• tinhtoa1
  • tamthuphattu
  • vandaptusinh
  • tranhducphat
  • tinhtoa2
  • khatthuc1
  • chanhungphatgiao
  • daytusi
  • quetsan
  • ttl1
  • thanhanhniem3
  • ThayTL
  • amthat2
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem2
  • amthat3
  • ttl3
  • huongdantusinh
  • vandao2
  • benthayhocdao
  • phattuvandao1
  • amthat1
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem1
  • toduongtuyetson
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
JGLOBAL_PRINT

NGHĨA TỪ NGUYÊN THỦY CHƠN NHƯ (vần O&Ph)

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Tỳ khưu Từ Quang tổng hợp nghĩa các từ và câu kinh được Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng trong tất cả các sách của Ngài)

vần O

Oai nghi tế hạnh (PhậtDạy.4)(CữSĩTu) đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc và nói chuyện phải đúng tư cách của người đệ tử chân chính của đạo Phật.

1- Ði: Khi đi phải luôn luôn phòng hộ sáu căn, hai mắt phải nhìn xuống bước đi, không được ngó qua ngó lại, không được liếc xéo liếc ngang. Phải đi nhẹ nhàng khoan thai, không được chạy nhảy lăng xăng, không được hấp tấp vội vàng, không được đi song song với người khác phái. Không được vừa đi vừa nói chuyện, hoặc cười ầm ĩ ngoài phố.

2- Ðứng: Ðứng phải lựa nơi phù hợp, tránh chỗ đông người, tránh chỗ có người khác phái, tránh chỗ đánh lộn, tránh chỗ có người say rượu, tránh chỗ có tranh ảnh khoả thân.

3- Nằm: Nằm phải lựa nơi chốn phù hợp, không được nằm trên giường chõng, võng treo của người khác phái, của người già, của người bệnh và của trẻ em. Không được nằm ngửa, nằm sấp, nằm co, không được nằm tréo chân gác đùi hoặc nằm một chân duỗi, một chân co mà phải nằm nghiêng theo kiểu kiết tường như tượng Phật Niết Bàn. Không được đụng đâu nằm đó. Không được nằm trong giường, trong thất của người khác, nhất là người khác phái.

4- Ngồi: Ngồi phải lựa nơi chốn phù hợp, không được ngồi trên ghế tréo chân, không được ngồi gác chân lên bàn, không được ngồi lúc lắc chân, không được đụng đâu ngồi đó mà không biết bẩn sạch, không được ngồi bó gối, ngồi chồm hỗm, không được ngồi gần người khác phái, ngồi chung ghế với người khác phái, ngồi chỗ vắng vẻ với người khác phái.

5- Ăn: Khi thọ thực phải ăn mặc tề chỉnh, phải ngồi xếp bằng ngay thẳng, phải thành tâm mặc niệm cúng dâng chư Phật, tổ tiên, ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, và phải hết lòng biết ơn người đàn na thí chủ làm bằng mồ hôi nước mắt mới có thực phẩm này. Ăn phải giữ gìn im lặng, không được nói chuyện hay cười đùa trong bữa ăn. Không được khua chén khua bát trong bữa ăn; không được la hét làm ồn náo trong bữa ăn. Ăn không được nhai ngốn ngấu miếng này chưa xong lại ăn miếng khác. Phải ăn uống nhẹ nhàng êm ái, không được lật đật vội vàng, mà phải ăn từ tốn, khoan thai. Trước khi ăn phải xá Phật, xá Tổ, sau khi ăn xong cũng phải xá Phật, xá Tổ. Trước khi ăn cũng phải xá chào nhau để tỏ lòng tôn kính nhau, để diệt ngã tâm ganh tỵ ích kỷ nhỏ nhen của mình.

6- Mặc: Y áo phải được ngay thẳng, tề chỉnh, không được xốc xếch, nút trên gài khuy dưới, không được để hở cổ. Mặc y áo phải sạch sẽ, không được để dơ bẩn, hôi hám. Y áo phải được xếp ngay ngắn, cất có nơi có chốn. Không được ở trần, bầy lưng bầy ngực và bụng, phải ăn mặc kín đáo, dù trời có nóng bức. Người cư sĩ phật tử tiểu tiện phải ở chỗ kín đáo, phải ngồi xuống không được đứng, không được đụng đâu tiểu đó. Người cư sĩ phật tử khi tắm sông, suối, hồ, ao v.v... dù là nơi vắng vẻ cũng phải ăn mặc kín đáo mới tắm, không được trần truồng.

7- Nói: Lời nói rất quan trọng, khi nói ra có thể đưa lại là một điều rất tai hại. Lời nói dễ làm khổ mình khổ người, nên phải dè dặt cẩn thận lời nói. Phải tập ít lời, nói ra phải suy nghĩ cho thật kỹ. Không được dùng lời nói thô lỗ tục tằn. Không được dùng những lời nói hung dữ, trù ẻo, thề thốt. Không được tranh luận hơn thua với ai, dù vì bất cứ một việc gì. Không được chỉ trích khen chê tôn giáo này, tôn giáo khác, chỉ trích pháp môn này, pháp môn khác khi mình chưa tu tập tới nơi. Không được đem giáo pháp của Phật ra thuyết giảng không đúng chỗ. Không được cướp lời người khác, không được tranh cãi, phải ôn tồn, nhã nhặn, từ tốn, êm dịu, nhẹ nhàng. Trong khi Thọ Bát Quan Trai Giới, chỉ cần thiết mới thưa hỏi về sự tu tập. Tỉnh giác ý tứ từng hành động: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý để phòng hộ, tránh ngoại duyên cám dỗ, tránh mọi sự xảy ra khen chê, chỉ trích của miệng đời khiến tâm bất an, để cho tâm không bị phân tán, tu hành thiền định dễ dàng. Ai vi phạm oai nghi tế hạnh cũng được xem là vi phạm kỷ luật. Những quy định này là một kỷ luật tự nguyện, tự giác, là nhu cầu thiết yếu để bảo vệ sự tu hành an ổn của những người phật tử.

Oai nghi tế hạnh giúp cho người tu sĩ tỉnh thức hơn trong oai nghi tế hạnh để ly dục ly ác pháp, để ngăn và diệt tất cả tham ưu trên thân, thọ, tâm và pháp. Tu tập oai nghi tế hạnh để ly dục ly ác pháp tâm mới được hoàn toàn thanh tịnh, mới được gọi là tu tập thiền xả tâm.

vần Ph

Phá cảm thọ (ĐườngVề.5) Khi thân có cảm giác thọ đau thì nên tác ý liên tục để tâm ôm chặt pháp hơi thở mà quên đi thọ khổ. Trong Ðịnh Niệm Hơi Thở Ðức Phật dạy: Khi thân bị thọ khổ thì nên hướng tâm nhắc “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Người mới tu cứ nương theo hơi thở mà dẫn tâm như vậy thì sẽ không còn đau khổ nữa. Nhưng phải thiện xảo dùng câu pháp hướng nhẹ nhàng, êm ái theo nhịp của hơi thở ra, vô như người mẹ ru con theo nhịp đung đưa của chiếc võng. Người tu lâu thì có trạng thái thân an tịnh rất tuyệt vời, khiến cho các cảm thọ không tác động được vào tâm.

Phá hạnh độc cư (Tạoduyên) thích đi nói chuyện với người này, người khác.

Phá hôn trầm và lười biếng (ĐườngVề.3) phải hết sức chiến đấu với nó, biết có trạng thái muốn nằm ngủ thì không nên ngồi mà phải đứng dậy đi kinh hành liền không được chậm trễ, vì tâm sẽ có những lý luận rất tinh vi, để lôi con nằm hoặc ngồi tu, rồi ngủ. Gặp bệnh này: 1- Con phải hướng tâm nơi bước chân đi và tác ý to tiếng: “Tâm phải luôn tập trung vào bước chân đi, không được xao lãng”. 2- Tìm một bài kệ, một câu thơ thường nhắc đến sự chết và tất cả sự vô thường đau khổ của thân người để cảnh giác. Từ đó quán xét đường tu hành hiện giờ chưa đến đâu mà lỡ vô thường nhân quả đến thì lấy gì tiếp tục tu đây. Mất thân rồi biết còn có được thân sau nữa hay không? Khi tư duy như vậy rồi lại đem thân ra suy nghĩ kế tiếp về nghĩa lý vô lậu hoặc về thân vô thường, bất tịnh, vô ngã và đau khổ. Hoặc nhớ lại người thân yêu của mình đã mất, mình phải siêng năng tinh tấn tu tập để tìm thấy người thân yêu của mình sanh về đâu. Tốt nhất muốn phá tâm hôn trầm thùy miên và lười biếng thì nên đi kinh hành 20bước rồi ngồi tu 5 hơi thở. Tu 5 hơi thở rồi đứng dậy đi kinh hành là phương pháp phá và diệt sạch hôn trầm và lười biếng tuyệt vời. Nếu hôn trầm thùy miên quá nặng thì mỗi bước đi thì mỗi tác ý to tiếng kèm theo như truyền lệnh: “Chân mặt bước! Chân trái bước!!!!”. Cứ mỗi lệnh là một hành động làm theo đúng lệnh. Lệnh truyền như tiếng thét. Có tu tập như vậy mới phá được hôn trầm, vì hôn trầm rất khó phá. Ðừng để gục rồi mới đi kinh hành là quá trễ, vừa thấy dạng hôn trầm là đứng dậy ngay liền, chiến đấu liền, không được xem thường nó. Hôn trầm thùy miên là trạng thái của tâm si rất khó trị.

Phá hôn trầm, thùy miên, vô ký (ĐườngRiêng) chịu khó siêng năng đi kinh hành hay đi kinh hành pháp THÂN HÀNH NIỆM thì sẽ đạt được kết quả phá hôn trầm, thùy miên, vô ký. Một người quyết chí tu tập thì thường đi kinh hành gần như suốt đêm ngày.

Phá Kiến (3Qui5Giới) tự làm mất “Chánh tri kiến” và tự mình phản lại lý tưởng của Phật pháp. Phá Kiến là vô tình hay cố ý thừa nhận và tuyên truyền cho những tưởng tri ảo giác siêu hình mê tín, những đường lối cầu khẩn Thần quyền (nương vào tha lực – phi đạo đức nhân quả) hoặc những tư tưởng cạnh tranh… hóa trang với bất cứ hình thức nào khác. Nếu dùng tà kiến, tà tưởng để biện minh, che dấu sự phá giới đó, chẳng hạng như: Nói Phật cho huỷ bỏ những học giới nhỏ nhặc hoặc có thể dùng tam tịnh nhục… và lợi dụng tín ngưỡng để thoã lòng tham dục, sân si (sống thiếu đạo đức) rồi phủ che những chiêu bài như để “thử thách” hoặc “khảo đảo cho tiêu nghiệp” hay để “trả nghiệp” v.v… tiếp tay cho những tà tưởng đạo đức trá hình, xuyên tạc cạnh tranh lợi dưỡng… thì ngàn vạn người, thế hệ này tiếp thế hệ khác, sẽ mê theo sự cổ võ những chiêu bài tà tưởng ấy để bước vào con đường sinh sát nhau liên miên vô tận.

