Kiểm tra 5: Niềm tin bị thất lạc
Trích Thiền Kinh Tởm (Kayagatasati)
Tác giả: Karma Drolma - Việt dịch Tạ Lê Cẩm Tú
Kiểm tra 5: Niềm tin bị thất lạc
1. Học thuyết Tây Phương Cực Lạc
Chính ngay cả thế giới hữu hình mà còn tồn tại những học thuyết tiến tới xã hội chủ nghĩa thiên đường, mọi người hưởng đều nhau, cái gì của tôi cũng như của anh, hãy đến nhà tôi mà lấy! Điều này không thực tế vì con người ai cũng có lòng tham, một anh chàng siêng năng cần cù làm ra từng miếng cơm bát gạo đương nhiên anh ấy không đời nào chịu chia cho kẻ chỉ biết rượu chè lêu lỏng và làm biếng.
Thật buồn cười, những học thuyết tinh vi đánh vào cái tham của con người bao giờ cũng tồn tại rất lâu và chỉ có thể tồn tại được ở những xã hội có tầm tri thức thấp, phù hợp tâm lý thích dựa dẫm. Tương ưng với thế giới vô hình, học thuyết Tây Phương Cực Lạc đánh trúng cái tham của con người – tham về Cực Lạc, không làm thiện, không cần tu nhiều chỉ cần niệm Phật là lên Cực Lạc. Có khác chi một người cả đời giữ giới, tránh ác làm thiện cũng đều được lên cõi Cực Lạc chung với ác quỷ, tà ma. Nhìn một cách khác học thuyết Tây Phương Cực Lạc giống như Thiên Đường của người Công Giáo, chỉ cần cầu Chúa hằng ngày, đi lễ hằng tuần là được lên thiên đàng với Chúa, trong khi còn sống lại tàn sát và phân biệt những người ngoại đạo.
Có ý kiến ngụy biện như sau: Cõi Di Đà như một phương tiện để các vị tu đến đó, nhưng còn tu tiếp để lên Niết Bàn. Nghe y như đi máy bay mà phải "đổi chuyến" qua Tây Phương Cực Lạc. Nếu vậy, sao không kiếm chuyến nào bay thẳng lên Niết Bàn một lèo cho khỏe mà phải qua Tây Phương chi mệt vậy?. Ý kiến khác cho rằng phương Tây ở đây không phải là phương Tây địa lý mà phương Tây tâm lực, chà chà cái gì mà cứ đổ hết cho tâm thì tốt nhất vì người bình thường đâu thể xác định được phương Tây tâm lực nằm nơi mô?. Một cách chỉ đường rất hay khi đưa tâm của con người vào chỗ bí lù, vì đâu ai biết đi hướng nào cho nên người nhẹ dạ đành chấp nhận mà có khi còn bái phục những vị này là thầy nữa.
2. Tây Phương Cực Lạc và hiện tượng Big Bang
Big Bang là lý thuyết giải thích nguồn gốc vũ trụ từ một nổ lớn cách đây khoảng 13.7 tỉ năm về trước và được khoa học chấp nhận. Câu hỏi là Big Bang có trước hay Tây Phương Cực Lạc có trước?! Nếu các bạn trả lời Tây Phương Cực Lạc có trước thì lúc đó đã có trái đất này đâu mà đòi loài người sẽ lên ẩn náu cõi A Di Đà?. Nếu nói cõi A Di Đà tạo ra cho chúng sinh ngoài vũ trụ này nữa thì hóa ra ông bà các bạn về cõi A Di Đà sống chung với sinh vật kỳ quái ngoài vũ trụ?
Thật tiếc, các bạn không hiểu được rằng cả Tây Phương Cực Lạc và Big Bang đều là những tảng đá lớn đè bẹp kiến thức con người. Một bên sẽ không thể thấy giải thoát, còn bên kia sẽ không thể thấy được toàn thể vũ trụ. Lời khuyên của tôi là hãy đi vòng qua tảng đá này để xem những gì sau nó.
Đây là hình miêu tả sự phát triển của vũ trụ từ vụ nổ Big Bang, các bạn hãy cho biết Tây Phương Cực Lạc hình thành từ khúc thời gian nào?
3. Lục Tổ Huệ Năng
Lục Tổ Huệ Năng chỉ là một vị thông thái, không có gì hơn! Cũng giống như Lama Ole và các giáo sư, học giả làm việc trong học viện. Họ không thoát được nhị nguyên mà nhìn thấu rõ mọi sự việc, họ chỉ nằm trong giới hạn cái này cũng đúng, cái kia cũng đúng, trong cái không có cái có và trong cái có có cái không mà chẳng bao giờ đi đến tổng thể của vấn đề. Các bạn có thể tham khảo thêm sách vở câu chuyện được chép lại như thế này: Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tìm người kế thừa nên ra lệnh cho học trò viết bài kệ. Thần Tú là học trò giỏi của Hoằng Nhẫn viết: “Thân là cây Bồ Đề, tâm như đài gương sáng, thời thời phải lau chùi, chớ để cho bụi bám”. Huệ Năng nhờ người viết bài kệ của mình như sau: “Bồ Đề vốn không cây, gương sáng cũng không đài, xưa nay không một vật, nào chỗ bám trần ai”.
