• amthat2
  • tinhtoa1
  • amthat1
  • daytusi
  • vandaptusinh
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem3
  • tinhtoa2
  • thanhanhniem2
  • lailamtoduong1
  • vandao2
  • chanhungphatgiao
  • ThayTL
  • khatthuc1
  • thanhanhniem1
  • toduongtuyetson
  • benthayhocdao
  • phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • amthat3
  • lopbatchanhdao
  • ttl3
  • tranhducphat
  • tamthuphattu
  • quetsan
  • ttl1
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc
JGLOBAL_PRINT

Thư ngỏ “Dịch Sách Trưởng Lão Thông Lạc”, june, 2016

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

Kính gởi các anh-chị-em đọc hiểu được chữ Việt đang ở trong nước và đang ở khắp nơi trên thế giới.

Mong anh-chị-em đọc thư ngỏ  “Dịch Sách Trưởng Lão Thông Lạc, June, 2016”, dưới đây.

                1.- Nghiệp

Chúng ta không quên, không làm lơ nguyên tắc “Con người sinh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả và chết sẽ đi theo nhân quả”, “Mỗ̃i người thừa tự nhân quả do chính người đó tạo ra”. Cho nên “cái gì cũng do nhân quả của chính mình”, không ai chia sẻ “cái nhân tạo nên quả”, hay quả của ai cả.

Mỗi mỗi hành động từ thân, miệng, ý của chúng ta tạo nên nghiệp -Nhân-Quả- cho tác giả hành động. Thiện, lợi ích cho ta cho người, thì có quả thiện. Bất thiện, có hại cho ta có hại cho người, thì có quả bất thiện.

Có chủ ý can thiệp hay có chủ ý không can thiệp, có chủ ý dự phần hay có chủ ý dửng dưng việc của người khác mà mình biết, dù việc đó thiện hay bất thiện, cũng là hành động tạo nghiệp cho ta khi ta chưa có minh. Nghe hay không nghe lời khuyên vô minh, theo hay không theo lời khuyên của người khác đang vô minh cũng là yếu tố tạo nghiệp. Nghiệp là do sự chủ ý của một ý chí tự do ý thức. Có nghiệp chỉ là quả của sự vô tình trong tình huống ý chí vô tình.

Có ai là phật tử mà không biết nguyên tắc này. Và việc nào cũng có lí của nó. Tùy theo vị trí, hoàn cảnh mà ta suy nghĩ. Chứ không có chân lí, nghĩa là cái không thay đổi, không biến dịch,  chung cho mọi người, ngoại trừ sanh già bệnh chết.

Trong cuộc sống vô minh của ta và nhiều người, luôn luôn bị vô minh chi phố́i; chỉ vị có minh thì biết rất rõ cuộc sống mỗi người “đều do hạnh nghiệp của họ” và vị có minh không trực tiếp can dự vào nhân quả của mỗi chúng sanh, vị này chỉ làm ngọn đuốc chứ không phải là người dẫn đường, không nắm tay ai dẫn đi. “Tự thắp đuốc mà đi” là lời Phật, lời Thầy Thông Lạc dạy.

Vị có minh làm việc trong minh nên vô ngã ác pháp và do đ́ó không tạo nghiệp bất thiện dù vị đó làm các việc chúng ta làm. Chúng ta chưa có minh nên làm mọi việc trong vô minh, nghĩa là luôn luôn có ngã ác và thiện, nên chúng ta tạo nghiệp thiện ác cho ta vì chúng ta còn có ngã thiện và bất thiện xen lẫn.

Ghi chú:

Theo Trưởng Lão Thông Lạc thì “Minh là cái biết của trí tuệ siêu việt của những người tu tập tâm bất động thành công mới có, tâm của những vị này luôn bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, lúc nào cũng an trú vững chắc trong trạng thái niết bàn.  Trí tuệ này biế́t suốt khắp vũ trụ, xuyên mọi thời gian, tức thời và rõ như thật. Cái biết không có bất kỳ điều kiện nào”. Hoà Thượng Minh Châu dịch theo kinh Nikaya Pali “Trí tuệ của bậc Thánh tu hành thành mãn, sanh đã tận Phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, sau đời sống này không còn đời sống nào nữa”.

Vô minh là cái biết của mọi người bình thường; cái biết có điều kiện và luôn luôn bị không gian che chắn và thời gian ngăn cách; cái biết không như thật và thường sai lầm. Trong kinh Nikaya nói “Cái biết của người phàm phu”.

            2.- Nhờ:

Nhờ Trưởng Lão chứng tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ. Nhờ Hòa Thượng Thanh Từ, một tu sĩ có danh tiếng, có uy tín với phật tử Việt Nam, dựa vào những hiểu biết trong kinh sách, ấn chứng sự chứng đạo của Trưởng Lão theo giáo pháp Nguyên Thuỷ, thì mới có nhiều người biết sự chứng đạo của Trưởng Lão Thông Lạc.

Nhờ Trưởng Lão viết những sách ghi tư tưởng của Trưởng Lão xuống giấy. Nhờ có phật tử tìm về Tu viện Chơn Như để nghe thuyết giảng thì mới có nhiều người biết những lời giảng của Trưởng Lão Thông Lạc không giống các vị có danh tiếng khác từ trước đến nay, dù họ có đầy đủ học thức, học vị, có bằng cấp Phật học, có chức vụ trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Nhờ có máy photocopy. Nhờ  tự tay Trưởng Lão ngày đêm làm các việc trên vi tính để hình thành một cuốn sách, rồi tự tay làm các việc lao động nặng nhọc khác để hoàn tất những sách cho cô Diệu Quang phát biếu cho phật tử.

Nhờ có phật tử đọc thấy trong sách của Trưởng Lão Thông Lạc chỉ trích rất mạnh, rất nặng những cái đáng chỉ trích trong cách tu học, trong cách dạy người tu tập, trong giáo pháp sai lạc tại các chùa Việt Nam, trong cách thực hành tu tập của các người tu hành tại các nơi này. Tất cả những cái, những điều sai lạc bị Trưởng Lão Thông Lạc chỉ trích đều xuất xứ từ trong kinh sách của Trung Quốc truyền sang Việt Nam từ quá khứ và đang được thực hành trong các chùa.

Nhờ có các trang web lần lượt xuất hiện để chuyển tải các sách của Trưởng Lão Thông Lạc để cho mọi người khắp nơi trên hành tinh, đọc được chữ Việt và có máy vi tính tiếp thu, vượt qua biên giới quốc gia, đến mỗi người đủ mọi giai tầng xã hội tiến bộ.

