• ttl3
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem2
  • daytusi
  • amthat2
  • ttl1
  • amthat1
  • tranhducphat
  • thanhanhniem1
  • khatthuc1
  • vandaptusinh
  • tinhtoa1
  • vandao2
  • chanhungphatgiao
  • phattuvandao3
  • phattuvandao1
  • benthayhocdao
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem3
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa2
  • toduongtuyetson
  • amthat3
  • ThayTL
  • huongdantusinh
  • quetsan
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
JGLOBAL_PRINT

ĐẠI THỪA - TIỂU THỪA (tiếp theo)

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

Bài viết của Quang Pháp

B- SỰ TƯƠNG ĐỒNG:

* Ngoài những điểm khác biệt, thì giữa 2 giáo phái:
Đại Thừa-Bắc Tông và Phật Giáo Nguyên Thủy-Nam Tông vẫn có một số điểm tương đồng.

* Tuy nhiên, chỉ giống nhau về hình thức nội dung nhưng hoàn toàn khác xa nhau về tinh thần và mục đích.

1- Về Bổn Sư:

* Cả 2 phái đều chấp nhận và tôn thờ Bổn Sư của mình là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

* Dù vậy, Tu Sĩ phái Nguyên Thủy tôn thờ Đức Phật vì sùng kính Đức Hạnh, Trí Tuệ và Giải Thoát của Ngài. Còn Tu Sĩ phái Đại Thừa thì chỉ tôn thờ Người trên danh nghĩa mà thôi.

* Bởi vì, họ cho rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều sẽ thành Phật; mỗi người trong số họ đều là Phật sẽ thành, xem như họ có thể ngang bằng với Đức Phật rồi!

* Hơn thế nữa, họ còn tự dựng nên những biểu tượng trên cả Đức Thích Ca Như Lai để tôn thờ, như biểu tượng của "Phật Bà" Quán Thế Âm chẳng hạn. Họ cho rằng, Quán Âm này chỉ tùy sở cầu của chúng sinh mà thị hiện thân "Bồ Tát", chứ "Bồ Tát" đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước. Hóa ra, bà ta đã là "thầy" của cả Đức Phật Đạo Sư rồi!

* Cũng tương tự như vậy, là các thần tượng hư cấu khác như: A Di Đà, Địa Tạng, Dược Sư...

2- Về Kinh Tạng:

* Trong tàng "kinh" của Đại Thừa, có bộ Kinh A Hàm được dịch từ bản tiếng Hoa là có nội dung tương đương với bộ Đại Tạng Kinh Nikaya của Phật Giáo Nguyên Thủy, dù tối nghĩa hơn và có thêm vào một vài bài kinh tự chế ở cuối Kinh Trường Bộ.

* Tuy nhiên, phái nầy dịch bộ Kinh trên cũng chỉ để cho kho tàng kinh sách của mình thêm phần đồ sộ; cho ra vẻ phái mình cũng uyên bác, cũng am tường Giáo Tạng chứ không phải vì tôn trọng Chánh Pháp.

* Bởi lẽ, nếu Tu Sĩ phái Đại Thừa chấp nhận nội dung trong bộ Kinh ấy là Chánh Giáo; thì tất cả những loại kinh, luật, luận tự chế đều phải loại bỏ hết.

* Thế nhưng, họ chỉ xem đó là "pháp tiểu nhược"; còn giáo lý "Đại Thừa" mới là rốt ráo, là tối thượng.

* Ngược lại, Tu Sĩ phái Nguyên Thủy chỉ chấp nhận và tôn thờ Chánh Kinh; vì một số người đã thấy được mức thâm sâu, mầu nhiệm, vi diệu trong Giáo Tạng và đã từng phần nếm được vị Giải Thoát.

3- Về Luật Tạng:

* Cốt lõi của Tạng Luật là Tỳ Khưu Giới Bổn một phần là các Pháp Yết Ma.

