In bài này

GIỚI HÀNH VỀ ĂN UỐNG

Lượt xem: 8567

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)


Phần thứ năm:  GIỚI HÀNH

Chúng ta đã kết luận giới bổn qua lời Thầy vừa nói xong. Sau khi học xong giới bổn Patimokkha, bây giờ quý thầy tiếp tục học giới hành. Giới hành là những điều rất quan trọng trong giai đoạn cuối cùng của giáo án.

Giới hành là gì? Giới là thiện pháp, là pháp thiện như quý thầy đã được học; hành là trau dồi tu tập, rèn luyện. Giới hành là trau dồi, rèn luyện, tu tập thân tâm mình trong thiện pháp.

Giải thích như vậy để quý thầy biết giới luật không phải là giáo điều khô khan cằn cổi, mà là những pháp thiện để trau dồi thân tâm của chúng ta trở thành sống trong thiện pháp hoàn toàn để được giải thoát cho mình và cho người, chớ không phải cho mình không thôi đâu. Như vậy là quý thầy hiểu nghĩa thực hành của nó khi học giới hành.

1.- GIỚI HÀNH VỀ ĂN UỐNG

Bây giờ chúng ta tiếp tục qua phần giới hành. Phần giới hành chia làm 4 giai đoạn tu tập, nghĩa là khi chúng ta tiến tới tu tập giới hành thì chúng ta có 4 giai đoạn:

Thông hiểu những gì cần thông hiểu như Phật đã dạy. Chúng ta phải thông hiểu rồi mới tu tập, không phải như trong giới bổn mấy ông giới sư nói không cần hiểu, chỉ thọ rồi cố gắng giữ nó đừng cho phạm thôi. Người ta không hiểu giới quy định như thế nào, làm sao người ta không phạm. Lối đó là lối lí luận của học giả, không phải là lối lí luận của Phật pháp. Cho nên chúng ta phải thông hiểu những gì cần thông hiểu tức là chúng ta phải học hiểu cho rõ, biết cho rõ tất cả những gì sẽ thực hành sau này, không còn bị tà kiến, kiến chấp mang đầy ắp trong đầu chúng ta không để trong đầu óc của chúng ta chất đầy các hiểu biết tà kiến, những kiến chấp có sẳn từ trước.

Từ ngày Thầy đọc lại trong kinh nguyên thủy A-hàm thì tất cả những lí luận của kinh Đại thừa còn đầy ắp trong đầu của Thầy, nhiều khi Thầy đứng ở trong kiến chấp đó mà luận cách này cách kia, Thầy bác các kinh nguyên thủy, Thầy nói kinh nguyên thủy còn thấp, còn nói theo kiểu phàm phu tục tử, nhưng cuối cùng Thầy xét thấy không phải phàm phu tục tử mà làm được chuyện này, mà đó là bước đầu của sự tu phải tập luyện như vậy mới đúng cách. Nên từ đó những kiến chấp, những tri kiến của Đại thừa và Thiền Đông độ mới được quét ra sạch ra khỏi đầu Thầy. Nhất là Trung Quán Luận của ngài Long Thọ làm đầy ắp trong đầu óc của Thầy, mỗi mở miệng ra thì bao giờ Thầy cũng đem Bát Nhã và Trung Quán Luận mà quét bên nay quét bên kia, đập phá kinh Nguyên thủy nữa, đập xuống hết. Nhưng cuối cùng Thầy thấy Trung Quán Luận là điều già hàm lẻo mép của ông già Long Thọ chứ không phải cái chính từ đức Phật dạy chúng ta. Phật dạy chúng ta phòng hộ sáu căn đi đến chánh niệm tỉnh thức, làm chúng ta thấy rõ ràng con đường giải thoát của đạo Phật. Bước vô là có giải thoát. Mấy ông Bát Nhã và Trung Quán Luận này miệng nói chứ không có giải thoát được cái gì cả. Cho nên cuối cùng Thầy mới quét sạch ba cái tà kiến đó trong đầu ra. Nếu không thì dính đầy ắp các tà kiến trong đầu hết. Hồi đầu, mỗi mở miệng ra cái gì cũng là Phật tánh, cũng là Bát nhã, cái gì cũng là huyển giả hết, chỉ mình không bị dính mắc nó là được. Nói như vậy mà pháp hành không bao giờ có, cho nên cuối cùng dính mắc vẫn hoàn dính mắc.

Ở đây chúng ta là những người đầy ắp những tà kiến, những kiến chấp trong đầu rất nhiều. Những tà kiến, những kiến chấp này rất độc, nó dính vô đầu chúng ta. Muốn buông nó ra không phải dễ đâu; chúng ta phải có trí tuệ sáng suốt là khi chúng ta có tu hành được cái gì rồi, mới tin, mới phá nó được. Còn nếu chúng ta không có hành được, khó phá những kiến chấp này lắm. Nghĩa là bây giờ quý thầy tu chưa tới đâu thì những kiến chấp về Thiền Đông độ, về Đại thừa mà quý thầy đã được các bậc thầy tổ cho quý thầy hiểu nghĩa lí của nó rồi, mà quý thầy chưa tu được giải thoát thì khó mà giải trừ những tà kiến, những kiến chấp đó lắm. Khi nào quý thầy đã tu, đã giải thoát được rồi, quý thầy làm chủ sống chết được rồi thì chừng đó quý thầy mới thấy những kiến chấp đó là sai. Còn bây giờ quý thầy thấy nó là đúng.

Cho nên có nhiều người cứ luận để hòa hợp. Hòa hợp làm sao được khi người ta không bỏ được những kiến chấp đó, những tà kiến đó. Người ta muốn hòa hợp giữa Đại thừa và Tiểu thừa mà cái kiến chấp của Đại thừa người ta không bỏ được, thấy nó còn đúng. Họ là những người tu chưa tới đâu hết, cho nên họ chưa biết giải thoát ở chỗ nào. Họ thấy những tà kiến, kiến chấp của Đại Thừa và Thiền Đông độ đó là đúng cho nên họ không thể bỏ được. Họ cứ cho mấy ông tổ của Đại Thừa và Thiền Đông độ đúng, chứ chưa thấy sai đâu. Họ không thấy những cái làm được hay không làm được thật sự. Khi chúng ta tu tập, chúng ta làm được rồi mới thấy cái nói của mấy ông tổ đó là sai. Còn khi tu chưa làm được chúng ta vẫn còn dính nó chứ chưa bỏ cái đó ra đâu.

Những tà kiến, kiến chấp này rất độc ác, phần nhiều là do pháp tưởng của các loại kinh ngoại đạo sanh ra, rồi đầu óc ngu si của chúng ta mê mờ, không rõ, cứ cho rằng cái mà chúng ta hiểu từ kinh sách nggoại đạo đó là đúng nên không chịu bỏ, không chịu sửa sai. Do thế tưởng là tu theo đạo Phật mà lại tu theo tà giáo ngoại đạo nên cuối cùng luôn luôn phạm giới luật của đạo Phật, đức hạnh người tu sĩ không bao giờ có, đức hạnh người tu sĩ chẳng ra gì. Nhìn người tu sĩ chẳng giống ai, đời chẳng ra đời, mà đạo chẳng ra đạo, chẳng làm chủ được sanh tử mà cứ ngở tưởng là làm chủ được sanh tử. Cứ tưởng rằng mình có thể nhập vào bản thể Chơn Như Phật Tánh là sẽ chấm dứt được sanh tử luân hồi. Nhưng cách nhập như thế nào, họ chẳng biết cách thức nào để nhập. Để rồi họ tưởng ra những cách hảo huyền, họ tự gạt họ, rồi gạt bao nhiêu người khác nữa. Phật Tánh do tưởng nhận ra cho nên tâm tham sân si chẳng lìa được, ngũ triền cái vẫn còn che khuất, thất kiết sử vẫn còn trói buộc mà chẳng thấy, lại bảo rằng đó là tạp khí chưa hết, bồ tát còn tạp khí huống là chúng ta. Đó là những lí luận của họ.

Nếu họ làm chủ được sống chết thì tâm tham sân si họ đâu còn, ngũ triền cái đâu còn che khuất, thất kiết sử đâu còn trói buộc. Họ chỉ thấy được Phật Tánh của họ, chỉ nhận ra cái Phật tánh của họ bằng cái tưởng của họ thôi, nên tâm tham sân si của họ vẫn còn, triền cái vẫn còn, kiết sử vẫn còn, cho nên họ tự bào chửa đó là tạp khí, là thói quen của họ lâu đời rồi cho nên bây giờ tuy thấy Phật Tánh nhưng thói quen chưa hết, phải chờ thời gian nữa. Nhưng họ cũng chẳng hiểu phải chờ bao đời cho hết tạp khí đó. Họ bảo cứ chờ đi, chờ đi. Sự thật đó là lí luận của họ che đậy sự không có pháp hành cho nên họ lập luận bồ tát còn tạp khí huống hồ là chúng ta.

