
NGHĨA TỪ NGUYÊN THỦY CHƠN NHƯ (vần T 3/5)
COM_CONTENT_ARTICLE_HITS
(Tỳ khưu Từ Quang tổng hợp nghĩa các từ và câu kinh được Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng trong tất cả các sách của Ngài)
T (3/5)
Tu tập tỉnh thức (ĐườngVề.10) bằng pháp thân hành niệm phá sạch hôn trầm, thùy miên, vô ký (phá tâm si ám). Tâm si ám bị triệt tiêu thì chánh niệm mới hiện tiền, có chánh niệm thì ác pháp không xen vào được, ác pháp không xen vào được thì tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, mà tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự thì đó là giải thoát của Phật giáo.
Tu tập tỉnh thức để ở trong chánh niệm (Phậtdạy.3) thì luôn luôn nương vào thân hành niệm nội hay ngoại mà tập luyện với pháp môn như lý tác ý. Ví dụ: Nương vào hơi thở tác ý “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, hay nương vào bước đi mà tác ý “Quán ly tham tôi biết tôi đi kinh hành”hay theo từng mỗi bước đi tác ý “Ly tham, ly sân, ly si, ly nghi, ly mạn”.
Tu tập Tứ Chánh Cần (Phậtdạy.3)(ĐườngVề.3)(ĐườngVề.6)(Đường Về.7) là ngăn ác pháp và diệt ác pháp, ngăn ác pháp và diệt ác pháp, tức là ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp, tức là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật tức là tâm hướng vào trong thân, nói cách khác là tâm định trên thân. Tâm định trên thân, tức là “gom ý thức diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền”. Tu tập Tứ Chánh Cần có bốn phần: 1- Ngăn ngừa các ác pháp, giúp tâm không phóng dật theo các pháp bên ngoài. 2- Ðoạn diệt các ác pháp, quyết tâm tận diệt các ác pháp, khi các ác pháp làm chướng ngại tâm, làm cho tâm phiền não và khổ đau. 3- Luôn luôn giữ gìn và bảo vệ tâm trong thiện pháp, không để tâm bị ác pháp xâm chiếm. 4- Lúc nào cũng tìm mọi cách để tâm được thanh thản, an lạc và vô sự. Muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì phải tu tập bốn loại định: 1/ Ðịnh Niệm Hơi Thở, 2/ Ðịnh Vô Lậu, 3/ Ðịnh Sáng Suốt, 4/ Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác. (Nên nhớ luôn luôn tu các định này phải kết hợp với pháp như lý tác ý). Tu tập Tứ Chánh Cần là “ngăn” và “diệt” các ác pháp để luôn luôn “sinh” thiện “tăng trưởng” thiện pháp. Nên lưu ý những danh từ: “ngăn” và “diệt”; “sinh” và “tăng trưởng”. “Ngăn” nghĩa là ngăn ngừa, ngăn chặn,ngăn cản không cho vào. “Diệt” nghĩa là làm cho tiêu mất, làm cho chết, làm cho tiêu diệt, làm cho không còn, không tồn tại. “Sanh” nghĩa là sinh ra, làm ra cho nhiều, sản xuất. “Tăng trưởng” nghĩa là làm cho lớn, cho nhiều, cho mạnh.
Tu tập Tứ Niệm Xứ (Phậtdạy.3)(PhậtDạy.4)(ĐườngVề.3)(Đường Về.7)(TrợĐạo)(CầnBiết.5) là tu tập để tâm thanh thản an lạc và vô sự tự nhiên chứ không được bắt buộc ức chế tâm giữ gìn thanh thản, an lạc và vô sự. Mục đích của Tứ Niệm Xứ là khắc phục đẩy lui những điều làm cho thân, thọ, tâm, pháp bất an, cho nên có vọng niệm hay cảm thọ đến là dùng câu tác ý đuổi đi, không cần phải dùng câu pháp hướng dài dòng, chỉ ngắn gọn đủ nghĩa. Tu tập Tứ Niệm Xứ là trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu; trên thọ quán thọ...; trên tâm quán tâm...; trên pháp quán pháp để nhiếp phục tham ưu. Nên lưu ý những danh từ: “quán, nhiếp phục, tham ưu”. “Quán” nghĩa là quan sát bằng mắt; bằng sự cảm nhận. “Nhiếp phục” nghĩa là thu phục làm cho phục tùng; làm cho đầu hàng; làm cho không còn chướng ngại pháp và ác pháp nữa; làm cho không còn phá phách; làm cho không còn đau khổ; làm cho không còn phiền não; làm cho không còn giận hờn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. “Tham ưu” nghĩa là tham muốn và phiền não, nghĩa chung là những chướng ngại pháp. Khi ngồi tu có những trạng thái gì xảy ra đều do tưởng cả, nên tác ý : “tưởng hành lui đi”, đuổi đi là đúng. Khi tu tập Tứ Niệm Xứ, bị trạo cử thì nên tác ý nhắc tâm đuổi ác pháp đó đi. Do ý thức chủ động điều khiển tâm nên không bị tưởng lôi. Tình trạng trạo cử thân tâm là do nghiệp nhân quả cộng thêm tưởng uẩn tác động vào thân tâm. Do đó, dùng ý thức tác ý dẹp trạo cử tức là chuyển nghiệp nhân quả. Chuyển nghiệp nhân quả tức là dẹp luôn tưởng uẩn, cho nên dù tưởng uẩn có biết nó cũng phải ra đi theo nghiệp. Tu tập Tứ Niệm Xứ là tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Vậy hãy học và tu tập về các phần trên thân, thọ, tâm và pháp. Thứ nhất: Quán thân có nghĩa là luôn luôn tỉnh giác trên thân, biết rõ thân có xảy ra những cảm thọ gì, ở đâu, chỗ nào trên thân, nhờ tỉnh giác như vậy các bạn sử dụng đúng pháp để nhiếp phục những cảm thọ ấy không còn tác động vào thân các bạn được nữa. Thứ hai: Quán các cảm thọ có nghĩa là tỉnh giác trên thân biết rõ thân đau bệnh gì, nhức mỏi chỗ nào, nhờ đó các bạn mới đối trị và nhiếp phục đẩy lui chúng ra khỏi thân của các bạn bằng phương pháp như lý tác ý và an trú tâm trong thân hành nội hay thân hành ngoại. Đây là phương pháp làm chủ bệnh trong pháp môn Tứ Niệm Xứ chỉ có Phật giáo mới có mà thôi. Thứ ba: Quán tâm có nghĩa là xem rất kỹ về tâm, tâm đang động hay tâm đang tịnh, tâm đang tịnh là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Còn khi nào tâm mất thanh thản, an lạc và vô sự là tâm rơi vào hai trạng thái một là bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không; hai là tâm đang phóng dật, phóng niệm. Khi tâm rơi vào hôn trầm, thùy miên vô ký, ngoan không thì hãy nhớ giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh đừng để vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào và tu tập pháp môn Thân Hành Niệm. Nếu tu tập đúng như vậy thì hôn trầm, thùy miên, ngoan không sẽ không còn nữa. Trong Định Niệm Hơi Thở có hai đề mục phá hôn trầm thùy miên vô ký tuyệt vời, đó là “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”. Đề mục thứ hai: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”. Khi vận dụng hơi thở dài tức là hơi thở chậm thì hôn trầm cũng không bén mảng đến thân tâm các bạn được. Thứ tư: Quán các pháp có nghĩa là xem xét rất kỹ về các pháp đang tác động vào thân tâm của các bạn, những pháp ấy làm cho thân tâm của các bạn bất an, thì các bạn dùng pháp phòng hộ các căn. Khi phòng hộ các căn thì các pháp sẽ không xâm chiếm vào thân tâm của các bạn được. Trong định Niệm Hơi Thở có hai đề mục phòng hộ thân tâm của các bạn rất tuyệt vời, đó là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” và “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra” Hai đề mục trên đây muốn có kết quả tốt và hiệu nghiệm thì các bạn hãy siêng năng tu tập cho chứng đạt được sự an trú vào hơi thở. Trên đây là cách thức tu tập quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp trong pháp môn Tứ Niệm Xứ. Muốn tu tập Tứ Niệm Xứ thì phải dùng pháp như lý tác ý quét chướng ngại pháp trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp bằng 18 đề mục của Ðịnh Niệm Hơi Thở, phải thiện xảo áp dụng đúng cách. Chỉ tu tập Tứ Niệm Xứ khi tâm hết hôn trầm thùy miên và loạn tưởng. Nếu tâm còn hôn trầm loạn tưởng thì không nên tu tập Tứ Niệm Xứ.
Tu tập về giới hành nhãn căn (TruyềnThống.1) Khi học tu giới hành con mắt ta nên in đậm trong trí và quyết chắc, tin chắc con mắt là vật vô thường, là sự khổ đau, không phải của ta, không phải là ta, không phải là bản ngã của ta.
Tu tập về tâm hỷ (TruyềnThống.1) cái gì thuộc về bất lạc sẽ được diệt trừ. Tu tập tâm hỷ thì "an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm kết hợp với hỷ quảng đại vô biên không hận, không sân". Sự tu tập tâm hỷ, có nghĩa là phải luôn luôn tác ý lòng hân hoan đối với vạn vật chỗ nào cũng có lòng hân hoan. Do chỗ nào cũng có lòng hân hoan, nên các ác pháp và chướng ngại pháp sẽ được hóa giải không còn tác dụng vào thân tâm chúng ta
Tu tập xả tâm (TâmThư.1)(TâmThư.2) là một lợi ích rất lớn mà nó đã thể hiện hai phần: - Lợi ích thứ nhất là giúp cho hành giả sống đời đạo đức nhân bản - nhân quả, thường không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh, để trở thành những bậc thánh thiện trong loài người. - Lợi ích thứ hai là giữ gìn và bảo vệ chân lí “tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự”. Nếu tâm tâm bất động ấy luôn luôn hiện tiền thì hành giả chứng quả A La Hán. Sự xả tâm ly dục ly ác pháp có một tầm quan trọng nhất trên con đường tu tập theo Phật giáo. Tu tập xả tâm thì có hai pháp: 1-Quán nhân quả, 2- Quán từ bi.
Tu tập xả tâm có đối tượng (ĐườngVề.3) rất thực tế và cụ thể. Cách thức tu tập xả tâmnày rất khó, nếu là người có chí, có nhiệt tâm, có nhiệt huyết tìm đường tu hành để giải thoát đau khổ của cuộc đời thì một thời gian ngắn đã giải thoát hoàn toàn, đắc định và chứng Tam Minh không có khó khăn. Bằng ngược lại thì đau khổ nhiều, tâm thường sanh oán hận, người này đang sống trong cảnh địa ngục và cuối cùng cuộc đời tu hành của họ cũng chẳng có ích gì cho chính bản thân họ, lại càng làm cho họ khổ đau hơn. Tu tập xả tâm có đối tượng tức là tu tập Tứ Chánh Cần. Tu xả tâmcó đối tượng là người phải có nghị lực, dũng cảm, gan dạ, kiên nhẫn, bền chí. Luôn luôn chiến đấu, nhưng quyết định phải giành được phần thắng về mình, nhất định là không chịu thất bại trước các ác pháp nào cả. Tu xả tâmcó đối tượng tuy khó, nhưng kết quả dễ nhận ra và nhận ra rõ ràng, cụ thể. Tu tập xả tâm có đối tượng không sợ bị ức chế tâm, không sợ lạc vào thiền tưởng, nhưng phải tránh sự chịu đựng. Tu tập xả tâm có đối tượng dễ phát triển tri kiến giải thoát, vì phải thường xuyên quán xét, tư duy, suy nghĩ, làm việc nhiều về trí óc. Phát triển tri kiến giải thoát tức là phát triển trí tuệ đạo đức nhân bản - nhân quả.
Tu tập xả tâm theo đạo Phật (ĐườngVề.10) là phải kết hợp bốn loại định: 1- Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác (định ngăn ác pháp). 2- Ðịnh Niệm Hơi Thở (định ngăn ác pháp). 3- Ðịnh Vô Lậu (định diệt ác pháp). 4- Ðịnh Sáng Suốt (định thư giãn, trạng thái chân lý). Trong một thời tu tập trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp thường có những hiện tượng sanh ra trên đó. Khi mỗi ác pháp sanh ra một trên bốn chỗ này thường tạo ra chướng ngại khiến cho bốn chỗ này bất an. Muốn cho bốn chỗ này được an ổn thanh thản, an lạc và vô sự thì phải tùy theo các pháp đã tu học trên đây áp dụng để diệt những ác pháp để đem lại sự bình an cho thân, thọ, tâm và pháp. Nếu không có ác pháp sanh ra trên bốn chỗ này thì dùng pháp tác ý ngăn ác pháp, nhưng khi sử dụng công sức nhiều để tu tập không phù hợp với đặc tướng của mình nên thường bị hôn trầm, thùy miên và vô ký. Ðó là thời gian tu tập chưa phù hợp với đặc tướng của mình. Biết như vậy phải tu ít trở lại để tu tập có chất lượng tỉnh thức cao, không còn bị rơi vào vô ký nữa. Chừng nào thấy sự tỉnh thức trong suốt thời gian tu tập mà không có một chút nào vô ký thì nên tăng thời gian lên, chỉ tăng lên từng 5 phút.
Tu tập xả tâm vô lượng (TruyềnThống.1) có nhiều cách thức, có từ thấp lên cao: 1- Xả Tâm Vô Lượng là tu tập xả tâm câu hữu với hơi thở, tức là nương hơi thở để tác ý xả tâm. 2- Trên Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu tức là quét các chướng ngại pháp trên bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp. 3- Ngồi quét tâm như ông Châu Lợi Bàn Đặc. 4- Mọi sự tham muốn, mọi sự giận hờn phiền não. Mọi sự lo toan sợ hãi, mọi sự khổ đau tai nạn, mọi bệnh tật, v.v... chúng ta đều giữ tâm bất động bằng phương pháp Định Niệm Hơi Thở. 5- Giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Đó là cách thức xảtâm vô lượng. Ví dụ 1: Ta muốn xả tâm tham ăn thì nên tác ý: “Phải từ bỏ tâm tham ăn tôi biết tôi hít vô, xả tâm tham ăn tôi biết tôi thở ra” hay tâm đang sân dữ dội, thì nên tác ý:“Xả tâm sân tôi biết tôi hít vô, xả tâm sân tôi biết tôi thở ra”. Cứ năm hơi thở tác ý một lần. Tác ý đều như vậy một lúc sau là tâm tham ăn hay tâm sân liền biến mất. Ví dụ 2: Có một trạng thái tưởng nào xuất hiện trong thân tâm ta, muốn xả trạng thái tưởng đó thì ta nên nương vào hơi thở mà tác ý ngay trạng thái đó:“Trạng thái tưởng này phải xả ra, ta không chấp nhận, hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Khi tác ý như vậy xong thì ta tiếp tục hít thở ra vô năm hơi thở như vậy rồi tiếp tục tác ý như câu trên. Phương pháp tác ý cho thân tâm trở lại bình thường hoặc tác ý chừng nào trạng thái tưởng không còn nữa. Khi trạng thái tưởng đã hết thì nên tác ý: “Tâm thanh thản an lạc và vô sự, hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Khi tâm đã thanh thản bình thường thì nên tác ý câu khác: "Tâm phải xả tất cả các ác pháp và lòng ham muốn, hít vô tôi biết tôi hít vô; tâm phải xả tất cả các ác pháp và lòng ham muốn, thở ra tôi biết tôi thở ra”.
