• tamthuphattu
  • chanhungphatgiao
  • thanhanhniem1
  • thanhanhniem2
  • vandao2
  • amthat1
  • amthat3
  • quetsan
  • lopbatchanhdao
  • phattuvandao3
  • toduongtuyetson
  • benthayhocdao
  • ThayTL
  • huongdantusinh
  • tinhtoa1
  • daytusi
  • khatthuc1
  • lailamtoduong1
  • ttl3
  • ttl1
  • tranhducphat
  • phattuvandao1
  • amthat2
  • thanhanhniem3
  • vandaptusinh
  • tinhtoa2
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc
  • Tranh đức Phật
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
JGLOBAL_PRINT

Cách Ly Hỷ Tưởng. Cách Xả Lạc Xả Khổ, Xả Niệm Thanh Tịnh. Ly Hỷ Trú Xả Có Phải Pháp Hướng Tâm?

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thich Thông Lạc, trích ĐVXP.9, TG.2011, tr. 214-221)

Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 9

Hỏi: Kính bạch Thầy! Xin Thầy giảng cho con về cách tu tập để ly các loại hỷ tưởng. Cách tu xả lạc, xả khổ xả niệm thanh tịnh. Và thế nào là niệm thanh tịnh nào? Ðã là thanh tịnh sao lại phải xả?

Kính bạch Thầy! Ly hỷ trú xả có phải là pháp hướng tâm không?

Ðáp:

1.- Khi hành giả diệt tầm, diệt tứ, ý thức ngưng hoạt động, tưởng thức xuất hiện hoạt động thì có những trạng thái hỷ lạc do dục tưởng sanh ra. Lúc bấy giờ hành giả muốn lìa xa các trạng thái hỷ tưởng này (ly hỷ tưởng) thì phải xuất Nhị Thiền, nương vào hơi thở vô hơi thở ra và thỉnh thoảng phải như lý tác ý những câu này: “18 loại hỷ tưởng này phải lìa xa không được ở trong thân tâm này” hoặc “Thân tâm phải ly hỷ tưởng cho thật sạch”.

Tu tập như vậy cho đến khi nào các trạng thái hỷ không còn thì lúc bấy giờ chúng ta xả niệm hơi thở diệt tầm tứ mà không thấy có trạng thái hỷ là chúng ta đã nhập Tam Thiền, còn có trạng thái hỷ là vẫn còn nhập Nhị Thiền, cho nên trong kinh dạy: “Ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền”. Thầy xin nhắc lại một lần nữa: xả niệm hơi thở diệt tầm tứ mà có hỷ lạc là còn đang nhập Nhị Thiền.

Khi nào dạy về Thiền căn bản 2 thì Thầy sẽ giảng rõ, còn bây giờ chưa có ai ly dục ly ác pháp được mà giảng cho nhiều thì mọi người biết để mà biết chứ chẳng có ích gì, đôi khi còn làm hại người khác giúp cho họ chỉ biết nói thiền nói đạo miệng để lừa đảo thiên hạ, như mình đã nhập được thiền định sâu mầu.

Dạy tu tập thiền định mà dạy sai dù là một ly, nhưng vẫn đưa hành giả vào chỗ bệnh tật, chứ không vào chỗ giải thoát, vì thế xin quý vị lưu ý cảnh giác.

***

2.- Muốn xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì phải trú vào hơi thở dùng pháp hướng tâm tịnh chỉ thân hành thì xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh sẽ đạt được kết quả như ý muốn, nhưng trước khi muốn xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì tâm phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì lúc đó tịnh chỉ thân hành không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, bằng ngược lại chưa ly dục ly ác pháp hoàn toàn mà xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh thì chẳng bao giờ xả được.

Khi tu tập nhập vào tâm bất động thì tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Khi Tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng là tâm có đủ bảy năng lực Giác Chi. Tâm có đủ bảy năng lực Giác Chi là tâm có đủ Tứ Thần Túc. Khi có đủ Tứ Thần Túc thì xả lạc, xả khổ và xả niệm thanh tịnh rất dễ dàng không có khó khăn không có mệt nhọc.

Xả lạc nào? Xả khổ nào? Và xả niệm thanh tịnh nào?

Lạc, khổ và thanh tịnh là ba trạng thái của thọ, tức là cảm thọ:

1- Thọ lạc.

2- Thọ khổ.

3- Thọ bất lạc bất khổ tức là niệm thanh tịnh.

Trong phần cảm thọ có hai:

1- Cảm thọ thuộc về thân.

2- Cảm thọ thuộc về tâm.

Lạc và khổ thuộc cảm thọ về thân, còn hỷ và niệm thanh tịnh thuộc cảm thọ về tâm. Như vậy ly hỷ, xả lạc, xả khổ và xả niệm thanh tịnh là xả cảm thọ về cả thân và tâm. Xả cảm thọ về thân và tâm là tịnh chỉ các hành trong thân và tâm. Cho nên, người nhập Tứ Thiền toàn thân tâm bất động, thân tâm không còn rung động một chút xíu nào thì hơi thở phải tịnh chỉ.

Trong câu hỏi: Lạc nào? Khổ nào? Thanh tịnh nào? Sao thanh tịnh mà lại phải xả? Lạc, khổ và niệm thanh tịnh có hai phần:

1- Lạc, khổ và niệm thanh tịnh do tâm tham dục sanh ra.

2- Lạc, khổ và niệm thanh tịnh do tâm ly dục sanh ra.

