• ttl1
  • amthat3
  • ttl3
  • lailamtoduong1
  • tinhtoa2
  • amthat1
  • tamthuphattu
  • toduongtuyetson
  • lopbatchanhdao
  • benthayhocdao
  • phattuvandao3
  • quetsan
  • phattuvandao1
  • vandaptusinh
  • daytusi
  • ThayTL
  • khatthuc1
  • huongdantusinh
  • amthat2
  • thanhanhniem2
  • tinhtoa1
  • thanhanhniem3
  • thanhanhniem1
  • chanhungphatgiao
  • tranhducphat
  • vandao2
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

NHIẾP PHỤC THÂN TÂM

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD, tập 4, TG. 2010, tr. 76-87)
link sách: NLGPD, tập 4

LỜI PHẬT DẠY:

“Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn gần như muốn chết.

Nhưng Thế Tôn giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác, chịu đựng cơn đau ấy. Không một chút ta thán. Thế Tôn tự nghĩ: “Thật không hợp lẽ nếu ta diệt độ mà không có một lời với các đệ tử hầu cận Ta, không từ biệt chúng Tỳ kheo. Vậy Ta hãy lấy sức tinh tấn, nhiếp phục cơn bệnh này, duy trì mạng căn và tiếp tục sống. Và Thế Tôn với sức tinh tấn nhiếp phục bệnh ấy duy trì mạng căn”.

Rồi Thế Tôn lành bệnh. Sau khi lành bệnh không bao lâu, đức Phật rời khỏi...”(Kinh Trường Bộ, tập I, trang 582, kinh Ðại Bát Niết Bàn).

CHÚ GIẢI:

Ðoạn kinh này xác định về thân bệnh rất rõ ràng: Thân tứ đại là thân nhân quả. Thân nhân quả là thân vô thường, thân vô thường là phải có bệnh tật và khổ đau, dù người đó đã tu chứng đạo như đức Phật, nhưng thân nhân quả phải bệnh tật như những thân nhân quả khác, chứ không phải người chứng đạo là thân nhân quả không có bệnh tật. Ðó là qui luật chung nhân quả của các pháp do duyên hợp thành, nên có thân phải có bệnh tật, nhưng đạo Phật làm chủ sanh, già, bệnh, chết một cách dễ dàng, không có khó khăn, không có mệt nhọc. Vì thế, đối với bệnh tật đức Phật chỉ dùng Chánh Niệm Tỉnh Giác và tinh tấn tác ý đẩy lui bệnh tật ra khỏi thân Tứ Ðại.

Ðọc đoạn kinh trên đây chúng ta thấy rất rõ ràng: “Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn, gần như muốn chết”.

Ðúng vậy, dù tu hành có chứng đạo nhưng thân tứ đại vẫn là thân tứ đại nên phải bệnh tật đau khổ cũng như mọi thân người khác. Nhưng người tu hành theo Phật giáo có pháp hành Ðịnh Niệm Hơi Thở, có pháp hành Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ sung mãn thì có đủ năng lực Bảy Giác Chi, là có Tứ Thần Như Ý Túc. Nhờ đó nên nhiếp phục và đẩy lui tất cả bệnh tật không có khó khăn, không có mệt nhọc như trên đã nói. Cho nên, người tu theo Phật giáo không đi bác sĩ, không nằm bệnh viện. Còn những người tu hành không đúng chánh pháp như các Thầy Ðại Thừa và Thiền Tông không làm chủ được bệnh tật nên phải đi bác sĩ, nằm bệnh viện uống thuốc và chích thuốc. Họ đã tu hành sai pháp, chứ pháp môn của Phật là pháp môn làm chủ sanh, già, bệnh, chết rất tuyệt vời, nó giúp cho người tu hành làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi.