* Hai bộ Luật kể trên ở 2 hệ phái xem như tương đương nhau về nội dung. Dù Giới Bổn Tỳ Khưu theo Bắc Tông có 250 Giới điều, còn Giới Bổn Nguyên Thủy chỉ có 227 Giới điều, nhưng chỉ khác nhau về một số giới nhỏ nhặt thuộc về oai nghi.

* Tuy vậy, Tu Sĩ phái Nguyên Thủy thì tôn thủ theo Giới Bổn, dù có nhiều điều họ không thực hành được; vì họ hiểu rõ rằng, Giới Luật là nền tảng của mọi sự thành tựu. Còn Tu Sĩ phái Đại Thừa thì với tư tưởng thực hành Bồ Tát Hạnh là tự tại, không chấp Giới cũng như không chấp bất kỳ một Pháp môn nào. Vì vậy, hầu như họ không giữ giới; kể cả các Giới điều căn bản của một người hướng thiện, tương đương như 5 Giới của người Cư Sĩ - Phật Tử tại gia.

4- Về Luận Tạng:

* Đồ sộ, phong phú với những hý luận và tưởng giải; được viết ra bởi các "Tổ", là kho tàng tạng luận của phái Đại Thừa; mà thời nay, môn đồ của họ xem đó như là giáo lý "đốn ngộ".

* Phật Giáo Nguyên Thủy thì chỉ chấp nhận bộ Vi Diệu Pháp là Luận Tạng. Một số quyển được viết về sau cũng dựa theo Tạng Luận nầy. Trong số đó, những cuốn như: Vi Diệu Pháp Nhập Môn, hay Vi Diệu Pháp Toát Yếu...; được xem là sự tóm lược phần căn bản, cốt lõi, đại cương về Tạng Luận.

* Phái Đại Thừa cũng có sự kết lọc thành cuốn Duy Thức Học dựa theo Vi Diệu Pháp, mang nội dung tương đương các quyển tóm lược kể trên, dù tối nghĩa và có phần thiếu sót hơn.

5- Về Tạp Sự:

* Dù là môn phái nào, thì lối sống của những Tu Sĩ cũng ngày càng thiên về dục lạc, lợi dưỡng; ưa thích các danh vị hư huyễn và vướng vào rất nhiều những việc tạp nhạp, quen nói và viết nhiều hơn thực hành, xem trọng tài sản và sắc đẹp hơn trí tuệ và nhân cách!

Giáo lý đại thừa sinh ra từ tà kiến. Chúng hết sức tinh vi gây dựng nên một giáo lý từ hàng ngàn năm nay. Thấy và biết sự sai trái của nó không dễ, lại càng khó khi tín đồ đi theo đại thừa không cần trí tuệ chỉ cần có lòng tin đi tới mù quáng.

Một trong những sai lầm về giáo lý đại thừa là khái niệm Bồ tát.

Thứ nhất,

Đại thừa phân chia 5 thừa: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa Duyên giác thừa và Bồ tát thừa. Thay cho 4 thánh quả của Phật là Tu đà hoàn, Tu đà hàm, A na Hàm và A la hán.

Sự chia 5 thừa này lại là một phỉ báng đạo Phật, vì nhân thừa, không cần quy y, ngoài thế gian đã có rất nhiều người đạt nhân thừa.

Đây là một bước kéo đạo Phật đi xuống, tầm thường hóa sự tu hành. Thiên thừa là khoác áo bà la môn, cúng dường để hưởng phước, phước nhiều, lên trời càng được hưởng nhiều - Trái hẳn với giá trị giác ngộ là diệt trừ tham ái. Đây còn khuyến khích cho hưởng thụ còn cao hơn.

Thứ hai,

Còn bồ tát thừa, bắc tông nói là cao hơn A La hán. Đây cũng là lời phỉ báng Phật. Đạo giải thoát bình đẳng, Phật nói A La hán có chứng ngộ ngang bằng Phật, nay đại thừa nói bồ tát cao hơn A la hán. Vậy tam đoạn luận suy ra Bồ tát cao hơn Phật? Vậy đây là một tà kiến vô cùng hủy hại đạo pháp chân chính.

