• ttl3
  • quetsan
  • lailamtoduong1
  • tinhtoa1
  • amthat3
  • thanhanhniem3
  • tamthuphattu
  • tranhducphat
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem2
  • chanhungphatgiao
  • benthayhocdao
  • phattuvandao3
  • tinhtoa2
  • phattuvandao1
  • amthat1
  • vandao2
  • daytusi
  • ThayTL
  • amthat2
  • thanhanhniem1
  • ttl1
  • lopbatchanhdao
  • toduongtuyetson
  • khatthuc1
  • huongdantusinh
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
JGLOBAL_PRINT

THỈNH NGUYỆN THƯ CỦA TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC

GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT

II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA

(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassettes 90)


Bài đọc thêm 8

THỈNH NGUYỆN THƯ CỦA TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
(đọc tại Thường Chiếu, ngày 26 tháng 3 năm 1990)

Khi Thầy tu xong, làm chủ được sự sống chết rồi thì Thầy trở về thăm Hòa Thượng Thanh Từ trên Thường Chiếu.

Để quý thầy hiểu rõ hơn, Thầy đọc lại bài thỉnh nguyện viết cách đây 7 năm, đó là ngày 26 tháng 3 năm 1990. Thầy về Thường Chiếu thỉnh nguyện bài này sau khi Hòa Thượng Thanh Từ giao khu đất ở Phước Hải cho Thầy để xây dựng tu viện Chơn Lạc nhưng không thành.

Sau này cũng có những duyên rất khó khăn khác khiến Trung tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc không ra đời trên khu đất đó được để thực hiện hoài bảo của Thầy đem đạo đức của Phật giáo đến với mọi con người, làm cho con người giải thoát từ bàn tay của họ, từ khối óc của họ. Con người làm từ thiện thì đem lại hạnh phúc cho họ, con người làm điều ác thì mang hậu quả khổ đau cho chính họ. Vì biết rõ đường đi nhân quả cho nên Thầy có hoài bảo đó. Đây quý thầy nghe bài Thỉnh Nguyện đã viết cách đây 7 năm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Thầy và đại chúng, từ ngày con về Chơn Không học thiền với Thầy, con đã ngộ những gì và tu hành như thế nào.

Kính bạch Thầy và đại chúng, trong 3 tháng hạ năm ấy, 1970, con đã nghe Thầy giảng kinh Kim Cang đến câu "Bồ tát độ chúng sanh trong bốn loài mà không thấy mình độ, độ hết chúng sanh thì thành Phật". Thầy giảng câu này cho chúng con đó là vọng tưởng độ hết chúng sanh tức là hết vọng tưởng, hết vọng tưởng tức là thành Phật. Lại nữa cũng kinh đó, Thầy giảng câu "Hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc, và quá khứ tâm bất khả đắc", con ngộ câu này "tâm quá khứ và vị lai là vọng tưởng, tâm hiện tại là tác ý".

Ngộ hai câu kinh này nên đặt trọn niềm tin ở Thầy là một kỳ sư đắc đạo mới hiểu được như vậy. Quét hết vọng tưởng dừng tác ý để thành Phật.

Bấy giờ tâm con đều buông xuống hết, con không còn tha thiết cái ăn, cái ngủ, cái mặc. Dẹp sạch. Cả ngủ nghỉ con cũng không còn ham thích nữa, con không còn ham học hay tìm hiểu về kinh sách nữa. Con từ khước dịch thuật khi Thầy giao cho con kinh trong bộ Đại Tạng. Con từ giả tất cả những gì của thế gian, quyết lòng thực hiện cho bằng được.