Tôi chế lại câu chuyện: Ngày xưa khi Ngũ Tổ muốn trao y bát cho nên đã ra đề tài thi, Thần Tú viết trên tường: “Đàn bà sinh ra đàn ông”, lúc này Lục Tổ Huệ Năng tuy không biết chữ nhưng chứng ngay lúc đó và đối lại: “Đàn ông sinh ra đàn bà”. Nếu nói đàn ông sinh ra đàn bà cũng đúng mà đàn bà sinh ra đàn ông cũng đúng nốt. Vậy đàn ông có trước hay đàn bà có trước để đẻ ra nhau, thật là xuẩn ngốc khi đặt ra câu hỏi này mà không bao giờ giải quyết được việc gì, chỉ khơi gọi sở thích của tâm “thích sự phức tạp” rồi bị tắt nghẽn ngay trong đó. Khi bị tắt nghẽn không có lối ra chúng ta đành tung hô những người như thế này là thánh là thầy nhưng thật chất hai vị này chỉ rớt vào trạng thái của các nhà hiền triết, họ chưa thể thấy hết bản chất của sự vật.
Ví dụ khác tương tự, ngày xưa nhà thờ tuyên bố trái đất là trung tâm vũ trụ, các vì sao và mặt trời quay quanh trái đất đến khi Galileo đưa ống kính thiên văn đầu tiên soi vào hệ mặt trời thì tuyên bố ngược lại: “Không! trái đất quay quanh mặt trời”. Như vậy, một bên nói mặt trời quay quanh trái đất cũng đúng, bên kia nói trái đất quay quanh mặt trời cũng đúng nốt, điều này tùy vào việc lấy hệ quy chiếu ở góc nào để so sánh! Nhưng một bậc giác ngộ nhìn vô chỉ mỉm cười vì cái họ thấy là tất cả cùng quay.
Lục tổ Huệ Năng để lại nhục thân. Hãy tự hỏi câu hỏi tại sao để lại nhục thân? Đơn giản vì ông ta không muốn đế chế của mình bị sụp đổ, nếu đúng là một bậc giác ngộ thì không để lại một thứ gì, tất cả đều phải trả về cho cát bụi.
Nghĩ tiếp xem nếu bạn chết để lại nhục thân, bạn có hạnh phúc không?, khi ngồi thiền mà không quay trở lại được mà phải đi luôn, lúc đó sẽ xảy ra tình trạng tán loạn: "ôi chết, làm sao không vào được vậy hè"... những vị cao cường hơn thì phải chấp nhận điều này.
Hình ảnh cây gậy với một chiếc dép của Bồ Đề Đạt Ma cũng do nhân gian dựng lên, hình ảnh một chiếc dép chả mang nghĩa ý gì cả nhưng nó đánh trúng cái sở thích của tâm – tâm thích làm mọi chuyện phức tạp và bị trói buộc vào cái phức tạp do chính nó tạo ra.
Quý vị nào tu sách vở quá cũng khó tu lắm à! Vì sách vở đâu phải lúc nào cũng nói thật, có khi còn nói láo nữa á, nói như sách coi chừng thành nói láo như sách!.
Đây là bài tập: mười điều này có phải là lời Đức Phật dạy không?.
Mười điều Ngài dạy chớ vội tin nhưng thông thường ta thấy các vị thầy đòi hỏi người mới sơ cơ phải đặt niềm tin trước tiên và không nghi ngờ mới tu được. Đoạn kinh Kalama có thể tìm ở đây: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/…/an03.065.than.html
Kamala là tên của một dân tộc giống như dân tộc Việt. Ngày nọ, có ông thầy Bà La Môn đến viếng quảng cáo pháp của họ rất là siêu việt. Người Kamala hoang mang đi hỏi ý kiến Đức Phật thì Đức Phật trả lời như sau:
Lược dịch " Đương nhiên là các bạn phân vân, Kamala. Đương nhiên các bạn nghi ngờ. Khi có những lý do cho sự nghi ngờ thì phân vân sẽ phát sinh. Trong trường hợp này đừng chạy theo các báo cáo, truyền thuyết, truyền thống, kinh điển, các phỏng đoán hợp lý, suy luận, loại suy, thỏa thuận thông qua lần cân nhắc, xác suất, hoặc bởi suy nghĩ. Sự CHIÊM NGHIỆM chính là thầy của bạn. Khi các bạn tự biết rằng: Bản chất những pháp này là không tốt, những pháp này là tội lỗi, những pháp này bị chỉ trích bởi những người thiện tri thức, những pháp này - khi được chọn và thực hành dẫn đến đau khổ và bất thiện. Bạn nên rời bỏ nó."...