Họ lấy lí luận là bồ tát còn sân si, bồ tát còn cái ta, thì chúng ta cố gắng giữ gìn cái Phật tánh đó đi, rồi chúng ta sẽ hết tạp khí. Nhưng mà cuối cùng thì như thế nào, hằng ngày đắm nhiểm trong dục lạc thì tham sân si càng nuôi lớn ra, thử hỏi có gì đâu gọi là giải thoát. Đáng thương cho những người này bỏ hết cả cuộc đời, không làm lợi ích cho mình, cho người mà chỉ ôm ảo ảnh để rồi đọa trong tam đồ chịu khổ luân hồi mãi mãi.

Họ tưởng đời này họ làm tổ rồi đời sau họ cũng làm tổ nữa, rồi đời kế họ cũng làm tổ nữa. Họ tính là họ cứ làm Tổ hoài như vậy, họ đi vào trong sanh tử để độ chúng sanh, nghĩa là trong đời này chỉ mình họ là độ chúng sanh được thôi, trong thế gian này hoàn toàn không có ai đủ khả năng độ chúng sanh được đâu. Họ tham đắm đến mức không tưởng tượng được, cho nên họ nói bồ tát luôn luôn đi vào trong sanh tử luân hồi để hoằng hóa, làm lợi ích lớn cho chúng sanh, cho nên bồ tát mới thích đi vô đi ra sanh tử như vậy, họ là bồ tát nên chẳng sợ sanh tử.

Thật ra họ có làm chủ sanh tử đâu mà họ không đi vô đi ra sanh tử. Đời sống xuất gia của tu sĩ thì chỉ có y áo, chiếc đầu cạo trọc và sinh hoạt tôn giáo, còn tâm của họ luôn luôn sống trong dục lạc thế gian. Nghĩa là bây giờ hầu như giới tu sĩ hiện giờ chỉ có được bộ y áo và chiếc đầu cạo trọc mà thôi, sinh hoạt tôn giáo thì họ cúng bái lễ lộc thuyết giảng vậy thôi, còn cái tâm của họ thì sống trong dục lạc thế gian y như người thế gian, không khác chút nào hết. Cho nên giới luật họ đều vi phạm hết, lổi nhỏ cũng phạm, lổi lớn cũng phạm, không có lổi nào mà họ chừa hết. Quý thầy cứ xét soi đời sống phạm hạnh của một tu sĩ có còn có nữa hay không.

Đây chúng ta nghe tôn giả Ratthapàlà:

- Bạch Thế tôn, như con được hiểu lời Thế tôn thuyết giảng, đời sống tại gia đình sống theo dục lạc, thật không dễ gì thực hiện phạm hạnh. Nghĩa là đời sống của người thế gian là sống trong dục lạc, làm sao sống trong đời sống thế gian mà sống được đời sống phạm hạnh. Đây là lời trình bày của vị cư sĩ này. Thật sự đời sống trong gia đình không thể nào sống phạm hạnh của người tu được hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn trong sạch, trắng bạch như vỏ ốc. Con muốn bạch đức Thế tôn cho con được cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, từ bỏ dục lạc thế gian, sống không nhà cửa. Bạch Thế tôn, mong Thế tôn cho con xuất gia dưới sự chỉ dẫn của Thế tôn, cho con thọ đại giới.

Ông cư sĩ này xin đức Phật, ông thấy đời sống ở trong gia đình không thể nào li được dục lạc của thế gian. Còn bây giờ quý thầy đang sống ở nơi tu hành, là một vị tu sĩ thọ đại giới hẳn hòi mà sống trong dục lạc còn hơn ở người thế gian thì đâu trắng bạch như vỏ ốc được, thì đâu có giải thoát được. Vị cư sĩ này đã xác định cho chúng ta thấy rằng con đường của đạo Phật phải khác, không thể nào giống con đường thế gian được. Thế mà quý vị sống đạo chẳng ra đạo, đời chẳng ra đời thì quý vị làm sao giải thoát được.

Sau khi được cha mẹ cho đi tu và được đức Phật chấp nhận cho xuất gia, chẳng bao lâu tôn giả Ratthapala chứng quả Alahán. Chứng quả xong, tôn giả xin Phật trở về thăm cha mẹ. Khi về đến nhà tôn giả không được sự tiếp đải mà còn nhận những lời sĩ nhục. Tôn giả chỉ nhận được bát cháo thiu của người đầy tớ, nhờ thế mà phụ thân tôn giả mới đến gặp tôn giả mời ngài về nhà: "Này con thân yêu, có phải con ăn cháo thiu ngày hôm qua không? Con phải về nhà cửa của con đi".

Khi người con đi tu rồi, sau đó về gặp lại cha mẹ, cha mẹ có mừng rở không? Qua hình ảnh của vị cư sĩ này, chúng ta thấy rằng vị này theo Phật tu hành, 3 năm sau vị này chứng quả Alahán nên xin Phật về gặp gia đình, Phật thấy rằng đúng, nên cho về.

Nhưng khi vị này xin đi tu thì gia đình không cho là vì thương đứa con một của mình, không muốn cho nó đi tu, nên ông nằm vạ, ông đòi chết nếu không được đi tu. Cuối cùng thì cha mẹ bằng lòng cho đi tu. Cho nên khi thấy có ông tu sĩ đi ngang qua cửa thì ông cha ở trong nhà chửi như thế này: "Cũng ba thằng đầu trọc này mà nó làm cho con ta ba năm rồi mà không thấy nó về". Ông bị chửi như vậy, cho nên ông nói về nhà ông bị sĩ nhục là chỗ bị chửi đó. Sau đó có một đứa đầy tớ trong nhà của cha ông đem đổ bát cháo thiu, ông mới kêu người đầy tớ: "Bà chị ơi, bà chị đổ vào trong bát của tôi đi". Người đầy tớ đổ cháo vào bát xong mới nhận ra vị này là ông chủ nhỏ của mình nên chạy đến gặp bà mẹ của tôn giả báo tin, trong khi đó thì tôn giả đã ăn bát cháo thiu rồi. Ông cha biết là tôn giả về thăm nhà, ông liền đến mời người con về nhà ăn cơm thì tôn giả nói đã ăn cháo xong rồi, cho nên ông cha mới hỏi: "Này con thân yêu, có phải con ăn cháo thiu ngày hôm qua không? Con hãy về nhà cửa của con đi".

Tôn giả không còn gọi cha là cha nữa, mà coi cha mình chỉ như một người cư sĩ thôi, trả lời: "Thưa gia chủ, thôi vừa rồi, hôm nay tôi đã ăn xong rồi". Nghĩa là sau khi đã ăn xong, có mời gì thì tôn giả cũng chẳng có thèm. "Vậy, này con thân yêu, hãy nhận lời ngày mai đến dùng cơm". Tôn giả im lặng nhận lời. Người cha về nhà lấy vàng bạc châu báu chất thành đống và gọi các người vợ cũ của tôn giả trang điểm cho thật đẹp để quyến rủ tôn giả ở lại.

Đến giờ thọ trai, tôn giả đến nhà của phụ thân ngồi nơi chỗ đã soạn sẳn, rồi người cha của tôn giả trình bày đống vàng và của báu. Ông cha dụ tôn giả: "Này con, đây là tiền của cha mẹ, đây là tiền của của ông bà tổ tiên, tất cả tiền bạc này là tiền bạc của con, cha mẹ chỉ vì mình con mà thôi, nay con đi tu, tiền bạc này bỏ cho ai, con hãy về mà trọn hưởng tài vật và làm việc phước đức bồ thí cho người khác đi". Tôn giả trả lời: "Thưa gia chủ, nếu gia chủ làm theo lời nói của tôi, gia chủ hãy đem vàng bạc châu báu này cho vào các cổ xe chở ra sông Hằng mà đổ xuống đi". Tôn giả bảo ông cha đem đổ của cải này đi. "Vì sao vậy, này gia chủ, do của báu này mà làm sầu bi ưu khổ đến với gia chủ". Lúc bấy giờ những người vợ cũ của tôn giả, người thì ôm chân, kẻ thì nắm tay tôn giả mà nói: "Thưa phu quân, vì thiên nữ nào mà phu quân sống phạm hạnh, bảo cho chúng em biết". "Này các bà chị, không phải vì thiên nữ nào mà chúng tôi sống phạm hạnh". Mấy người vợ nghe tôn giả gọi mình là bà chị thì hết ý kiến. Tôn giả nói với phụ thân: "Thưa gia chủ, nếu gia chủ muốn bố thí đồ ăn thì hãy bố thí đi, chớ có làm phiền tôi nữa". Sau khi thọ thực xong, tôn giả nói lên bài kệ rồi ra đi.

Các con thấy tôn giả Ratthapàlà không còn tình cảm riêng tư nhỏ hẹp, mà lòng từ của người ta đối xử bình đẳng với mọi người. Còn bây giờ chúng ta tu chưa xong nhưng lâu lâu 3 năm về thăm gia đình, gia đình mừng rở chạy ra nắm chân nắm tay rồi an ủi thế này thế khác. Điều đó làm chúng ta càng dính mắc thế gian, mạng lưới tình cảm thương ghét làm chúng ta khó mà giải thoát.

