờ các con nằm xuống, đặt niệm hơi thở trước mặt, các con ám thị cái tâm các con trước. Bây giờ chưa phải là lúc ngủ, mặc dù 10 giờ là đi ngủ nhưng trước khi ngủ phải dành ra 5 phút tỉnh thức ở trên giấc ngủ, nghĩa là khi các con nằm xuống, các con phải thở 5 phút, cái tâm phải biết khi thở ra tôi biết tôi thở ra, hơi thở vô tôi biết tôi thở vô. Và con nhắc nó như vậy cho đến khi đúng 5 phút rồi con mới xả ra không nhắc nữa. Bây giờ con nhắc "Cái thân và cái tâm ngủ đi, không được nương hơi thở nữa, phải hít thở 5 hơi thở rồi ngủ. Bắt đầu con hít hơi thở 1 hơi thở 2, hơi thở thứ 3, thứ 4, thứ 5, con thở nhẹ dần dần con ngủ". Đó là con tập dần dần làm chủ cái ngủ và đồng thời con tập tỉnh thức trên giấc ngủ. Rồi lần lượt con tăng dần lên, tăng dần lên. Con bảo "Cái thân này nằm ngủ mà cái tâm thì phải biết hơi thở ra vô chứ không được ngủ". Con nhắc (tác ý) vậy, con nằm, tâm thì biết hơi thở ra vô mà cái thân thì nó ngáy khò khò, nó ngủ. Như vậy là con đã tỉnh thức. Bởi vì cái tâm đã tỉnh thức thì cái thân ngủ đâu có chiêm bao được.

Tại sao con biết cái thân ngủ? Tại con không còn nghe tiếng động, mà cái tâm thì nó chuyên nhất ở trong hơi thở, cho nên con nằm đây con ngủ. Ông Phật nằm ngủ suốt đêm mà ông không có ngủ, bởi ông tỉnh trong hơi thở của ông. Khi ông thức dậy thì ông ngồi thiền mà không thì ông đi kinh hành. Còn mình nằm xuống thì quên mất hết, mà quên mất một lúc thì có chiêm bao. Chiêm bao thì thấy tùm lum đủ thứ hết. Chợt giật mình tỉnh giấc thức dậy thì mới biết mình chiêm bao. Các con phải tập thì nó mới tỉnh thức được. Như hồi nãy Thầy nói tập Định Chánh Niệm Tỉnh Thức, Định Sáng Suốt, tập cho nó ngủ mà tỉnh thức trong giấc ngủ.

Như vậy có 3 điều kiện tập chứ không phải chỉ tập hơi thở không thôi như các con vậy mà tỉnh thức được, mà Định Niệm Hơi Thở, Định Sáng Suốt, tỉnh thức trong giấc ngủ không tập. Như vậy là thiếu, không đủ, không được đâu, không tỉnh thức đâu. Phải tập cả ba: Định Niệm Hơi Thở, Định Sáng Suốt, tỉnh thức trong giấc ngủ. Nhớ chưa?