Bây giờ, Kalama, đừng theo các báo cáo, truyền thuyết, truyền thống, kinh điển, các phỏng đoán hợp lý, suy luận, loại suy, thỏa thuận thông qua lần cân nhắc, xác suất, hoặc bởi suy nghĩ. Sự CHIÊM NGHIỆM chính là thầy của bạn. Khi các bạn tự biết rằng: Bản chất những pháp này là tốt, những pháp này là vô tội, những pháp này được đánh giá cao bởi những người thiện tri thức, những pháp này - khi được chọn và thực hành dẫn đến lợi lạc và hạnh phúc. Sau đó bạn mới nên chấp nhận và an trú trong nó."
Chúng ta có thể hiểu, Phật dạy tự CHIÊM NGHIỆM, nghĩa là không nằm ở thái cực tin mà cũng không nằm ở thái cực nghi ngờ, bạn có thể học từ thiện tri thức và có thể không hoàn toàn chấp nhận tất cả những gì từ họ... phải tự mình đứng lại làm nhà quan sát dò xét các thực thể giống như nhà bác học Gregor Menden trồng khoảng 8000 cây đậu que để rút ra hệ di truyền gen "AA, aA, aa".
Ai cũng trích dịch 10 điều này cả tây lẫn ta mà không hề nghi ngờ... ý kiến của các bạn như thế nào?
4. Ăn chay và ăn mặn
Về bản chất thì phân của người ăn mặn và người ăn chay không khác nhau mấy? bản chất là cùng một qui trình tiêu hóa. Mỗi lần các bạn cãi nhau phải ăn chay là tâm của bạn đang cãi và cãi cho tâm. Như vậy nặng về ăn chay hay ăn mặn có quan trọng không? Tâm vô tư là có gì ăn đó! Nhưng không khởi niệm giết và không bắt người khác giết cho mình ăn. Khi nói ra điều này, tôi e ngại những người thèm ăn thịt, thích ăn thịt lợi dụng để lấy lý do tu hành ăn chay mặn gì cũng được để bào chữa cho cái tham muốn của mình. Bạn ăn thịt khi tâm của bạn hoàn toàn trong sạch và không vướng víu.
Chủ đề này gây ra không biết bao nhiêu cuộc tranh cãi và chia ra làm hai phe, một bên theo ăn chay trường còn bên kia là ăn thịt cá động vật. Hai bên đều có lý luận xuất sắc để bảo vệ quan điểm của mình. Ví như lúc tôi đàm đạo với các vị tu phái Kim Cương Thừa, họ nói Lama ăn thịt bít tết vẫn còn nhẹ nghiệp hơn các vị uống một ly nước trà, vì người trồng cây trà phải vun xới, chăm sóc và diệt sâu bọ.
Xem Đức Phật dạy thế nào nhé: Ngài chỉ khuyên chứ không cấm!. Đây là một trí tuệ rất lỗi lạc, vì trong thế giới ta bà này không có gì là tuyệt đối cả, Đức Phật để lại xác suất % nhỏ cho những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, một người tu sĩ ở vùng sa mạc quanh năm nóng bức chỉ có cây xương rồng hay nơi quanh năm tuyết phủ và không có cây cối hay thực vật gì sống được, nếu Ngài ra giới cấm thì vô tình giết hại luôn đồ đệ của mình chết vì đói. Nhưng nhiều lời nói của Ngài mà theo thâm ý xâu xa có nghĩa chúng ta nên ăn chay.
Nhìn rõ hơn rằng ăn chay ở đây không có nghĩa là ăn những thứ được người nông dân trồng ở đồng ruộng hay nhà kính, mà ăn chay còn bao hàm ăn thực vật mọc tự nhiên trong môi trường sống như rừng. Vì sao người nông dân cần chăm bón cây trồng? vì họ muốn năng suất thu hoạch cao, do vậy họ xịt thuốc trừ sâu, bón phân, chăm chút từng cây cho trĩu quả... Còn chúng ta cắm hạt đậu xuống đất cho leo tự nhiên và chỉ tưới nước không có tác động phun xịt như người nông dân thì lấy đâu là có hại cho sinh vật?.
Một đạo hữu người Tây phương sau khi thực hành hơn 20 năm ăn chay trường thốt ra " we are what we eat" có nghĩa chúng ta là những thứ chúng ta ăn. Do vậy, người ăn chay hiền lành, thanh tịnh hơn người ăn thịt. Tương ưng loài động vật ăn cỏ như bò, gà ... thì hiền hơn hổ, báo, cá sấu, cá mập...
Nếu bạn xét thấy tâm mình có sự thèm thuồng trong đó thì nên luyện ăn chay trước và tôi khuyến khích chúng ta nên ăn chay nhiều hơn ăn thịt để mở rộng tâm từ đến muôn loài và dễ nhập thiền quán hơn.
Nếu các bạn còn thắc mắc và chưa thỏa mãn câu trả lời trên thì chúng ta làm thí nghiệm sau:
1. Đố các bạn Đức Phật trong rừng khoảng 6 năm. Ngài ăn chay hay ăn mặn?