Cho nên khi người nào theo đức Phật tu hành rồi, khi đã chứng quả Alahán rồi đức Phật mới cho người đó về thăm gia đình, chứ không chứng quả thì không cho về, mà người nào lén về thì bị cám dỗ hết. Cho nên khi đi tu theo một vị thầy chứng đạo rồi, thì người đó không bao giờ muốn rời khỏi vị thầy nầy. Họ muốn làm sao sống một bên thầy cho đến khi tu chứng rồi, chừng đó mới xin vị thầy cho ra đi. Khi chưa chứng, khi còn cố gắng tu tập, cái tâm còn yếu mà xin ra thì vật chất và tình cảm ngoài đời cám dỗ vô cùng. Khi tu hành rồi, biết được từng giai đoạn từ mới vô cho đến khi đạt được giải thoát thì người tu sĩ mới rời khỏi vị thầy, chứ khi tu chưa xong mà rời vị thầy ra, rồi đi chơi chỗ này chỗ kia, thì người tu sĩ đó kể là hư rồi, không bao giờ còn tu được nữa.

Chúng ta đã vào tu và chọn được vị thầy có giới hạnh nghiêm túc, ở đó có pháp hành, có lí pháp, có hành pháp hẳn hòi, thì chúng ta bắt đầu ở đó, chấp nhận và khép mình trong khuôn khổ, sống tận cùng với thầy 5 năm, 10 năm, chừng nào tu xong rồi, thầy cho phép chúng ta mới rời. Còn đằng này chưa giải thoát gì mà trong vòng chừng nửa năm hay hoặc một năm, xin thầy về thăm cha mẹ hay đi chơi một vòng, là không hỏng rồi.

Trước khi đến những giới hành, Thầy nhắc lại cho quý thầy những điều Thầy dặn bảo rất kỹ lưỡng: Khi không có Thầy thì quý thầy lấy giới luật, giới mà Thầy đã giảng, làm điều kiện trói chặt mình, ở trong khu vực nào thì ở chết trong khu vực đó 5 năm hay 10 năm, đến khi tu đạt được quý thầy mới rời khỏi chỗ đó, mà không đạt được thì nhất định không ra khỏi. Tạo thành một giới đàn cho vững chắc như vậy may ra quý thầy mới có giới hạnh để tu giải thoát.

Bởi vì 10 năm trong thất, trong khoảng thời gian từ 1971-1980 Thầy ẩn bóng để tu. Năm 1975 là thời gian chiến tranh khốc liệt khắp cả miền Nam nước chúng ta, vậy mà Thầy quyết định không rời thất mặc dù bom đạn ào ào, máy bay trực thăng bắn như xối xả xuống khu vực thất Thầy, người nào cũng chui hầm trốn hết mà Thầy thì chết bỏ, ngồi thiền sừng sửng trước tượng Phật. Đó mới là cái gan dạ của người tu hành, chứ nếu không gan dạ, không thể ngồi bất động đó được, chỉ có nước bỏ chạy thôi. Tất cả xóm đều bỏ chạy hết, mẹ Thầy em Thầy đều chạy trốn ra vùng không giặc hết, đâu dám ở. Quân đội Giải Phóng đào hầm chiến đấu quanh nhà dân, quanh thất của Thầy. Lúc quân đội Quốc Gia tấn công vô, thấy Thầy ngồi trong thất đều hoảng hồn hết, bảo sao Thầy không nằm xuống. Thầy vẫn ngồi đó. Tượng Phật nát thì Thầy nát. Đạn bắn chung quanh, tất cả nhà trong xóm đều bị cháy hết mà thất của Thầy không cháy. Thầy quyết định chết bỏ chứ không rời khỏi thất. Thầy nhận ra cái oai lực của người tu có giới hạnh rất vĩ đại. Cho nên mỗi người đệ tử mà rời khỏi Thầy thì Thầy luôn luôn nhắc họ giữ giới hạnh, giới hạnh sẽ cứu các thầy. Thầy biết rằng giới hạnh đã cứu Thầy trong trận chiến như vậy.

Trên bước đường tu hành khi các con ra khỏi tu viện, các con ăn uống phải đúng cách, oai nghi tế hạnh phải đúng, đi phải nhìn xuống đất. Những oai nghi đó không ai làm cho mình thay đổi. Đừng nói rằng tôi đi với bạn, họ ăn vậy thì tôi phải theo họ ăn, tức là mình đã phá giới. Mình giữ giới, họ ghét chúng ta, họ thù chúng ta thì kệ họ, nhưng sau này họ sẽ trở thành đệ tử chúng ta. Chứ còn mình theo họ, tức là mình bị ma dẫn rồi. Mình tùy theo họ, mình sợ họ có quyền có thế, họ hại mình chứ gì, mình sợ họ chứ gì, do đó họ ăn ba bữa, họ mời mình cũng ăn như họ, hay họ mời mình uống ly nước gì đó rồi mình tùy thuận theo họ. Tùy thuận theo họ kiểu đó là mình bị mất giới rồi. Khi mình bị mất giới rồi thì những người khác coi rẻ mình, còn mình giữ giới hẳn hòi, ăn uống trong giới luật, đi ra nhìn xuống đất, ai nói rằng mình làm bộ, làm dáng, thì kệ họ.

Hôm trước Thầy có dạy các con thế nào là một pháp, nhưng hôm nay Thầy nhắc lại để các con biết thế nào là một pháp.

Pháp đầu tiên chúng ta biết rằng đó là ăn, thứ hai là hành.

Nghe đến ăn thì ai cũng ngạc nhiên hết, cái pháp gì mà dạy kỳ cục, dạy ăn không hà, dạy hành không hà. Ở đây các con để ý là tất cả các loài hữu tình do các món ăn mà được an trú. Con vật nào mà được an trú thì phải ăn uống mới được an trú, chứ không ăn uống thì không thể nào sống nổi đâu. Cho nên ăn là một pháp rất quan trọng.

Tất cả các loài hữu tình do các hành mà được an trú. Có con vật nào mà không hoạt động đâu. Thân nó cũng linh động, cũng hô hấp, tim cũng đập hết. Có con vật nào không có linh động, cái thân của chúng nhúc nhích, đi tới đi lui... đều là động hết.

Nhìn chung các loài hữu tình đều có cái ăn, cái hành cho nên chúng nó là loài động vật. Như vậy chúng ta biết hai pháp này rất là quan trọng. Vậy thì bây giờ chúng ta hành như thế nào để được giải thoát, bởi vì chúng ta biết các loài hữu tình phải có hành, các loài hữu tình phải có ăn, cho nên chúng ta ăn phải như thế nào để chúng ta được giải thoát; ăn như thế nào mà không giải thoát.

Nếu chúng ta ăn trong dạng thèm ăn thì có giải thoát không? Đâu có giải thoát. Ăn mà không thèm, ăn coi như là một thứ thuốc để sống thôi, thì cái đó mới giải thoát.

Cho nên một pháp rất quan trọng là về cái ăn. Chúng ta ăn ngày một bữa mà không thèm ăn, ăn để sống. Chúng ta thấy cái ăn đối với loài hữu tình, con vật cho đến con người, hiện bây giờ trên thế gian này quá chú trọng đến cái ăn, người ta tranh với nhau về cái ăn. Chúng ta là người tu sĩ dẹp cái ăn qua một bên, chúng ta ăn chỉ để sống chứ không còn quan trọng nữa. Đó là cái thứ nhất mà chúng ta phải hiểu biết và tu tập.

Cái thứ hai về hành. Chúng ta biết về hành có ba chỗ hành: Thân hành, khẩu hành, ý hành. Thân của chúng ta hành, đừng có làm khổ mình; cái miệng của chúng ta hành, đừng nói lời nói mà làm khổ mình khổ người; cái ý của chúng ta hành, đừng khởi nghĩ cái gì làm khổ mình khổ người. Như vậy, chúng ta phải biết cái hành quan trọng đến mức nào.

Cái ăn chỉ có một mà cái hành có tới ba chỗ. Nói như vậy là chúng ta đã biết có một pháp rất quan trọng: đó là pháp ăn và pháp hành. Vậy từ đây về sau quý thầy phải cẩn thận trong những cái hành, trong những cái ăn uống. Đó là những pháp mà Thầy nhắc nhở cho quý thầy thấy.

Thân hành như thế nào để đem lại sự giải thoát. Người đời hành không có giải thoát đâu. Người ta đánh lộn, người ta đập nhau lỗ đầu chảy máu thì làm sao mà gọi là giải thoát. Cho nên ở đây chúng ta hành như thế nào mà được giải thoát.

Trong những bài trước Thầy có dạy có hai pháp. Vậy thì hai pháp như thế nào? Một là danh và sắc.

1./ Pháp thứ nhất, các con phải hiểu danh là cái gì và sắc là cái gì?

Trong 12 nhân duyên, Phật có dạy danh sắc tức là bào thai của con người, tức là thân và tâm của chúng ta. Sắc là cái thân mà danh là cái tâm. Do có danh sắc mà có sự đau khổ của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải hiểu danh sắc có phải là bản ngã của chúng ta không? Nó có phải là vật thường còn hay vô thường? Nó có phải là cái thứ không khổ không? Cho nên chúng ta phải hiểu hai pháp danh và sắc này.