Nhớ thì mỗi đêm trước khi đi ngủ dành cho nó 5 phút để tập ngủ trong tỉnh thức cái đã. Bắt đầu bảo "Thân nằm ngủ đi mà cái tâm thì phải biết hơi thở nghe, trong 5 phút à, mà sau 5 phút rồi thì ta cho luôn cả thân và tâm ngủ". Cứ vậy đó tập riết cho được rồi tăng dần sức tỉnh lên, tới khi cho cái thân ngủ đi tới 2 giờ phải thức dậy nghe, còn cái tâm thì phải biết hơi thở trong suốt thời gian đó. Tới chừng 2 giờ thức dậy thì dậy đi, đừng có ngủ. Mình tự tập luyện để mình sai bảo nó. Vậy cho nên bây giờ mình dùng cái pháp hướng, tại sao? Tại bây giờ con nằm xuống dễ ngủ lắm, từ hồi 7 giờ cho đến 10 giờ mình đã tu tập, mình đi kinh hành nó đã mỏi mệt rồi, cho nên nằm xuống dễ ngủ lắm. Do vậy cho nên khi nằm xuống thì mình phải hướng tâm "Hơi thở ra tôi biết tôi thở ra, hơi thở vô tôi biết tôi thở vô". Nhắc nó như vậy rồi thở 2, 3 hơi thở nhắc lại nữa, nếu không nhắc nữa nó ngủ luôn à, nó không tỉnh thức đâu, nó không biết hơi thở ra vô nữa, nó đi theo hơi thở, rồi nó đi luôn, nó không còn biết hơi thở nữa. Cho nên phải nhớ nhắc cho đến đúng 5 phút rồi mới nhắc "Thôi bây giờ cái thân và cái tâm ngủ đi, cho phép ngủ đi; bây giờ tao không bắt mày tập trung trong hơi thở nữa". Tập như vậy thì các con sẽ làm chủ được giấc ngủ. Nhớ chưa?

Bởi vì Định Vô Lậu không phải là Định Sáng Suốt mà cũng không phải là Định Chánh Niệm Tỉnh Thức. Định Chánh Niệm Tỉnh Thức với Định Sáng Suốt trợ giúp cho Định Vô Lậu để nó phóng ra tri kiến phá lậu hoặc, làm cho tâm con không còn tham sân si nữa, không còn ngũ triền cái nữa, không còn thất kiết sử nữa, cho nên cái tâm được an ổn trước mọi pháp khác mà không bị lôi cuốn, không bị làm say đắm. Do vì vậy mà cái Định Vô Lậu là cái định quét sạch các tâm phiền não, cái tâm đau khổ của con; còn Định Sáng Suốt, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, và cái tập tỉnh thức trong khi ngủ là để con có sức tỉnh thức để phóng ra những tri kiến giải thoát phá đi lậu hoặc. Cho nên mấy cái Định này trợ giúp cho Định Vô Lậu chớ không phải định Vô Lậu trợ giúp cho mấy cái Định này. Con hiểu chưa? Còn Định Vô Lậu thì nó trợ giúp cho Định Hiện Tại An Lạc Trú, bởi Định Vô Lậu thì nó mới quét sạch lậu hoặc, làm cho tâm con li dục li ác pháp, cho nên con mới nhập được Sơ thiền, vì vậy Định Vô Lậu trợ giúp cho con nhập Định Hiện Tại An Lạc Trú tức là nhập 4 thiền, từ Sơ thiền đến Tứ thiền. Mà Định Chánh Niệm Tỉnh Thức, Định Sáng Suốt, với cái tập tỉnh thức trong khi ngủ thì nó chỉ trợ giúp cho Định Vô Lậu, chứ nó không có trợ giúp cho Định Hiện Tại An Lạc Trú mà nó chỉ trợ giúp cho Định Vô Lậu để quét sạch lậu hoặc, làm cho tâm li dục li ác pháp của con đạt được để đi vào trong Định Hiện Tại An Lạc Trú, các con nhớ nhé!