Nhờ cư sĩ Thanh Trí xin Trưởng Lão cho thay đổi một số từ ngữ trong các sách của Trưởng lão viết. Nhờ có thầy Thanh Quang tự động xin Nhà Xuất Bản Tôn Giáo của Nhà Nước Việt Nam cho in và phổ biến công khai chính thức sách của Trưởng Lão Thông Lạc do vậy cho không còn có người nào sống trong hay ngoài nước Việt Nam, coi sách của Trưởng Lão chỉ là “sách lậu” và chỉ “phổ biến trong nội bộ” Tu Viện Chơn Như.

Và nay, các sách đó của Trưởng Lão Thông Lạc đang trông chờ anh-chị-em khắp nơi chuyển dịch qua các ngôn ngữ khác ngoài chữ Việt, giúp cho người khác có thể đọc bằng ngôn ngữ Anh, hiểu được, biết được, nói lại cho nhiều người khác biết điều mình đã đọc, đã hiểu, đã biết và thấy những điều chỉ trích đó rất đúng, rất thực tế, cũng như cách suy nghĩ để hiểu đúng lời dạy của Phật Sakya Gotama trong kinh tạng Nikaya.

Như vậy mới chuyển nghiệp, như vậy mới thay đổi nghiệp của chúng sanh toàn cầu bằng tư duy mới trong các sách của Trưởng Lão Thông Lạc, mới làm cho ánh sáng MINH của Trưởng Lão Thông Lạc chiếu soi vào nơi VÔ MINH của chúng sanh trên toàn hành tinh trái đất này.

            A.- Sách

Anh-chị-em không là tác giả của tư tưởng trong sách được dịch, và tác giả không giữ bản quyền. Anh-chị-em thấy sách hay, sách có giá trị, có tư tưởng mới lạ, anh-chi-̣em chấp nhận và muốn những tư tưởng trong sách đượ̣c chia sẻ cho những ai không thông thạo ngôn ngữ Việt Nam mà anh-chi-̣em may mắn thông thạo.

Anh-chị-em làm việc này với thiện ý, không cầu danh, không vụ lợi thì đó là anh-chị-em đang tu tập tâm vô ngã ác pháp và tu tập ngã thiện pháp.

Anh-chi-̣em không mong người khác tán trợ, khen ngợi, dù người anh-chị-em mong là tác giả không giữ bản quyền của cuốn sách anh-chị-em chuyển ngữ.

Chúng tôi giả dụ tác giả của cuốn sách, nếu THÔNG THẠO ngoại ngữ và có đủ thời giờ, chắc chắn vị này cũng viết sách đó theo ngoại ngữ mà vị này thông thạo để truyền bá tư tưởng của mình, làm lợi ích cho người khác. Nếu không muốn truyền bá tư tưởng của mình làm lợi ích cho người khác thì sao vị này lại viết sách trong ngôn ngữ đó? Không lẻ vị này viết xong tư tưởng của mình bèn cất dấu bản thảo đi, không cho ai biết, không in thành sách đê phổ biến rộng rãỉ cho nhiều người đọc?

            B.- Dịch

Nếu người chuyển dịch có lòng mong sự tán trợ của ai trong công việc chuyển dịch của mình là vẫn còn có ngã.

Tùy thuận thiện pháp là thiện pháp, không chống cũng không theo ác pháp là bằng lòng, không sờn lòng trước mọi khen chê là nhẫn nhục.

Dường như không ai mà không khiếp đảm, sợ hãi với nhiều lý do rất hợp lí với họ khi họ làm hay không làm một điều gì. Khi tự tin ta đang làm việc tốt cho ta, cho người, không làm hại ai, không có mưu đồ bất thiện, không có trở lực chướng ngại trong tâm ta, sao ta lại khiếp đảm sợ hãi cái gì?

Trong việc chuyển ngữ, ta không là tác giả của tư tưởng được chuyển dịch. Sách nói “Làm văn hoá sai, hại muôn đời” là rất đúng với tác giả, không hoàn toàn đúng với người chuyển dịch. Người làm văn hoá là chủ nhân của tư tưởng, của lí thuyết hay học thuyết trong sách nguyên bản.

Về việc dùng ngôn ngữ, chữ viết để diễn đạt cái ý, cái tư tưởng của ta, chưa chắc ta nói và viết ngôn ngữ mẹ đẻ, nghĩa là ngôn ngữ ta thừa hưởng từ cha ông, mà không bị người khác chê, chỉ trích cái sai trong cách diễ̃n đạt tư tưởng của ta, huống nữa là ta dùng ngôn ngữ thứ hai. Vậy ta chỉ biết làm, viết, diễn đạt theo khả năng ngôn ngữ thứ hai đang có của ta. Khen chê là việc của người khác, ta đừng bận tâm.

            C.- Tác quyền

Trong trường hợp tác giả giữ bản quyền thì có những nguyên tắc do luật pháp quy định để bảo vệ tác quyền của tác giả. Khi được in thành sách phổ biến cho công chúng và trong sách không có ghi rõ rằng tác giả giữ tác quyền thì mọi người tự do trong việc chuyển ngữ hay việc làm nào khác không có mưu đồ bất chánh được luật pháp phải bảo vệ khi tác giả yêu cầu. Trong lãnh vực đời hay đạo đều theo nguyên tắc tác quyền về sách được in nầy.

Tác giả chủ động giữ hay không giữ tác quyền của mình bằng cách ghi vào trong sách, ở trang trong. Mọi việc liên quan sách này cầ̀n phải được phép của tác giả khi tác giả giữ bản quyền. Nếu tác giả không giữ tác quyền thì người khác không cần có phép dưới mọi hình thức trong việc dịch, tức chuyển ngữ.

Ngày nay, với mạng internet toàn cầu, khi các sách được phổ biến trên mạng thì tác quyền của tác giả không còn như thời chưa có internet, lúc này mọi người có quyền làm theo ý mình, nhưng không được phép in sách đó trên mạng đem bán trục lợi tiền bạc cho cá nhân hay thể nhân nào.

            D.- Lý đúng, sai

Theo chúng tôi thấy: Tất cả những gì người khác nói hoặc làm, chỉ ĐÚNG VỚI HỌ, KHÔNG PHẢI ĐÚNG VỚI TA. Khi một ai làm hay không làm một việc nào đều có lí của nó, vì ai cũng có suy nghĩ trong quyết định của mình.

