• quetsan
  • daytusi
  • ttl3
  • tamthuphattu
  • tinhtoa2
  • vandaptusinh
  • huongdantusinh
  • tranhducphat
  • amthat2
  • ttl1
  • vandao2
  • ThayTL
  • thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem3
  • tinhtoa1
  • lailamtoduong1
  • benthayhocdao
  • phattuvandao1
  • thanhanhniem2
  • phattuvandao3
  • amthat3
  • chanhungphatgiao
  • amthat1
  • khatthuc1
  • toduongtuyetson
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
JGLOBAL_PRINT

Tâm Thư Ngày 9-9-2007

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Những Bức Tâm Thư, tập 2, TV.2007, tr.110-113)

Nguồn: Sách: Những Bức Tâm Thư - Tập 2

Kính gửi các con thân thương!

Hỡi các con thân thương! Các con hãy ghi nhớ những lời dạy này:

- Về BĂNG ĐĨA, ÂM THANH CA NHẠC, khi thu âm NHỮNG LỜI DẠY GIỚI LUẬT, ĐỨC HẠNH về đời sống con người hoặc NHỮNG BÀI PHÁP TU TẬP LY DỤC, LY ÁC PHÁP, để DIỆT NGÃ, XẢ TÂM, để NHẬP TỨ THÁNH ĐỊNH, để THỰC HIỆN TAM MINH, LÀM CHỦ SINH TỬ, CHẤM DỨT LUÂN HỒI của Thầy, khi các con sang ra đĩa, băng thì nên giữ nguyên bản, không nên cắt xén thêm bớt; không nên xen hoặc đệm ca nhạc, dù là ca nhạc đạo, vì ca nhạc phát ra âm thanh trầm bổng khiến cho lòng người dễ sinh tình cảm ưa thích, tham đắm, dính mắc. Vì thế giới luật Phật dạy: “KHÔNG NÊN CA HÁT VÀ NGHE CA HÁT”.

Các con chỉ có thể xen đệm âm thanh thiên nhiên như: tiếng chim kêu, tiếng vượn hú, tiếng dế gáy, tiếng ếch nhái hòa tấu, tiếng gió thổi rì rào qua khe lá, tiếng sóng biển rì rào ào ào, tiếng gầm hú của loài thú, v.v…tùy theo bài giảng pháp mà lồng ghép âm thanh cho phù hợp nghĩa của bài kinh. Bởi âm nhạc thiên nhiên rất tự nhiên nhưng nói lên được ý nghĩa cứu cánh giải thoát của Phật pháp.

Vì ý nghĩa cứu cánh giải thoát của Phật giáo rất tự nhiên lồng trong không gian và thời gian của mỗi người, không cầu kỳ khó hiểu, không khó khăn tập luyện như Yoga, võ công, Tổ sư thiền, thiền xuất hồn, thiền vô vi ông Tư, ông Tám, nhân điện, khí công, dưỡng sinh, v.v…

Chỉ vì chúng ta hiểu sai Phật giáo, hiểu không đúng pháp của Phật dạy, mà lại hiểu Phật pháp theo kiến tưởng giải của các vị tổ sư Bà La Môn, nên mới thấy tu tập khó khăn. Nếu pháp Phật khó, sao lại có người đến nghe Phật thuyết giảng xong một bài pháp liền CHỨNG PHÁP NHÃN THANH TỊNH rồi xin Phật xuất gia, sống trong giáo đoàn Tăng, không bao lâu liền CHỨNG QUẢ A LA HÁN. Như vậy quả A LA HÁN là kết quả như thế nào mà trong thời đức Phật người tu hành chứng quả rất dễ dàng?

Nếu muốn biết phương pháp tu vô lậu chứng quả A LA HÁN này thì phải học những lớp sau đây: Năm lớp Ngũ giới đức hạnh, Mười lớp Thập Thiện nhân quả và lớp Chánh kiến, lớp Chánh tư duy, lớp Chánh ngữ, lớp Chánh nghiệp, lớp Chánh mạng, lớp Chánh tinh tấn, lớp Chánh niệm và lớp Chánh định.

Sau khi học xong các lớp này, hằng ngày các con nhớ sống một mình trong thất, ngồi chơi bình thường hay ngồi bán già hoặc kiết già, hay ngồi trên ghế dựa lưng rồi quan sát thân tâm, nhưng phải tỉnh thức biết từng tâm niệm của mình. Khi tâm niệm nào khởi lên mà nó làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì các con dừng ngay niệm ấy liền bằng phương pháp NHƯ LÝ TÁC Ý để tâm được THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ. Còn ngược lại tâm niệm nào của các con không làm khổ các con, không khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh thì các con tư duy, triển khai tâm niệm ấy để tăng trưởng niệm ấy lớn mạnh, biến ra hành động thân hay miệng của các con để đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho các con, cho mọi người và cho tất cả sự sống của muôn loài trên hành tinh này.