Tại sao con phải tập tỉnh thức trong giấc ngủ? Là vì để con biết được lúc bấy giờ con tu tập Định Hiện Tại An Lạc Trú đó nó ở trong Tam thiền hay là nó ở dạng nào đây, để con đi tới tịnh chỉ các hành nhập Tứ thiền. Con thấy không còn mộng, mà không còn mộng thì con biết rằng mình đã hết chiêm bao, do đó mới biết rằng các loại tưởng các con đã vượt qua được rồi. Còn các con còn chiêm bao tức là còn mộng tưởng, vì còn mộng tưởng mới còn chiêm bao, mà còn chiêm bao tức là còn dục tưởng. Do các con biết mình còn chiêm bao là mình chưa nhập Tam thiền. Khi tâm nằm suốt đêm tỉnh thức, con thấy cái thân ngủ ngáy khò khò không hay biết gì hết mà cái tâm con luôn luôn biết hơi thở ra vô, như vậy là con biết con hết chiêm bao rồi. Khi con hết chiêm bao rồi là con biết con ở trong trạng thái nhập Tam thiền. Khi biết mình ở Tam thiền mà muốn đi tới nữa thì phải nhập Tứ thiền, chớ không lẻ các con không biết mình đang ở Tam thiền thì làm sao các con nhập Tứ thiền được, phải không? Các con biết mình được ở Tam thiền rồi thì các con mới hướng tâm bắt hơi thở phải ngưng, các hành trong thân phải ngưng. Lúc bấy giờ nó mới ngưng để cho các con nhập Tứ thiền. Còn bây giờ các con còn chiêm bao mà bảo hơi thở ngưng thì làm sao nó ngưng được? Các con còn ở một cấp bậc quá xa làm sao nó nhãy đến, làm sao ngưng hơi thở được. Vì vậy mà các con phải tập cái ngủ phải tỉnh thức là để xác định được mức của mình hết các tưởng, xả hết các loại hỉ của tưởng xong. Nghĩa là xả được hỉ rồi tức là các con đã nhập Tam thiền, mà nhập được Tam thiền mà các con bước tới nữa tức là các con nhập Tứ thiền. Các con hiểu chưa? Nó cụ thể và rõ ràng chứ có mơ hồ đâu.

Còn bây giờ làm sao các con biết mình nhập Tam thiền? Thì các con phải biết các con đang ở mức nào mới có thể nhập Tam thiền đây? Thì ít ra các con phải nhập được Nhị thiền. Trong thời gian 10 phút này các con đang dùng hơi thở chậm nhẹ hơn hơi thở bình thường, thì biết hơi thở chậm nhẹ này phải ở trong Nhị thiền chứ gì, mà đã hết tầm tứ chưa, chưa hết tầm tứ là chưa ở Nhị thiền. Muốn hết tầm tứ mà con cứ tác ý hoài, mà tác ý hoài thì còn tứ chứ đâu là Nhị thiền, tuy nó không có tầm, cho nên con phải xả tác ý ra thì các con thấy cái tâm luôn luôn liên tục biết hơi thở ra vô nằm trên tụ điểm im phăng phắc không có một tầm tứ nào hết, mặc dù con biết hơi thở nhưng vẫn biết nó là Nhị thiền diệt tầm tứ rồi, vì vậy bây giờ con mới tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ.

Còn nếu Nhị thiền chưa được mà con tập tỉnh thức trong giấc ngủ thì tập sao nổi, các con hiểu chưa? Làm sao tỉnh thức trong giấc ngủ, bởi Nhị thiền chưa nhập, chưa diệt tầm tứ mà con tập Tam thiền thì con tập sao được, làm sao li được cái mộng trong khi ngủ được.

Cho nên phải biết trình độ của mình ở mức độ nào mới tập tới, cũng như học lớp 1 được rồi mới lên lớp 2, còn đằng này lớp 1 chưa xong mà con nhãy lên lớp 2 thì làm sao học được, chuyện đó đâu có được.

Cho nên khi ở trong vòng 10 phút, 20 phút con xét xem con đã ở trong thiền nào và bây giờ con tiến tới sẽ tu tập cái định nào. Như bây giờ con muốn nhập Tam thiền thì con phải tu tập tỉnh thức ở trong giấc ngủ, thân ngủ mà tâm vẫn biết, vẫn tỉnh táo thì biết rằng con sẽ nhập Tam thiền được. Bây giờ tâm con đang ở trong dạng của Sơ thiền mà con muốn biết được cái tâm con có được ở Nhị thiền hay không là con phải xem coi thử con còn tác ý hay không. Nếu tầm không còn, tứ không còn (không tác ý) thì biết rằng nó đang ở trong Nhị thiền.