Thứ ba,

Bồ tát còn ở lại Ta bà chung thân cho đến khi không còn một chúng sinh nào ở ngoài Niết bàn thì bồ tát mới vào Niết bàn sau cùng.

Luận cứ này sai ở đâu?

1- Làm sao Bồ tát ở lại chung thân ở ta bà? Sống vĩnh viễn ư ? Phật còn chưa sống vĩnh viễn nữa là bồ tát! Đầu thai ư? Vậy bồ tát cái gì?

2- Thực ra, đây là một ngụy biện giúp cho tăng sĩ đại thừa nhởn nhơ sống trong ta bà “Hãy đợi đó, chừng nào chúng sanh không còn ai vào Niết bàn thì ta cứ ở lại ta bà mà hưởng cúng dường và các loại phước khác”.

Với tà giáo đại thừa, chẳng bao giờ bồ tát nào độ một chúng sinh chứ chưa nói là độ hết chúng sinh vào niết bàn. Bản thân mình còn ở chung thân ngoài này hưởng phước. Làm sao mà độ ai vào Niết bàn trước nhỉ? Đó chỉ là một tà kiến, tà giáo trong nhiều luận điểm của đại thừa bắc tông. Khi có điều kiện, chúng ta sẽ vạch trần ra hết, để chúng sanh dần dần mà xa lánh tà giáo này.

Kinh đại thừa phần lớn là kinh ngụy tạo. Như đã nói, họ có chép Kinh Phật vào chỉ là làm ngụy trang phông màn, còn không bao giờ dùng đến. Bởi thật sự dùng đến để cho 99% kia bỏ đi à?. Chia ra các loại thì chúng gồm có ngoài chép lại kinh Phật, là luận chứ không phải là kinh. Lạm dụng viết câu "Tôi nghe như vầy..." để đánh lừa thiên hạ đó là của Phật. Các kinh như Duy Ma cật, v.v... chỉ là luận, nhắc lại tính vô ngã các pháp. Nhắc lại những điều cơ bản đơn giản của Phật, nhưng tuyệt đối khác hẳn kinh Phật là không có phần thuận giáo chỉ dạy hành giả thực hành tu tập tam pháp ấn.

Thậm chí như kinh bát nhã, là bửu bối của đại thừa cũng chỉ là sự nhắc lại về tính vô ngã. Nhưng nó cũng rơi vào tình trạng hô khẩu hiệu suông, không có chỉ dạy cách tu tập để đi tới ngũ uẩn giai không. Khẩu hiệu rất to rất kêu, giải thoát giải thoát đã hoàn toàn giải thoát, mà trong kinh tạng nguyên thủy đã có đầy đủ.

Phần còn lại là cầu xin van vái như kinh dược sư, kinh phổ môn, kinh A Di đà, v.v...

Như các bậc tiền bối đã nhận xét, giáo hội PGVN 99% tu Tịnh Độ, không ai tu thiền. Bởi họ tu phước, tu hành vi bên ngoài, tu thế gian. Gọi là pháp môn nhập thế. Thực chất là giáo lý dễ dãi, dung túng cho sư tăng và đệ tử sinh hoạt như thế tục, đó gọi là nhập thế.

Họ không tu thiền, nên không có pháp môn quán chiếu tất cả các pháp quy về ba chân lý khổ vô thường vô ngã. Bởi giáo lý của họ là giáo lý bà la môn trá hình.
Việc xây dựng 5 thừa, nhân thừa, thiên thừa, bồ tát thừa, v.v... chính là lót đường cho lối tu và lối sống thế tục, chỉ cầu tu phước, là nhân thừa, cho hàng đệ tử tại gia, và thiên thừa là cho hàng xuất gia tu.

