• daytusi
  • vandao2
  • amthat3
  • lailamtoduong1
  • chanhungphatgiao
  • ttl1
  • phattuvandao3
  • khatthuc1
  • benthayhocdao
  • amthat1
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem2
  • tinhtoa1
  • tinhtoa2
  • thanhanhniem3
  • vandaptusinh
  • tranhducphat
  • tamthuphattu
  • quetsan
  • lopbatchanhdao
  • amthat2
  • thanhanhniem1
  • ttl3
  • ThayTL
  • phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Am thất
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
In bài này

LÀM SAO TU THEO PHẬT

Lượt xem: 2796

Ban Biên Tập Phật Học Tịnh Quang Canada

Trên thế gian xưa nay có rất nhiều tín ngưỡng và tôn giáo. Con người do bận rộn với cuộc sống, không có thời gian nghiên cứu, nên dễ tin theo số đông. Ngay cả các vị tu sĩ theo các tôn giáo cũng mê tín, họ dẫn dắt tín đồ mê tín theo. Đại đa số ham mê các cõi thiên đàng được sống đời đời hay vãng sanh cõi tây phương cực lạc, nên dễ lầm lạc, gọi là mê tín.

Đức Phật là bậc đạo sư sáng suốt, giáo pháp chân chánh, chư tăng thanh tịnh. Con người muốn giải thoát phiền não khổ đau, nhất định phải tu tâm dưỡng tánh. Muốn tu tiến bộ, con người cần học giáo lý, hiểu rõ chánh pháp, nắm vững cốt tủy của đạo Phật, và tinh tấn thực hành trong đời sống hàng ngày. Sự vi diệu mầu nhiệm chính là nơi giáo pháp. Các hình thức nghi lễ trong các chùa chiền hay các tôn tượng, nhằm giúp người tu giữ gìn giới bổn, bình an và thiền định, phát triển trí tuệ, hay tuệ giác, đạt giác ngộ và giải thoát.

Trong Phật giáo, không có nghi lễ nào, chùa chiền nào, tôn tượng nào hay nhà sư nào gọi là linh thiêng, huyền bí hay phép lạ, có thể cứu người lâm nạn, thay đổi vận mạng con người. Cầu nguyện không được gì đâu. Chỉ có tự lực mới thực là tu. Đó là sự thanh lọc và chuyển hóa tâm thức. Kết quả là tâm sáng suốt, chân chánh và thanh tịnh.

Thư từ: Đạo hữu Phm ThLHng

Kính Ban Biên Tập,

Con không thấy hồi âm của Ban Biên Tập, chắc Ban Biên Tập bận việc? Con đã đọc vài bài viết của Ban Biên Tập trên các trang nhà Phật giáo ạ. Con muốn được nhìn thấy kiếp trước của con thì phải làm thế nào? Và làm thế nào để được nhìn thấy nhiều điều hơn nữa mà mắt thường không thể nhìn thấy được ạ?

Con có quen một phật tử ở Từ Liêm còn trẻ mà đã làm được điều ấy qua áp dụng pháp môn Mật Tông, con đang đọc đến bài của Ban Biên Tập là Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam, con muốn được như vậy thì phải làm như thế nào ạ?

Cái bàn phím của con hay nhảy chữ quá, mặc dù con muốn viết thư dài cho Ban Biên Tập, con đành ghi vài lời kính đến Ban Biên Tập. Kính mong Ban Biên Tập chỉ giúp cho con để con có thể chữa bệnh, hay chữa tâm linh cho Mẹ con và con gái của con ạ.

Mong hồi âm của Ban Biên Tập.

Con, Lệ Hằng,
pháp danh Phương Hòa

PHÚC ĐÁP

Mô Phật. Kính Đạo Hữu Lệ Hằng,

Ban Biên Tập rất bận việc, dĩ nhiên, nhưng Ban Biên Tập hồi âm cho Lệ Hằng.

Giáo lý đạo Phật giúp con người tu tập để giảm bớt phiền não khổ đau trong cuộc đời.

Đức Phật dạy: bớt lòng tham lam ham muốn vật chất, thì đời bớt khổ, bởi vì bớt bon chen, không giành giật. Đức Phật dạy: bớt lòng sân hận, bớt hờn dỗi khi gặp sự bất trắc, không được như ý, khi gặp người dễ thương, nhưng thương không dễ, thì con người sẽ ăn ngon và ngủ yên, và đời sẽ bớt khổ. Đức Phật dạy: bớt lòng si mê, đừng tin những chuyện huyễn hoặc, huyền bí, linh thiêng nào cả, cũng đừng mong cầu thấy phép lạ hay được phép lạ. Tại sao?

- Bởi vì đức Phật, đức Chúa hay bất cứ vị giáo chủ nào cũng chết. Có vị nào sống đến ngày nay hay sống vĩnh viễn đâu? Các vị giáo chủ hiện đời cũng sợ chết như ai, cũng bị lôi cổ té trong thánh đường lúc đang ban phép lành cho mọi người, đi ra ngoài tiếp xúc công chúng cũng phải dùng xe chống đạn.

