• thanhanhniem1
  • benthayhocdao
  • phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • chanhungphatgiao
  • tamthuphattu
  • lailamtoduong1
  • vandaptusinh
  • daytusi
  • thanhanhniem2
  • amthat2
  • lopbatchanhdao
  • khatthuc1
  • amthat3
  • quetsan
  • phattuvandao3
  • ttl1
  • amthat1
  • vandao2
  • toduongtuyetson
  • tinhtoa2
  • ttl3
  • ThayTL
  • tinhtoa1
  • tranhducphat
  • thanhanhniem3
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

1.- TƯỞNG UẨN; 2.- VĂN THÙ SƯ LỢI

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.2, TG.2011, tr.04-48; tr.322-324)
link sách:

1.- TƯỞNG UẨN

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có lần Hòa Thượng nói, có vị Thiền sư khi chứng ngộ khóc ròng, nhưng cũng có vị Thiền sư khi chứng ngộ cười hoài. Có phải đó là cảm xúc của người thấy được Chơn tâm không thưa Thầy?

Ðáp: Khóc ròng và cười hoài đó là những người tu rơi vào định tưởng, tưởng uẩn tác động gây cảm xúc tưởng mình đã ngộ nhập vào bản thể Chơn Như (chân thật có), nên mới có những trạng thái kỳ lạ.

Sự tu hành này chính là sự ức chế ý thức khiến cho ý thức không khởi niệm thiện cũng như niệm ác, nên ý thức ngưng bặt làm cho tưởng thức bắt đầu hoạt động, khi tưởng thức bắt đầu hoạt động thì hành giả có những cảm giác hỷ lạc hoặc các sắc tưởng, hương tưởng, vị tưởng, thinh tưởng, cho đến khi pháp tưởng xuất hiện, pháp tưởng xuất hiện có nhiều trường hợp xảy ra khi tâm dừng bặt vọng tưởng.

Có vị pháp tưởng xuất hiện nhận ra Phật Tánh bằng một câu kinh, như Lục Tổ Huệ Năng “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, câu này trong kinh Kim Cang Bát Nhã. Mã Tổ ngộ Phật Tánh bằng câu kinh: “Tức tâm tức Phật, Phật tức tâm”.

Có vị pháp tưởng xuất hiện ngộ Phật Tánh bằng một câu công án của Thiền sư Triệu Châu: “Con chó có Phật Tánh hay không? - Không”. Nhờ câu này mà Thiền sư Huệ Khai đã ngộ được tâm “Vô, vô, vô, vô ..”. Hoàng Bá ngộ được Phật Tánh khóc mãi, Linh Vân ngộ được Phật Tánh cười hoài.

Tất cả những sự ngộ này đều do ảnh hưởng của tưởng uẩn tạo ra khiến cho người khóc, kẻ cười, người la, kẻ hét, người đánh, kẻ làm thinh, gần như người điên, may là họ ngộ pháp tưởng còn như vậy huống là rối loạn thần kinh thì hết cứu chữa.

2.- VĂN THÙ SƯ LỢI

Hỏi: Kính thưa Thầy! Trong sách Hành Thập Thiện (trang 57) Thầy có ví dụ về Ngài Văn Thù Sư Lợi tại núi Nga Mi Trung Quốc. Vậy Ngài Văn Thù có hay không? Kinh sách phát triển thường nói về Văn Thù Sư Lợi, nhưng kinh sách Nguyên Thủy thì không có. Vậy mong Thầy dạy cho.

Ðáp: Ngài Văn Thù Sư Lợi ở núi Nga Mi là người Trung Quốc tu theo Lão Tử (Tiên Ðạo).

Ðọc lại đoạn kinh Hành Thập Thiện thì chúng ta thấy lời nói của Ngài Văn Thù giống như lời nói của các vị Thiền Sư Trung Hoa.

Kinh sách phát triển chịu ảnh hưởng Tiên Ðạo sinh ra Thiền Tông. Thiền Tông chính là con của Lão Tử.

Văn Thù Sư Lợi trong kinh phát triển là một vị thần của Bà La Môn, chứ không phải Văn Thù Sư Lợi của Trung Hoa ở núi Nga Mi.

Tiểu thuyết gia Trung Quốc tác giả bộ truyện Phong Thần đã biến hai vị Văn Thù Sư Lợi thành một vị bằng cách cho Ngài Văn Thù Sư Lợi trước tu Tiên sau tu theo Phật. Ðó là những nhân vật tiểu thuyết, chứ không có thật, chỉ có những người thiếu tri kiến nhận xét mới tin những nhân vật huyền thoại hư cấu của tiểu thuyết.

Ðây là những nhân vật hư cấu không có lịch sử chân thật. Khi đưa ra nhân vật này trong kinh Hành Thập Thiện, là chúng tôi có mục đích dung hòa Ðại Thừa, Thiền Tông và Nguyên Thủy, vì thời điểm đó nói thẳng bất lợi.

Kinh sách phát triển Ðại Thừa có từ bên Ấn Ðộ nên ngài Văn Thù Sư Lợi phải là người Ấn Ðộ, vì vậy có hai vị Văn Thù Sư Lợi một Trung Hoa, một Ấn Ðộ. Từ xưa đến nay người ta đã lầm tưởng là có một vị mà thôi.