2./ Pháp thứ hai là Vô minh và Hữu. Vô minh là mê mờ. Trong 12 nhân duyên chúng ta thấy có duyên vô minh và duyên hữu. Do vô minh sanh hành, hành mới sanh thức; thức mới sanh danh sắc. Chúng ta thấy rõ có hữu thì nó mới có thủ; có thủ thì nó mới có sanh; có sanh thì nó mới có tử ưu bi sầu khổ.

Ở đây đức Phật ghép hai từ vô minh và hữu. Vô minh như thế nào, muốn phá trừ vô minh này thì chúng ta phải tìm hiểu những gì? Chúng ta tìm hiểu thì thông hiểu những gì cần thông hiểu và khi chúng ta thông hiểu thì vô minh bị phá vở liền. Như Phật nói thân thọ tâm pháp của chúng ta là vô thường, khổ, vô ngã. Bây giờ chúng ta phải tìm hiểu nó vô thường chỗ nào, nó khổ chỗ nào, nó vô ngã chỗ nào. Do chỗ chúng ta hiểu thì sẽ không còn vô minh nữa, mà không còn vô minh thì tức là minh chứ gì? Và khi vô minh hết rồi thì hữu có không? Cái vô minh mà hết rồi thì cái hữu không có nữa, cho nên nhà cửa tài sản chúng ta đều bỏ sạch. Vô minh có thì hữu có, bởi vì vô minh nó lầm chấp. Nó nói cái bàn này là thật, cái thân này là thật; cái thân này là ngã, cái tâm này là ngã. Cho nên nó chấp cái này là thật, vật nào cũng thật có hết. Cho nên mới có hữu. Vì vậy Phật ghép hai danh từ này lại chỉ cho vô minh và hữu. Hễ có vô minh thì có hữu, mà không có vô minh thì không có hữu. Có Minh thì chúng ta xả hết. Xả hết thì trắng bạch như vỏ ốc, như đời sống xuất gia ba y một bát. Các con thấy chỗ Phật ghép danh từ như vậy để chúng ta phá vỡ vô minh đó.

3./ Cái thứ ba là hữu kiến và vô hữu kiến. Ở đây đức Phật dạy hữu kiến tức là có sự hiểu biết, mà có sự hiểu biết tức là chúng ta có sở tri chấp, chấp cái kiến đó. Như từ lâu tới giờ nghe người ta nói trong thân này có Phật tánh, khi chúng ta ngộ ra cái Phật tánh thì chúng ta là Phật. Cho nên người ta nói kiến tánh thành Phật. Vậy là mình chấp kiến tánh thành Phật. Người ta chỉ cái Phật tánh đó như thế nào, mình nhận ra cái tánh đó là thành Phật. Thành Phật rồi nhưng tâm tham sân si của ta vẫn còn. Ta nói ủa sao mình nhận ra ông Phật rồi, mình thành Phật rồi mà sao còn tham sân si như vậy, ai chửi cũng giận dữ vậy, như vậy ông Phật này thiệt hay giả. Từ đó chúng ta có sự suy nghĩ phá cái vô minh này đi, chúng ta bẻ gãy cái kiến chấp đó, cái hữu kiến đó đi. Còn nếu chúng ta không có sự suy nghĩ chúng ta cứ ngở rằng trong thân ta có Phật tánh, cái Phật Tánh này là thường hằng, thường lạc ngã tịnh. Nó ở trong thanh tịnh thường an lạc trong đó. Do đó chúng ta bị cái chấp kiến đó nó làm cho chúng ta mê mờ không thấy đó là cái chấp ngã, cái chấp kiến của chúng ta. Từ đó chúng ta chết điêu chết đứng trong đó mà tưởng là mình đạt được cái đó là mình giải thoát, nhưng thật ra không giải thoát gì hết. Ở đây phải thấy cái hữu kiến này rất là nguy hiểm.

Vô hữu kiến. Khi đã hiểu ra như vậy, chúng ta xả bỏ đi, hoàn toàn chúng ta không có gì hết. Bởi vậy đến với đạo Phật cái gì chúng ta cũng bỏ hết nên chúng ta không có cái gì hết. Thậm chí như nói Niết bàn đức Phật cũng nói đâu có cái gì gọi là Niết bàn. Chúng ta chỉ biết rằng cái thân đời nay của chúng ta mà chúng ta làm chủ được thì chúng ta chỉ biết rằng chúng ta chỉ có một kiếp này thôi, và chúng ta không có kiếp sau nữa, nghĩa là không tái sanh nữa thôi. Chúng ta chỉ biết như vậy thôi chứ không thấy có Niết bàn, hay có Phật tánh, hay có cái gì khác nữa. Bởi vì còn có cái gì đó là còn có chấp kiến, tức là còn có hữu kiến.

Cho nên hai pháp Hữu Kiến và Vô Hữu Kiến không thể đi chung, nếu có Hữu Kiến thì không thể nào có Vô Hữu Kiến được, mà có Vô Hữu Kiến thì phải không có Hữu Kiến. Cho nên phá cái này thì cái kia sẽ đạt, phá cái kia thì cái này sẽ đạt. Một người có kiến chấp rồi thì làm sao gọi là vô hữu kiến được. Cho nên ở đây các con phải hiểu là khi các con mang đầy ắp trong mình cái kiến chấp của kinh sách này kinh sách kia, tất cả các kiến chấp đó phải bị đập phá xuống hết. Nếu không có sự đập phá của Thầy thì các con còn bao nhiêu kiến chấp chứ không phải là như bây giờ.

Các con nghe từ hồi nào đến giờ Thầy không dám đụng chạm đến ai hết, nhưng bây giờ Thầy thành lập giáo án xây dựng lại con đường tu của đạo Phật thì Thầy phải phá tất cả những cái kiến chấp đó xuống hết, có nghĩa là Thầy phải phá các kiến chấp này của các con. Còn nếu Thầy không phá các kiến chấp của các con, thì các con còn nói Phật tánh rõ ràng lắm, các con còn nói kinh này kinh kia dữ lắm, còn nói Bát Nhã là vô ngại. Tất cả những cái Bát Nhã đó sẽ phá đi những cái điên đão, mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn, thành ra sự giải thoát là thành tựu được trí tuệ Bát Nhã. Các con cứ kiến chấp những cái Bát Nhã xa vời vợi của cái tưởng đó chứ không có gì hết. Không được phá thì các con chỉ ở trong Hữu Kiến chứ không bao giờ ở trong Vô Hữu Kiến được. Phải phá đi những hữu kiến đó.

4./ Phần thứ tư này Phật dạy có hai pháp là Vô Tàm và Vô Quý. Người không biết xấu hổ và không biết sợ hãi thì người này không thể theo con đường của đạo Phật tu được. Cho nên có tàm và quý tức là có xấu hổ và có sợ hãi thì mới răn chừa các điều ác, chúng ta mới ngăn chận các điều ác được. Còn nếu làm những điều ác mà chúng ta không thấy sợ hãi tội lổi, không thấy xấu hổ thì cứ mãi làm mà chúng ta không lo, không gì hết. Do đó vô tàm vô quý là tâm của phàm phu, tâm của con người ác vì họ không biết xấu hổ, không biết sợ hãi về hậu quả của họ do nhân quả đưa đến cho họ gánh vác.

5./ Tàm và quý. Tàm có nghĩa là xấu hổ; quý là sợ hãi; nghĩa là người có xấu hổ có sợ hãi thì con đường của đạo Phật dễ dàng tu tập.

Thường người ta nói lúc đầu chưa biết thì khi phạm còn thấy xấu hổ, còn sợ hãi, nhưng khi đã phạm quen rồi thì không sợ. Thí dụ như các con mới đến tu viện này còn xa lạ, nghe nói trong tu viện có kỹ luật độc cư thì mới đầu các con còn giữ gìn sống độc cư, còn sợ hãi với kỹ luật đó. Nhưng sau một thời gian ở lâu quen rồi thì các con không thấy sợ hãi kỷ luật độc cư nữa. Kỹ luật độc cư như vậy chứ các con muốn nói chuyện với nhau thì lén nói chuyện, các con không còn sợ hãi độc cư nữa và các con cũng không biết rằng khi mình lén lút tiếp duyên, lén lút nói chuyện như vậy là do không biết xấu hổ, như vậy là tàm quý các con chưa có. Cho nên muốn có được tàm quý thì phải tu tập và phải rèn luyện, chứ không phải khi không mà có tàm quý. Đó là nói chúng ta phải tu tập để giữ gìn những giới luật, kỹ luật cho được là chúng ta phải tập tàm và quý.

6./ Ác ngôn và ác hữu. Ác ngôn là lời nói dữ, lời nói ác, lời nói làm người ta đau khổ. Ác hữu là người làm điều ác, người xúi chúng ta nói lời ác, người xúi chúng ta làm hành động ác, người nói lời ác hay ý niệm ác, đó là người ác hữu, người làm ác.

