• tinhtoa1
  • phattuvandao3
  • amthat2
  • thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • benthayhocdao
  • ttl3
  • ThayTL
  • tinhtoa2
  • amthat1
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem2
  • vandao2
  • thanhanhniem3
  • chanhungphatgiao
  • tamthuphattu
  • ttl1
  • toduongtuyetson
  • daytusi
  • vandaptusinh
  • phattuvandao1
  • khatthuc1
  • huongdantusinh
  • amthat3
  • tranhducphat
  • quetsan
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
JGLOBAL_PRINT

1.- KHIẾP ĐẢM VÀ SỢ HÃI; 2.- KHÔNG PHÓNG DẬT; 3.- HƯƠNG ĐẠO ĐỨC; 4.- LÒNG TIN

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD.II, TG. 2010, tr. 99-102; tr. 107-110; tr. 202-204; tr. 287-289)
link sách: NLGPD.II

1.- KHIẾP ĐẢM VÀ SỢ HÃI

LỜI PHẬT DẠY

“Này Bà La Môn, xưa kia khi Ta chưa chứng ngộ chánh đẳng giác, khi còn là Bồ Tát, Ta nghĩ như sau: “Thật khó kham nhẫn những trụ xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn đời sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng: Rừng núi làm rối loạn tâm trí vị Tỳ Kheo chưa chứng thiền định!

Này Bà La Môn, rồi Ta suy nghĩ: “Những Sa môn hay Bà La Môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, sống trong các trụ xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp không thanh tịnh, những tôn giả Sa Môn hay Bà La Môn ấy làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trụ xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh.

Này Bà La Môn, Sa Môn hay Bà La Môn nào có khẩu nghiệp không thanh tịnh... Có ý nghiệp không thanh tịnh... Có mạng sống không thanh tịnh, sống trong các trụ xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, mạng sống không thanh tịnh, những tôn giả Sa Môn hay Bà La Môn ấy làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên...

Này Bà La Môn, Ta tự quán sát mạng sống hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi”.

CHÚ GIẢI:

Ðoạn kinh trên đây vừa trả lời và vừa xác chứng về câu hỏi thứ nhất của các bạn: “Thưa Thầy chúng con có tu chứng quả A La Hán trong đời này không?”

Thường đặt ra câu hỏi là có câu trả lời, nhưng câu hỏi này đã có câu trả lời rồi, các bạn không chú ý mà thôi. Câu hỏi này có bốn điều nghi ngờ và một điều thiếu lòng tin:

1- Một là nghi mình không đủ khả năng tu tập.

2- Hai là nghi Thầy tu tập chưa tới nơi tới chốn.

3- Ba là không tin pháp mình đang tu tập.

4- Bốn là thiếu lòng tin nơi mình, nơi Thầy.

Phần đông những tu sĩ hay cư sĩ về tu tập tại tu viện Chơn Như, hay hỏi Thầy trong đời này mình có tu chứng quả A La Hán hay không?

Nếu thẳng thắn trả lời câu hỏi này có hai điều bất lợi cho người hỏi:

1- Nếu nói rằng được thì người này sinh ra ngã mạn, cống cao, tham vọng tu tập quá sức khiến cho cơ thể thành bệnh, v.v…

2- Còn bảo rằng tu không được thì lại sinh ra lười biếng, tu lấy có hình thức chứ tâm ý không còn nhiệt tâm, nhiệt huyết tu tập.

Còn riêng chúng tôi tu hành là để tìm sự giải thoát cho cuộc đời đầy đau khổ của mình chứ đâu phải để làm ông thầy bói mà nói chuyện vị lai cho mọi người. Thế mà mọi người không tự tin nơi mình, không lấy mình làm chỗ nương tựa vững chắc cho mình; không lấy mình làm hòn đảo cho chính mình, mới có những câu hỏi như vậy. Vì pháp Phật không có thời gian, đến để mà thấy… Không tu tập thì thôi mà đã tu tập thì có kết quả giải thoát ngay liền. Như vậy các bạn không đủ lòng tin hay sao?

Ðã không tin nơi mình thì làm sao tu chứng quả A La Hán được. Phải không các bạn?

Ðể thay câu trả lời của chúng tôi bằng lời dạy của đức Phật trong đoạn kinh dưới đây: “Ở nơi trú xứ xa vắng, trong rừng rú hoang vu mà chúng ta không sợ hãi, khiếp đảm. Ðó là vì thân nghiệp của chúng ta thanh tịnh. Thân nghiệp của chúng ta thanh tịnh thì chúng ta là một bậc Thánh”. Ðây là lời xác chứng của đức Phật, xin các bạn đọc lại trọn đoạn kinh trên thì sẽ biết rõ ràng, các bạn tu chứng hay không tu chứng quả A La Hán đều biết, không cần phải hỏi Thầy.

