• khatthuc1
  • tamthuphattu
  • ttl3
  • thanhanhniem1
  • thanhanhniem3
  • ThayTL
  • amthat3
  • benthayhocdao
  • toduongtuyetson
  • daytusi
  • phattuvandao1
  • amthat2
  • quetsan
  • amthat1
  • lailamtoduong1
  • tinhtoa2
  • chanhungphatgiao
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem2
  • phattuvandao3
  • vandao2
  • vandaptusinh
  • huongdantusinh
  • tinhtoa1
  • tranhducphat
  • ttl1
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc
In bài này

TU TẬP TỨ NHƯ Ý TÚC

Lượt xem: 9771

asus2012 

Tôi xin nêu bài pháp trong Tri Kiến Xả Tâm 9 - bài Tu tập Tứ Như Ý Túc.mp3 của thầy Bảo Nguyên (04-10-2013) một cách ngẫu nhiên, không theo thứ tự các vấn đề nêu ra.

a/ Phút 0:03:28, thầy Bảo Nguyên nói: “Nhập vào 4 cái thiền là mình chỉ sống thuần túy trong 4 cái lạc thôi”.

Chúng ta đều nghe dạy Thiền Thứ Tư là định tuyệt vời nhất của Chánh pháp. Nhờ có Thiền Thứ Tư mà làm chủ được sanh, già, bệnh, chết chứ đâu phải chỉ là khối lạc. Hãy xem câu kệ của ngài Anuruddha nói về Thiền Thư Tư:

“Không thở ra thở vào
Tâm trú vào chánh định
Không tham ái tịch tịnh
Với tâm an bất động
Như đèn sáng chợt tắt
Tâm giải thoát Niết Bàn”.
(Tương Ưng Kinh)

Trong sách Những Lời Gốc Phật Dạy, tập 1, trang 121 Trưởng lão đã khẳng định: “Thiền Thứ Tư của Đạo Phật là một thứ thiền rất mầu nhiệm và tuyệt vời”. Ngay trong Thiền Thứ Tư, để nhập được định thì đã xả lạc, xả khổ, xả luôn cả niệm thanh tịnh rồi. Cái lạc trong Thiền Thứ Tư là cái lạc không có đối tượng, cái lạc này không phải là dục lạc!. Và niết bàn cũng có lạc không có đối tượng này, cái lạc không do cảm thọ. Như trong kinh và Trưởng lão dạy.

Trong sách Những Lời Gốc Phật Dạy, tập 3, trang 231 có dạy rằng: ”Niết Bàn là một trạng thái lạc nhưng Tôn giả Udàyi không hiểu nên hỏi: “Sao đây là lạc, khi ở đây không có cái gì được cảm thọ?”. Nếu còn có cảm thọ thì sự cảm thọ đó là dục lạc chứ không phải lạc của Niết Bàn.

Lại nữa, Thiền Thứ Hai lạc do định sanh, Thiền Thứ Ba lạc do li hỉ trú xả, Thiền Thứ Tư lạc do xả lạc xả khổ xả niệm thanh tịnh. Theo Trưởng lão nói cho biết mỗi trạng thái lạc đều có mức độ khác nhau, sâu mầu khác nhau, chứ không phải là "chỉ sống thuần túy trong 4 cái lạc", mà người nghe không hiểu lạc do đâu sanh và có khác nhau không. Tác giả làm như đã trải qua các trạng thái lạc đó mà cố tình nói không rõ.

b/ Phút 0:07:45, thầy Bảo Nguyên nói: "Trước cái chết không lo lắng, sợ hãi là làm chủ cái chết”

- Một lần nữa tác giả lại hiểu sai về hai chữ “làm chủ” trong Chánh pháp. Đã làm chủ thì phải đẩy lui được bệnh mới gọi là làm chủ bệnh chứ không phải “làm chủ” là kham nhẫn chịu đựng bệnh hay không sợ bệnh trong khi đang bệnh theo kiểu tác giả đã nói "không sợ chết khi đang chết".

Làm chủ sanh tử là một thần lực của người tu tập Thiền Thứ Tư viên mãn. Trong Thiền Thứ Tư các hành đều ngưng nghỉ, hơi thở tịnh chỉ như thế mới là muốn chết lúc nào thì chết, muốn sống lúc nào thì sống hoàn toàn tự tại thì mới gọi là làm chủ. Nếu chỉ đơn giản là không lo lắng sợ hãi thì chỉ là chịu đựng chứ không phài là làm chủ. Làm chủ là tự mình muốn chết lúc nào là chết lúc đó, không có gì khác ngoài ý muốn của người đó. Tác giả bài pháp đã hiểu sai về sự “làm chủ”.