Tất cả phước báu là hưởng sự cúng dường, hoàn toàn như giai cấp bà la môn ngày trước. Còn bày ra phóng chim thả cá, cứu lũ lụt, làm từ thiện, việc gì của thế gian cũng dám làm, không cần biết điều đó có trái với lời Phật dạy không. Miễn thu được cúng dường.

Bởi có giáo lý hưởng phước, cúng nhiều hưởng nhiều cho cả tín thí, cho cả sư tăng. Quanh năm lễ hội, chén úp chưa khô thì lật lên làm cúng bái tiếp. Thời gian quanh năm chỉ cúng và kiếng (thì mới có nhiều phước báu!), còn lại chẳng còn thời gian mà học giáo lý Phật. Có học đi chăng nữa là tụng kinh cầu xin van vái hay tiếng tàu tiếng Phạn gì đó, không cần hiểu, chỉ biết là có phước báu là được rồi.

Vì sao người tu đại thừa sa đọa? Là chính vì dựa vào kinh kệ tà ngụy, đi về cầu xin hay về phước báu. Có nói đến giải thoát hay tính không hay khổ hay vô ngã chỉ là nói từ cuống họng trở lên, không hiểu, và cũng không có quán chiếu, sao có công năng?

Cái hại của đại thừa là vậy, không những nó chẳng giúp gì cho hành giả đi tới giải thoát chân chính, mà nó còn làm cho giáo pháp chân chính của Như Lai càng ngày càng lu mờ thêm.

Họ ghi khắp nơi nơi "Phước huệ song tu", thực chất tu phước là cơ bản, tu huệ là tu từ cuống họng trở lên. Có nghĩa ghi "phước huệ song tu" để làm vì mà thôi.

Tuy nhiên, dù là tu phước cũng không xứng đáng. Vì khi đồng bào thiếu sự hiểu biết về Chánh Pháp, nên đã bố thí, cúng dường, tạo phước một cách mù quáng; thì may chăng họ chỉ thu được quả báo ở cõi Người; còn lại, vì nhân duyên Tà Kiến, cánh cửa vào cõi Trời, vào các cõi cao đẹp với nhiều phúc lạc sẽ bị đóng chặt.

Thật khôi hài, khi chúng chê bai hàng "Thanh Văn Thừa", mà tự thân chúng, thì ngay cả "Thiên Thừa" vẫn không thể nào đến được. Đó là chưa kể đến loại Tà kiến Bồ-Tát, thì Nhân Thừa e chưa đạt, tức chưa chắc được tái sanh trở lại làm Người phàm, còn nói chi đến "Thừa" nào khác.

Xin nói lại cho rõ là tu hưởng phước, chứ không phải là tu phước, là mức còn thấp hơn tu phước. Tu phước đức, chỉ dành cho nhân thừa, chúng sanh, Phật tử. Đó là cách gần gũi Tam bảo.

Tăng sĩ tu phước cũng sai, chứ chưa nói là tu hưởng phước (bà la môn). Người tu hành là phải qua ba cách cửa giải thoát là: không, vô tướng, vô tác, mới đạt chứng ngộ. Mà tu vô tướng vô tác làm gì còn phước hay không phước, làm gì còn thiện hay không thiện, tu qua vô lậu học là quán tất cả pháp quay vế vô pháp, thì không còn tu gì, chứ đừng nói đến tu phước.

Cho nên bắc tông tu phước và tu hưởng phước, đều sai lầm. Khi đề ra phước huệ song tu càng sai lầm hơn.

Bởi vậy, khi đề ra Phước Huệ song tu càng sai lầm, hay chính xác hơn, là một cụm từ hoa mỹ, lòe loẹt, không có thực nghĩa; mà chỉ có giá trị như một khẩu hiệu để phô trương và trang trí.

Các vị bắc tông sống chết biện giải họ không phải là bà la môn giáo. Họ không chấp nhận có thượng đế, một đại ngã, không có tiểu ngã, họ vẫn chấp nhận giáo lý Phật, thuyết duyên khởi là vô ngã.