Tu tập ý tứ khẩu hành niệm để ly bất thiện pháp lập đức nhẫn nhục (ThiềnCănBản) Khi muốn nói ra một lời nào đó, thì phải khởi ra một ý niệm trước. Khi ý niệm khởi xong, quan sát ý niệm đó, tìm nguyên nhân, mục đích của nó. Khi thấu rõ ý niệm đó mới nói ra lời.
Tu Thập Thiện (10Lành) Thập Thiện là con đường đưa nhơn loại đến nơi hạnh phúc chân thật, và giúp con người thoát cảnh thường tình thế gian. Thập Thiện rèn luyện con người trở thành người tốt cho xã hội hiện nay và mai sau, giúp tâm tánh con người thành điềm đạm, khiêm hạ, giản dị, có nhân cách hẳn hòi, và đủ sức nhẫn nại để vượt qua những cam go của đời sống. Thập Thiện chuyển cảnh khổ đau, đói rét thành cảnh an vui, no ấm và đưa con người đến cảnh thuận duyên mãi mãi. Thập Thiện giúp cho cuộc sống của chúng ta trở thành cuộc sống đạo đức, chân thật, làm gương tốt cho mọi người soi. Thập Thiện giúp cho chúng ta không trở thành kẻ hung ác, sát nhơn, trộm cướp, hiếp dâm, nhờ thế tâm hồn chúng ta không còn lo sợ tù tội thế gian và đọa ba đường ác. Thập Thiện giúp cho thân, khẩu, ý thanh tịnh, không phạm lỗi lầm, tội ác. Thập Thiện giúp cho thân, khẩu, ý lần lần tiêu các tội và được thanh tịnh. Tu Thập Thiện là căn bản cho sự tu hành vì mười phương ba đời chư Phật và các bậc Thánh Hiền thoát khỏi vòng sanh tử, chứng quả Vô Thượng Bồ Đề, đều phải tu Thập Thiện và lấy Thập Thiện làm căn bản cho sự tu hành. Do tâm hồn thanh tịnh nên con người mới thoát ly sanh tử và cuộc sống mới được hoàn toàn an vui trong mọi cảnh, dù thuận hay nghịch cũng trọn vẹn không chướng ngại. Tu Thập Thiện là cứ tiếp tục mãi trên đường xây dựng tu Thiện cho đến một ngày nào đó trở nên toàn Thiện, lúc bấy giờ ta sẽ được: 1./ Thân và tâm của chúng ta trở thành tốt đẹp. Hành động thân, khẩu, ý biểu lộ đầy đủ đạo đức, lòng hiếu sát hung hăng sẽ biến mất dần, lòng từ bi bác ái hiện rõ. Đối với con người và loài vật đều thương xót bình đẳng, thường lấy ân trả oán, vì thế từ oán thù sẽ trở thành ơn nghĩa, thương yêu. 2./ Khi tâm không còn giận hờn, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không căm tức, không có giận hờn hoặc thù oán. Tức là sự tu nhẫn nhục biến cải hoàn cảnh hung dữ trở thành hiền hậu, con người không còn tranh đấu giết hại lẫn nhau mà chỉ có một lòng tương thân, tương ái mà thôi. 3./ Thoát khỏi bệnh tật nơi thân, hưởng được kết quả giải thoát nơi tâm. Tu Thập Thiện cốt là tạo nhân duyên, có đầy đủ phước báo để đời này được an vui, và kiếp sau cũng được giàu sang, sung sướng, thỏa mãn mọi nhu cầu của thế gian. Chỉ có phương pháp này mới cứu thân nghiệp khỏi bệnh tật và nạn tai. Muốn chấm dứt hoàn cảnh khổ đau của đời sống, vượt thoát cảnh tù tội của thế gian, hoặc những tai nạn hiểm nghèo, những bệnh tật khó trị, những xung đột tỵ hiềm, nhỏ mọn, ích kỷ, dối trá, xảo quyệt, v.v... hãy tu Thập Thiện.
Tu theo đạo Phật (CầnBiết.5) phải hiểu rằng: Tu là phải xả tâm, có nghĩa là ly dục ly ác pháp. Đức Phật đã nói: “Ta nói giới luật, tức là nói ly dục, ly ác pháp”. Chỉ có người sống đúng giới luật thì mới ly dục, ly ác pháp được.
Tu Tứ Niệm Xứ (ĐườngVề.5)(Đường Về.7) tu Tứ Niệm Xứ thì ngồi kiết già quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp, thấy có chướng ngại gì trên đó thì tác ý xả bỏ, tác ý chừng nào chướng ngại pháp đó rời khỏi bốn chỗ đó mới thôi. Khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ là không tu gì cả, chỉ ngồi chơi như người vô sự. Người vô sự thì tâm họ ở đâu? Ðã vô sự thì ý thức quán thân nó. Quán thân không có nghĩa là tưduy suy nghĩ; quán có nghĩa là tỉnh giác cảm nhận toàn thân tức là đang quan sát thân. Cho nên, thân có chướng ngại gì thì liền biết; tâm có chướng ngại gì thì nó liền biết; thọ có chướng ngại gì thì nó liền biết; pháp có chướng ngại gì thì liền biết. Nhờ biết như thế mà ta dùng pháp như lý tác ý đuổi đi các chướng ngại đó ra khỏi bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Khi đuổi các chướng ngại ra khỏi thân, thọ, tâm, pháp thì ý thức lúc biết thân, lúc biết thọ, lúc biết tâm, lúc biết pháp (đó gọi là quán). Khi nó đang quán như vậy thì đừng tác ý khởi niệm (chỉ hướng tâm thôi), nếu khởi niệm là tâm phóng dật. Mục đích tu tập của Tứ Niệm Xứ là giữ gìn không cho tâm phóng dật. Chỉ khi nào trên thân, thọ, tâm và pháp có chướng ngại pháp thì mới hướng tâm xả, còn không chướng ngại thì chỉ ngồi chơi vô sự. Đừng hiểu lầm cách thức Quán Tứ Niệm Xứ là xả từng niệm trong tâm, đó là tu sai pháp. Giai đoạn xả từng niệm trong tâm là giai đoạn Tứ Chánh Cần. Hãy nên lưu ý cách thức Quán Tứ Niệm Xứ, nếu không lưu ý sẽ quán sai thành ra quán ức chế tâm, chứ không phải quán Tứ Niệm Xứ.
Tu Tuệ (ThiềnCănBản) là trí tuệ do tu tập thiền định mà có, còn gọi là Trí Tuệ Vô Sư Tam Minh; gọi tắt là Trí Tuệ Vô Lậu. Ðây là trí tuệ siêu đẳng, viên mãn, thành tựu đạo giải thoát của đức Phật. Nó được khai mở khi nhập Tứ Thiền, một loại thiền định viên mãn đủ để dẫn tâm về Tam Minh, cho nên Trí Tuệ Vô Lậu được xem là trí tuệ cuối cùng của đạo Phật, làm chủ, chấm dứt sự khổ đau trong sanh tử luân hồi. Trí Tuệ Vô Lậu (Trí Tuệ Vô Sư Tam Minh) không giúp ích gì cho sự tu tập ly dục, ly bất thiện pháp, chỉ là một sự minh xác chơn thật, kiểm nghiệm lại sự thành tựu tu tập mà thôi.
Tư duy (PhậtDạy.2) là sự suy nghĩ.
Tứ (ĐườngVề.3)(ĐườngVề.5)(ĐườngVề.6)(CầnBiết.5)(MuốnChứngĐạo) là ý tứ từ việc nhỏ cho đến việc lớn, ý tứ, tác ý ra, tự chủ khởi niệm gì. Nó thuộc vế ý thức,
Tứ Bất Hoại Tịnh (ĐườngVề.2)(ĐườngVề.4)(TrợĐạo)(CữSĩTu) là bốn pháp tu tập giúp cho thân tâm thanh tịnh, là bốn đối tượng gương hạnh thanh tịnh của Ðạo Phật. Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là bốn pháp tu tập giúp cho thân tâm thanh tịnh, tức là sự giải thoát của đạo Phật. Sự giải thoát của đạo Phật có nghĩa là tâm ly dục ly ác pháp, có nghĩa là tâm không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là đạo đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật, một đạo đức tuyệt vời biến cảnh thế gian này thành cảnh Cực Lạc, Thiên Ðàng. Tứ Bất Hoại Tịnh chính là pháp môn niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới của Phật giáo Nguyên Thủy. 1/ Niệm Phật là sống như Phật, chứ không phải niệm danh hiệu Phật. 2/ Niệm Pháp là sống đúng như pháp, tu tập đúng như pháp, chứ không phải tụng kinh. 3/ Niệm Tăng là sống hòa hợp như chúng Tăng, không chống trái nhau, chứ không phải trai tăng cúng dường lạy lễ các vị Tăng để cầu phước báu. 4/ Niệm Giới là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm một giới luật nào và không phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, chứ không phải hằng tháng vào ngày 30 và ngày rằm cùng nhau tụng giới. Nếu quyết tâm tu hành tìm cầu sự giải thoát của đạo Phật thì chỉ cần tu Tứ Bất Hoại Tịnh cũng đã thành tựu viên mãn con đường tu tập, có nghĩa là sẽ làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Ðó là những đối tượng lấy thân, thọ, tâm và pháp của quý vị giữ gìn tu tập, sống đúng đời sống giải thoát khiến cho thân tâm quý vị thanh tịnh. Niệm Tứ Bất Họai Tịnh tức là sự tư duy Phật, Pháp, Tăng và Giới để chúng ta thấu triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu tập đúng như Phật, như Pháp, như chúng Thánh Tăng và như Giới luật đã dạy. Bài pháp Tứ Bất Họai Tịnh này được tu học và rèn luyện trên lớp Chánh Kiến, nên phải dùng nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn mà tu tập.
Tứ Chánh Cần (PhậtDạy.1)(PhậtDạy.2)(PhậtDạy.4)(CầnBiết.3)(CầnBiết.4)(CầnBiết.5)(TrợĐạo)(ĐườngRiêng) Tứ Chánh Cần là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện và tăng trưởng thiện pháp, cần phải siêng năng tu hành hằng ngày không nên biếng trễ, cho đến khi tâm rất tự nhiên bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Tu tập Tứ Chánh Cần có đối tượng, tu tập Tứ Chánh Cần có bốn phần: 1- Ngăn ngừa các ác pháp, giúp tâm không phóng dật theo các pháp bên ngoài. 2- Đoạn diệt các ác pháp, quyết tâm tận diệt các ác pháp, khi các ác pháp đã làm chướng ngại tâm, làm cho tâm phiền não và khổ đau. 3- Luôn luôn giữ gìn và bảo vệ tâm trong thiện pháp, không để tâm bị ác pháp xâm chiếm. 4- Lúc nào cũng tìm mọi cách để tâm được thanh thản, an lạc và vô sự. Tu có đối tượng là người phải có nghị lực, dũng cảm, gan dạ, kiên nhẫn, bền chí, luôn luôn chiến đấu, nhưng quyết định phải dành được phần thắng về mình, nhất định không chịu thất bại trước các ác pháp nào cả. Tu có đối tượng tuy khó, nhưng kết quả dễ nhận ra và nhận ra rõ ràng, cụ thể, không sợ bị ức chế tâm, không sợ lạc vào thiền tưởng, nhưng phải tránh sự chịu đựng. Tu tập có đối tượng dễ phát triển tri kiến giải thoát (tức là phát triển trí tuệ đạo đức nhân bản - nhân quả), vì phải thường xuyên quán xét, tư duy, suy nghĩ, làm việc nhiều về trí óc. Người tu tập phát triển tri kiến giải thoát là người sống đúng giới luật không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả. Nhờ đó tâm ly dục ly ác pháp một cách dễ dàng. Phương pháp Tứ Chánh Cần giúp cho người tu sĩ Phật giáo hằng ngày sống trong thiện pháp, sống trong tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Siêng năng tu tập ngăn ác là ngăn từng tâm niệm tham, sân, si, mạn, nghi, dùng pháp Như lý Tác ý làm cho niệm đó dừng lại và tan biến mất. Khi niệm đó dừng lại và tan biến mất thì để lại một khoảng thời gian ngắn bất động trong tâm rồi có niệm khác khởi lên. Khi có niệm khác khởi lên như vậy thì lại tác ý ngăn chặn niệm ấy thì niệm ấy dừng lại và tan biến mất, lúc bấy giờ để lại cho tâm chúng ta bất động một khoảng thời gian ngắn nữa. Chúng ta chỉ cần tu tập một pháp ngăn ác là có đủ bốn pháp diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp. Cho nên tu tập Tứ Chánh Cần không phải tu cả bốn pháp mà chỉ tu tập một pháp mà thôi. Lúc mới tu tập Tứ Chánh Cần, tâm còn chướng ngại pháp rất nhiều như sóng, nên ngăn và diệt các ác pháp không lúc nào ngơi nghỉ. Cái tên Tứ Chánh Cần, xác định được sự tu tập Sơ thiền của Phật giáo, vì vậy còn gọi pháp môn Tứ Chánh Cần này là “Ðịnh Tư Cụ”, tức là phương pháp tu tập Sơ Thiền. Muốn tu tập Sơ Thiền thì phải tu tập trên pháp môn Tứ Chánh Cần rồi đến Tứ Niệm Xứ. Cho nên Sơ Thiền của ngoại đạo đã trở thành Tứ Chánh Cần của Phật giáo. Tu tập Tứ Chánh Cần là những pháp đầu tiên đánh vào cơ quan đầu não của giặc sinh tử luân hồi, những đòn đánh ngăn ác diệt ác pháp như sấm sét, như vũ bão thì mới mong ngăn và diệt ác pháp được. Khi tu tập phải đem hết ý chí dũng mãnh, kiên cường gan dạ, đánh đòn nào phải chính xác và đầy đủ sức mạnh thì mới mong ngăn và diệt được ác pháp, chớ tu tập sìu sìu cho lấy có thì không bao giờ quét sạch hôn trầm, thuỳ miên, vô ký và ngoan không. Tu phải thật tu, tu cho đúng pháp, phải đi kinh hành nhiều. Pháp môn Tứ Chánh Cần: sinh thiện và tăng trưởng thiện pháp có nghĩa là Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự chớ không có nghĩa thiện đơn thuần. Hằng ngày giữ gìn và bảo vệ Tâm bất động thì đó là những điều toàn thiện, rất thiện. Thiện đó mới thật sự là thiện, thiện không làm khổ mình, khổ người và khổ tất chúng sinh. Bởi pháp thiện Tâm bất động là thiện cứu cánh, nó là chân lý của Phật giáo, nếu ai từng sống với nó là người chứng đạo. “Ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp” là bốn điều siêng năng chuyên cần quan trọng trong Phật giáo mà người tín đồ nào cũng phải biết, cũng phải tập tu; là nền đạo đức nhân bản – nhân quả cụ thể, rõ ràng; là pháp môn hướng dẫn tu tập của Phật giáo rất đơn giản, chỉ cần biết nhận ra: “Thiện pháp và Ác pháp”. Nhận ra thiện pháp và ác pháp thì phải ngăn và diệt ác pháp, không được để trong tâm dù chỉ là một giây, một sát na cũng phải diệt trừ, từ bỏ ngay liền. Có như vậy mới thấy Phật giáo giải thoát thiết thực, cụ thể trong cuộc sống hằng ngày của đời người, đến để mà thấy, để mà hướng thượng... Thiện và ác tức là nhân quả. Do nhân quả mà con người có vui, có khổ. Đức Phật dạy cho chúng ta chọn lấy con đường thiện, dù tu sĩ hay cư sĩ, là tín đồ hay không phải là tín đồ của Phật giáo. Ðó là con đường đạo đức nhân bản – nhân quả, con đường cao quý nhất của đời người. Những người nào chọn Phật giáo làm chỗ nương tựa vững chắc để sống một đời sống có đạo đức, có đầy đủ nhân cách làm người, có đầy đủ trực hạnh, thắng hạnh, diệu hạnh của bậc Thánh nhân, v.v... Ðó là đạo lộ duy nhất của Phật giáo. Ai nghe và tin theo lời dạy này, thường sống ngăn ác và diệt ác pháp, luôn sống sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp thì người ấy đã chọn đi trên con đường thiện. Và vì thế, đời sống của họ sẽ được thảnh thơi, an vui và hạnh phúc, sau khi chết sẽ tương ưng với sự giải thoát của chư Phật nên chấm dứt tái sanh luân hồi. Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, tức là Tấn Lực, là Định Tư Cụ, là giới hành của Đạo Phật, là tu tập thiền định của Ðạo Phật, một thứ thiền định ly dục ly ác pháp để khắc phục tâm tham ưu của hành giả, để đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn, làm chủ sanh già bệnh chết, và chấm dứt tái sanh luân hồi, là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, tu tập trên Tứ Niệm Xứ. Trong Tứ Chánh Cần gồm có các định: 1- Chánh Niệm Tỉnh Giác Ðịnh. 2- Ðịnh Vô Lậu. 3- Ðịnh Sáng Suốt. 4- Ðịnh Niệm Hơi Thở (Ðịnh Niệm Hơi Thở gồm có 18 đề mục tu tập). Những loại định này đều tu tập trên Tứ Niệm Xứ. Người mới vào tu phải tu tập bốn loại định này. Nếu ai không tu tập bốn loại định này (không tu tập Tứ Niệm Xứ) mà tu tập pháp nào khác, là tu tập sai pháp của Phật, tu theo ngoại đạo.
