• phattuvandao1
  • lailamtoduong1
  • tinhtoa1
  • tamthuphattu
  • tinhtoa2
  • vandaptusinh
  • vandao2
  • ThayTL
  • amthat2
  • amthat1
  • toduongtuyetson
  • lopbatchanhdao
  • benthayhocdao
  • ttl1
  • ttl3
  • thanhanhniem3
  • chanhungphatgiao
  • khatthuc1
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem2
  • amthat3
  • huongdantusinh
  • daytusi
  • quetsan
  • thanhanhniem1
  • tranhducphat
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Am thất
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
In bài này

BẢNG TÓM LƯỢC ĐƯỜNG LỐI TU TẬP CỦA PHẬT GIÁO

Lượt xem: 7083

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích PGCĐLR, TG. 2010, tr. 100-141)
link sách: PGCĐLR

ĐỨC NHẪN NHỤC

Trước tiên một người muốn tu theo Phật giáo còn trong chiếc áo người cư sĩ thì hằng ngày phải tu tập đức hạnh nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.

Muốn sống đạo đức như vậy thì nên lấy năm đức của Phật giáo mà làm nền tảng cho sự sống:

1- Ðức Hiếu Sinh

2- Ðức Ly Tham

3- Ðức Chung Thủy

4- Ðức Thành Thật

5- Ðức Minh Mẩn

Khi muốn sống đúng được năm đức hạnh này thì phải học tập để biết cách sống với mọi người bằng sự thể hiện đức hạnh NHẪN NHỤC. Bởi vì trong cuộc sống thường chung đụng với mọi người nên có nhiều ác pháp xảy ra. Ác pháp xảy ra thường mang đến sự khổ đau cho loài người.

Muốn ngăn chặn những sự đau khổ này thì phải diệt trừ ác pháp. Ác pháp đầu tiên thì chỉ có đức hạnh NHẪN NHỤC mới dẹp trừ được mà thôi. Khi ác pháp được dẹp trừ thì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mới có sự bình an, yên vui.

Trong cuộc sống dù gặp muôn vàn ác pháp như thế nào thì đức hạnh NHẪN NHỤC sẽ giúp cho quý vị thoát ra mọi nỗi khổ đau. Vì vậy hạnh nhẫn là hàng đầu trong sự tu tập theo Phật giáo, nó là phong cách sống cao thượng hơn mọi người, quý vị cần nên nhớ điều đó.

Người sống với đức nhẫn nhục là sống không làm khổ mình, khổ người, quý vị có thấy điều này không?

Ai sống được với đức nhẫn nhục là nâng cao sự sống của mình ngang hàng với những Thánh nhân. Bởi vậy muốn làm Thánh mà không sống được với đức nhẫn nhục thì không thể làm Thánh được.

Những bậc Thánh hơn người là những người biết sống với đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.

Trong cuộc sống này nếu ai biết sống nhẫn nhục là người biết sống đem lại sự an vui cho mình và mọi người. Vì đức hạnh nhẫn nhục luôn luôn không làm khổ mình khổ người.

Sống hạnh nhẫn nhục như thế nào?

1- Người ta chửi mình, mình không nên chửi lại. Ðó là hạnh nhẫn nhục.

2- Người ta đánh mình, mình không nên đánh lại. Ðó là hạnh nhẫn nhục.

3- Người ta nói dối không thật nhưng mình không nên chỉnh sửa sai những điều đó, vì chỉnh sửa sai những điều đó người ta sẽ xấu hổ sinh thù oán.

4- Người ta nói nặng lời với mình, những lời nói thô lỗ mình không nên nặng lời và dùng những lời nói thô lỗ với họ. Vì dùng những lời nói qua lại như vậy chẳng khác nào như chửi mắng nhau. Ðó không phải là đức hạnh nhẫn nhục.

5- Người ta nói xấu mình nhưng mình không nói xấu lại. Ðó là dức hạnh nhẫn nhục.

6- Người ta hay tranh luận hơn thua với mình thì mình nên tránh không nên tranh luận hơn thua với họ, vì tranh luận hơn thua như vậy là thiếu đức nhẫn nhục.

7- Người nói đúng nói sai mình chỉ biết làm thinh không nói đúng sai, nói phải, nói trái mặc dù chúng ta biết rất rõ đúng sai phải trái nhưng không phê phán ai cả. Ðó là hạnh nhẫn nhục.

8- Người ta cho mình ăn cái gì thì mình ăn cái nấy không chê dỡ hay khen ngon. Ðó là hạnh nhẫn nhục.

ĐỨC TÙY THUẬN

Bản thân sống ở đời ai cũng biết tùy thuận lẫn nhau thì làm sao có sự bực mình, tức giận, buồn phiền, khổ đau, v.v…

Gia đình vợ chồng không biết tùy thuận lẫn nhau thì cơm không lành, canh không ngọt, lúc nào cũng sống trong cảnh bất an.

Xã hội mọi người biết tùy thuận nhau thì không tranh đua hơn thiệt, cao thấp, không so đo giàu nghèo, sang hèn thì không bao giờ có xung đột và không bao giờ có chiến tranh, thì xã hội sẽ có trật tự, an ninh.

