• lailamtoduong1
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem1
  • toduongtuyetson
  • chanhungphatgiao
  • amthat2
  • thanhanhniem3
  • huongdantusinh
  • tamthuphattu
  • tranhducphat
  • phattuvandao1
  • vandaptusinh
  • amthat3
  • ThayTL
  • tinhtoa2
  • amthat1
  • tinhtoa1
  • thanhanhniem2
  • khatthuc1
  • ttl1
  • benthayhocdao
  • ttl3
  • daytusi
  • phattuvandao3
  • quetsan
  • vandao2
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

Gương Đồng Tu Trong Tu Viện

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT


GƯƠNG ĐỒNG TU TRONG TU VIỆN

Thầy xin tuyên bố với quý thầy ở trong Tu viện của mình có những gương hạnh mà quý Thầy cần phải bắt chước.

Vì trong thời đức Phật, đức Phật hay nhắc tất cả các vị tỳ kheo hãy nương vào cái hạnh của ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên để tu tập. Lời Thầy nói có chứng cứ chứ không phải là lời nói suông bởi lẻ những gương hạnh này đang có trong chúng của quý thầy. Sau khi nghe Thầy tuyên bố, quý thầy còn chứng nghiệm xem lời của Thầy tuyên bố có đúng sự thật như vậy không.

Ở trong chúng của mình, ai là người tu được những cái gì, làm được những cái gì, đó là những gương hạnh cho chúng ta để chúng ta tiếp tục trên con đường tu tập. Vì không có những gương hạnh đó thì chúng ta biết lấy ai mà làm gương hạnh? Nếu lấy Thầylàm gương hạnh, thì quý thầy thấy Thầy cao vời vợi cho nên không gần gũi với mình. Cho nên qua thời gian hướng dẫn quý thầy thì hôm nay Thầy thấy trong chúng chúng ta có những người bạn đồng tu với quý thầy đã thực hiện được những công hạnh đáng làm gương cho chúng ta. Trong thời đức Phật cũng có nói: "Đức Phật là người đã thực hiện được những gì đức Phật nói, nói thật, nói không có dối trá, nói không có lừa gạt ai. Và những người thực sự đã chứng nghiệm được lời đức Phật đó là những đệ tử của đức Phật, cũng làm được như Phật, cũng chứng được những kinh nghiệm đức Phật đã nói đó”.

Ở trong Tu viện hiện nay,người thứ nhất làm gương độc cưcho chúng ta chắc chắn ai cũng phải công nhận rằng Minh Tông là người đã sống độc cư đệ nhất ở đây. Nghĩa là Minh Tông đã đến đây sống 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,... không bao giờ tiếp duyên nói chuyện với một người nào kể từ khi bước chân vào đây cho tới bây giờ. Chắc chắn là quý thầy ai từng ở đây sống một thời gian dàiở đâyđều thấy được Minh Tông có cái hạnh này. Đó là cái để chúng ta bắt chước những người có gương hạnh, giữ gìn đúng không có còn sai, đó là Minh Tông. Minh Tông là người ngồi gần đây có đeo mắt kiếng, chắc có lẽ là quý thầy biết.

