• huongdantusinh
  • phattuvandao1
  • benthayhocdao
  • ttl3
  • quetsan
  • ttl1
  • chanhungphatgiao
  • thanhanhniem2
  • tranhducphat
  • daytusi
  • tinhtoa2
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem3
  • thanhanhniem1
  • vandao2
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa1
  • khatthuc1
  • amthat1
  • phattuvandao3
  • lailamtoduong1
  • amthat2
  • ThayTL
  • amthat3
  • vandaptusinh
  • tamthuphattu
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
JGLOBAL_PRINT

1.- NHẬP TAM THIỀN; 2.- DUYÊN NHÂN QUẢ; 3.- SỰ LỪA ĐẢO CỦA ĐỒNG CỐT; 4.- SỐNG LÀ TU; 5.- PHẠM HẠNH

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP. tập 3, TG.2011, tr.96-97; tr.178-180; tr.188-190; tr.204-206; tr.212-214)
link sách: ĐVXP. tập 3

1.- NHẬP TAM THIỀN, LẬU HOẶC HẾT CHƯA

Hỏi: Kính thưa Thầy! Khi một vị Tỳ Kheo nhập được Tam Thiền có thể hết lậu hoặc chưa (không còn tham, sân)?

Ðáp: Trong kinh dạy một vị Tỳ Kheo nhập được Tam Thiền mới đoạn dứt năm hạ phần kiết sử còn năm thượng phần kiết sử chưa đoạn, vì thế lậu hoặc chưa hết. Một người nhập Tam thiền mà chưa có Tứ Thần Túc là người nhập Tam thiền của ngoại đạo, riêng kinh nghiệm bản thân của Thầy, một vị Tỳ Kheo nhập được Sơ Thiền là ly được “tâm dục”, còn nhập được Tam Thiền là ly được “tưởng dục”, tuy gốc lậu hoặc chưa quét sạch, nhưng cũng tìm thấy sự an ổn bất động của tâm. Chỉ khi nào chứng Lậu tận minh thì lậu hoặc mới thật sạch, chừng đó mới chấm dứt được sự tái sanh luân hồi.

Khi nhập Tứ Thiền nơi đây có hai ngõ diệt sạch lậu hoặc, một ngõ đi về Tam Minh và một ngõ đi về Diệt thọ tưởng định, nếu đi về ngõ Diệt thọ tưởng định thì thân tâm như cây đá, thân giống như người chết nhưng không hoại diệt, nhờ từ trường định của diệt thọ bảo vệ thì trong lúc nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh không có lậu hoặc. Ði ngõ Tam Minh thì thân tâm giống nhưngười sống  bình thường nhưng bất động trước các ác pháp, tâm luôn lúc nào cũng thanh tịnh và thanh thản, an lạc, vô sự. Sống, chết, bệnh, đau là việc vô thường của nhân quả không tác động được thân tâm họ. Họ sống một đời sống còn lại những ngày an vui tuyệt vời.

2.- DUYÊN NHÂN QUẢ

Hỏi: Kính thưa Thầy, vợ chồng lấy nhau, người ta bảo rằng, đều có số định cả, có nghĩa là người này phải lấy người mà có số định với mình, không được lấy người nào khác. Có phải vậy không thưa Thầy?

Ðáp: Không phải số định mà cũng không phải số mệnh mà là duyên nhân quả nợ vay trong thuận cảnh, cũng như trong nghịch cảnh.

Ví dụ: Kiếp trước chúng ta đối xử với những người làm công cho mình quá khắc nghiệt, đánh đập, chửi mắng, trả tiền công ít, v.v… Kiếp này họ làm vợ hoặc chồng hoặc con cái trong nhà, họ phá tán của cải tài sản và còn chửi mắng đánh đập, khiến cho gia đình đau khổ bất an.

Cho nên, kiếp trước gieo nhân nào thì kiếp này phải trả quả nấy. Tình nghĩa vợ chồng con cái đều do nhân quả, chứ không phải do số mệnh duyên nợ tiền định. Vì không có tiền định. Tiền định là cái vật gì? Ông gì? Ông Ngọc Hoàng Thượng Ðế ư? Vì không hiểu môi trường sống nên người ta đặt ra những câu hỏi để có hỏi mà không có trả lời: “Con người từ đâu sanh ra? Chết đi về đâu?”.

Do không hiểu, người ta dùng tưởng tri, tạo ra một Ðấng Vạn Năng, một ông Ngọc Hoàng, một ông Trời, một ông Tạo Hóa sanh ra vạn vật trên hành tinh này. Lại có thuyết cho rằng từ trong Ðại ngã vạn vật sanh ra và mỗi vật được sanh ra là tiểu ngã. Những thuyết này mơ hồ và trừu tượng không thể trả lời hai câu hỏi trên. Và vì vậy, hai câu hỏi trên vẫn còn đóng kín cửa.