Trên đây là một đoạn kinh dạy trị bệnh rất hay, cụ thể và rõ ràng. Ðoạn kinh này chỉ có người tu chứng mới hiểu được nghĩa vì đó là kinh nghiệm bản thân, còn các nhà học giả, khi đọc đến đoạn kinh này họ đều giảng dạy lướt qua, chứ không thể nào hiểu được. Do không hiểu nên không nêu rõ ý nghĩa cách thức làm chủ bệnh. Ðây các bạn hãy lắng nghe lời dạy này: “Nhưng Thế Tôn giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán”.

Ðọc câu kinh này, các bạn có biết rõ Phật đang trị bệnh của mình, như thế nào không?

Câu kinh này lời dạy quá cô đọng, khiến cho người đọc đến đây không biết đức Phật dùng pháp môn nào để đối trị thân bệnh gần như sắp chết của mình.

Kính thưa các bạn! Nếu các bạn không hỏi ý nghĩa của đoạn kinh này thì các bạn chẳng bao giờ biết Phật dùng pháp môn nào để đẩy lui bệnh cả. Chúng tôi xin các bạn lưu ý cụm từ Chánh Niệm Tỉnh Giác. Chánh Niệm Tỉnh Giác là tên một pháp môn trong 4 pháp môn mà đức Phật dạy cho chúng ta đầu tiên khi mới bước chân vào đạo tu tập, đó là pháp môn Tứ Chánh Cần. Trong pháp môn Tứ Chánh Cần gồm có:

1 - Chánh Niệm Tỉnh Giác Ðịnh

2 - Ðịnh Vô Lậu

3 - Ðịnh Sáng Suốt

4 - Ðịnh Niệm Hơi Thở

Bây giờ các bạn đã hiểu rõ Chánh Niệm Tỉnh Giác là một pháp môn đối trị bệnh tật mà ở đây đức Phật đã dùng nó để trị bệnh gần chết của mình. Nhưng Chánh Niệm Tỉnh Giác chỉ là để chịu đựng cơn đau cũng giống như người ôm phao vượt biển. Như đoạn kinh trên đã dạy: “Giữ tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác chịu đựng cơn đau không một chút ta thán”. Cho nên, khi có những cơn đau như dao cắt ruột thì chỉ còn có cách giữ gìn tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác trên Thân Hành Niệm Nội (hơi thở) hay Thân Hành Ngoại (hành động tay chân) nhờ giữ tâm tỉnh giác trên thân hành ta mới chịu đựng được những cơn đau như ai cắt ruột, bứt gan.

Ðối với đạo Phật đây là phương pháp đầu tiên để chiến thắng giặc sanh tử, giặc bệnh tật và giặc luân hồi. Ðối với những loại giặc này, nếu các bạn không chịu rèn luyện tu tập cho thuần thục, nhu nhuyễn những pháp môn này thì rất khó cho các bạn chiến thắng chúng.

Kính thưa các bạn! Ở đây đức Phật đã thực hiện các pháp môn này để trị ngay trên thân bệnh gần chết của mình, hành động ấy rất rõ ràng và cụ thể nhất trong đoạn kinh này. Nhờ đó lòng tin các bạn lại càng gia tăng lên bội phần; nhờ đó sự học tập và tu luyện lại càng siêng năng hơn. Lúc nào cũng lấy gương hạnh của Phật mà áp dụng vào cho mình; nhờ biết dùng những pháp môn này để đối trịnhững ác pháp đang tấn công ào ạt vào thân tâm; nhờ có những pháp môn này mà tâm các bạn mới bất động hoàn toàn, mới ly dục ly ácpháp được trọn vẹn.

Kính thưa các bạn! Như các bạn đã biết Chánh Niệm Tỉnh Giác trên thân hành là pháp môn để vượt qua những cơn đau ghê gớm, khốc liệt như dao cắt, nhưng với hành giả Phật giáo nhờ Chánh Niệm Tỉnh Giác nên không một chút rên la kêu khóc. Ðó là phương pháp vượt qua cơn đau, chứ không phải là phương pháp trị cơn đau.