Trong chúng chỉ có 10 huynh đệ tu học, nhưng con thường tìm cách xa bạn bè, tránh nói chuyện tào lao, nghị luận, tìm nơi vắng vẻ năng nỗ tu hành. Con tự nghĩ người xưa chỉ ngộ một câu, thường dẹp tất cả tìm lấy con đường giải thoát cho mình. Như ngài Đại Mai ngộ câu "Tức tâm tức Phật" rời Mã Tổ đến núi Đại Mai nỗ lực tu hành; Lục Tổ Huệ Năng ngộ câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" từ giả mẹ già đến chùa Huỳnh Mai nỗ lực thực hiện quét sạch vọng tưởng trong lao tác, chẳng học tập gì hết; ngài Dược Sơn ngộ câu "không nhướng mày chớp mắt", 3 năm không làm một điều gì hết, da mỏng da dày đều rớt sạch. Bởi vậy, ngộ là để tu chứ không phải để tìm văn trích cú, hiểu biết nhiều, kiến giải sâu. Ngộ là để thực hiện sự làm chủ thân tâm mình ra khỏi nhà sanh tử luân hồi.

Kính bạch Thầy và đại chúng, suốt 10 năm trong thất, con đã quét sạch vọng tưởng, dừng tác ý. Đầu tiên con được Thầy dạy pháp môn tri vọng, biết vọng liền buông. Nhờ pháp môn này, con đã dẹp gần hết vọng tưởng nhưng chưa thật sạch. Năm cuốí cùng con dùng pháp Hơi Thở nhiếp mạnh, hoàn toàn ức chế được tâm mình, con thành tựu dừng tác ý kéo dài thời gian này 7 ngày đêm liên tục không biết đói khát. Tiếp tục suốt 2 tháng con không còn nghe, thấy, biết gì bên ngoài, và không còn cảm giác đau nhức nóng lạnh khó chịu, duy nhất tâm thức của con không mất, con rất tỉnh táo. Rồi một hôm ngón chân con đụng vào bàn Phật, ý thức của con bắt đầu trở lại. Biến cố xẩy ra trong con, toàn thân con có sự thay đổi, con có cảm giác như toàn thân con nhẹ nhàng, thanh thản. Các công án trong Bích Nhâm Lục con đều hiểu rõ, con biết sạch, con thấy các Tổ tu như thế nào chứng, tu như thế nào không chứng. Cũng như hiện giờ Thầy và con là một hay là hai, con cũng đều biết. Con đã có trí tuệ, đã có thiền định. Thầy hỏi con, con đều đáp đúng như ý của Thầy, không bao giờ con đáp sai ý Thầy. Thầy lấy kinh Lăng Già ấn chứng cho con. Sau này con có về trình Thầy 2 lần nữa, Thầy đều cho rằng tất cả những điều con nhập định là đúng.

Kính bạch Thầy và đại chúng, khi về trình Thầy lần đầu tiên, biết duyên mình chưa đủ với chúng sanh, con khéo léo xin Thầy ra đi, trước là để tạo niềm tin cho chúng khi họ thấy sự nhập định và làm chủ sự sống chết thật sự của con, để họ theo Thầy tu tập và con sẽ ghi lại những kinh nghiệm tu tập của con để lại cho Thầy biết mà dạy chúng tu học, nhưng Thầy yêu cầu con ở lại giúp Thầy chấn hưng Thiền Tông Lý Trần. Do sự yêu cầu này con ở lại, đem hết sức mình giữ gìn con đường Thiền Tông phát triển lâu dài. 10 năm làm Phật sự đã qua, con gặp nhiều cay đắng cam go và thử thách vô vàn, con chẳng sờn lòng, tin rằng lúc nào giữa thầy trò cũng có sự hiểu nhau như lời Thầy đã dạy con "Chẳng sợ ngại gì, chỉ thầy trò hiểu nhau là hơn hết". Con tin ở lời này.

