• daytusi
  • lailamtoduong1
  • amthat1
  • thanhanhniem1
  • vandao2
  • tamthuphattu
  • benthayhocdao
  • tinhtoa2
  • phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem2
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem3
  • toduongtuyetson
  • amthat3
  • lopbatchanhdao
  • ThayTL
  • amthat2
  • quetsan
  • tranhducphat
  • khatthuc1
  • ttl1
  • ttl3
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa1
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
JGLOBAL_PRINT

SÁU SỰ HÒA HỢP

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Thanh Quy Tu Viện Chơn Như, TG. 2010, tr. 31-54)
Link sách: Thanh Quy Tu Viện Chơn Như

TÓM LƯỢT

Trong một tập thể nào cũng có đặt ra một nội qui. Nội qui là những phương pháp đểg giúp cho mọi người trong một tập thể đó, để cùng sống chung nhau mà không xảy ra những sự bất hòa.

Cho nên có nội qui thì cuộc sống rất hòa hợp. Muốn sống được hòa hợp trong một tập thể đông người thì tu sĩ và cư sĩ phải luôn luôn sống đúng nội qui với tinh thần LỤC HÒA mà ngày xưa đức Phật đã từng dạy chúng tỳ kheo (1250 vị). Nhờ đó chúng tỳ kheo trong thời đức Phật sống rất hòa hợp như sữa với nước. Vậy sáu sự hòa hợp là gì?

LỤC HÒA là sáu điều hòa hợp mà mọi người cần phải thông suốt để sống với nhau trong sự đoàn kết hòa hợp. Lục hòa gồm có:

Thứ nhất: THÂN HÒA ÐỒNG TRỤ có nghĩa là thân luôn luôn sống chung với mọi người bằng cách hòa đồng từ cách thức ăn uống ngồi nằm đều phải giống như nhau. Không có kẻ ăn ngon người ăn dỡ; không có kẻ ăn món này người ăn món khác, v.v…

Còn mặc thì những áo quần đều phải mặc giống nhau, không có kẻ mặc kiểu này người mặc kiểu khác, không có người mặc vải tốt người mặc vải xấu hoặc người này mặc hàng lục, người kia mặc vải thô, v.v…

Cho nên, trong một tập thể phải ăn mặc như nhau, nhất là người Việt Nam phải ăn mặc y áo của tu sĩ Việt Nam không nên chịu ảnh hưởng ăn mặc y áo theo kiểu Phật giáo của các nước khác.

Y áo dài của tu sĩ Phật Giáo Việt Nam là phải theo y áo dài của người Việt Nam. Người Việt Nam có chiếc áo dài rất tuyệt vời, tay áo dài không rộng như tay áo dài của người Trung Quốc.

Chiếc áo dài của Việt Nam chỉ cần thêm vào cổ áo một tràng dài theo các tà áo thì nó trở thành áo dài của tu sĩ.

Còn y áo ngắn của tu sĩ Phật Giáo Việt Nam là chiếc áo bà ba thêm vào một vạt miểng nhỏ kế bên, thì nó trở thành chiếc áo ngắn của tu sĩ Việt Nam, nhưng nó không làm mất kiểu dáng chiếc áo bà ba Việt Nam.

Thứ hai: KHẨU HÒA VÔ TRANH có nghĩa là không tranh cãi với bất cứ một người nào cả luôn luôn nói lời êm dịu, ôn hòa nhã nhặn, v.v... Vì thế người xưa dạy: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Bởi lời nói rất quan trọng cần nên phải dè dặt từng lời, từng tiếng nói. Nhất là không được la lối lớn tiếng, không được chửi mắng một người nào cả và nhất là không được chửi thề.

Thứ ba: Ý HÒA ÐỒNG DUYỆT có nghĩa mọi ý kiến phải biết tùy thuận với nhau, phải biết trân trọng ý kiến của người khác để cuộc sống mới có sự an vui và yên ổn.

Thứ tư: GIỚI HÒA ÐỒNG TU có nghĩa là phải biết lấy đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và tất cả chúng sinh mà hòa hợp sống với nhau.

Thứ năm: KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢI có nghĩa là có những ý kiến hay kiến giải nào trong sự tu tập có kết quả tốt, hay thì nên đem ra cùng nhau học tập.