Phá vỡ Vô Minh (12Duyên) thì phải Minh, phải tin vào Phật, Pháp, Tăng và Giới (tập sống như Phật và học tập những pháp mà Phật đã dạy). Khi có đủ: Lạc Thiện Hạnh, Lạc Trực Hạnh, Lạc Chánh Hạnh, Lạc Như Pháp Hạnh thì Vô Minh bị phá vỡ và Minh được hiện bày. Diệt Vô Minh thì không còn chấp thủ bất cứ một pháp nào dù thiện hay ác. Không chấp thủ thì không còn sợ hãi mà không còn sợ hãi thì tâm hoàn toàn tịch tịnh. Tâm hoàn toàn tịch tịnh thì “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm, đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa.” vì tâm không còn chấp thủ nên Minh mới có, còn chấp thủ thì Minh không bao giờ có.

Phải im lặng như Thánh (Phậtdạy.3) nghĩa là khi khép mình vào khuôn khổ tu hành thì không nên hội họp nói chuyện. Ðể tâm không phóng dật! Nếu xem thường sự im lặng như Thánh là phản bội lại đường tutập của mình (phản lại Phật giáo).

Phải thưa hỏi pháp ngữ (Phậtdạy.3) nghĩa là khi tu tập phải thưa hỏi cho kỹ lưỡng rồi mới tu tập. Trong khi tu tập có điều chi bất ổn thì phải thưa hỏi để chỉnh sửa cho đúng cách, cho đúng pháp. Nếu không hỏi pháp ngữ thì sự tu tập sẽ tu tập sai pháp, có thể đi đến bệnh tật, điên khùng, rối loạn thần kinh.

Phạm hạnh (PhậtDạy.1)(ĐườngVề.1)(ĐườngVề.9) là giới luật Phật, là tâm ly dục ly ác pháp. Giới đức, giới hạnh, giới hành tức là Phạm hạnh, hay gọi là Sa Môn hạnh hoặc gọi là Sa Môn Quả. Khi người tu sĩ nào trong ba thời gian quá khứ, vị lai và hiện tại sống không có của cải tài sản, sống không gia đình, không nhà cửa, đời sống luôn luôn thiểu dục tri túc, chỉ có ba y một bát, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, không có sự ràng buộc, không bị dính mắc (giải thoát phần thô về vật chất), chỉ khi nào ly dục ly ác pháp thì đời sống Phạm hạnh trọn vẹn. Ðó là những giới luật của Phật giáo chứ không phải giới bổn Ba La Ðề Mộc Xoa. Giới bổn Ba La Ðề Mộc Xoa là giới luật của các Tổ dựa vào kinh giới rút ra một số lập thành giới cấm, biên soạn viết ra.

Phạm hạnh của đức Phật (12Duyên) - Ăn không phi thời. - Ngủ không phi thời. - Sống độc cư, phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, và ý của mình. - Ði đứng nhẹ nhàng, lời nói ôn tồn nhã nhặn, tức là những oai nghi chánh hạnh. Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

Phạm hạnh của một vị Thánh Tăng (ĐườngVề.3) là phải “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa, thiểu dục, tri túc, ba y một bát, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không”.

Phạm hạnh đã thành (TruyềnThống.2) là giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, sự tu tập đã viên mãn, chấm dứt tái sanh luân hồi.

Phạm hạnh trong thời đức Phật (TruyềnThông.1) ba y một bát, thiểu dục tri túc, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không.

Phạm thể (ĐườngVề.9) là đức hạnh của Phạm Thiên.

Phạm tội tướng rầy rà (GiớiĐức.2) có bảy thứ tội: 1. Ba la di. 2. Tăng tàng.3. Ba dật đề. 4. Hối quá pháp. 5. Thâu lan giá. 6. Ác tác. 7. Ác thuyết.

Phẩm trợ đạo (MuốnChứngĐạo) là 37 pháp môn tu tập của Phật giáo có pháp thấp cho người mới tu, có pháp cao cho người tu lâu năm, nếu người tu tập không biết chọn cho mình một pháp môn không đúng với khả năng, đặc tướng và giới luật của mình đang giữ gìn thì sự tu tập cũng hoài công vô ích. Trong 37 phẩm trợ đạo, pháp môn Thân Hành Niệm là một pháp môn gồm đầy đủ 37 phẩm trợ đạo của Phật giáo, ngoài pháp môn Thân Hành Niệm không có pháp môn nào có đầy đủ 37 phẩm trợ đạo như pháp môn này.

Phân biệt ý thức tưởng và sắc tưởng (OaiNghi) khi đang ngồi tu tập tâm bất động bỗng có một niệm khởi ra nghĩ nhớ cha mẹ đã đi Mỹ, chỉ còn anh chị ở lại Việt Nam. Cái suy nghĩ đó gọi là Ý THỨC TƯỞNG. Thường con người hay sống trong ý thức tưởng nhiều nhất. Ngồi đây tư duy suy nghĩ nhớ lại người này, người khác là ý thức tưởng. Còn ngồi đây mà thấy trước mắt hiện ra hình dáng người, ánh sáng, cảnh giới này, cảnh giới khác, đó là SẮC TƯỞNG. Khi tu hành xả tâm thì tất cả niệm đều đẩy lui ra khỏi tâm, chỉ có một niệm không đẩy lui, đó là niệm Tâm bất động, Thanh thản, An lạc, Vô sự.

Phản tỉnh thân hành (TruyềnThống.2) là giới hành động chế ngự thân, nó có tên là "Giới thân hành" trong giới hành Sa Di.

Pháp (PhậtDạy.2)(PhậtDạy.4)(CầnBiết.5)(4Tâm)(TâmThư.1) Nghĩa chữ Pháp rất rộng rãi, mênh mông, vô cùng, vô tận. Nó chỉ cho vạn hữu và mọi sự việc, mọi tâm niệm đã khởi, mọi cảm thọ đang xảy ra trong đời sống hằng ngày của ta. Pháp chỉ cho tất cả mọi sự hiểu biết của cổ kim của nhân loại, bao gồm cả khoa học, toán học, văn học, sử học, thiên văn học, các kinh sách của các tôn giáo lớn trên thế giới và giáo lý của Đức Phật. Đó là kiến chấp của người thế gian. Nó lôi cuốn và làm cho tâm ta ưa thích, xem đó là chánh pháp, là đúng pháp, ôm chặt khư khư, cho đó là khuôn vàng thước ngọc. Tu hành như thế khiến cho ta thấy khả ái, khả lạc, khả hỷ, rồi dính mắc không buông bỏ được. Tất cả mọi pháp nào dù thiện hữu lậu hay ác đều do gốc dục sinh ra cả. Pháp gồm có ba phần: 1/ Về vật chấtchỉ cho vạn hữu là âm thinh, sắc tướng, là mọi sự việc xảy ra, là thời tiết nắng mưa gió bão, là đất, đá, núi, sông đều là pháp, ngay cả thân ngũ uẩn cũng gọi là pháp, mỗi hành động tu tập cũng gọi là pháp, lời giảng dạy của Phật trong các kinh sách cũng đều là pháp. Nói chung là sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu trần này xúc chạm với sáu căn sinh ra các cảm thọ; các cảm thọ sinh ra ái dục. 2/ Về tinh thần chỉ cho tâm niệm; là ý niệm. Mỗi niệm trong tâm là mỗi pháp. Tất cả pháp là tâm niệm của chúng ta. Phật đã xác định “Tác ý làm sanh khởi”. Tác ý là pháp thuộc về ý thức, tức là tâm niệm, ý niệm. Mỗi niệm trong tâm là mỗi pháp. Cho nên, mỗi niệm trong tâm đều lấy tác ý làm sanh khởi. Tác ý có hai cách: 1- Tác ý sinh khởi ác pháp, là tác ý dục tham, dục sân, dục si... Ðây là những pháp đau khổ, là con đường dẫn đến khổ đau, là con đường đưa đến địa ngục. 2- Tác ý sinh khởi thiện pháp là tác ý ly dục tham, ly dục sân, ly dục si... Ðây là pháp thiện, là pháp chấm dứt sự đau khổ, là con đường giải thoát chân chánh của Phật giáo. 3/ Về cảm thọ chỉ cho sự đau khổ của thânđang xảy ra trong đời sống hằng ngày của ta. Như vậy tu tập Tứ Niệm Xứ quán thân, thọ, tâm, pháp nghĩa là nên xem xét rất kỹ lưỡng về toàn thân, về các cảm thọ, về toàn tâm và về các pháp. Nghĩa là theo dõi thân, thọ, tâm, pháp đang hoạt động theo nghiệp lực nhân quả. Nếu sự hoạt động ấy tác động làm khổ ta và người khác thì ngăn và diệt, còn sự hoạt động ấy đem lại sự bình an cho ta và người khác thì hãy để nó hoạt động, chứ không ngăn diệt. Đó gọi là tu tập Tứ Niệm Xứ. Tu tập Tứ Niệm Xứ là tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Pháp Bảo (3Qui5Giới)(CữSĩTu) Pháp Bảo là những lời dạy của Ðức Phật, vế những kinh nghiệm trong khi tu tập đạt được chân lý, Ngài đem dạy lại cho loài người để loài người thực hành đạt được kết quả giải thoát như Ngài. Ðức Phật dạy chúng ta pháp môn Tứ Chánh Cần, tức là ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp. Nương vào pháp môn này của Phật thì bệnh sẽ chấm dứt và thân không còn đau khổ nữa (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu). Pháp môn này của Phật đem lại lợi ích cho đời, cho xã hội như vậy nên được gọi là Pháp Bảo. PHÁP BẢO là những kinh sách, là những bài pháp của đức Phật đã dạy, được kết tập lại thành tạng kinh Nikaya. Chúng ta nương tựa theo những lời dạy này mà tu tập. Pháp Bảo của Phật là pháp môn tu tập dùng tự lực chiến đấu với giặc sanh tử luân hồi, nên đức Phật dạy: “Tự lực thắp đuốc lên mà đi”.Khi sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai trong từng giây, từng phút, từng ngày, từng tháng, từng năm, biến cuộc sống đầy tội ác, đầy đau khổ trở thành cõi Thiên Ðàng, Cực Lạc tại thế gian này. Pháp Bảo chỉ dạy rất rõ ràng, nếu có một người nào thường ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp thì người đó đã hiểu biết Phật pháp nên không có một ác pháp nào xâm chiếm thân tâm họ được. Họ không bao giờ để nghiệp lực kéo dài một ngày, hai ngày, ba ngày, mà chỉ trong một tích tắc, một giây, một phút là họ diệt sạch, họ không để trong tâm của họ một chút phiền não, họ luôn thấy phiền não là vô thường, là sự đau khổ. Công năng của Pháp Bảo là tự lực ngăn ác diệt trừ ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chuyển mê khai ngộ. Chúng ta phải y chỉ nương tựa vào 37 phẩm trợ đạo để tu tập đến chỗ viên mãn mà cốt lõi của nó là “Giới – Ðịnh – Tuệ” trong Tám Ðường Chánh Ðạo. Chúng ta phải sáng suốt phân minh những giáo pháp nào không có phương pháp hành trì cụ thể ngoài ý thức hiểu biết của con người, tha cầu bạc nhược, không có công năng của Pháp Bảo, không tiến dẫn con người từ chỗ sống thiếu đạo đức, sống mê mờ phiền khổ đến chỗ đạo đức thanh lương, làm chủ lão bịnh tai ương sinh tử thì đó không phải là Pháp Bảo, không phải là “Chánh Phật Pháp”, không phải là bốn chân lý Tứ Diệu Ðế và 37 phẩm trợ đạo của Phật Giáo…. Pháp Bảo không phải là những pháp tu tập để có thần thông như biết chuyện quá khứ vị lai, biến hoá tàng, phóng quang, đi qua đá, qua tường, qua núi, v.v...