Còngương hạnh giữ gìn giờ giấc nghiêm túc tu hành, giữ gìn hạnh không ăn uống phi thời đó là Mật Hạnh. Trong thời gian rời khỏi Tu viện để đi đến bệnh viện trị bệnh, biết bao nhiêu sự cám dỗ về sự ăn uống, mặc dù có những lời khuyến khích phá hạnh không phi thời về vấn đề ăn uống, nhất là các y bác sĩ thúc đẩykhuyên bảo, thế mà Mật Hạnh cũng giữ không phi thời, dù một cái bánh, dù một cái kẹo cho đến 1 ly nước cũng không phi thời. Đó là những gương hạnh ăn uống không phi thời. Gần đâyChánh Đức có lòng tốt, có gửi Thầy đưa cho Mật Hạnh một ít thuốc đã pha sẵn ở trong cái phích. Rồi chỉ cách cho Mật Hạnh uống thuốc đó để trị bệnh, và trong thuốc đó có pha thêm đậu xanh vào hoặc bỏ chút ít đường. Khi biết những điều này thì Mật Hạnh không bằng lòng thọ dụng, thà là chết chứ không thọ dụng phi thời. Vì uống thuốc thì phải uống nhiều lần trong ngày, đâu phải chỉ uống một lần trong khi ăn cơm. Cho nên Mật Hạnh không chấp nhận, thà là mình chết chứ không uống thuốc có bột đậu hay đường phi thời như vậy. Đó là người ăn uống không phi thời và giữ gìn giờ giấc tu nghiêm túc, giờ nào ra giờ nấy, đó là Mật Hạnh. Những người có gương như vậy, chúng ta nên bắt chước, vì coi vậy chứ chúng ta chưa hẳn đã giữ gìn trọn vẹn được, môi trường bên ngoài rất dễ cám dỗ chúng ta. Trước những môi trường cám dỗ như vậy mà Mật Hạnh vẫn giữ được cái hạnh như vậy là cái điều chúng ta phải noi gương người đã làm được.

Còn người nữa, người này biết xấu hổ, cố gắng giữ gìn những cái xấu hổ để cho mình giữ cái tâm xấu hổ đó, tức là tàm quý để khắc phục những lỗi lầm của mình, cố gắng hàng ngày khắc phục để sửa, người đó biết xấu hổ thực sự và thấy rằng con đường tu tập của mình cần phải có những sự xấu hổ đó và từng khắc phục những lỗi lầm mà mình đã lầm lạc. Người đó là thầy Chơn Huệ. Sau thời gian ở đây Thầy thấy thầy Chơn Huệ rất là hối hận qua những sự việc xảy ra là huynh đệ đến nói chuyện hoặc thế này thế khác, mà mỗi lần như vậy thì tâm Chơn Huệ rất là xấu hổ và rất là hối hận. Người đã có tâm hối hận và hàng ngày cố gắng để giữ cho đúng những gương hạnh ở đây thì Thầy thấy rất là ít vì chưa biết xấu hổ. Khi kỷ luật hoặc giới luật của Phật đã đặt ra hoặc là Pháp của Phật đã dạy mà chúng ta đã làm không đúng một lần, hai lần mà chúng ta không biết xấu hổ thì chúng ta sẽ phạm hoài, và những người đó không bao giờ đi đến con đường của đạo được.

Và có một người khác cũng biết xấu hổ để cố gắng sửa mình, hối hận trong tâm của mình những lỗi nhỏ, đó là Thiện Huệ, một người cũng sống trong chúng ta đây. Chúng ta biết đó là huynh đệ của chúng ta chứ không phải ai xa lạ.

Còn người thứ 4, người này từng đã theo học Thầy cách đây 6, 7 năm trong mùa hạ an cư đó, người này cũng quyết tâm theo Thầy tu học nhưng vì không đủ duyên, và cắt không đứt gia đình, nghĩa là cắt không rời được những sự ràng bó cũng như ở trong chùa chiền, hoặc là ở trong tình cảm gia đình của mình, cho nên muốn theo Thầy rất lâu nhưng mà không theo được cho đến mãi hôm nay. Mùa hạ năm rồi cũng có dự định đến đây,nhưng vì cũng cắt những ràng buộc chưa được, năm nay quyết dứt bỏ để đến đây với Thầy tu tập, thì người đó là thầy Thiện Thuận. Người có thể có khi vào đồng 1 lượt với quý thầy trong hạ này, cũng có khi vào sau, nhưng người này đã quyết tâm trên con đường tu tập cho nên có sự xả tâm rốt ráo để đến đây tu tập.

Cũng như trước kia Minh Tông đã bỏ cả gia đình mẹ đang đau, con cái còn nhỏ đi học mà vẫn quyết tu hành, cắt đứt tình cảm của mình, cắt đứt nhiệm vụ, bổn phận lo lắng của mình để thực hiện.

