
LIBERATION KNOWLEDGE - Bich Ngoc
COM_CONTENT_ARTICLE_HITS
TRI KIẾN GIẢI THOÁT
Con người sống trong cuộc đời này thường hoạt động tạo ra nghiệp thiện hay nghiệp ác. Nghiệp thiện hay nghiệp ác đều do THÂN, KHẨU, Ý của chúng ta. Vì thế nghiệp gồm có ba thứ: Thứ nhất là THÂN NGHIỆP. Thứ hai là KHẨU NGHIỆP. Thứ ba là Ý NGHIỆP. THÂN, KHẨU, Ý tạo ra ác nghiệp thì thân tâm chúng ta thường chịu quả khổ đau như bị bệnh tật, tai nạn, hoặc nghèo khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thường sống lang thang đầu đình, xó chợ, thường đi xin ăn theo chỗ đông người. Những người làm ác cuộc sống thường xảy ra nhiều điều bất như ý, luôn luôn không thuận duyên. Họ thường sống trong nghịch cảnh, khiến cho họ phải chịu nhiều sự khổ đau liên tục. Do THÂN, KHẨU, Ý tạo ra nghiệp ác nên họ sống với tâm trạng đau khổ. Tánh tình luôn luôn hay giận hờn, có khi thương, có khi ghét, thường thay đổi nay vầy mai khác, nhất là tâm trạng sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, v.v... Cuộc sống của họ bất an như vậy. Thấy người như vậy chúng ta cũng cần phải quán xét lại thân phận của mình, tức là suy tư về thân tâm, hoàn cảnh và tất cả mọi sự việc, mọi sự vật xảy ra chung quanh cuộc sống của chúng ta, để xem xét đâu là những nguyên nhân mình đã tạo ra những sự khổ đau này. Và ai là người đã gây ra sự khổ cho chúng ta hay chính chúng ta đã tạo ra. Cũng giống như ngày xưa, tại núi Linh Thứu, khi ông Tu Bồ Ðề mắc bệnh trầm trọng, ông liền suy tư: - Cái đau khổ của thân ta từ đâu sanh ra? Từ đâu mà nó diệt? Khi diệt nó sẽ đến chỗ nào? Nghĩ như vậy, ông liền đến chỗ vắng vẻ, trải tọa cụ, ngồi kiết già, lưng thẳng, ý chơn chánh, chuyên một lòng suy tư về thân bệnh để cố tìm nguyên nhân và phương pháp để diệt trừ các sự đau khổ của bệnh tật. Khi Tôn Giả Tu Bồ Ðề đang yên lặng suy tư để tìm nguyên nhân bệnh tật và phương pháp diệt trừ các đau khổ do thân bệnh của mình Thích Ðề Hoàn Nhơn biết được tâm niệm ấy, nên cùng người đệ tử của mình là Ba Giá Tuần đến chỗ Tôn Giả Tu Bồ Ðề để trợ lực, nhất là giúp Ngài soi thấu được nghiệp thân, và hướng dẫn Ngài phương pháp sống MƯỜI ÐIỀU LÀNH để diệt trừ bệnh tật. Thích Ðề Hoàn Nhơn biết rất rõ chỉ có phương pháp MƯỜI ÐIỀU LÀNH mới cứu thân nghiệp khỏi bệnh tật và những tai nạn xảy ra mà con người phải gánh chịu vì thường làm MƯỜI ÐIỀU ÁC. Cho nên vừa đến nơi thì Ba Giá Tuần đã đọc bài kệ trợ duyên: “Nghiệp lành thoát các phược,
Nghĩa của bài kệ này khiến cho người ta khó hiểu là ở danh từ PHƯỢC. PHƯỢC có nghĩa là bệnh tật, tai nạn mà câu kệ thứ nhất nói rất rõ NGHIỆP LÀNH tức là làm MƯỜI ÐIỀU LÀNH. Toàn nghĩa của câu kệ này là sống với MƯỜI ÐIỀU LÀNH sẽ không còn bệnh tật hay tai nạn nào nữa cả. Ba Giá Tuần đã nêu rõ: Muốn thoát ra các bệnh tật, tai nạn thì phải sống trong MƯỜI ÐIỀU LÀNH. Sống trong MƯỜI ÐIỀU LÀNH thì bệnh tật, tai nạn sẽ được vượt qua, tức là sống trong nhân quả lành thì chuyển tất cả bệnh tật tai nạn sẽ không còn nữa.
