• thanhanhniem3
  • ttl1
  • tranhducphat
  • vandaptusinh
  • lopbatchanhdao
  • toduongtuyetson
  • huongdantusinh
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao1
  • ThayTL
  • khatthuc1
  • benthayhocdao
  • vandao2
  • chanhungphatgiao
  • amthat3
  • quetsan
  • ttl3
  • tamthuphattu
  • amthat1
  • thanhanhniem2
  • thanhanhniem1
  • amthat2
  • tinhtoa1
  • daytusi
  • tinhtoa2
  • phattuvandao3
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

1.- BÁT THÁNH ĐẠO; 2.- BỐN THẦN TÚC; 3.- ÁI NGỮ

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD, tập 4, TG. 2010, tr. 111-116; 147-152; 276-280)
link sách: NLGPD, tập 4

1.- BÁT THÁNH ĐẠO

LỜI PHẬT DẠY:

“Này Ananda, những ai đã tu Bốn Thần Túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn, người ấy có thể sống một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện thiện xảo, này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại”. (Kinh Trường Bộ, tập I, trang 586, kinh Ðại Bát Niết Bàn)

CHÚ GIẢI:

Nói đến Bốn Thần Túc tức là nói đến Tứ Như Ý Túc. Nói đến Tứ Như Ý Túc là nói đến năng lực siêu việt, phi phàm. Lấy Tứ Như Ý Túc đức Phật đã xác định sự kéo dài mạng căn của mình từ một kiếp hay một phần kiếp còn lại.

Thưa các bạn! Theo chúng tôi thiết nghĩ khả năng ấy phải lưu xuất từ tâm ly dục ly ác pháp; từ một tâm thanh tịnh hoàn toàn; từ một tâm bất động trước ác pháp và các cảm thọ.

Ngay từ khi tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự là đã kéo dài tuổi thọ, chứ không phải đợi tới lúc gần chết mới kéo dài mạng căn.

Người biết sống thanh thản, an lạc và vô sự là người đã kéo dài tuổi thọ, chỉ khi nào họ muốn chết là họ đã sử dụng Tứ Thần Túc để tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thánh Ðịnh và xuất ra khỏi trạng thái Tứ Thánh Ðịnh vào Niết Bàn thì họ mới bỏ thân tứ đại này.

Sự sống chết của một người tu tập có Bốn Thần Túc thì đối với họ không còn khó khăn, khi muốn sống chết không có mệt nhọc, không có phí sức. Sự sống chết của một người tu tập có Bốn Thần Túc thì đối với họ như lấy đồ vật trong túi áo, như lật trở một bàn tay.

Người ta cho rằng: Bốn Thần Túc là thần thông của Phật giáo, lời nói này không sai, nhưng không đúng với tinh thần Phật giáo. Vì Phật giáo không có dạy tu tập thần thông mà chỉ dạy cho mọi người tu tập ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Cho nên, Phật giáo không dạy chúng ta tu tập để có thần thông như ngoại đạo (Mật Tông, Lão giáo, Tiên đạo, Thiền tông, Yoga, Khí công, Nhân điện, v.v...).

Khi mới bắt đầu tu tập thì đạo Phật chỉ dạy chúng ta sống giới luật đức hạnh làm Người, làm Thánh tức là ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp, đó cũng chính là sống đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Cho nên, mục đích của đạo Phật là muốn đem lại sự sống bình an và an vui trên hành tinh này. Vì thế, đạo Phật là đạo đức của mọi người, nó không riêng cho giai cấp nào, tôn giáo nào, có tôn giáo hay không có tôn giáo không quan trọng, nếu là con người đều phải sống có đạo đức. Vì sống có đạo đức là sống cho mình, cho người. Còn Bốn Thần Túc chỉ là vấn đề phụ, vì tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là tâm thanh tịnh hoàn toàn không còn có tham, sân, si thì Bốn Thần Túc xuất hiện một cách tự nhiên. Nói như vậy không có nghĩa là Phật giáo không có pháp môn tu tập có thần thông.

Kính thưa các bạn! Ðạo Phật có một pháp môn tu tập có Tứ Thần Túc nhưng không cần niệm thần chú như Mật tông, không cần khổ công tập luyện như Yoga, đó là pháp môn Thân Hành Niệm.