Lấy ví dụ: Khi ai đó đang phấn khởi, đang thích th́ú tự hào tài thiện xạ bắn hạ sinh vật đang chạy ở quảng xa, đang bay thoải mái trên trời rộng hay đang bơi lượn bình thường dưới nước sâu, thì đừng mong người này đừng trổ tài thiện xạ, đừng mong người này có lòng hiếu sinh, nghĩa là có lòng thương yêu sự sống của loài khác, tức đừng làm chết loài khác mà không vì sự sống của bản thân. Cho nên nếu có giảng đức hiếu sinh cho người nào thì đừng vội mong người này nghe lời khuyên và cũng chớ nên theo lẻo đẻo bên họ để khuyên lơn việc quý trọng sự sống.

Vậy không nên can dự việc của người, nếu không được người trong cuộc yêu cầu hay tỏ rõ ý mong cầu hay không mong cầu người khác can dự. Đây là một khía cạnh của không làm khổ mình khổ người.

            E.- Hai loại sách trong Đạo

Ta nên nhận định có hai loại sách tư tưởng trong đạo: Sách ĐỀ XƯỚNG một HỌC THUYẾT tu luyện thân tâm và sách chỉ ghi những lời dạy về phương cách hay PHƯƠNG PHÁP TU TẬP để đạt cái mà học thuyết đó nói tới. Rất ít khi ta được đọc cả hai loại sách chân thật học thuyết và lời dạy đúng theo học thuyết.

Anh-chị-em có nhận xét hầu hết sách của Trưởng Lão đều trình bày học thuyết mới, chưa có vị nào nói tới, suy nghĩ ra, thấy rõ ràng như Trưởng Lão, có hệ thống, có luận điểm. Trưởng Lão cũng đã có lần nói “Các sách của Thầy viết là dành cho người đọc để họ thõa ý tìm hiểu (tức học thuyết), chứ không phải Thầy dạy cách tu cho họ”. Nhưng Trưởng Lão cũng nói thêm “Thầy chỉ nói lại, viết lại những điều mà ngày xưa đức Phật Sakya Gotama đã nói, sau khi Ngài tự chứng, tự thấy, tự biết”.

Cái đặc biệt trong học thuyết Trưởng Lão Thông Lạc là do rút tỉa từ kinh nghiệm thực hành tu tập và thực sự chứng đạt của bản thân của Ngài, nghĩa là một thực nghiệm, cho nên có sắc thái cụ thể, rõ ràng, sống động, dễ hiểu. Ngài chỉ viết lại điều thật thấy thật biết ... khác xa với học thuyết suy luận thuộc lý thuyết sản sinh từ lí trí tư duy có sắc thái mơ hồ, trừu tượng, hư cấu, hư tưởng, không thật thấy không thật biết, không có kinh nghiệm tu tập cụ thể, thật chứng của bản thân... nghĩa là không phải một thực tế kinh nghiệm.

Như vậy sách trình bày học thuyết tu luyện thân tâm của Trưởng Lão Thông Lạc không phải là sách dạy cách thức tu luyện thân tâm. Những cách thức thực hành tu tập này được Trưởng Lão dạy trực tiếp cho các tu sinh trong Tu viện Chơn Như.

Chúng tôi nghĩ hai điểm sau đây là học thuyết về Phật giáo trong cách nhìn của Trưởng Lão Thông Lạc:

Tám Chánh Đạo chính là Học thuyết Diệt Đế trong đạo Phật, một chương trình giáo dục và đào tạo theo ba cấp Giới-Định-Tuệ, để những người được huấn luyện có khả năng đạt tâm li dục li ác pháp, đạt tâm bất động trước ác pháp và các cảm thọ. Ngày xưa Ngài Sakya Gotama đã thuyết chương trình này nhưng cho đến nay vẫn chưa ai thấy nên chưa được triển khai cho loài người.

Diệt đế là một nhánh trong bốn chân lí Khổ-Tập-Diệt-Đạo mà Ngài Sakya Gotama đã tuyên bố. Khổ là một trong bốn điều có thật của cuộc sống con người do bốn sự việc Sanh, Già, Bệnh và Chết. Diệt Đế là chân lí giải thoát có thật, là trạng thái không có bốn cái khổ đó. Mọi người đều có khả năng kinh nghiệm trạng thái giải thoát này vì nó là chân lí muôn đời không thay đổi. Nhưng muốn lúc nào cũng ở trong trạng thái giải thoát đó, tức trạng thái bất động tâm, thì phải tu học theo chương trình tám chánh, ba cấp, dĩ nhiên theo cách, theo lời dạy của Trưởng Lão Thông Lạc, là người đã thực chứng và an trú thường xuyên trong trạng thái diệt đế này từ ngày Ngài chứng Đạo. Trưởng Lão trình bày trạng thái bất động tâm trong các sách của Ngài, hoàn toàn khác xa hay không có trong những sách mà các học giả Phật giáo xưa và nay chỉ luận bàn vì họ không thể thực sự tu chứng như Trưởng Lão Thông Lạc.

Bốn Niệm Xứ chỉ là giai đoạn thuộc lớp thứ bảy trong chương trình tám lớp, ba cấp nói trên. Đây là những giải thích trạng thái bốn niệm xứ, không phải là pháp tu để thành tựu tâm bốn niệm xứ. Chưa có sách nào phân biệt rõ sự khác biệt này. Bốn Niệm Xứ là nền tảng của tâm bất động, của tâm không còn bốn cái khổ sanh già bệnh chết.

Ngài Sakya Gotama cũng đã thuyết như thế, nhưng người sau đã dùng lí trí và suy luận lí luận làm lệch đi, và chúng ta, từ những thế hệ xa xưa cho đến ngày nay, chỉ hiểu theo cái lệch này và tu tập theo cách lệch lạc đó.

Và đây cũng không phải là tôn giáo mà chỉ là phương pháp chuyển từ con người bình thường lên con người siêu việt vượt giới hạn của thời gian và không gian.

Đặc biệt học thuyết về Đạo đức nhân bản nhân quả là đạo đức của loài người để cho con người làm con người thật sự, để cho trên toàn hành tinh trái đất này có cuộc sống bình an. Học thuyết xây dựng đạo đức toàn cầu, không phải là tôn giáo hay theo giáo điều tôn giáo nào vì đây là cơ cấu đạo đức của con người, thích hợp với mọi người, mọi không gian địa phương, mọi thời gian, dù theo hay không theo tín ngưỡng tôn giáo nào.