2.- KHÔNG PHÓNG DẬT

LỜI PHẬT DẠY

“Này các Thích tử, đâu phải là nửa tháng! Ở đây đệ tử của Ta trong 10 đêm 10 ngày, trong 9 đêm 9 ngày, trong 8 đêm 8 ngày, trong 7 đêm 7 ngày, trong 6 đêm 6 ngày, trong 5 đêm 5 ngày, trong 4 đêm 4 ngày, trong 3 đêm 3 ngày, trong 2 đêm 2 ngày, trong 1 đêm 1 ngày sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần như lời Ta dạy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 ngàn năm, 100 trăm ngàn năm (Cách đếm số ngày xưa trong thời đức Phật), được cảm thọ nhất hướng an lạc. Vị ấy có thể chứng được quả Nhất lai, quả Bất lai hay quả Dự lưu, không có sai chạy”.

CHÚ GIẢI:

Ðoạn kinh trên đây đã xác định được tầm quan trọng của tâm không “phóng dật” như thế nào? Các bạn có biết chăng?

Nếu các bạn tu tập giữ gìn tâm không phóng dật, chỉ có một ngày, một đêm thôi, mà các bạn có thể sống 100 trăm ngàn năm được cảm thọ nhất hướng an lạc và các bạn chỉ còn có một kiếp này mà thôi (nhất lai), không còn trở lui kiếp làm người nữa.

Tâm không phóng dật là mục đích tối hậu của Phật giáo trên đường tu tập giải thoát. Tâm không phóng dật là một trạng thái tâm bất động. Bất động không có nghĩa là ức chế tâm. Tâm bất động với phương pháp như lý tác ý xả tâm ly dục ly ác pháp. Tâm bất động với Chánh tư duy tìm đạo lý có những công đức gì thì nên che giấu, không được phô bày, nhưng có lỗi lầm nào thì nên phát lồ sám hối. Tâm bất động với phương pháp ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp. Tâm bất động với cuộc sống không làm các pháp ác, luôn làm các pháp thiện tức là sống đời sống không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh.

Tu theo Phật giáo chẳng có chi nhiều, chỉ có tâm bất động, tức là tâm không phóng dật như lời Phật đã dạy ở trên đây.

Ðã có nhiều bài pháp nói về tâm không phóng dật, nhưng bài pháp này, đức Phật đã xác định cho chúng ta thấy rõ thời gian tu tập chỉ có một ngày, một đêm, tâm không phóng dật thì vị ấy có thể hưởng cảm thọ nhất hướng lạc 100 trăm ngàn năm.

Sự lợi lạc lớn như vậy cho đời sống của chúng ta, cớ sao chúng ta không tu tập? Ðời sống luôn luôn lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi về đói khát, lạnh nóng; lúc nào cũng lo lắng sợ hãi về bệnh tật, khổ đau; lúc nào cũng lo lắng về sự vô thường sống chết.

Cuối đoạn kinh này, đức Phật đã kết luận bằng những câu hỏi: “Này các Thích tử, như vậy không được lợi ích cho các ông sao? Như vậy khó được lợi ích cho các ông sao? Vì rằng trong đời sống liên hệ đến sự sợ hãi về đau khổ, trong đời sống liên hệ đến sự sợ hãi về chết. Có khi nào các ông thực hành ngày trai giới đầy đủ tám chi phần?”.

Thưa các bạn! Lời Phật dạy trên đây là nhắc các bạn. Ðời đâu có gì là hạnh phúc, toàn là khổ đau. Phải không các bạn?

Vậy, sao các bạn không chịu tu tập mà còn ham chi thế tục. Ðời có gì là hạnh phúc đâu mà bám lấy, không chịu bỏ xuống.

Chỉ có một đêm một ngày các bạn Thọ Bát Quan Trai giữ gìn tâm không phóng dật mà thọ hưởng hạnh phúc an lạc 100 trăm ngàn năm.

Như vậy các bạn nghĩ sao? Chọn đời hay chọn đạo? Tu dễ hay tu khó các bạn ạ! Khó dễ là tại nơi tâm của các bạn, chứ con đường tu hành nào có khó, dễ ở đâu? Chỉ có bền chí như người mài sắt thành kim “Chí công mài sắt có ngày nên kim”. Phải không hỡi các bạn?

3.- HƯƠNG ĐẠO ĐỨC

LỜI PHẬT DẠY

“Ít giá trị hương này
Hương già la, chiên đàn
Chỉ hương người đức hạnh
Xông ngát mấy trời xa”.
(Kinh Pháp Cú. 56)

CHÚ GIẢI:

Người tu hành theo Phật giáo phải lấy giới luật (đức hạnh) làm cuộc sống. Vì chính giới luật đức hạnh mới xác định giá trị của một người tu giải thoát. Người tu hành phạm giới, phá giới như đa số các tu sĩ và cư sĩ hiện giờ bên Ðại Thừa, Nam Tông, Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông thì không xứng đáng là đệ tử Phật, không xứng đáng là tín đồ Phật giáo. Họ chỉ là những tu sĩ và cư sĩ của Bà La Môn Giáo mang danh Phật giáo, chứ chẳng có chút gì là Phật giáo cả.