Ðức hạnh TÙY THUẬN là một đức hạnh giúp cho loài người sống bình an yên vui. Vì thế, nó có một giá trị rất lớn cho đời sống con người cùng sống chung nhau trên hành tinh này.

Chúng ta dùng danh từ TÙY THUẬN thì người ta hiểu nghĩa một cách lờ mờ, không sâu sắc bằng đưa ra những hành động cụ thể tùy thuận như:

1- Kinh sách Ðại Thừa dạy cúng bái cầu siêu, cầu an. Vậy nếu mình cùng tham dự trong nhóm thì cũng nên TÙY THUẬN tụng niệm cầu siêu, cần an như họ để quý thầy Ðại Thừa khỏi nghi ngờ, nhưng mình sẽ dùng pháp ly dục ly bất thiện pháp tu tập thì có ai biết đâu.

2- Mình TÙY THUẬN ngồi thiền như các thầy bên Thiền Ðông Ðộ, nhưng mình cứ tu theo pháp môn của Phật dạy ly dục ly ác pháp thì có ai biết đâu.

3- TÙY THUẬN nhưng không bị lôi vào ác pháp. Như có một người bạn mời chúng ta đến dự ăn giỗ, chúng ta cũnng đến. Trong bữa ăn dọn lên toàn là thực phẩm thịt cá, mọi người đều cầm đũa ăn ngon lành, chúng ta cũng cầm đũa vậy nhưng lại toàn ăn rau cải chớ không hề ăn một miếng thịt nào cả. Ðó là chúng ta TÙY THUẬN cùng ăn với bạn bè nhưngmình giữ gìn đức HIẾU SINH không ăn thực phẩm thịt cá như họ.

4- Người sống với đức hạnh TÙY THUẬN là người biết sống hòa hợp với mọi người mà không làm khổ mình khổ người.

5- Ðức hạnh TÙY THUẬN là một hành động sống đạo đức trong muôn ngàn hành động sống đạo đức khác không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sinh.

6- Ai sống biết TÙY THUẬN là biết đem lại sự an vui cho mình cho người trong cuộc sống.

7- Người biết sống trong gia đình cũng như ngoài xã hội đều phải lấy đức TÙY THUẬN mà sống thì gia đình trong ấm ngoài êm, còn xã hội thì có trật tự an ninh.

8- Trong xã hội, mọi người ai cũng biết sống TÙY THUẬN thì xã hội ấy là thiên đàng.

9- Người biết sống TÙY THUẬN là người luôn luôn có nụ cười trên môi, tâm hồn họ lúc nào thanh thản, an lạc và thường hoan hỷ với mọi người.

10- Người biết sống TÙY THUẬN là người ít bệnh tật tai nạn, cuộc sống thường được an vui hạnh phúc.

11- Bởi vậy đức TÙY THUẬN là một đức hạnh cao thượng đối với mình với người, không bao giờ làm khổ ai.

ĐỨC BẰNG LÒNG

BẰNG LÒNG là một đức hạnh xả tâm cao nhất trong Phật giáo, vì có BẰNG LÒNG tâm mới có an vui. Bằng lòng tức là vui lòng chứ không phải bằng mặt nghĩa là vui lòng trước mặt mà sau lưng thì không vui.

BẰNG LÒNG ở đây là vui lòng chấp nhận mọi ý kiến và việc làm của người khác, không có chút gì còn chướng ngại trong lòng. Bằng lòng tức là chấp nhận và vui vẻ.

Một người luôn luôn giữ gìn được tâm BẰNG LÒNG thì người ấy sống không còn chút gì đau khổ trong lòng. Cho nên dù cuộc sống chung đụng với mọi người mà người biết sống với đức hạnh BẰNG LÒNG thì người ấy không còn bị những ác pháp làm đau khổ, không còn bị các chướng ngại pháp làm khổ đau.

Tóm lại trong xã hội loài người mà mọi người, ai ai cũng đều biết sống đối xử với nhau bằng những hành động thân, miệng, ý luôn luôn thể hiện đức hạnh: NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN và BẰNG LÒNG thì thế gian này yên vui và hạnh phúc biết bao!!!

Thấy biết rõ ba đức hạnh NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN và BẰNG LÒNG này đem lại sự lợi ích rất lớn cho loài người. Cho nên chúng tôi thường ước nguyện sao cho mọi người, thấu hiểu sự sống của mọi người quý báu vô cùng, ước mong mọi người hãy vì sự sống chung nhau trên hành tinh này mà diệt trừ lòng ích kỷ nhỏ hẹp của mình để sống vì mọi người. Sống vì mọi người không phải là lời nói suông mà bằng cả hành động thân, miệng, ý.

Sống vì mọi người là sống vì sự sống của mình và của những người khác để cùng nhau xây dựng một xã hội bình an, yên ổn bằng tình thương cho nhau chân thật.