Đây cũng là điều đã được Ngài Sakya Gotama nhấn mạnh.

Anh-chị-em chỉ chuyển dịch học thuyết tu luyện thân tâm của Trưởng Lão theo cách hiểu của anh-chị-em, cho nên có tự do trong việc chọn sách nào của Trưởng Lão nên chuyển dịch.  Anh-chị-em cũng không dạy pháp tu tập thân tâm cho nên chỉ xem xét trong sách chuyển dịch có điều này không, tức Trưởng lão dạy pháp tu thân tâm, và anh-chị-em khoan dịch sách này.

Đó là quyền tự do của người dịch, người làm công việc chuyển ngữ trong việc chọn sách để chuyển dịch. Chúng ta, anh-chị-em, chỉ muốn đưa ánh sáng chánh pháp từ Trưởng Lão Thông Lạc bay khắp muôn phương đến với sắc dân thông thạo Anh ngữ mà không thông thạo chữ Việt.

Chúng tôi ví dụ giả như có người đến thăm một người bạn trồng lan và được cho một giò lan quí. Khi người đó về đến nhà, biết rõ cây lan này rất quí và không có gì hại cho gia đình, người đó nghĩ nên chưng giò lan ở chỗ trang trọng nhất trong nhà, không phải ở patio, cũng không ở sleep-out. Vậy người đó có trở lại người trồng lan để xin phép người trồng lan cho người đó thực hiện ý của mình? Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn và thật là vô lí phải không?

Người trồng lan và giò lan tượng trưng cho tác giả và tác phẩm không giữ tác quyền. Người được cho giò lan này có toàn quyền làm theo ý mình trong việc chọn nơi chưng giò lan tại nhà mình, đâu cần phải được người trồng lan cho phép. Cũng tương tự như việc anh-chị-em thực hiện chuyển dịch qua ngôn ngữ khác, Anh-chị-em đâu cần có ph́ép của tác giả không giữ bản quyền, vì anh-chị-em chỉ làm lợi ích cho người không đọc được chữ Việt, đâu làm hại ai.

          4. - Đối tượng sách khi chuyển dịch

Đối tượng của sách do Trưởng Lão viết là chư vị phật tử tại gia và xuất gia, trong khung cảnh đất nước Việt Nam chịu ảnh hưởng Đại Thừa Phật Giáo truyền sang từ Trung Quốc.

Khi các sách này được chuyển dịch qua các ngôn ngữ khác và được phổ biến trên mạng internet thì không còn hạn cuộc trong một địa phương nhất định nào, do đó phải làm sao cho sách, cho tư tưởng trong sách thoát khỏi sự chật hẹp vừa nêu.

Có ý kiến cho rằng nh́óm tuyển bài dịch có trọn quyền làm cho bài dịch thích ứng điều kiện đòi hỏi, nghĩa là được phổ biến trên toàn cầu, tức có tính phổ thông toàn cầu. Vấn đề đặt ra là bài tuyển dịch không nên chỉ trích bất cứ pháp tu của ai. Những câu văn, những đoạn văn trong sách có tính gây bất bình nên được cắt bỏ hay sửa lại để làm mất tính địa phương hay sự chỉ trích mà những điều này chỉ cần thiết trong bối cảnh Việt Nam của một giai đoạn thời gian.

Ý kiến này biết rằng việc cắt bỏ hay sửa lại này là điểm có thể tạo nên tranh luận, nhưng cái cần thiết là làm sao cho học thuyết luyện tập thân tâm của Trưởng Lão được lan truyền khắp hành tinh. Cho nên điều này cần được thảo luận cẩn thận và rộng rãi. 

Cũng có ý kiến cho rằng anh-chị-em chúng ta chỉ là người chuyển dịch nên dù sách có như thế nào thì người chuyển dịch cũng không được quyền làm thay đổi nội dung, trừ khi tác giả, Trưởng Lão Thông Lạc, quyết định cho phép làm hay không cho phép làm những điều nào.

Có thể chỉ một số rất ít người biết Trưởng Lão đã cho phép cư sĩ Thanh Trí và thầy Thanh Quang tuỳ nghi thay đổi hay loại bỏ những đoạn văn, những từ ngữ có tính chỉ trích mạnh mẽ Đại Thừa để bộ sách Những Lời Gốc Phật Dạy được Nhà Xuất Bản Tôn Giáo cấp giấy phép cho in, và dĩ nhiên sách được phép in thì được công khai phổ biến cho phật tử người Việt. Nhưng quyền cắt bỏ là quyền quyết định của tác giả, của Trưởng Lão Thông Lạc là người đã viết sách.

Vấn đề lo lắng của nhiều người là từ ngữ. Những từ ngữ được Trưởng Lão dùng diễn tả tư tưởng của Ngài trong các sách thì chỉ có Ngài giải thích mới không sai, nhưng nếu nhất nhất Ngài phải giải thích từ ngữ, Ngài phải làm mọi việc thì thật là quá đáng; do đó, theo chúng tôi nghĩ, chỉ anh-chị- em dịch đọc bài hay sách dịch, hiểu rõ ý, tư tưởng trong sách, trong bài sẽ dịch. Chúng tôi xin nhấn mạnh: Những từ ngữ khó hiểu hay bị các học giả xưa nay giải thích sai lạc ý của kinh, lời của Phật, đều được Trưởng Lão Thông Lạc giải thích rõ ràng trong sách, anh-chị-em chỉ cần truy tìm các giải thích có sẳn này trong các sách của Trưởng Lão và dịch.

           5.- Chưa chứng Đạo

Một ý kiến có vẻ vững chắc thường được nêu lên để làm nhụt ý của người nóng lòng muốn phổ biến pháp Trưởng Lão là “Chưa chứng đạo không tránh được sai lầm”. Chúng tôi không cho người có ý kiến này hay người chấp nhận ý kiến này hoàn toàn đúng. Nếu khi đọc sách, chúng ta hiểu được tư tưởng, lập trường của tác giả được trình bày rất rõ ràng trong sách thì làm sao chúng ta không nói lại, không làm cho người khác cũng hiểu được cái chúng ta đã hiểu? Và làm sao chúng ta, những người có nhận thức bình thường, lại hiểu không đúng ý của tác giả? Không lẻ đọc sách mà không hiểu trong sách nói cái gì?

