
TU ĐỊNH VÔ LẬU TRONG MỌI HÀNH ĐỘNG
COM_CONTENT_ARTICLE_HITS
(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP. tập 3, TG.2011, tr.62-64; tr.171-173; tr.211-212)
link sách: ĐVXP. tập 3
1.- TU ĐỊNH VÔ LẬU TRONG MỌI HÀNH ĐỘNG
Hỏi: Kính thưa Thầy! Từ nay con tu tập Ðịnh Vô Lậu nhiều hơn, có khi ngay cả trong giờ làm việc và cả giờ tối tu Ðịnh Niệm Hơi Thở có được không thưa Thầy?
Ðáp: Ðược, càng tu tập Ðịnh Vô Lậu càng xả tâm nhanh chóng, càng thấy kết quả nhanh hơn:
1- Thân được an vui, thanh thản.
2- Tâm bất động như cục đất trước các đối tượng.
3- Tâm được chánh định, không rơi vào tà định (tưởng định).
4- Pháp hướng có hiệu quả và hiệu quả mầu nhiệm siêu việt lạ lùng.
Nhưng có một điều con cần lưu ý tất cả pháp hành trong Phật Giáo đều nhắm vào một mục đích duy nhất là vô lậu. Vậy lúc nào tu Ðịnh Vô Lậu để quán vô lậu; lúc nào tu Ðịnh Niệm Hơi Thở để quán vô lậu; lúc nào đi kinh hành để quán vô lậu; lúc nào làm việc để quán vô lậu; lúc nào tu Ðịnh Niệm Hơi Thở để tác ý vô lậu; lúc nào đi kinh hành để tác ý vô lậu, lúc nào làm việc để tác ý vô lậu, đó là những điều cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu nhưng phải rất thiện xảo và phải luôn nhớ đừng quên, đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của đạo Phật.
Ðọc trong thư con, thì sự hiểu biết của con về Phật pháp chỉ mới trang bị cho sự bắt đầu những điều chân chánh để tu tập, nhưng còn áp dụng vào cuộc sống thì lại là một điều khác. Muốn có kết quả giải thoát thân tâm thì phải:
1- Thường xuyên thưa hỏi mọi tâm niệm xảy ra của mình để được thông suốt và hóa giải do người thiện hữu trí thức thân cận.
2- Phải siêng năng tu tập chánh niệm tỉnh giác trong tất cả mọi hành động và trong tất cả việc làm, không chỉ riêng tu Ðịnh Niệm Hơi Thở, mà còn phải tu luôn cả Ðịnh Vô Lậu. Nhưng phải lưu ý tỉnh giác không phải chỉ biết có tỉnh giác trong thân hành niệm nội và ngoại mà còn phải tỉnh giác trong chánh niệm, tức là biết hành động của thân, khẩu, ý của mình đang làm việc gì thiện hay ác. Lại còn phải biết các pháp bên ngoài thiện hay ác để ngăn chặn và diệt, còn thiện pháp thì tăng trưởng. Có như vậy mới được gọi là tỉnh giác trong chánh niệm của cuộc sống.
3- Siêng năng tu tập Ðịnh Vô Lậu, quán xét tư duy về đời sống là khổ, lòng ham muốn là khổ, nhân quả là khổ, ái dục là khổ, sân hận là khổ, nhớ thương là khổ. Thân, thọ, tâm, pháp vô thường bất tịnh là khổ, thực phẩm bất tịnh thường ăn vào sinh ra bệnh tật, ái dục bất tịnh sinh ra dục lạc khiến tâm mê mờ tạo nhiều ác nghiệp là khổ, v.v… Quán tưởng nhàm chán cuộc sống thế gian là khổ, vì vui đó rồi lại khổ đó, khổ đó rồi lại vui. Cuộc sống của con người giống như một vở tuồng trên sân khấu, không có gì bảo đảm.
4- Phải dứt khoát xả tâm cho thật sạch (tâm như cục đất) thì mới mong có sự thanh thản, an lạc và vô sự.
Ðó chỉ là mới có sự bắt đầu cho một cuộc sống biết tu hành, chứ chưa phải là thấm nhuần sự giải thoát. Cho nên “hiểu biết chỉ là một sự mới bắt đầu tỉnh thức cho một điều kiện nhân quả thiện để chuyển đổi nhân quả ác”.