Bây giờ con muốn đi tới Nhị thiền, mà tâm con đang ở trong dạng của Sơ thiền, nghĩa là tầm tứ còn, hoặc là tứ còn mà tầm hết, đây là con đang ở trong Định Vô Tầm Hữu Tứ, như vậy là chưa lên Tam thiền được, chưa phải là Nhị thiền, còn ở Sơ thiền. Vì vậy mà con phải cố gắng li dục li bất thiện pháp nữa, phải tu tập Định Vô Lậu để quét sạch cái này ra hết thì mới trọn vẹn chỗ li dục li bất thiện pháp để cho mình có Sơ thiền. Mà khi Sơ thiền được rồi thì Nhị thiền mới được. Các con hiểu chưa? Chứ các con chưa li cái này mà các con vội cho nó diệt tầm tứ để nhào vô Nhị thiền thì không bao giờ vô Nhị thiền được, nó vẫn còn vọng tưởng lai rai, chưa hết đâu. Con đường tu tập chắc chắn là phải như vậy.

Thường thường các con tu định để phá cái si là cái Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu ở trong các hành động nên cái buồn ngủ không thể đến với các con được. Khi các con thấy mình nằm xuống là ngủ liền hoặc mình ngồi ghế giữ tâm thanh thản một hồi rồi nó lặn ngủ là niệm si vẫn còn, chưa hết. Cho nên người mới tu nên thường đi kinh hành để tập tỉnh thức trong hành động hằng ngày, hoặc làm công việc gì mọi ngày cần tỉnh thức liên tục trong hành động đó. Những hành động đó sẽ phá cái si. Khi con ngồi không thì hay bị buồn ngủ mà làm công việc gì thì ít buồn ngủ. Do đó con nên làm công việc mà tập tỉnh thức trong công việc đó, cho nên niệm si, niệm buồn ngủ lần lượt không còn có nữa.

Đây là mới giai đoạn phá hôn trầm thùy miên thôi, nghĩa là người mới tu phải phá cái si đó. Giờ giấc của người tu phải nghiêm chỉnh chứ không thể buồn ngủ là đi ngủ mà nói ngủ để cho khỏe rồi tu. Như vậy không được. Bây giờ các con mới tu 7 giờ cho đến 10 giờ thì phải đúng 10 giờ mới đi ngủ; rồi 2 giờ dậy tu cho đến 5 giờ sáng, có thể đi ngủ. Giờ nào phải ra giờ nấy chứ không được nay ngủ sớm mai ngủ trể. Không được. Giờ giấc phải nghiêm chỉnh để làm gì? Để cho bản mặt buồn ngủ lòi ra, bản mặt ngu si mới lòi ra. Mà lòi ra thì con tập đi kinh hành, đi cho đến hết giờ tu con mới đi ngủ.

Khi vô ngủ nó không ngủ đâu, nó nằm tỉnh đó mà không ngủ, vì vậy con phải tập hướng tâm để dạy cho nó ngủ cho đúng giờ đúng khắc. Một thời gian sau thì nó mới đúng giờ đúng khắc được. Đến giờ dậy thì nó dậy, đến giờ ngủ thì nó ngủ. Mới đầu nó ngủ trật giờ trật khắc không đúng. Cho nên một người tu đúng thì giờ ngủ giờ thức rất đúng, không sai. Còn người tu không giữ giờ giấc nghiêm chỉnh thì bây giờ cũng còn ngủ lộn xộn, chưa đúng giờ đâu. Hiện trong tu viện, người ngủ thức đúng giờ nhất chỉ có Mật Hạnh thôi, chứ còn nhiều người ngủ trước ngủ sau. Thay vì còn 10 phút nữa đến 10 giờ mà buồn ngủ rồi nói gần 10 rồi, đi ngủ không sao đâu, như vậy cũng sai, cũng không đúng giờ giấc. Phải cương quyết, phải nghị lực để làm chủ cái ngủ cái thức, một thời gian chừng 2, 3 năm sẽ quen. Cái gì cũng phải luyện tập chủ động mới làm chủ được. Người nào luyện tập đạt được cái gì thì rất mừng, nhưng phần khác còn thiếu khuyết. Cho nên các con thấy mình phần nào còn thiếu khuyết thì cố gắng bổ túc thêm cho đến khi làm chủ được toàn diện.