Tứ Chánh Cần tu tập trên Tứ Niệm Xứ (Phậtdạy.2) giai đoạn này người mới tu vẫn tu tập được và tu tập như vậy mới có căn bản.
Tứ Diệu Ðế (PhậtDạy.2) bốn chân lý của Ðạo khiến cho mọi người thông suốt thân phận của con người, tức là thông suốt thế giới quan và nhân sinh quan như thế nào đúng và như thế nào sai.
Tứ Nhiếp Pháp (ĐườngVề.8) là bốn pháp môn của kinh sách phát triển dùng để khuyến dụ và lôi cuốn những người khác theo tôn giáo của mình.
Tứ Niệm Xứ (PhậtDạy.2)(Phậtdạy.3)(ĐườngRiêng)(CầnBiết.4)(TrợĐạo)(Tạoduyên)(TâmThư.1)(TâmThư.2) Tứ Niệm Xứ gồm có: 1- Quán thân trên thân. 2- Quán thọ trên thọ. 3- Quán tâm trên tâm. 4- Quán pháp trên pháp, là bốn nơi dùng để quán xét, 1- THÂN là phần cơ thể đầu, mình, hai tay và hai chân. 2- THỌ là các cảm thọ của thân và tâm. 3- TÂM là phần sáu thức tiếp xúc sáu trần. 4- PHÁP là thân, thọ, tâm và sáu trần đang có xung quanh chúng ta. Trong bốn nơi này chỉ cần quán xét một nơi là quán xét tất cả bốn nơi, cho nên, mới gọi là Tứ Niệm Xứ. Phải tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần rồi mới tu tập đến pháp môn Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ theo Bát Chánh Đạo là Chánh Niệm, là trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tâm luôn luôn tỉnh giác trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Cho nên Tứ Niệm Xứ gọi là trên thân quán thân. Tuy nói rằng trên thân quán thân nhưng sự thật là trên thân quán cả bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Tuy nói bốn pháp chớ khi tu tập chỉ có tu tập một pháp trên thân quán thân mà thôi. Tứ Niệm Xứ có ba giai đoạn tu tập: Tu tập Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ, là giai đoạn đầu. Tu tập Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ, là giai đoạn thứ hai. Tu tập Thân Hành Niệm trên Tứ Niệm Xứ, là giai đoạn thứ ba. Tứ Niệm Xứ là pháp môn tu tập để tâm ly dục ly ác pháp và đạt được trạng thái “Ðịnh tỉnh”.Khi tu tập ba giai đoạn này xong thì mới sung mãn Tứ Niệm Xứ, tâm đạt được định tỉnh. Khi đạt được định tỉnh thì tâm chúng ta có những kết quả mà đức Phật đã xác định rất rõ ràng: “Với tâm định tỉnh”, thì phải thuần tịnh, tâm không còn cấu nhiễm, không còn phiền não, lúc nào cũng nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc và bình thản. Ở đây cần lưu ý: phải tu tập Tứ Niệm Xứ cho được viên mãn thì tâm chúng ta mới đạt được những kết quả như Phật đã dạy trên. Khi sung mãn Tứ Niệm Xứ thì có bảy năng lực Giác Chi xuất hiện. Bảy năng lực Giác Chi xuất hiện tức là “tâm định tỉnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản”. Trạng thái định tỉnh là một bí pháp để khởi đầu nhập các định và thực hiện Tam Minh. Nên nhớ Tâm định tỉnh này do ly dục ly ác pháp, chứ không phải do ngồi ức chế tâm cho hết vọng tưởng như Ðại Thừa, Thiền Ðông Ðộ và Thiền Minh Sát Tuệ, v.v... Khi quán thân là đã có quán tâm, quán thọ và quán pháp. Khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ là không tu gì cả, chỉ ngồi chơi như người vô sự. Ðã vô sự thì ý thức quán thân nó. Quán thân không có nghĩa là ý thức đang tư duy suy nghĩ. Quán ở đây có nghĩa là ý thức tỉnh giác cảm nhận toàn thân tức là ý thức đang quan sát thân, cho nên thân có chướng ngại gì thì ý thức liền biết; tâm có chướng ngại gì thì ý thức liền biết; thọ có chướng ngại gì thì ý thức liền biết; pháp có chướng ngại gì thì ý thức liền biết. Nhờ biết mà ý thức dùng pháp như lý tác ý đuổi đi các chướng ngại ra khỏi bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Khi các chướng ngại ra khỏi thân, thọ, tâm, pháp thì ý thức lúc biết thân, lúc biết thọ, lúc biết tâm, lúc biết pháp. Khi ý thức đang quán như vậy thì đừng tác ý khởi niệm, nếu khởi niệm là tâm phóng dật. Chỉ khi nào trên thân, thọ, tâm và pháp có chướng ngại pháp thì mới tác ý xả, còn không chướng ngại thì không tác ý. Đừng hiểu lầm quán Tứ Niệm Xứ là xả từng niệm trong tâm. Hãy lưu ý cách thức QUÁN TỨ NIỆM XỨ, nếu không lưu ý sẽ quán sai thành ra quán ức chế tâm, chứ không phải quán Tứ Niệm Xứ. Khi tu tập Tứ Chánh Cần thuần thục thì không còn ác pháp tới lui nữa, lúc đó cảm nhận được tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu trạng thái tâm bất động này kéo dài ra thì cảm nhận như tâm đang quán sát bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP theo nhịp hơi thở ra vô rõ ràng một cách cụ thể. Cảm nhận được tâm quán sát bốn chỗ này nên càng quán sát tâm thì tâm càng lúc càng Bất Động. Cứ để tự nhiên cho tâm thường xuyên quán sát bốn chỗ này. Nhờ thường xuyên quán sát bốn chỗ này trên thân, nên tâm ở trong trạng thái Bất Động dễ dàng hơn. Tâm càng ở trạng thái bất động thì tâm càng thanh tịnh và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, đó là Niệm Giác Chi. Khi Niệm Giác Chi xuất hiện xong thì Ðịnh Giác Chi xuất hiện. Khi Ðịnh Giác Chi xuất hiện xong thì kế tiếp cảm nhận một trạng thái khinh an là Khinh An Giác Chi. Khi Khinh An Giác Chi xuất hiện xong thì Hỷ Giác Chi xuất hiện. Khi Hỷ Giác Chi xuất hiện xong thì Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện. Khi Tinh Tấn Giác Chi xuất hiện xong thì Xả Giác Chi xuất hiện. Khi Xả Giác Chi xuất hiện xong thì Trạch Pháp Giác Chi xuất hiện. Khi Trạch Pháp Giác Chi xuất hiện xong thì Tứ Thần Túc xuất hiện như những dụng cụ để nhập các loại thiền định. Ðến đây là đã hoàn tất pháp môn Tứ Niệm Xứ, tâm VÔ LẬU hoàn toàn, chứng đạt tâm bất động, chứng đạt quả A La Hán. Tứ Niệm Xứ là phương pháp tu tập ở lớp thứ bảy tức là lớp Chánh Niệm trong Bát Chánh Ðạo, một pháp môn độc nhất tu tập có đủ năng lực để làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người, đó là sanh, già, bệnh, chết, một pháp môn để con người làm chủ nhân quả tức là làm chủ mọi sự hoạt động của chúng ta hằng ngày. Ngoài pháp môn Tứ Niệm Xứ thì không có pháp nào tu chứng đạo giải thoát được. Trước khi nhập diệt Ngài đã di chúc: “Sau khi Ta nhập diệt các vị tỳ kheo hãy lấy Giới luật và Giáo pháp của Ta mà làm THẦY”. Giáo pháp mà đức Phật đã di chúc ở đây là pháp môn “Tứ Niệm Xứ”. Tứ Niệm Xứ là lớp tu chứng đạo của Phật giáo. Tứ Niệm Xứ là pháp môn nhiếp tâm bất động, là pháp môn tu tập để chứng đạo, dành cho những bậc giới luật nghiêm túc, dành cho những người đã tu tập xong Ngũ căn, Ngũ lực và Tứ Chánh Cần, dành cho những bậc giới luật nghiêm túc, dành cho những bậc tâm đã bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Tứ Niệm Xứ là pháp môn tu tập để khắc phục mọi ưu phiền trên thân, thọ, tâm, pháp, là pháp môn xả mọi chướng ngại trên thân tâm, cho nên nó mới được gọi là nhiếp phục tham ưu, không phải là pháp môn điều tâm mà là một pháp môn để hộ trì chân lí. Kinh dạy: “Này các Tỳ Kheo để đoạn tận năm pháp này. Bốn Niệm Xứ cần phải tu tập”. Đức Phật dạy muốn giữ gìn năm giới (Sát sanh, trộm cắp, dâm dục, nói láo, uống rượu) của người Sa Di nghiêm chỉnh từ thân, miệng, ý của mình thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ, mới thấy pháp môn Tứ Niệm Xứ rất quan trọng cho việc giữ gìn giới luật. Từ lâu người ta nghĩ rằng, chỉ học giới rồi giữ giới, chứ đâu ngờ muốn giữ giới luật nghiêm chỉnh thì phải tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ. Năm giới này muốn được giữ gìn trọn vẹn nghiêm chỉnh không hề vi phạm thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ trong giai đoạn đầu tức là tu tập Tứ Chánh Cần, Ðịnh Niệm Hơi Thở, Ðịnh Vô Lậu, Ðịnh Sáng Suốt và Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác.
Tứ Niệm Xứ tu tập trên Tứ Niệm Xứ (PhậtDạy.2)(CầnBiết.5) là phương pháp đức Phật dạy tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ, phải thường xuyên quan sát thân, thọ, tâm và các pháp: "đối với thân quán thân, tinh tấn tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ...; đối với tâm...; đối với các pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời." Phải nhớ luôn luôn lúc nào cũng tỉnh giác Chánh niệm khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi đều luôn hộ trì và bảo vệ thân, tâm không cho một chướng ngại pháp nào tác động vào thân tâm của mình. Đây là giai đoạn rất khó tu nhất, nếu mất căn bản thì không nhiếp phục tham ưu trên thân, thọ, tâm và pháp được.
Tứ Niệm Xứ Vô Lậu Thánh Ðịnh (ĐườngVề.1) là một loại Thiền định của đạo Phật, hành giả chuyên cần tu tập sẽ quét sạch lậu hoặc đưa tâm con người ly dục ly ác pháp, giải thoát hoàn toàn chấm dứt được sự tái sanh luân hồi. Ðừng hiểu Tứ Niệm Xứ Vô Lậu Thánh Ðịnh theo tưởng giải của các nhà học giả mà tu hành chẳng đi đến đâu; họ lý luận đủ loại nhưng cuối cùng chỉ ức chế tâm chứ không có khắc phục tham ưu chút nào được. Muốn thực hiện Thiền định này mà không rời bỏ “duyên sanh” thì không làm sao thực hiện được, hành giả đừng nên tu tập đến nó vì chẳng đạt đến đâu, còn làm rối loạn thần kinh vì ức chế tâm có tai hại hiểm nguy. “Tứ Niệm Xứ Vô Lậu Thánh Ðịnh” chỉ có Phật giáo mới có mà thôi. Từ khi đức Phật và các vị Thánh Tăng đã nhập diệt, loại Thiền định này đã mất gốc.
Tứ Thần Túc hay Tứ Như Ý Túc (ĐườngVề.5)(ĐườngVề.6)(TrợĐạo)(ĐườngRiêng) là Bốn Như Ý Muốn, là những năng lực siêu việt điều khiển làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, là bốn sức mạnh như thần dùng để thực hiện nhập Bốn Thiền, năm định và trí tuệ Tam Minh, phải do từ bảy giác chi xuất trên tâm vô lậu Tứ Niệm Xứ. Khi tâm bám trên Tứ Niệm Xứ bảy ngày đêm thì tâm có đủ đạo lực gọi là Tứ Thần Túc. Khi có Bốn Như Ý Túc thì mới nhập được Tứ Thánh Định. Cơ bản nhất của sự tu hành theo Phật giáo là tâm vô lậu. Có tâm vô lậu là có tất cả. Tứ Thần Túc gồm có: 1- Tinh Tấn Như Ý Túc có nghĩa là thân tâm siêng năng theo ý muốn của mình không còn biếng trễ. 2- Ðịnh Như Ý Túc có nghĩa là thân tâm muốn nhập định nào thì thân tâm nhập ngay định ấy. 3- Tuệ Như Ý Túc có nghĩa là ý muốn hiểu biết một điều gì dù bất cứ ở thời gian nào, không gian nào tâm liền biết ngay. Chỉ có những tâm vô lậu hoàn toàn mới có trí tuệ hiểu biết như vậy, chứ tâm phàm phu thì không thể có được. 4- Dục Như Ý Túc có nghĩa là ý muốn cái gì thì thân tâm làm theo cái nấy.