Ba đức hạnh này là ba đức hạnh của người tại gia, xin quý vị cố ghi khắc trong tim, vì những lời dạy này là để cho những người tại gia có một lối sống cao thượng, sống vì yêu thương mình và mọi người.

Ðạo Phật là một tôn giáo dạy đạo đức cho con người, sống như thế nào đểđược bình an, yên vui và hạnh phúc, chớ không phải dạy thần thông biến hóa tàng hình kêu mưa, gọi gió, v.v..., cũng không phải dạy cầu cúng, tụng kinh, niệm chú hoặc niệm Phật cầu tha lực. Mục đích của đạo Phật ra đời là dạy cho con người sống sao cho xứng đáng làm người, nhất là những người còn sống tại gia đình, phải đối xử với ông bà, cha mẹ, cô bác, anh chị em, v.v... như thế nào để không làm khổ mình khổ người và chúng sinh. Tức là phải biết đem sự sống đạo đức hòa hợp cùng mọi người, phải biết nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng trong mọi nghịch cảnh.

Còn riêng phần người xuất gia thì hãy xem phần tiếp nối dạy sau đây, chúng tôi sẽ giảng dạy từng pháp môn tu tập oai nghi chánh hạnh trong giai đoạn mới bắt đầu từngười tại gia ra khỏi nhà thế tục để trở thành người xuất gia.

Khi vào chùa để xin xuất gia thì bắt đầu phải tu học pháp nào trước, pháp nào sau. Nếu may mắnđược một vị thầy tu chứng đạo hướng dẫn thì phải cố gắng siêng năng tu tập theo như vậy. Tu tập phải đạt kết quảở pháp này xong thì mới tu tập đến pháp khác, nếu chưa có kết quả thì chưa tu tập pháp môn cao hơn.

Về giới luật cũng vậy, khi giới luật đức hạnh này giữ trọn vẹn thì mới giữ gìn giới luật đức hạnh khác, chứ không phải ôm đồm tất cả giới luật mà giới nào cũng vi phạm. Pháp tu tập cũng vậy, pháp nào phải tu cho xong pháp nấy chớ không phải pháp nào cũng tu tập. Pháp nào cũng tu tập là tu tập chung chung. Tu như vậy chẳng có kết quả gì, rất uổng công tu tập mà còn phí thời gian vô ích.

HẠNH ĂN UỐNG

Khi đã xuất gia thì người tu sĩ cần phải ghi nhớ và giữ gìn đức hạnh ĂN UỐNG. Người xuất gia không được ăn uống phi thời. Cho nên người xuất gia là người đã buông bỏ tất cả những gì của thế gian chỉ còn ba y một bát để xin cơm sống, hằng ngày chỉ có một bữa ngọ trai mà thôi. Cho nên ăn uống phi thời ngày hai ba bữa là không đúng hạnh người xuất gia. Hiện giờ quý thầy tu theo Phật giáo thì nhiều, nhưng ăn uống phi thời thì được xem như quý thầy không làm chủ cái ăn của mình. Ăn uống mà không làm chủ thì đâu làm chủ gì được thân tâm này. Ăn cũng là một oai nghi chánh hạnh của Phật giáo, thế mà quý thầy không làm chủ được cái ăn thì quý thầy đi tu theo Phật giáo để làm gì? Phật giáo dạy ly dục ly ác pháp mà quý thầy không ly được dục ăn thì làm sao ly được dục ngủ. Ăn mà không làm chủ được thì làm sao làm chủ được ngủ. Quý vị hãy nghiên cứu lại kỹ những oai nghi chánh hạnh này của Phật giáo. Những oai nghi chánh hạnh này đều nằm trong các bộ giới luật của Phật giáo. Những oai nghi đức hạnh về ăn uống mà trong kinh sách Phật thường nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, quý vị nên đọc 100 giới chúng học trong đó sẽ dạy những oai nghi chánh hạnh của một người tu sĩ còn ở đây chúng tôi xin nhắc quý vị về ăn uống. Nếu quý vị không tu tập làm chủ được cái ăn uống thì quý vị đừng mong làm chủ sự sống chết.

Trong giai đoạn đầu tiên quý vị mới bước vào tu tập, người hướng dẫn quý vị tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết sẽ lưu ý cách sống của quý vị. Nếu quý vị ăn uống phi thời không giữ trọn ngày một bữa thì quý vị sẽ bị loại ra khỏi dòng tu tập. Người hướng dẫn sẽ không chấp nhận và không dạy quý vị tu tập dù bất cứ một pháp môn nào.

Không làm chủ được cái ăn, cứ chạy theo ăn uống ngày hai ba bữa thì quý vị nên về đời sống thế gian chứ tu tập phạm giới như vậy có ích lợi gì. Không làm chủ cái ăn mà muốn tu tập làm chủ sự sống chết thì có khác nào quý vị nằm mộng. Cho nên trước tiên quý vị phải tập làm chủ cái ăn. Muốn làm chủ cái ăn thì quý vị phải có nghị lực và gan dạ quyết tâm thà chết chứ không để vi phạm về giới không nên ăn phi thời.