Tất cả những chuyện gọi là phép lạ, hiển linh, huyền bí, đều là tào lao không thật, gạt gẫm nhau thôi.

Chẳng hạn như: thấy kiếp trước, biết kiếp sau, tiên đoán năm này năm kia tận thế, niệm A Di Đà Phật để cứu trái đất khỏi tan nát, niệm A Di Đà Phật hay A Mi Thò Phò mới là linh thiêng, cả đời không hề biết niệm Phật, lúc lâm chung nhờ ban hộ niệm mới được vãng sanh, chữa người chết sống lại, rờ mắt người mù thành người mắt sáng, rờ chân người bại liệt thành lực sĩ chạy đua, rờ miệng người câm thành người chửi lộn số một, biến nước lã thành rượu ngọt, biến khúc cây thành bánh mì ngon. Hình chụp thánh giá hiện ra trên sông biển, hình Phật Bà hiện ra trên mây, hình đức Mẹ hiện trên vách tường tiệm cà phê, bức tranh thánh chảy máu mắt, chảy máu dầu olive, tượng đức Mẹ hay tượng Phật Bà biết khóc… Ánh sáng mạn đà la hay hoa mạn thù sa, hiện trên nóc chùa, trên tượng Phật ngọc, hoa vô ưu nở trên tượng đá,trên chuông đồng, trên khúc gỗ, trên cửa sổ, hóa thân Phật Quán Âm hay Phật Di Đà chỉ tái sanh ở Tây Tạng, Bồ Tát Văn Thù hay Bồ Tát Phổ Hiền chỉ hiện ra bên Trung Hoa, hành hương qua Ấn Độ đến đất Phật mới tu đắc quả, mới thành Phật.

Các mánh lới quảng cáo du lịch qua tôn giáo như vậy thiệt là hiệu quả vô cùng. Tại sao?

Mặc dù đó toàn là những chuyện mê tín, huyễn hoặc, tào lao quá mức, lại do các vị tu sĩ chức sắc, thuộc giáo phẩm cao cấp, hay hàng lãnh đạo các giáo hội tôn giáo phịa ra, vì lợi danh, với mục đích lôi kéo tín đồ, gạt gẫm những người nhẹ dạ, những người còn sống trong vô minh (tham sân si), những người còn ham cầu nguyện cho mình, cho gia đình mình, cho đạo mình, những người tham cầu vãng sanh cực lạc chỉ cần niệm Phật mười tiếng, chẳng cần biết đức Phật Thích Ca dạy những gì, chẳng cần học kinh điển, lại cho kinh điển là xen tạp mất linh nghiệm. Than ôi!

Tuy nhiên, đạo Phật có dạy điều tối thượng mà các tôn giáo khác không có chỉ dạy. Đạo hữu Lệ Hằng có muốn biết chăng?

Đạo Phật có dạy rằng:

1. Con người có 2 phần thể xác và tâm linh - gọi chung là ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức).

Ngoài xác thân tứ đại phàm tục (gọi là sắc), còn có phần tâm linh (đó là: thọ, tưởng, hành, thức). Phần xác thân tứ đại khi hết phước (tận số) thì chết đi, đem chôn, hay thiêu - không ai đem xác thối lên trời. Con người không cần bận tâm đến cái xác chết, của mình hay của thân nhân, không nên phiền não với mấy cái hũ tro từ nhà quàn - chưa chắc là tro thiệt từ thân xác của thân nhân quá vãng. Quan trọng mấy cái vật chất đó, cái thân xác hay hũ tro, chỉ làm khổ người thân còn sống, phải đem xác chôn chỗ này, đem tro rãi chỗ kia.

Đó chẳng qua do tập quán, tín ngưỡng lâu đời của thế gian, và cũng chính do bản ngã (ego) của của con người, làm khổ con người mà thôi.

Cho nên, đạo Phật chủ trương “Vô Ngã, Vị Tha”. sẽ giải thích thêm khi đủ thiện duyên qua đề tài: Ngũ Táng (Địa táng, Điểu Táng, Hỏa Táng, Thủy Táng, và Thạch Táng).

Tốt nhất là hiến xác cho khoa học sau khi chết, hợp tình hợp lý, hợp tâm nguyện vô ngã vị tha, có lợi ích đôi phần. Người chết thực hành hạnh bố thí (nội tài). Người sống hưởng thành quả khoa học, thuốc men, giải phẩu qua ngành y dược.

Đừng nghe mấy vị sư tào lao tuyên truyền tâm ích kỷ rằng, hiến xác thì không được vãng sanh. Kinh điển nào dạy như vậy, ngoài mấy vị sư tào lao hiện nay?

2. Tâm Linh lại có 2 phần: thật và giả.

2.1. Phần tâm linh giả là tâm tham lam, giận dữ, ngu si, mà con người thường sống hàng ngày.

Phần tâm giả này khi có khi không, khi sanh khi diệt, khi khởi lên khi biến mất. Cho nên con người khi thế này khi thế khác, thay đổi tâm tính thường xuyên (vô thường) khi đắc thế khi thất bại (lợi/suy), khi thương khi ghét, khi thích khi chê, khi tán dương khi chửi bới (xưng / cơ hay hủy / dự), khi vui khi buồn (lạc / khổ).