Ðạo Phật không tham sống, sợ chết, không mong cầu có thần thông pháp thuật và cũng không mong cầu  sống trường sinh bất tử, vì đạo Phật có đôi mắt nhìn thấu suốt các pháp đều do duyên hợp, không có một pháp nào thường còn, bất di bất dịch, vĩnh viễn, chỉ là vô thường, thường mang lại sự khổ đau cho loài người. Vì thế, đoạn kinh trên đây nói đến năng lực kéo dài mạng căn, sống để làm lợi ích cho mọi người, nhưng khi đã làm xong đối với loài người thì tự tại ra đi chứ không luyến tiếc một vật gì trên thế gian này. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Này ác Ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào bốn giới đệ tử của Ta Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ, chưa trở thành những đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích và giải thích rõ ràng Chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu”.

Các bạn có nghe những lời dạy trên đây không? Ðó là lời tuyên bố của đức Phật: khi nào các đệ tử của Ngài tu tập chứng đạo thì Ngài mới nhập Niết Bàn (diệt độ) còn nếu các đệ tử của Ngài tu tập chưa xong thì Ngài phải kéo dài tuổi thọ một phần kiếp còn lại hay một kiếp, chứ Ngài không bỏ các đệ tử của mình bơ vơ. Ðó là tâm nguyện của một bậc vĩ nhân, lấy con người làm cuộc sống của mình, lấy sự sống của mình làm sự sống của mọi người thật là cao quí thay! Một vĩ nhân của loài người.

Tóm lại, một người tu theo Phật giáo cóđầy đủ đức hạnh và thần lực mà không có một tôn giáo nào hơn được. Ðạo đức của đạo Phật “Không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai” thì trên đời này không có đạo đức nào hơn được. Phải không các bạn? Còn về thần thông “TỨ THẦN TÚC” thì không có một tôn giáo sánh kịp. Có đúng như vậy không các bạn? Các bạn nên biết thần thông của đạo Phật như vậy, nhưng đạo Phật xem thường, vị Tỳ kheo nào thị hiện thần thông không đúng cách sẽ bị Phật quở trách và bắt buộc phải ẩn bóng.

Chỉ có một điều mà đức Phật chú trọng nhất, đó là giới luật mà những đệ tử Phật phải nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, nếu vi phạm giới luật thì Ngài không chấp nhận. Ðệ tử của ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên không giữ giới hạnh độc cư, làm ồn náo, Ngài ra lệnh đuổi 500 vị Tỳ kheo. Như vậy, các bạn đủ biết lấy đức hạnh làm cuộc sống của tu sĩ. Ai vi phạm thì bị đuổi.

Cho nên, thần thông đối với đạo Phật không quan trọng mà đạo Phật quan trọng ở chỗ tâm bất động trước các pháp ác và các cảm thọ, tức là quan trọng ở chỗ tâm các bạn ly dục ly ác pháp; ở chỗ tâm hết tham, sân, si.

Muốn hết tham, sân, si thì pháp môn Tứ Niệm Xứ các bạn nên chuyên cần tu tập chỉ có 7 ngày, 7 tháng, 7 năm là các bạn viên mãn sự tu tập của mình.

Hãy cố gắng lên các bạn ạ! Ðức Phật đang chờ đợi các bạn đấy!

2.- BÁT THÁNH ĐẠO

LỜI PHẬT DẠY:

“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Ðạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Ðạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, đệ nhị Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn.

Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này Suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán”. (Kinh Trường Bộ, tập I, trang 659, kinh Ðại Bát Niết Bàn)

CHÚ GIẢI:

Lời di chúc cuối cùng này đã xác định Chánh pháp của đức Phật là Bát Chánh Ðạo, ngoài Bát Chánh Ðạo ra thì không có pháp môn được gọi là giáo pháp của đức Phật. Bởi vì Bát Chánh Ðạo là một chân lý trong bốn chân lý của Phật giáo.

Như các bạn đã biết chúng tôi đã xác định Bát Chánh Ðạo là tám lớp học của Phật giáo được chia theo ba cấp Giới, Ðịnh Tuệ. Như vậy Bát Chánh Ðạo là chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả cho mỗi người để biến cuộc sống thế gian này thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðường. Cho nên, đức Phật dạy người đệ tử cuối cùng của mình trước giờ nhập Niết Bàn là bài pháp này.

