• khatthuc1
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa2
  • daytusi
  • toduongtuyetson
  • amthat1
  • lailamtoduong1
  • vandao2
  • ttl1
  • quetsan
  • tranhducphat
  • tinhtoa1
  • thanhanhniem3
  • vandaptusinh
  • amthat3
  • tamthuphattu
  • benthayhocdao
  • ttl3
  • amthat2
  • huongdantusinh
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem2
  • ThayTL
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
JGLOBAL_PRINT

1.- THẤT NIỆM; 2.- TÂM THỨC; 3.- NHÂN QUẢ CÓ TRÙNG HỢP KHÔNG; 4.- NHIẾP TÂM KHÔNG VỌNG TƯỞNG

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP, tập 8, TG.2011, tr.178-179; tr.259-261; tr.277-280; tr.309-311)
link sách: ĐVXP, tập 8

1.- THẤT NIỆM

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong thời tu tập, con còn bị thất niệm nhiều, vậy con phải tu như thế nào? Và cách thức nhiếp tâm như thế nào, để vọng tưởng không xen vào được? Và muốn kéo thời gian dài không có vọng tưởng ra từ một giờ, đến hai ba giờ, con phải tu tập như thế nào? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Ðáp: Con nên tu tập làm chủ trong thời khóa tu tập mà thôi, đừng để thất niệm trong giờ tu, còn ngoài giờ tu, con hãy trả tâm con về trạng thái bình thường của nó đừng bắt ép nó nhiều quá, mất tự nhiên.

Trong thời khóa tu tập mà còn thất niệm, như vậy do con tu không đúng cách, theo các điều kiện như sau:

1- Tu tập quá sức của mình.

2- Ham tu nhiều, mà tu không đúng cách, ví dụ: Người mới tu nên đi kinh hành nhiều mà lại ngồi nhiều thì không đúng.

3- Lười biếng không đi kinh hành.

4- Chưa tập luyện ổn định hơi thở bình thường.

5- Chưa tập hơi thở gom tâm.

6- Thay vì tu 5 hơi thở lại tu 10 hơi thở.

7- Không phòng hộ sáu căn, thường để tâm phóng dật.

8- Sống không đúng giới luật của Phật.

9- Không sống độc cư trọn vẹn, còn thích vui.

10- Nên trực tiếp với thiện hữu tri thức hướng dẫn.

Mười điều trên đây cần phải lưu ý trong khi tu tập Ðịnh Niệm Hơi Thở, Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác là phải hết sức nhiệt tâm, nếu thiếu nhiệt tâm thì tu tập vẫn bị thất niệm. Bị thất niệm, tức là thiếu nhiệt tâm và tu tập quá sức của mình.

2.- TÂM THỨC

Hỏi: Kính thưa Thầy! Khi xác thân hoại diệt thì tâm thức thường hằng bất biến hay đã hoại diệt hoàn toàn theo thân xác của nó?

Ðáp: Ðức Phật đã dạy: “Nếu còn một chút xíu thức như đất trong móng tay Ta thì con người trong thế gian này không thể thoát khổ và Ðạo Ta cũng không xuất hiện ra đời”.

Ðây là lời dạy chân thật, nếu còn một chút xíu thức tức là còn một vật thường hằng, mà đã còn một vật thường hằng thì con người không thể thoát khổ. Do quán xét thấu suốt lý các pháp duyên hợp, nên đức Phật xác định, không có một vật gì thường hằng bất biến, dù là vật có hình sắc hay vô hình trong thế gian này. Và vì vậy, đạo Phật không chấp nhận thế giới siêu hình, thế giới siêu hình chỉ là một thế giới tưởng của con người còn sống, nhưng đến khi chết thì thế giới này cũng tan biến theo mây khói mà thôi.

Kinh sách phát triển xây dựng thế giới siêu hình có một vật vĩnh hằng (Chơn Tâm, Phật Tánh, Bản Lai Diện Mục, v.v... ) là giáo phái xây dựng thế giới ảo tưởng. Hiện giờ, khoa học cũng đã xác định mọi vật đều do nhiều nguyên tố kết hợp lại, chứ không có một vật gì độc lập riêng rẽ, cho nên thế giới thường hằng không có thật, đó chỉ là sự lừa đảo, lường gạt đối với những người còn lạc hậu, chưa có kiến thức về khoa học, những người đang tu theo Phật giáo phát triển và Thiền Ðông Ðộ mà thôi.