Tất cả lý lẽ của họ là nghịch lý, ngụy lý. Ở chỗ, họ cho dù không phải là bà la môn giáo, nhưng nội dung cách hành trì và cách sử dụng giáo lý cúa họ dẫn tới một chân lý là hoàn toàn giống như một bà la môn giáo.

1- Họ chấp nhận Phật, nhưng không phải là một nhân cách giải thoát, mà là một đấng giáo chủ thần thánh. Không những thần thánh hóa Phật, mà chế ra hàng trăm ngàn Phật khác, các đệ tử các cư sĩ, v.v... đều là thần thánh hết. Ngoài miệng họ coi Phật không phải là một nhân cách như chúng sanh, là một nhân cách đã giải thóat và hoàn toàn viên mãn, thực tế họ thờ cúng Phật như Chúa trời, như thần ban phước giáng họa, đón rước về thiên đường (cực lạc). Như vậy, họ coi Phật là chúa trời. Vậy hoàn toàn phù hợp với bà la môn giáo.

Nghịch lý chỉ ở chỗ bên ngoài là che đậy cao cả theo Phật cho một bên trong thực hành một thực tế hủ bại.

2- Tu phước và tu hưởng phước. Tu phước mà với tinh thần không vụ lợi thì đó là tu theo tinh thần diệt khổ. Ở đây, bắc tông tu phước và tu hưởng phước theo tinh thần vụ lợi. Nếu không, tại sao phóng sinh? Khi tu tâm từ, là dùng tâm không có ba độc trải khắp thiên hạ. Thực tế của phóng sanh chỉ là hình thức che đậy tà kiến. Rồi đây, chúng ta còn chờ xem đại thừa nghĩ ra được bao nhiêu hành động biểu kiến gì nữa để tiếp thị, để đề cao giáo lý bắc tông nữa đây? Tạo sao không tới nhà tù phóng sanh kẻ tù tội, hơn là đi mua mấy con chim do kẻ thế nhân nó biết lợi dụng sư để làm tiền, bắt đi bắt lại cho đến chim không còn bay nổi, bán cho sư phóng sinh làm phước. Phước này là phước gì, cho ai?

Trong chùa, hòm thu tiền là quan trọng nhất. Nơi đó, viết bản đăng ký cầu siêu kèm tiền. Đó là sinh hoạt quan trọng nhất của bắc tông. Quy kết là chi bao nhiêu, vì con chi cho các chư Phật ít quá nên năm nay con ít phước, vì tiền là lòng tin vào Phật tổ và các chư Phật khác, ít tiền là ít lòng tin, thì làm sao các con có phước nhiều được.

Bà la môn giáo tồn tại duy nhất vào hưởng phước cúng dường của chúng sanh. Như vậy bắc tông, về điểm này hoàn toàn giống như bà la môn giáo vậy. Nếu bắc tông dùng tiền đó mà hoằng hóa giáo lý chân chính, tổ chức học Phật pháp, thì là một chuyện. Đây chỉ thấy suốt ngày cúng bái hội hè lễ lạt. Có tổ chúc nói pháp chỉ kể ba chuyện lâm li bi đát cười khóc thút thít cả buổi, hay in bán băng đĩa dạy đạo đức thông thường khắp bến chợ thị thành, không hề có một giá trị gì về đạo Phật chân chính. Hay chỉ kêu gọi chung chung.

3- Đây cũng là một đặc điểm không sai vào đâu của một giáo lý cúng lễ của bà la môn. Cúng lễ là thường xuyên tạo dây nối với thần thánh để tỏ lòng mang ơn và cám ơn vì may mắn, v.v...

Trái lại với họat động thường xuyên của giáo đoàn thanh tịnh thời Đức Phật là tu học. Người có bài kinh "Kinh cúng thí người mất" để đả phá vào hủ lậu cầu siêu cúng bái. Thế nhưng tập đoàn bắc tông vẫn lễ lạt còn nhiều hơn xưa.