Tất cả giáo pháp của ngoại đạo ngay cả kinh sách Ðại Thừa và Thiền Tông cũng không có Bát Thánh Ðạo, thậm chí còn có Tâm Kinh Bát Nhã dạy: KHÔNG CÓ KHỔ, TẬP, DIỆT, ÐẠO (Vô khổ, tập, diệt, đạo). Cho nên, hằng ngày trong các chùa thường tụng kinh “Vô khổ, tập, diệt, đạo”. Ngược lại, kinh sách Nguyên Thủy dạy: “Nếu pháp luật nào không có Bát Thánh Ðạo là không có Sa Môn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ”. Chỉ một đoạn kinh cũng đủ xác định kinh sách Ðại Thừa không phải là kinh sách của Phật giáo.

Kinh sách Nguyên Thủy phần đông trong những bài kinh như thế này đã xác định và phân biệt rõ ràng pháp nào của Phật và pháp nào của ngoại đạo, không thể lẫn lộn nhau được. Như đã nói ở trên giáo pháp của Phật là một chương trình giáo dục đào tạo những bậc A La Hán, chứ không phải là những ngôn thuyết suông như những kinh sách tưởng giải. Cho nên, người nào đã tu học theo đúng Chánh pháp của Phật giáo theo chương trình Bát Chánh Ðạo, chỉ qua lớp Chánh Kiến thôi thì cũng cái nhìn chân chánh không bao giờ bị kinh sách ngoại đạo xen vào lừa đảo được.

Theo chúng tôi khuyên mọi người tu học theo Phật giáo thì nên dựa vào Bát Chánh Ðạo và phải được sự hướng dẫn của một bậc Thầy đã tu chứng quả A La Hán, thì con đường tu tập sẽ được dễ dàng hơn, không còn khó khăn và không sợ lừa đảo tu sai lệch vào pháp môn của ngoại đạo.

Chúng tôi ước nguyện ngày mai sẽ có chương trình giảng dạy trong tám lớp học này thành lập và mở cửa đón nhận những người con thân thương của Phật giáo về tu học.

Chừng đó, Phật giáo mới được chấn chỉnh hoàn toàn, tà pháp không xen lẫn vào kinh sách của Phật được nữa. Ðó là ước vọng của chúng tôi, nhưng ngày mai có thành tựu được hay không là do phước của chúng sanh, riêng chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình để đền đáp công ơn muôn một của đức Phật.

Bát Chánh Ðạo là chân lý của loài người, là phương pháp triển khai cuộc sống trên thế gian trở thành cảnh giới Thiên Ðàng, Cực Lạc, v.v... là chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả của con người để trở thành những bậc A La Hán (vô lậu) hoàn toàn.

Bởi vậy, Bát Chánh Ðạo là báu vật vô giá nhất của loài người. Khi năm anh em Kiều Trần Như được nghe Phật thuyết bài pháp này lần đầu tiên. Khi nghe xong cả năm người đều trở thành những bậc pháp nhãn thanh tịnh, có nghĩa là các Ngài đã thấu rõ các pháp trên thế gian này như thật không còn một sự hiểu lầm lạc nào cả, không còn có một tôn giáo nào, một giáo pháp nào lừa đảo các Ngài được. Bao nhiêu kiến chấp những pháp môn của ngoại đạo từ xa xưa như kinh Vệ Ðà các Ngài đều ném bỏ xuống hết. Vì thế, các Ngài mới được gọi là chứng pháp nhãn thanh tịnh.

Kính thưa các bạn! Chúng tôi đã vạch cái sai của của những kinh sách phát triển sau thời đức Phật. Có chứng cứ lời Phật dạy hẳn hoi, để dựng lại giáo pháp đúng của Phật. Ðó là Bát Chánh Ðạo. Một chương trình giáo dục đào tạo những bậc A La Hán. Thế mà các bạn chưa chịu nhận ra sao? Hôm nay, đoạn kinh này lời di chúc cuối cùng của đức Phật: “Trong giáo pháp và giới luật nào không có Bát Chánh Ðạo thì không có Sa Môn”. Lời xác định này rõ ràng không còn ai chối cãi được. Lời dạy trên có nghĩa là trong giáo pháp và giới luật nào không có Bát Chánh Ðạo là không có đệ tử của Phật.