Người quyết dứt bỏ bổn phận làm trụ trì chùa, thì Thầy thấy qua thầy Thiện Thuận dứt bỏ chùa mình, dứt bỏ những cái đang trói buộc mình để thực hiện cho được. Khi vào đây Thầy cũng thử xem coi thầy Thiện Thuận có giữ độc cư được hay không thì thầy cũng có cố gắng. Khi phật tử và gia đình đến thăm thì Thầy đến Thầy hỏi ý xin Thầy để giữ gìn đừng có cho nói chuyện, đó là trong mấy tháng Thầy thấy rằng thầy Thiện Thuận cũng có sự quyết tâm rất lớn do giữ gìn đúng kỷ luật.

Nhưng có 1 lần Thầy có sai phạm, nhưng mà cái sai phạm đó chỉ là trong khi thầy cố gắng tu tập thì Chơn Trí ở gần vách ở bên ho làm động, thầy giật mình. Thì các thầy biết khi chúng ta mới tu tập, mới được an tịnh mà có tiếng động lớn thì nó làm cho chúng ta giật mình. Do đó, thầy Thiện Thuận có lỗi là viết mấy chữ “Xin giữ gìn yên lặng dùm, đừng ho lớn”, để cho thầy khỏi giật mình thôi, mà Thầy không dám nói, Thầy chỉ viết mấy chữ thôi. Chơn Trí cũng hiểu được điều đó, sợ mình làm động huynh đệ tu không được cho nên Chơn Trírời khỏi cái thất của mình đến thư viện cùng ở chung với một người khác, tránh khỏi để không làm động huynh đệ của mình. Đó là biết mình không giữ được cũng là một cái tâm tốt. Gần đây thì thầy Thiện Thuận nỗ lực cố gắng tu tập có nhiều kết quả.

Thầy xin trình bày để quý thầy thấy con đường thiền định nó không đơn giản như chúng ta tưởng. Nhưng quý thầy đừng nghĩ rằng mỗi người đều có những trạng thái tu tập giống nhau đâu, nó khác nhau, nhưng rút kỹ kinh nghiệm, nếu có giống nhau thì chúng ta biết cách sử dụng, chứ không khéo, chúng sẽ làm nguy hiểm cho chúng ta.

Quý thầy đừng nghĩ rằng khi nghe tuyên bố thì quý thầy xúm lại hỏi thầy Thiện Thuận điều này thế kia, thì rất tội nghiệp cho thầy, vì con đường thầy đang đi thầy phải giữ độc cư trọn vẹn, không thể nào khác hơn mà đạt đến sức thiền định này được như thầy Thiện Thuận. Bởi vì thiền định của đạo Phật là phải tịnh chỉ các hành, ngưng hơi thở hoàn toàn như một người chết, không thể nào giống như một người còn sống, còn ngủ mà nhập định được. Vì cái đặc biệt như vậy, cho nên gần đây thầy đã trình bày cho Thầy thấy có lần nhưthầy tịnh chỉ các hành và hơi thở thầy ngưng, ngưng hoàn toàn. Thầy biết rất rõ chứ không phải thở nhẹ đâu, không hơi thở thầy biết, thở nhẹ thầy cũng nhận biết, nó ngưng thầy cũng biết rất rõ. Thầy thấy hơi thở ngưng hoàn toàn, mà cái thân của thầy cúi mọp xuống, nó tự động kéo thân thầy cúi xuống, thân cứng ngắc luôn, thì thầy cố sức xả ra, thì xả được có nửa thân người, còn nửa thân nó cứng ngắc, không xả được. Lúc bấy giờ thầy Thiện Thuận mong có người nào đi ngang qua, thầy kêu người đó đến gặp Thầy để cứu thầy. Nhưng trước khi thầy Thiện Thuận tu tập thì Thầy cũng đã nhắc nhở là cái pháp hướng sẽ giúp thầy, nhưng lúc bây giờ thầy không còn nhớ, thầy không còn cựa quậy được nửa thân. Nửa thân người của thầy, từ hai chân trở xuống dưới không cựa quậy được. Khi thầy dùng mũi hít thở thì nó lại chết lên, tức là nó lạnh lên, nó làm cho thầy chết lên cao nữa, mà thầy giữ hơi thở nhẹ nhàng một chút thì nó tuột xuống, nó đứng đó, nó không chịu xả ra hết. Đó là những cái khó cho quý thầy tu không có căn bản thì sau này có thể gặp rất khó khăn hơn.