4- Một đặc điểm của bắc tông gần gũi với giáo lý bà la môn là câu kết với thế quyền, lợi dụng và cùng nhau đồng hành để duy trì cách thức cúng bái cầu siêu lễ lạt, chia chát lợi nhuận cùng chính quyền. Chính quyền có quyền tổ chức và trật tự xã hội, nên hai bên cộng tác để duy trì phước và cùng nhau hưởng phước của chúng sanh.

5- Một yếu tố nữa là bà la môn giáo phân chia giai cấp, thì bắc tông phân chia cấp bậc trong giáo đoàn. Trái với thời Phật còn tại thế chỉ có trưởng lão và tân học. Giáo lý bắc tông đề cao tứ ân, đề cao những gía trị ơn nghĩa thế gian. Trong khi đó, pháp tu của giáo lý Phật chân chính là xa gia đình, từ bỏ gia đình, ý là từ bỏ mọi ràng buộc tình cảm tầm thường của chúng sanh, thay vào đó bằng một tâm từ bi rộng lớn hơn trải khắp bốn phương mười hướng.

Quay lại với tình cảm tầm thường của thế gian là dung túng cho cách sống buông thả tùy tiện của chúng tăng bắc tông. Đó cũng là một đặc điểm của tập đòan theo bà la môn giáo.

Tóm lại là về sự chúng lảng tránh cho là mình là đi theo vết xe đổ, một giáo lý hủ lậu, một giáo lý bị Phật đánh đổ từ hơn 2500 năm trước đây. Giờ thì chúng lại phục hồi để làm lu mờ đạo Phật chân chính. Ngoài mặt thì dùng chùa và tượng Phật làm bình phong, bên trong là thực hành một giáo lý bà la môn trá hình. Thật là trớ trêu, lịch sử đã quay ngược lại vòng bánh xe chăng ?

"Bắc Tông-Đại Thừa giáo có phải là đạo Bà La Môn không?

Đúng vậy, dù không phải là Bà La Môn giáo, nhưng Giáo lý và cách hành trì của họ quá giống với Bà La Môn.

1- Về hình tướng, rõ ràng nếp sống của họ ngày càng thiên về lợi dưỡng và làm tất cả mọi việc như người thế tục. Y phục của họ cũng ngày càng đời hóa - thế tục hóa, thầy cúng hóa, tức Bà La Môn hóa.

2- Song song với tạng hý luận đồ sộ, mơ hồ, thì cạnh đó, phần nhiều là pháp tu Tụng đọc, Trì chú và Cúng kiếng, rất phổ biến trong giáo điển Bà La Môn.

3- Phật, với tranh-tượng và mượn một đôi điều giáo lý của Ngài, chỉ là cái bình phong để đánh lừa người, chứ bên trong, chúng xem Ngài còn thấp hơn các thần tượng hư cấu khác, đặc biệt là biểu tượng tự chế về A Di Đà và "Phật Bà-Mẹ" Quán Âm...

4- Đa số kẻ trong tập đoàn của chúng đều cho mình tu pháp cao thượng, tối thắng: là "thầy" của chúng sanh. Vì vậy, chúng quen nói lời cao vọng, trong khi lối sống và uế hạnh về Tham-Sân-Si thì vẫn không hơn gì người thế tục, như các tu sĩ Bà La Môn thời trước.

...Và còn quá nhiều, một lần không thể kể ra cho hết.

Câu hỏi: Lịch sử đã quay ngược lại vòng bánh xe chăng?

Thưa không! Lịch sử vẫn quay thuận vòng bánh xe đó chứ. Bởi khi thế giới chuyển vòng thành-hoại, thì con người cũng trở lại thời tiền sử. Cho nên, nay đa số người dân mê tín trên nhiều quốc độ theo chân chúng để quay về với Bà La Môn giáo vốn thịnh hành từ đất Ấn Độ thời tiền sử thì cũng không là chuyện lạ.