Bài đọc thêm 15 TRẢ LỜI CHO TU SINH
TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC
GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT
II.- GIAI ĐOẠN XUẤT GIA
(Tỳ khưu Từ Quang biên tập lời Trưởng Lão giảng trong mùa an cư 1997, được ghi âm ở 61 cassette 90)
Bài đọc thêm 15
TRẢ LỜI CHO TU SINH
Bữa học hôm nay Thầy sẽ trả lời cho các con, các con có gì thì cứ hỏi, đây là những lời trả lời cuối cùng đối với các con. Minh Cảnh có gì hỏi Thầy?
Thầy đọc thư của cô Minh Cảnh trình bày sự tu tập, xin Thầy xem cô tu đúng hay không. Chỗ nào đúng thì Thầy cho đúng, chỗ nào sai thì Thầy nói sai để biết mà sửa lại.
Trước khi đọc, Thầy nhắc lại: Cuộc sống của chúng ta với sự tu tập phải phù hợp, nếu không phù hợp thì khó tu lắm. Các con đừng tưởng mình đi khất thực ăn rồi thành Phật được đâu, sống như thế nào thì nó mới phù hợp pháp, sống như thế nào thì đúng pháp, sống phải như thế nào thì mới có thể giải thoát được. Khó lắm chứ không phải dễ đâu.Như bây giờ quý thầy sống ở đây, đâu có làm gì đâu. Ở đây không cày ruộng, không cuốc đất, không làm rẫy, mà đúng giờ ra có cơm ăn, ai nấu cơm không cần biết, như thời đức Phật đi xin. Nhưng quý thầy có ngậm cái miệng của mình không? Nói chuyện cho đả thì như vậy có tu được không.
Cho nên khi vắng Thầy rồi, ngồi một mình mới nhớ hồi đó Thầy biểu độc cư mà mình không chịu độc cư, có người nấu cơm cho ăn mà cứ tìm người nói chuyện. Còn thích nói chuyện thì tu không thành được.
1./ Đây là thư của cô Minh Cảnh:
Kính bạch Thầy, con xin trình bày về 4 loại định mà con đang tu tập định nào tu đúng, định nào tu không đúng, xin Thầy chỉ dạy để con không phí bỏ thời gian.
Đầu tiên, con xin trình về cách con tu định vô lậu. Vào đầu, con ngồi kiết già, quan sát sắc thân vô thường này do đất nước gió lửa hợp thành. Con phân tích ra đất cũng vô thường, nước cũng vô thường, gió cũng vô thường, lửa cũng vô thường; 4 đại hợp thành sắc thân vô thường thì thọ cũng từ nơi sắc thân vô thường mà có, thì thọ không thể thường được mà là pháp hoại diệt vô thường.
- Ở đây, theo Thầy thấy định vô lậu mà con đã quán như vậy thì phải cố gắng quán sâu hơn nữa. Sắc thân của chúng ta là do 4 đại đất nước gió lửa kết hợp mà con quán như vậy thì chưa đủ, con cần quán sâu hơn nữa. Phải thấy 4 đại hòa hợp như thế nào, kết hợp như thế nào, câu hữu lại như thế nào. Thí dụ thổ đại câu hữu với thủy đại, thủy đại câu hữu với hỏa đại. Hỏa đại câu hữu với phong đại như thế nào mà nó trở thành cái thân chúng ta. Rồi nó tan hoại như thế nào, nó không câu hữu với nhau thì nó tan hoại như thế nào.
Chúng ta phải suy tư tìm hiểu thì cái chúng ta suy tư tìm hiểu đó gọi là tri kiến giải thoát. Phần suy tư đó để chúng ta thâm sâu hơn về sắc thân. Như suy tư về cái thọ, bởi vì ở trong thân ngũ uẩn có sắc, thọ, tưởng, hành và thức, thì sắc câu hữu, kết hợp lại với cái thọ cho nên chúng ta có cảm giác về cái thân này. Ai đánh thì chúng ta nghe đau. Cái đau, cái cảm biết đau đó, nếu không có ai đánh thì cái sắc chúng ta không có thọ, mà khi bị đánh hay bị con vật gì cắn thì chúng ta nghe đau thì đau đó là cái thọ. Vậy thì cái thọ do cái thức kết hợp với sắc thân của chúng ta, cho nên gọi là sắc thọ. Khi chúng ta biết cái đau là do có sự kết hợp của 3 cái: Sắc Thọ Thức, các con hiểu không?