Có quyết tâm tu tập thì quý vị sẽăn ngày một bữa dễ dàng không có khó khăn. Khi nào ăn ngày một bữa xong thì quý vị tiến tới tu tập phá hôn trầm, thùy miên, vô ký. Ðây là một giai đoạn khó khăn hơn giai đoạn ăn uống. Để vượt qua giai đoạn này không khó thì quý vịphải chịu khó siêng năng đi kinh hành hay đi kinh hành pháp THÂN HÀNH NIỆM. Ngủ nghỉ là một oai nghi chánh hạnh của Phật giáo, người nào muốn thông suốt thì phải nghiên cứu tập sách “GIỚI ÐỨC THÁNH TĂNG VÀ THÁNH NI” do tu viện Chơn Như biên soạn.

Nếu quý vị ngủ mà không làm chủ được thì nên trở về đời sống thế gian để ăn ngủ cho thỏa thích. Trong sự tu hành làm chủ sự sống chết mà không làm chủ được ăn ngủ thì con đường tu theo Phật giáo không chấp nhận quý vị. Quý vị nên rút lui trước thì hay hơn.

HẠNH NGỦ NGHỈ

Ðến với đạo Phật, về đời sống hằng ngày, chúng ta cần phải khắc phục cho được HẠNH NGỦ. Hạnh ngủ trong giới tu sĩ được xem là khó phá nhất, nếu chúng ta không đề cao cảnh giác thì sẽ dễ rơi vào hôn trầm, thùy miên, vô ký và ngoan không. Những ai thường đi gác thiền thì sẽ gặp những tu sĩ ngồi gục xuống ngẩng lên như con gà mỏ thóc, nhất là buổi tối từ 9 giờ đến 10 giờ và buổi khuya vào lúc 2 giờ hoặc lúc gần xả thiền 4 giờ 5 giờ gần sáng.

Một người quyết chí tu tập thì thường đi kinh hành gần như suốt đêm ngày, còn những người lười biếng thì ít đi kinh hành nên ngồi đâu gục đó. Khi vào một thiền đường thấy các thiền sinh đi kinh hành là biết tu tập đúng pháp, còn thấy các thiền sinh tu hành mà ngồi nhiều thì biết đó là tu sai pháp.

Tại sao vậy?

Do đi kinh hành nhiều mà các thiền sinh phá được hôn trầm, thuỳ miên, vô ký, ngoan không, con người rất tỉnh táo, còn thiền sinh ngồi nhiều là những thiền sinh lười biếng nên bị ngủ gật. Tu hành không phải tu ở chỗ ngồi mà cũng không phải ở chỗ hết vọng tưởng mà chính là chỗ tâm tỉnh thức biết rõ từng tâm niệm của mình đểtác ý xả và ly tất cả các niệm chướng ngại pháp làm tâm bất an. Do xả ly hết các niệm chướng ngại pháp nên tâm mới bất động thanh thản an lạc và vô sự.

Mục đích tu hành là phải tâm luôn luôn tỉnh thức, lúc nào cũng phải tỉnh giác sáng suốt, không bị hôn trầm, thuỳ miên tấn công, ngồi đâu gục đó. Chỉ có pháp môn đi kinh hành là một phương pháp phá hôn trầm, thùy miên đệ nhất. Nếu ai tu hành mà lười biếng đi kinh hành thì những người ấy nên về đời sống thế gian, ăn ngủ cho thỏa thích, còn ở trong đạo mà ăn ngủ như vậy thì không đúng hạnh của người tu sĩ Phật giáo.

Ði kinh hành có hai pháp:

1- Ði kinh hành như người đi BÌNH THƯỜNG, khi đi biết từng bước đi. Ði kinh hành phải tập đi như người vô sự, không nên đi nhanh mà cũng không nên đi chậm.

2- Ði kinh hành theo pháp THÂN HÀNH NIỆM, mỗi hành động bước đi đều phải tác ý trước khi có hành động bước đi. Khi không bị hôn trầm, vô ký, ngoan không thì tác ý trong đầu, còn khi bị hôn, vô ký và ngoan không thì nên tác ý ra tiếng nói như truyền lệnh.

Khi mới bước chân vào chùa tu tập thì nên tu tập các pháp đi kinh hành này cho nhuần nhuyển.

Nếu chương trình tu tập 7 năm chứng đạo thì nên đi kinh hành suốt 5 năm liền, chỉ hai năm cuối mới có ngồi chút ít. Tu tập như vậy mới thấy chứng đạo của đạo Phật đâu phải khó khăn, chỉ có siêng năng mà thôi. Cho nên người nào muốn chứng đạo thì nên đi kinh hành nhiều. Vì đi kinh nhiều tâm mới tỉnh táo, nhờ tâm tỉnh táo mà không có các niệm ác pháp nào xen vào được, vì thế tâm sẽ bất động thanh thản an lạc và vô sự. Phá được hôn trầm, thuỳ miên và vô ký đều nhờ đi kinh hành, quý vị nhớ cho để khi tu tập đừng nên sinh tâm lười biếng mà uổng phí một đời tu theo Phật giáo.