Thứ sáu: LỢI HÒA ÐỒNG QUÂN có nghĩa là mình được những lợi lộc gì đều đem ra chia đều cho nhau để cùng sống. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Vì thế một bát cơm chia ra làm năm làm bảy để cùng nhau sống. Nói đến cuộc sống của con người trên thế gian này mà biết áp dụng sáu sự hòa hợp thì cuộc sống thật là hạnh phúc biết bao.

SÁU SỰ HÒA HỢP

1.- THÂN HÒA ĐỒNG TRỤ

Trong mỗi hành động hòa hợp chúng ta cần phải thông suốt, nhờ có thông suốt những điều sống hòa hợp chúng ta mới sống với nhau dễ dàng. Trong Phật giáo lấy thân làm sự hòa hợp thứ nhất. Vậy thân sống hòa hợp như thế nào? Muốn biết thân sống hòa hợp như thế nào thì chúng ta phải theo những lời của đức Phật dạy: “THÂN HÒA ÐỒNG TRỤ”. Vậy thân hòa đồng trụ nghĩa như thế nào?

THÂN HÒA ÐỒNG TRỤ: nghĩa là thân phải ăn, mặc, ở, lao tác và làm tất cả mọi công việc cũng như tu tập đều phải giống như nhau, đều phải làm việc chung với mọi người, đều chia sự cực nhọc khó khăn gian khổ với nhau; đều cùng hưởng sự an vui với nhau.

- ĂN MẶC: Ăn mặc trong tu viện cư sĩ phải ăn mặc giống cư sĩ, tu sĩ ăn mặc giống tu sĩ, không được nay mặc y phục này mai mặc y phục khác, nhất là ở trong thất không được mặc quần đùi, áo thun ngắn tay hay dài tay như người thế tục. Ở trong thất cũng phải ăn mặc gọn gàng nghiêm trang, khi tu tập ngồi hay đi, đứng, nằm cũng như khi ăn cơm đều phải vắt y hay mặc chiếc áo tràng. Trong giờ ăn, giờ tu tập không nên ăn mặc bộ đồ ngắn trông mất vẻ nghiêm trang thiếu sự cung kính trân trọng.

Những tu sĩ và cư sĩ là khách vãng lai thì ăn mặc như thế nào cũng được, vì họ đến thăm tu viện rồi họ đi. Vì thế, tất cả những người tu sĩ và cư sĩ ở trong tu viện Chơn Như đều phải sống hoà đồng với nhau như ăn mặc phải giống nhau, không có kẻ mặc hàng lụa, người mặc vải thô; không có người mặc kiểu này, kẻ mặc kiểu khác, phảiăn mặc giống như nhau, không có người y áo này, kẻ mặc y áo khác, phải đồng phục như nhau và cùng một màu sắc. Ăn mặc y áo phải chỉnh tề, ngay ngắn, nghiêm trang, gọn gàng, chứ không được xốc xếch, lệch xệch, y áo vạt y áo phải ngang bằng, không nên mặc y áo vạt cao, vạt thấp, v.v..

- ĂN UỐNG: Thức ăn, nước uống cũng vậy phải bình đẳng như nhau, không có kẻ ăn ngon, người ăn dở, kẻ ăn nhiều, người ăn ít. Khi đi khất thực đã nhận xong thực phẩm thì không nên nhận thêm bất cứ thực phẩm gì của người khác cúng dường. Không nên hái rau hoặc ớt hoặc tiêu để ăn thêm, đó là ăn hơn người khác. Như vậy không phải thân hòa đồng trụ. Người tu sĩ Phật giáo vì việc sinh tử là việc lớn, chứ đâu vì phải cái ăn uống. Ăn uống là một việc nhỏ thường tình, phàm phu ai cũng làm được.

- CHỔ Ở: Chỗ ở cũng giống như nhau, mỗi người ở một thất riêng biệt, sống độc cư chứ không sống chung chạ với ai cả. Không phải sống một mình một nhà rồi mặc tình sống ra sao tùy thích. Bởi sống phải hòa hợp với chúng tăng thì phải sống gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, vệ sinh, cửa nẻo phải mở rộng khoảng khoát, không nên đóng kín, không dùng giấy dán kín mít, không nên dùng bao bì che trước, che sau. Nếu sợ mưa tạt, nắng dọi vào thì nên dùng một miếng tăng cuốn lên gọn gàng như tấm sáo, khi mưa hay nắng thì hạ xuống. Nhờ đó căn nhà ở không có lụp xụp trông rất quang minh chánh đại.