Tứ Thánh Ðịnh (PhậtDạy.2)(CầnBiết.4)(OaiNghi) là bốn loại định của bậc Thánh, gồm có: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền. Tứ Thánh Ðịnh là loại thiền định dành cho những bậc Thánh, nó đòi hỏi phải ly dục ly ác pháp cho thật sạch không còn một chút xíu tham, sân, si, mạn, nghi thì mới nhập được.Vì vậy chỉ có những bậc thánh mới nhập được Tứ Thánh Ðịnh. Còn các sư thầy tâm chưa hết tham, sân, si, thì dù muốn cũng không thể nhập được những định. Tâm chưa vô lậu mà nói nhập Tứ Thánh Ðịnh là vọng ngữ. Tâm còn tham ăn, tham ngủ, tâm còn ham thích thuyết giảng lung tung tức là tâm còn tham danh, v.v... Như vậy rõ ràng tâm còn phàm phu tục tử, mà nói nhập Tứ Thánh Ðịnh thì không ai mà tin được những lời nói này. Những người tuy giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm những lỗi nhỏ nhặt, nhưng lại tu tập những pháp ức chế tâm, tập trung vào một đối tượng như hơi thở, câu niệm Phật, hoặc tham công án, hay thoại đầu hoặc pháp tri vọng hay Lục Diệu Pháp Môn, thì sẽ rơi vào các loại định tưởng Không vô biên xứ tưởng, Thức vô biên xứ tưởng, Vô sở hữu xứ tưởng và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là trường hợp lúc đầu như Phật và Thầy đã tu tập ức chế tâm, lạc đường do không biết pháp tu tập.
Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh (ĐườngVề.1) chỉ trong kinh sách Phật giáo Nguyên Thủy mới có dạy. Nhưng xét cho kỹ, trước đức Phật thì tên các loại Thiền định này cũng đã có, nhưng là thiền định của ngoại đạo, tu tập theo đường lối bốn Thiền ức chế tâm, nên khi lúc còn bé, đức Phật ngồi dưới cội cây jambu hướng tâm ly dục ly ác pháp theo đường lối bốn Thiền ức chế tâm này. Người nào nhập được Tứ Thiền (Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh) thì tịnh chỉ hơi thở và các hành trong thân đều phải ngưng nghỉ từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng cho đến 1 năm, 2 năm, 3 năm không ăn không uống mà không chết, khi xuất định vẫn phục hồi sự sống lại như thường. Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh là những loại Thiền định khó thấy ở thế gian này và khó tu tập hơn các loại Thiền định ức chế tâm khác. Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh chỉ có Phật giáo mới có và kinh sách Nguyên Thủy đã dạy rất kỹ từ những phương pháp nhỏ nhặt và dễ dàng nhất để thực hành cho có kết quả ngay liền, cho đến những phương pháp khó nhất để tịnh chỉ hơi thở, làm chủ sự sống chết. Muốn tu tập Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh thì phải rời bỏ “duyên sanh”, không lìa bỏ “duyên sanh” thì hành giả đừng nên tu tập đến nó, vì có tu tập cũng chẳng đạt đến đâu, còn làm rối loạn thần kinh điên khùng vì ức chế tâm. Từ khi đức Phật và các vị Thánh Tăng đã nhập diệt, loại Thiền định này đã mất gốc. Tâm còn đầy dẫy lậu hoặc, ham thích cái này sang, cái nọ tốt, và còn chú trọng đến danh tiếng, vì thế, Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh không nhập được, chỉ còn là những danh từ suông trong kinh sách Nguyên Thủy. Theo quan niệm Phật giáo Ðại Thừa hiện giờ họ cho Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh là Thiền ngoại đạo của các tôn giáo khác, là Thiền phàm phu, Thiền Tiểu Thừa, Nhị Thừa. Các nhà học giả xưa và nay nghiên cứu đến Tứ Thánh Hiện Tại An Lạc Trú Ðịnh này, chẳng triển khai nổi các pháp hành, chỉ dựa vào một số danh từ đã có sẵn trong kinh sách, giảng dạy không rõ ràng, nhất là cố tránh né lướt qua, không dám đụng đến nó, họ chỉ nói theo tưởng, không có kinh nghiệm, không có pháp hành cụ thể.
Từ (Phậtdạy.4) là lòng yêu thương.
Từ bi (ĐườngVề.2) là phương pháp buông xả để đối trị tâm sân hận, chứ không phải lòng yêu thương bình thường, nhưng chúng ta không có danh từ nào để diễn tả đúng nghĩa từ bi buông xả với một tâm hồn thanh thản. Từ bi cũng là một pháp độc nhất để đi đến cứu cánh hoàn toàn, cho nên lấy tâm phàm phu của con người mà hiểu từ bi Tứ Vô Lượng Tâm thì làm sao hiểu được. Từ bi của đạo Phật là một pháp môn độc nhất tu hành từ tâm phàm phu đến tâm vô lậu, nó luôn luôn được áp dụng cho sự tu tập của tu sĩ, hơn là áp dụng nó cho cư sĩ, vì áp dụng cho người cư sĩ thì nó trở thành lòng yêu thương tầm thường nên rơi vào pháp đối đãi.
Từ Bỏ Gia Đình (TruyềnThống.2) là một hành động Thánh hạnh cắt ái ly gia, thoát khỏi mọi sự ràng buộc tình cảm gia đình, gia tộc.
Từ bỏ, ngăn chặn lòng tham dục (Phậtdạy.3) không làm theo lòng tham dục.
Từ bỏ nói hai lưỡi (TruyềnThống.2) là những hành động chỉ thẳng chính bản thân của người phải từ bỏ nói hai lưỡi; Từ bỏ nói hai lưỡi và Tránh xa nói hai lưỡi về đức thì giống nhau nhưng về hạnh thì khác nhau.
Từ bỏ tài sản, của cải, nhà cửa, sự nghiệp (ĐườngVề.1) là buông xả vật chất thế gian, không còn một thứ gì ngoài ba y một bát để tâm trí không còn lo lắng, hối tiếc, sợ hư hao, sợ mất mát, lửa cháy, nước trôi, trộm, cướp, người khác tranh giành, v.v... Người đi tu mà không dứt bỏ tài sản, của cải, vật chất, vàng, bạc của báu thì không thể nào theo đạo Phật tu hành đến nơi đến chốn được.
Từ bỏ thân ngũ uẩn (CầnBiết.4) Có rất nhiều pháp môn tu tập để từ bỏ thân ngũ uẩn này, nhưng có một pháp môn hay nhất, đó là pháp Như lý tác ý, theo Đức Phật dạy tác ý: “Sắc, là vô thường, cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật thấy với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. “Thọ…Tưởng... Các hành…Thức là vô thường...” “Do thấy vậy, bậc Đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... đối với thức”. “Do nhàm chán nên ly tham. Do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát” Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc làm nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. “Này các Tỳ Kheo, cho đến hữu tình, cho đến tột đảnh của hữu, những bậc ấy là tối thượng, những bậc ấy là tối thắng ở trong đời, tức là các bậc A La Hán”. Chỉ có ly được dục là đoạn dứt được thân ngũ uẩn, cũng là pháp hành độc đáo thiền định của Phật Giáo.
Tự nói diệt trách pháp (GiớiĐức.2) là tự nói lỗi mình để cho sự rầy rà chấm dứt.
Tự do trong pháp luật (YêuThương.2) có nghĩa là người dân phải tuân thủ và giữ gìn pháp luật không để vi phạm. Nhờ có pháp luật người dân sống tự do nhưng không được ỷ mạnh hiếp đáp người khác. Nhờ có pháp luật người dân sống tự do nhưng không được tự do giết người cướp của, cướp tài sản của người khác và nhất là không được tự do lập bè phái, đảng phái sách động quần chúng biểu tình chống đối gây rối trật tự an ninh quốc gia. Pháp Luật nhà nước đặt ra là bảo vệ sinh mạng của mỗi công dân không ai có quyền xâm hại giết người khác. Pháp Luật nhà nước đặt ra là bảo vệ tài sản của mỗi công dân trong nước không ai có quyền cướp bóc tài sản của người khác làm tài sản của mình. Pháp Luật nhà nước đặt ra là bảo vệ tài sản chung của quốc gia không ai có quyền chiếm đoạt những tài sản đó làm tài sản riêng của mình. Pháp Luật là một phương pháp sống cơ bản để mọi người nương vào đó mà không xâm hại đến sinh mạng và tài sản của những người khác. Vì thế, nhờ có Pháp Luật mà người công dân sống theo đó để không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sinh. Pháp luật được đặt ra là do ý kiến của toàn dân đóng góp. Vì thế mọi người dân trong nước phải chấp hành nghiêm chỉnh, không được vi phạm, vì vi phạm pháp luật là vi phạm quyền sống của người khác. vì thế Pháp luật luôn luôn bảo vệ quyền sống tự do của mọi người. Pháp luật là cây thước đạo đức để mọi người theo đó mà đo lại lòng mình, nếu mình sống không đúng Pháp luật tức là mình sống vô đạo đức, vi phạm Pháp luật là vi phạm quyền sống của người khác và gây rối trật tự an ninh trong nước.
Tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn (Phậtdạy.3) Ðoạn diệt có nghĩa là làm cho đứt đoạn, lìa ra và làm cho tiêu mất không còn tới lui được nữa. Ác pháp có nghĩa là những hành động thân, miệng, ý của mình làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Lòng ham muốn là một danh từ chỉ cho tâm dục của chúng ta. Tâm dục là nguyên nhân sinh ra đau khổ của con người. Người nào không còn lòng ham muốn là người thoát khổ, là người tu hành đã giải thoát hoàn toàn. “Tự mình đoạn diệt ác pháp và lòng ham muốn” là không ai diệt ác pháp và lòng ham muốn của mình được mà phải tự chính mình.
Tự mình thắp đuốc lên mà đi (12Duyên) tức là tự mình hãy tác ý tâm BẤT ÐỘNG thì sẽ chứng đạo.
Tự mình vươn lên sống toàn thiện (Phậtdạy.3) Sống toàn thiện nghĩa là sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Muốn sống toàn thiện thì nương theo giới luật và giáo pháp của đức Phật, hằng ngày phải học tập và rèn luyện tu tập cho đúng, đừng tu tập sai.
Tự nghi (CầnBiết.3) là nghi mình.
Tự sống thanh tịnh (TruyềnThống.2) là một hành động đạo đức thuộc về thân, khẩu, ý làm Người, làm Thánh; là một giới luật đạo đức của thân và tâm
Tự tại vô ngại (Tạoduyên) Theo kinh sách phát triển và Thiền Tông thì dừng hết vọng tưởng là tâm được “tự tại vô ngại, đói ăn, khát uống, mệt ngủ”, thậm chí ăn ngày bốn, năm bữa cũng chẳng sao, vui chơi, ca hát, đàn địch thỏa thích, sát sanh, hại mạng cũng không tội.
Tự thắp đuốc lên mà đi (12Duyên) Có nghĩa con đường tu hành thành chánh quả thì không có một người nào tu hành thay cho mình được. Bởi con đường đó ai có tu thì có được, ai không tu thì không được. Đó là con đường tự nguyện tự giác. Không ai cứu khổ ai được. “Thế nào là tự mình thắp đuốc mà đi, hãy thắp lên chánh pháp, đừng thắp lên một pháp nào khác, và hãy nương tựa với chính mình, hãy nương tựa với chánh pháp, đừng nương tựa một pháp nào khác. Ấy là quán thân trên thân, siêng năng không biếng nhác, nhớ mãi đừng quên, để trừ tâm tham ưu, sân giận và si mê. Cho đến quán ngoại thân và quán nội thân và quán nội ngoại thân. Siêng năng không biếng nhác, nhớ mãi không quên để trừ tâm tham ưu ở thế gian. Quán sát về thể, về ý và về pháp cũng như thế.” đây là cách thức tu tập trên Tứ Niệm Xứ. Trên Tứ Niệm Xứ có một pháp tu tập hay nhất, đó là pháp Dẫn Tâm Vào Đạo. Muốn quán thân trên thân (hay là quán trên thân nội, ngoại thân) thì nên tác ý "Tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc" rồi trong khi im lặng ngồi, hay đi, hoặc nằm, hay đứng đều nhìn vào tâm sẽ thấy sự Bất Động của nó hiện ra rất rõ. Ngày ngày cứ tu tập như vậy thì sẽ cảm nhận chứng đạo từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày và cuối cùng từng tháng, từng năm rồi chứng đạo mãi mãi. Vì sự tu hành chứng đạo không có khó khăn, không có mệt nhọc, nên Đức Phật căn dặn rất kỹ càng không nên tu tập pháp nào khác mà hãy tu tập chánh pháp của Phật. Phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, tức là tự mình hãy tác ý tâm Bất Động thì sẽ chứng đạo. Đứng trước giặc sinh tử, nếu chúng ta không nỗ lực tu tập thì làm sao dẹp giặc sinh tử cho xong. Cho nên tu tập thì phải đem hết sức mình ra tu tập, nếu không tận dụng toàn tâm toàn lực thì khó mà thắng được giặc sinh tử. Chúng ta hãy nghe Đức Phật dạy: “Phải ở chỗ thanh vắng hoặc dưới gốc cây hay nơi trống trải, siêng năng tọa thiền chớ tự buông lung. Nếu nay không nỗ lực cố gắng, về sau có ăn năn cũng đã muộn. Đây là lời dạy của Ta các ngươi.”
Tứ Thiền (PhậtDạy.2)(ĐườngVề.6)(ĐườngVề.10)(GiớiĐức.1) Tứ Thiền là một loại định bất động của thân, vì thế khi nhập Tứ Thiền thì thân bất động, tịnh chỉ hơi thở, các hành trong thân đều ngưng. Tịnh chỉ hơi thở là không còn thở. Hơi thở không còn thở là làm chủ sự sống chết, tức là xả thọ, xả thọ mà trong kinh gọi là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, tức là tâm định trên thân, thân định trên tâm. Hơi thở ngưng nghỉ không phải là một việc dễ làm. Tứ Thiền làm chủ hơi thở (tử) thuộc về pháp. Khi nhập định Tứ Thiền là tâm chúng ta phải thật sự thanh tịnh, có nghĩa là tâm phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Khi tâm thanh tịnh hoàn toàn thì tâm có bảy năng lực của Giác Chi, nhờ có năng lực của bảy Giác Chi này mà chúng ta mới tịnh chỉ hơi thở nhập được Tứ Thiền. Hơi thở còn thở ra, thở vô, dù là hơi thở rất nhẹ và yếu thì cũng chưa nhập Tứ Thiền. Định Tứ Thiền có công năng giúp ta làm chủ được sự sống chết và giúp ta triển khai trí tuệ Tam Minh, bứng sạch mầm tái sanh luân hồi.
Tu thiền định (PhậtDạy.4)(TâmThư.2) là tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, không phải là điều thân, điều tâm, điều tức, Sổ tức quán, Lục diệu pháp môn, chăn trâu, giữ ông chủ, biết vọng liền buông, phồng xẹp, v.v... Tu thiền định là tu Đức hạnh giới luật. Tu thiền là phải thực hiện sống nơi thanh vắng, miệng để mốc meo không hề nói một tiếng, một lời, không kết bè kết bạn nói chuyện như cái chợ của người thế gian. Tu thiền là phải có người hướng dẫn, phải trực tiếp với thiện hữu tri thức thiền định, với người có kinh nghiệm nhập và an trú Bốn Thánh Định, còn người chưa có kinh nghiệm Bốn Thánh Định hướng dẫn sẽ lạc vào tà thiền, sinh ra nhiều tưởng giải. Tu thiền mà còn ăn uống phi thời, còn ngủ nghỉ phi thời, độc cư còn đi nói chuyện người này người kia, còn thấy lỗi người này, thấy lỗi người khác, tu thiền như vậy là tà thiền.