Bởi vậy, kinh MƯỜI ÐIỀU LÀNH ra đời là giúp cho mọi người không còn bệnh tật nơi thân nữa, nhưng con người không đủ lòng tin với pháp môn này. Vì thế, loài người sống nuôi thân mạng bằng thân mạng của các loài chúng sinh. Do đó, họ lúc nào cũng tạo ra các ác nghiệp GIẾT HẠI VÀ ĂN THỊT CHÚNG SINH. Săn bắn, chài lưới, câu tôm, giết hại trâu bò, heo dê, gà vịt, v.v... để lấy thịt làm thực phẩm ăn uống hằng ngày. Thật là vô minh, sống trong nhân quả ác làm sao tránh khỏi những tai nạn bệnh tật khổ đau. Vì sống bằng sự khổ đau của chúng sinh thì làm sao tránh khỏi mọi sự khổ đau. Tại sao con người lại ưa thích ăn thịt chúng sinh? Nói ưa thích ăn thịt chúng sinh thì không đúng mà nói con người sống bằng thói quen ăn thịt chúng sinh là không sai. Cho nên khi không ăn thịt chúng sinh thì sinh ra thèm khát muốn ăn. Bởi huân tập thành một thói quen không phải trong một ngày hai ngày mà trong nhiều ngày. Một đứa bé mới sinh ra cha mẹ bắt đầu mớm cơm cho con ăn bằng thịt chúng sinh, cho nên đến khôn lớn thân tâm đã nhiễm thịt cá, vì vậy không có thịt cá thì ăn uống cảm thấy như không ngon miệng. Con người mới sinh ra đều hiền lành (Nhân chi sơ tánh bổn thiện), nhưng do những người lớn đi trước như ông bà, cha mẹ, anh chị sống trong MƯỜI ÐIỀU ÁC nên khiến cho con cháu sau này dần dần chịu ảnh hưởng thành thói quen xấu ác mà không hay biết. Từ khi theo giáo pháp của đức Phật mới hay biết mình đã bị nhiễm ô những điều xấu ác. Những điều xấu ác đó đã làm cho con người đau khổ từ đời này đến đời khác. Cho nên, khi theo Phật giáo tu tập là chúng ta diệt trừ thói quen xấu ác đó, bằng cách tập sống với MƯỜI ÐIỀU LÀNH. Khi tập sống với MƯỜI ÐIỀU LÀNH như vậy lâu ngày chúng ta trở thành thói quen tốt và hiền lành. Nhờ sống trong thói quen tốt hiền lành mà lần lần con người sống không làm khổmình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả các loài chúng sinh khác nữa. Sự tu hành của Phật giáo rất đơn giản chúng ta chỉ cần thay đổi nếp sống xấu ác bằng nếp sống hiền lành. Khi nếp sống hiền lành đã được thực hiện thì mình sẽđược an vui, hạnh phúc sống không còn khổ đau nữa. Một người sống đúng MƯỜI ÐIỀU LÀNH thì không có bệnh tật hay tai nạn khổ đau nào tác động vào thân tâm họ được. MƯỜI ÐIỀU LÀNH thật là một phép mầu giúp cho con người hoàn toàn thoát khổ. Cho nên, chúng ta phải quý trọng MƯỜI ÐIỀU LÀNH này hơn tất cả những vật quý trong thế gian này, chỉ có nó mới giúp chúng ta thoát khổ của kiếp làm người. Xưa, Khổng Tử nhà hiền triết Trung Quốc dạy: “Làm người khó! Làm người khó!”. Nhưng ngược lại, đức Phật dạy MƯỜI ÐIỀU LÀNH thì làm người không còn khó nữa mà còn đem lại sự an vui và hạnh phúc cho mình, cho người. Nhưng điều quyết chắc chắn là con người sống với MƯỜI ÐIỀU LÀNH thì thân tâm không còn bệnh tật khổ đau nữa. Thân tâm không bệnh tật khổ đau nữa như trên đã nói thì đó là đang sống trong cõi Trời.
Bởi vậy, cõi Trời không ngoài MƯỜI ÐIỀU LÀNH, nếu ai sống đúng MƯỜI ÐIỀU LÀNH là đang sống trong cõi Trời. Vì thế, cõi Trời không có ở đâu xa, mà cõi Trời ở trong MƯỜI ÐIỀU LÀNH. Cho nên, cõi Trời không lìa cõi thế gian. Bởi ai sống trong MƯỜI ÐIỀU LÀNH là đang sống an vui, hạnh phúc, còn ngược lại ai sống không giữ gìn đúng MƯỜI ÐIỀU LÀNH là đang ở trong cảnh giới địa ngục. Cảnh giới địa ngục là MƯỜI ÐIỀU ÁC, như vậy địa ngục không ngoài MƯỜI ÐIỀU ÁC. (*) (1)Thân có ba việc làm lành: - Không sát sanh - Không trộm cắp - Không tà dâm (2) Khẩu có bốn việc làm lành: - Không nói dối - Không nói thêu dệt - Không nói lật lọng (nói lưỡi đôi chiều) - Không nói lời hung ác
(3) Ý có ba việc làm lành: - Không tham lam - Không sân hận - Không si mê |
Translated by Bích Ngọc. LIBERATION KNOWLEDGE Living in this world, people usually create good or bad karma through their deeds. Good or bad karma, all come from three major actions: _Firstly is bodily actions -Secondly is verbal actions -Thirsdly is mental actions Bad bodily, verbal and mental actions create bad karma, so as a result the body and mind often suffer from illness, misfortune or poverty... even can not have enough food to eat, clothes to wear or a home to shelter themselves, often wandering to beg for food Those who do evil, often have to suffer from nasty incidents, unfordable situations. They often have to suffer from continuous unfortunate aspects.
