• huongdantusinh
  • daytusi
  • khatthuc1
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem2
  • amthat2
  • phattuvandao3
  • phattuvandao1
  • tamthuphattu
  • thanhanhniem1
  • amthat1
  • benthayhocdao
  • amthat3
  • ttl3
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa2
  • quetsan
  • thanhanhniem3
  • ttl1
  • ThayTL
  • tinhtoa1
  • toduongtuyetson
  • vandao2
  • lailamtoduong1
  • vandaptusinh
  • tranhducphat
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
JGLOBAL_PRINT

Bài Pháp Tuyệt Vời

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, Ngài để lại bài pháp tuyệt vời giúp hành giả tu tập tiến đến chứng quả như Ngài. Rõ ràng ràng, chỉ có những người tu chứng quả, mới để lại những bài pháp tu tập tuyệt vời mà thôi! Đây là đạo đức nhân bản nhân quả, một nền đạo đức chân thật, cao đẹp mà đức Phật đã dạy cho chúng sinh, được đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc khai bật qua Văn Hoá Truyền Thống Phật Giáo.

Thật là buồn cho hàng tăng ni Phật tử thương kính Phật! Và buồn hơn nữa, đối với những vị tăng ni thực tình tha thiết được tu đúng chánh pháp để tiến đến giải thoát, y như lời Phật dạy trong TỨ DIỆU ĐẾ. Nhưng, bất hạnh cho họ, họ gặp phải ĐẠI THỪA do các tổ 3 Tàu gài bẫy, khiến họ tu tập bị trôi lọt trở về hưởng phước trần gian! Họ đã biết sai rồi! Thật là tàm qúy! Thật là hổ thẹn! Nhưng, đã lở phóng lao thôi đành phải theo lao! Tăng ni trở thành công cụ lường gạt Phật tử, lùa hàng Phật tử vào rừng u mê mê tín dị đoan, để Phật tử cùng nối đuôi nhau làm nô lệ truyền kiếp, cung dưỡng cho tăng ni, ngồi mát ăn bát vàng, hưởng lạc trần gian, suốt hơn 2,500 năm qua!

Tỳ kheo Thích Thông Lạc, sau khi chứng quả Alahán, nhờ vị thế tột đĩnh trong thế gian nầy, Ngài từ trên cao, nhìn ra được sự thâm độc của các tổ 3 Tàu và Ngài đã mạnh mẽ nói lên sự thật để cảnh tỉnh hàng tăng ni Phật tử thân thương. Đồng thời, Ngài khai sáng lại chánh Phật pháp cho nhân loại cùng tận hưởng. Trước khi rời khỏi trần gian, Ngài để lại những bài pháp tuyệt vời nhứt thế gian. Ngài mong ước dẫn dắt Phật tử nhìn được chánh Phật pháp và Ngài mong đợi hành giả chuyên tâm tu tập như Ngài đã diển giảng đúng lời gốc Phật dạy, ngõ hầu cùng đạt được chân lý như Ngài.

"CHƯ ÁC MẠC TÁC, CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH” là bài pháp Phật dạy cho tỳ kheo tu tập. Và được viết qua ngôn ngữ HÁN. Nhưng mà, hàng ngàn tiến sĩ Phật giáo trên toàn thế giới chưa ai giải thích được! hàng trăm ngàn đại sư đại thừa lẫn tiểu thừa vang danh hoàn vũ, cũng chưa có vị nào giải thích được! và luôn cả các trường đại học Phật giáo trên toàn thế giới, cũng chưa có ai giải thích được! Ngay cả các tổ 3 Tàu, người viết kinh Đại Thừa siêu đẳng, âm u, mịt mù, mờ mờ, ảo ảo, huyền bí thâm sâu, cũng không giải thích được. Suốt 2,500 năm hành giả bơi lội trong rừng lý thuyết vu vơ mù mờ! Họ giải thích vòng vo tam quốc, hư hư, thật thật, chả biết đâu mà rờ! Sắc tức thị không, không tức thị sắc! Ngũ uẫn giai không! Toàn là trừu tượng vu vơ. Hành giả nào cũng hiểu lơ tơ mơ, lờ tờ mờ! Mãi cho đến nay, tại tu viện Chơn Như, Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt nam. từ hào quang sáng chói của Alahán Thích Thông Lạc giải thích rõ ràng như sau:

"CHƯ ÁC MẠC TÁC, CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH” : Có nghĩa là LY DỤC LY ÁC PHÁP, TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP. Đồng thời, Ngài dạy rằng: Muốn hiểu lời Phật dạy thì phải tu tập trên thân tâm, bởi vì pháp Phật là pháp hành, tức là tu tập sẽ thể nghiệm trên thân tâm nhà tu hành. Và hành giả luôn luôn dùng pháp như lý tác ý trong tinh thần thiện pháp, không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh.

Đúng vậy, nếu hành giả không chịu tu tập để thể nghiệm trên thân tâm mình, mà cứ mò mẫm tìm hiểu qua lý thuyết suông, thì sẽ lạc vào rừng lý thuyết hảo huyền và rồi sẽ trở thành con người ngu ngơ, khờ dại, bị chôn vùi trong u mê mê tín dị đoan, mà nào hay nào biết. Nhờ nghe theo lời dạy của đức Trưởng Lão, đệ tử Thanh Thiện ngày đêm tu tập theo lời Ngài chỉ dạy. Nhờ đó, mới thấu hiểu rõ ràng bài pháp tuyệt vời thế gian! Nay Thanh Thiện san sẻ cùng Phật tử thân thương thương kính thầy Thông lạc, cùng thông suốt rõ ràng. Tuy nhiên, qúy Phật tử đừng tin vào Thanh Thiện, mà hãy triệt để tin tưởng vào đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, ngõ hầu, tinh tấn tu tập mà thôi.

1) Tăng trưởng thiện pháp nghĩa là gì?

- Cuộc sống của con người có thiện và ác. Với tham dục danh tài sắc ăn ngủ là đam mê, là nguồn sống, là hả dạ sướng lòng mà mọi người cùng ham muốn sinh sống trong sinh hoạt loài người, thì cứ tự nhiên, không ai có quyền xâm phạm đến. Nhưng mà, những người nào, ý thức được rằng ĐỜI NGƯỜI LÀ TẠM BỢ, là như hoa sớm nở chiều tàn, là đời sống khổ đau triền miên, đúng như lời Phật dạy trong TỨ DIỆU ĐẾ, thì hãy dùng pháp Phật tu hành nhằm tiến đến tự làm chủ bản thân, tự làm chủ sinh lão bệnh tữ và giải thoát không còn làm người khổ đau. Muốn tu đúng theo pháp Phật thì phải hiểu rõ lời Phật dạy và tu tập để thể nghiệm trên thân mình, ngõ hầu đạt được chân lý.

a) Tham dục đối với con người là đam mê, là sung sướng, là nhu cầu nguồn sống. Nhưng mà, đối với Phật pháp, thì đó là ác pháp, cần phải được giảm tham dục xuống đến mức tối thiểu. Tham dục không thể đoạn diệt được đâu nhé. Nếu đoạn diệt tham dục thì ta chết theo. Bởi vì tham dục dính chặt theo mãi trên thân tâm ta. Khi ta từ giả được ác pháp rời khỏi TÂM bao nhiêu, thì thiện pháp tràn vào TÂM nhiều hơn bấy nhiêu.

- Tại sao vậy chứ? Tại sao thiện pháp ở đâu tràn nhập vào tâm ta chứ?

- Tại vì trong thế gian, thiện pháp, ác pháp sẵn có, có sẵn không khí, sẵn có tối sáng, nóng lạnh... nếu ta sống trong tối, thì không có ánh sáng, nếu tâm ta chứa toàn ác pháp, thì không có thiện pháp. Rõ ràng, ta giảm ác pháp thì THIỆN PHÁP TĂNG TRƯỞNG , phải không nào?