Tu thiền giai đoạn I (ThiềnCănBản) có hai phần: Phần I là “Ly Dục”, là giai đoạn LY, dùng ba hạnh ăn, ngủ, độc cư làm đối tượng để tu tập. Phần II là “ Ly Bất Thiện Pháp”.
Tu thiền sai (CầnBiết.3) Từ xưa cho đến ngày nay người ta đã tu tập thiền ức chế tâm, nhưng kết quả không thấy ai giải thoát cả sanh, già, bịnh, chết; chỉ huyền thoại những câu chuyện lừa đảo chúng ta mà thôi. Ai cũng đều hiểu và cho rằng muốn tu thiền thì phải ngồi bán già hay kiết già rồi tập trung gom tâm, giữ tâm không vọng tưởng. Như trong kinh Di Đà của Tịnh Độ Tông dạy: “Thất nhật nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật” tức là bảy ngày đêm niệm Phật A Di Đà không có niệm vọng tưởng xen vào câu niệm Phật thì khi lâm chung được Đức Phật A Di Đà rước về cõi Cực Lạc Tây phương. Trong kinh Pháp Bảo Đàn của Thiền Tông dạy: “chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền” tức là kiến tánh thành Phật. Trong kinh Đại Thừa Kim Cang dạy: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, có nghĩa là đừng nên trụ tâm vào bất cứ một chỗ nào thì tâm kia là Phật. Pháp An Ban Thủ Ý, Lục Diệu Pháp Môn của các Tổ dạy đều đếm hơi thở hoặc theo hơi thở ra vô để ức chế tâm không cho vọng tưởng xen vào. Đó là tu tập thiền ức chế tâm. Đó là tu thiền sai.
Tu trong bữa cơm (Đường Về.7) là tu tập tỉnh thức trong lúc ăn cơm. Khi ăn có sáu hành động: 1- Xớt cơm, xớt thực phẩm vào bát. 2- Múc cơm và thực phẩm. 3- Ðưa cơm và thực phẩm vào miệng. 4- Há miệng để nhận cơm và thực phẩm. 5- Nhai cơm và thực phẩm. 6- Nuốt cơm và thực phẩm. Phải lưu ý tu thời gian vừa với sức tỉnh thức của mình mà thôi, không được tu quá sức. Nên nhớ kỹ lời dạy này mà tu tập cho đúng cách thì kết quả sẽ tốt đẹp.
Tu trong cảnh động (TâmThư.2) sống như một người bình thường, nhưng lại phi thường, vì lìa tâm tham, sân, si, mạn, nghi.
Tu trong cảnh tịnh (TâmThư.2) chỉ có lợi ích cho mình nhưng phải sống độc cư trọn vẹn. Nếu không sống độc cư trọn vẹn thì bị ức chế tâm lọt vào các pháp tưởng dễ rối loạn thần kinh, rất nguy hiểm.
Tu trong thân hành niệm (ĐườngVề.1) tức là lấy hành động của thân để tỉnh thức mà xả các niệm ác, xả các chướng ngại pháp. Tỉnh thức trong hành động của thân để khắc phục tham ưu tức là lìa các chướng ngại pháp trong tâm thì tâm được an ổn. Muốn được như vậy, thì tâm luôn luôn phải tỉnh thức trên thân hành, và luôn luôn phải tác ý ly tham, đoạn ác pháp. Cho nên, tu trong thân hành niệm tức là lấy hành động của thân để tỉnh thức mà xả các niệm ác, xả các chướng ngại pháp để tâm không còn bất an.
Tu ức chế tâm (PhậtDạy.1) có hai điều nguy hiểm: 1. Căng đầu, căng mặt, căng thần kinh thành bệnh. 2. Rơi vào tưởng định, tưởng tuệ phát triển, kiến giải tưởng giải lung tung. Con đường tu giải thoát bế tắc, biến người tu sĩ Phật giáo trở thành những vị thầy phù thủy, thầy cúng, thầy bùa, thầy thuốc trị bệnh, trừ tà yểm quỷ, v.v…
Tu viện được thành lập (TâmThư.1) là làm lợi ích cho mọi người, là cho mọi người có nơi học tập đạo đức và rèn luyện nhân cách, cho nên sử dụng những gì của tu viện đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, vì đó là của chung của mọi người. Những vật dụng dùng làm việc chung cho tất cả tu sinh, khi muốn dùng vào việc riêng trong việc tu học cho mình thì cần phải hỏi người quản lý. Hỏi tức là xin, mà xin thì không phạm vào giới lấy của không cho. Còn sẵn trong phòng có lấy về dùng mà không thưa hỏi thì phạm vào giới đức ly tham. Có những giấy in ra hỏng, tuy rằng giấy bỏ, nhưng là của chung của tu viện, khi con cần dùng đều phải hỏi qua nguời quản lý thì con không phạm vào giới lấy của chưa cho.
Tu xong theo kinh sách Thiền Tông (Tạoduyên) tu hành chỉ có thông suốt tất cả những công án và kinh sách Thiền Tông, Ðại Thừa, chỉ có một số tưởng giải để lý luận hơn thua.
Túc Mạng Minh (TrợĐạo)(ĐườngRiêng) có nghĩa là trí tuệ siêu việt của Phật giáo. Ai tu hành có được trí tuệ này thì nhìn về quá khứ, hiểu biết thấu suốt nhiều đời nhiều kiếp của mình, của những người khác trong thời gian quá khứ. Nhờ trí tuệ này mới biết người chết đây sinh kia chứ không có linh hồn đi đầu thai xuống địa ngục hay lên thiên đàng, hay sống theo con cháu bốn mươi chín ngày. Muốn sử dụng Túc Mạng Minh thì phải dùng Tuệ Như Ý Túc thì mới thấy biết nhiều đời nhiều kiếp.
Tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật (TâmThư.2) đều có công đức đó là lời dạy lừa đảo của kinh sách Bà La Môn, là nói công đức suông trên ngôn ngữ danh từ để lừa người. Ngày nào cũng tụng kinh mà sống không đúng giới luật Phật thì làm sao có công đức; ngày nào cũng ngồi thiền mà phá giới phạm giới, ăn uống ngủ nghỉ phi thời, không phòng hộ sáu căn thì làm sao có công đức; niệm Phật mà sống như thế gian năm giới không giữ gìn trọn vẹn thì làm sao có công đức.
Tuệ (PhậtDạy.2)(CầnBiết.2) là trí tuệ Tam Minh, là sự hiểu biết siêu không gian và thời gian, gồm có sáu Tuệ: 1- Ðức tuệ, 2- Hạnh tuệ, 3- Trực tuệ, 4- Thắng tuệ, 5- Liễu tuệ, 6- Liệt tuệ. Người không tu hành chỉ có sáu Trí tuệ và một Tuệ. Người tu hành chứng đạo mới có đủ 13 tuệ (1- Ðức tuệ, 2- Hạnh tuệ, 3- Trực tuệ, 4- Thắng tuệ, 5- Liễu tuệ, 6- Liệt tuệ, 7- Trí tuệ do ý thức, 8- Trí tuệ do tưởng thức, 9- Trí tuệ do tâm thức, 10- Trí tuệ vô học, 11- Trí tuệ hữu học, 12- Trí tuệ thiện, 13- Trí tuệ ác.)
Tuệ căn (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) Tuệ là những hành động tâm thức của chúng ta; căn là cội gốc. Vậy Tuệ căn có nghĩa là cội gốc trí tuệ nơi tâm thức. Theo quan niệm của Phật Giáo Nguyên Thuỷ thì ý thức không thể gọi là trí tuệ mà gọi là tri kiến, bởi vì sự hiểu biết của ý thức còn bị giới hạn trong không gian và thời gian. Còn trí tuệ của Phật Giáo thì vượt khỏi không gian và thời gian, nó là trí tuệ Tam Minh. Như vậy để có trí tuệ Tam Minh thì phải tu tập Tam Minh. Do đó Đức Phật dạy: “Tuệ căn cần tu tập: Tam Minh”. Muốn tu tập Tam Minh phải nhập Tứ Thánh Ðịnh; muốn nhập Tứ Thánh Ðịnh thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ; muốn tu tập Tứ Niệm Xứ phải tu tập Tứ Chánh Cần; muốn tu tập Tứ Chánh Cần phải tu tập bốn loại định: 1/ Ðịnh Chánh Niệm Tỉnh Giác, 2/ Ðịnh Vô Lậu, 3/ Ðịnh Sáng Suốt, 4/ Ðịnh Niệm Hơi Thở, gồm có mười tám đề mục: 1- Hít, thở, 2- Dài, ngắn, 3- Cảm giác toàn thân, 4- An tịnh thân hành, 5- Cảm giác toàn tâm, 6- An tịnh tâm hành, 7- Quán thân vô thường, 8- Quán thọ vô thường, 9- Quán tâm vô thường, 10- Quán các pháp vô thường, 11- Quán ly tham, 12- Quán ly sân, 13- Quán từ bỏ tâm tham, 14- Quán từ bỏ tâm sân, 15- Quán đoạn diệt tâm tham, 16- Quán đoạn diệt tâm sân, 17- Quán tâm định tỉnh, 18- Với tâm giải thoát. Người tu theo Phật Giáo chưa có trí tuệ Tam Minh thì chưa được xem là người có trí tuệ, chỉ có tri kiến giải thoát mà thôi. Tri kiến giải thoát là nhờ có giới luật. Nếu tri kiến không có giới luật thì tri kiến ấy là tri kiến phàm phu, tri kiến vô minh hay nói cho rõ hơn là tri kiến dục u tối. Thứ tri kiến này không được gọi là Tuệ căn. Cho nên Tuệ căn ở đâu là Tam Minh ở đó, Tuệ căn là cội gốc của Tam Minh, Tam minh là pháp tu của Tuệ căn, Tuệ căn làm thanh tịnh Tam Minh, Tam Minh làm thanh tịnh Tuệ căn. Tuệ căn nghĩa là 37 phẩm trợ đạo. Nhờ tu tập 37 phẩm trợ đạo mà trí tuệ Tam Minh mới xuất hiện. 37 phẩm trợ đạo là Giới Hành của Đạo Phật, bởi vì 37 phẩm trợ đạo là pháp môn tu tập ngăn ác diệt ác pháp, ly dục diệt ngã xả tâm giúp cho tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là trí tuệ Tam Minh.
Tuệ lực (TrợĐạo) Tuệ lực là sự hiểu biết không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời. Khi thân tâm gom lại thành một định lực ngự trị trong tâm chúng ta suốt bảy ngày đêm thì tâm rất thanh tịnh, giống như nước hồ trong xanh; trong khối định lực đó có sự hiểu biết vượt ra khỏi không gian và thời gian, không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời gian, vì thế chúng ta muốn biết tất cả mọi sự việc trong quá khứ hay tương lai thì chúng hiện ra rất rõ.
Tuệ Như Ý Túc (ĐườngRiêng) có nghĩa là ý muốn hiểu biết một điều gì, dù bất cứ ở thời gian nào, không gian nào, tâm liền biết ngay. Trí tuệ hiểu biết như vậy thì chỉ có những tâm vô lậu hoàn toàn mới có Trí tuệ hiểu biết như vậy, chứ tâm phàm phu thì không thể có được.
Tuệ tri (ĐườngVề.2) là hiểu biết.
Tuệ tưởng (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là những sự hiểu biết do tưởng uẩn hoạt động nghĩ ra. Tất cả những triết học, những giáo lý của các tôn giáo, những sự mê tín trong dân gian đều do tưởng tuệ của con người.
Tuổi thọ dài lâu (ĐạoĐức.1) là nhờ ở tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, vì không có ác pháp. Tuổi thọ lui sụt là do bịnh tật nan y của thời đại; là do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh; là do ăn uống nhiều chất độc; là do ăn ở thiếu vệ sinh; là do không biết giữ gìn môi trường sống trong sạch, thường làm ô nhiễm.
Tùy (ThiềnCănBản) là dựa theo, làm theo.
Tùy miên (ĐườngVề.9) Tùy có nghĩa là theo, bám sát, không rời ra. Miên có nghĩa là triền miên, miên man, liên tục. Suy tùy miên là có sự nghĩ ngợi liên miên. Ví dụ: Sân tùy miên có nghĩa là cơn giận không nguôi; tham tùy miên có nghĩa là lòng ham muốn không bỏ được, ham muốn hoài hoài, ham muốn liên tục; si tùy miên có nghĩa ngu si ham ăn, ăn no mà còn ráng ăn, ham ngủ trời sáng trắng mà chưa chịu dậy, ham chơi mà quên học hành, v.v...
Tuỳ niệm Như Lai (ĐườngVề.2)(CữSĩTu) có nghĩa là tâm Như Lai không tham, không sân, không si, Như Lai sống không tham, không sân, không si thì người sống (niệm Phật) như Phật không nên để tham, sân, si chi phối. Khi tâm không bị tham, sân, si chi phối thì tâm được chánh trực. Cách thức sống như Phật sẽ hiện ra những trạng thái tâm được thanh thản, an lạc và vô sự, thì trong ta liền khởi lên một niềm tin nơi Phật, ngay đó tâm hân hoan thích thú pháp niệm Phật. Ví dụ, nếu mình quyết sống như Phật thì khi gặp chướng ngại pháp trong tâm chúng ta nhất định không sân, không phiền não, không đau khổ, sống và làm y như Phật thì ngay đó thân tâm thanh tịnh, hay nói cách khác là tâm bất động trước các ác pháp.
Tùy Pháp (12Duyên) nghĩa là tâm mình biết nhẫn nhục, biết tùy thuận, biết bằng lòng trước các ác pháp. Biết nhẫn nhục, biết tùy thuận, biết bằng lòng trước các ác pháp là biết Sắc, Thọ, Tưởng, các Hành, Thức là Vô Ngã. Cho nên Tùy Pháp là biết rõ Sắc, Thọ, Tưởng, các Hành, Thức không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Bởi vậy người biết Tùy Pháp là người giải thoát mọi sự khổ đau
Tùy thuận (PhậtDạy.2)(Đường Về.7)(Tạoduyên)(ThiềnCănBản) là tùy thuận mọi ý kiến bằng lòng sống và làm theo đúng không sai một li hào nào, làm y như (ai, cái gì) làm giống như (ai, cái gì) không sai khác; dựa theo, làm hòa hợp ý kiến, việc làm của người khác, không chống trái nhau. Tùy thuận thiện pháp, không thể tùy thuận ác pháp, không thể tùy thuận những điều sai trái, không thểtùy thuận những điều mê tín, lạc hậu, không thể tùy thuận theo pháp của ngoại đạo mà dìm mất Chánh Phật Pháp. Người tu sĩ đệ tử của Phật sống rất tùy thuận, nhưng lại rất cương quyết, mạnh mẽ, đập phá những cái sai. Tùy thuận có hai chiều, tùy thuận người và tùy thuận mình. Tùy thuận người là tôn kính mọi lời nói, việc làm của người khác. Tùy thuận mình là tùy theo khả năng của mình mà làm, tránh trường hợp nuôi dục, nuôi bản ngã. Mục đích của tùy thuận không phải ở ý kiến và việc làm của mình, mà chính là để được tâm hồn giải thoát, an vui, thanh thản. Ðó cũng là bước đầu ngăn chặn và chấm dứt các duyên nhân quả, không cho tiếp diễn theo nghiệp lực của nó. Tùy thuận Phật tức là sống như Phật, Phật sống như thế nào mình sẽ sống như vậy, sống giống như Phật, theo lời đức Phật dạy, thì mới gọi là cung kính, tôn trọng Phật.