Chữ Sa Môn có nghĩa là những người tu theo Phật giáo. Khác với Bà La Môn là những người tu theo ngoại đạo.

Trong đoạn kinh này Sa Môn chỉ cho những người đệ tử của Phật, chứ không phải Sa Môn giành riêng cho tu sĩ, các bạn đừng hiểu sai, nên hiểu chữ Sa Môn là chỉ chung trong giới đệ tử của Phật. Chúng đệ tử của Phật gồm có:

1- Cư sĩ nam Sa Môn thứ nhất.

2- Cư sĩ nữ Sa Môn thứ hai.

3- Tu sĩ nam Tăng Sa Môn thứ ba.

4- Tu sĩ nữ Ni Sa Môn thứ tư.

Từ xưa đến nay người ta hiểu hai chữ Sa Môn là những chữ dành riêng cho giới tu sĩ (Tăng, Ni). Nhưng trong đoạn kinh này đã xác định chương trình tu học Bát Chánh Ðạo mới có Sa Môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư.

Như vậy Sa Môn là chỉ cho những người đệ tử của Phật, do đó giáo pháp và giới luật nào có Bát Chánh Ðạo thì mới có đệ tử của Phật, còn giáo pháp và giới luật nào không có Bát Chá

nh Ðạo là không có đệ tử của Phật. Như vậy giáo pháp Mật tông, Tịnh Ðộ tông, Pháp Hoa tông, Thiền tông có Bát Chánh Ðạo không?

Cho nên, giáo pháp và giới luật nào không nằm trong chương trình Bát Chánh Ðạo thì làm sao gọi là giáo pháp của đức Phật được.

Tóm lại, bài kinh này đã xác định giáo pháp của Phật là giáo pháp Bát Chánh Ðạo rất rõ ràng. Vậy mong các bạn hãy suy ngẫm đúng đắn, đừng để rơi vào tà kiến của các Tổ Sư, đừng ngoan cố sẽ dẫn mình đi vào con đường sai lầm. Uổng phí cả một đời tu theo Phật giáo mà không nếm được mùi vị giải thoát của Phật giáo. Thật quá uổng!

3.- ÁI NGỮ

LỜI PHẬT DẠY

Này Arittha, có phải chăng, ông khi lên ác tà kiến như sau: “Theo tôi hiu tht sự không có chướng ngi gì?”.

- Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn theo như con biết. Thật sự không có chướng ngại gì?

“ - Kẻ ngu si kia! Sao ông lại hiểupháp ta thuyết như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng...”. (Kinh Trung Bộ, tập I, trang 300, kinh Dụ Con Rắn)

CHÚ GIẢI:

Ðọc đoạn kinh này các bạn có thấy chăng? Ðức Phật đã dùng ngôn ngữ chỉ thẳng sự ngu si của người đệ tử của mình: “Kẻ ngu si kia! Sao ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy?”.

Kính thưa các bạn! Người ta bảo rằng người tu chứng đạo luôn luôn dùng ái ngữ, không bao giờ dùng ác ngữ. Vậy đức Phật có phải là người tu chứng đạo không? Không ai có thể phủ nhận sự chứng đạo của đức Phật được, nhưng đức Phật chứng đạo sao lại dùng những ác ngữ như vậy?

Trên đây là lời khiển trách răn dạy của đức Phật với người đệ tử. Lời nói tuy mạnh mẽ chỉ thẳng không tư vị ai cả, ngu là nói ngu, dốt là nói dốt.

Nếu các sư Thầy Ðại Thừa cho lời nói của Phật là lời nói không ái ngữ với học trò, thì đó là quan niệm sai lầm. Họ ảo tưởng người tu chứng đạo lúc nào cũng như cục bột, không dám nói lời thẳng mạnh, chính xác. Còn theo chúng tôi nghĩ đây là lời nói rất ái ngữ, vì có thương mới nói lời nặng như vậy để răn dạy những đứa học trò cứng đầu, ương ngạnh, khó dạy, nếu dùng lời nói nhẹ nhàng, êm dịu thì những người cứng đầu ngang bướng này không bao giờ nhiếp phục họ được.

Kính thưa các bạn! Các bạn đừng lầm, những lời nói mạnh, nói thẳng là ác ngữ. Nói mạnh, nói thẳng, nói to tiếng là lời nói yêu thương của người cha, của người Thầy, của người bạn tốt, còn nếu không thương thì ai mặc ai, chứ nói ra làm gì cho người ta ghét. Phải không các bạn? Kinh Dụ Con Rắn đức Phật nói thẳng vào mặt Tỳ kheo Arittha: “Ông là kẻ ngu si! Lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy sao?”.