HẠNH ĐỘC CƯ

Ðộc cư là một đức hạnh dùng để phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Người tu sĩ không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý thì tâm luôn luôn phóng dật theo sáu trần. Do tâm phóng dật thì làm sao tâm thanh tịnh được. Xưa đức Phật dạy: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”. Nếu muốn tâm không phóng dật thì nên phòng hộ sáu căn cho chặt chẽ. Muốn phòng hộ sáu căn chặt chẽ thì chỉ có hạnh độc cư là đệ nhất pháp. Vì thế, người tu sĩ phạm vào giới hạnh độc cư, là phạm vào tội rất nặng, tội không còn tu tập được nữa. Do vậy tu theo Phật giáo rất cấm kỵ nói chuyện.

Thích nói chuyện là phóng dật mà phóng dật là đi ngược lại đường lối tu tập giải thoát của Phật giáo. Vậy nên trở về đời sống thế tục làm người cư sĩ còn tốt hơn, sống với chiếc áo tu sĩ mà đi nói chuyện với người này người khác thì không đáng là người tu sĩ Phật giáo. Ði tu rồi là phải giữ gìn tâm thanh tịnh, có lý đâu lại còn thích nói chuyện.

Những người phá hạnh độc cư là những người chỉ thích hợp tu tập theo Phật giáo Ðại Thừa, Thiền Tông. Ði tu thì phải cho đúng người tu sĩ, còn không tu thì thôi chứ đi tu mà thích nói chuyện làm mất ý nghĩa thanh tịnh tu hành theo Phật giáo. Xin quý vị nhớ cho.

Tóm lại, khi bước chân vào đường tu tập giải thoát thì quý vị phải nhớ kỹ những điều cần thiết không nên để vi phạm:

1- Không nên ăn uống phi thời.

2- Không nên ngủ nghỉ phi thời.

3- Phải nghiêm khắc giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư.

Ba đức hạnh này là giai đoạn tu tập thứ nhất, nếu giai đoạn thứ nhất này tu hành chưa xong thì đừng mong tu tập những giai đoạn kế tiếp, xin quý vị lưu ý. Ðó là ba điều mà người tu sĩ nào vi phạm thì bị loại trừ ra khỏi đoàn thể tăng đoàn Chơn Như.

Như quý vị đều biết khi đức Phật đi tu thì Ngài đã từng tu tập khổ hạnh cho nên ăn ngủ không còn phi thời. Khi đến dưới cội cây bồ đề tu tập thì Ngài giữ trọn vẹn độc cư 100%, vì Ngài đã tách rời khỏi năm anh em Kiều Trần Như. Năm vị nàytrước cùng tu tập khổ hạnh với đức Phật, nhưng khi họ thấy đức Phật bỏ khổ hạnh, nên họ xa lánh Phật, không còn đến thưa hỏi điều này việc khác. Nhờ có nhân duyên đó nên đức Phật mới sống trọn vẹn hạnh độc cư cho đến khi chứng đạo. Ðộc cư là một phương pháp phòng hộ: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý tuyệt vời, nó giúp cho người tu sĩ giữ gìn sáu căn trọn vẹn không tiếp xúc với bất cứ một người nào, nhờ đó tâm mới dễ chứng đạo.

Do kinh nghiệm tu hành nên khi tu chứng đức Phật đã tuyên bố như sau: “TA THÀNH CHÁNH GIÁC LÀ NHỜ TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT”. Ðấy không phải nhờ hạnh ÐỘC CƯ sao? Bởi vậy hạnh độc cư rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật giáo quý vị có thấy không?

Xin quý vị đừng xem thường hạnh độc cư. Xem thường hạnh độc cư thì con đường tu tập chẳng có kết quả và cũng chẳng đi về đâu, chỉ uổng công tu tập của quý vị.

TỨ CHÁNH CẦN

Như chúng tôi đã nói trước đây khi đức Phật đến cội cây bồ đề tu tập với pháp môn đầu tiên là pháp Sơ thiền của ngoại đạo. Ngồi dưới cội bồ đề, Ngài nhớ lại lúc còn bé ngồi dưới cây hồng táo tu tập ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền là theo pháp môn Sơ thiền của ngoại đạo. Pháp ly dục ly ác pháp theo cách của ngoại đạo là làm cho tâm trí không có niệm khởi. Nhưng nay đức Phật không tu hành pháp ly dục ly ác pháp theo cách đó nữa, mà tu hành theo sáng kiến riêng của mình, tuy cũng ly dục ly ác pháp nhưng biến pháp ly dục thành những hành động “NGĂN ÁC DIỆT ÁC PHÁP, SINH THIỆN TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP”. Suốt đêm từ canh một, đến canh hai; từ canh ba đến canh tư, canh năm rồi cứ như vậy suốt từ ngày này sang ngày khác tâm không khởi niệm dục, cho đến khi tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự hoàn toàn thì đức Phật để tâm tự nhiên kéo dài 7 ngày đêm. Sau khi tâm Phật ở trong trạng thái bất động này suốt 7 ngày đêm như vậy thì đức Phật biết mình đã chứng đạo.