Thầy nói cái tâm của con người khôn lắm, đồng hồ reo để đầu giường reo, vói tay tắt để ngủ thêm chứ không chịu dậy liền đâu, cho nên con phải có quyết tâm hàng phục nó. Sau khi giờ giấc nghiêm chỉnh rồi thì sự tập luyện để phá sự buồn ngủ đó phải tập trên Chánh Niệm Tỉnh Giác, phải tập rất nhiều, phải siêng năng hằng ngày, phải tập để phá thói quen của con. Như bây giờ con quyết định giờ khuya này không ngủ thì con phải làm công việc gì chứ không làm, ngồi không thì sẽ ngủ, không thể nằm mà nói mình thức được đâu, có bữa thì thức, có bữa nó ngủ, không chủ động được, cho nên con phải tập, phải nỗ lực tu Chánh Niệm Tỉnh Thức thì mới phá được hôn trầm thùy miên, mà khi phá được hôn trầm rồi thì ta được tỉnh thức nhưng thời gian này con còn ngủ chứ chưa phải hết ngủ đâu, cái tâm con còn mê chưa phải hết mê vì nó còn 18 loại tưởng nên con phải tập cho cái tâm vẫn thức liên tục trong hơi thở không có mê mờ, trong khi cái thân ngủ, có vậy con mới có thể nhập tới Tam thiền được. Nếu tâm còn mờ mờ thì không được. Nghĩa là con nằm trên ghế này mà con thấy tâm còn mờ mờ, tuy chưa thật là đi vào trong hôn trầm hoặc thùy miên, nhưng khi con vừa nhắc thì nó tỉnh chút chút, rồi nó lại mờ mờ trở lại, rồi con phải nhắc nó trở lại. Như vậy là chưa được tỉnh, phải đứng dậy đi kinh hành cho thật tỉnh. Tu tập là phải tỉnh chứ không được lúc tỉnh, lúc mơ mơ. Tập kiểu đó con sẽ bị vào một trạng thái gọi là hôn tịch. Hôn tịch là nó mê mờ, một hồi thì nó tỉnh, một hồi thì mê mờ, thì không được. Tu tập như vậy sẽ bị lọt vào vô ký hôn tịch. Phải phá bỏ nó bằng đi kinh hành, phải đi kinh hành cho thật tỉnh mới ngồi tu tiếp giữ tâm thanh thản liên tục không có bị mơ mơ mới được, nếu còn mơ mơ là không được, phải đi kinh hành cho thật tỉnh mới ngồi trở lại.

Khi con ngồi xả nghĩ mà có trạng thái lơ mơ là phải đứng dậy đi kinh hành liền, trạng thái lơ mơ đó không đúng đâu. Để tu Định Hiện Tại An Lạc Trú thì con ngồi vô phải rất tỉnh, không có trạng thái lơ mơ, Định Vô Lậu cũng không lơ mơ, xả nghĩ cũng không lơ mơ, nếu không được tỉnh thì phải đi kinh hành. Không có chuyện ngồi trong trạng thái lơ mơ đó, không khéo bị phí bỏ thời gian tu tập nhiều quá mà không tỉnh, không tu trong tỉnh mà xả nghỉ cũng không tỉnh. Lúc đó con cần phải đi kinh hành quán sát dưới chân của mình để cho thật tỉnh giác. Dù các con tu gì cũng phải tỉnh, không được lờ mờ, không được mê mê. Phải lấy Tỉnh Giác Định làm đầu tiên.