Duyên tiền định giữa đôi vợ chồng cũng là sự tưởng tri của con người đặt ra, chứ không có số định, số mệnh.

Theo đạo Phật con người từ nhân quả sanh ra, chết trở về nhân quả, chứ không từ đâu đến và chết cũng không đi về đâu.

Còn duyên vợ chồng, con cái đều là do vay nợ của nhân quả theo định luật của nhân quả “Vay thì phải trả”.

Vậy, chồng vợ có số mệnh là không đúng, mà có nợ nhân quả ác hay thiện với nhau là đúng. Nhìn cuộc sống của họ chúng ta có thể biết chắc chồng nợ vợ hay vợ nợ chồng một cách cụ thể và rõ ràng.

Vì thế, trong cuộc đời này vợ chồngthường làm khổ cho nhau nhiều hơn là đem lại hạnh phúc an vui cho nhau. Họ sống với nhau phần đông là chịu đựng.

3.- SỰ LỪA ĐẢO CỦA ĐỒNG CỐT

Hỏi: Kính thưa Thầy, ở chùa làng con thôn Cư Ðình, xã Việt Hưng. Vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, hay đội bát nhang và hầu đồng. Hôm ấy con có đi dự, đến lúc có một bà đang đội bát nhang, tự nhiên hai tay cứ vả vào mặt mình, các đệ tử của bà cứ khẩn vái kêu van mãi mới thôi. Hỏi ra mới biết là bà ấy trước đây có đội bát nhang, sau bỏ mấy năm không đội nữa, đến nay đội lại nên bị Ngài phạt.

Ðáp: Ðó là trò bịp, lừa gạt người khác của các thầy phù thủy, thầy bùa, đồng, cốt, v.v... Nếu chúng ta đi vào bề trái thế giới của những hạng người này thì chúng ta sẽ thấy được những sự lừa đảo, gian xảo, có nhiều thủ thuật và những thủ đoạn tinh vi để tạo ra sự mê tín. Nhờ có những người vô minh không rõ mánh khóe gian xảo, nên những đồng cốt giả hiệu dễ bề lừa đảo, cướp giựt tiền của những người đang gặp tai nạn hay bệnh tật, v.v... Nhất là kiến thức còn cạn cợt.

Có dịp Thầy sẽ kể cho các con nghe, những tội ác gian xảo của bọn người lợi dụng sự giao cảm của tưởng thức làm tiền bất chánh mà pháp luật không bắt tội họ được. Vả vào mặt mình để tạo uy thế cho ông Thần hay Cô, Cậu rất hiển linh, khiến cho mọi người phải tin và cúng bái tiền bạc. Con cũng là một người bị lừa đảo trong số người đến dự ngày hôm đó.

Ðối với đạo Phật thì các con không nên tin một cách mù quáng về thế giới siêu hình mà hãy tin những gì có lợi ích cho mình cho người; mà hãy tin những gì mà ý thức con phán xét thấy như thật, biết như thật thì mới tin. Ðối với đạo Phật thì các con nên tránh xa những hạng người bói khoa, đồng cốt, thầy phù thủy, thầy bùa, thầy ngải, thầy cúng bái, tụng niệm, v.v... Những hạng người này là những hạng người không tốt, họ có nhiều mánh khóe, gian xảo, lừa đảo, họ là những hạng người ác.

Ðức Phật thường dạy: “Làm bạn với thiện xa lánh với ác”. Những lời dạy này con nên ghi nhớ: “Chọn bạn mà chơi, những người hay nói xấu kẻ khác là người ác, không nên thân cận với họ”.

4.- SỐNG LÀ TU

Hỏi: Kính thưa Thầy, sống là tu, tu là sống như thế nào?

Ðáp: Thường người ta quan niệm tu hành, khác với cuộc sống. Khi tu phải lìa xa cuộc sống thế gian, không có sống chung với người thế gian, nghĩa là khi đi tu thì phải cắt ái, ly gia, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cả sự nghiệp, lìa xa gia đình, những người thân, ngay cả cha mẹ và anh em dòng họ, v.v... Người tu hành phải thực hiện các pháp môn hằng ngày như: ngồi thiền, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, lạy hồng danh chư Phật, v.v…

Những pháp môn này không phải của đức Phật dạy mà của ngoại đạo khéo lồng vào giáo pháp của đức Phật để lừa đảo tín đồ Phật giáo.