Ở đây, người tu hành không có làm điều gì gian dối mà sợ mọi người nhìn ngó nên luôn dán giấy trước sau cửa sổ đóng kín mít rồi cửa cái treo màn giăng tụi, trông cái nhà ở không giống những nhà ai cả, nó như một túp lều của bác nông dân dùng để giữ lúa, chăn bò, v.v…

Nhà ở phải ra nhà ở, nhà ở phải phong quang sáng sủa, nhà ở đừng biến nó thành ổ chuột. Nhất là người tu sĩ Phật giáo đời sống chỉ có ba y một bát, đâu có đồ đạc gì, thế mà trong thất bề bộn bao bì túi xách quá nhiều, sống như vậy thì không đúng là tu sĩ Phật giáo.

Cho nên, nhà ở phải vén khéo trông có ngăn nắp sạch sẽ nếu trong tăng đoàn mọi người ăn ở cũng đều có ngăn nắp sạch sẽ như nhau thì tăng đoàn đó có tổ chức hẳn hoi. Và như vậy mới gọi là THÂN HÒA ÐỒNG TRỤ.

Các con đừng nghĩ rằng ai cũng có quyền tự do sống, muốn sống như thế nào là quyền sống của mình không ai có quyền bắt buộc ai phải theo một nếp sống nào cả.

Ðúng vậy, ai cũng có quyền sống tự do, nhưng đạo đức nhân bản – nhân quả không cho phép quý vị là con người phải sống và làm đúng con người, chứ không thể sống như con thú vật. Con thú vật sống không có đạo đức nên sống không vệ sinh, không trật tự, không ngăn nắp.

Cho nên con người sống vô đạo đức thì chẳng khác nào như con thú vật. Vào thấy chỗ ở là biết ngay người có đạo đức hay là vô đạo đức đều thấy rất rõ. Người có đạo đức thì ăn ở đều giữ gìn vệ sinh, nhà cửa đều có ngăn nắp, gọn gàng, quang đãng, sáng sủa chứ không có che đậy lụp xụp như ổ chuột. Quý tu sinh nên lưu ý điều này “THÂN HÒA ÐỒNG TRỤ”.

2.- KHẨU HÒA VÔ TRANH

Người biết sống trong tinh thần “LỤC HÒA” thì luôn luôn phải giữ gìn khẩu nghiệp.

Trong ba nghiệp: Thân, khẩu, ý mà khẩu nghiệp là nặng nhất, cho nên khi nói ra phải là lựa lời nói không nên phát ngôn bừa bãi, không nên nói lời to tiếng, không nên nói lời thô lỗ, tục tỉu; không nên nói lời tranh cãi hơn thua, không nên mắng chửi người khác, không nên nói xấu người khác khi người ấy vắng mặt, không nên nói lời thêu dệt, không nên nói dối trá, không nên nói lời gây chia rẽ, lúc nào cũng phải dùng lời nói ôn hòa, nhã nhặn, êm ái, ngọt ngào, v.v…

Những người tu sĩ và cư sĩ ở trong tu viện Chơn Như cần phải tránh tranh luận hơn thua; cần phải tránh nói chuyện, phải sống một mình là an ổn nhất, vì nói chuyện sẽ trở thành những người nhiều chuyện; vì nói chuyện sẽ sinh ra nhiều điều thương ghét bất lợi. Nói chuyện càng ít càng tốt.

Nếu cần nói thì phải dùng lời lẽ ôn tồn, nhã nhặn, lễ độ thưa hỏi, còn không thì thôi. Có sống như vậy mới KHẨU HÒA VÔ TRANH. Bởi vậy KHẨU HÒA VÔ TRANH là một nếp sống trong sáu phép hòa hợp, nhờ đó mà trong Tăng đoàn sẽ sống được bình an, vô sự; nhờ đó mà Tăng đoàn mọi người cùng sống chung nhau như nước với sữa; nhờ đó Tăng đoàn mọi người mới sống đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

Mỗi người ai cũng có miệng lưỡi, nhưng miệng lưỡi dùng để ăn và nói chuyện. Cho nên nói chuyện như thế nào để đem lại sự hòa hợp cho nhau, nói chuyện như thế nào để mọi người được vui lòng.

Khó lắm quý vị ạ! Lời qua tiếng lại là một điều mà chúng ta cần phải tránh để giữ gìn KHẨU HÒA VÔ TRANH.

Muốn KHẨU HÒA VÔ TRANH thì chúng ta nên sống ÐỘC CƯ. Sống ÐỘC CƯ rất có lợi lớn cho mình, vì chúng ta tự xem xét lại từng tâm niệm của mình, nhờ đó mà miệng chúng ta không bao giờ tranh cãi với ai cả.