2) Ly dục ly ác pháp là gì?

- Bởi vì, Khi ta vừa chào đời, cha mẹ ta, người thân thương ta đã nân niu chiều chuộng thương mến ta, vô tình, họ đã huân tập cho ta luôn sống trong thoả mãn tham dục. Họ tập cho ta tính ỷ lại, tính ăn mạng động vật, danh, tài, sắc, ăn, ngủ, tất cả đều thoả mãn tham dục tối đa, mãi cho đến khi ta lớn khôn, thì những tham dục nầy đã thành thói quen không bỏ được. Đồng thời, tham dục tăng lên, thì tưởng dục: tham sân si mạn nghi cùng đồng tiến tăng vọt lên nhiều hơn nữa.

a) Bây giờ, muốn tu tập đúng theo chánh pháp, thì ta phải từ bỏ những tham dục, đang đeo dính trên thân tâm ta, đồng thời ta phải từ bỏ luôn những ác pháp mà tưởng dục tham sân si mạn nghi đã tạo hình. Đó gọi là ly dục ly ác pháp.

b) Ly dục ly ác pháp, không phải từ bỏ ngay tức thì.

Ví dụ 1) Ta đang ăn mạng động vật quen rồi. Không phải tự nhiên ta ăn chay liền đâu. Làm như vậy, ta cảm thấy xôn xao, khó chịu. Không thể bỏ ngang được, đây là ác pháp.

Ly đây là lúc đầu ta ăn chay mỗi tháng một ngày, quen rồi, ta ăn 2 ngày, rồi 4 ngày,... rồi ăn chay trường, Từ từ tăng lên để cơ thể ta làm quen. Nhờ đó, ta cảm thấy an vui, thoả mái, an nhàng.

Ví dụ 2) Ta đang ăn mỗi ngày 4 bữa, tự nhiên ta ngưng 3 bữa và chỉ ăn một bữa mỗi ngày, như vậy ta sẽ bị bịnh, tức là ác pháp.

Cũng vậy, ly ở đây có nghĩa là ta rời bỏ từ từ, cho quen lần lần. Là bởi vì từ nhỏ cho đến lớn, ta đưa ác pháp thấm đượm vào người ta từ từ, thì ta cũng phải từ giả dần dần, để thân tâm ta được bình yên, khoẻ mạnh như thường, tâm hồn thoả mái an vui. Cho nên, nếu ta ăn mỗi ngày 4 bữa, ta ly xuống còn 3 bữa 1/2, một thời gian khi quen rồi, ta ly còn 3 bữa. Cứ như thế từ từ xuống còn mỗi ngày một bữa. Lúc bấy giờ, ta ăn mỗi ngày một bữa rất thoả mái an khang và không có chuyện gì xảy ra cho ta cả, đồng thời, giúp ta khoẻ mạnh, bình an, dể dàng tinh tấn tu tập. Đức Phật cho biết, người bịnh rất khó tu tập. Vì vậy ta giảm ăn từ từ cho quen, đừng để bị bịnh.

c) Tại sao chỉ viết dục ăn mà không viết đến dục khác vậy?

- Tại vì, ly được dục ăn là dể dàng làm chủ thân ta. Bởi vì ta làm nô lệ cho vật chất, chính là bao tử của ta. Ta làm chủ được bao tử là ta làm chủ được thân ta. Khi làm chủ được dục ăn thì các dục kia tự động tuột xuống mức tối thiểu dể dàng.

1) dục sắc, tức là dâm, khi ăn mỗi ngày một bữa thuần thục, thì không còn kích thích dâm dục nữa, bởi vì ăn mỗi ngày một bữa vừa đủ nuôi thân.

2) không còn dâm dục, vậy ta có còn ham tiền, ham tài sản để làm gì?