Trong sách Những Lời Gốc Phật Dạy, tập 4, trang 77-78, Trưởng lão dạy làm chủ bệnh như thế nào: “Vì thế, đối với bệnh tật đức Phật chỉ dùng Chánh Niệm Tỉnh Giác và tinh tấn tác ý đẩy lui bệnh tật ra khỏi thân tứ đại. Đọc đoạn kinh trên đây chúng ta thấy rất rõ ràng: “Trong khi Thế Tôn an cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn, gần như muốn chết”. Đúng vậy, dù tu hành có chứng đạo nhưng thân tứ đại vẫn là thân tứ đại nên phải bệnh tật đau khổ cũng như mọi thân người khác. Nhưng người tu hành theo Phật giáo có pháp hành Định Niệm Hơi Thở, có pháp hành Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ sung mãn thì có đủ năng lực Bảy Giác Chi, là có Tứ Thần Như Ý Túc. Nhờ đó nên nhiếp phục và đẩy lui tất cả bệnh tật không có khó khăn, không có mệt nhọc như trên đã nói. Cho nên, người tu theo Phật giáo không đi bác sĩ, không nằm bệnh viện.”

c/ Phút 0:10:44, thầy Bảo Nguyên nói: "Mình làm chủ bệnh bằng trí tuệ của mình chứ không phải mình dùng thần lực để bệnh này hết"

Tác giả bài pháp nói “làm chủ bệnh bằng trí tuệ của mình” là trí tuệ gì? Trí tuệ sau khi tu chứng là Dục Như Ý Túc của Tứ Thần Túc, là thần lực mới làm chủ bệnh; trí tuệ trước khi tu chứng là tri kiến giải thoát hoặc là tri kiến dục phàm phu u tối, cả hai loại tri kiến này đều không thể làm chủ bệnh tức đuổi bệnh được. Mà muốn có "trí tuệ" của Dục Như Ý Túc thì phải có Tam Minh nghĩa là sau khi đã nhập Thiền Thứ Tư và từ Thiền Thứ Tư. Có phải tác giả muốn nói "làm chủ bệnh bằng trí tuệ" là dùng trí tuệ Dục Như Ý Túc này chăng?

Chúng ta hãy nghe Trưởng lão dạy về trí tuệ trong Những Lời Gốc Phật Dạy, tập 3, trang 49: "Người tu theo Phật giáo chưa có trí tuệ Tam Minh thì chưa được xem là người có trí tuệ, chỉ có tri kiến giải thoát mà thôi. Tri kiến giải thoát là nhờ có giới luật. Nếu tri kiến không có giới luật thì tri kiến ấy là tri kiến phàm phu, tri kiến vô minh hay nói cho rõ hơn là tri kiến dục u tối.”

Như vậy không dùng thần lực Tứ Thần Như Ý Túc thì dùng trí tuệ nào, cái gì để đẩy lui bệnh đây!?.

- Thêm nữa, Tác giả bài nói đã nhầm lẫn và dễ dãi khi nói “làm chủ bệnh bằng trí tuệ của mình”. Tác giả có biết khi tu chưa chứng đạo thì không có “trí tuệ” không? Lúc này người tu sĩ hay cư sĩ chỉ có tri kiến chứ không có trí tuệ.

d/ Phút 0:11:39, thầy Bảo Nguyên nói: “Họ chưa biết làm chủ sanh già bệnh chết là như thế nào nữa, họ chưa biết tứ thiền là như thế nào nữa, họ chưa biết dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu là như thế nào nữa”

Vậy tôi đặt vấn đề, Tác giả bài nói đã nhập và an trú vào Thiền thứ Tư? Nên tác giả đã biết làm chủ sanh già bệnh chết bằng Thiền Thứ Tư và biết bốn Chánh Thiền như thế nào. Tôi không dám nói tác giả chỉ tưởng giải. Nhưng qua phân tích vài vấn đề trên cho thấy Tác giả còn nhầm lẫn và sai khác với những gì đức Phật và Trưởng lão dạy, vậy chưa chắc những điều lớn hơn như là làm chủ sanh già bệnh chết tác giả có thực chứng!.

Như tiền đề đã đặt ra, sai khác với Chánh pháp (của đức Phật và của Trưởng lão) thì tất yếu là tà pháp. Vì “giới luật ở đâu tri kiến ở đó, giới luật làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến làm thanh tịnh giới luật”. Vậy tác giả bài pháp đã thanh tịnh giới luật?

e/ Phút 0:13:54, thầy Bảo Nguyên nói: “Khi đoạn diệt tham sân si là Alahán đâu cần thiền định tam minh gì đâu”

Tác giả nói "đoạn diệt tham sân si là Alahán" quả không sai. Nhưng vấn đề là khi nào thì tham, sân, si đoạn diệt sạch. Hai chữ “đoạn diệt” đâu phải dễ hiểu, giai đoạn tu tập nào cũng có sự đoạn diệt "từng phần" của tham sân si.