Bây giờ các con nghe tu Định Vô Lậu thì khi khoanh chân ngồi kiết già, đặt niệm trước mặt. Vậy đặt niệm trước mặt là niệm gì. Trong thời đức Phật bảo khi con tu một định nào đó thì con phải tìm một nơi chuyên nhất thanh tịnh, tức là con phải chọn một nơi để con ngồi yên lặng đặt niệm ra trước mặt quán xét cho hết, xả cho hết, li dục li ác pháp cho hết. Như vậy con trình bày cho Thầy thấy thì về trạch pháp cũng như về điều kiện con tu thì đúng chứ không sai, nhưng thời gian tu của các định này cho đến pháp khác phải cho rõ ràng ra. Thí dụ con tu Định Vô Lậu xong rồi, con phải xả nghĩ để trở về trạng thái bình thường, kế đó con tu Định Chánh Niệm Tỉnh Thức. Trừ khi nào con đang bị hôn trầm, đang bị buồn ngủ thì con phải tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác liên tục, không được rời Định Chánh Niệm Tỉnh Giác này. Còn tất cả các định khác, như Định Hiện Tại An Lạc Trú, Định Niệm Hơi Thở, cũng như Định Vô Lậu, Định Sáng Suốt ngồi giữ tâm thanh thản vô sự thì con phải xác định thời gian con tu trong bao nhiêu phút rồi xả nghỉ.

Bởi vì khi con tu tập, con gom tâm rất kỹ cho nên con phải xả nghỉ cho có khoảng cách nhau, chứ còn tu cái này vừa xong, rồi tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định đi kinh hành, con lại quán xét nữa thì nó lộn xộn lắm. Phải phân biệt cho rõ, vừa đi vừa suy nghĩ thì nó bị trật pháp môn rồi. Thường thường trong khi đi con hay có suy nghĩ lắm chứ không phải chỉ đi không. Khi suy nghĩ thì con nói mình tu định vô lậu. Trong khi đi thì nó cũng phóng ra những tri kiến lắm, nhưng con tu như vậy không đúng cách, bởi cái Định Chánh Niệm Tỉnh Thức buộc con tỉnh thức trong hành động chứ không ở trong cái quán được, chỉ có Định Vô Lậu mới dùng pháp quán mà thôi, có quán là có suy xét, còn Định Chánh Niệm Tỉnh Thức là phải tỉnh ở trong hành động thì dùng pháp hướng chứ không dùng pháp quán. Cho nên có sai một chút là các con phải thấy được cái chỗ mình. Tu thời gian nào của định nào phải ra thời gian của cái định nấy.

Bây giờ con ngồi tu Định Hiện Tại An Lạc Trú, con nhiếp tâm trong hơi thở thì con phải khéo léo ở trong hơi thở một cách rõ ràng và cụ thể, con phải biết từng chút của hơi thở. Trong kinh điển của Phật có dạy có 4 cái bịnh khi tu một cái định nào đó, lát nữa các con sẽ nghe bài kinh đó.

Còn về định Vô Lậu con trạch pháp ra những câu như vậy là đúng rồi; nhưng về phân thời gian để tu các định thì con phải khéo léo hơn một chút để tu định nào cho ra định nấy.

Và mỗi lần con tu như vậy thì con thấy cái tâm của con càng ngày càng có giải thoát, không còn thấy khó khăn, càng ngày tâm càng xả ra.

Như vậy từ hôm Thầy giảng giáo án này, hầu hết các con hiểu được cái Định Vô Lậu và tu tập siêng năng, tu tập quán xét đúng, trạch pháp ra đúng, làm cho các con không còn thấy mạng lưới ràng buộc của thế gian, của người thân của mình, hay tiền tài danh lợi của thế gian không còn trói buộc các con như hồi trước nữa, nó giảm bớt rất nhiều.

Đó là sự giải thoát mà các con tự chứng nghiệm.

Đang có 25 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819055