Bắt đầu thầy Thiện Thuận phải dùng miệng thở để xả, tức là thầy thở bằng miệng cho nên cái tâm của thầy không tập trung ở trong hơi thở nhiều hơn, không tập trung mạnh hơn cho nên nó không gom lên làm cho cơ thể ngưng hoạt động. Thầy thở bằng miệng một lúc sau thì nó xả ra. Đó là thầy chỉ tự động làm như thế để cứu lấy mình chứ thầy chưa biết phải làm như thế nào hết.

Nếu trong lúc bị như thế mà nhớ và theo lời Thầy dạy cứ giữ gìn hơi thở như thế mà thở, khi nó xả được phân nửa thân rồi vẫn cứ nhẹ nhàng theo hơi thở đó, trong lúc bấy giờ chúng ta phải tác ý nhắc hơi thở phải mạnh hơn 1 chút, nhanh hơn 1 chút, và phần dưới phải hoạt động trở lại…cứ tác ý nhắc như vậy thì tự nhiên chúng ta sẽ ngồi thẳng thốn như thế này, chúng ta cứ hướng tâm nhắc và chúng ta giữ cái hơi thở cho nó hoạt động trở lại bình thường, đừng để cho nó nhẹ quá mà nó gom mạnh quá thì không được, cho nên chúng ta thở lại bình thường từ đó nó sẽ xả lần và sống lại hết. Đó là qua những kinh nghiệm mà Thầy đã tu tập Thầy biết rằng cái pháp hướng nó giúp cho chúng ta vô định cũng như xuất định.

Nếu quý thầy không lưu ý điều này mà lúc bấy giờ quý thầy nảy ra ý này, nảy ra ý kia, quý thầy xả thì cái điều đó có khi nó làm cơ thể của quý thầy bị bại liệt. Bởi vì nó chết rồi mà bây giờ nó phải sống lại, tức là nó ngưng hoạt động chứ đâu phải như khi chúng ta còn đang hoạt động, máu còn lưu thông; thì khi đó chúng ta muốn sao cũng được, còn đằng này máuđã không lưu thông nữa, chỉ còn sức nóng giữ máu không đông đặc thôi cho nên chúng ta không khéo thì bị bại liệt toàn cả thân người của chúng ta.

Do vì vậy chúng ta chỉ cần pháp hướng và nương nhẹ hơi thở chúng ta mà thôi, mà hướng thô quá thì không được, màhướng nhẹ quá thì tập trung gom lại thì nó lại ngưng lại nữa thì như vậy chúng ta khó mà có thể xuất định được. Đó là những cái quan trọng.

Vì vậy hôm nay quý thầy thấy rằng trong chúng ta có nhiều kinh nghiệm để giúp chúng ta trên bước đường tu tập.

Thứ nhất là chúng ta phải nương cái hạnh độc cư như thầy Minh Tông. Thứ hai chúng ta phải nương cái hạnh ăn uống không phi thời của Mật Hạnh để không ăn uống không phi thời, Những cái này là cái quan trọng trong đạo Phật. Thứ 3 là chúng ta nương vào Chơn Huệ, là người biết xấu hổ để sửa mình từng cái lỗi nhỏ. Chúng ta phải nương vào cái người biết xấu hổ. Nhiều khi chúng ta không biết xấu hổ những cái lỗi của mình đâu. Làm rồi cứ làm hoài, mà làm hoài nhưng không thấy xấu hổ.

Cho nên ở đây chúng ta có những gương hạnh mà để chúng ta theo đó đi nốt quãng đường giải thoát mà Đạo Phật đã vạch ra để giúp chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi, chấm dứt sự sống chết của chúng ta. Con đường rất là cao quý mà chúng ta thực hiện cho đúng thì mới đạt được cái cao quý đó. Nếu chúng ta thực hiện không đúng thì không làm sao mà chúng ta làm được, tu tập được con đường này.