Kính bạch Thầy và đại chúng, con chẳng bao giờ tự xưng mình chứng quả Alahán, hay đắc pháp, hay nhập Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Khi gặp Thầy ở Thường Chiếu, Thầy có giảng nói về trạng thái của Sơ thiền cho đến Tứ thiền, con đáp lại lời Thầy, giống thì có giống, nhưng có chỗ không giống. Nhập các thiền các định như Tứ Không, Diệt Tận Định, chẳng có ai dạy con nhập các thiền các định này nên chỉ dò theo trạng thái nhiếp tâm của con lúc nhập định và phỏng theo kiến giải ý nghĩa trong kinh điển mà nói ra, chứ làm sao dám xác định con đã nhập các thiền các định này. Đó là kiến thức chứ không phải thiền định chi cả. Và con cũng chẳng bao giờ tự khoe mình có thần thông phép lạ, xuất hồn, nói túc mạng, thế mà người ta đồn đải. Sự đồn đải ấy ngày càng nhiều, nhất là từ ngày thầy Thông Huyển trú tại Chơn Như.

Kính bạch Thầy và đại chúng, sự hiểu biết của trí tuệ học hỏi làm sao hiểu được kinh điển, nội tâm tu hành của kẻ khác. Thầy Thông Huyển là một người thông minh, có trí nhớ đặc biệt và có học thức, nhưng kiến giải qua sự hiểu biết của trí thế gian thì bảo sao không xây dựng ảo tưởng huyền thoại. Và đó cũng là sở trường của thầy Thông Huyển.

Kính bạch Thầy và đại chúng, hôm nay nhân duyên làm Phật sự của con không đủ nên xin Thầy và đại chúng chứng minh. Kể từ ngày nay con sẽ không chỉ dạy những kinh nghiệm này cho ai nữa. Nó là một thứ thiền ngoại đạo như lời Thầy đã dạy cho đại chúng biết.

Đất nước này, thời điểm này, Thầy là người có công chấn hưng lại Thiền tông Việt nam. Con là đệ tử của Thầy, trợ giúp Thầy, vô tình đã làm Thầy buồn. Vậy con xin sám hối Thầy và đại chúng, từ nay về sau con không làm phiền lòng Thầy nữa. Mỗi tháng con sẽ về xin thỉnh nguyện sám hối một lần để nếu có những lổi lầm, nhờ Thầy và đại chúng chỉ dạy cho để con được làm tròn bổn phận là người đệ tử biết ơn sâu dày.

Kính bạch Thầy và đại chúng, ơn nghĩa Thầy khai ngộ con thấu suốt được lí giải thoát sanh tử, làm sao con quên được lời khích lệ năm xưa còn văng vẳng bên tai "Phật pháp còn mãi thế gian là còn người tu chứng", những lời này ghi khắc mãi trong tâm con. Ngày nay con đã làm chủ được thân tâm, bản ngã đã tiêu mòn, danh lợi đã sạch, sanh tử đã tự tại là nhờ ơn đức của Thầy. Ơn đức này sánh dường trời biển, hơn cả công sanh thành dưỡng dục của mẹ cha. Biết lấy chi so sánh được. Một lần nữa, con kính xin Thầy mở lượng từ bi lân mẫn cho con sám hối. Từ đây về sau, con sẽ làm Thầy vui lòng để đền đáp ơn sâu dày trong muôn một.

Sau cùng con xin phép Thầy, khi Thầy ra đi, con sẽ cùng với Thầy ra đi, nếu chẳng còn ai theo con tu học nữa. Khi con ra đi, con không lưu lại dấu vết gì. Nếu lưu lại con tự nghĩ là một việc làm bất nghĩa.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Quý thầy thấy bài thỉnh nguyện đó đã được đọc cách nay 7 năm, do sự việc tu viện Chơn Lạc không đem đến kết quả.