Người xưa nói: “Họa tùng khẩu xuất” lời dạy này không sai. Trước khi có đánh nhau hay có chiến tranh thì người ta đã chửi mắng nhau, đã tạo ra kẻ thù địch đều bằng miệng lưỡi. Khi đã trở thành kẻ thù địch rồi mới có thể tàn sát lẫn nhau.

Quý vị có thấy miệng lưỡi rất nguy hiểm không? Những nhà du thuyết luôn luôn dùng miệng lưỡi để thắng giặc. Trước khi có chiến tranh thì chúng ta đôi bên đều mở các cuộc hội nghị thương thuyết. Nếu thành công trên bàn hội nghị thì chiến tranh không bùng nổ, còn ngược lại các cuộc hội nghị đều bị bế tắc không giải quyết hòa bình được thì mới có chiến tranh xảy ra.

Cho nên KHẨU HÒA VÔ TRANH là một điều cần thiết, vì lời nói hòa hợp sẽ đem lại sự thanh bình cho nhau hai nước và cho cảcác nước trên thế giới.

3.- Ý HÒA ÐỒNG DUYỆT

Mỗi người đều có những ý kiến riêng tư, nhưng đó là do tri kiến hiểu biết và sự tiếp thu những kiến thức học hỏi của nhiều nguồn tư tưởng từ Ðông sang Tây, do từ những nguồn tư tưởng Ðông Tây phong tục tập quán đã truyền thừa nhiều thế hệ, nên ăn sâu vào tâm trí con người.

Do những kiến thức tích tập và kết hợp như vậy nên trước khi có một ý kiến gì đều phải suy tư chín chắn rồi mới nêu ý kiến của mình ra để mọi người cùng nhau tham khảo và duyệt lại. Khi mọi người đều duyệt lại ý kiến đó có lợi ích thì mọi người đều chấp nhận những ý kiến của mình, khi chấp nhận thì mọi người mới đem ra áp dụng và thi hành trong tập thể Tăng đoàn. Ý kiến được mọi người duyệt lại và chấp nhận để cùng nhau chung sống trong ý kiến đó thì mới gọi là “Ý HÒA ÐỒNG DUYỆT”.

Muốn được Ý HÒA ÐỒNG DUYỆT thì người tu sĩ cũng như người cư sĩ phải giữ ý tứ và mỗi khi nêu lên ý kiến nào của mình để mọi người cùng nhau duyệt và bàn bạc cẩn thận trước khi áp dụng vào cuộc sống tập thể. Quý vị đừng nghĩ và cố chấp rằng mọi ý kiến của mình đều đúng hết. Không đâu quý vị ạ, chỉ khi nào ý kiến đó được tập thể duyệt lại, nếu tất cả đều đồng ý kiến đó đúng thì chúng ta mới áp dụng vào sự sống chung nhau.

Cho nên trong pháp môn LỤC HÒA dạy chúng ta muốn sống hòa hợp thì mỗi ý kiến đều phải được duyệt trước khi áp dụng trong đời sống tập thể.

4.- GIỚI HÒA ÐỒNG TU

Giới luật của Phật rất nhiều: 5 giới nhân bản của người cư sĩ; 10 giới cần tu tập của người mới bắt đầu xuất gia; 250 giới cụ túc vừa đủ oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ tỳ kheo tăng và 348 giới cụ túc vừa đủ oai nghi chánh hạnh của người tu sĩ tỳ kheo ni.

Người đệ tử của Phật phải căn cứ vào giới luật để cùng nhau tu tập. Người nào cũng sống đúng giới hạnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong giới luật thì mới được gọi là GIỚI HÒA ÐỒNG TU. Có nghĩa là mọi người chỉ cần lấy giới luật mà sống thì sẽ có sự hòa hợp với nhau.

Trong hiện tại tất cả mọi người đang tu tập trong tu viện Chơn Như không phân biệt cư sĩ hay tu sĩ đều phải giữ gìn 10 giới cơ bản để có một cuộc sống hòa đồng với nhau. Nhờ có cuộc sống nghiêm chỉnh GIỚI HÒA ÐỒNG TU làm căn bản cho sự tu tập xả tâm ly dục ly ác pháp thì sự tu tập mới dễ dàng và kết quả mới thấy rõ ràng.