Cho nên mỗi hành động mà của quý thầy tu tập được kết quả nó phải có thời gian để chứng tỏ rằng các thầy đã thực hiện được. Như Minh Tông mà chứng nghiệm được cái hạnh độc cư cũng trải qua thời gian, Thầy xác định rằng người như vậy mới có thể tu thiền định nổi. Và người giữ cái hạnh không ăn uống phi thời, giờ giấc nghiêm chỉnh mà người giữ như vậy được thì sớm muộn người đó cũng thực hiện được con đường đạo giải thoát này, đó là Mật Hạnh. Người mà biết xấu hổtừng sửa những lỗi nhỏ mọn của mình, cố gắng không vi phạm nữa, người như Chơn Huệ chắc chắn là sớm muộn cũng sẽ đạt được ở con đường này. Người mà thực hiện thiền định mà để tịnh chỉ được các hành, làm chủ được sự sống chết của mình mà gần đây nhất là đó Thiện Thuận.

Quý thầy đã thấy trong chúng của chúng ta có những bậc có thể gọi là xuất chúng, làm hơn các thầy khác, sống đúng các hạnh của Phật. Trong đó mỗi mỗi chúng ta xét qua các hạnh của quý thầy đều có thể tương đối nhưng mà chỉ những cái hạnh riêng, tức là đặc tướng riêng của quý Thầy, đặc tướng riêng của mỗi người. Và sau khi dạy về Tứ niệm xứ thì Thầy sẽ dạy về đặc tướng riêng đó cho quý thầy thấy, nếu có thì giờ, còn không có thì giờ thì Thầy sẽ tóm lược lại để cho đủ giáo án, còn nói lòng vòng thì nó mất nhiềuthì giờ, nói không bao giờ hết được.

Cho nên buổi giảng này Thầy muốn nhắc lại những cái gương hạnh trong chúng chúng ta, chỉ còn hai tháng mấy nữa thì chúng ta cũng sẽ rời xa Thầy, không có Thầy ở bên để nhắc nhở quý thầy. Vì có Thầy, Thầy còn nhắc nhở quý thầy cái sai, cái đúng, Thầy còn chăm nom được cái này, cái kia. Khi xa Thầy thì chắc chắn không còn ai nhắc nhở quý thầy nữa. Như một đứa con đã mất mẹ, như một đứa con đã mất cha lấy ai nhắc nhở mình trong khi đúng khi sai, rồi ai lo lắng cho mình trong khi đau, khi bệnh thì quý thầy phải cẩn thận trong thời gian còn ngắn lắm. Cho nên cố gắng mà giữ gìn cho đúng những điều Thầy đã dạy. Những lời này là những lời vàng ngọc để cứu quý thầy, giúp quý thầy ra khỏi cuộc đời đau khổ. Quý thầy ghi nên khắc mãi ở trong tâm những lời này để sau khi không còn Thầy, cố gắng thực hiện cho đúng cách, đừng để sai. Lấy những kinh nghiệm, gương hạnh các bạn, của những người đã thực hiện đúng, lấy đó mà làm gương hạnh tu của mìnhtiếp tục ở trên con đường đời này. Không còn ai cứu mình, không còn chỗ nào nương tựa vững chắc bằng Phật Pháp, bằng những thân và tâm của mình để cho mình lấy đó thực hiện con đường giải thoát mới được. Cho nên phải ráng cố gắng mà vâng lời Thầy để tự mình cứu lấy mình chứ không ai cứu mình được.