7./ Thiện ngôn và thiện hữu. Lời nói lành, lời nói làm ra nghiệp lành cho người ta không khổ mình không khổ là thiện ngôn. Thiện hữu là người bạn lành. Khi chúng ta ở gần người bạn lành thì chúng ta sẽ có những lời nói tốt, lời nói lành, lời nói không hung dữ; còn nếu chúng ta ở gần những người làm ác thì chúng ta sẽ có những lời ác ngôn, lời nói hung dữ, có những lời nói không thiện được. Hai pháp đối chiếu nhau để chúng ta chọn lấy một trong những pháp này.

8./ Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo. Nhập tội thiện xảo là người muốn làm tội phải khéo léo để tránh cho người ta chỉ trích họ, cho nên khi họ làm tội gọi là nhập tội thiện xảo. Ở trong này Phật dạy xuất tội thiện xảo là khi chúng ta làm một điều gì thì phải khéo léo làm điều đó. Thí dụ chúng ta muốn làm điều ác gì thì chúng ta phải làm điều ác đó rất khéo léo, không vụng về. Còn bây giờ chúng ta làm một điều không ác thì cũng phải làm khéo léo làm.

Làm điều ác thì phải có sự khéo léo làm. Thí dụ như bây giờ chúng ta muốn lấy của của người ta thì ít ra chúng ta phải nghĩ cách này cách kia, hay hoặc là chúng ta muốn nói làm sao cho người khác tin người đó xấu thì chúng ta cũng phải thiện xảo nói làm sao cho người ta tin người đó xấu. Như vậy đó là thiện xảo để làm điều ác.

Muốn làm điều thiện thì chúng ta cũng phải thiện xảo để làm điều thiện, không thể thiếu thiện xảo mà làm điều thiện được. Muốn tâm mình li dục li bất thiện pháp thì phải có thiện xảo mới có li, không thiện xảo thì tâm không li dục.

Cho nên ở đây muốn làm tội thì cũng phải có khéo léo, làm tội cho thật gian hùng. Muốn cho không có tội thì chúng ta cũng phải khéo léo sử dụng, trau dồi tâm của mình để cho nó không có tội. Đó là những thiện pháp và ác pháp đều phải có thiện xảo trong đó.

9./ Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo. Ở đây nói sử dụng giới hành, tức là khi sử dụng một pháp nào đó để tu cho được giải thoát trong pháp thiện đó thì chúng ta cũng phải khéo léo, chứ không phải vụng về mà tu tập pháp thiện được.

Thí dụ như muốn dùng pháp hướng, vậy thì chúng ta phải hướng như thế nào cho đúng, cho pháp hướng có được hiệu quả. Hầu hết chúng ta không khéo léo cho nên dùng pháp hướng không có hiệu quả. Thí dụ như cô Huệ Ân bị nhức đầu mà cô khéo léo như thế nào đó cho nên cô nhắc liền hết nhức đầu. Còn mình cũng nghe nói pháp hướng nhưng tại sao mình đau tay mà nhắc pháp hướng hoài tay không hết đau. Tức là mình không khéo léo, không thiện xảo sử dụng pháp hướng nên mới không hiệu quả. Ở đây đức Phật nói tác ý thiện xảo, tức là khi tác ý một điều gì ra thì phải khéo léo tác ý cho đúng cách. Như tên nó là A mà mình gọi là B thì nó đâu biết. Đó là không thiện xảo, không khéo léo tác ý.

Như hồi nãy cô Diệu Hảo trình bày cho Thầy thấy thì cô đã trình bày về pháp tu rất đúng nhưng thiếu thiện xảo trong thời gian hành trì. Còn cô Minh Cảnh trình bày tu ngồi giữ tâm thanh thản để phá tâm hôn trầm của cô. Làm như vậy là không thiện xảo, cho nên nó mới đưa dần đến chỗ tỉnh tỉnh mơ mơ, bởi vì cứ ngồi mà nghĩ rằng tỉnh được bao nhiêu hay bấy nhiêu cho nên mới có lúc tỉnh lúc mê. Như vậy là tu sai, vì thời gian chúng ta đang ở trong Định Hiện Tại An Lạc Trú hay Định Vô Lậu, chúng ta phải tỉnh. Bây giờ ngồi không quán, không gì hết mà vẫn phải tỉnh như vậy, phải tỉnh táo hoàn toàn mới đúng. Phải nhận ra chỗ đó chứ không nhận ra thì chúng ta sẽ tu tập lu bù. Đó là chỗ thiện xảo.

Muốn được tỉnh như vậy thì làm sao? Phải đi kinh hành, không thể ngồi không như vậy được, chúng ta phải nương vào hành động Chánh Niệm Tỉnh Thức trong khi đi thì nó mới có được tỉnh. Sau khi tỉnh đến mức độ của nó rồi, nghĩa là chúng ta ngồi mà nó vẫn tỉnh trong hành động ngồi thì đó là lúc chúng ta nên ngồi. Bây giờ đang trong trạng thái không tỉnh mà muốn ngồi nghĩ thì điều đó là điều chết chứ không thể sống được. Đó là thiếu thiện xảo.

10./ Thiếu thiện xảo. Thiếu thiện xảo là như thế nào? Bây giờ chúng ta đang tu Tứ Niệm Xứ, chúng ta đang ở trên thân quán thân, mà quán cái gì? Quán cái hành tướng, hay quán cái nhân tướng, hay quán cái đặc tướng? Nếu quán cái đặc tướng thì cái xứ (thân là cái xứ) phải thiện xảo trên đặc tướng của nó. Nếu quán cái hành tướng, thì phải thiện xảo ở trên cái hành tướng của nó, chứ không phải thiện xảo trên nhân tướng nó, hoặc thiện xảo ở trên đặc tướng nó được. Các con phải hiểu điều đó. 

Nếu các con không biết các con đang lấy cái thân mà tu về thân hành nội hay thân hành ngoại, hay tu ở trong hành của nhân tướng nào, hay hành của đặc tướng nào, như vậy là thiếu thiện xảo.

Nếu bây giờ chúng ta tu ở trên hành tướng của thân mà thân đang đi kinh hành thì chúng ta tu trên hành tướng thân đi kinh hành đó. Trên thân quán thân tu trên hành động ngoại là do trên hành động ngoại của thân quán trong hành động ngoại đó. Cho nên chúng ta phải phân tích cho rõ ràng để khi chúng ta tu định nào thì phải tu cho đúng cái định đó.

Nếu trên thân quán nhơn tướng của thân thì cái nhân tướng đó không có hành, cái nhơn tướng đó như cục thịt, nó nằm như vậy thì quán như thế nào để cho nó li tham, li sân, li si ra, do vậy phải quán bất tịnh hay vô thường, hay quán như thế nào. Đó là quán tùy nhơn tướng.

Cho nên mỗi một cái Tứ Niệm Xứ, có rất nhiều chuyện chúng ta cần phải tu: như tu trên hành tướng, hay tu trên nhân tướng, hay tu trên đặc tướng của thân. Rất khó chứ không phải dễ. Nhưng khi chúng ta biết được chúng ta đang quán thân trên thân theo xứ nào (hành của thân là xứ) thì chúng ta chỉ thiện xảo ở trong xứ đó thôi. Chúng ta rõ được từng chút thì chúng ta tu có kết quả rất lớn cho chúng ta.

Như vậy gọi là thiện xảo, nghĩa là lấy cái thân của chúng ta mà tu thì phải biết chúng ta đang tu trong cái xứ nào: đang tu trong hành tướng, hay đang tu trong nhơn tướng, hay đang tu trong đặc tướng.

11./ Duyên khởi thiện xảo. Bây giờ chúng ta dùng một pháp mà tác ý ra để khởi ra một cái gì đó để làm cho chúng ta tự chủ được điều kiện đó, gọi là duyên khởi thiện xảo. Nghĩa là như tác ý nào đó thì chúng ta khởi ra cái đó để mà thiện xảo để làm cho chúng ta đạt được kết quả đó. Thí dụ chúng ta bảo hơi thở ngưng nhưng lúc bấy giờ tâm của chúng ta đang ở trên nhơn tướng hay trên hành tướng, hay trên đặc tướng của nó và nó đang nằm trên trạng thái gì, phải biết cái trạng thái đó, chúng ta mới khởi sự thiện xảo cho nó ngưng hơi thở thì nó mới ngưng.

Nếu chúng ta không nắm được đặc tướng của nó, không nắm được cái nhơn tướng của nó, không nắm được cái hành tướng của nó mà bảo nó ngưng hơi thở thì nó không ngưng. Các con phải hiểu được điều đó.

Cho nên khi tới pháp hành rồi thì phải nắm từng chút rất là tỉ mỹ để tiến bước trên con đường tu tập. Khi chúng ta ra lệnh ngưng hành nào là nó ngưng liền, là tại chúng ta nắm biết được trạng thái của nó, bảo nó thì nó phải ngưng.