2.- ỨC CHẾ TÂM
Hỏi: Kính thưa Thầy! Theo sự hiểu biết của con, thì ức chế vọng tưởng là do những niệm khởi lên mà ta không tỉnh thức quán xét xem là thiện hay ác pháp, để xả bỏ. Vội vàng đoạn diệt không cần truy cập nó thuộc về lậu hoặc nào. Vả lại, ức chế tâm còn do sự ham muốn dục lạc, khi dục lạc ham muốn khởi lên ta cũng không quán xét lợi hay hại để xả bỏ mà chỉ có nhẫn chịu, vì thế, nếu có dịp nó sẽ bung ra. Có phải vậy không thưa Thầy?
Ðáp: Ðúng vậy, sự ức chế tâm có hai cách:
1- Chịu đựng mọi sự giận hờn, căm tức, phiền não, sợ hãi, lo rầu, v.v.. mà không bao giờ nói ra cho một ai biết. Sự chịu đựng này gọi là kham nhẫn.
Ví dụ: Trong gia đình có người chồng độc tài luôn luôn bắt vợ con phải tuân theo lệnh của mình, sai bảo đâu làm đó, không được làm trái. Những người bị bắt buộc như vậy gọi là chịu đựng, những người chịu đựng là những người ức chế tâm. Sức chịu đựng sẽ đến một mức độ nào đó, thì không còn chịu đựng được nổi. Khi không còn chịu đựng nổi thì thần kinh hưng phấn, thần kinh hưng phấn thì người ấy bị rối loạn thần kinh, bị điên khùng, bị tẩu hỏa nhập ma, v.v...
Suốt thời gian chịu đựng thì người ấy là người khổ đau tận cùng của cuộc đời mình.
2- Người dùng một đối tượng, một pháp môn để ức chế tâm để không khởi niệm vọng tưởng, đó là loại ức chế có phá p môn, có phương cách.
Loại ức chế tâm này có đường lối, có phương pháp để dẫn tâm vào thế giới tưởng như: Thiền xuất hồn, Thiền Yoga, Thiền Ðại Thừa, Thiền Ðông Ðộ, Thiền Lục Diệu Pháp Môn, Mật Tông, Tịnh Ðộ Tông, v.v… Cho nên, các pháp môn này đều xây dựng cho mình một thế giới siêu hình mơ hồ, trừu tượng, ảo giác, khiến cho con người phải mê mệt với nó, nhưng không ích lợi thiết thực cho đời sống.
Chỉ riêng có thiền của Phật giáo Nguyên Thủy thì xả tâm “ly tham đoạn ác pháp”. Do đó, người tu hành sẽ không bị ức chế tâm và đạt được kết quả giải thoát làm chủ sanh, già, bịnh, chết, chấm dứt tái sanh luân hồi.
3.- TƯỞNG TRI VÀ THẬT TRI
Hỏi: Kính thưa Thầy! Tưởng tri và thật tri nghĩa như thế nào?
Ðáp: Tưởng tri và thật tri khác nhau không giống nhau. Tưởng tri là sự hiểu biết qua tưởng thức, thật tri là sự hiểu biết qua ý thức.
Ví dụ: Một người chưa từng bao giờ thấy ma, nghe người ta nói ma, họ tưởng con ma ra rồi họ diễn tả con ma có hình thù như thế này, hay như thế khác. Do sự tưởng, diễn tả những hình ảnh của ma qua tưởng. Từ đó năng lực tưởng thức của chúng ta mô phỏng theo hình dáng diễn tả đó xuất hiện, khiến chúng ta nhìn thấy con ma như thật. Cái thấy con ma thật sự như vậy gọi là tưởng tri. Cho nên, cái thế giới siêu hình cũng do từ năng lực của tưởng tạo ra, chứ không phải có linh hồn người chết nhập vào người còn sống, mà chính người còn sống mới có năng lực tưởng tri của mình tạo ra. Chính năng lực tưởng tri của người đó đã nói chuyện với người đó.
Vì thế, các nhà ngoại cảm vẫn thấy có linh hồn người chết mượn xác thân mình nói chuyện với người còn sống.
Những sự hiểu biết như vậy qua tưởng thức như vậy gọi là tưởng tri.
Còn thật tri là sự hiểu biết qua ý thức, chắc quý vị ai cũng đều rõ. Khi chúng ta phân biệt mọi vật trước mắt mà hiểu được mọi vật đó một cách rõ ràng và cụ thể thì đó là thật tri. Thật tri chính là ý thức của chúng ta đang sử dụng hằng ngày trong cuộc sống. Ðó là sự hiểu biết phân biệt phải, trái, tốt, xấu, trắng, đen, dơ, sạch, thiện, ác, v.v