• tinhtoa1
  • ttl1
  • thanhanhniem2
  • ThayTL
  • chanhungphatgiao
  • amthat2
  • quetsan
  • phattuvandao1
  • khatthuc1
  • toduongtuyetson
  • phattuvandao3
  • lopbatchanhdao
  • ttl3
  • daytusi
  • tinhtoa2
  • vandao2
  • tranhducphat
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem3
  • lailamtoduong1
  • huongdantusinh
  • amthat1
  • vandaptusinh
  • benthayhocdao
  • amthat3
  • thanhanhniem1
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Am thất
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

Sự Sai Biệt Giữa Phật Giáo Và Bà-La-Môn Giáo

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.6, TG. 2011, tr.225-231)

Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 6

Hỏi: Kính thưa Thầy! Sự sai biệt giữa Bà La Môn Giáo và Phật Giáo như thế nào?

Ðáp: Giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo có rất nhiều sự sai khác mà ít người để ý đến như:

1- Phật giáo bình đẳng không chấp nhận giai cấp xã hội, nên giai cấp nào đến với Phật giáo đều được hướng dẫn tu tập như nhau và đều được chứng quả A La Hán không khác nhau. Trong xã hội Phật giáo không có giai cấp nào cả, chỉ toàn là những người giới luật nghiêm chỉnh gọi là Hiền Giả, đó là những bậc chưa chứng quả A La Hán; còn những bậc chứng quả A La Hán vô lậu thì gọi là Thánh Giả, hay gọi là Trưởng Lão. Ông Ca Chiên Diên là người sanh ra trong giai cấp cùng đinh, được Phật tiếp độ tu tập chứng quả A La Hán. Ðó là đã phá giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ. Phật cho giới nữ xuất gia chứng quả Thánh A La Hán, đó cũng là đập phá tưtưởng trọng nam khinh nữ của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Bà La Môn chấp chặt bốn giai cấp trong xã hội, cho giai cấp mình là trên hết. Bà La Môn giáo chấp nhận tinh thần trọng nam khinh nữ của xã hội. Ðó là sự khác biệt giữa Phật giáo và Bà La Môn Giáo.

2- Phật giáo không chấp nhận có thế giới siêu hình. Thế giới siêu hình chẳng qua chỉ là hình bóng của thế giới hữu hình con người mà thôi. Cái nhìn của Phật giáo thiết thực, cụ thể hơn, nên biết thế giới siêu hình là thế giới của tưởng tri, chứ không phải là thế giới của liễu tri. Bà La Môn chấp nhận có thế giới siêu hình mơ hồ nên không giống đạo Phật ở chỗ này. Ðạo Phật phi thế giới siêu hình nên đạo Phật thực tế hơn.

3- Ðạo Phật không chấp nhận tụng niệm; Bà La Môn chấp nhận tụng niệm. Ðức Phật dạy: “Này Bà La Môn, một người tụng niệm chú thuật giỏi mà phạm giới còn tham lam, trộm cắp, còn vọng ngữ, tà dâm thì người ấy có xứng đáng là Bà La Môn không?”. Xin các bạn trả lời câu hỏi này. Một người không tụng niệm, không vi phạm giới luật, không giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ thì người ấy có xứng đáng là Bà La Môn không? Do sự so sánh này giữa tụng niệm và không tụng niệm, giữa trì giới và không trì giới, mà chúng ta biết rất rõ đức Phật không chấp nhận tụng niệm. Thế mà đạo Phật bây giờ đi ngược lại đạo Phật ngày xưa. Ðạo Phật ngày xưa tiến bộ hơn đạo Phật bây giờ. Ðạo Phật bây giờ lùi lại ở thế kỷ lạc hậu ngày xưa.Như vậy, đạo Phật không có tụng niệm, sai khác với đạo Bà La Môn có tụng niệm. Nhưng hiện nay các chùa tuy mang danh là Phật giáo, mà thật sự là chùa Bà La Môn vì tứ thời tụng niệm ê a, tiếng chuông, tiếng mõ vang rền. Còn chùa Phật Giáo không tụng niệm, chỉ ngày đêm chuyên cần tu tập ngăn ác diệt ác pháp, đó mới chính là sự công phu tu tập của Phật giáo. Ðó là sự sai khác giữa Bà La Môn và Phật giáo.

4- Bà La Môn chấp nhận có tướng tốt mới thành một tu sĩ Bà La Môn, còn Phật Giáo thì không chấp nhận tướng tốt, nên đức Phật dạy: “Người có tướng tốt mà còn tham lam, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, còn ăn uống phi thời, còn cất giữ tiền bạc thì chưa thành một Bà La Môn”. Kinh sách Ðại Thừa thường ca ngợi 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của đức Phật, nhưng trong kinh Nguyên Thủy thì đức Phật không chấp nhận, bài bác cáctướng tốt của Bà La Môn. Như vậy các bạn nghĩ sao? Ba mươi hai tướng tốt và 80 vẻ đẹp có phải là của Phật giáo không? Ðó là sự khác biệt giữa Bà La Môn và Phật giáo.