2. Đây là phép quán Đức Phật dạy các đệ tử luôn phải giữ hình ảnh này trong tâm. Do vậy, trong mỗi bữa ăn, các bạn coi tấm hình này, xem các bạn ăn được thức ăn gì nhé? https://www.facebook.com/media/set/…
5. Đàn ông nhẹ nghiệp hơn phụ nữ ?!
Thường người ta cho rằng thân đàn ông tu nhanh hơn thân phụ nữ vì phụ nữ bị hành kinh hàng tháng. Ni thường đứng sau Tăng, thậm chí họ cho rằng người nữ đang kỳ kinh không được đi chùa lạy Phật vì dơ dáy!
Hãy xem, nếu không tắm rửa vệ sinh thì đàn ông và đàn bà dơ như nhau, khi chết xác vẫn thối như nhau. Đàn ông và phụ nữ đều làm từ bốn chất hóa học Carbon, Hydrogen, Oxygen, Nitrogen - vậy thì khác nhau gì?, chúng ta đang trú trong thân xác để tu tâm.
Chúng ta cần làm gì để thay đổi?
6. Xâu chuỗi, bùa chú:
Khi đã ngộ, các bạn sẽ nhận ra xâu chuỗi, chuông mõ, bùa chú, dụng cụ thờ cúng, làm lễ không có phép màu gì ở trong đó cả. Đó chỉ là dụng cụ phục vụ nghi lễ và người mới bắt đầu tu dùng để gom tâm. Tôi sở hữu nhiều chuỗi do đức Dailai Latma, Sherab Gyaltsen Rinpoche và các hòa thượng công đức lớn chú vào nhưng đối với tôi bây giờ chỉ là đồ trang trí!
7. Cầu an cầu siêu:
Bạn có thấy nghịch lý không khi mình cầu an, cầu siêu cho người khác? Làm như vậy là các bạn làm hại chứ không phải làm tốt. Một người không tu hành, không phải thiện tri thức mà lúc nào các bạn cũng muốn điều tốt cho họ. Như vậy thì tới khi nào họ mới tu được? Tôi nghĩ các bạn không cần thiết phải cầu an, hãy để nghiệp lực của họ đánh họ tới bến, ép tới tường thì lúc đó họ mới nghĩ đến chuyện tu và quay lại con đường thiện.
8. Sám hối:
Không phải đọc kinh sám hối ê a vài tiếng đồng hồ hàng đêm, hàng tuần là các bạn hết lỗi, lỗi vẫn còn đó để chờ bạn trả nghiệp. Ý nghĩa của sám hối là bạn tự hứa sẽ dừng những hành động xấu và không lặp lại.
9. Thần thánh Thổ Địa, Ông Táo:
Tôi thường nói với người bạn của tôi là: “Nếu bạn tin Chúa tồn tại thì Chúa có thật, Chúa không ở ngoài xa kia mà Chúa tồn tại trong tim của bạn, nhưng không trong tim tôi”. Điều này có nghĩa nếu bạn tưởng tượng ra vị thần thánh nào đó và tin vào họ thì họ vẫn tồn tại.
Tương tự với chuyện thần tài thổ địa, “Nếu tin có thổ địa thần tài thì sẽ có, nếu không tin thì sẽ không có”. Đúng vậy, những thần thánh do nhân gian mà ra. Nếu xét câu chuyện thì thần thánh này còn quá tham sân si và phạm giới, nếu cúng họ thì chúng ta sẽ được gì. Một trong năm giới của Phật có giới cấm tà dâm nhưng không hiểu sao chuyện ông Táo lại là chuyện một bà Táo có hai chồng. Họ cùng nhau chết trong đống rơm mà hằng năm vẫn được nhà nhà cúng kiếng đưa về trời đại diện cho chủ nhà tâu nạp với ông trời chuyện thế gian!
10. Tử vi:
Tử vi không đúng, nó chỉ có tính tương đối dựa vào học thuyết do con người đặt ra, nếu bạn tu tập, ăn ở hiền lành, chắc chắn là đức thắng số. Đừng tốn tiền bạc vào chuyện tử vi và bói toán, bùa ngải. Không ai làm chủ số phận của bạn ngoài bạn ra.
11. Lúc nào tu thì hợp
Phật sinh ra cũng giống như chúng ta, họ không có nhiều thời gian đâu, vốn thời gian của họ chỉ có 24 tiếng mỗi ngày giống như các bạn. Do vậy, tranh thủ tu học càng sớm càng tốt, họ không thể chờ các bạn mãi được vì thân họ mang cũng đến lúc cần phải chết.
12. Người có gia đình có tu chứng đạo được không?
Câu trả lời là có! Nhiều người cho rằng có gia đình thì không thể tu chứng đạo được vì còn dâm, nhưng một số người tuy có gia đình nhưng không hoạt động tình dục, không có nhu cầu nguyên nhân do sinh lý hoặc tuổi tác. Như vậy, dù có tu tại gia hay có gia đình đều có cơ hội tu thành công.