Còn nói rằng “Thầy không cho người chưa chứng đạo dạy đạo cho người khác”, thì lời này của Trưởng Lão, nếu có, hoàn toàn đúng. Nhưng người nghe lời dạy trên của Trưởng Lão Thông Lạc, đừng nhầm lẫn, nghĩa là cố tình hiểu sai ý của Trưởng Lão Thông Lạc, mà xin hãy phân biệt sự khác nhau trong vai trò người dạy đạo và người thuyềt đạo.

Người dạy đạo là người phải tự mình thấy, người phải tự mình biết do tự mình thấy. Do đó người này phải CHỨNG ĐẠO. 

Người thuyết đạo hay thuyết pháp của người đã chứng đạo chỉ nói lại đúng y lời của người chứng đạo đã nói cho mình nghe, đã giảng cho mình hiểu. Người thuyết pháp này có thể là người CHƯA CHỨNG ĐẠO, (ngày nay các nhà tu đã lạm dụng, dùng từ này trong nghĩa giảng và nói theo ý riêng gọi là thuyết pháp).

           6.- Phụng sự Tổ Quốc

Khi chúng ta nhận thức trong sách nào có trình bày một học thuyết hay, một tư tưởng mới, có tính khoa học, chưa có ai đề xướng hay trình bày rõ ràng, chúng ta chuyển dịch qua ngôn ngữ khác, làm cho người của ngôn ngữ được chuyển dịch biết đến, tìm hiểu, học hiểu học thuyết đó, tư tưởng đó, thì có phải chúng ta đã làm rạng danh tác giả, làm cho nhiều người biết đến tác giả, làm vinh dự cho dân tộc của tác giả, làm cho người khác biết tổ quốc đã sản sinh tác giả?

Anh-chị-em phụng sự Tổ Quốc Việt Nam khi anh-chị-em chuyển dịch học thuyết tập luyện thân tâm của Trưởng lão Thông Lạc, một người Việt đang sống trên quê hương Việt Nam, làm cho cả thế giới biết đến con người Việt Nam siêu việt đó, làm cho thế giới hiểu được học thuyết luyện tập thân tâm được thực chứng, được trình bày rõ ràng qua các sách của Trưởng Lão Thông Lạc, một con người siêu việt đã tự thân tu tập, đã tự thân chứng, đã tự thân thấy, đã tự thân biết thật sự giáo pháp của Sakya Gotama dạy không sai, và chính Trưởng Lão Thông Lạc cũng đã làm chủ sự sống chết của Ngài đúng như lời dạy, đúng như Phật Sakya Gotama ngày xưa đã tự thân tu chứng đạt thành sự làm chủ này.

Và khi chuyển dịch một học thuyết thì ta hoàn toàn tự quyết định, tự sắp xếp cách thức nào có khả năng cao nhất khiến cho người của ngôn ngữ khác chưa am hiểu có thể hiểu, người chưa biết có thể biết. Đó là trách nhiệm của người dịch. Cho nên người khiếp đảm và sợ hãi đ̉ủ thứ thì khó thể nào chủ động cái gì được.

Chúng ta đang sống trong thời đại mạng lưới thông tin toàn cầu bằng internet nhanh chóng và tiện lợi và nhờ những phương tiện tiến bộ này mà mọi người ngày càng dễ trở nên thông hiểu tư tưởng của nhau, khó bị hướng dẫn sai lạc nhờ có thông tin đa dạng của internet toàn cầu.

          7.- Thành quả?

Có hàng trăm người đã theo tu học dưới sự chỉ dạy của Trưởng Lão Thông Lạc trong Tu Viện Chơn Như. Họ là niềm hi vọng của tất cả ai cảm nhận cái hay đặc biệt của giáo pháp (học thuyết) do Trưởng Lão dựng lại từ những lời dạy của Phật Sakya Gotama được lưu giữ trong các kinh bộ Nikaya chữ Pali. Chắc chắn rồi thời gian tới sẽ có người được đào tạo thành những vị có tâm li dục li ác pháp hoàn toàn, thường trực an trú trong tâm bất động, vì theo tin cho biết có người sắp đủ duyên.

Không phải chỉ có hằng trăm người tự nguyện về tu học trong Tu viện Chơn như, trong khoảng thời gian trên ba mươi năm qua, những vị như Mật Hạnh, Diệu Quang, Minh Tông, Thiện Thuận, Chơn Tịnh, Thông Huyển Chân Quang,  Thông Vân, Tuệ Tỉnh, Phước Nhẫn, Chơn Thành, Chơn Niệm, Kim Tiên, Kim Quang, Tánh Niệm, Minh Thông, Minh Thống, Minh Trung, Minh phước, Minh Nhân, Minh Độ, Minh Điền, Minh Cảnh, Pháp Châu, Huệ Ân, Liễu Châu, Liễu Hương, Liễu Thiện, Nguyên Thanh, Nguyên Tánh, Tâm Hữu, Thanh Tâm, Nguyệt Cảo, Thiện Thảo, Thắng Hạnh, Thanh Quang, Từ Quang, Từ Đức, Từ Hạnh, Gia Lộc, Gia Hạnh, Nguyên Tánh, Giác Thường, Giác Thức, Phước Tồn, Thanh Trí, Nguyệt Quang, … và rất nhiều vị khác.  Những người chúng tôi nêu tên trên chỉ tiêu biểu trong vô số người đã một thời, hoặc trong áo người tại gia hoặc trong y người xuất gia, đã vào cổng Tu viện Chơn Như, mang nghiệp bản thân, quyết tâm số́ng đúng theo lời chỉ dạy của Trưởng Lão Thông Lạc để giải trừ nghiệp của mình, làm chủ sự sống chết bản thân, theo gương của Trưởng Lão là người đi trước đã làm được, theo gương hạnh của đức Phật Sakya Gotama ngày xưa đã làm được và Ngài đã dạy lại mọi khía cạnh của con đường tu tập này.

Nhưng những người có tên trên đã thành công? hay chưa? hay bỏ cuộc? Nay họ ở đâu? Họ đã đi được bước nào trên đường mà Trưởng Lão đã đi qua? Chắc chắn chưa có ai tâm li dục li ác pháp hoàn toàn để chứng nhập và trú bốn Thánh Định và làm chủ sự sống chết của bản thân, vì cho đến khi nhập Niết bàn, Trưởng Lão chưa xác nhận vị nào đến được mức này.