5- Phật giáo không mê tín, Bà La Môn giáo mê tín. Kinh sách của Đại thừa dạy mê tín như: Kinh Ðịa Tạng Vương, kinh Vu Lan Bồn, Kinh Di Ðà. Kinh Bát Dương, kinh Viên Giác…

6- Phật giáo nương vào tự lực của mình, Bà La Môn giáo nương vào tha lực của thần quyền như: Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn, kinh Quy Nguơn, kinh Vô Lượng Quang, kinh Di Ðà…

7- Phật Giáo không khổ hạnh chỉ tu tập xả tâm, Bà La Môn khổ hạnh như: đứng một chân, ngồi kiết già nhiều giờ khiến cho thân mỏi mệt và đau nhức; ăn quá ít, mùa Ðông nằm trong nước lạnh, làm cho thân chịu nhiều khổ đau... Phật giáo không làm khổ mình như vậy, những pháp môn của Phật giáo thường tu tập xả tâm, đẩy lui các chướng ngại pháp trong thân, thọ, tâm, pháp. Sống một đời sống thanh thản an lạc và vô sự. Ðó là sự sai khác giữa Phật giáo và Bà La Môn giáo.

8- Thiền Phật giáo tu tập chế ngự và xả tâm, nên có bảy năng lực Giác Chi xuất hiện giúp cho hành giả nhập các định và thực hiện Tam Minh. Ngược lại, thiền Bà La Môn tu tập ức chế, không xả tâm, không ly dục ly ác pháp, nên rơi vào thiền định tưởng. Ðó là sự sai khác giữa đạo Phật và Bà La Môn.

9- Bà La Môn Giáo chấp có đấng Giáo Chủ, Phật giáo biết không có đấng Giáo Chủ. Người ta tôn xưng đức Phật lên làm đấng Giáo Chủ, nhưng Ðức Phật chỉ xem mình là một Bà La Môn sống đúng phạm hạnh, chứ không phải như những Bà La Môn phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, chuyên cúng tế, cầu siêu, cầu an, v.v...

Xin quý vị nên đọc lại kinh Pháp Cú sẽ thấy đức Phật xác định Bà La Môn đúng và Bà La Môn sai, rồi suy ngẫm ra mới thấy đạo Phật được mọi người suy tôn thành đạo Phật, chứ không phải tự đức Phật thành lập ra đạo Phật như các tôn giáo khác.

Ðức Phật khi tu xong, Ngài chỉ mong đem giáo pháp chân thiện mỹ của mình, làm lợi ích cho mọi người, khiến cho mọi người sống biết thương nhau, đem lại hạnh phúc cho nhau, không còn làm khổ mình, khổ người nữa, đấy là ước nguyện của Phật, chứ Ngài đâu có nghĩ rằng ngày nay Phật giáo là một tôn giáo như vậy. Một tôn giáo ngoài sự ước muốn của đức Phật.

Những điều chúng tôi nói trên đây là sự thật. Các bạn hãy nghe lời dạy cuối cùng của đức Phật trước khi chết: “Sau khi Ta nhập diệt các thầy Tỳ Kheo hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm thầy”. Lời dạy này rõ ràng đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một môn học về đạo đức nhân bản – nhân quả có phương pháp học tập và rèn luyện hẳn hoi. Như vậy, đạo Phật và đạo Bà La Môn không giống nhau, khác xa mọi mặt.

10- Bà La Môn với Phật giáo khác nhau một trời một vực. Bà La Môn xây dựng có tiểu ngã và đại ngã. Ðại ngã là bản thể của vạn hữu ví như nước biển; tiểu ngã là thể tánh của mỗi sinh vật ví như giọt nước. Khi một chúng sanh chết thì thể tánh tiểu ngã ấy giống như giọt nước rơi vào biển cả đại ngã thì chỉ còn là một khối nước. Ngược lại, Phật giáo cho thế giới hữu sắc và vô sắc đều là thế giới tưởng, không có một vật gì thường hằng, vĩnh viễn, luôn luôn vô thường thay đổi từng sát na. Vạn vật sinh ra trong vũ trụ do các duyên hợp thành, nên khi tan hoại thì không còn một vật gì tồn tại. Thân tâm con người đã là không thật thì không còn có một vật gì, một thế giới vô hình ảo ảnh nào là chân thật cả. Vì thế, đạo Phật là Ðạo vô ngã, chứ không hữu ngã. Mà cũng không phải vô ngã theo kiểu Ðại Thừa và Thiền Tông. Vô ngã mà còn có Phật tánh, còn có cõi Niết Bàn, Cực Lạc Tây Phương, vô ngã mà còn có Ngọc Hoàng Thượng Ðế, vô ngã thì không có Ðại ngã và Tiểu ngã, v.v...

Ðó là những sự khác biệt giữa Phật giáo và Bà La môn.

***