Bây giờ nó không nằm trên trạng thái đó, không nằm trong cái nhơn tướng đó, không nằm trên đặc tướng, không nằm trên hành tướng đó, không nằm được ở trạng thái đó mà cứ bảo nó ngưng thì làm sao nó ngưng. Các con phải hiểu điều đó. Mình phải biết được trạng thái của chỗ đó thì bảo nó ngưng, nó mới ngưng. Nếu nó chưa nằm được trên chỗ đó, như tâm chưa bám vào tụ điểm mà bảo nó ngưng nghe âm thanh thì làm sao nó ngưng nghe được. Cho nên các con bảo đừng nghe, đừng nghe, nhưng lổ tai của các con đang chạy ngoài chợ mà cái đầu ở đây, vậy mà bảo lỗ tai đừng nghe thì làm sao lỗ tai đừng nghe. Các con phải biết lổ tai đang ở chỗ nào thì các con bảo nó, nó mới nghe theo. Như bây giờ nó đang ở chợ, nó đang nghe ở ngoài đó, do đó bảo nó đừng nghe sao được. Các con phải hiểu điều đó.

Đó, Thầy nói như vậy để các con biết con đường tu phải thiện xảo, vì vậy mà không phải tự nhiên vào định của đạo Phật được, cả một vấn đề. Khi tâm nằm tại chỗ nào đó, nằm trên trạng thái tâm nào đó mà biết cái đó thuộc về đặc tướng, nhơn tướng, hành tướng như thế nào, chừng đó ta ra lệnh thì nó mới ngưng. Tâm phải đúng ở trạng thái đó chứ chưa đúng mà các con cứ bảo hành đó ngưng đi, thì các con bảo tới già cũng không ngưng được. Bảo hết hơi nó cũng không thèm ngưng. Nhưng khi các con phải nắm vững 4 cái định Thầy dạy, rồi các con sẽ lần lượt tu tập tới, thì sẽ biết được.

12./ Chơn trực và tàm quý. Chơn trực là thẳn thắn. Phải nhìn cho thật thẳng vào trong điều kiện tu tập của mình, thiện là thiện mà ác là ác chứ không được nói cái này vừa thiện vừa ác, không dùng lí luận của Bát Nhã: sắc tức thị không, không tức thị sắc, không có kiểu đó được, kiểu đó như là lường gạt người ta thì không được. Thiện là thiện mà ác là ác, chứ không phải nói phóng sanh là giải thoát mà sát sanh là bồ đề, không được đâu. Chuyện đó là chuyện lí luận của họ, ở đây không được lí luận kiểu đó, ở đây phải thẳn thắn, thiện là thiện mà ác là ác. Tàm quý nghĩa là có thẳn thắn. Nếu chúng ta làm ác thì phải xấu hổ mà làm thiện thì vui mừng. Chúng ta không sợ hãi xấu hổ trong việc làm lổi lầm của chúng ta.

13./ Kham nhẫn và nhu hòa. Khi chúng ta tu tập kham nhẫn, nhẫn nhục được mọi mặt thì chúng ta phải tập tâm trạng nhu hòa đối với mọi trường hợp mọi hoàn cảnh. Hai pháp kham nhẫn và nhu hòa này phải ghép chung lại.

Nhẫn nhục mà trong lòng hậm hực hoài thì đó không phải là nhẫn nhục mà chỉ là nén tâm chịu đựng. Nhẫn nhục thật sự kham nhẫn thì phải có mặt nhu hòa, có lời nói nhu hòa, có cử chỉ nhu hòa. Không phải ở bên ngoài làm ra cái vẻ nhẫn nhục mà bên trong tức tối muốn đập người ta thì như vậy không phải là kham nhẫn nhẫn nhục.

14./ Lời nói nhu thuận và tiếp đón thân tình. Nghĩa là khi kham nhẫn được rồi, nhu hòa được rồi thì lời nói phải tỏ ra rất là nhu thuận, chớ không thể nào nói với người ta lời cộc cằn, nói giọng một giọng hai với người ta, nói như là chấm muối trong đầu người ta thì không được, mà phải nói lời nhỏ nhẹ, ôn tồn, nhỏ nhặn. Thấy người ta còn giận hờn mình, còn đau khổ thì mình lại còn dùng lời nói nhẹ nhàng hơn nữa và mình tiếp đón họ rất là thân tình chứ không đối đải gay gắt khó khăn, khó chịu. Cho nên một người tu theo đạo Phật phải tập hết sức lực chứ không phải là nói đơn giản được.

15./ Vô hại và từ ái nghĩa là lúc nào cũng không làm hại ai, không làm khổ người nào hết, lúc nào cũng từ ái và thương yêu họ, không bao giờ bỏ một người nào hết dù người đó là người thù, dù người đó có thể làm cho ta khổ đau, có thể giết chúng ta nhưng chúng ta vẫn từ ái với họ, không làm hại họ, tức là vô hại và từ ái.

16./ Thất niệm và bất chánh tri. Thất niệm là mất cái niệm, tức là không còn cái niệm chơn chánh nữa, làm cho cái hiểu biết chơn chánh của chúng ta không còn có nữa. Vậy lúc nào chúng ta cũng giữ đừng cho thất niệm, chúng ta phải đặt cái niệm mà quán cho tận cùng rốt ráo rồi mới mất niệm.

Như mình đặt niệm hơi thở mà quán nhưng một lát thì có vọng tưởng vô là bị thất niệm, hay một lúc thì có hôn trầm xen vô thì lúc đó có thất niệm rồi. Quên mất hơi thở rồi là có thất niệm. Mà thất niệm là không còn chánh tri kiến nữa, mất chánh tri rồi, không còn sáng suốt nữa, nó mờ mịt rồi. Cho nên lúc nào người tu cũng không được mất chánh niệm, lúc nào cũng phải ở trong chánh niệm.

17./ Chánh Niệm Tỉnh Giác. Chúng ta lúc nào cũng giữ tâm tỉnh giác để lúc nào cũng có chánh niệm hiện tiền, không được mất chánh niệm.

18./ Các căn không được chế ngự và ăn uống không được tiết độ. Một người tu hành mà các căn không chế ngự và ăn uống không tiết độ thì không bao giờ thực hiện con đường của đạo Phật được, nghĩa là phải chế ngự các căn. Con mắt thấy vật gì thì phải chế ngự đừng cho nó khởi tham muốn. Khi đi trên đường, chế ngự mắt là đôi mắt phải nhìn xuống, không cho nó nhìn qua nhìn lại hai bên nên nó không thấy vật gì khác, gọi là chế ngự mắt. Nếu mắt nhìn ngó bên nay bên kia, và lổ tai nghe người ta ca hát nữa thì cái đó không đúng cách chế ngự.

Người không chế ngự các căn thì về chuyện ăn uống không bao giờ biết tiết độ. Còn người chế ngự được các căn thì ăn uống có tiết độ. Thí dụ chúng ta ăn ngày một bữa, tức là có chế ngự thân và tâm của chúng ta trong sự ham muốn, do đó chúng ta mới ăn uống ngày một bữa được, gọi là có chế ngự. Còn người không chế ngự thì ăn lén, mặc dù ăn ngày một bữa lúc trưa, nhưng chiều hay tối sẽ ăn thêm cái này cái kia. Đó là chưa có tiết độ trong cách thức ăn uống. Nếu chế ngự được thì chúng ta sẽ ăn ngày một bữa mà không bao giờ ăn uống phi thời. Ở đây Phật dạy rất rõ ràng để chúng ta biết sự chế ngự kèm theo tiết độ trong ăn uống.

19./ Các căn được chế ngự và ăn uống biết tiết độ, nghĩa là sáu căn của chúng ta được chế ngự thì ăn uống sẽ được tiết độ, sẽ không phạm giới.

20./ Tư duy lực và tu tập lực. Bây giờ các con trạch pháp ra một cái niệm rồi suy tư (tức là tư duy), nhưng nếu sự tư duy chỉ tư duy một lần thì nó chưa có lực đâu, phải tư duy 2, 3, 5, 10 lần, 100 lần thì nó sẽ trở thành cái lực của tư duy. Nhờ vậy khi các con quán thân bất tịnh hay quán thân vô thường thì tri kiến giải thoát phóng ra liền tức khắc, nó làm cho các con thấy tất cả những lậu hoặc bị quét sạch ra rất là mạnh. Thời gian tu tập tư duy lâu dài như là 6 tháng hay một năm thì lực tư duy sẽ rất mạnh. Do đó nói rằng tư duy lực hay lực suy tư sẽ trở thành cái lực. Người nào siêng năng thì mới có lực đó, người nào không siêng năng thì không có lực đó đâu.

Hằng ngày tu tập tư duy ở trên Định Vô Lậu, do đó Định Vô Lậu sẽ trở thành cái lực. Khi có một cái gì liên quan đến đối tượng đó, tâm chúng ta giải thoát hoàn toàn không còn tham sân si ở trong đối tượng đó nữa, thì mới biết đó là cái lực tư duy.

Lực tư duy là cái gì? Là pháp quán, pháp quán tức là Định Vô Lậu, bởi khi đặt niệm trước mặt để quán xét thì chúng ta phải tư duy. Ở đây Phật gọi là tư duy lực và tu tập lực, nghĩa là lực do sự suy tư trong tu tập. Có suy tư trong tu tập như vậy nó mới tạo thành một cái lực, mà lực này Phật gọi là tư duy lực.