Pháp bất tịnh (ĐườngVề.2) là pháp cấu uế, ô trược, bẩn thỉu, hôi thúi, v.v…

Pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác (TâmThư.1) tu trong những oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, ăn, uống, ngủ nghỉ, nhanh chậm và hơi thở bình thường, dài, ngắn đều tu tập được cả. Trong kinh Phật dạy dùng sức “Bình tỉnh” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn chặn, diệt trừ các pháp nào ác để “Xả tâm”, đó là để giúp tâm bất động trước các pháp ác; là để giúp tâm thanh thản, an lạc và vô sự; đó là để bảo vệ "Chân lý", nơi bất sinh bất diệt của loài người. Pháp môn Chánh Niệm Tỉnh Giác dùng để tu tập Tứ Chánh Cần xả tâm phần thô; còn Pháp môn Chánh Niệm Tỉnh Giác dùng để tu tập Tứ Niệm Xứ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.

Pháp danh cho Phật tử (TâmThư.2) đều có ý nghĩa của sự tu hành, phải thưa hỏi rõ ý nghĩa pháp danh của mình.

Pháp Ðộc Cư (TâmThư.1) chia ra làm ba giai đoạn tu tập: Ðầu, giữa và cuối cùng. 1- Giai đoạn đầu: Ðộc cư giới tức là giữ gìn độc cư theo giới luật (phòng hộ sáu căn theo giới luật), 2- Giai đoạn giữa: Ðộc cư Ðịnh tức là giữ gìn hạnh độc cư theo thiền định (phòng hộ sáu căn theo thiền định), 3- Giai đọan cuối cùng: Ðộc cư Tuệ tức là giữ gìn hạnh độc cư theo Tuệ Tam Minh (phòng hộ sáu căn theo tuệ Tam Minh).

Pháp động (10Lành) Vạn hữu trong vũ trụ lúc nào cũng động. Tư tưởng của chúng sanh cũng vậy, từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác, suốt cả một đời người không bao giờ có được những phút giây dừng lặng, ngoại trừ lúc ngủ say. Tâm chúng sanh vốn không giận hờn đau khổ, không tham lam chấp trước, rất thanh tịnh vắng lặng, nhưng vì sự tương quan, tương giao với vạn hữu khiến nó phải động. Duyên hợp cũng như duyên tan rất sống động, do động nên sanh ra vạn hữu. Thế nên mỗi một chúng sanh đều có hai phần động rõ rệt về tinh thần và vật chất. Vạn vật thiên nhiên trong vũ trụ đều động, chúng ta là một vật trong vạn vật thì làm sao bất động được. Vì bất động chẳng được nên tâm khởi phân biệt, do phân biệt mới có đối đãi, mới có đau khổ, giận hờn, thương ghét... Biết rõ tâm chúng sanh vốn thanh tịnh, nên chúng ta dùng tư tưởng chánh diệt tư tưởng tà, nhờ thế tâm mới được an vui, Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự mới lần hồi hiện tiền. Kinh A-Hàm dạy: “Lấy pháp trắng trị pháp đen” tức là lấy tịnh diệt động, nghĩa là khi tư tưởng tham, sân, si khởi lên, đó là tà kiến tà niệm, khiến cho tâm chịu nhiều đau khổ, sầu muộn, giận hờn, thương ghét... thì liền ngay đó ta khởi nghĩ theo chánh pháp tức là tư tưởng chánh (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ...). Nó giúp cho chúng ta trở về với trạng thái an vui thanh tịnh và phá tan được tâm tư phiền muộn đau khổ.

Pháp hành thiền định (Phậtdạy.3) (của Phật giáo) Phương pháp tu này chỉ cần không làm theo dục tham, dục sân, dục si... thì cuối cùng thân ngũ uẩn này như thật không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Pháp hiện tiền (GiớiĐức.2) Dẫn chứng giáo pháp và lời dạy của Ðức Phật để dứt sự rầy rà.

Pháp Hoa Tông (GiớiĐức.1) đã biến Phật giáo thành một tôn giáo phi đạo đức, khiến mọi người làm tội ác tày trời mà vẫn có đức “Bồ Tát Quan Thế Âm” phò hộ. Ðược xem đây là một giáo phái ngoại đạo đả phá nền đạo đức nhân quả của đạo Phật tận cùng, khiến cho nền đạo đức của đạo Phật đã diệt mất, hiện giờ hỏi đến đạo đức của đạo Phật thì ít còn ai biết đến.

Pháp hướng tâm (PhậtDạy.2)(ĐườngVề.1)(CầnBiết.4)(ThiềnCănBản) là pháp Như Lý Tác Ý, là phương cách dẫn thân tâm vào chỗ giải thoát. Nó là một pháp môn rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật Giáo. Pháp hướng tâm còn gọi là pháp huấn luyện tâm, pháp môn dẫn tâm. Pháp Hướng Tâm là pháp dẫn tâm vào chân lý giải thoát của đạo Phật. Chân Lý giải thoát của đạo Phật chỉ thẳng vào mọi duyên, mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, mọi sự việc đều hiểu biết đều hiểu rõ nó là Vô Thường, Khổ, và không có thực thể bản ngã trong đó. Tất cả các pháp đều do các duyên hợp lại mà thành, và duyên tan là mất hết, không còn có cái gì tồn tại. Pháp hướng tâm là một bí quyết giúp chúng ta ly tham đoạn diệt các pháp ác, có hai phần lợi ích và hiệu quả rất lớn cho những người tu tập theo đạo Phật: 1- Giúp cho trí tuệ bén nhạy nhanh chóng trước các pháp ác. 2- Giúp cho tâm tạo ra một năng lực siêu việt không thể nghĩ lường. Nếu không có pháp dẫn tâm vào Ðạo thì khó mà ly tham đoạn dục; nếu không có pháp dẫn tâm vào Ðạo thì khó mà thành tựu được Ðạo giải thoát; nếu không có pháp dẫn tâm vào Ðạo thì khó mà thành tựu Thiền định; nếu không có pháp dẫn tâm vào Ðạo thì khó mà thực hiện được Tam Minh. Nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà chúng ta ngăn và diệt được ác pháp; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà phòng hộ được sáu căn; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà chúng ta giữ gìn tâm tương ưng với Niết Bàn; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà tâm ta được định tỉnh nhu nhuyến dễ sử dụng; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà ta có được 7 năng lực Giác Chi, mười công đức thần lực Như Lai. Dù tu tập pháp môn nào mà thiếu pháp Như Lý Tác Ý này thì khó thành công trên đường tu tập cho đến nơi đến chốn hoàn toàn. Vì thế Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh Niệm Tỉnh Giác? Như Lý Tác Ý, cần phải trả lời như vậy”, nếu ai muốn có chánh niệm tỉnh Giác thì pháp như lý tác ý là món ăn hằng ngày của Chánh Niệm Tỉnh Giác. Pháp môn như Lý Tác Ý là một pháp môn tuyệt vời trong Đạo Phật, nhưng nó phải bền chí tu tập thì mới có hiệu quả. Nếu không bền chí thì chỉ tu tập một thời gian là bỏ cuộc.

Pháp làm chủ sanh, già, bệnh, chết (CữSĩTu) Ví dụ 1: Quý phật tử đang tức giận một điều gì đó, muốn cho cơn tức giận đó không còn trong tâm nữa, thì lấy Ðịnh Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy tâm sân liền tan biến. Ví dụ 2: Quý phật tử đang bệnh đau bụng, muốn cho cơn đau bụng đó không còn trong thân nữa thì lấy Ðịnh Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy thì thân đau bụng sẽ dần dần hết đau. Ví dụ 3: Quý phật tử cơ thể già yếu, suy mòn, muốn bỏ thân tứ đại này thì nhập vào Thiền Thứ Tư tịnh chỉ hơi thở, liền xả bỏ báo thân vào trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, thì ngay đó quý phật tử chết trong tự tại, và đầy đủ sự an lạc không có khổ đau như người thế tục.

Pháp môn của Phật (PhậtDạy.4)(CầnBiết.3) là pháp xả tâm, chứ không phải là pháp môn ức chế tâm; là pháp môn vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp; pháp môn ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp; pháp môn toàn thiện; pháp môn đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sanh; pháp môn huấn luyện tâm, rèn luyện tâm, như lý tác ý; pháp môn dùng để dẫn tâm vào đạo đức làm Người, làm Thánh... Pháp môn của Phật là pháp môn làm chủ sanh, già, bệnh, chết, giúp cho người tu hành làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi.