Lạc, khổ và niệm thanh tịnh do dục hoặc do ly dục sanh ra đều phải xả sạch thì mới nhập vào định Tứ Thiền được, còn có trạng thái thanh tịnh thì không nhập vào Tứ Thiền được, dù là thanh tịnh do ly dục sanh.

Như vậy đến đây con đã hiểu xả lạc, xả khổ và xả niệm thanh tịnh nào rồi.

Ðức Phật không chấp nhận 3 thọ:

1/ Thọ lạc.

2/ Thọ khổ.

3/ Thọ bất lạc bất khổ.

Thọ là gì? Thọ là các cảm thọ nơi thân tâm. Thọ là một pháp vô thường như các pháp khác; thọ là pháp khổ, là pháp vô ngã. Người tu theo Phật giáo đứng trước các cảm thọ tâm không hề dao động: Thọ lạc không tham đắm, thọ khổ không sợ hãi, thọ bất khổ bất lạc không quan tâm. Vì thế, đứng trước các khổ tâm không hề lay động một mảy may nào. Tâm không hề lay động một mảy may nào tức là xả lạc, xả khổ.

Tại sao lại xả niệm thanh tịnh? Niệm thanh tịnh vẫn còn là một pháp vô thường, khổ, vô ngã. Pháp vô thường, khổ, vô ngã là ác pháp cho nên đức Phật bảo: “Dù Ta nhập các định do ly dục có hỷ lạc, nhưng hỷ lạc không chi phối tâm Ta”. Không chi phối tâm Ta là đức Phật bất động tâm, không dính mắc vào thọ lạc do ly dục sinh, đó là đức Phật xả thọ lạc. Xả lạc thọ giai đoạn đầu là không dính mắc, không thích thú, không chấp trước, không mong đợi, v.v...

Khi tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng thì xả thọ là tâm đình chỉ các hành trong thân khiến cho thân an lành không còn một chút cảm thọ nào xảy ra. Khi hơi thở ngưng thì các hành trong thân đều ngưng thì cảm nhận trạng thái thanh tịnh của tâm cũng không còn.

Ðó là phương cách xả niệm thanh tịnh ở giai đoạn Tứ thiền. Ngoài Tứ thiền thì không có thiền nào xả niệm thanh tịnh. Cho nên xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh là chỉ có ở trạng thái Tứ thiền, chỉ cho trạng thái Tứ Thiền. Người nhập Tứ thiền là người đã xả các cảm thọ và xả luôn tâm niệm thanh tịnh. Ðó là phương pháp tu tập làm chủ sự sống chết.

Tu theo Phật giáo mà không tu tập Tứ Thánh Ðịnh thì không thể nào làm chủ sự sống chết được. Trên thế gian này chỉ có pháp môn Tứ Thánh Ðịnh mới tịnh chỉ được hơi thở.

***

3.- Ly hỷ trú xả không phải là pháp hướng tâm, ly hỷ trú xả là những danh từ chỉ cho chúng ta muốn nhập Tam Thiền thì phải lìa xa 18 loại hỷ tưởng, mà muốn lìa xa 18 loại hỷ tưởng thì phải trú trong pháp xả, pháp xả ấy gồm có có hai phần:

1- Ðịnh Niệm Hơi Thở.

2- Pháp hướng tâm như lý tác ý.

Khi muốn ly các loại hỷ tưởng thì phải trú tâm vào hơi thở và khéo tác ý xả nó, do đó đức Phật gọi tắt: “Ly hỷ trú xả”, có nghĩa là muốn ly trạng thái hỷ thì phải trú ở trong hơi thở ra, hơi thở vô thì sẽ ly trạng thái hỷ rất dễ dàng, không mấy khó khăn và không có mệt nhọc.

Khi tu tập vừa thấy, hay cảm nhận một trạng thái tưởng nào thì mau mau xả pháp môn đang tu tập không được tiếp tục tu tập nữa. Khi xả pháp môn xong thì nên tiếp tục dùng pháp tác ý. Tác ý ngay trạng thái tưởng đó bảo nó phải diệt ngay liền và nương vào tâm thanh thản, an lạc và vô sự và thỉnh thoảng tác ý trạng thái tưởng đó phải dừng lại, cơ thể và tâm phải bình thường. Tác ý đến chừng nào trạng thái tưởng đó không còn nữa mới thôi.

Ly hỷ trú xả không phải là pháp hướng tâm, nó là ngôn ngữ để chúng ta nói cho người khác thông hiểu cách thức lìa xa trạng thái hỷ tưởng. Còn pháp như lý tác ý là phải tác ý đúng trạng thái tưởng đó, đúng tên của nó, chứ không thể nói chung chung được.

“Ly hỷ” là danh từ chỉ chung thì tâm biết trạng thái hỷ nào mà ly.

Ví dụ: Sắc tưởng hiện ra khiến chúng ta thấy ánh sáng như hào quang hoặc thinh tưởng hiện ra tai tiếng nói của các Tổ hay chư Thiên nói pháp hay tiếng tụng kinh niệm Phật thì phải tác ý đúng têncủa nó như: “Ánh sáng hào quang này là sắc tưởng hãy đi đi. Ta không chấp nhận ngươi” hoặc “Tiếng nói của Tổ hay chư Thiên là thinh tưởng, là Ma hãy đi đi. Ta không chấp nhận ngươi”. Đó là những câu tác ý, là pháp hướng tâm tác ý.

***