Tùy thuận mình (ThiềnCănBản) là tùy theo khả năng của mình mà làm, tránh trường hợp nuôi dục, nuôi bản ngã. Mục đích của Tùy thuận mình không phải ở ý kiến và việc làm của mình, mà chính là để được tâm hồn mình giải thoát, an vui, thanh thản. Ðó cũng là bước đầu ngăn chặn và chấm dứt các duyên nhân quả, không cho tiếp diễn theo nghiệp lực của nó.
Tùy thuận người (ThiềnCănBản) là tôn kính mọi lời nói, việc làm của người khác.
Tùy thuận sống như Phật (PhậtDạy.2) tức là sống như Phật, Phật sống như thế nào mình sẽ sống như vậy, sống giống như Phật thì mới gọi là cung kính, tôn trọng Phật. Muốn sống như Phật chúng ta nên xem xét đức Phật sống như thế nào? Khi Phật ăn, khi ngủ, khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi nói chuyện, khi làm thinh, khi quét sân, khi nhổ cỏ, khi đi khất thực, v.v… Có quan sát như vậy, chúng ta mới cố gắng bắt chước sống như Phật, làm như Phật. Sống như Phật, làm như Phật không phải dễ, phải cố gắng rèn luyện tập sống hằng ngày từng hành động thì có thể sống như Phật mới được.
Tùy trí (12Duyên) là pháp tu tập Dẫn tâm vào Đạo.
Tùy tức (Tạoduyên) là theo dõi hơi thở.
Tư thực (ĐườngVề.9) còn gọi là niệm thực. Tư có nghĩa là tư duy, suy nghĩ; thực có nghĩa là ăn. Tư thực có nghĩa là cách thức ăn bằng ý nghĩ suy tư, đó là cách thức ăn bằng ý thức tư duy. Ðối với đạo Phật xem bốn sự ăn uống này (1- Ðoàn thực loại thô hay loại tế. 2- Xúc thực. 3- Tư niệm thực. 4- Thức thực) là ác pháp, là bất tịnh, là khổ đau, là trói buộc. Người tu hành theo Phật giáo cần phải quán xét nhàm chán trên bốn sự ăn uống này. Người tu sĩ đạo Phật cần phải cảnh giác, cần phải tu tập, cần phải quán xét và cần phải sanh tâm nhàm chán trong bốn sự ăn uống này.
Tư Tuệ (ThiềnCănBản) Trí tuệ suy tư, nghĩ ngợi, tìm tòi, triển khai sự hiểu biết của riêng mình, không vay mượn trong kinh sách. Nó còn gọi là trí thông minh. Tư tuệ là trí tuệ thông minh của mình để phát minh những điều chưa ai làm được để hóa giải những sân hận, tỵ hiềm, nhỏ nhen, ích kỷ, để thực hiện ba đức, ba hạnh cho rốt ráo. Tư tuệ là trí tuệ thông minh rất cần thiết cho sự tu tập ở giai đoạn I, tu ly dục, ly bất thiện pháp. Nếu không chịu triển khai trí tuệ này thì khó mà thực hiện được ba đức, ba hạnh. Nếu không thực hiện được ba đức, ba hạnh thì làm sao ly dục, ly ác pháp được? Ðó là trí trí tuệ thông minh, vô sư trí của mọi con người, nên phải động não, làm việc thì mới triển khai được nó. Tư Tuệ là trí tuệ cần thiết để tu tập ly dục, ly ác pháp ở giai đoạn thiền thứ nhất.
Tứ trọng ân (OaiNghi) trong kinh sách thường nhắc đến tứ trọng ân: - Ân thứ nhất: Ân cha mẹ, - Ân thứ hai: Ân sư trưởng, - Ân thứ ba: Ân Quốc Vương, - Ân thứ tư: Ân thí chủ. Vì thế, theo tục lệ cổ truyền có nơi, và nhất là Nho giáo, thường dạy lạy bốn lạy là tượng trưng cho bốn ân nghĩa này vậy.
Tứ Ý Ðoạn (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) tức là Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là pháp ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Trong cuộc đời tu hành theo Phật thì lúc nào, giờ nào cũng phải thường cảnh giác ngăn và diệt các ác pháp, không cho các ác pháp tác động vào thân tâm, khiến cho thân tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự. Nhờ thế mà tâm không bị phóng dật. “Ðệ nhất pháp tâm không phóng dật là Tứ Ý Ðoạn” pháp môn Tứ Chánh Cần là pháp môn đệ nhất ngăn ác diệt ác pháp khiến cho thân tâm bất động. Nhờ đó mà tiến tới các pháp cao hơn sâu hơn. Tứ Chánh Cần là nền tảng đạo đức vững chắc nhất của Phật giáo.
Tứ vô lượng tâm (PhậtDạy.1)(ĐườngVề.2)(TrợĐạo)(YêuThương.2)(4Tâm)(CữSĩTu) Tứ Vô Lượng Tâm là một cái tên chỉ chung cho bốn pháp môn độc nhất của Ðạo Phật (gồm có: 1- Từ tâm; 2- Bi tâm; 3- Hỷ tâm; 4- Xả tâm), từ bốn pháp môn đó tu tập đi đến cứu cánh mà không cần phải tu tập những thiền định nào cả. Khi bốn pháp môn đó tu tập thành tựu tâm vô lậu là có đủ Bốn Thiền và Tam Minh. Tùy theo đặc tướng mà chọn lấy một trong bốn pháp này tu tập. Dùng pháp như lý tác ý tu tập tâm từ, khi từ tâm được hiện bày thì có một trạng thái thanh tịnh, an lạc, thương yêu hòa mình trong sự sống của muôn loài hiện ra, do đó mà ngũ triền cái và thất kiết sử bị đoạn diệt. Tứ Vô Lượng Tâm là pháp tâm không phóng dật, là pháp tâm bất động, còn thương yêu là còn động tâm. Như vậy Từ, Bi, Hỷ, Xả là trạng thái Niết Bàn, chứ không phải từ bi là yêu thương theo kiểu giáo pháp phát triển. Từ bi của giáo pháp phát triển là một trạng thái tiêu cực, chịu đựng ức chế tâm, chứ không phải từ bi không phóng dật. Vô lượng Tâm là tâm rộng lớn mênh mông, phủ trùm tất cả chúng sanh, không thể nào suy lường, tính toán được. Tâm này thoát ra khỏi sự ràng buộc dây mơ rể má của mọi tình cảm, thương ghét, giận hờn, tỵ hiềm, kiêu căng, nghi ngờ, ngã mạn của phàm phu, phá vỡ mọi tà kiến, thân kiến, chấp kiến. Càng trau dồi tâm thì nó càng rộng lớn và sự hiểu biết của ta càng phát triển. Từ đó ta mới thực hiện tâm vô ngã. Nếu không có bốn tâm từ, bi, hỉ, xả thì ta khó thực hiện được tâm vô ngã. Vô lượng tâm còn có nghĩa là đẳng tâm, là tâm bình đẳng (xem người và vật như nhau). Tâm này tự nhiên, không so đo, cao thấp, hơn kém, mà phổ biến, ban rải khắp mọi nơi, mọi chỗ, không giới hạn. Do trau dồi tâm bình đẳng này mà làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh thoát khổ. Tâm này có công năng mang lại cho chúng sanh vô lượng phước báo, nghĩa là không bao giờ làm phiền lòng ai. Biết rằng ở đời ai cũng có cái khổ, cái khó khăn, nên ta cần phải thường xuyên áp dụng tâm bi. Thí dụ khi có một người tức giận ta, ta hiểu là người ấy đang khổ (bởi vì tâm bình thường đâu có đau khổ). Khi thực hiện tâm bi là thực hiện ở chỗ đau khổ, tai nạn của người. Nếu thực hiện được tâm từ thì ta có thể đem lại lợi ích cho chúng sanh trong nước và các nước khác, ta sẽ sống an vui, không có chiến tranh, đau khổ. Vô lượng phải hiểu qua năm trường hợp sau đây: 1/ Vô lượng nhân lành: đem lại nhân lành cho mọi người. Thí dụ khi người ta chửi mình thì mình không giận mà còn năn nỉ để họ mát dạ, không chửi nữa. Đó là ta thông cảm và giúp đỡ họ. 2/ Vô lượng quả đẹp: luôn luôn đem đến sự tốt đẹp, không phiền toái, khiến cho chúng sanh nào cũng được an lành. 3/ Vô lượng chúng sanh: mang lại lợi ích cho rất nhiều chúng sanh. Thí dụ trong y áo của chúng ta có đầy kiến. Học tập tâm từ thì ta không nên đập giủ mạnh khiến cho chúng có thể bị thương tích và chết mất. Vì mưa gió cho nên chúng mới chạy vào nhà tìm nơi trú ẩn. Nếu ta không muốn cho chúng vào thì phải ngăn chận từ đầu. Bây giờ nó vô đầy trong nhà mà ta quét đổ hết ra ngoài mưa, hoặc đem đốt đi thì tội vô cùng. 4/ Vô lượng thế giới: cả thế giới trùng trùng, điệp điệp (không gian). 5/ Vô lượng đời kiếp: đời đời kiếp kiếp được an lành (thời gian). Tứ Vô Lượng Tâm là pháp môn tu tập để thực hiện “Ðạo Ðức Hiếu Sinh”, pháp môn dạy chúng ta mở rộng Lòng Yêu Thương rộng lớn như đất trời đến với muôn loài. Nhờ Lòng Yêu Thương ấy mà không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được, tức là chúng ta biết buông xả mọi ác pháp bằng lòng thương yêu, gồm có: 1- Từ Vô Lượng Tâm, 2- Bi Vô Lượng Tâm, 3- Hỷ Vô Lượng Tâm, 4- Xả Vô Lượng Tâm. Tu tập bốn pháp này giúp cho tâm mở rộng Lòng Yêu Thương đến với muôn loài, không có một ác pháp nào tác động vào thân tâm được, tức là buông xả mọi ác pháp bằng Lòng Yêu Thương. Phải biết áp dụng Lòng Yêu Thương và Tha Thứ của chúng vào đời sống của chúng ta từng giây, từng phút thì chúng ta sẽ có sự giải thoát ngay liền, nhưng khi không biết áp dụng vào đời sống thì chẳng bao giờ có Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỉ, Tâm Xả. Nếu muốn đạt được bốn tâm này thì chỉ có áp dụng Lòng Yêu Thương và Tha Thứ vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Tướng chung (ĐườngVề.6) Ðối với sắc, khi mắt vừa thấy một hình dáng toàn diện là tướng chung. Ví dụ: Khi chúng ta vừa thoáng thấy một hình bóng cô gái, hình bóng vừa thoáng thấy đó là mắt thấy sắc tướng chung của cô gái.
Tướng của định bất động tâm (PhậtDạy.4) là Tứ Niệm Xứ, một trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Từ trường (ĐườngVề.9) tức là nói đến nghiệp lực nhân quả thiện ác do con người hành động theo ba chỗ thân, miệng, ý của họ tạo ra một khoảng không gian rộng hẹp nhất định theo sự huân tập nhiều ít của họ. Tâm lực thiện của người tu sĩ chân chánh phóng từ trường ra trong khoảng không gian chung quanh, bởi vì những người tu hành 1.- Không giết hại các loài vật, dù là con vật hung dữ và nguy hiểm. 2- Thường ăn và để dành những thực phẩm đều mang cho chúng ăn. 3- Không ăn thịt chúng sanh. Do từ trường hiền lành này khiến cho các loài thú vật hoang dã đến gần hoặc đi vào khoảng không gian đó, khứu giác và trực giác của chúng giao cảm được từ trường thiện đó, nên chúng không cảm thấy sợ hãi, nhất là những loài vật có khứu giác tinh vi bén nhậy, khi bắt gặp từ trường đó, chúng an tâm và khi tiến gần vị tu sĩ thì cảm giác chúng lại còn an tâm hơn nữa, chúng cảm thấy gần gũi bên những người tu sĩ này như có một sự che chở bảo vệ cho chúng, vì thế chúng thường quấn quýt bên những người tu sĩ, có khi chúng bò lên hoặc đậu lên tay chân của những người tu hành ấy. Nói tóm lại, nơi đâu có giết hại và ăn thịt chúng sanh là nơi đó có từ trường ác. Nơi đâu tuy không giết hại và không ăn thịt chúng sanh, nhưng không có lòng từ bi thương xót chúng sanh, tâm người còn ác, không có lòng hiếu sinh, tâm con người ở đó còn tham, sân, si, mạn, nghi ngút ngàn nên phóng xuất từ trường ác, thì nơi đó cũng không có từ trường thiện. Nơi đâu có lòng từ bi thương xót muôn loài chúng sanh thì nơi đó có từ trường thiện. Nơi đâu có đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì nơi đó có từ trường thiện. Nơi đâu ly dục ly ác pháp là nơi đó có từ trường thiện. Những từ trường thiện hay ác trong cuộc sống hằng ngày của con người phóng ra theo hành động có hay không có đạo đức nhân bản – nhân quả. Từ đó suy ra mới thấy được môi trường sống trong không gian trên hành tinh này tốt hay xấu, ô nhiễm hay trong sạch đều do hành động thiện hay ác của loài người và loài động vật cùng ngàn cây nội cỏ. Như vậy những hành động thiện ác của loài người phóng ra thường mang đến cho loài người hạnh phúc hay khổ đau. Nếu con người trên hành tinh này sống có đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, thì từ trường trong không gian này toàn thiện và như vậy môi trường sống của con người sẽ không bị ô nhiễm. Môi trường sống không ô nhiễm thì con người không có bệnh đau, thiên tai, hỏa hoạn, động đất, hồng thủy, v.v... Thiên tai, hỏa hoạn, động đất, hồng thủy và bệnh tật đều do con người sống trong ác pháp.
Từ trường ác (ĐườngVề.9) sẽ hợp duyên với những từ trường ác khác trong môi trường sống và tiếp tục tái sanh trong hoàn cảnh khốn khổ đủ mọi điều khổ hoặc sanh làm những loài vật nhỏ bé ti tiện như côn trùng, sâu, bọ, v.v... sống nơi ẩm ướt dơ bẩn, thời gian sống quá ngắn ngủi, tuổi thọ không được dài lâu. Từ trường ác thì có các duyên để hợp mới tạo ra thành thế giới gồm có: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Do dục giới, sắc giới và vô sắc giới nên mới tạo ra thế giới khổ đau.