Chứng đạo của đạo Phật chỉ có một việc làm như vậy. Một việc làm rất tự nhiên nhưng lại tìm thấy giải thoát ngay liền. Giải thoát từ ngày này sang ngày khác, không có ngày nào không giải thoát. Nếu thân tâm giải thoát như vậy là các con đã chứng quả A La Hán. Quả A LA HÁN tại chỗ đó, chứ không còn chỗ nào khác nữa. Như vậy chứng quả A LA HÁN đâu phải khó. Phải không các con?

Quả A LA HÁN tu hành không khó, chỉ vì tâm các con còn ham thích dục lạc thế gian; chỉ vì tâm danh, lợi, sắc, thực, thùy chưa chịu dứt bỏ, nên mới thấy chứng quả A LA HÁN là khó khăn. Điều khó khăn nhất hiện nay là trong giới phật tử tu hành theo Phật giáo đều không hiểu đúng nghĩa chánh pháp tu giải thoát của Phật, họ chỉ hiểu biết theo kiến tưởng giải của thầy tổ Đại Thừa và kiến tưởng giải của chính họ trong kinh sách.

Phật pháp là đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người, nên nó rất tự nhiên trong thiên nhiên như vậy thì các con hãy để tự nhiên mà chỉnh sửa từng tâm niệm ác của các con cho nó trở thành từng tâm niệm thiện. Chỉnh sửa không có nghĩa là ức chế, bắt ép tâm của các con phải làm như thế này, phải làm như thế kia, mà các con chỉ cần hiểu nó là thiện hay ác, nó có làm khổ mình, khổ người không? Nếu biết nó là ác pháp, làm khổ mình khổ người, thì các con tác ý: “Đây là tâm thiếu đạo đức làm người. Hãy đi! đi!” Nghe tác ý như vậy nó liền chấm dứt. Vậy sự tu hành đâu phải khó khăn. Chỉ có sửa đổi tâm các con như vậy mà chứng quả A LA HÁN, thì chứng quả A LA HÁN đâu phải khó. Phải không các con?

Đạo Phật tự nhiên trong thiên nhiên như vậy, nên bài thuyết pháp dạy người tu tập cũng rất tự nhiên và đơn giản.

Cớ sao các con lồng ghép thêm những lời ca, tiếng nhạc trầm bổng, du dương vào bài thuyết pháp, làm mất đi sự tự nhiên của nó. Mục đích của bài thuyết pháp là để mọi người nghe, hiểu, biết và tu tập cho đúng pháp, để được giải thoát, chứ đâu phải để giải trí, để nghỉ xả hơi, mà các con lồng ghép ca nhạc âm thanh vào.

Thật là đáng trách! Một việc làm thiếu cân nhắc, thiếu hiểu biết, vô tình các con đã phỉ báng Phật pháp, xem thường lời dạy của Phật quá rẻ. Các con lồng ghép, xen đệm ca nhạc vào bài thuyết pháp của Thầy như vậy với mục đích gì? Các con có biết không? Đó là để lôi cuốn và cám dỗ Phật tử.

Bằng nền đạo đức nhân bản – nhân quả, Đạo Phật ra đời muốn đem lại lợi ích cho chúng sinh, đem lại sự bình an, yên vui cho mọi người trên hành tinh này. Do đó hành động của người theo đạo Phật phải là hành động đạo đức nhân bản - nhân quả. Các con cần phải hiểu rõ như thế, khi đã hiểu rõ rồi thì tự các con phải thắp lên ngọn đuốc đạo đức đó mà đi. Sự tu tập như vậy mới đúng với tinh thần tự lực của đạo Phật. Bởi vậy đạo Phật không có tha lực, không có cầu cúng, cầu nguyện, v.v…Vì thế các con phải tự sống không làm khổ mình, không làm khổ người. Đó là chánh pháp của Phật, còn ngoài ra là tà pháp của ngoại đạo.

Đạo Phật ra đời không dụ dỗ và lôi cuốn tín đồ bằng cách ban phước báu cho những ai cúng dường xây chùa, đúc chuông, tạc tượng; bằng cách ban phước báu cho những ai làm việc từ thiện bố thí thực phẩm, tiền bạc, nhà ở, v.v…và bằng cách ban phước báu cho những ai tụng kinh bái sám cầu siêu, cầu an, lạy hồng danh sám hối, v.v… Ai có duyên đến với đạo Phật thì phải tự mình tu tập, chứ không ai thay thế tu tập cho ai được cả.