Pháp môn Như Lý Tác Ý (PhậtDạy.2)(PhậtDạy.4)(TrợĐạo)(TâmThư.2) dùng để tu tập tâm vô lậu. Khi tu tập để diệt trừ lậu hoặc với tri kiến, với phòng hộ, với thọ dụng, với kham nhẫn, với tránh né, với trừ diệt và với tu tập, thì đều phải dùng pháp Như Lý Tác Ý. Nếu không dùng pháp Như Lý Tác Ý mà tu tập bảy pháp trên đây để diệt lậu hoặc thì đó là ức chế tâm, chứ không phải đoạn diệt lậu hoặc. Trong Ðạo Phật, quả chứng cao nhất là tâm vô lậu, tức là chứng quả A La Hán, tức là tu tập để hết khổ đau. Pháp Như Lý Tác Ý dạy tu tập tâm vô lậu, tức là tu tập để hết khổ đau. Muốn đạt được tâm vô lậu thì chúng ta có bảy cách tu tập bằng pháp môn như lý tác ý sau đây: Phương cách thứ nhất: “do tri kiến được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Phương cách thứ hai: “do phòng hộ được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Phương cách thứ ba: “do thọ dụng được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Phương cách thứ tư: “do kham nhẫn được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Phương cách thứ năm: “do tránh né được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Phương cách thứ sáu: “do trừ diệt được đoạn trừ (lậu hoặc)”.Phương cách thứ bảy: “do tu tập được đoạn trừ (lậu hoặc)”. Chỉ cần biết cách xả tâm đúng như bảy trường hợp trên đây. Và trường hợp cuối cùng để xả tâm bằng những pháp môn tu tập, nhưng phải dùng pháp như lý tác ý đi song hành theo bảy trường hợp xả tâm. Pháp môn Như Lý Tác Ý nhờ có tác ý mà đức Phật diệt trừ được một số cảm thọ tức là bệnh đau, nhờ có tác ý mới chứng và an trú trong vô tướng tâm định, nên thân tâm Phật mới được thoải mái, an lạc, nhẹ nhàng. Pháp môn như lý tác ý diệt trừ được một số các cảm thọ tức là bệnh đau, giữ tâm bất động. Nếu ai tu tập nhiếp tâm và an trú tâm được trên thân hành nội hay thân hành ngoại là có thể đẩy lui được bệnh khổ trên thân làm chủ được bệnh tật bằng câu tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Pháp môn tác ý là pháp môn dẫn tâm vào đạo, cho nên người tu theo Phật giáo làm chủ được thân tâm là nhờ pháp như lý tác ý. Bền tâm, bền chí Tác Ý khi có niệm khởi, có hôn trầm thì niệm khởi và hôn trầm sẽ bị tiêu diệt.

Pháp môn Tịnh Ðộ (Tạoduyên) gồm có: lục tự Di Ðà, do thiền sư Huệ Viễn lập Liên Trì thư xã và sớ giải kinh Tịnh Ðộ.

Pháp môn Tứ Chánh Cần (TrợĐạo) dạy sinh thiện, tăng trưởng thiện, là tâm bất động. Niệm này không nên diệt mà phải tăng trưởng, sống cho được với tâm bất động này, còn tất cả niệm (niệm ác, niệm thiện) khác đều diệt sạch. Khi tâm khởi ra niệm thì phải mau mau đình chỉ không cho chúng hoạt động, do ngăn các niệm khởi nên tâm sẽ bất động. Tâm bất động là chúng ta đã đạt được mục đích giải thoát của Phật giáo. Vì thế chúng ta chỉ cần tu một pháp mà thôi, pháp ngăn ác là đủ rồi. Cho nên nói tu tập Tứ Chánh Cần chớ thực ra chỉ có tu tập pháp ngăn ác, là pháp đầu tiên trong bốn pháp của pháp môn Tứ Chánh Cần. Pháp môn Tứ Chánh Cần là đệ nhất pháp xả tâm của Phật giáo.

Pháp môn Tứ Niệm Xứ (PhậtDạy.4)(ĐườngVề.1)(Tạoduyên) rất tuyệt vời, tu là thấy kết quả ngay liền, tu tập là có những thần lực siêu việt không thể nghĩ bàn. Khi tu pháp môn Tứ Niệm Xứ tâm luôn tỉnh thức không niệm, ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Pháp môn Tứ Niệm Xứ khi tu tập nên nhớ: Quán Thân thì đừng nghĩ lầm là chỉ có quán thân mà thôi. Nói quán thân chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán thọ chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán tâm chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán pháp chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Do chia chẻ pháp Môn Tứ Niệm Xứ, nên tu hành chẳng tới đâu, chỉ loanh quanh trong các định tưởng, chẳng bao giờ đạt được sự giải thoát của Phật giáo.

Pháp môn ức chế tâm (ĐườngVề.5) tất cả các pháp môn Thiền: Thiền Ðông Ðộ, Ðại Thừa, Tịnh Ðộ Tông, Mật Tông, Minh Sát Tuệ, v.v... đều là pháp môn ức chế tâm. Các vị thiền sư tu theo các pháp môn ức chế tâm, sai pháp Phật, nên đều nhập định tưởng. Vì nhập vào định tưởng nên không bao giờ có ý thức thanh tịnh. Ý thức còn chưa thanh tịnh thì không thể có tâm thanh tịnh được.

Pháp nhãn thanh tịnh (PhậtDạy.4) là đã thấu rõ các pháp trên thế gian này như thật không còn một sự hiểu lầm lạc nào cả, không còn có một tôn giáo nào, một giáo pháp nào lừa đảo được. Bao nhiêu kiến chấp những pháp môn của ngoại đạo từ xa xưa như kinh Vệ Ðà đều ném bỏ xuống hết.

Pháp như lý tác ý (PhậtDạy.2)(ĐườngVề.1)(ĐườngVề.6)(TrợĐạo) là pháp Hướng Tâm, là pháp môn dẫn tâm vào đạo. Nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà ngăn và diệt được ác pháp; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà phòng hộ được sáu căn; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà giữ gìn tâm tương ưng với Niết Bàn; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà tâm ta được định tỉnh nhu nhuyến dễ sử dụng; nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà ta có được 7 năng lực Giác Chi, mười công đức thần lực Như Lai. Dù tu tập pháp môn nào mà thiếu pháp Như Lý Tác Ý này thì khó thành công trên đường tu tập cho đến nơi đến chốn hoàn toàn. Vì thế Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo! Cái gì là thức ăn cho Chánh Niệm Tỉnh Giác? NhưLý Tác Ý, cần phải trả lời như vậy”. Nếu ai muốn có chánh niệm tỉnh Giác thì pháp như lý tác ý là món ăn hằng ngày của Chánh Niệm Tỉnh Giác. Pháp môn như Lý Tác Ý là một pháp môn tuyệt vời trong Đạo Phật, nhưng nó phải bền chí tu tập thì mới có hiệu quả. Nếu không bền chí thì chỉ tu tập một thời gian là bỏ cuộc. Nhờ pháp Như Lý Tác Ý mà huấn luyện được tâm. Tâm của con người giống như một con thú vật rừng hoang dã. Muốn thuần phục tâm thì phải biết cách dùng pháp như lý tác ý đúng lúc. Pháp như lý tác ý nghe thì đơn giản mà thực hành muốn có hiệu quả thì phải vô cùng khéo léo thiện xảo. Ví dụ: Hằng ngày chúng ta thường hướng tâm: “Tâm như cục đất không có tham sân si nữa”. Người tu hành biết cách tu tập, rèn luyện pháp này khéo léo và thiện xảo thì kết quả mau chóng làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi không còn khó khăn như người ta tưởng. Như lời đức Phật đã dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ và đã xác quyết pháp môn dẫn tâm là một bí quyết giúp chúng ta ly tham đoạn diệt pháp ác, không có pháp nào khác hơn:“Ta không thấy pháp nào khác” có nghĩa là không còn pháp nào khác hơn pháp “Như Lý Tác Ý”. Đức Phật đã xác định có tính cách quả quyết và nhất định một cách hùng hồn chỉ có pháp Như Lý Tác Ý làm tâm sân đoạn diệt, nếu không có pháp Như Lý Tác Ý thì không có pháp nào đoạn diệt được tâm sân. Nếu muốn trừ tâm nghi, mà ta không dùng pháp Như Lý Tác Ý thì sẽ không còn pháp nào diệt trừ tâm nghi được, nên đức Phật dạy: “Ta không thấy pháp nào khác, này các Thầy Tỳ Kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi và nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng rộng lớn, này các Thầy Tỳ Kheo, nếu không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Thầy Tỳ Kheo, nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi và nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng rộng lớn”. Không có pháp Như Lý Tác Ý thì con đường tu tập của đạo Phật, chỉ là một giấc mộng mà thôi.

Pháp Phật (3Qui5Giới)(OaiNghi) là giáo lý của Đức Phật, là sự thật, là chơn chánh (Tâm toàn Thiện).Ðức Phật là một nhà sư phạm truyền đạt tư tưởng đạo đức rất cẩn thận kỹ lưỡng, làm cho mọi người tiếp thu một cách dễ dàng. Tuy Phật giảng rất kỹ, nhưng đầu óc con người trong thời đức Phật cũng như con người hiện nay đều đầy ắp những kiến giải mê tín, hư ảo, huyền bí trong thế giới siêu hình. Những sự hiểu biết mê tín này đã trở thành những thói quen, những phong tục tập quán của một dân tộc, của một đất nước. Cho nên, dù pháp Phật có hay đến bậc nào cũng không thể lọt vào tai của những người mê tín được. Cùng đọc một câu kinh Nikaya mà người mê tín hiểu theo kiểu mê tín; người tu thiền hiểu theo kiểu Thiền tông; người tu Mật tông hiểu theo kiểu Mật tông; người tu theo pháp môn Tịnh độ hiểu theo kiểu Tịnh độ. Chỉ có người tu tập đã làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì hiểu đúng lời thuyết giảng của Phật. Tại vì pháp của Phật là dạy tu tập để làm chủ sinh tử luân hồi, nên người tu tập đã làm chủ sinh tử luân hồi thì mới hiểu đúng nghĩa.Phật giảng dạy nghĩa lý rõ ràng, nhưng mọi người hiểu nghĩa lý một cách khác nhau là do tâm niệm của họ đầy ắp những kiến giải, tưởng giải của ngoại đạo, của Bà La Môn. Vì thế, nghĩa lý của kinh sách Phật lần lần bị hiểu sai thành ra thành kinh sách ngoại đạo, và cụ thể nhất là kinh sách Phật giáo Ðại thừa và Thiền Tông Trung Hoa. Phật bao giờ cũng giảng dạy nghĩa lý rõ ràng, còn ai hiểu hay không hiểu là vì tư tưởng của họ quá đầy ắp những cái sai nên họ không thể hiểu đúng được. Chúng ta nên nhắm vào người nghe, nếu người nghe đầy ắp những tư tưởng mê tín lạc hậu, đầy ắp những tư tưởng giáo pháp của ngoại đạo thì sẽ hiểu không đúng lời dạy của Phật. Ðó là lỗi của người nghe. Trưởng Lão Thích Thông Lạc nhờ tu chứng làm chủ sinh tử luân hồi như Phật, nên hiểu lời dạy của Phật dễ dàng hơn những người khác. Khi mọi người đọc sách của Trưởng Lão xong rồi mới đọc lại kinh sách Nikaya thì thấy dễ hiểu, là vì những tư kiến trong đầu đã bị những lời nói thẳng của Trưởng Lão gọt rửa.