3) Không còn dâm dục, vậy ta còn ham danh để làm chi? 4) Khó nhứt là dục ngủ. Trong thời gian khởi đầu tu tập. Cứ ngủ thoả mái. Đến khi tu tập quen rồi và ham tu tập, thì dục ngủ tự động tan biến từ từ rất tuyệt vời! Dể hiểu lắm thôi, giống như ta, ham học hay ham làm ra tiền, thức suốt đêm vẫn không buồn ngủ. Tuy nhiên, tu tập cảm giác khác rất xa. Khi ham tu tập, tuy bớt ngủ, nhưng thân tâm ta nhẹ nhàng thoả mái an khang, hơi thở điều hoà, không còn mệt nhọc NGÁI NGỦ hay NGÁP gì cả và càng ngày cảm thấy sung sức lạ thường! Càng già, sức khoẻ càng phương phi! Người nào tu tập, càng già càng yếu, là tu sai pháp đấy nhé!

d) Nguyên lý để tu chứng quả là phải đoạn diệt TƯỞNG DỤC, bởi vì khi vào THIỀN ĐỊNH là để đoạn diệt tưởng dục. Nhưng, nhờ ta ly dục ly ác pháp tăng trưởng thiện pháp, thì tham dục hết đất sống. Nhờ đó, khi ta vào thiền định thì ta quét chúng ra khỏi thân tâm ta dể dàng mà thôi.

3) Trong thời gian tu tập, nhờ thành công mà Thanh Thiện đã khám phá ra những điều quan trọng như sau:

a) Phải dùng pháp như ly tác ý, nhắc nhở tâm thường xuyên, thì tâm mới chịu thuần phục.

- Tại sao phải dùng pháp như lý tác ý chứ?

- Tại vì tâm quen sống trong ác pháp. Ta phải nhắc tâm nhiều lần thì tâm mới quen rời ác pháp và thực hiện thiện pháp.

Rất dể hiểu thôi! Mọi người, ai ai cũng muốn làm điều thiện cho chính bản thân mình, nhưng làm không được, bởi vì quen sống trong hư hỏng, làm biếng mất rồi! Ai ai cũng muốn mình học thành tài, nhưng, quen sống trong ăn chơi rồi, bỏ không được. Vì vậy, nhờ pháp như lý tác ý, giúp ta nuôi ý chí sống trong thiện pháp, khi tâm quen rồi, ta thực hiện thiện pháp dể dàng mà thôi.

- Tại sao tâm ta quen sống trong ác pháp vậy chứ?

- Tại vì con người ta có Ý THỨC và TƯỞNG THỨC. Ý thức luôn luôn hướng thiện, ta muốn làm điều tốt. trở thành người tốt. Còn tưởng thức, thì luôn luôn hướng hạ, muốn ta thoả mãn tham dục xấu xa, đê hèn! Tưởng thức thì quá mạnh, mạnh như dòng thác liên tục lôi kéo ta vào ác pháp, khiến ta không thể nào từ chối. Cho nên, ta bắt chước hư thì dể dàng, mà học nên thì vô cùng khó khăn! Còn ý thức thì quá yếu, mà ta lại chả thích ý thức chút nào! Khi ta vừa chào đời thì tưởng thức đã hoạt động, trong khi đó, ý thức phải chờ ta lớn khôn mới xuất hiện! Cho nên, nếu ta muốn trở thành người tốt, thì ta phải tu tập, phải trau dồi ý thức, phải kéo tâm về thiện pháp. Muốn kéo được tâm về thiện pháp, Phật trao cho ta pháp như lý tác ý, hợp tác với ý thức, mới lôi kéo tâm ra khỏi ảnh hưởng của tưởng thức, mà đưa tâm về sống trong thiện pháp, từ đó, ta mới trở thành người tốt được mà thôi!

- Tưởng thức đối với con người, nguy hiểm như vậy, ta có đoạn diệt tưởng thức được không?

