• vandao2
  • daytusi
  • ttl1
  • tinhtoa1
  • amthat3
  • lailamtoduong1
  • huongdantusinh
  • ThayTL
  • toduongtuyetson
  • lopbatchanhdao
  • phattuvandao3
  • amthat1
  • tinhtoa2
  • thanhanhniem2
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao1
  • khatthuc1
  • ttl3
  • quetsan
  • thanhanhniem1
  • amthat2
  • benthayhocdao
  • vandaptusinh
  • tranhducphat
  • chanhungphatgiao
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc viết sách
In bài này

CÓ AI BẮT BUỘC BẠN TU ĐÂU

Lượt xem: 3732

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD, tập 3, TG. 2010, tr. 296-299)
link sách: NLGPD, tập 3

LỜI PHẬT DẠY

Này các Tỳ Kheo, nghề sinh sống hèn hạ nhất là nghề khất thực (đi xin). Ðây là một lời nguyền rủa trong đời. Này các Tỳ Kheo khi nói ông là kẻ khất thực (xin ăn) với cái bát trên bàn tay, ông đi chỗ này chỗ kia và đấy là nghề sinh sống.

Này các Tỳ Kheo điều mà các thiện gia nam tử chấp nhận là những vị nào sống vì lý tưởng, vì mục đích. Duyên với lý tưởng, duyên với mục đích, không phải vì ma cưỡng ép, không phải vì trộm cướp cưỡng ép, không phải vì thiếu nợ, không phải vì sợ hãi, không phải vì không có nguồn sinh sống mà với ý nghĩ: Ta bị chìm đắm trong sanh già bệnh chết, sầu, bi khổ ưu não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị đoanh vây bởi đau khổ, rất có thể sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này được tìm ra”. (Tương Ưng kinh tập III trang 171, 172, 173)

CHÚ GIẢI:

Lời Phật dạy trên đây, là khéo nhắc nhở chúng ta: Tu theo Phật giáo không có danh dự gì cả các bạn ạ! Chỉ là một người không tàn tật đi xin ăn. Không tàn tật đi xin ăn, thì hèn hạ lắm các bạn! Nếu bạn sống không đúng Phạm hạnh, người đời sẽ không cung kính và tôn trọng bạn. Do thế, họ sẽ không dâng lên cúng dường những nhu yếu phẩm cần thiết cho sự sống của bạn, thì bạn chỉ còn phải làm cái nghề gì để sống. Nghề làm để sống trong tôn giáo là một nghề mê tín bạn ạ! Nghề lừa đảo.

Chính tu sĩ và cư sĩ Phật giáo hiện giờ đang hành nghề mê tín, đang dạy người tu tập thiền định trong ảo tưởng để trao đổi sự sống với tín đồ.

Bạn quá xem thường giới luật, cho nó không phù hợp với thời đại, nên mục đích cao thượng của đời sống Tăng sĩ bạn đã đánh mất.

Vì đánh mất đời sống Tăng sĩ, nên bạn đánh mất sự sống của mình. Mất sự sống, lại muốn sống, nên sống một cách thiếu sáng suốt, làm nghề mê tín lừa đảo người. Nếu bạn lìa ngũ dục lạc thế gian, sống đời Phạm hạnh, trở thành bậc Thầy đáng tôn kính của mọi người, thì các bạn đâu cần phải lo về sự sống nữa. Vì bạn đã thực hành mục đích cao thượng của bạn. Ðó là Phạm hạnh ly dục ly ác pháp.

Phạm hạnh ly dục ly ác pháp chính là: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo vải bỏ, sống không nhà cửa, không gia đình, thiểu dục tri túc, ba y, một bát, sống độc cư trầm lặng một mình, không thích hội họp, không nói chuyện, thường tư duy quán chiếu đạo lý, thấy mình có cái hay thì không khoe khoang, thấy mình có lỗi lầm thì mau mau tự phát lồ, hối cải sửa đổi”.

Tóm lại, bài kinh này đũ để thấy rõ Phật giáo không phải là một tôn giáo mà là đạo đức của loài người. Vì lý tưởng mục đích cao đẹp của nền đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình, khổ người, bạn tự nguyện, tự giác chấp nhận sống một đời sống lý tưởng ấy, không ai có quyền cưỡng ép, bắt buộc bạn và cũng không phải là những lý do thiếu nợ, sợ hãi điều gì, v.v... Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, điều mà các thiện gia nam tử chấp nhận là những vị nào sống vì lý tưởng, vì mục đích. Duyên với lý tưởng mục đích, không phải vì ma cưỡng ép, không phải vì trộm cướp cưỡng ép, không phải vì thiếu nợ, không phải vì sợ hãi, không phải vì không có nguồn sinh sống”.

Cho nên, Ðạo Phật là một tôn giáo tự giác, tự nguyện, nên bạn theo Phật giáo là vì toàn bộ khổ uẩn này đã được tìm ra và đã được đoạn trừ và không còn ý nghĩa ta bị chìm đắm trong những sự khổ đau của kiếp làm người: sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ ưu não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị đoanh vây bởi đau khổ.

Đang có 16 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8862683