13. Đi làm đối với cư sĩ
Nhiều cư sĩ cho rằng đi làm là tạo ác nghiệp như nghề bán hàng thì phải nói láo khách hàng mới mua, do vậy họ quyết định nghỉ làm và ở nhà tu, chờ những đồng tiền giúp đỡ của người khác. Đúng khi bạn bắt đầu thực hành pháp Phật thì không được làm các nghề sinh sống mang tính chất ác nghiệp như bán thân làm gái, chủ quán bar pub, buôn rượu bia và các chất gây nghiện, làm việc trong sòng bài, kinh doanh hàng thịt cá tôm... nhưng nếu chỉ ở nhà và ngửa tay xin tiền người khác là quan điểm sai lầm trầm trọng trừ khi bạn xuất gia và chuyên tâm tu tập!
Khi làm 1 nghề nào đó như kỹ sư thì chúng ta hướng tới kiếp sau có cảm tình với máy móc nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Là con người mang thân xác vật chất, các bạn phải đi làm kiếm tiền nuôi cái thân này. Nếu như tâm của bạn đứt rời với công việc bạn đang làm thì đi làm không thể nào là nghiệp dẫn dắt đầu thai kiếp sau.
Xét cho kỹ một chút, đi tu có phải là một nghề không? Vâng, đó là một nghề sinh nhai! Ngoài ra, người tu hành còn mắc thêm một nghề khác là nghề đi dạy, vì ai tu thường phải đi giáo huấn người khác.
14. Quả chứng đạo
Khi các bạn tập thiền, sư phụ sẽ ấn chứng cho các bạn đạt tới tầng thiền nào và chứng quả gì. Tuy nhiên, tôi khuyên trên con đường tu, các bạn không nên quan tâm đến quả vị nữa và không nên hỏi sư phụ mình về tiền kiếp, quả vị.... những thứ này vô tình là lực cản tu tập của các bạn mà chúng ta nên nhắm 1 đường thẳng đến đích thì thôi.
15. Người tu chứng đạo có biết mình chứng đạo không?
Câu trả lời là có. Vì sẽ xảy ra những hiện tượng kỳ lạ như bạn có thể hiểu thông suốt hoặc giải thích được những sự việc mà trí tuệ bình thường của bạn từ trước không làm được. Tâm của bạn có sự thay đổi lớn, muốn tức giận ai đó cũng không thể tức được nữa - nó đã nằm trong trạng thái tĩnh lặng. Những thứ như vậy hiện ra, bạn sẽ biết rằng mình đã nhập vào 4 tầng thiền cơ bản của Phật giáo nhưng đang tầng thứ mấy thì các bạn có thể tự kiểm tra qua "The Jhanas in Theravada Buddhist Meditation" được viết bởi tỳ kheo Henepola Gunaratana hoặc thầy mình xác minh lại. Như tôi nói ở trên, không nên đặt nặng bạn nhập được tam thiền hay tứ thiền mà phải giữ thói quen tập thiền quán đều đặn hằng ngày sẽ có lợi lạc lớn.
Vậy một người tu được quả A La Hán có biết mình là A La Hán không?. Câu trả lời là có, nếu một người chứng A La Hán mà vẫn còn ngu si không biết mình là A La Hán thì không phải là A La Hán. Ở họ sẽ xuất hiện những khả năng siêu việt khác mà người thường không thể làm được.
16. Mạng xã hội
Câu hỏi đặt ra là chúng ta có nhân duyên tham gia mạng xã hội không? Thưa là có vì ở thời đại công nghệ thông tin này mạng lưới công việc hay vui chơi có khả năng vô cùng tuyệt vời là giúp chúng ta xích gần nhau hơn, những người quen cũ lâu ngày xa cách vô tình lại tìm ra nhau. Những nhân duyên nhiều đời nhưng không mạnh thì gặp nhau và quen nhau qua cái mạng xã hội này, như thông qua MySpace, Facebook, Orkut, Hi5, Friendster, Bebo, CyWorld, Mixi, Zing Me, YuMe, Tamtay … Các mạng xã hội là cái nơi phản ánh đúng bản chất của các bạn, tâm của bạn như thế nào thì nó giống thế, đầy phiền toái, rắm rối, và bản ngã. Ngược lại những người có nhân duyên mạnh, nhân duyên gần gũi, hoặc nợ nần nhau thì sẽ gặp nhau thật ngoài đời chứ không còn trong mạng ảo nữa!
17. Cúng dường
Bạn đổ tiền đổ bạc cúng dường cho các tăng ni để họ có nơi ở ổn định, có đời sống ấm no, tiếp tục tu hành, giáo hóa chúng sanh và bạn nghĩ như thế là làm phước, cao hơn là giúp cho đạo Phật liên tục phát triển và trụ giữa thế gian này để cứu khổ nhân loại. Khi làm thế là tạo được nhân lành với nhà Phật và tôi rất hoan hỉ chuyện này. Nhưng mặt khác, bạn vô tình tiếp tay chặn đứng con đường tu hành của các vị tu sĩ này vì nếu bạn cho họ quá nhiều vật chất là bạn đã giúp xây dựng bản ngã của họ!
