• thanhanhniem3
  • tinhtoa2
  • lailamtoduong1
  • vandaptusinh
  • phattuvandao3
  • benthayhocdao
  • tranhducphat
  • ttl1
  • amthat1
  • daytusi
  • toduongtuyetson
  • lopbatchanhdao
  • amthat3
  • vandao2
  • ttl3
  • quetsan
  • thanhanhniem2
  • amthat2
  • chanhungphatgiao
  • phattuvandao1
  • ThayTL
  • khatthuc1
  • tinhtoa1
  • thanhanhniem1
  • tamthuphattu
  • huongdantusinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
JGLOBAL_PRINT

GIÁ TRỊ

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Đạo Đức Hiếu Sinh, tập 1, TG. 2012, tr. 182-190)
link sách: Đạo Đức Hiếu Sinh, tập 1

Trong một buổi diễn thuyết, một giáo sư nổi tiếng mở đầu bài thuyết trình bằng cách giơ lên một tờ giấy 100 đô la và hỏi:

- Nếu tôi sẽ tặng tờ 100 đô la này cho một trong số các bạn, có ai muốn nhận không? Nhiều cánh tay giơ lên trong hội trường.

Giáo sư nói tiếp: - Tôi sẽ tặng một người, nhưng để tôi làm thế này đã nhé.

Ông vò nhàu tờ đô la, rồi hỏi: - Còn ai muốn lấy nó không? Nhiều cánh tay vẫn đưa lên. Giáo sư lại tiếp tục:

- Nếu tôi làm thế này thì sao? Ông ném tờ tiền giấy xuống chân mình, chà đạp một cách không thương tiếc. Rồi ông nhặt nó lên, tờ 100 đô la trở nên nhàu nát và dơ bẩn. Ông hỏi: - Còn ai muốn tờ 100 đô la này không? Nhiều cánh tay vẫn giơ lên.

- Các bạn đã nghiệm ra bài học giá trị này chưa? Dù đồng tiền này có bị vò nhàu hay giầy xéo, các bạn vẫn muốn có nó bởi vì giá trị của nó không thay đổi và giảm đi. Nó vẫn là tờ 100 đô la.

Giá trị con người trong cuộc sống cũng thế.

Lắm khi chúng ta vấp ngã, bị chà đạp, bị vùi dập do hoàn cảnh, do người khác gây ra, hay do sai lầm của chính bản thân. Chúng ta cảm thấy mình thật bất hạnh và thiếu tự tin.

Nhưng dù có chuyện gì đã và đang xảy ra, bạn đừng bao giờ tự đánh mất giá trị của mình.

TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Vò nhàu 100 đô la nghĩa là gì? Ðạo đức ở chỗ nào?

Trả lời câu hỏi 1: 100 đô la mới tinh có một giá trị nhất định phải mua được bao nhiêu vàng, bạc, đá quí, hoặc mua được bao nhiêu đồ vật dụng. Khi nó bị vò nhàu, trông nó không ngay thẳng như lúc còn mới, nhưng giá trị của nó vẫn không mất, vẫn mua sắm bao nhiêu vàng, bạc, đá quí, hoặc mua được bao nhiêu đồ vật dụng y như lúc nó còn mới xanh. Cho đến khi người ta bỏ nó dưới chân chà đạp, giầy xéo tờ giấy 100 đô la làm cho nó nhàu nát và dơ bẩn, nhưng bấy giờ giá trị của nó vẫn không thay đổi, vẫn mua những vàng, bạc, đá quí, hoặc mua được bao nhiêu đồ vật dụng y như lúc nó còn mới xanh.

Một trăm đô la là tượng trưng chỉ cho con người. Còn giá trị 100 đô la là tượng trưng chỉ cho giá trị tâm hồn đạo đức của con người.

Con người dù có bị mọi hoàn cảnh cuộc sống vò nhàu, chà đạp, giầy xéo, hoặc bị mọi dục lạc vật chất cám dỗ danh lợi, tiền bạc, sắc đẹp, v.v... nhưng phải giữ gìn tâm hồn trong sạch đạo đức, đừng để tâm hồn ô nhiễm. Chỉ cần ô nhiễm một chút là đã đánh mất giá trị con người. Ðánh mất giá trị con người là đánh mất đạo đức. Cho nên giá trị tâm hồn đạo đức rất quan trọng.

Ví dụ: Một người phụ nữ làm nghề vũ nữ, nhưng không bán dâm, người phụ nữ ấy không mất giá trị phụ nữ. Còn ngược lại, làm vũ nữ mà bán dâm thì mất giá trị người phụ nữ.

Một người nghèo đói nhưng không gian tham, trộm cắp, cướp giựt của người khác, chỉ nhận của người khác cho, người như vậy là không mất giá trị con người.

Một người vợ cũng như một người chồng đều giữ lòng chung thủy không gian dâm với người khác là không mất giá trị con người, ngược lại là làm mất giá trị con người. Mất giá trị con người thì có khác gì là con thú vật. Có đúng như vậy không quý vị?

Vò nhàu 100 đô la có nghĩa là làm cho 100 đô la mất giá trị, nhưng giá trị 100 đô la không mất, tuy tờ giấy đô la bị nhàu một chút thôi. Cũng giống như một người kia bị người khác mạ lị, mạt sát, nói xấu, v.v... nhưng người kia vẫn giữ im lặng, không chửi mắng lại người đã chửi mắng mình, đó là đức hạnh hiếu sinh nhẫn nhục.