Pháp phòng hộ sáu căn (Phậtdạy.3) - Thứ nhất là pháp độc cư. - Thứ hai là pháp Tứ Chánh Cần. - Thứ ba là pháp Tứ Niệm Xứ. - Thứ tư là pháp Thân Hành Niệm.

Pháp quán xả tâm (Tạoduyên) pháp quán làm cho tâm cho hết các niệm.

Pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện (PhậtDạy.1) là như thế nào? Xin các bạn hãy đọc bộ sách Ðạo Ðức Làm Người, Mười Giới Ðức Thánh Sa Di, Một Trăm Giới Ðức Làm Người và bộ Giới Ðức Thánh Tăng, Ni do tu viện Chơn Như biên soạn thì lúc bấy giờ các bạn sẽ rõ Sơ thiện, Trung thiện và Hậu thiện.

Pháp thân (ĐườngVề.10)(CầnBiết.2) là một trạng thái vô dục của tâm chứ không phải tâm, vì tâm là một uẩn trong ngũ uẩn, khi sắc uẩn hoại diệt thì toàn cả ngũ uẩn đều hoại diệt, ngũ uẩn hoại diệt thì tâm đâu còn. Trong năm uẩn chỉ có sắc uẩn là hữu sắc còn bốn uẩn kia là vô sắc, cho nên không thể lấy một uẩn vô sắc mà gọi là pháp thân được. Vì lấy tâm uẩn cho là pháp thân thì thọ uẩn, hành uẩn và tưởng uẩn cũng cho là pháp thân được.

Pháp Thân Hành Niệm (MuốnChứngĐạo)(TâmThư.1) là pháp môn dùng thân niệm tác ý tu tập tỉnh thức và tạo thành ý thức lực, để luôn luôn sống và bảo vệ Chánh niệm, đẩy lui các Tà niệm tham, sân, si, không phải là pháp môn điều thân. Thân Hành Niệm là pháp môn tu tập để có Tứ Thần Túc và đầy đủ mười Như Lai lực. Thân Hành niệm là lấy Thân Hành làm niệm để tu tập, mà Thân Hành là niệm có sẵn rất tự nhiên trong thân của mọi người, do đó lấy Thân Hành tự nhiên làm niệm tu tập thì không bị ức chế ý thức. Còn ngược lại những người không biết vận dụng Thân Hành làm niệm nên bị ức chế ý thức, vì vậy rơi vào thiền Tưởng của ngoại đạo, như: Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Khi bị rơi vào các loại định Tưởng này thì không bao giờ li dục li ác pháp, cho nên tâm Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi cũng không bao giờ quét sạch được. Trong pháp môn Thân Hành Niệm có 13 pháp tu tập, nhưng trước khi muốn tu tập thì phải làm sao kết hợp 13 pháp này trở thành một pháp duy nhất, như sự kết hợp tu tập liên tục trong kinh Thân Hành Niệm đã dạy: “Này các Tỷ-kheo, Thân Hành Niệm được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập”.

Pháp Thân Hành Tỉnh giác (TrợĐạo)(TâmThư.1) Giai đoạn 1- Đi kinh hành 10 bước hoặc 20 bước rồi đứng lại nghỉ. Trong thời gian đứng nghỉ phải tập trung tâm vào hơi thở, nghĩa là biết hơi thở ra và hơi thở vào; đếm từ 5 đến 20 hơi thở. Khi nhiếp tâm trong hơi thở thì không để một niệm nào xen vào. Nên lưu ý, khi bước đi phải tập trung, tâm chỉ biết bước đi không có một niệm nào sinh khởi vào thì mới tăng dần lên đến một giờ, còn có niệm khởi thì phải lui lại đúng thời gian chỉ còn biết bước đi mà thôi. Đó là cách thức tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác giai đoạn đầu. Giai đoạn 2- Đi kinh hành cũng 10 bước hoặc 20 bước rồi ngồi xuống nghỉ. Trong thời gian ngồi xuống nghỉ phải tập trung tâm vào hơi thở, nghĩa là biết hơi thở ra và hơi thở vào, cũng đếm một, đếm hai và cứ như vậy nương theo hơi thở đếm từ 5 đến 20 hơi thở. Nhưng phải nhớ khi nhiếp tâm trong hơi thở không để một niệm vọng nào xen vào. Khi nào không có niệm khởi mới lần lượt tăng dần hơi thở lên cũng như đi kinh hành vậy. Ở đây chỉ có khác ở phần đi kinh hành Giai đoạn 1 là khi tu tập hơi thở thì phải ngồi. Nên lưu ý, khi bước đi phải tập trung tâm chỉ biết bước đi không có một niệm nào sinh khởi vào. Tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác như trên tức là tu tập Thân Hành Niệm Nội và Thân Hành Niệm Ngoại. Nhưng khi tu tập hai pháp môn này mà không có Pháp Dẫn Tâm thì không mang đến kết quả tốt đẹp được.

Pháp thiện (GiớiĐức.2) là pháp dạy học tập và tu sửa những lỗi lầm cho đúng đạo đức nhân quả.

Pháp trắng trị pháp đen (10Lành) tức là lấy tịnh diệt động. Pháp đen nghĩa là khi tư tưởng tham-sân-si khởi lên, đó là tà kiến tà niệm, khiến cho tâm tư chịu nhiều đau khổ, sầu muộn giận hờn, thương ghét... thì ta khởi nghĩ theo chánh pháp, theo pháp trắng, tức là tư tưởng chánh (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ...) giúp cho chúng ta trở về với trạng thái an vui thanh tịnh và phá tan được tâm tư phiền muộn đau khổ.

Pháp trí (12Duyên) là sự hiểu biết thông suốt chánh Phật pháp bằng trí tuệ, là trí tuệ hiểu biết về các pháp sinh, già, bệnh, chết là khổ. Pháp trí thấu hiểu các pháp đều vô thường, trên thế gian không có một vật gì thường hằng nhờ đó không còn chấp ngã, không còn dính mắc, không còn tham đắm dù bất cứ một vật gì nên giải thoát hoàn toàn. Các pháp đều vô thường nên nó phải vô thường, khi chết đi thân ngũ uẩn tiêu hoại không còn một vật gì cả. Người có pháp trí là người biết cuộc đời là khổ, không có vật gì trên thế gian này là ta, là của ta. Hiểu được như vậy thì hãy buông xả cho sạch. Vì buông xuống cho sạch nên được giải thoát hoàn toàn. Khi một người có Pháp Trí thì họ không nghĩ gì về tương lai dù trong tương lai có xảy ra điều gì họ cũng chẳng còn lo lắng buồn phiền và sợ hãi nữa. Do chẳng còn lo lắng buồn phiền sợ hãi nên họ đang sống trong Tùy Trí.

Pháp Trí và Tùy Trí (12Duyên) Pháp Trí là sự hiểu biết thông suốt chánh Phật pháp bằng trí tuệ, còn Tùy Trí là pháp tu tập Dẫn Tâm Vào Đạo nhờ có tu tập dẫn tâm như vậy thì Ngũ Triền cái và Thất Kiết Sử sẽ bị đoạn trừ tận gốc. Trên bước đường tu tập cần phải có sự kiên gan bền chí, nếu thiếu sự kiên gan bền chí thì tu hành chẳng bao giờ có sự giải thoát!

Pháp tu chứng (ĐườngVề.4) là tự tìm pháp tu, chứng quả vô lậu, có đầy đủ năng lực như Phật, nên tên gọi là Ðộc Giác A La Hán hay là Ðộc Giác Phật - Nghe Phật dạy hoặc đọc kinh sách thấu hiểu lời dạy của đức Phật mà tu tập chứng quả vô lậu, có đầy đủ năng lực như Phật, nên tên gọi là Thanh Văn A La Hán hay là Thanh Văn Phật.

Pháp tu hành (12Duyên) siêng năng sống không phóng dật, siêng năng tinh cần tu tập giữ gìn tâm không phóng dật thì lậu hoặc sẽ bị đoạn diệt, là người sáng suốt minh mẫn, Người có trí tuệ là người biết tìm sự giải thoát nơi thân tâm mình.

Pháp tu tập (ĐườngRiêng) Phật dạy tóm lược Pháp tu tập gồm có: 1. ÐỊNH NIỆM HƠI THỞ. 2. THÂN HÀNH NIỆM. 3. NGŨ CĂN. 4. NGŨ LỰC. 5. TỨ VÔ LƯỢNG TÂM. 6. TỨ BẤT HOẠI TỊNH. 7. TỨ CHÁNH CẦN. 8. TỨ NIỆM XỨ. 9. TỨ THÁNH ÐỊNH. 10. TỨ THẦN TÚC. 11. TAM MINH.

Pháp tu tập thiền định của đạo Phật (ĐườngVề.5) là pháp ngăn diệt ác pháp trong tâm. Khi nào không còn ác pháp trong tâm thì người ấy nhập định.

Pháp tưởng (Phậtdạy.3)(ĐườngVề.2)(ĐườngVề.9)(CầnBiết.4) là những hiện tượng phi không gian và thời gian của tưởng thức tạo ra như sự hiểu biết về các pháp tưởng, do tưởng uẩn trong ta lưu xuất hiện hành phát ra ngôn ngữ như vậy, như những lời nói, câu kinh tiếng kệ có nghĩa lý mơ hồ, trừu tượng, không rõ ràng, thường khéo léo xảo luận để lừa đảo người khác. Pháp tưởng này có được là nhờ có tưởng hoạt động, hay do tu thiền sai pháp lọt vào định tưởng nên pháp tưởng hiện ra. Pháp tưởng xuất hiện khi tâm dừng bặt ý thức để tưởng thức xuất hiện vì sự tu hành ức chế ý thức khiến cho ý thức không khởi niệm thiện cũng như niệm ác, khi ý thức ngưng bặt làm cho tưởng thức bắt đầu hoạt động. Khi tưởng thức bắt đầu hoạt động thì hành giả có những cảm giác hỷ lạc hoặc các sắc tưởng, hương tưởng, vị tưởng, thinh tưởng, cho đến khi pháp tưởng xuất hiện. Có Người pháp tưởng xuất hiện nhận ra Phật Tánh bằng một câu kinh, như Lục Tổ Huệ Năng “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Mã Tổ ngộ Phật Tánh bằng câu kinh: “Tức tâm tức Phật, Phật tức tâm”, Thiền sư Huệ Khả đã ngộ được tâm “Vô, vô, vô, vô ...”, Hoàng Bá ngộ được Phật Tánh khóc mãi, Linh Vân ngộ được Phật Tánh cười hoài.

Pháp vô thường (CầnBiết.3) là pháp khổ. Pháp khổ từ dục sinh ra. Dục là uế nhiễm, bất tịnh. Dục hết là hết khổ, là tâm an vui, là tâm bất động.