Thay vì lần đầu tiên, khi Thầy về trình bày sự tu chứng của Thầy mà Hòa Thượng nhận điều kiện xin nhập diệt của Thầy và trước khi nhập diệt thì Thầy cũng sẽ xin Hòa Thượng nhập định 7 ngày đêm ở tại Chơn Không để tất cả tăng ni đang theo Hòa Thượng tu hành chứng kiến sự nhập định. Họ sẽ thấy được sự tự tại và cái năng lực của Định Như Ý Túc. Và sau khi nhập định 7 ngày đêm và Thầy sẽ xuất định và từ biệt đại chúng có đủ mặt tại đó và Thầy sẽ nhập diệt. Thầy xin Hòa Thượng thiêu xác thân của Thầy và đem đổ xuống biển, đừng có xây tháp gì hết, coi như hoàn toàn không có vật gì để lại, Thầy chỉ còn lưu lại một tài liệu để theo đó Hòa Thượng hướng dẫn cho người tu: giới luật phải sống như thế nào, tu tập thiền định phải như thế nào để nhập định làm chủ được sự sống chết.

Đó là ý của Thầy muốn giúp Hòa Thượng ngay từ ngày thành tựu, sau khi 10 năm trong thất.

Đối với Thầy thì danh lợi không còn nữa mà chỉ còn có tình nghĩa thầy trò giúp nhau xây dựng lại Phật pháp đem lại Thiền tông mà thôi, mà lấy bản thân của Thầy, lấy kinh nghiệm của Thầy để làm gương cho mọi người sáng suốt được Phật pháp mà xây dựng. Nhưng Hòa Thượng lại không có ý đó mà muốn Thầy ở lại để cho có một người đệ tử chứng đạo một bên giúp đở Hòa Thượng.

Khi Thầy từ giả Hòa Thượng ra về, Hòa Thượng có nhắc "Trong chuyến về này, Thông Lạc hãy ghé thăm các Chiếu". Nhưng Thầy không ghé thăm mà đi về luôn. Khi Hòa Thượng hỏi lại các Chiếu Thầy Thông Lạc có về thăm không thì các Chiếu nói không có, cho nên Hòa Thượng nói bây giờ mỗi Chiếu cử một đại diện về thỉnh Thầy mới về, chứ không thể nào mà Thầy về đâu. Do đó có một chuyến xe mỗi Chiếu có một đại diện về đây thỉnh Thầy. Sau khi được thỉnh, Thầy mới về thăm Thường Chiếu và các Chiếu khác. Sau chuyến thăm đó thì cũng có nhiều tư tưởng chống đối ganh tị, nói rõ ra người phàm phu họ chưa thấy. Thầy đã hiểu biết tâm trạng đó cho nên đến đó Thầy chỉ ở rồi nói qua loa, không bao giờ lộ ra một cái gì về kinh nghiệm tu hành của mình. Tại sao vậy? Tại vì người ta không tin mình, mà người ta có những cái ganh tị, tại sao được Hòa Thượng cho rằng Thầy tu chứng thế này thế khác. Do đó sau chuyến về thăm các Chiếu, Thầy đã thấy trong tâm của mỗi huynh đệ của mình có những sự chống đối mình chứ họ không phải là những người quyết tìm con đường giải thoát.

Khi tu xong, trước khi Thầy về thăm, Thầy đã hiểu tâm của chúng sanh rồi, cho nên Thầy chỉ muốn làm cái gì cho họ tin ở Hòa Thượng hơn là tin ở Thầy. Nếu Thầy ở lại các Chiếu giúp Hòa Thượng thì sẽ xẩy ra sự tranh chấp, họ đâu muốn Thầy về làm thầy của họ đâu, họ muốn bao giờ họ cũng điều khiển, chứ không phải Hòa Thượng giao sự điều khiển đó cho người khác. Vì Thầy thấy được điểm đó, cho nên Thầy thấy không thể nào sống trong các Chiếu để giúp Hòa Thượng được.

Về sau này Thầy được Hòa Thượng giao một khu đất ở Phước Hải được một người đệ tử cúng dường và Hòa Thượng đặt tên là tu viện Chơn Lạc rồi giao khu đất đó cho Thầy. Ra đó Thầy cất các thất nho nhỏ như ở đây, cho nên mỗi thầy đều đăng ký xin một cái thất ở trong khu rừng núi mà ở, vì là vùng biển cho nên khí hậu rất tốt, ai cũng thích, nhất là các thầy có cơ thể bị bịnh thích ở vùng đó để cơ thể được khỏe mạnh. Cho nên họ đều đăng ký đi hết vì vậy mà Thường Chiếu gặp sự trống trơn. Sự đó không hay. Từ đó coi như Hòa Thượng không chú ý đến tu viện Chơn Lạc nữa.