Đến đây Thầy xin chấm dứt. Quý thầy nhớ kỹ là lấy gương hạnh của huynh đệ mình. Thầy nói ra đây không có nghĩa là để cho quý thầy ganh tỵ những người đó, mà hãy lấy những người đó làm gương hạnh của mình. Đừng nhìn qua một góc độ nào nhỏcho người đó còn thế này, thế khác, mà mình hãy thấy việc làm của người ta tốt để mình sửa mình, còn những việc xấu của người ta thì mình nên đừng có,và đừng nghĩ ngợi vì biết đâu đó là những điều mà người ta còn tu tập, người ta chưa hết, chứ không phải người ta thành Phật. Đừng muốn thấy người bạn của mình là như một bậc Thánh, đối với Thầy còn có những cái lỗi huống hồ là những người huynh đệ của các thầy đang tu thì có những cái sơ sót mà tu chưa hết, giữ gìn chưa trọn mà thôi. Nhưng người ta đã được trước hơn mình những cái cao quý thì mình nên bắt chước những cái đẹpđó, những cái đúng, cái tốtđó. Còn những cái sai vì điều kiện người ta còn đang trên con đường tu, đừng lấy những cái sai đó mà chỉ trích người ta thế này thế khác, mà trong lúc mình từ chuyện nhỏ, chuyện lớn mình chưa làm được điều gì hết. Khi bươi móc, chỉ trích như vậy tức là mình không biết sửa mình. Mà cái lòng đó là cái lòng xấu, cái lòng ganh tị. Thấy người tu được những cái đó thì mình tìm những cái lỗi nhỏ mọn của người ta vạch ra để cho thấy người ta sai, để cho người khác nhận ra thấy người đó Thầy nói vậy chứ người đó còn lỗi chỗ này chỗ kia. Đó là con đường người ta còn tu, tức là người ta còn lỗi chứ làm sao người ta hết được. Người ta còn chút sai thì tuần tự trên bước đường tu thì người ta sẽ sửa lần cho đến khi lậu hoặc người ta quét sạch được qua sức tu tập của người ta. Nhưng người ta đã bước được những bước mà mình chưa bước được thì mình hãy lấy những bước mà người ta đã bước đi làm gương cho mình, đừng có lấy cái mà người ta còn tu chưa xong mà mình cho toàn bộ người ta xấu hết. 

Như các Thầy cũng thấy:Ngoài đời thì người nào cũng có cái tốt, cái xấu chứ đâu phải toàn là người xấu hết đâu? Nhưng mình vơ cả nắm, mình thấy người ta có một cái xấu, mình cho người ta là người xấu hết thì không đúng. Cũng như trong quý thầy hiện giờ, chúng ta coi vậy chứ chúng ta còn là người có tốt, có xấu chứ không phải là xấu hết đâu. Do lấy cái tốt của người ta làm cái tốt cho tâm mình để làm gương tu tập cho mình, để làm cho sự sửa mình bằng những cái tốt của người khác. Rồi lần lượt người đó cũng thấy được cái xấu của người khác, người đó sẽ sửa chữa lại, và người ta cuối cùng cũng sẽ trở thành người tốt hết.

Cũng như trong chúng chúng ta bây giờ, có những người đã phạm phải những lỗi mà chắc người ta không muốn điều đó đâu, không ai muốn điều đó, nhưng vì thói quen của người ta sống ở ngoài đời người ta chưa có giữ được thôi, chứ Thầy tin rằng những lời nói của Thầy là quý thầy cố gắng hết sức thực hiện. Nhưng cái duyên có khi mình muốn vậy, mình muốn giữ gìn được nhưng hoàn cảnh, đối tượng xảy ra làm chúng ta phải nói chuyện, hoặc là thế này thế khác, đó là ngoài ý muốn của quý thầy, chứ quý thầy đâu muốn vậy. Cái hoàn cảnh, cáitrường hợp đó như có người bị bệnh thì bắt buộc chúng ta phải giúp đỡ người đó chứ chúng ta đâu thể nỡ tâm mà làm ngơ được, hoặc người đó không biết máy móc mà chúng ta biết máy móc thì chúng ta giúp cho người bạn của mình. Do cái sự tiếp giao đó cũng làm cho mình động và người bạn kia động, nhưng hoàn cảnh đó làm sao chúng ta làm ngơ được. Đó là những điều chúng ta phải xét thấy cái đúng, cái sai chứ không phải lúc nào chúng ta cũng thấy hai người nói chuyện là chúng ta cho rằng họ thích nói chuyện. Không phải đâu. Cái hoàn cảnh trường hợp đó làm cho họ mất độc cư trong lúc đó là tại cái duyên của họ chưa đủ, nhưng họ biết cố gắng họ khắc phục, họ giữ gìn hơn thì chắc chắn là họ sẽ độc cư như Minh Tông chẳng hạn.