Bởi vậy, tất cả mọi người về tu viện Chơn Như đều phải lấy 10 giới làm sự sống của mình, vì vậy mới được gọi là GIỚI HÒA ÐỒNG TU. GIỚI HÒA ÐỒNG TU là cội gốc để thực hiện một đời sống cao thượng không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

Vì biết hòa đồng nhau mà sống bằng giới luật của Phật thì không có một cuộc sống hòa đồng nào hơn. Biết rõ như vậy chúng ta hãy cố gắng sống đúng giới luật đừng bao giờ vi phạm. Bởi giới luật là một thiện pháp nó sẽ giúp quý vị một đời sống phạm hạnh trong sự an vui, hạnh phúc mà không có một tôn giáo nào có như Phật giáo.

Vi phạm pháp luật của nhà nước thì tòa án bắt những người vi phạm đó phạt tiền hoặc bỏ tù, giam cầm hoặc kêu án.

Còn giới luật Phật quý phật tử có vi phạm thì không có ai bắt quý vị tù tội hoặc phạt tiền bạc, v.v... Nhưng tòa án lương tâm của quý vị sẽ cho quý vị biết rằng cuộc đời tu hành của quý vị sẽ hoài công vô ích. Giới luật Phật mà còn vi phạm thì quý vị tu tập pháp môn nào, dù quý vị có tu tập cũng chẳng ích lợi gì.

Vì thế, không ai bắt buộc quý vị giữ gìn giới luật Phật mà chính cuộc đời quá đau khổ, khi mà quý vị muốn thoát ra khỏi mọi sự khổ đau đó thì quý vị phải tự giác mà giữ gìn.

Nhưng quý vị lấy giới luật làm sự sống để hòa hợp với mọi người, đó chính là quý vị đã tu tập để được giải thoát thì sự tu tập đó thật là tuyệt vời.

5.- KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢI

Mỗi người đều có sự hiểu biết sai khác nhau, do sự hiểu biết sai khác nên thường hay chống trái nhau, thường ai cũng cho sự hiểu biết của mình là đúng và những sự hiểu biết của người khác là sai. Do sự hiểu biết bất đồng như vậy, nên trong sáu sự HÒA HỢP của Phật đã dạy: “KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢI”.

Như chúng ta ai cũng biết: Mọi sự hiểu biết của mọi người đều có sự sai khác không giống nhau thì làm sao có sự hòa đồng được. Bởi vậy “KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢI” là một điều rất khó giải quyết chung cho một tập thể cùng sống. Trong một tập thể muốn sống trong KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢI thì đừng xem trọng sự hiểu biết của mình, vì sự hiểu biết của mình có giỏi thì cũng có người hiểu biết giỏi hơn. Do đó chúng ta luôn luôn đặt sự hiểu biết của mình ra sau mọi người. Nhờ đó mọi người mới sống chung nhau, mới có KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢI.

Người tu sĩ và cư sĩ trong tu viện luôn luôn phải biết sống trong nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng, đặt ý kiến mọi người lên trên hết.

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta nên lấy ý kiến của người khác mà làm ý kiến của mình thì mọi người trong tập thể sẽ sống KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢI một cách dễ dàng.

Xưa ba anh em tôn giả A Na Luật sống cùng nhau trong khu rừng Sừng Bò họ đều lấy ý kiến của người mà làm ý kiến của mình nên cuộc sống của họ rất hòa hợp như nước với sữa.

6.- LỢI HÒA ÐỒNG QUÂN

Trong một tập thể cùng sống chung nhau như trong Tăng đoàn của tu viện Chơn Như, khi có vật gì thì nên chia đều cho nhau, từ thực phẩm ăn uống đến những vật dụng hằng ngày. Tất cả tài vật trong tu viện là của chung, của những người tu sĩ và cư sĩ đang có mặt. Không ai có quyền giữ riêng cho mình, chỉ có bảo vệ giữ gìn để cùng sử dụng cho sự sống tu tập hằng ngày.

Vì thế, thất ở, đường sá, rừng cây trong tu viện đều được giữ gìn vệ sinh sạch đẹp quang đãng không những chỉ riêng thất của mình ở mà các thất khác.

Khi các thất khác bỏ trống, không có người ở hay có người ở mà đã rời khỏi thì hãy báo cho người quản lý tu viện biết để cho người dọn dẹp sạch sẽ trong khuôn viên thất của mình. Khi thất nào có người ở thì chúng ta không nên vào dọn dẹp và đi qua lại làm động người khác.