Gặp những lời chỉ dạy thẳng như vậy, các nhà Ðại Thừa cho rằng đức Phật sân dữ lắm và như vậy là đức Phật tu chưa chứng.

Kính thưa các bạn! Nếu Phật tu chưa chứng sao lại biết được 4 chân lý của loài người mà bài pháp đầu tiên đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như. Nếu tu hành chưa chứng làm sao giữ gìn trọn vẹn Phạm hạnh cho đến khi chết dưới gốc cây song thọ, nếu tu chưa chứng làm sao làm chủ được sống chết bệnh đau. Nếu tu chưa chứng làm sao biết rõ được thế giới siêu hình không có thật, chỉ là một ảo ảnh của rừng đêm dày đặc.

Ðây, một đoạn kinh khác nữa đức Phật đã nói thẳng vào mặt một vị ngoại đạo Bà La Môn: “Này Ambattha, hình như người đến đây ý định gì? Người hãy khéo tác ý với mục đích đã đưa người đến đây. Thanh niên Ambattha này thật vô giáo dục. Như vậy là vô giáo dục có gì khác nữa”. (Ðoạn kinh này trong Trường Bộ Kinh, tập I, trang 165 kinh Ambattha).

Kính thưa các bạn! Kinh sách Ðại Thừa sai thì Thầy Thông Lạc nói sai. Kinh sách Nguyên Thủy đúng thì nói đúng. Thầy Thông Lạc không nhút nhát như các bạn tưởng. Thầy Thông Lạc dám nói thẳng giống như đức Phật nói thẳng với những Bà La Môn ngu thì nói ngu, vô giáo dục thì nói vô giáo dục. Dùng lời nói thẳng ngu, sai hay vô giáo dục đều là ái ngữ. Vì lời nói thẳng mới giúp người ta nhìn lại mới thấy được cái sai của mình. Ðó không phải là lời nói ái ngữ sao? Chỉ có các nhà Ðại Thừa không hiểu chữ ái ngữ, nên cho rằng lời nói ngu si và vô giáo dục là không ái ngữ, là lời nói ác ngữ.

Các nhà Ðại Thừa hiểu sai ý nghĩa của lời nói. Lời nói mạnh thẳng là giúp cho người ta tỉnh ngộ, trở về với sự chân chánh, chứ đâu phải chửi mắng họ: tại họ ngu si phải nói họ ngu si, tại họ vô giáo dục phải nói họ vô giáo dục để họ thấy một sự thật họ là như vậy.

Kính thưa các bạn! đọc hai đoạn kinh trên đây, các bạn thấy rõ ngôn ngữ của người tu chứng không khác của người tu chưa chứng chỉ có áp dụng đúng hay sai trong mọi hoàn cảnh và các đối tượng. Trong lúc áp dụng những ngôn ngữ ấy, người tu chưa chứng do sân tức giận mà mắng chửi người khác cho đã cơn giận dữ, ngược lại người đã tu chứng đạo khi dùng ngôn ngữ ấy không phải do sân giận dữ mà vì lòng thương kẻ vô minh muốn để nhiếp phục kẻ vô minh ấy, người tu chứng liền KHAI GIỚI ÁI NGỮ, sử dụng ngôn ngữ và lời nói thẳng, mạnh áp đảo để bẻ gãy những tư tưởng sai lầm, những tư tưởng không chân chánh.

Cho nên, các bạn bảo rằng người tu chứng không dám nói thẳng sao? Chỉ có lời nói nhỏ nhẹ, êm dịu, ôn tồn, v.v... các bạn hiểu như vậy là hiểu sai lầm, hiểu không đúng các bạn ạ!

Gương hạnh của đức Phật còn đó, sao các bạn phủ nhận những lời nói của đức Phật ngày xưa được.

Các bạn đừng nghĩ tưởng theo kiến giải của mình mà cho người khác sai. Hãy dựa vào kinh sách Nguyên Thủy mà nghiên cứu cho thật kỹ. Kinh sách Nguyên Thủy là một bằng chứng rất sống động mà không ai dám phủ nhận được.