Pháp xả tâm ly dục ly, bất thiện pháp (TrợĐạo) giữ gìn hạnh ĐỘC CƯ trọn vẹn.

Phật (PhậtDạy.1)(12Duyên)(ĐườngVề.4)(CầnBiết.3)(3Qui5Giới)(Tạoduyên)(ThiềnCănBản)(TâmThư.2) là đấng đã giác ngộ và thuyết minh sự thật; là Tánh toàn Chơn, là người đầu tiên đem giáo pháp làm chủ sinh, già, bệnh và chết ra dạy người tu tập, là thầy của các Thanh Văn. Phật là người giác ngộ lý chân thật ở đời, là bậc đại giác, là bậc trí tuệ, là bậc giải thoát hoàn toàn, bậc Giác Ngộ. Phật còn gọi là “Đức Thánh Giác Ngộ”. Ðức Phật và các bậc A La Hán tu hành giải thoát giống nhau, không ai hơn kém ai. Phật là một danh từ chỉ cho người tu hành đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi, gọi là “Chứng đạt chân lí’’, tâm vô lậu hoàn toàn. “A-La-Hán” cũng là một danh từ chỉ cho người đã tu hành làm chủ sanh, già, bệnh, chết chấm dứt tái sanh luân hồi, cũng gọi là “Chứng đạt chân lí”, tâm cũng vô lậu hoàn toàn. Nếu chúng ta gọi Phật là A-La-Hán vẫn đúng vì A-La-Hán tu hành giải thoát như Phật, cũng tâm vô lậu, cũng làm chủ sanh tử luân hồi như nhau. Hai người giải thoát giống nhau, làm chủ giống nhau.

Phật Bảo (3Qui5Giới)(CữSĩTu) là ngôi báu vô giá tối thượng, gương hạnh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là vô giá. Qui Y ngôi Phật Bảo được lợi ích lớn, vì Phật Thích Ca Mâu Ni đã đoạn diệt mọi phiền não, tham ái, ác pháp, Phật có đầy đủ năm đức tối thượng là Giới đức, Ðịnh đức, Tuệ đức, Giải thoát đức và Giải thoát tri kiến đức. Phật Bảo là nơi nương về của hàng chúng sanh. Phật là một con người cũng bằng xương bằng thịt, cũng do cha mẹ sanh ra từ nơi bất tịnh, giống như chúng ta vậy, rồi cũng được nuôi lớn lên bằng sữa, cháo, cơm và thực phẩm. Khi lớn lên có vợ, có con như mọi người. Ngài cũng khổ đau vì bệnh tật, vì giận hờn, phiền não v.v... khi đi dạo ra ngoài bốn cửa thành, Ngài trông thấy bốn cảnh đời đau khổ của kiếp người: Thấy một ông lão già yếu run rẩy, chống gậy đi đứng một cách khó khăn. - Cảnh thứ hai: Thấy một người bệnh đau khổ rên la, kêu khóc. - Cảnh thứ ba: Thấy một người chết, mọi người thân đang kêu khóc thương tiếc. - Cảnh thứ tư: Thấy một vị tu sĩ đi xin ăn tự tại thung dung. Bốn cảnh này trong đời người không một ai thoát khỏi do qui luật nhân quả, nên Ngài quyết định bỏ cuộc sống thế gian, chấp nhận cuộc sống tu sĩ, để đi tìm cho được phương pháp tu tập giải thoát và làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người (sanh, già, bệnh, chết). Ngài đã thành tựu sự giải thoát này; Ngài đã chứng đạt được chân lý của loài người. Vì thế, bài pháp đầu tiên Ngài thuyết giảng là Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Ðế). Chúng ta cũng là con người; cũng do từ cha mẹ sanh ra như Ngài, Ngài làm được, thì chúng ta cũng làm được; Ngài tu tập giải thoát, chúng ta cũng tu tập giải thoát được! Ngài làm được bất cứ việc gì thì chúng ta cũng làm được tất cả những việc như thế. Vì Ngài là con người, chúng ta cũng là con người. Do lòng tin nơi con người quyết liệt như vậy thì không có việc gì mà chúng ta không thành công, nên Phật Bảo là một con người thật, cũng như chúng ta, chứ không phải là con người ở cõi Trời Ðâu Xuất đến đây. Do lòng tin sự chân thật này, chúng ta tin chắc rằng chúng ta là những con người thì phải thực hiện được sự giải thoát này, không có khó khăn. Trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy, tức là trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni là QUY Y PHẬT BẢO. Người tu tập chỉ noi theo gương hạnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni qua lịch sử ghi lại mà thôi. Phật Bảo là gương hạnh cho mọi người soi, là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi. Nhớ đến Ðức Phật là nhớ đến người đầu tiên đã đi tìm được con đường giải thoát sanh, già, bệnh, chết này. Chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngoài đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì không có một vị Phật nào xứng đáng cho ta quy y.

Phật giáo (ĐườngVề.1)(TâmThư.1) không phải tâm lý học, không phải cảnh giới siêu hình (Cực Lạc) không phải bản thể của vạn hữu, cũng không phải linh thiêng siêu phàm nhập thánh. Phật giáo là nền đạo đức nhân bản – nhân quả chung của nhân loại, nền đạo Đức ấy sẽ giúp cho con người xây dựng cho mình một cuộc sống Thiên Đàng, Cực Lạc tại thế gian này, chứ không là tôn giáo. Tôn giáo Phật giáo là do người sau lập thành lên và lấy tên là Phật giáo, còn riêng đức Phật thì không có ý đó. Bởi Ðạo Phật là đạo đức của con người, nó là chân lý của loài người, nên không thể xây dựng nó thành tôn giáo được, vì tôn giáo sẽ bị hạn cuộc trong một số người rất ít, chứ không được phổ cập rộng rãi khắp mọi người, mọi nơi. Và khi thành lập ra tôn giáo là sẽ chia chẻ loài người, mà chia chẻ loài người thì không còn là đạo đức. Hình thức chia chẻ là vì quyền lợi riêng tư cho cá nhân hay tập thể nhỏ. Các Tổ vì quyền lợi riêng tư mà làm một việc rất sai lầm, biến chân lý và đạo đức của loài người thành chân lý và đạo đức riêng tư của tôn giáo. Từ những tham vọng ấy, các Tổ đã chia nát Phật giáo ra nhiều hệ phái, làm cho Phật giáo suy yếu và mất gốc. Từ Phật giáo là chân lý chung của nhân loại đã trở thành của riêng và còn của riêng nhiều vị Tổ nữa. Riêng đức Phật chỉ thấy mình là một Bà La Môn và cố gắng làm tốt hơn cho Bà La Môn Giáo, chứ không có mục đích thành lập tôn giáo Phật giáo riêng tư, chỉ vì người sau không hiểu ý Phật nên dựa vào 12 danh hiệu của Ngài mà đặt tên cho tôn giáo. Từ đó mới có tên là Phật giáo.

Phật giáo Ðại thừa (CầnBiết.2) là Phật giáo Bắc truyền, thuộc Bà La Môn giáo và Ấn Ðộ giáo kết hợp và phát triển theo tưởng giải tạo ra. Cho nên, nhữngtưtưởng trong kinh sách là tư tưởng của hai giáophái này. Tư tưởng của hai giáo phái này mangtính chất trừu tượng, mơ hồ, ảo giác và đầy dẫy sự mê tín, v.v... lấy thế giới siêu hình làm nơi an trú cuối cùng. Kinh sách Nguyên Thủy của đức Phật và Kinh sách Ðại thừa tưởng giải về lý thì giống nhau, nhưng kinh sách Ðại thừa không có pháp hành, không có lối sống đúng; thường sống phạm giới, phá giới luật Phật và sống trong ô nhiễm, nhưng khéo lý luận thấy mọi pháp đều không, thì đó là sự lừa đảo bằng ngôn ngữ.Còn kinh sách Nguyên Thủy dạy các vị tu sĩ phải sống đúng Phạm hạnh, không có chùa to Phật lớn, đời sống chỉ có ba y một bát, ăn ngày một bữa, mặc y áo thô xấu, mà còn phải luôn luôn cảnh giác phòng hộ sáu căn bằng Giới luật, để giữ gìn đức hạnh của một bậc Thánh tăng. Còn phải thực hành ngày đêm liên tục “ngăn ác, diệt ác pháp” để khắc phục tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình bằng các pháp định như: Ðịnh Niệm Hơi Thở, Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác, Ðịnh Sáng Suốt, Ðịnh Vô Lậu, v.v...

Phật giáo lai căng (TrợĐạo) một loại Phật giáo không còn là của Phật giáo chính gốc nữa, tu hành uổng công vô ích vì tu hành chẳng đến đâu, làm hao tốn tiền của một cách vô ích.

Phật giáo Thiền tông (ChùaAm) có một số nhà sư Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa đạo đức tư tưởng của Lão Tử. Họ triển khai thành một Phật giáo Trung Quốc ảnh hưởng vô vi của Lão giáo biến nền văn hóa đạo đức của Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn hóa triết học tánh không. Từ khi triết học tánh không ra đời đã đốn sạch những tư tưởng triết học khác trong nền văn hóa Trung Quốc. Với tư tưởng này các nhà sư Trung Quốc rất hãnh diện tự đặt cho nó cái tên là pháp môn Tối Thượng Thừa. Pháp môn Tối Thượng Thừa tức là Phật giáo Thiền Tông Trung Quốc bây giờ. Người am tường Phật giáo chánh tông thì thật là xót xa và đau buồn, do kiến giải của các nhà sư Trung Quốc thiếu sáng suốt đã làm mất gốc Phật giáo tại xứ này. Phật giáo chánh tông không còn nữa nên người Trung Quốc hiện giờ muốn hiểu Phật giáo chỉ bằng cách nghiên cứu hai dòng tư tưởng Tịnh Ðộ Tông và Thiền tông.

Phật giáo Tịnh Ðộ Tông (TrợĐạo)(ChùaAm) là dòng văn hóa đạo đức Phật giáo mê tín biên soạn những bộ kinh sách phát triển thường ca ngợi và khuyến khích tín đồ tu tập pháp môn niệm Phật A Di Ðà, vì cho pháp môn đó hợp với thời đại mạt pháp. Phật giáo Tịnh Ðộ Tông làPhật giáo mê tín, lạc hậu, thường lấy sự cúng bái, tụng niệm từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam, không còn nguyên chất Phật giáo Ấn Ðộ, chịu ảnh hưởng tư tưởng Khổng giáo, Trang Tử Trung Quốc, xây dựng một thế giới siêu hình Cực Lạc Tây Phương, từ Trung Hoa truyền sang qua Việt Nam gây ảnh hưởng tư tưởng mê tín rất nặng cho cả một dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay đã trở thành một nếp sống tư tưởng văn hóa mê tín lạc hậu. Hiện giờ muốn bỏ một truyền thống văn hóa mê tín không phải dễ, đó là một việc làm hết sức khó khăn. Cho nên muốn dẹp bỏ những mê tín lạc hậu này thì phải biên soạn sách giáo khoa đạo đức nhân bản - nhân quả từ tiểu học, trung học và đại học để am tường những mê tín lạc hậu đó từ đất nước Trung Quốc truyền sang.