Ngày nào khoa học tiến triển sâu xa hơn và trình độ kiến thức của con người được nâng cao sự hiểu biết thì ngày đó tất cả các giáo phái trên hành tinh này đã, đang và sẽ xây dựng thế giới siêu hình thường hằng, bất biến thì sẽ bị loại trừ ra khỏi đời sống của loài người. Chỉ vì hiện giờ khoa học chưa đủ sức chứng minh thế giới vĩnh hằng có hay là không, vì do tưởng uẩn tạo nhiều trò ảo thuật (siêu hình) khiến cho khoa học không thể chứng minh được, đành bó tay, nhưng đối với những người tu theo Phật giáo Nguyên Thủy không rơi vào thiền tưởng và những người đã nhập được Sơ Thiền đến Tứ Thiền và Tam Minh thì không thể lừa đảo họ được, vì chính bản thân họ đã thấy được thế giới siêu hình đó từ đâu sanh ra.

3.- NHÂN QUẢ CÓ TRÙNG HỢP KHÔNG

Hỏi: Kính thưa Thầy cho con được hỏi: “Trong cuộc sống có những sự trùng hợp khó tin và không thể giải thích được, khi đó một cách tự nhiên người ta bắt đầu nghĩ đến khía cạnh NHÂN QUẢ hay bí ẩn của số phận. Liệu có thể giải thích những chuyện trùng hợp kỳ lạ của nhân quả hay đây là trò chơi của sự ngẫu nhiên và khoa học có những lý thuyết về những vấn đề này? Thưa Thầy, có phải hai người này từ một nhân sinh ra hay không?

Ðáp: Muốn trả lời câu hỏi này xin quý vị hãy đọc lại câu chuyện đã xảy ra ở thánh phố Monza: “Ngày 28/7/1900, Vua Italy Umberto I ăn tối trong nhà hàng ở thành phố Monza. Người ta được biết chủ của nhà hàng này cũng có tên Umberto, sinh ra cùng ngày với nhà vua, trong cùng một thành phố, vợ của họ có cùng một tên, đám cưới cũng diễn ra trong cùng một ngày, còn nhà hàng khai trương đúng vào ngày nhà vua lên ngai vàng.

Nhà vua và người dân thường này rất vui vẻ nhân cuộc gặp gỡ kỳ lạ này và thống nhất sang ngày hôm sau sẽ đến sân vận động. Nhưng đến buổi sáng, chủ nhà hàng Umberto đột ngột qua đời, nhà vua tỏ lòng tiếc thương và chỉ vài giờ sau ông bị một kẻ vô chánh phủ bắn chết. Số phận của họ chỉ không giống nhau ở điểm hai người chết ở những nơi khác nhau”.

Sau khi đọc xong câu chuyện này quý vị thấy đây là một sự trùng hợp kỳ lạ mà trên đời này cũng rất hiếm thấy, nhưng đó là một sự thật phải có. Có ở đây không phải là một sự ngẫu nhiên mà có ở đây là một sự tương ưng theo qui luật nhân quả.

Câu chuyện này chỉ đứng trong nhân quả mới có thể giải thích được. Khoa học dù có nghiên cứu đến đâu cũng không thể nào giải thích được.

Theo luật nhân quả thì hai người này từ một nhân sinh ra nhưng hai người có sự sai khác trong phước báo hữu lậu. Một người có phước báo hữu lậu làm vua nên tiền bạc giàu có, uy quyền đầy đủ, có nhiều kẻ hầu người hạ và binh lính. Còn một người có phước báo hữu lậu nhưng chỉ làm ông chủ nhà hàng giàu sang, nhưng không có uy quyền, không có lính hầu người hạ như nhà vua. Do phước báo hữu lậu có sai khác nên ông chủ nhà hàng chết không cùng giờ và chết được an ổn, trong êm ái hơn, còn nhà vua bị bắn chết, chết trong hỗn loạn, trong thương đau ghê rợn, máu đổ thịt rơi.