Từ trường của các loại Định (ĐườngVề.9) mỗi loại định đều có những từ trường khác nhau như: 1/ Ðịnh Nhị Thiền khi khẩu hành tịnh chỉ và ý thức ngưng hoạt động (ý thức ngưng hoạt động có nghĩa là sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức ngưng hoạt động). Người nhập định này mắt không còn thấy sắc tướng, tai không còn nghe âm thanh, v.v... Khi khẩu hành tịnh chỉ, sáu thức ngưng hoạt động tức là khẩu hành định, sáu thức định, thì từ trong các định này phóng ra một loạt từ trường để bảo vệ khẩu hành và sáu thức của nó, đây là từ trường của định Nhị Thiền, mắt thường không thể thấy được, chỉ có khứu giác tinh vi hoặc trực giác mới nhận ra được. 2/ Ðịnh Tam Thiền do ly 18 loại hỷ dục tưởng. Khi lìa 18 loại hỷ dục tưởng này thì trong thân phóng ra một từ trường để bảo vệ giấc ngủ an lành không có mộng mị. 3/ Ðịnh Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở và các hành trong thân ngưng hoạt động, từ trong thân hành tịnh chỉ này phóng ra một từ trường để bảo vệ sự sống của thân tứ đại, từ trường ấy làm cho các cơ quan nội ngoại của cơ thể không bị hư hoại trong một khoảng thời gian dài, nhờ đó mà cơ thể có thể phục hồi sự sống lại một cách dễ dàng. Các từ trường do Định sanh trên đây chỉ là một luồng khí vô hình, nhưng nội lực mạnh yếu đều do hành động thiện ác nhiều ít của con người hoặc sức tịnh chỉ các hành trong thân tùy theo khẩu hành, thân hành và ý hành tạo ra định lực sâu cạn nhiều ít mà phân ra các loại định. Mỗi loại định đều có từ trường phóng ra để bảo vệ người đang nhập định. 4/ Ðịnh Diệt Thọ Tưởng là một loại định diệt thọ ấm và tưởng ấm. Muốn diệt thọ ấm và tưởng ấm thì phải tịnh chỉ ý hành, ý hành tịnh chỉ thì ý căn phải ngưng hoạt động, ý căn (Ý căn là bộ óc của con người, ý căn ngưng hoạt động là bộ óc con người ngưng làm việc. Tứ Thiền hơi thở tịnh chỉ tức là hơi thở dừng, nhưng bộ óc còn hoạt động, còn nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh thì bộ óc hoàn toàn ngưng nghỉ.) ngưng hoạt động thì cơ thể hoàn toàn giống như người chết. Vì muốn bảo vệ cơ thể không bị hoại diệt nên Ðịnh Diệt Thọ Tưởng phải phóng ra một từ trường rất vững bền hơn thành đồng vách sắt, lớp từ trường như một kính pha lê che phủ cơ thể người nhập định, tuy không trông thấy nhưng đến gần thì không được, thời tiết mưa nắng không xâm thực được, lửa không cháy, nước không làm ướt được, tất cả loài vật và người không bao giờ xâm chiếm đến gần được, không có một vật gì trên thế gian này làm hại được thân người nhập định này.
Từ trường thiện nhiều ác ít (ĐườngVề.9) thì sẽ hợp duyên với những từ trường thiện ác khác trong môi trường sống và từ đó tiếp tục tái sanh làm chúng sanh mới trong hoàn cảnh thiện và phước báo đầy đủ6 chứ không có linh hồn đi tái sanh. Từ trường ác thì có các duyên để hợp mới tạo ra thành thế giới gồm có: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Do dục giới, sắc giới và vô sắc giới nên mới tạo ra thế giới khổ đau.
Từ trường toàn thiện (ĐườngVề.9) thì không có duyên để hợp nên không tái sanh chỉ hưởng quả phước thiện ở từ trường đó chờ hết quả phước đó mới tái sanh làm người trở lại. Từ trường thiện không còn có duyên để hợp nên không tạo ra thế giới.
Từ Vô lượng tâm (TrợĐạo)(4Tâm) là lòng yêu thương rộng lớn như đất trời phủ trùm vạn vật không chỗ nào là không có, thương yêu cây cỏ đất đá núi sông, thương yêu không khí, ánh sáng mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, ngày đêm đều thương yêu cả. Thương yêu tất cả muôn loài còn đang sống, còn đang hít thở không khí, còn đang hoạt động, rung động theo không gian và thời gian. Lòng yêu thương vô cùng vô tận của chúng ta đối với tất cả chúng sanh, từ con người đến con vật, cây cỏ. Lòng yêu thương ban rải khắp tất cả thì ta sẽ tránh (vô tình) gây đau khổ cho chúng sanh, và đem lại cho chúng sanh cái vui chân thật. Cái vui do chính lòng từ mang đến sẽ làm cho vạn vật vui mừng, cỏ cây tươi tốt, trong đó có ta. Tu tập lòng Từ Vô Lượng là tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác thực hiện lòng Từ Vô Lượng, buông xả tất cả ác pháp. Khi thực hiện được Lòng Từ Vô Lượng thì đồng thời là Lòng Bi Vô Lượng, Lòng Hỷ Vô Lượng và Lòng Xả Vô Lượng cũng xuất hiện một lượt. Tứ Vô Lượng Tâm tuy nói là bốn pháp, nhưng chỉ tu tập thành tựu một pháp là ba pháp kia đều xuất hiện và thành tựu đủ. Đức Phật khi đi còn không giẫm, đạp lên cây cỏ sợ nó héo úa, thậm chí còn không bỏ thức ăn lên cỏ vì sợ thức ăn mặn làm chết cỏ, còn ta thì cứ đạp bừa lên, nhổ tận gốc rễ. Bởi vậy chúng ta cần phải thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm. Lòng từ, bi, hỷ, xả ban rải khắp mọi loài chúng sanh trong mọi hoàn cảnh, khiến cho tất cả đều được an vui, đây là cái vui bền bỉ chân thật. Còn cái vui bị phiền não chi phối vì có tham, sân, si là vui theo dục lạc, được thì vui, mất thì buồn; cái vui vì dục lạc không bao giờ có thể thỏa mãn hoàn toàn được. Muốn tìm được nguồn vui chân thật thì hàng ngày phải trau dồi thân tâm của mình trong ba hành động của nó. Nghĩa là hằng ngày trau dồi ba hành động của thân: thân hành, khẩu hành và ý hành bằng pháp môn hướng tâm cụ thể. a/ Thân hành có hai: chân hành và tay hành. b/ Khẩu hành gồm có ăn và nói. c/ Ý hành có: ý thiện, ý ác và ý không thiện không ác.
Tự tịnh kỳ ý (CầnBiết.5) nghĩa là chỉ cho kết quả của hai câu pháp hành “Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành". Có nghĩa là khi không làm và không sống trong các ác pháp và thường làm thường sống trong các pháp thiện thì tâm ý của mình tự nó thanh tịnh. Do mình sống trong các pháp thiện này thì cái ý của mình nó thanh tịnh, chứ không cần phải tu một pháp khác nào cả. Không còn cái đối tượng đối đãi thì thiện ấy mới thật sự là thiện toàn diện. Thiện toàn diện thì tâm ý tự nó thanh tịnh, nên kinh dạy: “Tự tịnh kỳ ý”. Cái ý của mình nó thanh tịnh là do mình sống trong thiện pháp, toàn thiện, không còn một chút xíu các ác pháp. Còn có ác pháp là còn đối tượng của thiện nên thiện chưa toàn thiện, chưa trọn vẹn thiện thì còn kẹt trong pháp thiện. Còn bây giờ chúng ta đang giữ thiện, ly ác pháp, nên tâm chưa toàn thiện, tâm chưa toàn thiện thì tâm còn đang kẹt ở giữa cái thiện và ác, vì thế tâm chúng ta chưa thanh tịnh. Đức Phật xác định cho chúng ta hiểu rõ: “Tâm định trên thân, Thân định trên tâm” là hai loại thiền định rõ ràng: 1/ Tâm định (Chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý). kinh Pháp Cú. 2/ Thân định (Không thở ra thở vào, tâm trú vào thiền định).
Tự tri diệt trách (GiớiĐức.2) là tự mình phát lồ tội trạng để sám hối;
Tưởng (Phậtdạy.3)(ĐườngVề.3)(CầnBiết.2)(CầnBiết.4)(12Duyên) là tưởng thức, có hai phần cụ thể: 1- Ý thức tưởng, là chúng ta dùng ý thức mà tưởng tượng ra một vật mà vật đó không có ở trước mắt. 2-Tưởng thức tưởng, là do năng lực hoạt động của tưởng uẩn, khiến cho những hình ảnh của thế giới sắc tướng hiện hữu của loài người đang sống, đã được lưu lại trong không gian trởthành sống động, khiến cho mọi người chưa đủ trí tuệ sáng suốt, đang sống trong điên đảo tâm,điênđảo kiến, điên đảo tưởng, điên đảo tình, mới cho những hình ảnh ấy là có thật, là có thế giới siêu hình thật. Vì thế mới có việc cầu cơ, cầu hồn, thấy ma, thấy quỷ, v.v... Tưởng thức tưởng gồm có 33 loại tưởng: 1/ Sắc tưởng, 2/ Thinh tưởng, 3/ Hương tưởng, 4/ Vị tưởng, 5/ Xúc tưởng, 6/ Pháp tưởng, 7/ Vọng tưởng, 8/ Mộng tưởng, 9/ Giới tưởng, 10/ Định tưởng, 11/ Tuệ tưởng, 12/ Nhãn tưởng, 13/ Nhĩ tưởng, 14/ Tỷ tưởng, 15/ Thiệt tưởng, 16/ Thân tưởng, 17/ Ý tưởng, 18/ Nhãn tưởng thông, 19/ Nhĩ tưởng thông, 20/ Tỷ tưởng thông, 21/ Thiệt tưởng thông, 22/ Thân túc tưởng thông, 23/ Tha tưởng thông, 24/ Không vô biên xứ tưởng định, 25/ Thức vô biên xứ tưởng định, 26/ Vô sở hữu xứ tưởng định, 27/ Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, 28/ Khí công tưởng, 29/ Nội công tưởng, 30/ Ngoại công tưởng, 31/ Nhân điện tưởng, 32/ Khinh công tưởng, 33/ Trọng công tưởng. Ba mươi ba loại tưởng này do hằng ngày sống trong tâm tư có nhiều ảo vọng, trừu tượng, nuôi dưỡng bằng niềm tin, nên tưởng uẩn hoạt động; hoặc do bệnh tật ngặt nghèo; hoặc do tai nạn đột ngột khiến cho tưởng uẩn hoạt động; hoặc do dùng tưởng tập luyện. Trên đây là 33 loại tưởng mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta đừng tu tập, đừng ham mê, mà luôn luôn phải sống trong ý thức. Tưởng là thế giới vô hình, là tưởng ấm, chứ không phải sự tưởng tượng.
Tưởng thủ uẩn (CầnBiết.4) Là phần vô hình của thân ngũ uẩn. Tưởng uẩn hoạt động mà người đời và tất cả tôn giáo đều hiểu lầm lạc, cho sự hoạt động của tưởng là thế giới siêu hình. Chiêm bao cũng là một dạng tưởng uẩn hoạt động, nhưng nó thuộc về ý thức tưởng.
Tưởng ấm ma (Đường Về.7) gồm có 18 loại hỷ tưởng ma.
Tưởng bộc lưu (PhậtDạy.1)(CầnBiết.3) là dòng thác tưởng tức là sức mạnh của tưởng dục (tưởng lực). Tưởng dục gồm có 18 loại hỷ tưởng (sáu tưởng căn, sáu tưởng trần, sáu tưởng thức) và bốn định vô sắc (Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ). Người vượt qua được sáu bộc lưu này là do tu thiền quán tức là Ðịnh Vô Lậu, chứ không phải thiền ức chế tâm cho hết vọng tưởng.
Tưởng dục (Đường Về.7)(CầnBiết.3) là tưởng uẩn khi gọi về tham dục, gồm có 18 loại hỷ tưởng và bốn định vô sắc. Bốn định vô sắc gồm có: Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Tưởng không (PhậtDạy.2) không cảm nhận và không thấy hơi thở ra, vô.
Tưởng kiến (PhậtDạy.2) là sự hiểu biết của tưởng thức.
Tưởng lực (Đường Về.7) là tưởng uẩn khi gọi về năng lực.
Tướng phước điền (GiớiĐức.1) là tất cả hành động oai nghi tế hạnh đạo đức của một vị tu sĩ, là những hành động đạo đức giới luật của Ðức Phật đã dạy làm người, làm Thánh Nhân.
Tướng riêng (ĐườngVề.6) Ðối với sắc, khi thấy rõ ràng từng đường nét của hình dáng là tướng riêng. Ví dụ: Khi chúng ta thấy rõ gương mặt, mũi, miệng, tay chân, thân hình và cách trang sức của cô, đó là mắt thấy sắc tướng riêng.
Tưởng thông (Phậtdạy.3) gồm có 6: 1/ Thiên nhãn tưởng thông, 2/ Thiên nhĩ tưởng thông, 3/ Tỷ tưởng thông, 4/ Thiệt tưởng thông, 5/ Thần túc tưởng thông, 6/ Tha tâm tưởng thông.
Tưởng thức (PhậtDạy.1)(Phậtdạy.3)(Đường Về.7)(12Duyên)(CầnBiết.1)(LinhHồn) là cái biết trong giấc mộng; là cái biết của các nhà ngoại cảm; là cái biết của những người lên đồng nhập xác; là cái biết của những phù thủy. Tưởng thứcthuộc về tưởng uẩn có sự tưởng nghĩ, ghi nhớ, nhớ lại không bị không gian và thời gian hạn cuộc, nhưng không được vô tận. Tưởng thức hoạt động trong thế giới vô hình. Khi ý thức ngưng hoạt động giống như người đang ngủ, thì tưởng thức hoạt động, sinh ra giấc mộng (chiêm bao), cũng do ý căn (bộ óc và hệ thần kinh). Ý thức ngưng hoạt động, hơi thở dừng, tim không đập, nhưng hệ thần kinh tưởng còn hoạt động, tức là tưởng thức hoạt động (tạo ra giấc chiêm bao). Giấc chiêm bao đó mọi người gọi là “cận tử nghiệp”. Tưởng thức gồm có 6: 1/ Nhãn tưởng thức, 2/ Nhĩ tưởng thức, 3/ Tỷ tưởng thức, 4/ Thiệt tưởng thức, 5/ Thân tưởng thức, 6/ Ý tưởng thức. Tưởng thức là tưởng uẩn khi gọi về thức. Tưởng thức hoạt động dưới 10 dạng: 1- Ngủ chiêm bao, 2- Mí mắt giựt, 3- Tim hồi hộp, 4- Lên đồng, 5- Nhập xác, 6- Sắc tưởng, 7- Thinh tưởng, 8- Hương tưởng, 9- Vị tưởng, 10- Giao cảm tưởng.
Tưởng thức phân biệt (TâmThư.1) là không có đối tượng.
Tưởng trần (Phậtdạy.3) gồm có 6: 1/ Sắc tưởng, 2/ Thinh tưởng, 3/ Hương tưởng, 4/ Vị tưởng, 5/ Xúc tưởng, 6/ Pháp tưởng.
Tưởng tri (ĐườngVề.2)(ĐườngVề.3)(Đường Về.7)(ĐườngVề.9) là sự hiểu biết bằng tưởng thức, qua tưởng thức, không rõ ràng cụ thể thiết thực, ý thức không thấy, không hiểu biết được, nên phải vận dụng tưởng thức tưởng tượng ra bằng những hình ảnh trừu tượng nên nó không thật có. Ví dụ: Một người chưa từng bao giờ thấy ma, nghe người ta nói ma, họ diễn tả con ma hình thù như thế này, như thế khác. Do sự tưởng diễn tả những hình ảnh của ma, từ đó năng lực tưởng thức mô phỏng theo hình dáng đó xuất hiện, khiến chúng ta nhìn thấy con ma như thật. Cái thấy con ma thật sự như vậy gọi là tưởng tri, do từ năng lực của tưởng tạo ra. Tưởng tri nói chuyện quá khứ vị lai của người chết hoặc người đang sống rất đúng. Do những hiện tượng này, nên tưởng tri của loài người dựng ra có thế giới siêu hình và cho tưởng thức là những con người vô sắc (linh hồn) sống trong thế giới đó. Tưởng trilà tưởng uẩn khi gọi về tri.