Phật giáo Trung Quốc (ThanhQui) chịu ảnh hưởng tư tưởng Tam Cang, Ngũ Thường của Khổng Tử và pháp Vô Vi của Lão Tử. Phật giáo Trung Quốc chịu ảnh hưởng hai nhà tư tưởng này nên biến giáo pháp của Phật giáo thành pháp môn Tịnh Ðộ Tông và Thiền Tông. Phật giáo Trung Quốc cho khi ý thức không còn khởi niệm thì đó là sự tu tập đạt được Thiền Ðịnh. Mục đích tu tập của Phật giáo Trung Quốc là diệt ý thức, khi ý thức bị diệt thì tâm không khởi niệm tức là Tâm Không. Người nào đạt được Tâm Không là người kiến tánh. Phật Giáo Trung Quốc cho Kiến Tánh là Thành Phật, tu xong. Vì thế họ cố gắng diệt hết ý thức. Khi ý thức bị diệt hết thì Phật Tánh mới hiện ra. Thiền Tông Trung Quốc chỉ là Không Tưởng mà thôi, vì khi ý thức bị diệt không còn khởi niệm thì tưởng thức làm việc nên trạng thái đầu tiên của tưởng thức hiện ra đó là trạng thái Không Tưởng. Khi họ thường sống với trạng thái Không Tưởng này thì cho đó là chứng đạo.

Phát lồ sám hối (hoặc Pháp tự sám hối(ĐườngVề.3) 1 - Tự sám hối: quỳ trước tượng Phật phát lồ những điều làm sai, xin đức Phật chứng minh từ đây về sau con xin từ bỏ không tái phạm lỗi này nữa. 2- Phát lồ sám hối: đến trước một vị Thầy thanh tịnh giới luật tỏ bày những lỗi lầm của mình, xin Thầy chứng minh cho con sám hối, từ đây con xin chừa bỏ, quyết tâm không tái phạm lại nữa.

Phật pháp (Phậtdạy.3)(3Qui5Giới) là đạo lý “nhân quả và duyên sinh”, dành riêng cho những người sống trong thiện pháp, chứ không phải để cho những người sống trong ác pháp.

Phật pháp để cho người thiền định (Phậtdạy.3) “người thiền định” là người biết ngăn ác diệt ác pháp, biết sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, ăn, ngủ, biết sống độc cư trầm lặng một mình, biết buông xả các ác pháp, biết yểm ly tham, sân, si, biết thiểu dục tri túc.

Phật tánh (PhậtDạy.4)(ĐườngVề.9)(CầnBiết.2)(CầnBiết.5) Các Kinh sách Ðại Thừa đều cho ý thức không niệm thiện niệm ác là Phật Tánh, tưởng rằng: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” là một pháp vô vi thường hằng bất biến: Chân Không, Tánh không, Bản Lai Diện Mục Hiện Tiền, Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật, Phật tánh, Tánh Thấy, Tánh Biết, Tánh Nghe, v.v... trong những kinh như Kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa, Kinh Kim Cang Bát Nhã, Kinh Lăng Già, v.v... đều có dựng lên Phật tánh. Mục đích câu công án giúp cho người tu thiền không suy tư được, để nhận ra (gọi là "ngộ”) trạng thái này mà thành Phật, “kiến tánh thành Phật”. Cách thức lập công án của Thiền tông khiến cho người ta bặt đường suy nghĩ; khi bặt đường suy nghĩ thì ý thức không hoạt động; ý thức không hoạt động thì niệm thiện, niệm ác không có; niệm thiện ác không có thì Thiền tông và kinh sách Ðại thừa cho trạng thái đó là Phật tánh.

Phật tử chân chánh (ĐườngVề.1) Người tín đồ đến chùa cúng bái Phật, cúng dường chư Tăng, nghe thuyết giảng kinh điển để tìm hiểu và cân nhắc pháp môn nào đúng, pháp môn nào sai, để chọn lấy pháp môn chân chánh của đạo Phật rồi mới tu tập.

Phật tử kiêu căng (ĐườngVề.1) Người tín đồ đến chùa ít cúng dường chư Tăng, ít lễ Phật, ít cúng bái, chỉ chuyên nghe thuyết giảng kinh điển, học thuộc làu nghĩa lý và thỉnh nhiều loại kinh sách của các nhà học giả nghiên cứu sưu tầm soạn ra; lấy đó làm tiêu chuẩn, rồi cũng tự kiến giải nghĩa lý ấy, theo quan điểm riêng tư của mình, tìm các bậc tu hành tranh luận hơn thua để hạ nhục họ và tự cho mình như một bậc Thầy thông suốt lý đạo. Ðôi khi, còn tỏ ra như mình đã tu chứng.

Phật tử mê tín (ĐườngVề.1) Người tín đồ đến chùa cúng bái, cầu an, cầu siêu, xin xăm, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, cúng sao, giải hạn v.v...

Phật tử mượn danh làm ăn (ĐườngVề.1) Người tín đồ đến chùa không cúng bái Phật, không cúng dường chư Tăng, không nghe thuyết giảng kinh, chỉ móc nối làm ăn.

Phật tử nông nỗi (ĐườngVề.1) Người tín đồ đến chùa cúng dường chư Tăng, nghe thuyết pháp giảng kinh để tìm hiểu đạo Phật. Những người này có học thức nhưng lại thiếu cân nhắc, nghe giảng pháp nào cũng tin ngay pháp nấy, không biết pháp đó đúng hay sai với pháp của đạo Phật, cứ nghe giảng có lý là tu tập. Do thế, sanh ra kiến chấp, tranh luận hơn thua...

Phật, bậc Thánh A La Hán (PhậtDạy.4) người chứng đạt được 10 danh hiệu : 1- Bậc A La Hán, 2- Bậc Chánh Biến Tri, 3- Bậc Minh Hạnh Túc, 4- Bậc Thiên Thệ, 5- Bậc Thế Gian Giải, 6- Bậc Vô Thượng Sĩ, 7- Bậc Ðiều NgựTrượng Phu, 8- Bậc Thiên Nhân Sư, 9- Bậc Phật, 10- Bậc Thế Tôn; tâm bất động trước các pháp ác và các cảm thọ.

Phi công đức (ĐườngVề.1)(CữSĩTu) Phi công đức là không có phước báo mà còn thêm tội lỗi.

Phi Thánh cầu (TâmThư.1) tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh lại tìm cầu cái bị bệnh, tự mình bị chết lại tìm cầu cái bị chết, tự mình bị sầu lại tìm cầu cái bị sầu, tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm.

Phi tưởng phi phi tưởng xứ định (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4)(ĐườngRiêng) là một loại định tưởng trong bốn định vô sắc của ngoại đạo. Nó là loại định cao nhất của ngoại đạo. Đức Phật nổ lực tu tập trong một thời gian ngắn, Ngài đã nhập được một cách dễ dàng Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, nhưng đức Phật cảm nhận tâm mình vẫn còn tham, sân, si, mạn, nghi, không làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi, vì thế Ngài từ bỏ.

Phiền não gốc (CầnBiết.3) có 10: 1/ Tham là lòng tham lam, 2/ Sân là nóng giận, 3/ Si có nghĩa là si mê, mờ ám, biết không rõ, không chính xác, không đúng, 4/ Mạn là ngã mạn, kiêu căng, tự đắc. Mạn có bảy thứ: Mạn: Nghĩ mình hơn nghĩ người. Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người. Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng. Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người. Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà cho mình đã chứng. Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít. Tà mạn: Người tu về tà mạn được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người khác xem trời đất không còn ai. 5/ Nghi, có nghĩa là lòng nghi ngờ, ngờ vực, không tin. Nghi ngờ có ba phương diện: a) Tự nghi, có nghĩa là nghi mình. b) Nghi pháp, có nghĩa là nghi phương pháp mình đang tu. c) Nghi nhân: có nghĩa là nghi người. 6/ Thân kiến: Có nghĩa là vì không rõ nên lầm chấp thân ngũ uẩn tứ đại giả hợp này cho là Ta, là của Ta, là bản ngã của Ta; Thân kiến tức là cái kiến chấp về thân. Nó là một trong bảy kiết sử trói buộc và sai sử chúng ta như một tên nô lệ rất khó mà bứt bỏ. 7/ Biên kiến: Có nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, đó là những thành kiến rất cực đoan. Biên kiến có nhiều lối chấp sai lầm, lớn nhất là: Thường kiến là một loại luận thuyết mơ hồ trừu tượng, cho rằng người chết còn linh hồn cho rằng có thế giới siêu hình, có bản thể vũ trụ, có Tiểu ngã, Đại ngã, có Thần thức, có Phật Tánh, có Thiên Đàng, có Địa ngục, có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Chúa Trời, có Thần, Quỷ, Ma v.v... Đoạn kiến là một loại luận thuyết chết cứng, khô cằn, cho chết là hết, không còn gì cả. Loại luận thuyết này khiến cho con người mất hết niềm hy vọng về tương lai. Người chấp đoạn kiến thì làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu chẳng còn biết nghĩ đến ai cả, sống chỉ quay cuồng trong dục lạc, ăn uống vui đùa trụy lạc, xì ke, ma túy, rượu chè bê bết, sống theo Thuyết Hiện Sinh không có ngày mai. 8/ Kiến thủ: Có nghĩa là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình, có ba trường hợp: a) Kiến thủ vì ảnh hưởng tư tưởng của người khác, b) Kiến thủ vì không ý thức được sự sai lầm của mình, c) Kiến thủ vì tự ái hay vì ngoan cố cứng đầu.

Phước hữu lậu (ThờiKhóa) giàu sang, uy quyền thế lực, còn làm khổ mình khổ người. Chỉ có đạo đức giới luật của Ðức Phật thì mới không làm khổ mình khổ người; không làm khổ mình khổ người thì mới giải thoát.

Phước vô lậu (ĐườngVề.4) tức là làm chủ sự sống chết và cũng chính là làm chủ nhân quả của kiếp người. Duy chỉ có pháp môn của Phật giáo Nguyên Thủy thì mới hưởng được phước vô lậu. Các pháp môn của Ðại Thừa chỉ dạy tu tập chẳng mê muội nhân quả, chứ không làm chủ được nhân quả.