Ở đây là dịp để Thầy dạy cho các con biết rằng cái thọ là có sự câu hữu: nó câu hữu với cái sắc thân, nó câu hữu với cái thức thân, nó câu hữu với cái hành của thân. Thọ câu hữu với cái tưởng làm ra cái tâm của chúng ta luôn luôn bị giao động, không được yên ổn, không được giải thoát. Do đó chúng ta rất sợ hãi trước cái thọ.
Những buổi thuyết giảng như vậy giúp cho các con hiểu biết để khi các con đứng trước cái đau đớn tận cùng của sắc thân, cho đến khi các con chịu đựng cái thọ đau đớn tận cùng của sinh mạng mà các con vẫn giữ được cái tâm bất động, làm cho sự câu hữu của sắc thọ tưởng hành thức này không tác động được tâm các con. Khi cái thọ đó không tác động được tâm thì tất cả đều trở thành mát lạnh, giải thoát tâm hồn của các con. Như vậy con còn phải quán xét hơn nữa, còn phải tu tập hơn nữa.
Từ cái sắc, thọ, thức con đều quan sát như vậy, quan sát đến đâu thì thức theo dỏi đến đó. Cũng quan sát từ tóc đến mắt tai mũi lưỡi cổ họng tim gan bao tử, thận, mật, ruột già, ruột non đều quan sát như trên, đều là vô thường, các pháp hoại diệt, cho đến tham sân si cũng từ nơi sắc thân vô thường mà có.
Về sự quán này thì con hơi có sự lộn xộn, nghĩa là con phải quán như thế nào cho đúng. Bây giờ mình quán từ tóc, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của con, từ trên đỉnh đầu cho tới chân, từ chân trở lên trên cho tới đỉnh đầu; con quán nó hoặc là bất tịnh, hoặc là vô thường. Phải phân biệt quán cho rõ ràng.
Nếu con quán nó vô thường thì con phải quán nó như thế nào? Như quán về tóc thì lúc nhỏ tóc đen, bây giờ già thì nó bạc. Đó là nó vô thường. Nó có sự thay đổi. Hồi nhỏ thì tóc rậm dài, bây giờ già tóc rụng gần hết, bị sói cho nên đó là vô thường. Con nên quán nó vô thường theo từng phần. Con thấy nó vô thường mà con không nói ra cái vô thường của nó, cái thay đổi của nó thì không thấu rõ được cái vô thường. Như nói con mắt của con là vô thường thì con phải quán nó hồi còn nhỏ thì con mắt sáng tỏ, bây giờ già thì không còn sáng tỏ nữa, mà bị mờ. Tóc thì hồi nhỏ đen bóng mà bây giờ thì tóc trắng bạc, nó vàng đi. Nó không còn như trước. Cái trắng bạc, cái vàng đi là sự vô thường của nó. Thầy muốn nói con phải quán từng phần để thấy thế nào là vô thường của các bộ phận trong thân, như tóc, mũi, cổ, họng, tim, gan, ruột, mật, phèo phổi,... thế nào là sự vô thường của các bộ phận đó, nghĩa là con phải quán từng cái. Do đó con phải đặt ra cái niệm cho từng bộ phận, rồi con phải suy xét, mới tìm thấy cái vô thường của từng bộ phận.
Còn nếu con quán nó là bất tịnh thì nó hôi, nó thúi như thế nào khi bị chết, bị giải phẩu. Đó là sự bất tịnh của thân con. Còn sự chuyển biến theo thời gian, từ dạng này qua dạng khác là cái hành. Sự thay đổi dạng của nó như thế nào thì đó là cái hành. Cho nên ở đây quán phần nào cho ra phần nấy.