Chúng ta hãy nghe Trưởng lão chia sẻ điều này bằng thân chứng. Trong Đường Về Xứ Phật, tập 10, trang 82:” ...Ngả đi về Tam Minh, khi Lậu Tận Minh đạt được thì lậu hoặc (tham sân si) đã được diệt sạch, ngả này chứng và trú vào Niết bàn tức là nhập vào Vô Tướng Tâm Định.” Như vậy đã quá rõ, chỉ có đạt được Lậu tận minh thì mới sạch được lậu hoặc tham sân si. Có lẽ Tác giả muốn đề cập đến trường hợp này chăng? Nhưng trường hợp này, vị đó phải qua Tứ Thiền và đi về phía Tam Minh. Như vậy vị đó phải có thiền định rồi mới vào tam minh được, nghĩa là muốn là Alahán phải có thiền định và tam minh, khác hoàn toàn sự xác định của tác giả "Alahán đâu cần thiền định tam minh gì đâu"

Trưởng lão có dạy còn 1 cách khác để vào được niết bàn mà không cần tam minh, đấy là khi hành giả đã chứng được Sơ thiền _nghĩa là tâm đã li dục và ác pháp tham sân si mạn nghi_ mà bị chết vì lý do nào đó, khi ấy xác không được thiêu, phải chôn nơi khô ráo, thân này sẽ dùng tưởng thức để tu tập tiếp mà vào niết bàn. Như vậy Tác giả muốn chọn con đường này chăng?.

f/ Phút 0:16:04, thầy Bảo Nguyên nói: “Khi Ngài sung mãn tứ chánh cần là Ngài đã đoạn các dục rồi”

Đoạn này tác giả nói về đức Phật nhưng tác giả đã tưởng giải, không học hỏi, không nghiên cứu pháp của Vị Tu sĩ đã chứng ngộ hoàn toàn. Hãy nghe Trưởng lão dạy về tu Tứ Chánh Cần trong sách Những Lời Gốc Phật Dạy, tập 3, trang 64: “Muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì trước tiên chúng ta phải tập sống với tâm không động chuyển trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn sống với tâm không động chuyển trước các ác pháp và các cảm thọ thì chúng ta phải tu tập Tứ Chánh Cần. Khi Tứ Chánh Cần đã viên mãn thì tâm chúng ta đã ly dục ly ác pháp phần thô mà về phần vi tế thì chưa xong. Do đó chúng ta phải tiếp tục tu tập Tứ Niệm Xứ. Khi Tứ Niệm Xứ tu tập được viên mãn thì phần ly dục ly ác pháp vi tế đã được quét sạch ra khỏi tâm, do đó tâm chúng ta mới bất động.”

Như vậy tu tập Tứ Chánh Cần chỉ mới ly dục ly ác pháp phần thô, chỉ khi viên mãn Tứ Niệm Xứ mới dứt sạch phần vi tế. Nói thêm với Tác giả, nếu giả sử đức Phật khi chỉ viên mãn Tứ Chánh Cần là đoạn diệt hết các lậu hoặc thì liệu rằng pháp môn Tứ Niệm Xứ có ra đời nữa hay không? Đức Phật chỉ dạy chúng ta những gì chính ngài đã thân chứng, tương tự, Trưởng lão cũng dạy y như vậy, không khác. Chỉ những vị tu rơi vào tưởng, giới luật không nghiêm trì mới phóng tâm vẽ rồng thêm chân thành vẽ rắn mà thôi.

g/ Phút 0:33:04, thầy Bảo Nguyên nói: “Khi nhập vào thiên thứ 4 và sau đó Ngài muốn hướng đến tam minh thì Ngài phải xả ra trên trạng thái định tướng thứ nhất thì lúc này trên trạng thái định tĩnh này Ngài mới hướng đến tam minh...”    và

- Phút 0:39:06, thầy Bảo Nguyên nói: "Từ hồi nào giở người ta hiểu lầm khi đang ở trong tứ thiền muốn hướng đến tam minh, lấy cái gì nó hướng, trong tứ thiền sống trạng thái thuần túy là lạc hết sức là vi tế nó mới xả ra cái tứ thiền này, nó ở định tướng thứ nhất..."

Tác giả hiểu rằng để nhập được vào tam minh, thì phải xuất ra khỏi Tứ Thiền, về lại "trên trạng thái định tướng thứ nhất", có lẻ tác giả muốn nói Sơ thiền, từ đó mới hướng tâm đến tam minh.