Nó có cái tên như vậy vì bây giờ chúng ta ngồi suy tư nhưng vẫn chưa thấy có cái lực gì hết. Thế rồi ngày nào đó cái lí chơn thật là vô thường, khổ, vô ngã thấm nhuần, lúc bấy giờ thấy rằng mình không còn giận ai nữa hết, thì đó là chúng ta đã có tư duy lực trong pháp quán rồi.

21./ Niệm Lực và Định Lực. Niệm lực như Thầy đã nói: Khi chúng ta tạo thành một tụ điểm để cho tâm nằm yên lặng ở trên tụ điểm đó, vì vậy chúng ta vào định mới được. Giữ cho tâm nằm yên trên tụ điểm gọi là Niệm Lực.

Từ trạng thái yên lặng đó đi đến trạng thái vắng lặng, và khi trạng thái vắng lặng đó mất đi chỉ còn trạng thái của Định. Trạng thái giữ sự yên lặng của Định gọi là Định Lực. Sức của Định lực đó vi diệu vô cùng, nó làm cho chúng ta nhập định bao lâu thì sẽ nhập định bấy lâu. Lúc bấy giờ chúng ta chỉ cần ra lịnh, hướng tâm nhắc thì Định Lực sẽ làm tâm chúng ta nhập định liền.

Như bây giờ Thầy có niệm lực tức là cái tụ điểm, bắt đầu tâm Thầy nằm chặt trên cái tụ điểm đó, sáu căn nằm chặt tại đó, Thầy mới ra lịnh rằng bây giờ phải nhập Tứ thiền 7 ngày đêm. (Lúc này là 3 giờ chiều ngày thứ bảy). Bắt đầu hơi thở của Thầy chuyển động để nó ngưng, Thầy nhập vào Tứ thiền 7 ngày đêm, cho đến 3 giờ chiều ngày thứ bảy tuần tới nó mới xuất định. Cái sức đó gọi là Định Lực, tức là cái sức Thầy ra lịnh cho nó làm theo, không cải lời Thầy. Còn thời gian mà Thầy giữ tâm nằm yên lặng trên tụ điểm để cho nó tạo thành cái lực thì đó là niệm lực. Các con hiểu chưa. Có hiểu rõ như vậy thì Thầy dạy các con không tu tập đi đến chỗ bị lầm lạc. Cái niệm lực là cái quan trọng, nếu các con tu sơ sơ thì không thấy có niệm lực đâu. Dường như Thầy đã nói với các con nhiều lần nếu chúng ta có một điểm tựa thì chúng ta sẽ bẩy được vũ trụ. Niệm lực chính là điểm tựa cho chúng ta bẩy được vũ trụ.

Đức Phật đã xác định Niệm Lực là cái gì? Đó là Tứ Niệm Xứ, là bốn chỗ mà chúng ta tu tập trở thành cái niệm lực, đó là thân thọ tâm pháp của chúng ta. Phải xác định cho được chỗ đức Phật đã dạy. Niệm lực có, nó là cái tụ điểm nơi thân của chúng ta. Do có niệm lực đó mà chúng ta có được định lực vi diệu để làm chủ được sự sống chết, tức là bẩy được cái vũ trụ đó.

22./ Chỉ và quán. Chỉ và quán Thầy đã giảng rồi.

23./ Chỉ tướng và tinh cần tướng. Chỉ tướng tức là trạng thái ngưng. Như bảo hơi thở ngưng thì chúng ta phải nhận ra trạng thái khi hơi thở ngưng, tức là chúng ta phải thấy được rõ lúc bấy giờ hơi thở ngưng là như thế nào. Như nói ngôn ngữ tịnh chỉ tức là lời nói của chúng ta hoàn toàn không nói nữa. Đó gọi là chỉ tướng của ngôn ngữ.

Còn nói tầm tứ tịnh chỉ tức là cái chỉ tướng của tầm tứ, nghĩa là không có tác ý mà cũng không khởi một cái niệm nào ra. Đó gọi là tịnh chỉ của tầm tứ, là chỉ tướng của nó.

Và trong lúc có tướng chỉ như vậy mà chúng ta giữ tâm của chúng ta ở trong trạng thái chỉ tướng đó được liên tục, không mất, thì gọi là tinh cần tướng. Tinh cần nghĩa là cái tâm của chúng ta ở trong trạng thái chỉ đó được liên tục. Tâm của chúng ta siêng năng ở trong chỉ tướng đó. Như vậy tinh cần tướng là cái tướng liên tục ở trong trạng thái của chỉ tướng.

24./ Tinh cần và không giao động nghĩa là khi tâm có sự tinh cần ở trong tướng chỉ như vậy thì tâm cũng nhận ra là không bao giờ có giao động, không cảm thấy hỉ lạc khinh an, hay không có thọ đau nhức chỗ này chỗ kia làm chúng ta giao động; nếu có thì không phải là chỗ tinh cần nữa, không còn có tướng tịnh chỉ nữa đâu. Trật rồi. Cái đó sai rồi.

Các con nên nhớ những lời dạy này của Thầy là để các con để ý, lưu ý nghe mà nhận xét qua chỗ tu hành của mình, bởi vì ở đây là trạng thái tâm của các con, đâu phải trạng thái tâm của Thầy, Thầy chỉ nói ra để các con nhận xét được chỗ đó mà các con tu cho đúng, chớ không có ai tu cho mình được. Chỗ này là chỗ độc bộ độc hành để các con đi tới chỗ làm chủ sanh tử của mình, cho nên các con phải hiểu và đi cho đúng cách, nếu các con đi sai một chút thì đi không tới đâu.

25./ Giới thành tựu và kiến thành tựu. Chữ kiến ở đây là tuệ chứ không phải là kiến chấp đâu. Giới thành tựu là những giới luật Phật dạy để đem đến sự giải thoát cho chúng ta, như không sát sanh, không làm điều ác, không nói láo, không vọng ngữ, không dâm dục... Tất cả những cái này được thành tựu thì ngay đó trí tuệ của chúng ta có sự hiểu biết, bởi vì giới ở đâu thì trí tuệ ở đó. Giới thanh tịnh thì trí tuệ thanh tịnh, trí tuệ thanh tịnh thì giới thanh tịnh.

Trước kia khi giới thiệu về giới Thầy đã nói rất nhiều với các con rồi. Ở đây chỉ nhấn mạnh: kiến không phải là kiến chấp, kiến giải. Kiến thành tựu tức là trí tuệ thành tựu. Chữ Kiến này là cái trí tuệ.

26./ Giới chi thiết và kiến chi thiết nghĩa là khi chúng ta đã phạm giới thì trí tuệ không còn sáng suốt nữa, chúng ta thiếu trí tuệ. Khi giới không đúng thì trí tuệ người đó không có; một người có trí tuệ thì bao giờ cũng sống đúng giới hạnh.

Bây giờ thử hỏi các vị Hòa Thượng có trí tuệ không? Chúng ta thấy họ giảng cho chúng ta rất hay, chúng ta thấy họ hiểu biết hơn mọi người, nhưng nhìn họ ăn uống phi thời, họ sống phá giới luật như vậy, thử hỏi họ là con người có trí tuệ không. Bởi trí tuệ là phải nằm trong giới luật, phải làm cho họ được giải thoát, làm cho họ li dục li ác pháp. Còn đằng này họ đâu có li dục, mà họ không li dục thì sự hiểu biết của họ là tri thức tầm thường của thế gian, tri thức đó gọi là vô minh, say mê theo sự tham đắm của thế gian, ham ăn ham ngủ, ham nhà cao cửa tốt, ham đồ đạt cho nhiều, thì đó là những người không phải có trí tuệ của giới luật. Giới luật ở đâu thì trí tuệ ở đó, trí tuệ ở đâu thì có sự giải thoát ở đó và giới luật nghiêm chỉnh ở đó. Chúng ta rất dễ dàng nhận xét qua sự tu hành của họ, vì giới của họ có thanh tịnh thì kiến của họ mới thanh tịnh, mà giới chi thiết thì kiến sẽ chi thiết. Đó là ý nghĩa của giới chi thiết thì trí tuệ chi thiết, giới thanh tịnh thì kiến thanh tịnh tức là trí tuệ thanh tịnh.

Kiến thanh tịnh thì tinh cần tri kiến thanh tịnh nghĩa là giới mà thanh tịnh thì trí thanh tịnh; mà cái trí thanh tịnh thì có sự siêng năng, sự tu tập càng lúc càng siêng năng. Nếu cái kiến, cái trí tuệ không thanh tịnh thì không bao giờ có tinh tấn, chỉ tu xìu xìu cho qua ngày để hưởng dục lạc chứ chẳng có sự tinh cần.

