• vandao2
  • lopbatchanhdao
  • amthat3
  • khatthuc1
  • amthat1
  • vandaptusinh
  • tranhducphat
  • tinhtoa1
  • ThayTL
  • thanhanhniem2
  • tinhtoa2
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem3
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem1
  • benthayhocdao
  • toduongtuyetson
  • lailamtoduong1
  • tamthuphattu
  • quetsan
  • huongdantusinh
  • ttl3
  • daytusi
  • chanhungphatgiao
  • ttl1
  • amthat2
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Am thất
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
JGLOBAL_PRINT

Tưởng Định

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.7, TG.2011, tr. 38-43)

Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 7

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có một lần con chứng nghiệm một trạng thái toàn thân như mất hẳn, mình như hòa trong tất cả, lúc đó một tiếng thằn lằn bên vách tường kêu, con cảm thấy như tiếng thằn lằn này từ trong tim con kêu, chứ không phải bên ngoài nữa, tiếng thằn lằn và mình là một, như hòa nhập không hai. Trạng thái này rất an lạc mà con chưa bao giờ gặp, lúc đó con tác ý để duy trì trạng thái đó, thì hơi thở và tâm hành trở lại trạng thái cũ. Ðây là trạng thái gì? và làm sao an trú trong trạng thái này, xin Thầy chỉ dạy giải thích chỉ cho con rõ về phương pháp chỉ và quán của hơi thở?

Ðáp: Ðây là trạng thái “Thức Vô Biên Xứ Ðịnh”, một trạng thái định tưởng của bốn loại định Vô Sắc. Vị Tổ sư viết và soạn thảo kinh Duy Ma Cật gọi đó là pháp môn “Bất Nhị”. Khi đã nhập vào trạng thái định bất nhị này thì mới có cảm nhận như vậy. Thiền Ðông Ðộ do các vị Tổ sư thiền tu tập đều nhập vào được trạng thái định này nên có cảm giác mình là vạn hữu, vạn hữu là mình, từ đó các Tổ dùng những danh từ rất kêu, gọi nó là “phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu; pháp môn bất nhị; dễ dễ trên đầu trăm cỏ ý Tổ sư; bản thể vạn hữu, v.v....”, đó là những danh từ chỉ cho trạng thái “Thức Vô Biên Xứ tưởng” mà các Tổ đã lầm tưởng đó là Phật tánh. Vì là định tưởng nên có một trạng thái an lạc xuất hiện, đó là dục tưởng hỷ lạc.

Bây giờ vô tình con ức chế tâm hết vọng tưởng vượt qua Không Vô Biên Xứ. Con đã rơi vào Thức Vô Biên Xứ. Vì vô tình rơi vào nên con chẳng biết cách nhập vào. Con muốn nhập vào trạng thái đó con hãy nghiên cứu bài kinh Tiểu Không trong kinh Trung Bộ tập 3 trang 291 thì con sẽ biết cách vào.

Bốn loại định vô sắc tưởng rất dễ tu, phần đông người tu thiền thời nay, đều rơi vào bốn loại định tưởng này mà hai loại định dễ rơi vào nhất đó là “Không Vô Biên Xứ Tưởng”“Thức Vô Biên Xứ Tưởng”.

Nhập vào các định này, các Tổ bị che khuất lối đi, tưởng mình đại ngộ hay triệt ngộ, từ đó xây dựng các thế giới Niết Bàn có bốn đức: “thường, lạc, ngã, tịnh” nhưng thật ra, đó là tưởng tri, chứ không phải liễu tri.

Con muốn rõ phương pháp “chỉ quán” về hơi thở nên đọc lại sách chỉ quán của ngài Trí Khải Ðại Sư mà Thượng Tọa Trí Quang đã dịch ra Việt ngữ vào năm 1965 - 1967 (lâu quá Thầy không nhớ kỹ).

Xưa, Ðức Thế Tôn nhập đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ mà còn bỏ vì không ích lợi thiết thực cho đời sống con người, không giải thoát khổ đau của kiếp làm người. Bây giờ con đi tìm lại nó để làm gì? Không lẽ con bỏ dục lạc thế gian mà lại đi tìm thứ dục lạc hư ảo hão huyền (rất an lạc) của loại định này sao? Tu tập theo Phật giáo mục đích là làm chủ thân tâm trước những đau khổ sanh, già, bệnh, chết của kiếp người, chứ đâu phải đi tìm cái tưởng lạc đó có lợi gì cho kiếp sống hiện tại của con đâu. Bỏ ô này, mắc ô khác, có nghĩa là bỏ dục này tìm dục khác mà lại là dục tưởng thì có ích gì cho cuộc đời vô thường, đau khổ của con.

Con không nhớ trong Tứ Thánh Ðịnh Phật dạy: nhập Sơ Thiền “ly dục lạc, ly dục khổ, ly dục bất lạc bất khổ”. Kế tiếp vào Ðịnh Tam Thiền, đức Phật dạy: ly hỷ tưởng cho sạch, rồi sau đó mới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, xả sạch không còn gì để xả thì mới nhập Tứ Thiền. Bây giờ con lại đi tìm sự an lạc của định Thức Vô Biên Xứ để sống với nó thì phỏng chừng có ích gì cho đời sống của con. Hãy dẹp bỏ mà đi về con đường của Phật. Nếu con có tâm tha thiết tìm cầu sự giải thoát, quyết tâm nhiệt tình ly dục ly ác pháp bỏ sạch xuống, tâm chẳng còn tham, sân, si (ác pháp) thì con đường thiền định không còn khó khăn. Muốn tịnh chỉ tâm hành và thân hành thì dễ dàng như trở bàn tay, chỉ cần ra lệnh thì tịnh chỉ được ngay liền.

Nếu tâm ham muốn và ác pháp còn thì con đường thiền định tịnh chỉ tâm hành và thân hành là một điều vạn nan.

Chìa khóa mở cửa thiền định là giới luật, nếu ai biết dùng giới luật thì mở cửa thiền định dễ dàng, làm chủ sanh tử không còn khó khăn. Cửa thiền định không thể mở cho kẻ phá giới đi vào. Vì thế, tu sĩ Phật giáo thời nay phạm giới, phá giới nên cánh cửa giải thoát của đạo Phật còn đóng chặt, chờ cho kẻ nào vượt qua cửa giới luật mới hé mở cho bước vào.

Tu danh, tu lợi, tu chùa to, tháp lớn, tu cấp bằng, tu miệng, tu lưỡi, v.v… thì cửa thiền định giải thoát của đạo Phật muôn đời vẫn đóng kín âm thầm và lặng lẽ, để chờ đón những người con Phật chân chánh, sống đúng phạm hạnh và giới luật nghiêm túc.

***