Bây giờ Hòa Thượng Huệ Hưng yêu cầu Thầy về giúp, đẩy Thầy qua một góc độ khác. Hòa Thượng Huệ Hưng là một người chỉ biết Thầy, chứ Thầy chưa phải là đệ tử của Hòa Thượng Huệ Hưng thì làm sao mà Thầy giúp cho Hòa Thượng Huệ Hưng, nhưng Hòa Thượng Huệ Hưng có sự đối đải với người tu hành rất tốt, rất lịch sự. Hòa Thượng không lấy cái ngã của mình là Hòa Thượng, trong Giáo Hội  Phật Giáo Trung Ương, Hòa Thượng là Trưởng Ban Tăng Sự, thế mà Hòa Thượng hạ mình đến đây mời Thầy. Hòa Thượng nghĩ rằng người có công phu tu hành như Thầy mới giúp Hòa Thượng làm Phật Giáo sống lại được, và đồng thời Hòa Thượng có ý muốn xây dựng một tu viện chuyên tu ở Càng Long, khu đất của Hòa Thượng Thiện Hòa để lại. Nhưng Thầy thấy các thầy ở Càng Long cũng như các thầy ở Ấn Quang chẳng có tâm tha thiết cho sự tu giải thoát, họ chỉ nhắm vào phần sống danh lợi hơn. Nhưng Thầy không nhắm vào Hòa Thượng Huệ Hưng mà chỉ nhắm giúp Hòa Thượng Thanh Từ, dù một ngày là đệ tử thì Hòa Thượng Thanh Từ cũng là thầy của mình, nên Thầy chỉ muốn làm sao cho con đường Thiền của thầy mình sống mãi, đó là mình đền đáp ơn thầy mình. Nếu không nhận là thầy của mình thì thôi, chứ khi đã nhận rồi thì phải làm sao cho mình xứng đáng là người đệ tử.

Như quý thầy đã nghe lời thỉnh nguyện của Thầy, dù như thế nào tình thầy trò của Thầy và Hòa Thượng Thanh Từ không bao giờ có ai ngăn cản được, ai làm gì thì làm, tâm của Thầy đối với Hòa Thượng vẫn là một bực thầy đáng kính, khả kính của Thầy, luôn luôn Thầy kính trọng, không bao giờ Thầy coi Hòa Thượng dạy thiền như thế nào. Hòa Thượng muốn dạy như thế nào thì có quyền dạy như vậy. Thầy có những kinh nghiệm riêng của Thầy, giúp thêm Hòa Thượng là giúp chứ không bao giờ nói Hòa Thượng thế này thế khác. Nhưng có nhiều người lấy những lời dạy đúng đắn của Thầy mà họ lại nói rằng Thầy bài bác Hòa Thượng. Không hiểu họ hiểu những điều Thầy dạy đó như thế nào. Như quý thầy thấy khi Thầy đem Thiền Đông Độ so sánh với 4 thiền của Phật, mục đích của Thầy là muốn cho Hòa Thượng nhận xét được cái nào thực hiện được, cái nào thực hiện không được, để giúp Hòa Thượng có những sáng kiến, từ đó Hòa Thượng đi dần dần vào con đường nguyên thủy. Cũng như bức thư của Thượng Tọa Nhất Hạnh gởi cho Hòa Thượng có nhắc Hòa Thượng như thế này "Chúng ta hãy trở về với con đường Nguyên thủy", Thượng Tọa Nhất Hạnh có nhắc Hòa Thượng như vậy. Thật ra những điều Thầy nêu ra trong bài văn thỉnh nguyện là muốn cho Hòa Thượng trở về với Phật giáo chơn chính để giúp cho một số người đang theo Hòa Thượng đạt được kết quả. Sự thật nó vẫn là sự thật, không thể nào chối cải được.