Đó, hôm nay những gì Thầy dạy, chúng ta nhìn góc độ tốt của mọi người mà chúng ta làm gương tu học, đừng có nhìn góc độ xấu của người mà chỉ trích người, phê phán người, điều đó thì chính chúng ta là người xấu.

Vì vậy mà hôm nay Thầy khuyên quý thầy hãy nhìn với đôi mắt tốt, đừng nhìn mọi người với đôi mắt xấu mà làm cho tâm chúng ta bất an và làm chúng ta trở thành những người xấu hơn, vì chúng ta thấy họ xấu thì tức là chúng ta sẽ nói những điều xấu của người khác ra thì lúc bấy giờ chúng ta trở thành người xấu.

Cho nên những điều xấu là khi mà mình thân tình với người đó, mình nói người đó biết nghe mình thì mình ngăn mình khuyên: Em làm như vậy hay Thầy làm như vậy là sai nên sửa lại, không khéo Thầy thấy Thầy sẽ rầy thì như vậy là mình biết thương người bạn của mình. Còn nếu mình thấy khả năng mình nói họ không nghe thì mình làm thinh, đừng nói gì hết vì nói thì người ta nghĩ rằng mình nói xấu người ta. Sự thật người xấu là người nói về người nào đó cho người khác biết, đó là người xấu. Còn người tốt thì người ta ngăn mình, thấy mình làm cái chuyện xấu thì người ta ngăn mình, đó là người tốt. Trong khi các Thầy cũng đã học người bạn tốt của mình là người ngăn mình không cho mình nói hoặc không cho mình làm cái chuyện sai kỷ luật hay sai giới luật, hay những hành động không tốt thì người đó là người bạn tốt mình, nên tìm những người bạn đó để họ thẳng thắn họ chỉ bảo cho mình những cái sai để cho mình sửa thì như vậy đó là người bạn tốt của mình. Còn cái người mà thấy mình sai họ không có ngăn chặn, họ để cho mình làm sai rồi họ đi nói với người khác để cho mọi người cười chê mình thì đó là người không tốt.

Hôm nay Thầy nói như vậy để cho quý Thầy thấy được cái điều đúng, điều sai ở trong cuộc đời này mà lấy gương tốt của người khác bất kỳ. Thầy nói trong chúng ta đều là những người tốt hết chứ không có người nào xấu. Vì mỗi người có cái tốt trong khía cạnh của họ nhưng những cái mà họ chưa biết, họ còn lầm lạc chứ không phải là họ xấu đâu, họ là những người biết tu thì sẽ biết sửa chứ họ không phải là những người thiếu sửa đâu. Mà đạo Phật là cái đạo biết sửa mình, tu tập của đạo Phật là tu sửa chứ không phải là ngồi thiền bằng cách này, bằng cách khác gọi là giải thoát, mà chính sửa cái tâm của mình cho đến khi mình không còn lậu hoặc nữa, thanh tịnh thì mình mới tịnh chỉ được các hành. Đó là vấn đề quan trọng mà Thầy thường nhắc nhở các con rất nhiều. Tâm mà không tịnh, còn giận hờn phiền não, còn thương ghét, còn bị ham muốn cái này cái kia thì chắc chắn là quý thầy không tịnh chỉ nổi các hành trong thân, không tịnh chỉ nổi được cái hơi thở. Mà phải sắp xếp như thế nào để cho tâm mình dứt hết tất cả các duyên đó thì chắc chắn là quý thầy sẽ đạt được cái sức thiền định của Phật dạy, tức là Tứ Thánh Định, từ Sơ thiền đến Tứ thiền.

Đến đây Thầy xin chấm dứt và trở lại vấn đề học tập.

***