Ở đây Thầy hướng dẫn thêm, nếu các pháp là vô thường thì phải nói cho rõ sự vô thường của nó, chứ mình chỉ dùng chữ vô thường mà mình không nói rõ tóc từ đen nhánh chuyển thành bạc. Như vậy là mình chỉ nói vô thường suông mà không chứng minh sự vô thường.
Thương ghét hơn thua tham muốn.
Ở đây con nói luôn cả tham sân si. Tham sân si không phải là sắc thân của con mà nó là các pháp. Muốn quán được như vậy thì con phải quán phần TÂM của mình. Tham sân si mạn nghi tức là ngũ triền cái.
Chỉ vì vô minh mà cảm nhận lấy sự thương ghét.
Ở đây con nói thuộc về tâm. Con quán cái thân thì con phải quán cho rõ, phải phân biệt phần nào ra phần nấy cho rõ. Quán về tâm là tâm, mà quán về thân là thân. Quán về tâm là quán về thọ, quán về tưởng chứ không quán về thức. Về định vô lậu, con quán phần nào cho ra phần nấy để phá cho sạch lậu hoặc, quán cho rõ ràng.
Nhưng cuối cùng là ảo giác giả tạo, con đặt niệm trước mặt là thọ vô thường. Con gọi 6 căn bám vào niệm thọ trước mắt, đừng để thất niệm.
Ở đây theo Thầy thấy con nên gọi 6 căn bám chặt vào tụ điểm để cho nó nằm yên trên tụ điểm đó mà không hướng ra 6 trần, không dính mắc 6 trần. Còn con quán 6 căn này như mắt tai mũi miệng hồi nãy là con thấy sự thay đổi sự vô thường của nó, như mắt hồi nhỏ thì xanh, lớn lên thì vàng, thì bạc, mờ, không thấy rõ nữa thì đó là vô thường của nó.
Còn về phần con nói ở đây bảo cho nó bám chặt vào cái niệm thọ thì làm sao nó bám chặt vào niệm thọ được. Thí dụ như cái ý thức mà nó bám vào cái thọ, thì cái thọ là cái cảm nhận của thân của con, chỗ nào đau nhức nó mới sanh ra cái thọ câu hữu với cái sắc, nó làm cho con khổ sở. Như cái đầu nhức mà con biểu ý thức bám vào cái đầu để biết đầu nhức thì nó nhức chết còn gì. Cho nên cái này không được. Bảo 6 căn phải bám vào tụ điểm, đừng bám vào chỗ đau nhức của sắc thân của con, thì chỗ đó sẽ không còn đau nữa. Như vậy con sẽ phá đi cái thọ, không còn làm cho con đau đớn trước cái thọ, trong khi 6 cái thức của con luôn luôn nằm chặt trên tụ điểm, nó làm cho tâm con không duyên qua thọ, do đó thọ không còn làm cho con khổ nữa.
Con quan sát từng phần, con ngồi 1 giờ tu định vô lậu, trong đầu óc không có một niệm gì xen vào, rất sáng suốt.
Không phải. Chỗ này con lộn. Khi con tu định vô lậu thì luôn luôn con có một tri kiến giải thoát theo cái niệm mà con đặt trước mắt, nó thấy từ cái niệm này đến cái niệm khác. Con thấy vô thường như thế nào của cái thân, thì như vậy trong đầu óc của con không thể nào không có niệm, mà nó phải có sự suy tư, nó có dòng tư tưởng liên tục chứ không thể nào như thế này “Con quan sát từng phần, con ngồi một giờ tu định vô lậu, trong đầu óc không có một niệm gì xen vô”. Con nói "trong đầu óc không có một niệm gì xen vô” là sai, bởi vì khi con dùng cái trí tuệ của con để quan sát, thì cái niệm đó làm động tâm con rồi chớ không phải ở trong đầu óc của con là thanh tịnh, con hiểu không? Nó thanh tịnh là nó trống rổng, không có cái niệm nào xen vô. Ở đây đọc thì người ta hiểu rằng trong đầu của con lúc bấy giờ đang quan sát cái thân vô thường của con, tức là con có dòng tư tưởng tri kiến giải thoát đang đi theo các pháp vô thường thì niệm khác không thể xen vô được. Bởi vì trong dòng tư tưởng về vô thường thì làm sao có niệm nào khác hơn niệm này. Đó là cái sai thứ nhất của con.