Phần tâm giả (vọng tâm) này lẫy lừng, mạnh mẽ vô cùng, chính là động cơ (nghiệp lực) dẫn dắt con người sống đời khổ đau, luân hồi kiếp này đến kiếp sau, và muôn kiếp sau nữa.

2.2. Bởi thế cho nên, cốt tủy của đạo Phật là phải tìm cho ra (giác ngộ) phần tâm thật (chân tâm). Những hình thức cúng kiến, cầu an cầu siêu, các nghi lễ rườm rà trai đàn bạt độ, trong khắp các chùa, chỉ là hình thức của một tôn giáo để mọi người tìm đến, cần thiết nhưng không thật. Giả đó. Đến chùa tham dự các khóa lễ, các sinh hoạt xong rồi, con người thông minh phải phát tâm học đạo, để hiểu đức Phật dạy điều gì và thực hành theo trong cuộc sống. Nhớ cho kỹ rằng: không cần tin theo các hình thức nghi lễ cúng kiến trong các chùa chiền hiện nay.

Khi tâm con người không còn vọng động, không còn lăng xăng lộn xộn, không còn mong điều này, không còn muốn điều kia, thì chân tâm (tâm chân thật) hiển lộ. Khi chân tâm hiển lộ, đời sống con người bớt phiền não, khổ đau. Cũng ví như mặt biển sóng to khi có gió lớn (tâm con người giận dữ khi gặp chuyện bất như ý) nhưng khi hết sóng to gió lớn, thì mặt biển trở nên thanh bình, phẳng lặng, có thể trông xa, thấy rộng bốn phương, đến tận chân trời góc biển.

Các tôn tượng của chư Phật đều có con mắt thứ ba, nằm giữa 2 con mắt thường. Con mắt thứ ba này gọi là con mắt thông minh trí tuệ (tuệ nhãn). Tuệ nhãn chỉ có được khi tâm con người không còn vọng động, không còn những chuyện tham sân si, không còn loạn động với cảnh trần hàng ngày, duy nhất, chỉ còn trạng thái phẳng lặng, tịch tịnh, gọi là nhất tâm bất động, hay nhất tâm bất loạn.

Tùy theo tâm con người dẹp được, bớt được bao nhiêu tham sân si (vọng tâm) thì trí sáng chân tâm (hay tuệ nhãn) hiển lộ bấy nhiêu. Ví như mây đen (vọng tâm, phiền não) tan biến bao nhiêu, thì mặt trời (tuệ nhãn hay chân tâm) hiển lộ ánh sáng bấy nhiêu. Tất cả đều do công phu tu tập của mỗi cá nhân, đạt được chân tâm (hay tuệ nhãn) thời gian ngắn hay dài, mau hay lâu. Cho đến khi vọng tâm hoàn toàn biến mất, chân tâm hoàn toàn hiển lộ, thì con người hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, không còn sanh tử luân hồi, gọi là đắc đạo. Đây chính là cốt tủy của đạo Phật.

Muốn thành công, đạt được mục tiêu nầy (giác ngộ) con người phải nổ lực hàng ngày, không phải dễ dàng trong vài tháng, hay vài năm, nhưng cũng không phải không ai đạt được đâu.

Trong lịch sử các nước, nhiều vị chân tu đạt được cảnh giới này, không phân biệt tại gia hay xuất gia, không cần phải tu ở trong chùa, không phải là đệ tử của vị nầy hay của môn phái nọ. Nhưng các vị không ai nói ra, các vị chỉ tu hành và dẫn dắt người hữu duyên tu hành.

Người nào nói rằng họ đạt được như vậy, như vậy, nhờ pháp này hay pháp kia, nói chuyện được với thượng đế, toàn là những người muốn tự tôn làm lãnh tụ; muốn tự đánh bóng để được tôn sùng, gạt gẫm mọi người; không ngoài mục đích danh và lợi mà thôi.

Những chuyện vu vơ khác, xin miễn bàn để khỏi bị loạn tâm trong thế giới đảo điên xưa nay.

Mong rằng những điều giải thích trên đây giúp cho quý đạo hữu hiểu được chánh pháp và ý nghĩa của sự tu hành rất bổ ích, không thể suy nghiệm.

Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ; cầu mong không được là khổ, thương yêu phải chịu chia lìa là khổ; thù ghét gặp nhau là khổ; thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng là khổ. Hưởng thụ các lạc thú trên đời là khổ vì sẽ đưa đến nhiều phiền não khổ đau sau đó.

Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức truyền bá giáo lý Phật sâu rộng trong nhân gian, giúp mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên, không nên tin các nghi lễ do con người đặt ra, mà cần phải học hiểu giáo lý.

Kính,
BBT.PHTQ.CANADA