Those with bad PHYSICAL, VERBAL and MENTAL activities usually suffer from misery. Their mood is unstable, it changes time by time, from love to hatred,from happiness to sadness, especially they are always anxious, sad and fearful. Their mental life is unstable. Seeing people in that situation we should reconsider our thinkings, our doings, our situations, the circumstances of all the things going on around our lives, to consider where is the reason we have created this suffering. And who has caused misery for us or we ourselves have created in the past. Just like in the old days, at Vulture Peak, when Tu Bồ Ðề was in severe illness, he thought: -What are the causes of my sufferings? From where did they disappear? Where will they go to? With these questions, he went to a deserted place, spreading cushions, sat cross-legged, back straight, concentrated deeply on the causes of his sickness and tried to find out the causes and ways to eradicate all the sufferings from sickness When Tu Bồ Ðề was quietly contemplating the causes and the methods to eradicate his ailment. Thích Ðề Hoàn Nhơn knew Tu Bồ Ðề 's thinking, so with Ba Giá Tuần, one of his disciples, came to Tu Bồ Ðề to help him to know his karma and guide him to live in accordance with the TEN WHOLESOME.
Thích Ðề Hoàn Nhơn knows very well only to live in accordance with the TEN WHOLESOME could help people to avoid disease and accidents which happen to people who often do the TEN EVIL deeds. On arrival, Ba Giá Tuần recites the verse: With good karma, can escape from disease (Phuoc)
The noun PHƯỢC makes this verse hard to understand. PHƯỢC means sickness, accidents so the first verse says very clearly that to do good karma, means to live in accordance with the TEN WHOLESOME.The whole meaning of this verse is to live with TEN WHOLESOMEto avoid accidents and illness. Ba Giá Tuần has stated very clearly: To escape diseases and accidents we must live in accordance with the TEN WHOLESOME. Who live in accordance with the TEN WHOLESOME will overcome sickness and accidents. In another word, all the sickness will disappear and accidents will never happen. Therefore, the sutra of the TEN WHOLESOME help people to live without sickness. But people do not have enough trust on the ten wholesome. Human live by eating livestock, therefore, they always create bad karma by killing and eating meat. Hunting, fishing, killing cattle, pigs, goats, poultry, etc... for food.
It is so ignorant by living in bad karma so how to avoid unintentional accidents, sufferings and illness. Once they live on the suffering of other living beings, how can they avoid misery. Why do people prefer eating meat? It's not correct if we say that people prefer eating meat but we have to say that people have the habit to eat meat. So when they don't have meat, they will crave for meat. It takes time to train to have a good habit, not only in one or two days. When a baby starts with solid food, the parents give them meats and fishes... so they get used to eating meat and fish in general. Therefore when they do not have these foods, they dislike.
Newborns generally are gentle, but later as their parents, grandparents and siblings living in TEN EVILS, they are influenced by adults and later they become the same as their relatives without knowing it.
Since following the teachings of Buddha we aware that we have been influenced by evil deeds which made people suffer from this lifetime to another. With the Buddhist practice we eradicate bad habits by training ourselves with the TEN WHOLESOME. When we practice to live with the TEN WHOLESOME for a long time we will have good habits and gradually we do not want to harm ourselves, harm other people and other livings.
The practice of Buddhism is very simple we just change the evil lifestyle into gentle lifestyle. When gentle lifestyle was done, we will be joyful, have happy life and no longer suffering. When we practice to live in accordance with the TEN WHOLESOME, we can avoid sickness and sufferings.The TEN PARAMI is a magical factor that can help people to avoid terrible conditions. That is why all of us should practice and nurture the TEN WHOLESOMEwhich are more precious than all the treasures in this world as it can help us to escape all the sufferings. Confucius, a ancient Chinese sage says:" It's hard to be a human being! It's hard to be a human being".Whereas, Buddha taught the TEN WHOLESOMEand if we live within the Ten wholesome,then to be a human being is not hard anymore, but we can create happiness for ourselves and for others. However, definitly we have to live in accordance to the TEN WHOLESOMEso we do not have mental and physical maladies anymore,in other words we are living in Heaven. In conclusion, Heaven is not far away, it's in the TEN WHOLESOME. Anyone living in accordance with The TEN WHOLESOME, means he or she living in the Heaven, in the Peace and Happiness. In contrary, who does not live in accordance with the TEN WHOLESOME is living in the realm of Hell. So Hell is not outside of the Ten Evils.
(*) (1)There are three good bodily actions: - No killing - No Stealing - No sexual misconduct (2) There are four good verbal actions - Do not lie - Do not say additions - Do not speak against initial speech (speech at first totally opposed speech later) - Do not say cruel (3) There are three good mental actions - Not greedy - Do not anger - No delusion |