           8. - Thử truy tìm

Lý do mà ai cũng dễ thấy là sự thành công của Phật Sakya Gotama trong việc làm chủ sự sống chết đều có hoàn cảnh của từng Ngài.

Trưởng Lão Thông Lạc bỏ lại sau lưng sự nuông chìu sung túc của Chơn Không, ra khơi An Giang, một mình lên núi trên Hòn, từng hơi thở chiến đấu thắng cảm thọ, thực hành sống khổ hạnh, về lại Trảng Bàng gần mẹ đối diện kiết sử, hằng ngày ăn hạt cơm cay đắng của em gái để hoàn toàn xả ngã xả tâm, lập chí quyết tu chứng bằng máu và nước mắt, an trú tâm không còn đau khổ, để trả ơn Phật Sakya, để trả ơn Đạo, ơn đời… và Trưởng Lão Thông Lạc đã âm thầm chiến thắng.

Mọi chuyển biến, chúng ta coi là nhân quả hay duyên, chuyển xoay của hoàn cảnh. Đó là phước đức của cá nhân hay tập thể, không ai khẳng định nổi. Duy có một số điều chúng ta không thể không nghĩ, không suy nghiệm khi thấy sự thành công của Phật Sakya Gotama ngày xưa, và quá trình thành công của Trưởng Lão Thông Lạc ngày nay: các Ngài đều thể hiện sự quyết tâm cao độ chiến đấu với nội tâm, dũng cảm kiên cường chiến đấu với bản thân, nghị lực phi thường ngút ngàn mây không ngại khó ngại khổ, không nhụt chí làm chủ... và nhất là ý nguyện giúp người khác, giúp cho hậu thế biết rõ có thật con đường làm chủ sống chết. Có vậy mới vượt qua nghiệp chướng bản thân dưới hình thức cảm thọ hay ác pháp; có vậy mới làm chủ sự sống chết của mình.

Câu chuyện Quách Tỉnh học võ công từ bảy vị thầy Giang Nam chỉ tiến bộ sau khi tu tập thuần thục pháp tu nội công được Khưu Xứ Cơ dạy, trong pho truyện kiếm hiệp hư cấu Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung.

Phải chăng những vị bước chân vào cổng Tu viện Chơn Như dường như đã thiếu một pháp nội công cần thiết nào đó để thực hành pháp tu do Trưởng Lão dạy?

Như vậy, khi anh-chị-em làm cho phổ biến rộng rãi pháp thật sự tu chứng cụ thể của Trưởng Lão để̀ mọi người khắp trên hành tinh này cùng được biết, được hiểu điều Trưởng Lão dạy. Và có ai biết chắc rằng họ, những người không phải là người Việt, nhận thức cái hay, cái thật sự chỉ có đúng của giáo pháp do Trưởng Lão Thông Lạc dạy từ sự chứng đắc của Ngài, và họ, những người không phải là người Việt, sẽ vào cổng Tu Viện Chơn Như và khi ra khỏi cổng Tu Viện tự họ có bằng chứng xác nhận họ, những người không phải là người Việt, đã làm chủ sự sống chết của bản thân.

Anh-chị-em nghĩ sao qua thời gian dài trên ba mươi năm dành riêng cho người Việt? Bây giờ có phải là lúc Tu viện nên tiếp nhận người không phải là người Việt từ khắp mọi nơi. Và anh-chị-em dịch viên làm cho họ, những người không phải là người Việt, biết rằng ở Việt Nam đã có Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã thực sự thực hiện việc làm chủ chấm dứt luân hồi, để họ, những người không phải là người Việt, vào Tu viện xin dạy con đường?

Chúng ta, anh-chị-em, có ngại khó chăng? “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ng̣ại núi e sông”.

            9. - Các trang web

Chúng tôi nghĩ trang web www.nguyenthuychonnhu.net đang phổ biến giáo pháp học thuyết của Trưởng Lão, còn các trang web  www.chonlac.org, và  www.tuvienchonnhu.net không những phổ biến giáo pháp mà còn có những lời dạy của Trưởng Lão cho ai muốn tự tu thân tâm bằng cách nghe các “bài Pháp Âm” được Trưởng Lão trực tiếp dạy cho các tu sinh trong Tu Viện.

Giáo pháp là học thuyết (Doctrine (Latin: doctrina) is a codification of beliefs or a body of teachings or instructions, taught principles or positions. Wiki Encyclopedia), diễn giảng tư tưởng về một đường lối, một phương pháp tu luyện thân tâm cho người đọc, cho người tìm hiểu. Còn pháp tu được dạy trong  các “bài Pháp Âm” nhắm đạt mục đích của học thuyết đề ra. Chính các bài pháp âm là những lời dạy trực tiếp của Trưởng Lão, một người đã thực hành và thực chứng, cho người học trò thực hành để đạt mục đích của học thuyết đề ra. Chưa phải lúc cho chúng ta chuyển dịch ra các ngoại ngữ những bài pháp âm này.

         10. - Trích “Thư mời dịch sách” năm 2009, trong www.nguyenthuychonnhu.net

“Nhất là những phương pháp hướng dẫn thực hành các pháp môn Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ và Tứ Thánh Định cụ thể, rõ ràng đi từ cơ bản đến kết quả làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Những sách này là kinh nghiệm sống thực mà Thầy Thông Lạc đã thực chứng.”

Các anh-chị-em nên biết câu này do chính Trưởng Lão Thông Lạc tự tay thêm vào khi trang web www.nguyenthuychonnhu.net trình thư mời anh-chị-em dịch sách (2009) để xin phổ biến.

Sự việc này cho thấy Trưởng Lão chấp nhận cho phổ biến thư mời anh-chị-em dịch sách, nghĩa là Trưởng Lão cho phép trang web NTCN vận động anh-chị-em dịch sách của Ngài. Và theo ý của câu này, Trưởng Lão không những cho phép dịch các sách học thuyết mà cũng cho phép chuyển dịch những lời của Ngài trực tiếp dạy cách tu tập các pháp.

          11.- Sự việc trong quá khứ

Trang web www.nguyenthuychonnhu.net (web NTCN) đã xin phép Trưởng Lão Thông Lạc, được Trưởng Lão xem “Thư Mời Dịch Sách” và thêm đoạn chúng tôi trích dẫn trên vào trong thư trước khi chúng tôi cho phổ biến thư đó lên trang web NTCN, hồi năm phật lịch 2552 (2009).