Lúc mới tu tập tâm còn chướng ngại pháp rất nhiều như sóng, nên đức Phật tác ý ngăn và diệt các ác pháp đó không lúc nàongơi nghỉ, nhưng khi các ác pháp đó không còn nữa thì đức Phật cảm nhận tâm mình bất động thanh thản an lạc và vô sự, luôn luôn đang ở trên bốn chỗ của thân, thọ, tâm và pháp vì thế Ngài gọi trạng thái tâm đó là pháp môn TỨ NIỆM XỨ. Do từ tự tu tập mà đạo Phật mới có những pháp môn TỨ CHÁNH CẦN và pháp môn TỨ NIỆM XỨ.

Trong các pháp môn căn bản nhất của Phật giáo, chúng ta thường nghe nói đến pháp môn TỨ CHÁNH CẦN và TỨ NIỆM XỨ. Trong các pháp môn tu của ngoại đạo không làm sao có được hai pháp môn TỨ CHÁNH CẦN và TỨ NIỆM XỨ này. Chỉtrong đạo Phật mới có. Hai pháp này có là do đức Phật áp dụng trong khi tự tu tập mới biết.

Trở lại vấn đề tu tập của đức Phật. Khi tu tập để ngăn ác diệt ác pháp, đức Phật thấy giai đoạn tu tập Sơ thiền đó là theo kinh nghiệm bản thân của mình, hoàn toàn không giống ngoại đạo chút nào cả, nên đức Phật liền đặt cho pháp hành này cái tên TỨ CHÁNH CẦN, theo ý nghĩa TỨ CHÁNH CẦN là bốn điều cần phải siêng năng tu hành hằng ngày không nên biếng trễ. Bốn điều cần nên tu tập đó là:

1- Ngăn các ác pháp.

2- Diệt các ác pháp.

3- Sinh các thiện pháp.

4- Tăng trưởng các thiện pháp.

Một cái tên mà xác định được sự tu tập Sơ thiền của Phật giáo. Vì vậy đức Phật còn gọi pháp môn TỨ CHÁNH CẦN này với một cái tên rất gần thiền định, đó là “ÐỊNH TƯ CỤ”, tức là phương pháp tu tập để nhập SƠ THIỀN.

Muốn tu tập Sơ Thiền thì không phải trên pháp Sơ Thiền mà tu tập mà phải tu tập trên pháp môn TỨ CHÁNH CẦN rồi đến TỨ NIỆM XỨ. Vì tu tập như vậy nên ngoại đạo không bao giờ có phương pháp tu tập thiền định theo kiểu này.

Ðến đây quý vị đã thấy rõ SƠ THIỀN của ngoại đạo đã trở thành pháp môn TỨ CHÁNH CẦN của Phật giáo. Phật giáo đã làm đảo lộn tất cả pháp môn tu hành của ngoại đạo, làm cho chúng điên đầu nhất là kinh sách Ðại Thừa và Thiền Tông đang bị giao động mạnh bởi sóng gió TỨ CHÁNH CẦN.

Khi tu tập theo giáo pháp của đức Phật thì quý vị nên nhớđầu tiên phải tu tập TỨ CHÁNH CẦN, đó là pháp đầu tiên đánh vào cơ quan đầu não của giặc sinh tử luân hồi. Có những đòn đánh ngăn ác diệt ác pháp như sấm sét, như vũ bão thì mới mong ngăn và diệt ác pháp được. Khi quý vị tu tập phải đem hết ý chí dũng mãnh, kiên cường gan dạ đánh đòn nào phải chính xác và đầy đủ sức mạnh thì mới mong ngăn và diệt được ác pháp, chớ qquý vị tu tập xìu xìu cho lấy có thì không bao giờ quét sạch hôn trầm, thuỳ miên, vô ký và ngoan không. Quý vị tu tập thì phải thật tu, tu cho đúng pháp, phải đi kinh hành nhiều. Tu mà ngồi nhiều thì sinh ra lười biếng. Quý vị tu hành như vậy chẳng đi đến đâu cả, chỉ phí công sức và mất thời giờ vô ích.

Trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN của Phật giáo là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp tuyệt vời, nếu không có pháp môn này thì mọi người tu tập đều bịức chế ý thức. SINH THIỆN TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP không có nghĩa bảo chúng ta đi làm việc từ thiện, đi làm phước giúp người bất hạnh trong xã hội mà dạy chúng ta nên sống không làm khổ mình, khổ người và tất cả chúng sinh. Vậy sống không làm khổ mình khổngười và khổ tất cả chúng sinh thì phải sống như thế nào?

Trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN, Phật dạy: SINH THIỆN, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP. Thiện pháp ở đây có nghĩa là TÂM BẤT ÐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ chớ không có nghĩa thiện đơn thuần. Hằng ngày giữ gìn và bảo vệ TÂM BẤT ÐỘNG thì đó là những điều toàn thiện, rất thiện, thiện đó mới thật sự là thiện, thiện không làm khổ mình, khổ người và khổ tất chúng sinh. Bởi pháp thiện TÂM BẤT ÐỘNG là thiện cứu cánh, nó là chân lý của Phật giáo, nếu ai từng sống với nó thì người đó là người chứng đạo. Cho nên chứng đạo của đạo Phật là chứng đạo một cách dễ dàng không có khó khăn mệt nhọc chút nào cả.