Chúng ta hãy nghe Trưởng lão bằng thân chứng dạy như sau trong Những Lời Gốc Phật Dạy, tập 3, trang 100:  “Thức thức hay còn gọi là tâm thức hoạt động và cảm nhận qua thức uẩn. Muốn cho tâm thức hoạt động và cảm nhận thì phải nhập xong bốn thiền: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền. Trong khi nhập xong Tứ Thiền thì sắc thức và tưởng thức đã ngưng nghỉ nhường chỗ cho tâm thức hoạt động, vì thế lúc bấy giờ Tam Minh mới thực hiện được. Nếu sắc thức và tưởng thức chưa ngưng nghỉ thì tâm thức (thức thức) không bao giờ hoạt động được và vì vậy sự tu hành của ngoại đạo chưa bao giờ thực hiện được Tam minh”

Thật đáng tiếc, Tác giả đi từ cái sai này tới cái sai khác. Trong Sơ thiền ý thức vẫn còn hoạt động, trong Nhị thiền ý thức dừng nhưng tưởng thức hoạt động, trong Tam thiền chỉ mới ly tưởng thức nên thức thức không hoạt động được. Vì thế chỉ khi nhập Tứ Thiền, tưởng thức và ý thức đã ngừng, thức thức mới hoạt động được. Từ trong Tứ Thiền, dùng thức thức và Trạch Pháp Giác Chi để hướng tâm đến tam minh. Vấn để chỉ đơn giản như vậy. Khi xuất khỏi Tứ Thiền, về lại Sơ Thiền thì ý thức đã hoạt động lại nên không thể nhập tam minh từ Sơ Thiền được.

Thưa Anh/Chị và các bạn,

Cách đây 20 thế kỷ, tức khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, một nhân vật, một đạo sư, một lý thuyết Phật giáo nổi tiếng ra đời và tồn tại cho đến ngày nay. Hàng triệu triệu phật tử là tu sĩ, cư sĩ đã bỏ cả đời tu tập nhưng rốt cuộc lại là con số không. Thật đau xót. Vị đạo sư ấy là ai và dựng lên lý thuyết gì? Đấy là tổ Long thọ và lý bát nhã. Đọc lý bát nhã cuốn hút ngay từ phút đầu tiên, thuyết phục vô cùng nhưng nếu để ý kỹ thì sẽ thấy vô vọng vì không có pháp hành.

Nên tôi xin phép nhắc lại lời dặn dò của Đức Phật: “Này các Kàlàmà! Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì nghe truyền thống, chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, chớ có tin vì đúng theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện, chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình v.v...”.

asus2012 (Nov.07, 2013 at 4:14 pm)

Chào bạn asus,

Tôi chưa nghe hết những bài của thầy Bảo Nguyên giảng, vì thế không có nhận định gì về thầy. Tôi chỉ bàn lại điểm g) về trí tuệ Tam Minh theo những gì bạn asus viết ra.

Theo nhiều sách thì tuệ Tam Minh thường kèm sau Tứ Thiền. Cũng như trong ĐVXP, Trưởng lão đã viết rằng sau Tứ Thiền có 2 ngả: Tam Minh và Diệt Thọ Tưởng Định.

Ngoài ra, dựa theo tài liệu http://chonlac.org/Tintuc/TuQuangHoiDao.pdf, ở câu hỏi thứ 3, Thầy Thông Lạc trả lời như sau:

"Thật không đúng, tâm phàm phu nói đến 3 MINH như những người mù rờ voi. Chỉ biết suy luận một cách sai lệch theo sự tưởng tượng của mình. Một người thực hiện 3 Minh lúc bấy giờ họ đang ở trong trạng thái nào của định, vì thế đức Phật mới nói "ĐỊNH SINH TUỆ" như vậy rõ ràng thân tâm phải nhập định thì TUỆ 3 MINH mới sử dụng được còn thân tâm ở trong trạng thái ý thức bình thường như cuộc sống của mọi người thì làm sao thực hiện 3 Minh được. Cho nên câu nói "Thầy đang hiện tại sống thì làm sao "sống trở lại”. Không thể một người có cùng lúc hai cái sống hiện tại và quá khứ” là sai vì đã có thời gian trong câu nói. Thân tâm sống trong thiền định thì thiền định đó phải là thiền định không có không gian và thời gian.

Nhờ thân tâm sống không có không gian và thời gian nên mới sử dụng TUỆ TAM MINH. Ở đây trạng thái thiền định không có không gian và thời gian là thiền định nào. Có phải Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền hay Tứ Thiền không? Không, đức Phật không sử dụng các trạng thái thiền định này mà đức Phật sử dụng trạng thái thiền định tam minh.” 

hiepvu,  (Nov.12, 2013 at 8:43 pm)

Đang có 26 khách và không thành viên đang online

Lượt xem
451
Các bài viết
1441
Số lần xem các bài viết
9260502