Trong thời gian suốt hơn nửa năm, chúng tôi chỉ nhận được ba email, một người ở Mỹ và hai người ở Việt Nam. Chỉ người ở Mỹ dịch một phần chương đầu tập thứ nhất Đường Về Xứ Phật rồi ngưng vì bị bận việc, còn hai người ở Việt Nam chỉ tỏ ý muốn dịch chứ chưa bắt tay vào việc. Tất cả ba vị đều phái nữ.Trang web NTCN biết thời điểm chưa đến nên đưa thư mời dịch đó vào trang trong.

Năm 2011 đưa thư mời dịch đó trở lại trang chủ, với những chuẩn bị kỹ hơn. Năm 2009 và 2011, chúng tôi có ý định mời anh-chị-em dịch các sách của Trưởng Lão sang bất kỳ ngôn ngữ nào. Năm 2011, sau lần thứ hai đưa thư mời dịch trở lại, chúng tôi nhận được khá nhiều hưởng ứng, nhưng anh-chị-em chỉ chuyển dịch sang Anh ngữ.

Hôm nay (june, 2016), thư mời dịch sách đó được đưa trở lại trang chủ trang web NTCN, theo kinh nghiệm, chúng tôi chỉ mời gọi anh-chị-em dịch sách của Trưởng Lão sang ngôn ngữ Anh (English) thôi. Thư mời dịch sách này trang web NTCN có sửa một số điểm.

           12.- Suy nghĩ việc mới

Trong thời gian gần đây (trước khi Trưởng Lão tịch), có nhiều vị đích thân tới gặp Trưởng Lão hoặc viết thư xin Trưởng Lão cho họ dịch các sách của Trưởng Lão, nhưng đều bị Trưởng Lão từ chối, không cho phép người nào dịch. Vì sao?

Chúng ta hiểu rằng những vị đó rất nhiệt tâm và nhiệt tình muốn dịch sách của Trưởng Lão trong khả năng ngoại ngữ thông thạo có sẳn của các vị đó. Và chúng ta cũng được biết vào năm 2009, Trưởng Lão đã cho phép trang web NTCN phổ biến thư mời anh-chị-em dịch sách của Trườ̉ng Lão, trong khi không cho phép một cá nhân nào trong số những vị này dịch mà họ đã đích thân hay biên thư xin.

Theo lời của những người này thì Trưởng Lão chỉ nói “Các con hãy tu chứng xong, rồi căn cứ kinh nghiệm bản thân, dịch sách sẽ không sai, sẽ có lợi ích cho chúng sanh, không còn sai lầm như khi các con dịch trong khi chưa tu chứng”. Theo chúng tôi nghĩ, khi đã tu chứng thì vị này sẽ viết sách trong ngôn ngữ vị này thông thạo, chứ không nhất thiết phải dịch sách của Trưởng Lão, từ chữ Việt.

Hẳn các anh-chị-em nhận thấy rõ ràng thái độ của Trưởng Lão rất khác biệt vì Ngài đã cho phép trang web NTCN phổ biến thư mời anh-chị-em dịch sách của Trưởng Lão sau khi Ngài đã tự tay thêm vào câu đã trích ở trên, và không cho phép các cá nhân dịch sách cũng của Trưởng Lão?

Theo chúng tôi, sự khác biệt có thể như thế này:

Nếu cá nhân các vị này được Trưởng Lão cho phép dịch sách của Ngài thì tâm lí cá nhân sẽ phấn khởi trong niềm tự hào “Ta được Thầy cho dịch sách của Thầy”. Có thể họ cho rằng khi Vị Tu Viện Trưởng chính thứccho phép họ dịch thì chắc chắn các vị đệ tử của Trưởng Lão đều biết và người dịch sẽ được nể nang trong nhiều phương diện. Họ sẽ có nhiều danh vọng cá nhân. Tâm lí này chỉ nuôi lớn bản ngã không đúng đường lối diệt ngã của Phật giáo.

Tư tưởng “Thầy cho Ta” làm cho vị này ngày càng thấy mình quan trọng hơn người; cho rằng mình hiểu đúng ý của Trưởng Lão trong sách,và người đó lơ là việc trau dồi đức hạnh và công phu tu tập. Đó không phải là ý mong chờ của Trưởng Lão.

Dường như tư tưởng “Ta được dịch sách Thầy” có thể tạo ra tư tưởng tiêu cực khi biết có người khác cũng được Trưởng Lão cho phép dịch sách của Ngài.

Và đây là tâm lí chung của nhiều người: khi ai đó làm sự việc gì cho chùa hay tu viện đều muốn Vị Trụ trì biết rằng họ đã làm như thế là vì Vị Trụ Trì. Họ nghĩ các Vị này sẽ chứng minh công đức hay phước đức của họ bằng không thì họ không có đầy đủ công đức, hay phước đức. Nói chung là họ quên nguyên tắc của nghiệp thiện ác.

Chúng tôi không hiểu: sau khi bản dịch hoàn tất thì bằng cách nào các dịch giả sẽ làm cho bản dịch được người không đọc chữ Việt có thể đọc được bản dịch? Hay bằng cách nào làm cho sách đã được dịch đến tay người có ngôn ngữ chuyển dịch? Chúng tôi mong những dịch giả này hoan hỉ chia sẻ cho chúng tôi biết dự kiến rất hữu ích này.

Trong nhiều buổi giảng dạy của Trưởng Lão cho tu sinh tại Tu viện Chơn như, Trưởng Lão lúc nào cũng nhấn mạnh “Những gì Thầy dạy cho ai thì chỉ người đó thực hành tu tập. Những người khác không vì nghe như vậy mà tự thực hành là sai pháp, thực hành không đúng đặc tướng của mình.” Như vậy cái gì Trưởng Lão đã nói với ai thì chỉ cho người đó, không chung cho mọi người khác. Anh-chị-em nên ghi khắc lời dạy này của Trưởng Lão Thông Lạc. Và anh-chị-em thấy rõ ràng trang web NTCN được Trưởng Lão cho phép chuyển dịch mà các cá nhân thì không được phép.

          13.- Bắt tay dịch

Trang web www.nguyenthuychonnhu.net không phải là cá nhân mà chỉ là nơi gặp gở qua email, qua việc làm phi cá nhân của cá nhân. Chúng tôi sẽ điều hành việc dịch sách của Trưởng Lão Thông Lạc như sau:

Tất cả các bản dịch ngôn ngữ Anh nhận được, cũng đều được phổ biến lên trang web NTCN. Người đọc có thể đọc nhiều bản dịch, nếu có, trong ngôn ngữ Anh, của nhiều bài dịch được anh-chi-em tự chọn. Như vậy người đọc không bị hướng dẫn trong cái biết của duy nhất một bản dịch.