Nhưng lần thứ nhất là thiền viện Chơn Lạc không kết quả. Lần thứ hai, khi hai cuộn băng Phật Môn Bảo Huấn ra đời nhằm mục đích âm thầm giúp cho thiền viện Trúc Lâm. Lần thứ ba khi Thầy trở về đưa dự thảo của phương án Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc xin Hòa Thượng đứng ở trong đó để giúp đở cho Thầy làm công việc này. Hòa Thượng nói Hòa Thượng chỉ lo việc tu học thôi, không làm công việc xã hội.

Thật ra, phải nhìn nhận Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc, về hình thức nó là công việc từ thiện xã hội, nhưng bên trong nó lại lồng vào đạo đức đạo Phật, có lợi ích rất lớn cho con người, nó không chỉ nhắm vào một số người tu thiền để giải thoát sanh tử, mà nó còn nhắm đem lại đạo đức nhân quả cho mọi người có mặt trên hành tinh này để họ thông suốt đạo đức nhân quả thì xã hội an ninh, không bao giờ có ai làm tội ác nào hết. Đó là mục đích mà Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc ra đời. Nhưng lại một lần nữa không được Hòa Thượng chấp nhận.

Như quý thầy đã biết, đứng trong vấn đề làm việc lớn này, Thầy không có nhân sự, đệ tử của Thầy cũng chẳng có, thì Thầy làm nên được cái gì, nên khu đất đó chỉ để cho cây cỏ mọc chứ không làm gì hơn được.

Gần đây Thầy có ý nghĩ muốn di chúc lại cho những mầm non sau này của tổ quốc cái dự thảo phương án này. Sau này có những đứa bé rất thông minh, rất giỏi, được cha mẹ cho sang ngoại quốc học và khi trở về phục vụ cho dân tộc, cho đất nước, chúng nó sẽ làm công việc này. Chúng nó sẽ là mầm non tương lai của dân tộc, của đất nước, sẽ đem lại đạo đức cho dân tộc. Còn Thầy thì già rồi và không đủ duyên hợp tác.

Ba giai đoạn để Thầy giúp đạo giúp đời đều không đạt. Nhất là giai đoạn Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc, Thầy muốn đem đạo đức nhân quả để dạy con người, thì cũng chẳng thành. Vậy bây giờ Thầy làm cái gì? Bây giờ Thầy chỉ còn ẩn bóng để chờ những đệ tử của mình tu tập cho xong mà thôi. Nếu hiện nay không có những đệ tử đang theo Thầy tu tập thì chắc chắn Thầy đã nhập diệt rồi, chứ mang thân này mệt mõi. Mỗi lần ho, mỗi lần bịnh là một lần thọ nghiệp khổ. Bỏ nó đi cho khỏe, có gì tiếc nó đâu. Ăn thì ngày một bữa, có gì mà ngon, có gì mà béo bổ nữa mà ham. Cho nên đối với Thầy chẳng có gì ham nữa. Nhưng đáng thương cho các con đang theo Thầy tu học lở dở, không lẻ Thầy bỏ các con, cho nên Thầy ẩn bóng để theo dỏi sự tu tập của các con, cho đến khi nào các con thành tựu thì lúc bấy giờ Thầy sẽ ra đi vỉnh viển.

Đó là nguyện vọng hiện nay của Thầy chứ giờ Thầy đâu còn mong núp sau lưng Hòa Thượng để giúp Hòa Thượng nữa. Hết rồi. Đã ba lần, mà ba lần là quá sức rồi.