Tưởng tuệ (PhậtDạy.1)(Đường Về.7)(ĐườngVề.9)(Tạoduyên) là tưởng uẩn khi gọi về trí, về tri kiến. Tưởng tuệ tạo ra Tánh Thấy, Tánh Biết, Tánh Nghe... Do tưởng tuệ, các nhà kinh sách phát triển cho ý thức không niệm thiện niệm ác là Phật Tánh. Tưởng tuệ là trí tuệ hay tranh cãi lý luận hơn thua, hay làm thơ văn siêu tưởng về Phật Tánh, không có kinh nghiệm tu hành giải thoát. Tưởng tuệdo từ trong định tưởng phát ra, tùy theo ở mức độ nhập định tưởng lâu, mau, sâu, cạn; do đó có sự hiểu biết thấp cao. Tưởng tuệ là trí tưởng tượng, suy nghĩ nghĩa lý trong các kinh sách phát triển và Thiền Ðông Ðộ, như những câu nói: “Chẳng nghĩ thiện nghĩ ác”. “Độ hết chúng sanh thành Phật”. “Thấy tâm không thật thì tâm dứt, thấy người không thật thì người quên”, những câu nói này là tưởng tuệ, không tu hành gì được. Thập Mục Ngưu Ðồ của Thiền Tông không xác định được người trâu đều quên ở mức độ nào mà trí tuệ phát sáng. Chẳng lẻ hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không cũng có trạng thái người trâu đều quên, rồi cũng từ trong đó có trí tuệ phát sáng, cũng ngộ những công án, cũng thông suốt các lý luận của Thiền Tông và các kinh sách phát triển? Trí tuệ phát sáng này gọi là tưởng tuệ.
Tưởng uẩn (Phậtdạy.3)(Đường Về.7)(ĐườngVề.9)(CầnBiết.1)(LinhHồn) Tưởng uẩn là phần vô hình của thân ngũ uẩn, nhưng nó hoạt động theo sự tiếp nhận của các từ trường sắc uẩn còn lưu lại trong không gian. Tưởng uẩn cũng có những năng lực như sắc uẩn và còn hơn nữa. Cho nên, có những điều sắc uẩn không làm được mà tưởng uẩn làm được. Vì những năng lực hoạt động kỳ lạ phi thời gian và không gian ngắn hạn của tưởng uẩn, nên tri kiến, kiến thức của con người không thể nào hiểu được. Do đó, con người cho những năng lực ấy là thế giới siêu hình, là có sự sống sau khi con người chết. Do không hiểu nên người ta mới tin tưởng cầu siêu, cầu an, cầu cơ, v.v... Tưởng uẩn có rất nhiều tên khác nhau, gọi về thức thì Tưởng uẩn gọi là tưởng thức, còn gọi về dục thì Tưởng uẩn gọi là tưởng dục, còn gọi về vô minh thì Tưởng uẩn được gọi là vô minh tưởng, và gọi về trí tuệ thì Tưởng uẩn gọi là tưởng tuệ, còn gọi về tri kiến thì Tưởng uẩn gọi là tưởng kiến, còn gọi về tri thì Tưởng uẩn gọi là tưởng tri. Chiêm bao cũng là một dạng tưởng uẩn hoạt động, nhưng nó thuộc về ý thức tưởng. Tưởng uẩn là cái thức trong giấc chiêm bao, cái biết của các nhà ngoại cảm. Muốn đoạn diệt được Tưởng thủ uẩn này thì chỉ có tu pháp môn Tứ Niệm Xứ.
Tưởng vô sắc định (Tạoduyên) một trạng thái không tưởng, giống như người trong mộng. Người nhập định tưởng còn mộng mị chiêm bao, vì định tưởng là môi trường tưởng thức. Hầu hết các thiền sư Ðông Ðộ đều còn nằm chiêm bao, tức là còn tưởng dục (như thiền sư Hoàng Bá, Hám Sơn, Trí Khải đại sư, Hư Vân hòa thượng, v.v...). (chỗ này tương ưng với bức tranh thứ 8 trong Thập Mục Ngưu Ðồ, người trâu đều quên nhưng mà không có hỷ lạc vì thân bị mất tiêu, nhưng tiếng động lớn còn nghe. Ðó là trạng thái vong thân, còn gọi là tưởng vô sắc định).
Tưởng, thọ là tâm hành (PhậtDạy.1) Tưởng là tưởng uẩn; thọ là thọ uẩn. Khi tưởng uẩn và thọ uẩn còn hoạt động thì không bao giờ nhập diệt thọ tưởng định được. Ở đây đức Phật nêu: “Tưởng, thọ là tâm hành”cho chúng ta biết khi nhập Tam Thiền thì phải ly tưởng dục (ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền), nếu còn một chút xíu tưởng hỷ dục thì không bao giờ nhập Tam Thiền được.
Toàn thiện (Phậtdạy.3) toàn thiện là mục đích của Ðạo Phật, là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; chính là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Tổ sư thiền (Tạoduyên) là đến siêu phương tiện, không qua thứ lớp định huệ đồng thời.
Tối Thượng (Phậtdạy.2): cao thượng nhất. Nghĩa của toàn câu “Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng”là tất cả pháp lấy trí tuệ Tam Minh làm pháp cao thượng nhất, không có pháp nào cao hơn được. Người tu hành theo Phật giáo phải đạt cho được trí tuệ Tam Minh để thực hiện Lậu Tận Minh thì chấm dứt luân hồi, do đó chúng ta phải hiểu Tam Minh là pháp tối thượng trong Phật giáo. Tuệ là cấp tu học vô lậu thứ ba, sau cùng của Phật giáo, cho nên tuệ làm pháp tối thượng giải thoát duy nhất. Mọi vật sinh ra đều có trí tuệ, nhưng trí tuệ ấy còn hạn hẹp trong mỗi lốt nghiệp của vạn vật ấy. Trí tuệ ấy được nâng cấp lên theo từng thân nghiệp của chúng. Trí tuệ ấy được phát triển từ học hỏi, từ tu tập mà có. Trí tuệ là sự hiểu biết. Trí tuệ có nhiều cấp bực tuỳ thuộc vào nghiệp của mọi loài, mọi đặc tướng, mọi nhân tướng, mọi hành tướng.
Tôn giáo (LinhHồn)(Tạoduyên)(ĐườngRiêng) Tôn giáo là nhu cầu cần thiết cho tinh thần mọi người, do con người tạo ra chớ tôn giáo không có sẵn trước khi có con người. Con người sinh ra các tôn giáo, chớ không phải tôn giáo sinh ra con người, do con người tưởng tượng đặt ra Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Chúa Trời, Phật, Thánh, Tiên, Thần hoàng, Thổ địa, quỷ, ma, v.v…nên nó bị ảnh hưởng truyền thuyết của con người về linh hồn. Trên thế gian này Tôn giáo đều có chung một mục đích như nhau, đó là mục đích giúp người thoát ra bốn nỗi khổ đau sanh, già, bệnh, chết này. Nhưng từ xưa đến này hầu hết các tôn giáo trên hành tinh này đều xây dựng một thế giới siêu hình ảo tưởng giải thoát, xây dựng một đấng vạn năng ban phước cứu khổ loài người. Không có một vị giáo chủ nào làm chủ sự sống chết như đức Phật, họ chỉ toàn sống trong ảo tưởng và dạy người tu hành cũng đều trong pháp tưởng. Trong cuộc đời này, dù người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo nào, vẫn chịu chung số phận sinh, già, bệnh, chết như nhau.
Ty liệt mạn (CầnBiết.2)(CầnBiết.3) Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít.
Tỳ ni bất si (GiớiĐức.2) là đừng nên ngu muội bươi móc lỗi lầm của kẻ khác và của mình ra, cái gì đã đi qua thì đừng nên nhắc lại, đừng nên nhớ nghĩ đến nó nữa, để tự làm khổ mình và khổ người mà chẳng ích lợi gì. Tỳ kheo phạm tội này đều không nên cử tội, cũng không nên làm pháp nhớ nghĩ, nếu việc rầy rà này đã giải quyết đúng như pháp dứt rồi, nếu ai còn bươi móc ra nữa, thì phạm tội đọa. Bất si diệt trách là pháp môn giúp chúng ta luôn luôn lúc nào cũng sống hòa hợp, đoàn kết, thân thương với mọi người, nó là một pháp môn cao quý nhất dùng để sống chung nhau trong mọi tập thể.
Tỳ kheo (ĐườngVề.1) Các vị Tỳ kheo thuộc về Bắc Tông Ðại Thừa Giáo,chuyên cúng bái tụng niệm, cầu siêu, cầu an, tổ chức lễ lộc, tổ chức hành hương, tổ chức từ thiện v.v... Các vị Tỳ kheo này không có vợ con, nhưng có trình độ giáo lý và có học thức, đi đám tụng niệm không lấy tiền công, chỉ nhận tiền cúng dường trai tăng tứ sự, v.v... Chùa là nơi sinh hoạt của những Phật tử mê tín suốt ngày.
Tỳ kheo Bà La Môn Giáo (ĐườngVề.1) là những Tỳ kheo tu theo Phật giáo Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Ðộ Tông, tu phước hữu lậu, thuộc về Bắc Tông Ðại Thừa Giáo vừa tu vừa thuyết giảng kinh điển Thiền, Mật và Tịnh cho tín đồ tu tập theo kiến giải của mình. Những Tỳ kheo này tu theo Bồ Tát Ðạo, hành Bồ Tát Hạnh.
Tỳ kheo chuyên cúng bái, ứng phú đạo tràng (ĐườngVề.1) là những Tỳ kheo ít học giáo lý, chùa là nơi sinh sống như một gia đình. Họ có vợ, có con, tự làm ăn mọi nghề nghiệp như một gia đình thế tục: làm ruộng, làm rẫy, làm vườn, chăn nuôi heo, gà, dê, bò,v.v... Có ai thỉnh đi cúng bái, tụng niệm cầu siêu, cầu an, v.v…, đều cất giá tiền công hẳn hòi.
Tỳ kheo giải thoát (12Duyên) là những tỳ kheo không có chấp thủ, đã yểm ly, ly tham, đoạn diệt, sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu xứ, danh sắc, thức, hành, vô minh, như vậy là tỳ kheo đã được Niết Bàn ngay trong đời sống hiện tại.
Tỳ kheo Phật giáo Nam Tông (ĐườngVề.1) là những Sư Nam Tông tu theo kinh sách Nguyên Thủy, nhưng bị kiến giải của các nhà học giả giảng giải Phật pháp sai lạc. Trong số họ cũng có những vị có học thức cao trên đại học nhưng chuyên ăn thịt chúng sanh, thường phá giới, sống phi Phạm hạnh nên hiểu sai lời dạy của đức Phật đã trở thành những ác tri thức, mất chủng tử từ bi, xa lìa hạt giống chánh pháp.
Tỳ kheo Thực Hành (12Duyên) là những tỳ kheo thực hành về sự yểm ly, ly tham, đoạn diệt, sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu xứ, danh sắc, thức, hành, vô minh.
Tỳ kheo tu theo Phật giáo yếm thế, cất thất, am, cốc riêng để tu một mình (ĐườngVề.1) đó là những tu sĩ tiêu cực, yếm thế, chỉ tìm sự an vui cho cá nhân. Họ tưởng tu như vậy là giải thoát, nhưng nào ngờ là trốn đời chạy theo tâm ham muốn sống cảnh yên tịnh.
Tỳ kheo Ứng Phú Ðạo Tràng (ĐườngVề.1) là những tu sĩ thuộc Bắc Tông Ðại Thừa Giáo chuyên học tập giáo lý, làm việc Giáo Hội, giảng sư dịch thuật, soạn kinh viết sách. Các vị Tỳ kheo này có trình độ văn hóa cao, có kiến thức Phật giáo sâu rộng nhưng không có tu hành, họ thuộc về cấp lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo.
Tỷ căn (TâmThư.1) là lổ mũi.
Tỷ thức (TâmThư.1) là cái biết của lỗ mũi.
Tỷ trần (TâmThư.1) là hương vị của vạn vật.
Tỷ tưởng (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là cái ngửi mùi của tưởng uẩn không phải bằng tỷ thức (nhục tỷ) của chúng ta.
Tỷ tưởng thông (Phậtdạy.3)(CầnBiết.4) là một loại thần thông của ngoại đạo ngửi mùi hương xa ngàn dặm, còn gọi là thiên tỷ tưởng thông.
VIẾT TẮT CÁC SÁCH
(CầnBiết.1)=Người Phật Tử Cần Biết 1; (CầnBiết.2)=Người Phật Tử Cần Biết 2; (CầnBiết.3)=Người Phật Tử Cần Biết 3; (CầnBiết.4)=Người Phật Tử Cần Biết 4; (CầnBiết.5)=Người Phật Tử Cần Biết 5; (ChùaAm)=Lịch Sử Chùa Am; (CưSĩTu)=Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ; (ĐạoĐức.1)=Đạo Đức Làm Người.1; (ĐạoĐức.2)=Đạo Đức Làm Người.2; (ĐườngRiêng)=Đạo Phật Có Đường Lối Riêng; (ĐườngVề.1)=Đường Về Xứ Phật 1; (ĐườngVề.10)=Đường Về Xứ Phật 10; (ĐườngVề.2)=Đường Về Xứ Phật 2; (ĐườngVề.3)=Đường Về Xứ Phật 3; (ĐườngVề.4)=Đường Về Xứ Phật 4; (ĐườngVề.5)=Đường Về Xứ Phật 5; (ĐườngVề.6)=Đường Về Xứ Phật 6; (ĐườngVề.7)=Đường Về Xứ Phật 7; (ĐườngVề.8)=Đường Về Xứ Phật 8; (ĐườngVề.9)=Đường Về Xứ Phật 9; (GiớiĐức.1)=Giới Đức Làm Người 1; (GiớiĐức.2)=Giới Đức Làm Người 2; (LinhHồn)=Linh Hồn Không Có ; (MuốnChứngĐạo)=Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Nào; (OaiNghi)=Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh; (PhậtDạy.1)=Những Lời Gốc Phật Dạy 1; (PhậtDạy.2)=Những Lời Gốc Phật Dạy 2; (PhậtDạy.3)=Những Lời Gốc Phật Dạy 3; (PhậtDạy.4)=Những Lời Gốc Phật Dạy 4; (TâmThư.1)=Những Bức Tâm Thư 1; (TâmThư.2)=Những Bức Tâm Thư 2; (TạoDuyên)=Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sanh; (TêNgưu)=Sống Một Mình Như Con Tê Ngưu Một Sừng; (ThanhQuy)=Thanh Quy Tu Viện Chơn Như; (ThiềnCănBản)=Thiền Căn Bản 1; (ThờiKhóa)=Thời Khóa Tu Tập; (TrợĐạo)=37 Phẩm Trợ Đạo; (TruyềnThống.1)=Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống.1; (TruyềnThống.2)=Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống.2; (YêuThương.1)=Lòng Yêu Thương 1; (YêuThương.2)=Lòng Yêu Thương 2; (10Lành)=Hành Thập Thiện; (10Lành)=Sống 10 Điều Lành; (12Duyên)=12 Cửa Vào Đạo; (3Quy5Giới)=Tam Quy Ngủ Giới; (4BấtHoại)=Tứ Bất Hoại Tịnh; (8QuanTrai)=Nghi thức thọ bát quan trai.