Phi cá nhân - vô ngã - không danh tiếng. Không có dấu hiệu cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, cho dù có tên hay bút hiệu của người dịch. Có nghĩa là trang web NTCN không đề cao cá nhân, không giới thiệu cá nhân, cho nên không ai biết bản dịch do người nào đã chuyển dịch. Mọi chi tiết liên quan cá nhân có tính cách quảng cáo cá nhân, chúng tôi sẽ không phổ biến lên mạng, dù được yêu cầu.

Mọi bản dịch của bất kỳ người nào cũng đều có giá trị giống nhau và đều được phổ biến lên trang web NTCN. Trang web NTCN sẽ phổ biến các bản dịch bất kỳ lúc nào nhận được, lên trang web NTCN.

Mọi người đều có thể tham dự dịch sách Trưởng Lão. Các anh-chị-em đọc và hiểu sách chữ Việt của Trưởng Lão Thông Lạc như thế nào thì dịch như đã hiểu. Lời văn của ngôn ngữ chuyển dịch hoàn toàn bình dị, dễ hiểu. Không nhất thiết dùng từ ngữ được xem là “chuẩn xác” trong kinh điển, không theo từ ngữ học giả hay từ ngữ chuyên môn của hệ phái nào. Anh-chị-em chỉ dịch như đã hiểu.

Anh-chị-em không có nghĩa vụ, không có trách nhiệm phải dịch từ đầu sách, hay dịch trọn bài được tuyển. Tùy hoàn cảnh riêng, tùy sự hoan hỉ thoải mái, rảnh thì dịch, bận việc thì ngưng. Tự nhiên như ý muốn.

Để tạo duyên cho mọi người cùng tham gia việc dịch, nếu anh-chị-em biết bạn của anh-chị-em có khả năng chuyển dịch từ chữ Việt sang Anh ngữ thì anh-chị-em có thể chuyển thư mời dịch của chúng tôi đến người bạn này, hay email cho chúng tôi biết email của bạn anh-chị-em để chúng tôi gởi email của chúng tôi mời người đó tham dự.

Nếu nhận được bản dịch có song ngữ đối chiếu, trang web NTCN sẽ trình bày trong dạng song ngữ đối chiếu, chữ Việt một bên và chữ Anh chuyển dịch bên kia. Chúng tôi tiếp nhận mọi phê bình xây dựng về các bản dịch được phổ biến lên trang web NTCN.

          14.- Tiến hành dịch

Anh-chị-em có tự do chọn cho mình bất kỳ sách nào của Trưởng Lão và dịch. Trang web NTCN phổ biến bài dịch đó lên trang web NTCN. Người dịch chỉ theo nghĩa trong sách của Trưởng Lão viết, chứ không cần dịch theo từ ngữ có sẳn trong các kinh sách của bất kỳ ai.

Trang web NTCN nhận các bản dịch ngôn ngữ Anh được gởi về và phổ biến các bản dịch này lên trang web NTCN

Trang web NTCN hết sức trông nhờ anh-chị-em suy nghĩ và đề ra phương cách nào làm sao để có thể huy động các anh-chị-em khác đang ở khắp nơi, trong nước cũng như ngoài nước, có khả năng Anh ngữ, cùng anh-chị-em dịch sách của Trưởng Lão Thông Lạc, cùng chung sức với anh-chị-em phát huy sáng kiến trong việc làm sao cho pháp của Trưởng Lão Thông Lạc được phổ thông và phổ biến cùng khắp cho mọi người thạo Anh ngữ mà không thông Việt ngữ.

Thí dụ:

1.- Gởi các bản dịch trong trang web NTCN đến các cá nhân có email mà anh-chị-em biết, nhất là các cá nhân tích cực hoạt động vì lợi ích cộng đồng, nếu việc này không làm bận rộn ai. Anh-chị-em làm như vậy trong tình bạn.

2.- Giới thiệu trang web NTCN đến những người mà anh-chị-em biết, khi anh-chị-em trực tiếp giao tiếp. Chỉ nói “Trang web NTCN có bài nói như vầy, như vầy... ở trong trang hay mục...” rồi tự người đó muốn biết thì truy cập. Làm như vậy sẽ không trực tiếp chống đối ai.

3.- In bản dịch trong trang web NTCN và gởi đến các cá nhân của ngôn ngữ đó mà anh-chị-em biết họ đang tìm pháp tu, hay anh-chị-em giới thiệu trang web NTCN cho họ. Làm như vậy trong tình giúp bạn.

Không nên phí công làm những việc này với những người đang tu theo bất kỳ pháp môn nào và họ không nói với anh-chị-em họ đang gặp phải chướng ngại nào.

          15.- Giải thích việc làm

Anh-chị-em hợp tác cùng trang web www.nguyenthuychonnhu.net (web NTCN) trong việc dịch sách của Trưởng Lão Thông Lạc.

Trang web NTCN hết sức mong các anh-chị-em, dù đang ở trong nước hay đang ở ngoài nước, nếu anh-chị-em biết Anh ngữ, hãy cùng chúng tôi đưa Chánh pháp Như Lai do Trưởng Lão Thông Lạc dựng lại và nền đạo đức nhân bản nhân quả đến với mọi cộng đồng của ngôn ngữ Anh.

Anh-chị-em gởi bản dịch về web NTCN bằng email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it., hay This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. bất kỳ khi nào, dù bao lâu bản dịch của anh-chị-em cũng vẫn có giá trị.

Trang web NTCN sẽ phổ biến mọi bản dịch nhận được lên trang web NTCN trong trang tựa ENGLISH TRANSLATIONS.

Xin anh-chị-em ghi nhận rõ rằng: anh-chị-em cùng trang web NTCN làm cho việc dựng lại Chánh Pháp Phật Sakya Gotama và nền Đạo Đức Nhân Bản Nhân Quả của Trưởng Lão Thông Lạc đến với mọi người đọc chữ Anh mà không đọc được chữ Việt. Do vậy, xin Anh-chị-em thoải máỉ gởi các thắc mắc của anh-chị-em về tất cả các vấn đề liên quan việc dịch sách này cho web NTCN.

kính,
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

June, 2016.