• vandaptusinh
  • tranhducphat
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao3
  • tinhtoa2
  • tamthuphattu
  • amthat1
  • chanhungphatgiao
  • khatthuc1
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem1
  • ThayTL
  • amthat3
  • thanhanhniem2
  • tinhtoa1
  • quetsan
  • amthat2
  • vandao2
  • ttl1
  • lailamtoduong1
  • huongdantusinh
  • phattuvandao1
  • ttl3
  • benthayhocdao
  • daytusi
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
In bài này

LỜI NÓI ĐẦU THANH QUY TU VIỆN CHƠN NHƯ

Lượt xem: 4954

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Thanh Quy Tu Viện Chơn Như, TG. 2010, tr. 05-27)
Link sách: Thanh Quy Tu Viện Chơn Như

Tu Viện Chơn Như có đường lối tu hành riêng biệt theo đúng giáo pháp của đức Phật, không bị ảnh hưởng hay lai căng một giáo pháp nào của ngoại đạo, nhất là nó không chịu ảnh hưởng của kinh sách phát triển, vì kinh sách phát triển chịu ảnh hưởng tư tưởng Khổng Tử và Lão Tử rất nặng.

Theo đúng đường lối tu tập của Phật giáo, nên tu viện Chơn Như có tám lớp tu học cụ thể:

1- Lớp thứ nhất: Chánh Kiến

2- Lớp thứ hai: Chánh Tư Duy

3- Lớp thứ ba: Chánh Ngữ

4- Lớp thứ tư: Chánh Nghiệp

5- Lớp thứ năm: Chánh Mạng

6- Lớp thứ sáu: Chánh Tinh Tấn

7- Lớp thứ bảy: Chánh Niệm

8- Lớp thứ tám: Chánh Ðịnh

Trong tám lớp tu học này được chia làm ba cấp:

- Cấp một: Giới Luật Ðức Hạnh ly dục ly ác pháp.

- Cấp hai: Thiền Ðịnh (Ðịnh Như Ý Túc).

- Cấp ba: Trí Tuệ (Tuệ Tam Minh).

Cấp Giới Luật gồm có năm lớp học, bắt đầu học tập từ lớp Chánh Kiến đến lớp Chánh Mạng. Trong năm lớp tu học này chuyên ròng học tập Giới Luật Ðức Hạnh Nhân Bản – Nhân Quả của Phật giáo. Các lớp học này khiến cho con người không còn làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả các loài động vật đang sống quanh chúng ta.

Cấp 1: Giới Luật Ðức Hạnh của Phật giáo chia ra làm bốn loại giới luật như sau:

- Loại 1: Có năm giới gốc dạy chung cho tất cả mọi người.

- Loại 2: Có tám giới của những người Thọ Bát Quan Trai (Những người mới tu tập làm quen tám giới).

- Loại 3: Có mười giới của người mới xuất gia (Sa di và Sa Di Ni).

- Loại 4: Có hai trăm năm mươi giới của người xuất gia nam từ năm năm trở lên mới được thọ (Tỳ kheo tăng).

- Loại 5: Có ba trăm bốn mươi tám giới của người xuất gia nữ từ mười năm trở lên mới được thọ (Tỳ kheo ni).

Năm lớp tu học này chuyên ròng học tập và trau dồi để triển khai tri kiến giới luật đức hạnh nhân bản - nhân quả để xả tâm dục và các ác pháp.

Do nhờ sự tu học và trau dồi giới luật đức hạnh thường xuyên như vậy nên tâm mới được thấm nhuần thông suốt giới luậ t. Vì thế đức Phật dạy: “Những gì thông suốt cần phải thông suốt” .

Ðúng vậy, lời dạy này đức Phật muốn cho những ai tu tập theo tôn giáo của mình đều phải thông suốt giới luật. Nếu một người tu theo Phật giáo mà không thông suốt giới luật và không chấp nhận rèn luyện tri kiến giới luật đức hạnh nhân bản – nhân quả thì sự tu tập chẳng bao giờ tìm thấy sự giải thoát.

Cho nên sự thông suốt giới luật đức hạnh rất cần thiết cho đời sống tu hành của chúng ta. Vì thế nếu những ai không thông suốt giới luật đức hạnh thì sự tu học của họ cũng chẳng có ích lợi gì cả, chỉ uổng công mà thôi. Vì tri kiến giới luật đức hạnh nhân bản - nhân quả rất quan trọng trong việc xả tâm, nếu không có tri kiến giới luật đức hạnh nhân bản - nhân quả thì chẳng bao giờ xả tâm ly dục ly ác được.