Xét qua nhân quả phước báo hữu lậu của hai người mà chúng ta xác định đây là một nhân sinh ra một quả hai người. Ðó là nhân TÂM NGUYỆN và SỞ THÍCH bố thí giúp đỡ người nghèo bất hạnh của hai người trong tiền kiếp giống nhau như hai giọt nước cho nên mới có sự trùng hợp như vậy, nhưng lại có sự sai khác nhau trong giờ khắc chết. Chết trong an ổn và chết không an ổn. Ðó là khi tiếp xúc bố thí với mọi người thì người này trực tiếp mang vật phẩm tặng tận tay cho người nghèo; còn người kia thì sai người khác trao tặng. Chỉ có những hành động sai khác ấy mà nhân quả cũng không giống nhau trọn vẹn.

Mọi vật lớn nhỏ trong vũ trụ bao la đều theo qui luật nhân quả không một vật nào thoát ra khỏi qui luật này chỉ trừ những người tu theo Phật giáo chứng đạt chân lí thì mới thoát ra khỏi qui luật này.

Ðây không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một sự tương ưng theo qui luật của nhân quả, cho nên không có lý giải theo khoa học được. Muốn hiểu vấn đề trùng hợp này thì chỉ có ở trên góc độ nhân quả trả lời và giải thích những sự việc này mới rõ ràng và cụ thể.

4.- NHIẾP TÂM KHÔNG VỌNG TƯỞNG

Hỏi: Hiện nay con đang có một vướng mắc trong tu tập. Ðấy là những lúc con ngồi thiền và cảm thấy an lạc, nhưng nhiều lúc lại có vọng tưởng nổi lên trong đầu và không thấy an lạc nữa. Con không biết làm cách nào để dẹp bỏ những vọng tưởng đó. Mong các Thầy và các đạo hữu chỉ dạy. Con xin cám ơn!

Ðáp: Khi ngồi thiền vắng vọng tưởng con có cảm nhận sự an lạc, đó là con đã rơi vào thiền tưởng. Sự an lạc ấy gọi là xúc tưởng hỷ lạc.

Còn khi nào ngồi thiền có vọng tưởng thì an lạc không có. Như vậy con đã tu tập thiền định gì mà không nhiếp và an trú tâm được?

Muốn nhiếp được tâm và an trú thì giới luật phải sống nghiêm chỉnh và còn phải tu tập Ðịnh Vô lậu, nhờ có sống đúng giới luật và tu tập Ðịnh Vô Lậu thì tâm con sẽ ly dục ly ác pháp, nhờ có ly dục ly ác pháp thì vọng tưởng sẽ không còn.

Tu tập đúng pháp khi ngồi thiền thì nhiếp tâm và an trú tâm một cách dễ dàng, chứ không phải tu tập như con lúc không niệm khởi, lúc có niệm khởi mà không biết làm sao?

Một người tu tập thiền của Phật giáo khi nào có Ðịnh Như Ý Túc thì mới nhập được các thiền định còn chưa có Ðịnh Như Ý Túc thì nói tu tập thiền định là nói đến định tưởng. Ðịnh tưởng là một loại thiền định của ngoại đạo nên không có phương pháp dẫn tâm nhập định mà chỉ ức chế tâm cho hết vọng tưởng bằng những phương pháp tập trung tâm như sổ tức, tùy tức, niệm Phật, tham công án, tham thoại đầu, phòng xẹp Minh Sát Tuệ, v.v...  Tu tập những pháp này bị căng mặt, nhức đầu, bị rối loạn thân kinh, tẩu hỏa nhập ma, con người tâm ý ngơ ngơ ngác ngác không còn bình thường, luôn sống đặc dị, điên thì chưa điên mà tỉnh thì không tỉnh.

Khi tu tập thiền định thì các con nên chọn một vị Thầy giới luật sống nghiêm túc và đã nhập các Thánh định, thực hiện Tam Minh xong, còn những Thầy giới luật sống chưa nghiêm túc và đã chưa nhập các Thánh định, chưa thực hiện Tam Minh xong mà tu thiền định với họ thì rất nguy hiểm đến sinh mạng của các con. Cần phải lưu ý và cảnh giác.