- Tưởng thức không đoạn diệt được và rất quan trọng trong đời sống làm người. Tưởng thức làm việc rất thông minh, vượt không gian và thời gian. Tuy tưởng thức là nịnh thần, nhưng TA là VUA, ta phải biết dùng nịnh thần, chứ không thể giết được nịnh thần. Hơn nữa, tưởng thức rất quan trọng khi ta tu chứng TAM MINH, bởi vì Tam Minh dù làm việc vượt không gian và thời gian, nhưng, Tam Minh rất cần sự hợp tác của tưởng thức, bời vì tưởng thức cũng làm việc vuợt không gian và thờì gian. Tam minh hợp tác với tưởng thức, để ta kết thúc cuộc sống ở trần gian, trả thân xác lại cho thế gian và ta thăng tiến làm NGƯỜI BẤT DIỆT.

- Tại sao con người thích gia nhập tà giáo hơn là chánh pháp?

- Tại vì tà giáo thoả mãn dục vọng cho con người. Tà giáo chỉ cần dùng xảo thuật một tí, tỏ ra đây là chánh giáo, thì cả rừng người ngu si tin tưởng, vui thích, chạy theo liền hà! Bởi vì tu theo tà pháp, thì có ăn, có mặc, chưng sắc, khoe tài, lăng xăng, có trống, chuông, mõ, tụng kinh ê a, hân hoan ca hát , rộn rịp suốt ngày đêm. Trẻ con ưa thích vô cùng!

- Tại sao ít người tham gia vào chánh pháp vậy?

- Tại vì chánh pháp không thoả mãn dục vọng cho con người. Đã vậy, chánh pháp còn khuyến khích con người phải từ bỏ tham vọng, sống trong kham khổ bần cùng nhứt thế gian. Rõ ràng, số người chịu từ bỏ tham dục quá hiếm. Cho nên, Phật tử cẩn thận, thì phân biệt được ma tăng và thánh tăng dể dàng thôi! Điều dể nhận ra nhứt, đó là MA TĂNG, không thể nào ăn mỗi ngày một bữa, ở độc cư và đưa tiền là họ nhận liền! Họ ham tiền hơn đời sống cư sĩ!

b) Vì vậy, muốn tâm quen thuộc thì tu tập rất chậm, tập đi, tập lại nhiều lần, vì đây là tập cho tâm quen thuộc, chứ không phải là tập cho xong việc. tập cho xong việc là ức chế tâm.

c) Tập trong tinh thần thiện pháp, không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh. Tức là nhẹ nhàng, khoan thai, thoải mái, đừng bao giờ quan tâm đến thời gian trôi qua. Bởi vì khi ta quan tâm đến thời gian trôi qua, là khiến ta lo lắng, mong đợi kết quả như mong đợi kết quả ở học đường là hỏng việc. Cũng bởi vì, tu đúng pháp Phật, không phải cầu mong, ước nguyện là được, mà là thong thả đi, cứ đi đúng đích, rồi sẽ đến mà thôi. Trong thời gian tu tập chuyên cần, tự nhiên, sẽ có nhiều duyên tuyệt vời đến với ta, giúp ta vượt qua nhiều chướng ngại mà ta không bao giờ ngờ được. Lý do rất đơn giản, là một khi ta tu tập có được TRI KIẾN GIẢN THOÁT, thì chính tri kiến giải thoát dẩn dắt ta tinh tấn tu tập trong niềm tin tự thắng!

d) Tập phải có đối tượng, khi tâm quen thuộc rồi, dù cho gặp nghịch cảnh, vẫn không có chuyện gì xảy ra. bởi vì lúc bấy giờ tâm ta đã quen được rồi. Ví như, khi gặp đồ ăn thơm ngon, không còn thèm, khi gặp đồ ăn dở, không khó chịu, ta vẫn ăn ngon như thường. Có đối tượng, có nghĩa là mình ngồi bên người ăn mạng động vật và có nhiều đồ ăn hấp dẩn mình. Ta tập không quan tâm đến họ. Tức là ta tập hướng tâm về ta.

e) Tập có đối tượng rất khó, nhưng, một khi vượt qua được là, giúp ta sung mãn tu tập dể dàng. Nếu không vượt qua được là ta thất bại trên đường tu tập ngay thôi nhé.