Trong sự tu hành theo Phật giáo hiện giờ của chúng ta cần phải suy xét cho thật kỹ thì mới thấy rõ Phật Giáo Việt Nam thường chịu ảnh hưởng phương pháp tu tập của Phật Giáo Trung Quốc rất nặng.

Bởi Phật Giáo Trung Quốc truyền sang qua Việt Nam với tất cả các phương pháp tu tập đều ức chế ý thức, làm cho ý thức tê liệt không còn khởi niệm. Khi ý thức không còn khởi niệm thì Phật giáo Trung Quốc cho đó là sự tu tập đạt được Thiền Ðịnh.

Mục đích tu tập của Phật giáo Trung Quốc là diệt ý thức, ý thức diệt thì tâm không niệm. Tâm không niệm tức là Tâm Không. Người nào nhận ra Tâm Không là người kiến tánh. Phật Giáo Trung Quốc cho Kiến Tánh Thành Phật.

Vì thế họ cố gắng diệt hết ý thức. Khi ý thức bị diệt hết thì Phật Tánh mới hiện ra.

Họ đâu biết rằng Phật tánh của Thiền Tông Trung Quốc chỉ là Không Tưởng mà thôi. Khi ý thức bị diệt không còn khởi niệm thì tưởng thức của họ làm việc nên vì thế trạng thái đầu tiên của tưởng thức hiện ra đó là trạng thái Không Tưởng. Khi ý thức không còn khởi niệm thì cũng giống như khi họ ngủ. Khi ngủ chúng ta mới có chiêm bao mộng mị. Chiêm bao mộng mị là do tưởng thức tạo ra, chớ không phải linh hồn, vì linh hồn không có.

Cho nên khi các sư thầy Trung Quốc đạt được Phật tánh, nhưng tâm tham, sân, si của họ vẫn còn nguyên vẹn. Vì thế, Lục Tổ Huệ Năng thị hiện thần thông, tức là tâm tham danh của Tổ vẫn còn.

Phật Giáo Trung Quốc do sự hiểu sai Phật giáo nên Phật giáo Trung Quốc đi ngược lại với đường lối giáo pháp của đức Phật một cách rõ ràng mà ai cũng nhận ra được.

Chính đức Phật dạy chúng ta ly dục ly ác pháp chứ không dạy chúng ta ức chế ý thức. Vì có ly dục ly ác pháp thì tâm chúng ta mới hết tham, sân, si. Do hết tham, sân, si mà chúng ta chứng đạo giải thoát.

Theo các nhà sử học Phật giáo Việt Nam thường ca ngợi Phật giáo Việt Nam có trước Phật giáo Trung Quốc và Phật Giáo Việt Nam còn truyền Phật Giáo vào Trung Quốc đầu tiên. Việc tưởng nghĩ này có nhiều cách chứng minh nhưng chưa đủ sức thuyết phục những nhà kiến thức Phật học Việt Nam cũng như các nhà Phật học thế giới.

Theo chúng tôi biết tư tưởng của người Trung Quốc  hai nhà hiền triết, thứ nhất đó là Khổng Phu Tử và thứ hai đó là Lão Tử.

Khổng Phu Tử là một nhà đạo đức được toàn dân Trung Quốc xem là bậc thầy dạy đạo đức làm người mà người Trung Hoa gọi là Nhân Ðạo. Vì thế họ gọi Khổng Phu Tử là đức Thánh Khổng Tử.

Kinh sách của Khổng Tử dạy người dân Trung Quốc sống đời đạo đức Tam Cang - Ngũ Thường.

Tam Cang gồm có:

1- Quân thần cang

2- Phụ tử cang

3- Phu thê cang

Ngũ thường gồm có:

1- Nhân

2- Nghĩa

3- Lễ

4- Trí

5- Tín

Do Tam Cang, Ngũ Thường của Khổng Tử và pháp Vô Vi của Lão Tử mà Phật giáo Trung Quốc chịu ảnh hưởng hai nhà tư tưởng này nên biến giáo pháp của Phật giáo thành pháp môn Tịnh Ðộ Tông và Thiền Tông. Pháp Môn Tịnh độ Tông là một pháp môn mê tín dạy người cúng bái cầu siêu, cầu an, v.v…

Còn Thiền Tông dạy người ức chế ý thức để rơi vào trạng thái Vô Vi tức là Không Tưởng. Khi họ thường sống với trạng thái Không Tưởng này thì cho đó là chứng đạo.

Do Phật giáo Trung Quốc hiểu sai đạo Phật nên mới tu sai. Phật giáo không phải chỉ có ngồi thiền, nhập định mà chính điều quan trọng là tri kiến giới luật đạo đức nhân bản – nhân quả giải thoát, nó là phương pháp xả tâm tuyệt vời trong lúc ban đầu.