Nếu đầu óc của con bây giờ hoàn toàn không có niệm thì nói "Không có niệm xen vô" thì mới được, mới đúng cái rất sáng suốt và tỉnh thức. Bây giờ cái suy tư đang đi theo cái dòng tư tưởng của nó để quán sát cái thân là vô thường. Vì đang đi theo cái dòng suy tư cho nên không có niệm gì làm cho nó quên cái niệm đó được. Đó là pháp quán, cái thiền quán làm cho con hiểu được cái thân vô thường để không bị dính mắc, chớ không phải đầu óc con rổng rang, không có niệm gì xen vô. Khi nó đang có cái niệm quán thì không có cái niệm khác xem vô được. Con phải phân biệt như thế này khi con đang có một cái niệm để quán mà cái niệm ấy đưa ra một dòng tư tưởng thì không có cái niệm nào xen vô được, cho nên nó không có niệm khác xen vô, chứ không phải là không niệm. Còn khi con ngồi đây mà giữ tâm không có một niệm nào hết, hoàn toàn thanh thản, hoàn toàn không có niệm, nó đang ở trong nhất niệm hoặc là nó đang ở trong tâm thanh tịnh không có niệm, thì con nói không có niệm gì xen vô, nó vô niệm, là đúng. Cũng như đức Phật thí dụ trong đời chỉ ra đời một bậc Alahán, không thể đồng thời có hai bậc Alahán được.
Như vậy, chúng ta biết là đang ở trong nhất niệm thanh tịnh của tâm, cho nên nó mới không có niệm nào xen vô. Nếu có niệm nào khác xen vô thì niệm đó gọi là vọng tưởng. Còn bây giờ trong tâm của chúng ta đang có một cái niệm, tâm đang suy nghĩ về tóc tai mũi miệng,... nó đang suy tư về tóc tai mũi miệng,... cho nên lúc bấy giờ không thể nào có niệm khác xen vô được, không thể có niệm khác được, không có niệm khác nữa được, vì nó đang có cái niệm là cái niệm đang suy tư. Như vậy không thể nói là không niệm. Tâm đang có cái niệm thì nó không thể có cái niệm thứ hai nữa được. Con phải phân biệt rõ chỗ này.
Khi chúng ta nói rằng trong đầu chúng ta đang có một cái niệm thì đương nhiên không thể có cái niệm thứ hai, không thể có niệm khác xen vô được. Còn khi chúng ta giữ trong đầu không có niệm, giữ không kỹ thì nó mới có niệm khác xen vô. Còn bây giờ đang có niệm thì không thể nào có cái niệm khác được vì trong đầu chúng ta luôn luôn lúc nào cũng có cái niệm, mà cái niệm đó là do chúng ta điều khiển chủ động cho niệm đó khởi ra, chớ không phải để cho nó tự động khởi ra. Nếu nó tự động khởi ra thì đó là vọng tưởng. Còn bây giờ mình điều khiển cái niệm đó, niệm đó gọi là thiền quán hay định vô lậu. Chúng ta dùng cái niệm đó để quan sát thấu suốt cái lí lậu hoặc để chúng ta dẹp lậu hoặc đi, đó là cái niệm. Cho nên khi đã có cái niệm đó thì không còn có cái niệm thứ hai được nữa. Con hiểu không?
Cho nên chỉ khi nào chúng ta giữ đầu óc của chúng ta cho nó không có niệm, mà nếu nó có niệm thì mới gọi là có niệm khác, hay nó không có niệm thì nói nó không có niệm khác xen vô. Còn bây giờ nó đã có niệm thì không thể nào có cái niệm thứ hai nữa, cho nên không thể nào nói có cái niệm thứ hai xen vô được.
"Thì tự thấy được toàn thân vô thường" Đó là cái niệm quán xét vô thường cho nên mới thấy toàn là vô thường. Từ dòng máu lưu thông toàn cơ thể đều là vô thường, nó hằng sanh diệt, hằng diễn biến, hằng thay đổi không ngưng nghĩ, thấy từng cọng tóc, từng lổ chân lông, từng tế bào đều sanh diệt vô thường".