Không nên đi qua lại khu thất của người khác. Trong mỗi khu đều có người ở. Vì vậy, mọi người ở trong khu nào của mình thì giữ vệ sinh trong khu mình ở mà thôi. Ðiện và nước phải xem xét chỗ nào điện chạm, bóng đèn hư thì cần phải báo cáo cho người quản lý tu viện để cho người thay và sửa lại, nhờ đó không hao điện, không hao nước, đó là biết tiết kiệm bảo vệ và giữ gìn của chung của tu viện. Chúng ta những tu sĩ trong tu viện mọi người đều có trách nhiệm và bổn phận phải giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của tu viện, vì đó là tài sản chung của các tu sinh hiện đang có mặt trong tu viện. Cho nên, tất cả tu sinh cần phải coi sóc chỗ nào ống nước hư cần phải thay, đừng để nước chảy suốt ngày, phí bỏ nước rất uổng. Với việc làm này vào những giờ lao tác, còn tất cả những thời gian khác cần phải để tu tập xả tâm chứ đừng mượn cớ làm việc này mà bỏ giờ tu tập thì không nên.

Trong một tăng đoàn ít nhất phải có 5 người, nhiều nhất phải có 20 người không được hơn số lượng này. Vì Tăng đoàn là một tập thể thực hiện sự tu chứng của đạo Phật, chứ không phải một Tăng đoàn là một tập thể đông người để làm hình thức lấy “oai” với mọi người, giống như để “khoe” lực lượng.

Tăng đoàn của tu viện Chơn Như là một Tăng đoàn tu tập chứng quả A La Hán nên đoàn viên phải sống đúng những oai nghi tế hạnh như sau:

1- Phải đầy đủ oai nghi Chánh hạnh.

2- Sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt.

3- Chấp nhận giữ gìn giới luật.

4- Giữ gìn mắt tai mũi miệng thân ý không cho dính mắc sáu trần (độc cư).

5- Ăn uống phải tiết độ, không nên ăn uống phi thời.

6- Ngủ nghỉ phải theo giờ giấc nhất định trong thời khóa, không nên ngủ nghỉ phi thời.



Ðó là sáu điều căn bản sống của mỗi đoàn viên Chơn Như, nếu đoàn viên nào cảm thấy sống với sáu điều này không nổi thì hãy xin ra khỏi Tăng đoàn.

Tăng đoàn là một tập thể có tổ chức hẳn hoi. Có kỷ luật nghiêm chỉnh thì hướng dẫn mọi đoàn viên mới đi vào nề nếp sống tu tập chứng quả A La Hán. Quý vị đừng nghĩ rằng: Những bậc A La Hán là những bậc đã giải thoát thì phải sống tự do tự tại vô ngại, thì có đâu cần đến OAI NGHI CHÁNH HẠNH; thì có đâu cần đến THÂN HÒA ÐỒNG TRỤ.

Xin thưa cùng quý vị! Bậc A La Hán mà OAI NGHI CHÁNH HẠNH không có, LỤC HÒA không có thì đó là A La Hán của ngoại đạo chứ A La Hán của Phật giáo phải từ sự chấp nhận giữ gìn Giới luật và oai nghi chánh hạnh; phải từ Lục hòa và ăn uống, ngủ nghỉ tiết độ, không ăn uống, ngủ nghỉ phi thời; phải từ sự phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý và luôn luôn sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt. Nhờ những pháp này mới sinh ra bậc A La Hán. Vậy khi đã chứng quả A La Hán lại tự tại vô ngại phạm vào các pháp sống của A La Hán thì còn gì là A La Hán nữa. Phải không quý vị? Nếu A La Hán sống tự tại vô ngại phạm những giới luật này thì A La Hán bị mất gốc. Quý vị có biết không? Tự tại vô ngại trong dục lạc thế gian thì người thế gian cũng sống được cần gì phải tu chứng quả A La Hán.

Có lẽ quý vị chưa hiểu nghĩa A La Hán. A La Hán có nghĩa là không còn tham sân si. Không còn tham, sân, si sao lại tự do ăn uống ngủ nghỉ phi thời và như vậy quả vị A La Hán này có đúng không thưa quý vị?

Trong tập thể có một vị A La Hán tự tại vô ngại đói ăn khát uống mệt ngủ thì có còn sống LỤC HÒA không? LỢI HÒA ÐỒNG QUÂN là một pháp sống của những bậc A La Hán, của một Tăng đoàn, của một tập thể sống có tổ chức, có kỷ cương, sống có hoà hợp, nên có những gì đều chia đồng cùng sống.