Một lần, tôi bị thầy quở vì đi quyên góp tiền mua pin mặt trời cho thầy. Thầy tôi tu trong khu rừng rú xa xôi, leo khoảng bốn ngàn bậc tam cấp từ chân núi mới tới nơi. Chỗ đó không điện đóm, nước non gì cả, nên phải xài pin mặt trời cho laptop, nếu laptop không chạy thì toàn bộ giáo trình, dạy dỗ, liên lạc học trò đều ngưng hết và không thể chạy máy bơm nước uống. Thầy nói, nếu ai muốn cho thì tự nguyện cho, chứ đừng kêu gọi và buộc họ vào thế phải cho, như vậy không nên. Các bạn thấy đấy trong khi nhiều chùa chiền Việt Nam đã ổn định lại còn quyên góp kêu gọi mọi người tứ phương xây lại cho to hơn, đẹp hơn! Các Ngài Lama thường mở lớp học Phật hay kêu gọi tham dự các buổi lễ đều đóng tiền rất cao y như dạng kinh doanh tôn giáo!
18. Bố thí có trí tuệ
Đến đây khi trí tuệ đã mở bạn sẽ thấy rõ những hành động dại dột của mình ngày xưa lúc ngu tối giống như Đường Tăng khi còn đi thỉnh kinh. Ai bạn cũng thương, ai cũng cho, ai gặp hoàn cảnh trớ trêu cũng ray rứt khôn nguôi. Bạn nhịn ăn, nhịn uống, tìm đủ thứ cách hy sinh cho họ nhưng bạn có biết rằng bạn đang thực hành tâm từ với sự ngu tối mờ mịt của mình. Tuy nhiên, nếu không có mờ mịt thì chẳng bao giờ bạn nhận ra ánh sáng!
Đới với bậc trí khi thấy hình ảnh những em bé đẻ ra đã không có hậu môn, mặt mũi biến dạng, mù lòa, hai tay chân què quặt, bị đủ loại bệnh bẩm sinh kỳ lạ, họ thấy ngay được nhân quả của nạn nhân này. Lúc tâm của bạn đã khơi mở trí tuệ, các bạn có thể xem một nạn nhân mới đẻ không ăn uống được vì đường mũi và đường cổ họng chung một đường, tất cả nhân ác của nạn nhân này tích tụ hiện ra ngay trước mặt bạn rõ như đọc tờ báo, lúc này bạn mới thấy rằng đúng thật chỉ có bố thí Pháp là bố thí tối thượng, chỉ có Pháp mới giúp nạn nhân kia tu tập và tích lũy nghiệp lành để thoát cảnh lầm than ngày hôm nay. Tiền bạc, quần áo, vật chất để lấp nỗi đau của họ sẽ không biết bao nhiêu là đủ, y như dã tràng xây cát thôi.
Nhưng tôi vẫn nghĩ trước khi ngộ đạo, bạn phải là Đường Tăng, bạn phải là người biết cho đi, cái cho đi dễ dàng nhất là vật chất và những thứ mình có để tập rời bỏ tâm tham lam.
19. Bố thí thể tạng sau khi chết
Các cuộc tranh luận diễn ra giữa các học giả và đệ tử Phật trên khắp thế giới về việc bố thí thể tạng. Những người phản đối thì châm chích vào nhà Phật rao giảng về hạnh bố thí cúng dường nhưng lại không cho đụng vào người chết. Vì ít nhất 8 tiếng đến vài ngày mới được đụng vô xác chết, như vậy thì sao thể tạng có thể tươi nguyên được nữa mà ghép vào người khác. Họ cho rằng học thuyết và cách hành động người Phật tử không đi thống nhất.
Nhà Phật có tư tưởng rất công bằng, chỉ làm việc gì có lợi cho người và cho mình, nếu trong trường hợp chết lâm sàn thì sao?, người chết bị mổ xẻ hóa ra ta vô tình giết người?. Do vậy, người Phật tử khi còn sống tự quyết định việc cho hay không thể tạng của mình sau khi chết.
20. Phóng sanh
Từ năm 18 tuổi tôi bắt đầu theo một nhóm tu tập phóng sanh, chúng tôi gom tiền đi chợ mua cá, mua lươn, mua ốc ra hồ trung tâm thành phố thả. Ngoài ra, chúng tôi ủng hộ tiền cho chùa và các tổ chức Tây Tạng phóng sanh, tôi nghĩ họ cũng mua ở chợ. Sau này, tôi hiểu đó không phải là phóng sanh, phóng sanh là không giết hại sinh vật – vô tình hoặc cố tình, thấy con vật rớt xuống nước thì lấy que vớt nó lên mới là phóng sanh.
