• tinhtoa1
  • vandao2
  • tinhtoa2
  • daytusi
  • phattuvandao3
  • amthat2
  • toduongtuyetson
  • khatthuc1
  • amthat3
  • tranhducphat
  • tamthuphattu
  • ttl3
  • quetsan
  • thanhanhniem1
  • thanhanhniem2
  • huongdantusinh
  • chanhungphatgiao
  • benthayhocdao
  • ThayTL
  • ttl1
  • amthat1
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao1
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem3
  • vandaptusinh
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
In bài này

TỨ NIỆM XỨ

Lượt xem: 17074

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích 37 Phẩm Trợ Đạo, TG.2010, tr.56-59, 76-78 )
Nguồn: 37 Phẩm Trợ Đạo

Tứ Niệm Xứ gồm có:

1- Quán thân trên thân,
2- Quán thọ trên thọ,
3- Quán tâm trên tâm,
4- Quán pháp trên pháp.

Pháp môn TỨ NIỆM XỨ là một pháp môn tu tập để chứng đạo, pháp môn này là một pháp môn rất quan trọng cho sự chứng đạo, nếu ai không tu tập pháp môn này thì không bao giờ chứng đạo, cho nên chúng ta cần phải thông suốt đường lối tu tập như thế nào đúng và như thế nào sai.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc quý vị: phải tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN rồi sau mới tu tập đến pháp môn TỨ NIỆM XỨ, nếu không biết thì đừng tu tập, nếu quý vị tu tập thì chỉ uổng công mà thôi. Ðừng nghe nói pháp môn TỨ NIỆM XỨ mà ham tu cao. Pháp môn TỨ NIỆM XỨ dành cho những bậc giới luật nghiêm túc, dành cho những bậc tâm đã BẤT ÐỘNG trước các ác pháp và các cảm thọ, chớ không phải pháp môn này ai muốn tu tập là tu tập được. Nếu quý vị tu tập mà không biết khả năng trình độ của mình thì đó là tu tập sai pháp. Xin quý vị cần quan tâm.

Dưới đây là pháp môn TỨ NIỆM XỨ, một pháp môn dành cho những người đã tu tập xong NGŨ CĂN, NGŨ LỰC và TỨ CHÁNH CẦN. TỨ NIỆM XỨ là nhóm bốn pháp của Phật giáo theo lời dạy của đức Phật còn ghi lại trong kinh sách Nguyên Thủy.

TỨ NIỆM XỨ theo BÁT CHÁNH ÐẠO thì nó là CHÁNH NIỆM. Vậy trạng thái CHÁNH NIỆM như thế nào? Trạng thái CHÁNH NIỆM là trạng thái tâm BẤT ÐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ, tâm luôn luôn tỉnh giác trên bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP. Cho nên TỨ NIỆM XỨ gọi là TRÊN THÂN QUÁN THÂN. Tuy nói rằng trên thân quán thân nhưng sự thật là trên THÂN quán cả bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP. Tuy nói bốn pháp chớ khi tu tập chỉ có tu tập một pháp TRÊN THÂN QUÁN THÂN mà thôi.

Pháp môn TỨ NIỆM XỨ là pháp môn nhiếp tâm BẤT ÐỘNG cuối cùng của Phật giáo, vì chính người tu tập sống được với tâm BẤT ÐỘNG là đã chứng đạo. Ở đây không còn tu pháp môn nào khác nữa. Cho nên pháp môn TỨ NIỆM XỨ được xem là pháp môn tu tập cuối cùng của Phật giáo gọi là CHÁNH NIỆM. Nơi đây tất cả năng lực làm chủ thân tâm sẽ được xuất hiện trên mảnh đất BẤT ÐỘNG. BẢY GIÁC CHI cũng xuất hiện đầy đủ trên tâm BẤT ÐỘNG này. Vì thế quý vị đừng vội vàng tu tập TỨ NIỆM XỨ mà nên xét lại tâm mình đã BẤT ÐỘNG chưa, nếu tâm BẤT ÐỘNG thì mới tu tập TỨ NIỆM XỨ, còn chưa thì nên trở lại tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN.

*****

Pháp môn Tứ Niệm Xứ phải tu tập:

1- Trên thân quán thân.

2- Trên thọ quán thọ.

3- Trên tâm quán tâm.

4- Trên pháp quán pháp.

Vậy trên thân quán thân như thế nào?

Trên thân quán thân có nghĩa là dùng mắt nhìn thấy, tai lắng nghe, cảm nhận xúc chạm và ý thức quan sát ngay trên thân, nếu thân có đau nhức chỗ nào liền biết ngay, thân đi biết thân đi, thân ngồi biết thân ngồi, thân nằm biết thân nằm, thân đứng biết thân đứng, thân ăn biết thân ăn, thân ngủ biết thân ngủ, thân quét sân biết quét sân, thân lặt rau đều biết thân lặt rau, v.v... Bất cứ thân làm điều gì đều biết. Thân ngồi yên biết thân ngồi yên và khi thân ngồi yên bất động thì biết hơi thở ra hơi thở vô trên thân. Tất cả hành động đều được xem là trên thân quán thân. Dù quán hơi thở ra hơi thở vô cũng chính là trên thân quán thân.

Tuy nói trên thân quán thân nhưng thật sự là đang quán bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp. Vì biết thân là biết thọ, biết thọ là biết tâm, biết tâm là biết pháp, biết pháp là biết thân. Cho nên trên TỨ NIỆM XỨ biết chỗ này thì liền biết chỗ khác. Bốn chỗ này như một khối. Tuy nói bốn nhưng mà một.

Quán thân trên thân tức là tâm tỉnh thức trên thân, nên thân xảy ra một điều gì dù lớn lao hay nhỏ nhặt tâm đều biết rất rõ. Cho nên nói trên thân quán thân chớ kỳ thực là quán TÂM BẤT ÐỘNG, nếu tâm TÂM BẤT ÐỘNG suốt bảy ngày đêm là chứng đạo, nhưng trong suốt bảy ngày đêm tâm thường bị hôn trầm thùy miên vô ký và loạn tưởng thì nên dùng pháp ngăn ác diệt ác để mà diệt các ác pháp này.

Nếu muốn rõ pháp tu hành thì nên lắng nghe đức Phật dạy:

“Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Bốn Niệm Xứ? Ba Thiện Hành, cần phải trả lời như vậy”.

Ðúng vậy chỉ có lấy thiện diệt ác pháp mới không bị ức chế tâm. Theo như lời Phật dạy: “Ba thiện hạnh nghĩa là gì?” Ba thiện hạnh là ba hành động thiện trong thân của mọi người.

Đang có 22 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8863208