Nếu không có tri kiến đức hạnh nhân quả giải thoát này thì sự tu tập xả tâm của chúng ta hoàn toàn bị ức chế ý thức, khiến cho ý thức bị tê liệt như bài kệ của hòa thượng chùa Phước Hậu ở Trà Ôn đã dạy đồ chúng:

“Kinh điển Phật truyền tám vạn tư
Tu hành không thiếu cũng không dư
Ðến nay chừ đã như quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như”

Tương truyền về hòa thượng chùa Phước Hậu khi lội qua sông, lên bờ hòa thượng quên mặc quần áo, cơ thể lõa lồ cứ để vậy mà cứ đi. Nhờ chú thị giả gọi nên hòa thượng nhớ lại mới mặc quần áo.

Ðây là cái lỗi rất lớn của Phật giáo Trung Quốc mà thầy tổ của chúng ta không lưu ý, tưởng tu tập như Hòa Thượng chùa Phước Hậu là chứng đạo. Chứng đạo gì mà quên trước quên sau, lú lẫn như một ông già nhà quê. Do hiểu sai Phật pháp nên sự tu tập của thầy tổ không làm chủ sinh, già, bệnh, chết, không trí tuệ sáng suốt như đức Phật, không chấm dứt sinh tử luân hồi.

Xét cho cùng, do thầy tổ của chúng ta tu hành chịu ảnh hưởng kinh sách phát triển, Thiền Tông và Tịnh độ Tông của Phật Giáo Trung Quốc và Mật Tông của Phật Giáo Tây Tạng, tu hành đều bị ức chế ý thức nên phí công, uổng sức mà chẳng có giải thoát chút nào cả.

Chính giải thoát đâu không thấy, mà cuối cùng thầy tổ của chúng ta đều rơi vào đường danh nẻo lợi của tôn giáo như ngày nay chúng ta đều thấy các chùa phát triển to lớn, tượng Phật vĩ đại và tiền bạc có hằng tỷ gửi ngân hàng như những ông nhà giàu.

Con đường tu theo Phật giáo thầy Tổ của chúng ta đều biết Giới Luật là pháp môn tu tập hàng đầu. Nhưng thầy tổ của chúng ta rất xem thường giới luật, nên bẻ vụn giới luật và sống phạm giới thường chạy theo dục lạc thế gian ăn ngày hai ba bữa. Có sư thầy còn ăn thịt chúng sinh nữa, họ giết chúng sinh không gớm tay, chỉ biết thõa mãn dục vọng ăn uống là trên hết.

Muốn tu tập giải thoát thì tâm phải thấm nhuần giới luật đức hạnh nhân quả, do đó mới xả tâm ham muốn và các ác pháp một cách dễ dàng. Bởi vì, ý thức của chúng ta rất tỉnh táo vừa chớm thấy các ác pháp và niệm ham muốn thì tri kiến nhân quả giải thoát tự nó phản xạ ngăn, diệt ác pháp và lòng ham muốn ngay một cách tự nhiên, chứ không phải chờ chúng ta quán xét suy tư rồi mới xả.

Nhờ có tri kiến nhân quả giải thoát đó mà ác pháp và tâm ái dục của chúng ta không còn tác động vào thân tâm được. Còn ngược lại tri kiến của chúng ta chưa được học tập trau dồi giới luật đạo đức nhân quả cho thấm nhuần nên sự ngăn, diệt ác pháp và lòng tham muốn của chúng ta rất khó khăn, đôi khi ngăn và diệt cũng không được, nên chúng ta đành phải chịu khổ đau trước các ác pháp và lòng ham muốn của chính mình.

Ðể nhắc nhở chúng ta trên đường tìm cầu sự giải thoát đức Phật đã nhấn mạnh: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”. Vì thế, hiện giờ quý sư thầy đã bẻ vụn giới,ăn uống phi thời, cất giữ tiền bạc, của báu và phạm giới luật về oai nghi chánh hạnh, đi đứng không nhẹ nhàng, không khoan thai, thường vội vàng, lăng xăng, không đằm thắm. Qua hình tướng và những oai nghi thô lỗ này của quý sư thầy nên được xem giới luật đã mất vì thế Phật giáo cũng mất theo. Phật giáo hiện giờ chỉ còn là cái tên, chứ thực ra toàn là giáo pháp của ngoại đạo Bà La Môn.