Nghĩ cũng ngộ, tôi giả sử một người thấy con cọp đói săn đuổi con chó sói, vì lòng trắc ẩn, tìm cách chặn con cọp để cứu chó sói thoát. Khi thoát thân, chó sói lại rình con thỏ ăn thịt. Người này, vẫn tiếp tục tu hạnh phóng sanh, khi thấy thợ săn rình bắn con trăn, bèn ra năn nỉ trả tiền cho thợ săn để cứu vớt con trăn, sau khi trăn thoát chết nuốt tươi luôn người đã cứu nó. Như vậy, cái phóng sanh này là như thế nào ta?. Có nghĩa chúng ta cần có trí tuệ đấy các bạn ạ, trí tuệ chỉ mở thông qua thiền quán mà thôi.
21. VIPASSANA. Sự hiểu lầm trầm trọng
Điều gì đủ căn cớ nói chính Đức Phật dạy Vipassana? hay chỉ là cuộc chuyện trò của Ngài và các đệ tử? hay là những dẫn dụ ngụ ý khác?.
Vipassana do nhà sư Mahasi Sayadaw dạy là ông ấy tự phịa ra, gọi là phương pháp thiền mới của người Myanmar, tập trung vào cái bụng phồng xẹp http://en.wikipedia.org/wiki/Mahasi_Sayadaw . Đây là phương pháp giống như niệm Phật có nghĩa là bạn cho hòn đá đè lên cỏ nhưng cỏ thực sự không chết.
Phương pháp Vipassana của S.N.Goenka đang rất phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam cũng có nhưng bất cập của nó. Ông Goenka cho rằng đây là phương pháp của Phật giáo và được chính Đức Phật giảng dạy lại, không biết ông ta có đang tự nói láo với chính mình không. Giải thích, Đức Phật chỉ dạy 4 phương pháp thiền quán chính mà chúng tôi đang cố gắng truyền tải
1: Metta - Thiền Tâm Từ
2: KayagataSati – Thiền Kinh tởm
3: AnapanaSati – Thiền Hơi Thở
4: Satipatthanas.
Nhiều người lầm tưởng rằng loại thiền Satipatthanas là Vipassana do Goenka đang giảng dạy. Nhưng thực sự Vipassana do Goenka dạy là một sự diễn dịch sai của phương pháp Đức Phật. Nhìn lướt thì nó giống nhưng đào xới kỹ bạn sẽ thấy không phải vậy. Ban đầu thực tập bạn có thể cảm thấy rất tuyệt vời nhưng nếu bạn là người thực hành lâu năm phương pháp của Goenka, bạn sẽ bị các chứng bệnh thần kinh trầm trọng mà ít ai post lên mạng. Đơn giản, loại thiền này rút tỉa từ phương pháp của Đức Phật và bóp nặn theo cách diễn dịch của Thiền Sư. Visappana do Goenka dạy là phương pháp tập tỉnh thức trong hiện tại, nghĩa là đưa tâm tập trung với hành động, hơi thở cảm thọ của mình... khi tâm về với hiện tại, bạn nhận ra chưa thấy những thứ này bao giờ và bạn rớt trạng thái hưng phấn nhưng tâm chưa rửa sạch tham, sân, si... tất cả vẫn còn đó và chờ cơ hội bùng cháy. Hãy để ý nếu bạn là học sinh cũ của khóa thiền và bắt đầu làm công việc phụ trợ bếp núc, dọn dẹp, bạn sẽ bắt gặp những con người rất là con người, hỷ nộ ái ố như thường. Hoặc bạn tiếp xúc với ban đăng ký và người quản giáo, sẽ cảm nhận đây là cái trại tập trung và bạn chỉ là người chấp hành mệnh lệnh. Đừng bao giờ lầm lạc chạy theo thứ khác ngoài chính đức Phật dạy và đừng tin ai đó quảng cáo pháp của mình là "pro" nếu không có sự phản biện và nhìn nhiều góc độ.
Đứng ở góc độ là một nhà doanh nghiệp, Goenka khá thông minh và thành công trong lãnh vực kinh doanh tinh thần của mình. Ông ta cho đi trước nhưng sẽ lấy lại sau, 10 ngày miễn phí, ăn uống phục vụ chu đáo đánh trúng cái tâm tham của con người. Ông ta thừa biết sau khi giữ con người khỏi hoạt động đời sống thường ngày của họ bằng các luật lệ, thì tâm sẽ tạm đứt rời không nghĩ chuyện làm ăn, chợ búa, con cái, học hành... do tâm tạm ngưng suy nghĩ các việc đó nên bạn cảm thấy bình an. Nhưng sau đó, bạn buộc vào tình huống ủng hộ tiền lại. Hình thức này giống như hình thức đi thăm ông già Noel, nếu bạn đến những nơi trung tâm giải trí dành cho con nít, bạn sẽ bắt gặp dãy xếp hàng dài để được vào nhà ông già Noel vì hoàn toàn miễn phí. Trong đó đã có sẵn người thợ chụp hình liên tục bấm máy... sau khi gặp ông già Noel bạn sẽ được đưa ra đến phòng bán hàng lưu niệm và hình của bạn chụp để sẵn ngay bàn... như vậy, bạn nằm trong tình thế buộc phải trả tiền cho tấm hình của mình thì mới ra cửa ngoài. Tiền của một tấm hình còn mắc hơn tiền vé nếu như họ bán vé.