Các con chưa từng hiểu, thầy Chơn Tịnh muốn đưa Thầy ra Thường Chiếu thì chiều phải về thành phố ngủ lại, 7 giờ sáng thì ở Thường Chiếu đã sám hối rồi, mình phải ra đó cho kịp giờ, nên cả thầy trò 4 giờ sáng lo đi. Sám hối rồi lại trở về chứ không ở lại. Cực khổ và khó khăn lắm chứ không phải dễ. Thế mà mỗi tháng đều về sám hối như vậy. Cho nên cuối cùng Hòa Thượng nói Thông Lạc cứ về hằng tháng như vậy thì rất là vất vả. Thầy trò hiểu nhau rồi thì thôi, ở tại chỗ, đừng có về nữa. Hòa Thượng nói với Thầy như vậy cho nên Thầy không về sám hối nữa.

Tình hòa hảo giữa huynh đệ cũng như giữa thầy trò được một thời gian nhưng thời gian đó rất ngắn, bởi vì họ không biết Thầy là người như thế nào mà luôn luôn hạ mình đến mức độ họ không tưởng tượng được. Thầy Chơn Tịnh đi theo Thầy nói không chịu nổi lối hạ mình của Thầy.

Với huynh đệ cũng vậy, với thầy Viện chủ cũng vậy, Thầy tu hành như vậy mà hạ mình như vậy. Như thế này: khi đến xin sám hối mà Hòa Thượng ở bên Linh Chiếu thì Thầy phải qua bên Linh Chiếu. Qua đó gặp Hòa Thượng thì Hòa Thượng không thèm nói một lời nào mà bỏ về, thế mà Thầy vẫn đi theo sau Hòa Thượng để chứng tỏ cái tình người đệ tử rất hạ mình biết tôn trọng thầy mình. Chứ không phải như quý thầy hiện giờ đâu, nói hơi nặng lời là quý thầy bỏ đi liền. Khi Hòa Thượng ở Linh Chiếu, Thầy gặp Hòa Thượng rồi thì Hòa Thượng không nói một lời nào mà ngoe ngẩy chống cây gậy đi về. Hất hủi một cách rất là hất hủi. Thầy Chơn Tịnh đi theo sau Thầy nói Thầy chịu đựng nổi, chứ con không thể chịu đựng nổi. Thầy nói đã là Thầy của mình, như là ông cha của mình mà tại sao mình lại chịu không nổi. Đó là những hành động. Rồi những khi mà Hòa Thượng tìm mọi cách tránh né không gặp Thầy, Thầy vẫn bền bĩ ngồi chờ đợi, có những khi mưa dầm tầm tả. Ngồi chờ đợi để gặp Hòa Thượng xin một lời sám hối rồi trở về. Có thể 5 giờ chiều hay 7 giờ tối hai thầy trò vẫn còn ở Thường Chiếu, sau khi gặp Hòa Thượng được rồi mới về trong đêm vắng, không ở lại Thường Chiếu bởi vì mình biết ở lại Thường Chiếu thì chẳng có một đối xử nào tình cảm đối với mình cả. Nhưng Thầy vẫn giữ tính cách của người đệ tử rất là biết trọng ơn thầy mình. Thầy nhìn hết các người đệ tử của Thầy hiện giờ khó tìm được người như Thầy đã đối xử với Hòa Thượng.

Hôm nay Thầy nhắc lại để cho các con thấy rằng người có tình nghĩa thầy trò như Thầy thì hiếm lắm. Cái bản ngã của Thầy đã diệt mòn đi với sự tu tập thiền định của Thầy cho nên Thầy thấy mình chẳng ra gì hết, mình là một con số không ở trong thế gian này, không có gì hết. Bởi vì sự giải thoát là giải thoát, không có nghĩa giải thoát là bản ngã. Mình làm chủ được sanh tử không có nghĩa là mình hơn ai hết. Đối với Thầy thì thấy mình không hơn ai hết, đối với Hòa Thượng Thầy vẫn thấy Hòa Thượng là một bực thầy khả kính của Thầy, Thầy không thấy mình hơn Hòa Thượng chút nào hết. Thầy chỉ thấy rằng mình là người đệ tử phải làm sao giúp thầy, đền đáp ơn thầy là đủ rồi, còn toàn bộ Thầy hình như là không có.