Phược (10Lành) là bệnh tật, tai nạn. (triền phược).                                                        

Phương pháp tu hành (3Qui5Giới) chuyển hoá nhân quả thân tâm nơi “ba mươi bảy (37) phẩm trợ đạo” (Tứ Diệu Ðế) và được gói gọn vào “Tam vô lậu học” là “Giới sanh Ðịnh, Ðịnh sanh Tuệ”.

Phương pháp tu tập để thực hiện trí tuệ Tam Minh (CầnBiết.4) phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi mà dẫn trí tuệ về sanh tử, về Bát Thánh Đạo, về nhân quả. Khi thành tựu trí tuệ về sanh tử xong thì tiếp tục dùng Trạch Pháp Giác Chi dẫn trí tuệ nhập vào Thánh thể (Niết Bàn) để hoàn toàn đoạn tận khổ đau.

Phương pháp tu tập tỉnh thức trong khi đi (PhậtDạy.4) biết từng bước đi của mình, biết rõ ràng khi dỡ chân lên cũng như lúc để chân xuống, tâm tỉnh thức theo dõi từng hành động của chân bước. Bước đi phải nhẹ nhàng thoải mái không chậm, cũng không nhanh, đi vừa kịp tâm chú ý bước chân đi; đi khoan thai như người vô sự, như người nhàn du nhưng đều biết rất rõ bước đi. Tu tập tỉnh thức trong khi đi thì sẽ tỉnh thức từng tâm niệm, xả bỏ tất cả ác pháp và tâm tham, sân, si; phá hôn trầm, thùy miên, vô ký.

Phương pháp tu thiền định Nguyên Thủy (Phậtdạy.3) là Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác pháp trên bốn chỗ trong thân ngũ uẩn: thân, thọ, tâm, pháp. Khiến cho bốn chỗ này được thanh thản, an lạc và vô sự. Người nào sống biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, ăn, ngủ, độc cư, trầm lặng là người có thiền định, tức là người biết ngăn ác diệt ác pháp.

Phương pháp tu thiền định xả tâm (Phậtdạy.3) Tứ Chánh Cần, ngăn ác diệt ác pháp trên bốn chỗ trong thân ngũ uẩn: thân, thọ, tâm, pháp. khiến cho được thanh thản, an lạc và vô sự.

Phương pháp tu vô lậu chứng quả A LA HÁN (TâmThư.2) Quả A LA HÁN tức là Bất Lai Thánh Quả, phải học những lớp sau đây: Năm lớp Ngũ giới đức hạnh, Mười lớp Thập Thiện nhân quả và lớp Chánh kiến, lớp Chánh tư duy, lớp Chánh ngữ, lớp Chánh nghiệp, lớp Chánh mạng, lớp Chánh tinh tấn, lớp Chánh niệm và lớp Chánh định, rồi hằng ngày nhớ sống một mình trong thất, ngồi chơi bình thường hay ngồi bán già hoặc kiết già hay ngồi trên ghế dựa lưng rồi quan sát thân tâm, nhưng phải tỉnh thức từng tâm niệm của mình khi nó khởi lên và đang làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì dừng ngay niệm ấy liền bằng phương pháp NHƯ LÝ TÁC Ý để tâm được THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ. Còn ngược lại tâm niệm nào không làm khổ mình, không khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh thì tư duy, triển khai tâm niệm ấy để tăng trưởng lớn mạnh, biến ra hành động thân hay miệng đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mình, cho mọi người và cho tất cả sự sống muôn loài trên hành tinh này.Người tu chứng quả A La Hán thì không còn bất cứ một lý do gì làm mất quả A La Hán được. Kinh Trung A Hàm là kinh nguyên thủy do các tổ Đại thừa biên soạn với mục đích là loại bỏ giáo lý của Phật, để biến những lời dạy nguyên thủy của Phật trở thành những lời dạy của ngoại đạo.

Phong giới (TruyềnThống.1) Có nội phong giới, và ngoại phong giới. Nội phong giới là cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ như gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong ruột, gió trong bụng dưới, gió thổi ngang các đốt khớp xương, hơi thở vô, hơi thở ra, và bất cứ một vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ. Những gì thuộc về nội phong giới, và những gì thuộc về ngoại phong giới đều thuộc về phong giới.

Phóng dật (ĐườngVề.6)(TrợĐạo) là tâm hướng ra ngoài hay chạy theo các pháp trần. Người thích hội họp, thích nói chuyện, thích tranh luận là người có tâm phóng dật; người hay làm thơ văn, viết thư thăm viếng gia đình, bạn bè…; người đọc kinh sách, nghe băng là người có tâm phóng dật. Người phóng dật là người tu tập không bao giờ có kết quả tốt, chỉ tu tập lấy có hình thức thường dậm chân tại chỗ. Muốn tâm không phóng dật thì phải sống MỘT MÌNH, phải sống Độc Cư trọn vẹn.

Phòng hộ (PhậtDạy.2)(TrợĐạo) nghĩa là bảo vệ và giữ gìn không cho năm Căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân không cho dính mắc vào sắc, thinh, hương, vị, xúc. Khi bước ra khỏi thất thì nên như lý tác ý “Mắt phải nhìn xuống bước đi, không được nhìn qua nhìn lại, liếc dọc liếc ngang” hoặc “Tai phải lắng nghe bước đi, không được nghe âm thanh bên ngoài”. Ðó là dùng pháp như lý tác ý để phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Muốn phòng hộ sáu căn thì phải giữ hạnh độc cư, dù bạn rất chuyên cần tu tập pháp như lý tác ý, mà cứ buông lung phóng dật nói chuyện, thì chất lượng tu tập sẽ không đạt được hay chỉ là dậm chân tại chỗ mà thôi.

Phòng hộ sáu căn (ĐườngVề.6)(12Duyên) Phòng hộ sáu căn là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý không cho dính mắc sáu trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Phòng hộ sáu căn có nghĩa là giữ gìn tâm không phóng dật. Giữ gìn tâm không phóng dật là một việc làm thiện xảo và rất khéo léo. Phòng hộ sáu căn có nghĩa là sống độc cư mà đức Phật đã thường nhắcchúng ta nhiều lần là phải sống độc cư như con tê ngưu một sừng, phải tránh sáu trần bằng phương pháp sống  ĐỘC CƯ một mình, kế tiếp dùng pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý, để giữ gìn và bảo vệ mắt, tai, mũi, miệng, thân hay ý không cho chúng tiếp sáu trần. Khi chúng phóng ra tiếp xúc sáu trần thì mau mau tác ý cho nó quay vào trong thân: 1- MẮT phải quay vào thấy sự BẤT ÐỘNG trong thân, không được nhìn ngó ra ngoài. 2- TAI phải quay vào nghe sự BẤT ÐỘNG trong thân, không được nghe ra ngoài. 3- MŨI phải quay vào ngửi trong thân BẤT ÐỘNG, không được ngửi những mùi hương bên ngoài. 4- THÂN phải cảm giác sự BẤT ÐỘNG trong thân, không nên cảm giác nóng lạnh đau nhức bên ngoài. 5- MIỆNG phải quay vào cảm nhận sự BẤT ÐỘNG trong thân, không được cảm nhận nêm nếm những mùi vị bên ngoài. 6- Ý phải quay vào trong thân cảm nhận sự BẤT ÐỘNG của thân tâm, không được cảm nhận vọng tưởng lăng xăng hay bất cứ một pháp trần nào tác động vào.

Phóng sanh đúng chánh pháp (ĐườngVề.9) là phóng sanh theo luật nhân quả, là phóng sanh đúng thời, đúng đối tượng. Ðúng thời và đúng đối tượng là thời gian vô tình chúng ta gặp một con vật đang bị lưới, hoặc bị câu thì ngay đó chúng ta xin mua con vật đó để phóng sanh. Ðó là đúng giờ giấc và đối tượng nhân quả ta và con vật.


VIẾT TẮT CÁC SÁCH

(CầnBiết.1)=Người Phật Tử Cần Biết 1; (CầnBiết.2)=Người Phật Tử Cần Biết 2; (CầnBiết.3)=Người Phật Tử Cần Biết 3; (CầnBiết.4)=Người Phật Tử Cần Biết 4; (CầnBiết.5)=Người Phật Tử Cần Biết 5; (ChùaAm)=Lịch Sử Chùa Am; (CưSĩTu)=Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ; (ĐạoĐức.1)=Đạo Đức Làm Người.1; (ĐạoĐức.2)=Đạo Đức Làm Người.2; (ĐườngRiêng)=Đạo Phật Có Đường Lối Riêng; (ĐườngVề.1)=Đường Về Xứ Phật 1; (ĐườngVề.10)=Đường Về Xứ Phật 10; (ĐườngVề.2)=Đường Về Xứ Phật 2; (ĐườngVề.3)=Đường Về Xứ Phật 3; (ĐườngVề.4)=Đường Về Xứ Phật 4; (ĐườngVề.5)=Đường Về Xứ Phật 5; (ĐườngVề.6)=Đường Về Xứ Phật 6; (ĐườngVề.7)=Đường Về Xứ Phật 7; (ĐườngVề.8)=Đường Về Xứ Phật 8; (ĐườngVề.9)=Đường Về Xứ Phật 9; (GiớiĐức.1)=Giới Đức Làm Người 1; (GiớiĐức.2)=Giới Đức Làm Người 2; (LinhHồn)=Linh Hồn Không Có ; (MuốnChứngĐạo)=Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Nào; (OaiNghi)=Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh; (PhậtDạy.1)=Những Lời Gốc Phật Dạy 1; (PhậtDạy.2)=Những Lời Gốc Phật Dạy 2; (PhậtDạy.3)=Những Lời Gốc Phật Dạy 3; (PhậtDạy.4)=Những Lời Gốc Phật Dạy 4; (TâmThư.1)=Những Bức Tâm Thư 1; (TâmThư.2)=Những Bức Tâm Thư 2; (TạoDuyên)=Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sanh; (TêNgưu)=Sống Một Mình Như Con Tê Ngưu Một Sừng; (ThanhQuy)=Thanh Quy Tu Viện Chơn Như; (ThiềnCănBản)=Thiền Căn Bản 1; (ThờiKhóa)=Thời Khóa Tu Tập; (TrợĐạo)=37 Phẩm Trợ Đạo; (TruyềnThống.1)=Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống.1; (TruyềnThống.2)=Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống.2; (YêuThương.1)=Lòng Yêu Thương 1; (YêuThương.2)=Lòng Yêu Thương 2; (10Lành)=Hành Thập Thiện; (10Lành)=Sống 10 Điều Lành; (12Duyên)=12 Cửa Vào Đạo; (3Quy5Giới)=Tam Quy Ngủ Giới; (4BấtHoại)=Tứ Bất Hoại Tịnh; (8QuanTrai)=Nghi thức thọ bát quan trai.