Cho nên, trong kinh Pháp Cú Phật dạy: không mùi hương nào bay ngược chiều gió mà chỉ có hương đạo đức (Giới luật):

“Không một hương hoa nào
Bay ngược chiều gió thổi
Chỉ hương người đức hạnh
Bay ngược gió bốn phương”.

Người giữ gìn giới luật nghiêm túc là người giữ gìn thanh danh và uy tín của Phật giáo. Trước lúc nhập Niết Bàn, đức Phật đã di chúc: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”. Nếu tu sĩ và cư sĩ cố gắng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm thì ngày hôm nay Phật giáo đâu có ra nông nổi như thế này.

Hương giới luật không có một mùi hương hoa nào sánh bằng. Vì thế, kinh Pháp Cú dạy:

“Chỉ hương người đức hạnh
Xông ngát mấy trời xa”.

Ðúng vậy, người giữ gìn giới luật nghiêm túc, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, thì cả thế giới đều biết họ. Ðó là hương giới luật xông khắp mấy trời xa.

Giữ giới luật mà không bị ức chế tâm, không bị gò bó trói buộc mình thì nhất định phải có giới hành. Giới hành tức là ba mươi bảy pháp hành (37 phẩm trợ đạo) để tu tập ly dục ly ác pháp.

Cho nên, trên đường tu tập cầu giải thoát thì giới luật là hành động đạo đức đời sống của người tu sĩ Phật giáo. Nếu ai không chấp nhận giới luật, thì xin các bạn vui lòng đừng theo Phật giáo. Vì có theo nó thì chẳng có ích lợi gì cho bạn mà chính bạn đã làm cho Phật giáo băng hoại; làm cho Phật giáo mất gốc; làm cho Phật giáo suy đồi. Ðó là mùi thối bay khắp muôn phương. Các bạn hãy suy nghĩ lại đi! Có đúng không hỡi các bạn?

4.- LÒNG TIN

LỜI PHẬT DẠY

“Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa”.

CHÚ GIẢI:

Xưa, đức Phật còn tại thế, chúng Tỳ Kheo nào tu tập chứng quả A La Hán đều tin vào đức Phật, vào pháp của đức Phật, còn ngược lại, chúng Tỳ Kheo nào không tin vào Phật, Pháp thì quả A La Hán kia không bao giờ đến với họ được. Cho nên, các vị Tỳ Kheo trong thời đó thường nói lên câu nói này trước đức Phật: “Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa”. Lòng tin ấy đã giúp họ sống đúng Phạm hạnh và thực hành nghiêm chỉnh không sai lời dạy, mặc dù lúc bấy giờ pháp môn của Bà La Môn rất thịnh hành cũng giống như pháp môn của Ðại Thừa hiện giờ vậy. Nhưng khi tin Phật họ đều ném bỏ giáo pháp Bà La Môn xuống như một chiếc giày rách, do đó, họ mới tu chứng quả A La Hán. Nhưng dù sao thời đó cũng có nhiều người còn chấp chặt pháp môn của Bà La Môn. Ðại diện như Ðề Bà Ðạt Ða chống lại Phật và tìm mọi cách giết Phật. Ảnh hưởng tư tưởng tinh thần diệt Phật giáo từ khi đức Phật còn tại thế.

Hôm nay, tinh thần tư tưởng đó đã thể hiện và thành hình một Phật giáo kiểu mới “Phật giáo Ðại Thừa” mà hiện giờ mọi người đang tôn thờ, còn Phật giáo nguyên gốc thì ít có người biết đến. Nếu tại Việt Nam không có Hòa Thượng Minh Châu dịch tạng kinh Nguyên Thủy Nikaya thì giờ này tín đồ Phật giáo sẽ ra sao? Còn biết Phật giáo nữa không? Giáo lý Ðại Thừa gần như phủ kín chánh pháp của Phật. Có phải không hỡi các bạn?

Ðọc lại những lời Phật dạy và lòng tin của chúng Thánh Tăng ngày xưa và xét lại ngày nay chúng tôi dạy các bạn tu hành, bạn nào tin nơi chúng tôi thì bạn ấy có giải thoát; bạn nào không tin nơi chúng tôi, thường tin kinh sách Ðại Thừa và Thiền Tông, sống đời sống phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới, bạn ấy sẽ không có giải thoát và còn đi vào con đường bỉ thử danh lợi, nên thường chê bai, kích bác người khác thế này, thế kia. Nhưng cuối cùng bạn ấy tu hành cũng chẳng tới đâu, chỉ có uốn ba tấc lưỡi lừa đảo những người khác chưa thông giáo lý của Phật, chứ không thể lừa đảo những người sống có Phạm hạnh, có Thiền định, có Tam Minh.

Khi đọc lại những lời hứa hẹn tin tưởng vào đức Phật của chúng Thánh Tăng trên đây, chúng tôi mới thấm thía so sánh những người đệ tử thời nay của mình. Khi bước ra khỏi cổng chùa hạt cơm còn dính kẻ răng, thế mà nói những lời vong ơn, phụ nghĩa, chẳng khác nào Ðề Bà Ðạt Ða ngày xưa đối với đức Phật vậy.