Người có đức hạnh hiếu sinh nhẫn nhục là không bị đánh mất giá trị của một con người, cũng như 100 đô la bị vò nhàu nhưng giá trị của nó vẫn là 100 đô la. Trước cảnh bị người khác nói xấu, mạ li, mạt sát, chửi mắng bằng cách dựng lên những hình ảnh hoặc ngôn ngữ hung ác để mọi người tin theo, nhưng người ấy vẫn im lặng như Thánh, không nói một lời, không minh oan một điều gì, luôn luôn giữ gìn một lòng yêu thương người đối xử với mình rất tệ hại.

Trong khi người khác chửi mắng mình mà biết giữ gìn đức nhẫn nhục, im lặng không nói một lời nào, thì giá trị con người rất tuyệt. Thế mà lại biết im lặng như Thánh, lại còn biết thương người chửi mình thì đức hạnh hiếu sinh còn tuyệt vời hơn đức nhẫn nhục nữa. Phải không quý học viên?

Câu hỏi 2: Chà đạp 100 đô la là nghĩa lý gì? Ðạo đức ở chỗ nào?

Trả lời câu hỏi 2Chà đạp 100 đô la có nghĩa làm cho 100 đô la tan nát không còn giá trị, nhưng cuối cùng 100 đô la tuy có dơ bẩn nhàu nát, nhưng giá trị của nó vẫn là 100 đô la, không mất mát một chút nào.

Trong cuộc đời chúng ta cũng vậy, khi vấp ngã, bị chà đạp, bị vùi dập do hoàn cảnh, do người khác gây ra, hay do sai lầm của chính bản thân mà quên mất đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, để trở thành người hung dữ đụng ai cũng đánh đập, la hét chửi mắng, gặp vật gì của ai bỏ hơ hỏng là vội trộm cắp lấy, hoặc nói dối, chuyện không nói có, chuyện có nói không, uống rượu say xỉn, sinh ra tà dâm người này người khác. Ðó là những người tự đánh mất giá trị đạo đức con người.

Ngược lại khi vấp ngã, bị chà đạp, bị vùi dập do hoàn cảnh, do người khác gây ra, hay do sai lầm của chính bản thân, nhưng vẫn giữ đạo đức hiếu sinh, lúc nào cũng biết thương người, thương tất cả sự sống của muôn loài, biết tha thứ mọi lỗi lầm của kẻ khác, dù những người đã cố ý hại mình, chửi mắng mình, nói xấu mình, v.v... đó là những người không mất giá trị.

Câu hỏi 3: Ðại ý bài này nói đạo đức gì?

Trả lời câu hỏi 3Ðại ý bài này nói về giá trị của một con người khi đứng trước mọi tình trạng, mọi cảnh huống như thế nào vẫn không đánh mất lòng thương yêu của mình (đức hiếu sinh) đối với sự sống trên hành tinh.

Người có lòng yêu thương sự sống thì dù trước hoàn cảnh nào cũng thà chịu chết chớ không giết hại và ăn thịt chúng sinh; thà chịu nghèo đói chứ không bao giờ lấy của không cho; thà chịu khổ mà chia sẻ ngọt bùi có nhau chớ không bẻ gánh sang ngang; thà chịu chết chứ không nói dối lường gạt người khác; thà chịu bị đánh đập, chửi mắng ngu si, có khi bị giết cũng không bao giờ uống rượu và ăn thịt chúng sinh. Cho nên đạo đức hiếu sinh là một đạo đức tuyệt vời, làm cho giá trị con người mãi mãi trường tồn!

Bởi chỉ có lòng yêu thương mới đem lại bình an cho sự sống trên hành tinh này và giá trị con người bất diệt.

Ðạo đức HIẾU SINH là đạo đức thứ nhất của Phật giáo, nên nó quan trọng và lợi ích rất lớn với loài người.

Câu hỏi 4: Một trăm đô la nguyên vẹn còn mới tinh, chưa bị ô nhiễm một vết bẩn nào, đó là tượng trưng giá trị gì?

Trả lời câu hỏi 4Một trăm đô la nguyên vẹn còn mới tinh, chưa bị ô nhiễm một nét nhăn, một vết bẩn nào, đó là tượng trưng giá trị một con người chưa phạm năm giới đức:

1- Không nên giết hại và ăn thịt chúng sinh.

2- Không nên tham lam lấy của không cho.

3- Không nên có chồng vợ còn gian dâm với người khác.

4- Không nên nói dối, chuyện có nói không, chuyện không nói có.

5- Không nên uống rượu. Rượu là một chất độc dược.

Trong năm đức hạnh này, nếu một người chỉ cần phạm một giới đức này mà thôi, thì giá trị con người cũng bị mất, huống là đã phạm luôn cả năm đức thì còn gì để nói đến con người này nữa. Nhân tính họ đâu còn, chỉ còn chờ cơ hội là nó bộc phát tàn sát, giết hại như một loài thú dữ, quỷ dữ. Quý học viên có tin không? Nếu không tin thì quý vị hãy xem báo chí, truyền hình tin tức thế giới. Những trận chiến Hồi giáo ở các nước Trung Ðông và những cuộc khủng bố thường xảy ra khắp nơi trên thế giới, có phải đó là ác quỷ không?