Các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu này :"A Critique of Vipassana Meditation as taught by Mr S N Goenka Harmanjit Singh July 20, 2007" http://vipassana.tribe.net/…/e2c1e452-ca59-4172-b94d-b25875…
Câu hỏi:
Một tổ chức lớn như Goenka với vài triệu người theo trên thế giới và ông ta tự nhận đang giảng dạy phương pháp của Đức Phật, vậy đã có bao nhiêu người giác ngộ rồi?. Hay sau 10 năm 20 năm thực hành, bạn cảm thấy vui vui bình an mà chưa diệt được tham, sân, si... hãy quán chiếu thật kỹ vì tham sân si rất là vi tế!!! Có thể cảm giác bình an đó đang lừa phỉnh bạn.
22. Hội đồng A LA HÁN
Chúng ta nên hiểu A La Hán là bậc đạt trạng thái hạnh phúc nhất, an lạc nhất của tâm. Do vậy, một vị A La Hán xuất hiện không có nghĩa kinh sách được chỉnh đốn hoàn toàn, nếu vị này không quán chiếu lại thì những điều sai lầm trong kinh vẫn nằm yên tại đó và vị này có thể vô tình sử dụng lại dữ liệu sai này. Điều này, không có nghĩa vị kia có vấn đề về quả A La Hán mà kinh sách Phật đang lưu chép có thể phủ cả đại dương, một người không rà hết được.
Một vị A La Hán giống như cái CPU máy tính, chạy 1 chương trình thì nhanh chứ nhiều chương trình chạy cùng lúc sẽ ì ạch ra. Do vậy, cần nhiều A La Hán để chạy có nghĩa nhiều CPU, mỗi cái chạy một chương trình hoặc cái này sẽ chạy lại chương trình của cái kia để kiểm tra lại. Thật sự mà nói, chúng ta cần hội đồng A La Hán để rà lại tất cả kinh tạng, nhưng rất tiếc chưa có như thời Đức Phật nhập diệt. Lý do, tre già chết rồi thì măng mới mọc, mỗi vị ở mỗi chỗ khác nhau, có vị ẩn cư luôn.
Một vị khi đạt quả A La Hán sẽ tùy vào nền tảng giáo dục của mình mà thuyết pháp, ví dụ thầy Thông Lạc có căn cơ hiểu biết về kinh sách nên thầy giảng tất cả mọi thứ đề cập nhiều đến kinh sách. Nếu vị A La Hán trước đó là Bác Sỹ thì giảng pháp y như một vị bác sỹ trong trường Y khoa. Giả như tôi hỏi pháp một vị bác sỹ A La Hán "trong cơ thể con người có gì?" thay vì như thầy Thông Lạc sẽ diễn giải cho các bạn từ a-z, thì vị bác sỹ này đưa cho bạn con dao và nói mổ thể tạng ra đi rồi tự biết. Nếu vị A La Hán có nền tảng các môn khoa học tự nhiên thì giảng pháp cho bạn rất là khoa học. Còn vị A La Hán có nền tảng văn chương thì sẽ làm thơ thẩn lai láng như thiền sư Thích Nhất Hạnh (nếu sau này trở thành A La Hán)... Mỗi vị tùy vào cái nền tảng của mình mà có các vị đệ tử tương ưng nền tảng đó theo học...
Sách của thầy Thông Lạc đúng là người phải nhập được 4 tầng thiền của Phật Giáo mới hiểu ngấm được, còn nếu sơ cơ và giữ bảo thủ ngôn ngữ cũng như định kiến riêng của mình thì chẳng bao giờ đọc hiểu Ngài viết cái gì mà có khi còn chửi ngược lại thầy Thông Lạc. Tuy nhiên, như lời mở đầu trong sách có chép nếu có gì sơ sót thì góp ý. Bây giờ, thầy Thông Lạc đã ra đi, muốn góp ý cũng rất là khó và hầu hết các vị đệ tử quá tôn sùng thầy, lấy y nguyên lời nói của thầy như khúc gỗ mà chưa lật tới lật lui đó là gì. Coi như rằng sách của thầy là luận án tiến sỹ nhưng chưa có ai đọc lại và phản biện, tôi nói phản biện ở đây không phải là phản biện theo kiểu các vị trên thư viện hoa sen đâu. Phản biện ở đây là làm cho nó hoàn chỉnh hơn.
Trong trang "Bài Viết Chánh Kiến", trương mục "Bài Viết Của Bạn" có nhiều bài khác. Xin kính mời quý bạn vào xem.