29./ Giao động đối với các pháp bị giao động và tinh cần của người bị giao động, nghĩa là người mà đã phạm giới rồi thì họ luôn luôn sống trong sự phạm giới, và tâm họ luôn luôn bị giao động. Các bậc tôn túc Hòa Thượng phạm giới thì tâm lúc nào cũng lo sợ, thấy người tu tập giới hạnh ăn ngày một bữa là họ lo trong bụng lắm rồi. Mặc dù họ nói này nói kia ngăn cản sự phạm giới, chứ sự thật họ rất lo sợ người giới hạnh nghiêm túc. Bởi vì các bậc tôn túc đã đọc kinh sách, hiểu được kinh sách của Phật dạy không được ăn uống phi thời như thế nào, nay họ thấy quý thầy ăn uống đúng pháp không phi thời, mặc dù họ không nói ra nhưng họ thấy ngượng với người giữ giới hạnh, họ thấy xấu hổ với người có giới hạnh.

Cho nên khi tâm giao động thì sự tinh cần cũng luôn luôn bị giao động theo. Mặc dù hiện giờ họ có làm gì trong hàng giáo phẩm đi nữa, họ vẫn luôn luôn sợ hãi người có giới luật. Nghe ở đâu có bậc chơn tu là họ quá sợ, họ vẫn lo nơm nớp trong lòng vì họ biết rằng họ đang sống chưa đúng giới luật.

Dù họ là bậc tôn túc rất lớn nhưng vẫn luôn luôn nơm nớp sợ chúng ta. Còn chúng ta tuy là những người nhỏ thôi, nhưng giới luật nghiêm túc thì chúng ta chẳng hề sợ ai, chẳng sợ người nào hết, nghĩa là không sợ ông lớn hay ông nhỏ nào vì có sự hộ trì của giới luật.

Khi Thầy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì chẳng hề sợ bom đạn. Bom đạn rơi chung quanh thất của Thầy đang ngồi trong đó, nhưng Thầy chẳng sợ. Pháo, máy bay, bộ binh, thiết giáp tấn công vào mà Thầy không hề hấn gì. Cho nên khi các con đi ra khỏi tu viện thì Thầy nhắc nhủ phải nghiêm trì giới luật, phải có giới hạnh thì các con sẽ được bảo vệ trên bước tu tập được an ổn. Đó là những điều Thầy đã chứng nghiệm được khi nghiêm trì giới luật của Phật.

30./ Không tri túc với các pháp thiện và không thối thất trong sự tinh cần. Không tri túc với các pháp thiện nghĩa là mình đừng biết đủ với các pháp thiện, hằng ngày càng tu nhiều với pháp thiện càng tốt, đừng tự mãn với pháp thiện đã làm, hãy làm thiện cho đến khi nào chúng ta được giải thoát hoàn toàn. Làm càng nhiều pháp thiện càng hay. Và cũng đừng thối thất trong sự tinh cần đối với các pháp thiện. Chúng ta phải siêng năng tăng trưởng các pháp thiện cho càng ngày càng lớn lên. Các pháp thiện ở đây là giới luật của Phật, chúng ta phải thường xuyên siêng năng tinh cần để tu tập giới luật.

31./ Minh và giải thoát. Minh là thấu rõ được cái lí chơn của Pháp giải thoát của Phật. Cho nên có minh là có giải thoát.

32./ Tận trí và vô sanh trí. Hễ lậu tận trí mà có thì vô sanh trí phải có. Đó là cái hiển nhiên. Một người có lậu tận minh thì phải có vô sanh trí. Trí khởi ra này kia đều hoàn toàn bị phá vỡ, không còn trí dính mắc nữa, gọi là vô sanh trí.

Như vậy chúng ta có 32 điều kiện của hai pháp đối đải nhau mà trên bước đường tu tập về giới hành, chúng ta phải nắm rõ những điều này, phải nhớ kỹ và phải làm, phải thực hiện 32 pháp đối đải này thì sau này chúng ta mới thực hiện được giới hành.

Tỳ kheo đầu tiên đáng được kính nễ và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì tỳ kheo ấy trong một thời gian lâu ngày ít dục, biết đủ, khổ hạnh, để nuôi dưỡng tinh cần, tinh tấn. Nghĩa là thế nào? Khi người tu sĩ hiểu 32 pháp này rồi thì sẽ giữ gìn những điều kiện tu tập đúng, người tu sĩ đó sẽ được kính nể và được tán thán.

Nếu không biết giữ gìn 32 pháp này thì càng ngày chúng ta càng phạm giới mà càng phạm giới lâu ngày thì tâm chúng ta sẽ không còn thiểu dục tri túc nữa, chúng ta sẽ chạy theo dục lạc chứ không biết đủ nữa. Cho nên sự phạm giới sẽ đưa chúng ta lần lần đến sa đọa trong thế gian chứ không được giải thoát. Vậy chúng ta phải giữ gìn giới luật trong một thời gian lâu dài lâu ngày, nghĩa là chúng ta giữ gìn giới luật trong một thời gian rất lâu, nhờ đó chúng ta mới ít dục biết đủ, tức là thiểu dục tri túc, rồi chúng ta sẽ thấy dễ dàng ở trong sự khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng tinh cần tinh tấn, lúc nào cũng có sự siêng năng, và càng ngày càng siêng năng hơn.

Còn nếu không giữ được giới luật, không hiểu thấu được những lí hành giới hành này theo 32 điều kiện đã nêu trên, thì chúng ta khó mà thực hiện được thiểu dục tri túc, khó mà thực hiện được những khổ hạnh.

Do vậy đức Phật nói "Này các thầy tỳ kheo, hãy là người thừa tự pháp của ta, đừng là người thừa tự tài vật". Lời nói này của đức Phật khuyên chúng ta hãy thừa tự các pháp hành của Phật, mà Thầy đã giảng ở trên. 32 điều kiện này là các pháp mà chúng ta thừa tự, chứ đừng thừa tự những tài vật, của cải tài sản, rồi chúng ta sẽ xa đi các pháp tu hành.

Hãy nghe bài kệ chính Phật đã dạy các Tỳ kheo trong thời đức Phật khi Ngài dạy về thừa tự các pháp, khuyên các thầy tỳ kheo nên thừa tự các pháp không nên thừa tự cái ăn cái ngủ. Ở đây Ngài có một bài kệ nhắc nhở các vị tỳ kheo:

Phàm khổ gì hiện hữu
Tất cả duyên thức ăn.
Do đoạn diệt thức ăn,
Khổ không còn hiện hữu.

Các thầy thấy mọi nổi khổ của con người đang hiện hữu trong cuộc sống của họ thì há không phải đều do thức ăn, do tranh giành thức ăn, do vì miếng thức ăn trong cuộc sống mà chà đạp lên nhau sao? Cho nên nổi khổ hiện hữu của họ đều phải thấy rằng do thức ăn là nhiều nhất. Người ta khổ cũng vì đói, vì khát thức ăn.

Người có tiền có bạc thì lại thích ăn ngon, ăn cái này cái kia cho bổ cho dưỡng, để sống lâu trường thọ. Nhưng sự thật có ai sống lâu trường thọ không có ăn bao giờ không? Càng ăn nhiều thì lại càng sanh dục, càng sanh dục thì lại càng phóng tâm phóng dật làm cho cuộc đời điên đảo đảo điên, lúc nào cũng thấy cái khổ kề bên, không có một phút an vui giải thoát.

Đời người vì lầm chấp cho ăn là phải đầy đủ dưỡng chất, đầy đủ bổ dưỡng thì cơ thể mới mạnh khỏe, sống lâu. Sự thật điều này không thể xác định được chắc chắn. Nếu nói rằng do ăn đầy đủ dưỡng chất bổ khỏe được sống lâu thì những tất cả những người giàu có như vua chúa, các nhà giàu có trên thế gian này sẽ sống lâu hơn ai hết. Nhưng có mấy ai được sống lâu đâu. Đó chỉ là lối lí luận của loài người để chạy theo dục lạc ăn uống mà thôi. Khi dục lạc ăn được nuôi lớn thì càng sinh thêm các dục lạc khác nữa, mà càng nhiều dục lạc thì đời của họ càng nhiều khổ đau mà không có ai hay biết. Chúng ta cứ xét thấy những người giàu có, những hàng vua chúa thì biết rằng họ chẳng sống dai, họ cũng chẳng hạnh phúc khi mà họ được ăn đầy đủ thức ăn bổ dưỡng. Chẳng qua chỉ là lí luận của những người vô minh, ngu si, tham ăn chứ không phải của người có trí tuệ.

Ăn đủ sống ngày một bữa, ai cho thức ăn ngon dở gì cũng được, chẳng kêu ca đòi hỏi, đó là cái hạnh của một người tu sĩ. Cái hạnh buông xả cái ăn, hạnh buông xả cuộc đời đau khổ chính vì cái ăn. Người tu sĩ Phật giáo chỉ một lòng quyết tâm ra khỏi nhà sanh tử mới vui mừng, mới thoát khỏi nạn đau khổ của kiếp người.

Bởi vậy các con nên thừa tự các pháp của Phật, theo các pháp của Phật đã dạy, sống cho đúng các hạnh, trau dồi tâm thân mình cho đúng các pháp mà Phật đã từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhờ đó các con mới thoát ra khỏi cảnh khổ của cuộc đời đầy ô trược, đầy đau khổ này.