Bước vào Ðạo Ðế tức là bước vào một chân lý trong bốn chân lý của đạo Phật. Mà Ðạo Ðế là pháp hành của đạo Phật dạy chúng ta để sống trong cuộc sống với mọi người thì làm gì có dạy chúng ta ly gia cắt ái, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ gia đình sự nghiệp, v.v... Khi bắt đầu vào tu theo pháp môn của đạo Phật thì Ngài dạy chúng ta phải sống đúng chánh kiến, nghĩa là hằng ngày chúng ta phải thấy và hiểu biết: Cái nào thiện thì biết là thiện, cái nào ác thì biết là ác; biết thiện thì tăng trưởng, vì thiện không làm khổ mình, khổ người; biết ác thì ngăn ngừa và diệt chúng để không làm khổ mình, khổ người. Người thấy và biết sống như vậy là tu tập chánh kiến.

Sống không làm khổ mình, khổ người là tu, mà người tu tập phải sống có chánh kiến như vậy, mà sống có chánh kiến như vậy tức là tu tập. Như vậy đạo Phật không có dạy chúng ta tụng kinh, ngồi thiền, trì chú, cúng bái, tế lễ v.v... mà dạy chúng sống đúng Chánh kiến, sống đúng Chánh tư duy, sống đúng Chánh ngữ, sống đúng Chánh nghiệp, sống đúng Chánh mạng, sống đúng Chánh tinh tấn, sống đúng Chánh niệm và như vậy chúng ta sẽ sống đúng Chánh định tức là Chánh thiền định mà Chánh thiền định, tức là bắt đầu từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền, mà Sơ Thiền tức là ly dục ly ác pháp, mà ly dục ly ác pháp tức là Chánh kiến.

Như vậy, không phải sống là tu hay sao? Và tu là sống không làm khổ mình, khổ người thì có đúng không? Cho nên, thiền định là cuộcsống mà tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, chứ không phải thứ thiền định lìa cuộc sống, “Ngồi thiền”.

Sự tu tập của đạo Phật không lìa cuộc sống, kẻ nào lìa cuộc sống ngồi thiền, tụng kinh, v.v... thì tu hành không bao giờ có sự giải thoát. Xa lìa cuộc sống mà sống phạm giới, phá giới, thì có khác gì cuộc sống của người thế gian, thì người đó tu không đúng đạo Phật, mà đang tu theo ngoại đạo. Tu theo ngoại đạo thì sẽ rơi vào tà kiến, tà niệm, tà thiền, tà định, thì đời đời kiếp kiếp sẽ trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

5.- PHẠM HẠNH

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thân người do tâm ham muốn (dục) mà có. Do ái dục mà có sanh y. Muốn bước lên quả vị Thánh thì phải triệt tiêu ái dục, triệt tiêu ái dục thì phải triệt tiêu sanh y. Vậy triệt tiêu sanh y như thế nào? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Ðáp: Muốn triệt tiêu sanh y, tức là phải sống đúng đời sống giới luật của Phật, có nghĩa là sống đúng Phạm hạnh của một vị Thánh Tăng. Phạm hạnh của một vị Thánh Tăng như thế nào?

Chúng ta hãy nghe kinh dạy: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, thiểu dục, tri túc, ba y một bát, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không”. Ðó là một lối sống triệt tiêu sanh y, lối sống giới luật. Có sống đúng giới luật thì tâm mới ly dục ly ác pháp, tâm có ly dục ly ác pháp thì mới đoạn dứt sanh y, đoạn dứt sanh y thì tâm mới bất động trước các ác pháp.

Như vậy chúng ta thấy rõ ràng, muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì sanh y là cửa vào của chúng ta. Muốn bước vào cửa sanh y thì phải mở ống khóa giới luật. Cho nên, giới luật là một pháp môn vô cùng quan trọng cho người mới bắt đầu tu theo đạo Phật.

Nếu tu hành theo đạo Phật mà không nghiêm trì giới luật, thì tu hành chẳng ích lợi gì và còn phí công vô ích, uổng một đời tu chỉ có hình thức mà thôi.

Vì thế người cư sĩ tu theo đạo Phật, muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì phải Thọ Bát Quan Trai, một tháng ít nhất cũng phải có một ngày tu tập làm Phật, tức là một ngày giữ tám giới trọn vẹn.

Một ngày giữ tám giới trọn vẹn là một ngày lìa xa sanh y, lìa xa sanh y tức là lìa dục, lìa ái dục tức là giải thoát.

Vậy, giới luật là một pháp môn quan trọng nhất cho con đường giải thoát của đạo Phật, nếu ai tu theo đạo Phật mà phạm giới, phá giới, xem thường giới luật Phật, là tu theo ngoại đạo, tu theo tà giáo thì con đường tu tập để được giải thoát sẽ còn rất xa và xa biệt mù.