TỨ NIỆM XỨ

Khi tu tập TỨ CHÁNH CẦN thuần thục thì không còn ác pháp tới lui nữa, nghĩa là trí óc không còn khởi niệm nữa thì đức Phật cảm nhận được tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Kéo dài trạng thái này ra thì cảm nhận như tâm đang quán sát bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP theo nhịp hơi thở ra vô rõ ràng một cách cụ thể.

Cảm nhận được tâm quán sát bốn chỗ này nên tâm càng không khởi. Trạng thái không niệm khởi lâu chừng nào thì tâm càng BẤT ÐỘNG lâu chừng nấy. Thấy thế đức Phật cứ để tự nhiên cho tâm thường xuyên quán sát bốn chỗ này. Tâm thường xuyên quán sát bốn chỗ trên thân, thì tâm càng ở trong trạng thái BẤT ÐỘNG dễ dàng hơn.Tâm càng ở trạng thái bất động thì tâm càng thanh tịnh và dễ dàng kéo dài từ ngày này sang ngày khác.

Khi kéo dài thời gian không niệm như vậy thì đó là NIỆM GIÁC CHI xuất hiện. Khi NIỆM GIÁC CHI xuất hiện xong thì ÐỊNH GIÁC CHI xuất hiện. Khi ÐỊNH GIÁC CHI xuất hiện xong thì kế tiếp một trạng thái KHINH AN toàn thân xuất hiện thì đó là KHINH AN GIÁC CHI. Khi KHINH AN GIÁC CHI xuất hiện xong thì HỶ GIÁC CHI xuất hiện. Khi HỶ GIÁC CHI xuất hiện xong thì TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện. Khi TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện xong thì XẢ GIÁC CHI xuất hiện. Khi XẢ GIÁC CHI xuất hiện xong thì TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện. Khi TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện xong thì TỨ THẦN TÚC xuất hiện. Ðến đây đức Phật đã hoàn tất pháp môn TỨ NIỆM XỨ, đó là kết quả tâm VÔ LẬU hoàn toàn.

BỐN THIỀN

Khởi đầu đức Phật tu tập Sơ Thiền của ngoại đạoức chế tâm cho hết vọng tưởng, nhưng do sáng kiến biết sáng tạo ra những pháp tu hành để ly dục ly ác làm chủ sinh, già, bệnh, chết tức là làm chủ thân tâm. Và cuối cùng đức Phật thành tựu tâm VÔ LẬU bằng pháp môn TỨ NIỆM XỨ chứ không phải nhập SƠ THIỀN theo pháp môn của ngoại đạo.

Khi đức Phật thành tựu pháp môn TỨ NIỆM XỨ thì ngay trên trạng thái tâm VÔ LẬU của TỨ NIỆM XỨ, đức Phật đã tìm thấy TỨ THẦN TÚC. Khi có TỨ THẦN TÚC đức Phật liền dùng ngay câu TRẠCH PHÁP: “Tâm ly dục ly ác pháp chứng và trú thiền Thứ Nhất (nhập Sơ thiền) một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, với tầm, với tứ” tức thì thân tâm đức Phật nhập vào một trạng thái Sơ Thiền có năm chi thiền hiện ra rõ ràng:

1- TẦM

2- TỨ

3- NHẤT TÂM

4- HỶ

5- LẠC

Sau khi nhập xong Sơ Thiền đức Phật xuất ra khỏi Sơ Thiền, trở về trạng thái tâm VÔ LẬU của TỨ NIỆM XỨ. Khi tâm đã ở trong trạng thái VÔ LẬU đức Phật liền dùng câu TRẠCH PHÁP: “diệt tầm tứ chứng và trú Thiền Thứ Hai (nhập Nhị Thiền) một trạng thái hỷ lạc do định sinh không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm”, ngay khi tác ý xong thân tâm đức Phật liền nhập vào Nhị Thiền sáu thức ngưng hoạt động hoàn toàn, chỉ còn có một trạng thái hỷ lạc do định của Nhị Thiền sinh ra, gồm có:

1- Hỷ do định sinh.

2- Lạc do định sinh.

3- Nội tỉnh nhất tâm tức là tỉnh giác vào nội thân tâm.

Sau khi nhập xong Nhị Thiền, đức Phật liền xuất ra khỏi Nhị Thiền bằng ÐỊNH NHƯ Ý TÚC và trở vềtrạng thái tâm VÔ LẬU của TỨ NIỆM XỨ. Khi ở trạng thái tâm VÔ LẬU đức Phật liền dùng TRẠCH PHÁP: “Ly hỷ trú xả chánh niệm tỉnh giác thân cảm nhận sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú thiền thứ ba (nhập Tam Thiền)” tức thì thân tâm đức Phật nhập Tam Thiền. Muốn nhập được thiền thứ ba thì dùng ÐỊNH NHƯ Ý TÚC truyền lệnh xả các loại tưởng hỷ, lạc. Các loại hỷ, lạc tưởng khi nhập vào Nhị thiền do định sinh. Khi xả hỷ, lạc tưởng đó thì vào trọn vẹn được Tam Thiền.