Xin các bạn lưu ý: Nó giống như người bị sóng gió ba đào giữa biển chỉ còn ôm phao vượt biển, nó giống như hố cá nhân của người lính đánh trận, khi giặc bắn rát quá chỉ còn núp dưới hố cá nhân để tránh đạn, chờ lúc nào thuận tiện nhào lên là đánh lại ngay liền.

Với giặc sinh tử khôn ngoan vô cùng chúng đánh chúng ta nhiều mặt, nếu không kịp phát hiện ra là chúng ta bị thua trận ngay liền. Vậy đánh lại ngay liền là đánh bằng pháp môn nào?

Chúng ta hãy đọc đoạn kinh thứ hai để xem đức Phật dùng pháp môn gì để nhiếp phục cơn đau và duy trì mạng căn để tiếp tục sống. Ðây, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Thế Tôn tự nghĩ: “Thật không hợp lẽ nếu Ta diệt độ mà không có một lời với các đệ tử hầu cận Ta, không từ biệt chúng Tỳ kheo. Vậy Ta hãy lấy sức tinh tấn, nhiếp phục cơn bệnh này, duy trì mạng căn và tiếp tục sống”.

Kính thưa các bạn! Các bạn hãy lưu ý những cụm từ dưới đây, đó là những cụm từ cần phải hiểu nghĩa rõ ràng:

1- Hãy lấy sức tinh tấn.

2- Nhiếp phục cơn bệnh này.

3- Duy trì mạng căn và tiếp tục sống.

Cụm từ thứ nhất có nghĩa là hãy lấy sức tinh tấn, tức là phải siêng năng ôm pháp môn cho thật chặt, không được lơi lỏng. Như người ôm phao vượt biển.

Ví dụ: Khi thân bị bệnh đau bất cứ chỗ nào, nặng nhẹ mặc kệ chúng ta hãy cố gắng dựng thân ngồi kiết già sừng sững, đừng nên nằm, rồi nhiếp tâm thanh thản, an lạc và vô sự, khi tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì tâm định trên hơi thở ra hơi thở vào một cách nhẹ nhàng rõ ràng và cụ thể. Khi biết tâm đã định trên hơi thở như vậy thì chúng ta tác ý nhắc: “Thọ là vô thường cái đau bệnh này phảiđi khỏi nơi thân tâm ta” (Nhất là phải chỉ rõ bệnh gì? Bệnh ở đâu?). Khi tác ý xong câu này thì tiếp tục tác ý câu thứ hai: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Khi tác ý xong thì cứ bám cho chặt trong hơi thở vô, hơi  thở ra, ý thức chỉ biết hơi thở vô ra đều đặn, đừng lưu ý đến bệnh đau, thỉnh thoảng lại tác ý: “Thọ là vô thường cái thân bệnh này hãy đi! Ði! Ði cho khỏi thân ta”. Trên đây là phần nhiếp phục cơn bệnh đau mà trong kinh chỉ nói vắn tắt, khiến cho mọi người khó hiểu vì lời dạy quá cô đọng: “Ta hãy lấy sức tinh tấn nhiếp phục cơn bệnh này”, đọc đến đây không ai biết pháp trị bệnh của đức Phật như thế nào? Nếu chúng tôi không giải thích thì các bạn không bao giờ hiểu rõ nghĩa lý của đoạn kinh này thì muôn đời đoạn kinh này vẫn khép kín mà các nhà học giả không bao giờ khám phá ra được. Phải không các bạn? Ðó là pháp môn như lý tác ý và pháp môn Ðịnh Niệm Hơi Thở.

Cụm từ thứ ba là duy trì mạng căn và tiếp tục sống, lời dạy này cũng làm mọi người không thể hiểu.

Thưa các bạn! Khi duy trì mạng căn và tiếp tục sống thì chúng ta phải tu tập pháp môn gì đây? Ðó là pháp môn Tứ Niệm Xứ các bạn ạ! Pháp môn Tứ Niệm Xứ còn gọi là pháp môn quét tâm. Ðây các bạn hãy lắng nghe pháp môn quét tâm:

“1- Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu.

2- Trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu.

3- Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu.

4- Trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu”.

Bốn pháp môn Tứ Niệm Xứ này chúng ta phải tu tập như thế nào?

Kính thưa các bạn! Muốn trả lời câu hỏi này, xin các bạn hãy trả lời câu hỏi của chúng tôi. Khi thân tâm các bạn không có chướng ngại pháp thì trạng thái ấy là gì? Các bạn không trả lời được chúng tôi xin trả lời thay. Ðó là trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Các bạn có nhận ra trạng thái này chưa?

Nếu chưa thì các bạn hãy ngồi yên lặng rồi quan sát thân, thọ, tâm, pháp thì chỉ trong phút giây các bạn sẽ nhận ngay liền. Nếu các bạn đã nhận ra thì đó là trạng thái của tâm Tứ Niệm Xứ. Khi có một niệm ác tác động vào thân tâm của các bạn thì các bạn quan sát thấy ngay liền. Lúc bấy giờ các bạn dùng cây chổi thần pháp môn như lý tác ý mà quét niệm ác đó ra liền, như đoạn kinh trên đức Phật giữtâm Chánh Niệm Tỉnh Giác, chịu đựng cơn đau ấy, không rên la một chút xíu nào cả.Từ bất động tâm ấy rồi siêng năng dùng pháp như lý tác ý quét bệnh ra như trên đã dạy. Cuối cùng đẩy lui được bệnh thì thân tâm trở về trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự.

Thưa các bạn! Trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự trong đó còn có tâm tham, sân, si hay những sự phiền muộn khổ đau nữa không? Nếu có khổ đau, có phiền não, còn tham, sân, si thì làm sao gọi là tâm thanh thản, an lạc và vô sự được. Phải không các bạn?

Người đời vì tâm còn tham, sân, si dễ sanh ra phiền muộn, khổ đau nên tuổi thọ giảm lần, vì thế nên không duy trì mạng căn được và không thể tiếp tục sống lâu được. Cho nên, đoạn kinh này dạy: “Duy trì mạng căn tiếp tục sống” tức là đức Phật đang giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đó là phương pháp duy trì mạng căn và tiếp tục sống trường thọ.

Kính thưa các bạn! Phật pháp không dối người, chỉ có con người không chịu tu tập nên không làm chủ sự khổ đau của kiếp người mà thôi. Bài kinh Ðại Bát Niết Bàn đã xác định rõ ràng. Pháp môn nào đẩy lui bệnh tật và pháp môn nào duy trì mạng căn sống lâu muôn tuổi như trên đã chú thích. Ðây là những lời Phật dạy chứ không phải chúng tôi tự kiến giải theo kiểu Ðại Thừa. Xin các bạn tư duy cho kỹ đừng vội bảo rằng chúng tôi đúng mà cũng đừng vội bảo rằng chúng tôi sai. Vì những lời dạy này sẽ được áp dụng vào đời sống của mọi người. Và những kết quả đối trị được những bệnh tật của cơ thể, thì đó sẽ là câu trả lời đúng, sai.

Ðây là một bài kinh rất sống động, chính lấy thân Phật làm một thí điểm để áp dụng các pháp mà đức Phật đã dạy chúng ta. Như vậy rõ ràng đức Phật do từ các pháp môn này mà làm chủ sự sống chết, bệnh tật thì chúng ta cũng ngay từ trên các pháp môn này mà tu tập thì cũng làm chủ được sự sống chết, bệnh tật và kéo dài tuổi thọ, muốn sống muốn chết tự tại như Phật ngày xưa.

Một bài pháp có giá trị lợi ích rất lớn cho loài người. Xin các bạn hãy lưu ý và đặt trọn lòng tin nơi pháp bảo này để mang lại lợi ích cho mình, cho người, nhờ đó Phật pháp sẽ sáng chói huy hoàng mãi mãi muôn đời.