Như trên đã xác định năm lớp học giới luật đức hạnh đầu tiên rất quan trọng đối với người tu sĩ Phật giáo, cho nên tất cả quý nam nữ phật tử và nam nữ tu sĩ hãy quan tâm lưu ý Giới Luật, nếu không tu theo Phật giáo thì thôi mà đã tu theo Phật giáo thì phải đặt trọn lòng tin vào Giới Luật. Giới luật là một nền đạo đứcnhân bản – nhân quả duy nhất trên thế gian này mà không có một giáo pháp hay một giới luật đức hạnh nào của ngoại đạo hơn được. Bởi vậy người nào theo Phật giáo học tập rèn luyện đạo đức nhân bản – nhân quả thì phải xét cho kỹ, nếu chưa thông suốt đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo thì cần phải học tập cho thông suốt.

Giới, Ðịnh, Tuệ là ba cấp tu học của Phật giáo, đó là phương pháp đào tạo phật tử để trở thành những người có tài đức, có giới hạnh thanh tịnh, có đầy đủ năng lực làm chủ sinh, tử và chấm dứt luân hồi. Nhờ có tu tập đúng như vậy chúng ta mới thoát ra khỏi nhà lao tam độc: Tham, Sân, Si. Nhờ có kinh nghiệm tu tập, nên hôm nay chúng ta mới tìm mọi cách, mới tạo đủ mọi điều kiện để phát huy và chấn chỉnh con đường Phật giáo, để giúp cho mọi người trên hành tinh này nhận ra đó mới là con đường duy nhất cứu cánh giải thoát khỏi giặc sinh tử luân hồi.

Người phật tử nên nhớ những điều này, nếu muốn làm chủ sự sống chết thì phải tu tập và rèn luyện qua hai giai đoạn:

1- Giai đoạn giới luật đức hạnh phải tu học từ lớp Chánh Kiến đến Chánh Mạng. Lớp Chánh Kiến đến Chánh Mạng gồm có Giới luật đức hạnh nhân bản – nhân quả.

2- Giai đoạn thiền định phải tu học từ lớp Chánh Niệm. Lớp Chánh Niệm gồm có Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ.

Ðể hoàn tất giai đoạn Giới Luật đức hạnh thứ nhất thì quý phật tử phải thực hiện ba hạnh và ba đức.

Ba hạnh gồm có: Ăn, Ngủ, Ðộc Cư.

Ba đức gồm có: Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.

Quý phật tử về tu viện Chơn Như tu tập là phải triệt để tuân theo Thanh Qui của tu viện. Thanh qui của tu viện có mục đích giúp cho quý phật tử sống trong khuôn khổ phù hợp với đạo giải thoát. Bởi vậy Thanh Qui là vị Hộ Pháp có đầy đủ oai lực để bảo vệ trọn vẹn cho những người tu hành đạt được sở nguyện của mình.

Vì thế, không một phật tử nào phát nguyện vào Tu Viện mà có thể xem thường Thanh Qui.

Khi phật tử vào Tu Viện sẽ được hướng dẫn qua bảng Thanh Qui và viết tờ cam kết có mẫu đính kèm. Mục đích của việc làm này là để tránh cho phật tử không bị những hiểu lầm đáng tiếc.

Ðiều cần thiết nhất là quí phật tử khi vào tu viện phải tập sống trong tinh thần lục hòa, lấy mười giới đức căn bản của Phật giáo để giúp mình tiến tu trên đường giải thoát.

Khi phật tử giữ gìn sống đúng Thanh Qui thì tâm quí vị ly dục ly ác pháp. Do đó tâm quí vị thường ở trong một trạng thái Bất Ðộng, Thanh Thản, An Lạc và Vô Sự. Khi tâm quý vị sống được Bất Ðộng, Thanh Thản, An Lạc và Vô Sự từ 30 phút đến 1 giờ thì quí phật tử được vào tu học những lớp cao hơn. Ðó là lớp Tứ Thánh Ðịnh, ở lớp tu học này quí phật tử mới đủ sức làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

Chỉ có lớp Tứ Thánh Ðịnh này mới thấy đạo Phật có một năng lực kỳ diệu làm chủ thân tâm trọn vẹn, khi ý thức muốn một điều gì thì thân tâm làm theo như ý muốn.

Kính thưa quí vị! Tuy bản Thanh Qui ra đời trong lúc này là để trợ giúp cho quí vị trong sự tu học ngày một tốt hơn, nhưng dù sao nó vẫn còn thiếu sót rất nhiều mong quý vị góp ý và chỉ bảo những chỗ còn thiếu và sai lầm để chúng ta cùng xây dựng một bản Thanh Qui hoàn chỉnh hơn.

Kính ghi,

Trưởng Lão Thích Thông Lạc.

Đang có 78 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8819681