Lồng ghép âm thanh ca nhạc vào băng đĩa giảng kinh thuyết pháp. Điều này quý thầy bên Đại Thừa và Thiền Tông họ đã làm và thành công rất tốt đẹp, họ đã phổ biến băng đĩa khắp nơi. Bởi họ biết rõ tâm lý Phật tử ưa thích nghe thuyết pháp có ca nhạc như vậy. Họ làm như vậy với mục đích lôi cuốn, dụ dỗ và giữ gìn Phật tử, nhờ đó chùa mới có Phật tử đông đảo; nhờ đó chùa mới có cúng dường tiền nhiều. Đó là một phương pháp kinh doanh tôn giáo. Vậy mà các con cũng bắt chước lối kinh doanh tôn giáo đó nữa sao?

Lời dạy của Phật là lời vàng ngọc, nó là đạo đức của con người (nhân bản), nếu ai biết sống đúng đạo đức đó thì đem lại sự bình an, yên vui và hạnh phúc cho mình, cho người. Còn người nào sống không đúng đạo đức nhân bản thì họ cũng giống nhưngười thế gian, họ thường tranh đua hơn thiệt, thường lý luận phải trái trắng đen, họ hay nói xấu người này, nói xấu người kia, họ thường thấy lỗi người, không thấy lỗi mình, tâm họ chạy theo tiền bạc, danh vọng, nhà cửa, xe cộ, sắc đẹp, v.v…thì tự họ làm khổ mình, khổ người, cuộc đời của họ đầy đau khổ. Những người này đem đạo đức Phật giáo đến với họ như nước đổ lá môn, chẳng lợi ích gì dù các con có lồng ghép ca nhạc để lôi cuốn họ cũng chẳng ích lợi gì. Họ tu vì danh, vì lợi, chứ không phải vì cầu giải thoát cho mình, cho người.

Theo Phật giáo chỉ có sống đúng đạo đức nhân bản – nhân quả, không thêm bớt một việc gì vào cuộc sống tu hành. Vậy các băng đĩa thuyết giảng lời Phật dạy, kinh Phật thuyết chỉ nên để thuần túy lời giảng dạy bình thường, đơn giản của Thầy là hay nhất. Các con đừng bắt chước băng đĩa Đại Thừa lồng ghép âm thanh ca nhạc trong những bài pháp dạy về giới luật đức hạnh,vì làm như vậy thì phạm tội rất lớn, đó là phá oai nghi tế hạnh trong giới luật Phật.

Các con có biết không? Gốc đau khổ của loài người là LÒNG HAM MUỐN (ái dục), những lời ca, tiếng hát vớiâm thanh du dương trầm bổng gợi lên lòng ham muốn. Vì thế, giới luật Phật đã dạy: “KHÔNG NÊN NGHE CA HÁT VÀ TỰ CA HÁT”. Vì vậy các con xen và đệm ca nhạc vào bài thuyết pháp của Thầy là các con đã đi sai tông chỉ của Phật giáo, làm sai giới luật Phật. Làm sai giới luật Phật là phỉ báng Phật như trên đã nói. Các con có biết không? Tội ấy nặng lắm các con ạ!

Do việc làm sai của các con ngày hôm nay mà người đời sau sẽ làm saitiếp tục. Làm sai tức là vi phạm vào giới luật, mà phạm vào giới luật thì tu hành không bao giờ đến nơi đến chốn, chỉ uổng phí cho một đời tu hành. Người Phật tử thiếu oai nghi đức hạnh trong giới luật là diệt Phật giáo. Vì thế, đức Phật dạy: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”

Các con có thấy quý thầy Đại thừa không? Do thầy tổ của họ tu hành phạm giới, phá giới, nên trải qua hơn 2500 năm họ đều tu hành sai, tu không làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Khi thầy tổ tu hành sai thì thầy trò truyền nhau pháp sai, vì thế tu hành chẳng đi đến đâu, uổng phí một đời tu hành, chỉ loanh quanh trong danh lợi tôn giáo, biến họ trở thành những tu sĩ Bà La Môn mà họ không biết. Các con có thấy chăng?

Những gì các con vì không biết đã làm sai, một phần cũng chính Thầy thiếu sót không nhắc nhở các con ngay từ lúc ban đầu. Nhưng kể từ hôm nay các con nên cố gắng khắc phục, sửa lại những chỗ sai, đừng làm sai nữa. Những gì đã làm sai thì nên bỏ qua, chứ không thể thu hồi băng đĩa đó lại được. Các con nên nhớ đừng để chúng ta trở thành những nhà Đại thừa thứ hai, thứ ba nữa.

Thăm và chúc các con mạnh tu hành xả tâm tốt, nhất là luôn sống đúng với lòng yêu thương và tha thứ mỗi lỗi lầm của người khác.

Thân thương chào các con.

***