Ở trạng thái Nhị thiền và Tam Thiền và Tứ Thiền thì sáu thức bị diệt nên không còn hoạt động. Vì thế, chúng ta muốn xuất ra khỏi hay nhập vào Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền đều phải dùng ÐỊNH NHƯ Ý TÚC. Muốn nhập vào Tứ thiền thì phải sử dụng câu TRẠCH PHÁP: “Xả lạc, xả khổ diệt hỷ ưu đã cảm thọtrước, chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh” để xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu và xả niệm thanh tịnh luôn. Như vậy, nhập Tứ Thiền là xả tất cả các cảm thọ. Xả tất cả các cảm thọ thì phải tịnh chỉ hơi thở. Cho nên muốn nhập TỨ THIỀN còn có một câu TRẠCH PHÁP rất tuyệt vời: “Tịnh chỉ hơi thở nhập TỨ THIỀN”.

Ðạo Phật rất tuyệt vời là làm chủđược hơi thở. Cho nên, muốn nó thở là nó thở, muốn nó dừng là nó dừng thở. Làm chủ được hơi thở là làm chủđược mạng sống của mình. Cho nên Tứ Thiền của đạo Phật là một phương pháp dừng hơi thở hay cho hơi thở thở trở lại. Ngoài thiền thứ tư này của đạo Phật thì không có pháp môn nào làm chủ được hơi thở như vậy. Vì vậy mục đích nhập Thiền Thứ Tư là làm chủ sự sống chết, quý vị cần nên lưu ý loại thiền định này.

TỨ THẦN TÚC

TỨ THẦN TÚC phải do từ BẢY GIÁC CHI xuất trên tâm VÔ LẬU.

Vậy TỨ THẦN TÚC là gì?

TỨ THẦN TÚC là bốn sức mạnh như thần dùng để thực hiện nhập Bốn Thiền, năm định và trí tuệ Tam Minh. TỨ THẦN TÚC gồm có:

1- Dục Như Ý Túc có nghĩa là ý muốn cái gì thì thân tâm làm theo cái nấy.

2- Tinh Tấn Như Ý Túc có nghĩa là thân tâm siêng năng theo ý muốn của mình không còn biếng trễ.

3- Ðịnh Như Ý Túc có nghĩa là thân tâm muốn nhập định nào thì thân tâm nhập ngay định ấy.

4- Tuệ Như Ý Túc có nghĩa là ý muốn hiểu biết một điều gì dù bất cứở thời gian nào, không gian nào tâm liền biết ngay. Trí tuệ hiểu biết như vậy thì chỉ có tâm VÔ LẬU hoàn toàn, chứ tâm phàm phu thì không thể có được trí tuệnhư vậy.

Cơ bản nhất của sự tu hành theo Phật giáo là tâm VÔ LẬU. Có tâm VÔ LẬU là có tất cả, quý vị nên ghi nhớ lời dạy này.

TAM MINH

Muốn sử dụng TAM MINH thì chỉ có TUỆ NHƯ Ý TÚC mới điều khiển nó được. TAM MINH gồm có:

1- Túc Mạng Minh có nghĩa là một trí tuệ hiểu biết thấu suốt nhiều đời nhiều kiếp của mình, của những người khác trong thời gian quá khứ. Muốn sử dụng Túc Mạng Minh thì phải dùng TUỆNHƯ Ý TÚC thì mới thấy biết nhiều đời nhiều kiếp.

2- Thiên Nhãn Minh có nghĩa là đôi mắt sáng suốt nhìn thấy thấu suốt không gian và vũ trụ, dù cách núi, cách sông vẫn thấy biết rất rõ như thấy chỉ tay trong lòng bàn tay. Muốn sử dụng Thiên Nhãn Minh thì phải dùng DỤC NHƯ Ý TÚC thì mới thấy biết mọi việc như ý mình muốn.

3- Lậu Tận Minh có nghĩa là trí tuệ TỈNH GIÁC sáng suốt tuyệt vời nhìn thấu suốt tâm mình, khiến cho lậu hoặc bị diệt mất mà chỉ còn lại tâm VÔ LẬU hiện tiền. Muốn có trí tuệ tỉnh giác sáng suốt như vậy thì phải sử dụng TINH TẤN NHƯ Ý TÚC thì mới có trí tuệ TỈNH GIÁC diệt tận lậu hoặc.

Trên đây là ba trí tuệ chỉ bậc tu chứng mới có, nhưng rất ít khi sử dụng, vì bậc tu chứng chỉ cần chứng tâm VÔ LẬU, lúc nào họ cũng sống với tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự đó dù trước các ác pháp, các nghịch cảnh hay thuận cảnh tâm họ đều thản nhiênnhư cục đất.

Đang có 163 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
8863807