Ví dụ: Ta ăn chay kham khổ, trong khi người thân ta ăn cao lương mỹ vị. Họ đang khoái chí hưởng phước trần gian, họ nhìn thấy ta ăn họ mũi lòng thương hại, khiến ta bị dao động và ngả lòng theo họ hưởng phước, thì thất bại rồi! Nếu ta cương quyết gìn giữ chánh pháp, và tội nghiệp cho họ, họ giống như Mật ngọt chết ruồi! Họ làm sao biết được, tất cả đồ ăn đều phát xuất từ phân bùn hôi hám chứ! Họ làm sao hiểu được: 2 bé đánh nhau vì tranh giành cục kẹo! Hai con chó cắn nhau vì cục xương! Người lớn thanh toán nhau vì gia tài! Tất cả mọi người cùng ăn phân! Nếu ta hiểu rõ sự thật, ta tác ý và vượt qua được, thì ta thành công, tinh tấn trên đường tu hành tiến đến chứng quả.

Tu có đối tượng là sự thử thách, giúp ta trau dồi nghị lực tinh tấn trên đường tu hành. Tu có đối tượng, giống như đây là THIỆN TRÍ THỨC, thử thách ta đó vậy. Tu tập có đối tượng, giúp ta từ giả ái kiết sử nhẹ nhàng êm ái, nhờ đó, các sợi giây tinh thần, vô hình, tự động đứt rời khỏi thân tâm ta.

- Tại sao vậy chứ, tại sao những hình ảnh thân thương, có thể đứt, rời khỏi thân tâm ta dể dàng được?

- Nếu ta tu tập không có đối tượng, tức là ta trốn tránh SỰ THẬT, tức là ta ức chế tâm. Ta ức chế tâm được một lúc, nhưng rồi, tưởng thức sẽ gợi lại cho ta tưởng nhớ nhiều hơn. Ta tu tập có đối tượng, có nghĩa là ta thường xuyên tu tập để tâm hướng vào thân tâm ta. Khi tâm hướng vào thân tâm ta quen rồi, thì những gì chung quanh ta không còn liên quan đến ta nữa, đồng nghĩa là ái kiết sử đã rời khỏi thân ta. Bên cạnh đó, nhờ ta tu tập có đối tượng, những người thân yêu ta, tự họ rời khỏi ta để ta tinh tấn tu hành. Một bên ta quên họ và một đàng họ tình nguyện rời khỏi ta. Có phải, là ta tu hành đúng thiện pháp tuyệt vời thế gian?

g) Tu hành là để dứt nợ trần gian, dứt nợ nhân quả. Chứ không phải TRẢ dứt nợ nhân quả rồi mới đi tu. Bởi vì nợ nhân quả, trùng trùng điệp điệp, hết nợ nầy rồi nợ kia đến, trả hết cuộc đời cũng chưa xong, thì làm sao đi tu chứ, phải không nào? Đừng bao giờ nuôi nấn trong tâm rằng phải trả hết hợ rồi mới đi tu nhé! Đây là quan niệm sai lầm rồi đó vậy!

h) Ăn mạng động vật, là tự đầu độc độc tố bản tính loài vật dã man, man rợ thấp hèn, bĩ ổi, ngu xuẫn vào thân tâm ta. Điều nầy, rất rõ ràng, mỗi người tự kiểm chứng thì tự biết thôi nhé. Sống gần người ác, ta lây tính xấu, sống gần người hiền ta tốt tính nhiều hơn! Phải không nào?

Như vậy, LY DỤC LY ÁC PHÁP TĂNG TRƯỞNG THIỆN PHÁP, là bài pháp tu tập do Phật dạy và đức Trưởng Lão diển giảng rõ ràng đến với chúng ta, phải không nào? Mọi người hãy tự chánh kiến và chánh tư duy để tự mình xác tín đối với thầy Thông Lạc nhé. Nhứt là, qúy độc giả, chưa từng nghe đại sư nào trên thế gian chân thành tha thiết hướng dẩn cho tăng ni, Phật tử tu tập như thầy Thông Lạc, phải không vậy?

***