Ở đây con dùng một số từ để chỉ cho sự vô thường chứ chưa phải chỉ cái hành tướng, cái trạng thái vô thường của các pháp ở trong thân con. Chỉ nói cái lí suông suông như một người biết cái lí mà không có cái hình tướng để thấy sự vô thường. Thầy muốn nói mình muốn nói lên danh từ đó để chỉ cho sự vô thường rõ ràng thì phải nói dòng máu ở trong thân vô thường như thế nào, lúc thì đỏ, lúc thì đen, đó là sự thay đổi vô thường, lúc thì nhiều lúc thì ít, khi máu nhiều thì nó lại căng đầu chúng ta lên, khi nó ít nó làm chúng ta giảm xuống như thế này thế khác, đó là sự vô thường, đó gọi là vô thường. Còn nói về sự vô thường của tóc chúng ta xưa đen, nay trắng. Đó là sự vô thường.
Con không nói rõ hình ảnh của trạng thái thay đổi mà con chỉ nói danh từ suông, con không diễn tả được trạng thái vô thường, cho nên không thấm được cái lí vô thường. Con hiểu chưa? Thầy muốn nói thà là con nói ít, con quán tóc vô thường thì con nhớ hồi nhỏ tóc mình dài và đen mượt rất đẹp, còn bây giờ già rồi, tóc bạc trắng mà thưa, vì rụng. Đây là tóc vô thường. Bây nhiêu đủ để chúng ta thấy nó vô thường, mà nó rõ nét. Phải không? Còn bây giời mình nói nó vô thường mà mình không diễn tả được trạng thái vô thường của nó thì mình không thấm sâu, không thấy được cái lí vô thường của nó, mình chỉ nói vô thường suông, không thấy cái vô thường. Con chỉ nói nó vô thường thì cũng như Thầy nói thân của tôi là vô thường, khổ, không, vô ngã; chỉ nói như vậy nhưng tôi chưa biết nó vô thường như thế nào.
Nếu Thầy nói cái thân tôi vô thường, tôi nhớ lại hồi nhỏ, còn ở tuổi 20-25 thì sức tôi khỏe, tôi có thể làm mà không biết mệt, thuyết giảng không mệt; còn bây giờ tôi đã 60 tuổi, 70 tuổi mà nói một thời pháp như vầy thì tôi thở hết muốn ra hơi, do đó tôi thấy cái thân tôi đã kém rồi, cho nên tôi biết nó là vô thường. Hồi nhỏ thì da mặt tôi thẳng, không nhăn nheo, không có những vết tàn nhang, những vết nâu đồi mồi trên mặt, bây giờ thì trên mặt có những cái này, da nhăn, răng rụng,... đó là sự vô thường của thân tôi.
Quán vô thường là phải quán như vậy để cho mình thấy sự thật vô thường, nhờ vậy mình mới không có chấp thân của mình là cái ngã của mình nữa. Mình thấy nó là vật vô thường, làm cho mình khổ. Và mỗi lần vô thường vậy thì nó xẩy ra như thế nào: sức khỏe tôi dần dần mất đi, trải qua bao nhiêu lần bịnh đau, mà mỗi lần bịnh đau làm cho sức khỏe tôi kém dần, cho nên ngày nay sức khỏe tôi gần như kiệt quệ, làm cái gì nặng tôi thở quá nhiều. Đó là sự vô thường của thân tôi. Các con thấy mình cũng quán vô thường, mà quán đúng cách thì nó thấm được cái lí. Khi thấm được cái lí thì không còn chấp thân là ngã nữa, không còn chấp thân là của mình nữa.
Có những phần mà mình phải thấu suốt, chứ không khéo mình dùng danh từ vô thường, nhai đi nhai lại vô thường mà không thấy tướng vô thường của nó.
Thấy đúng như thật là vô thường cho nên cái đau nhức, cái khó chịu biến mất, xả thiền ra có sự an lạc. Lúc ngồi thiền cái thọ làm con cảm thấy đau, mà xả ra thì thấy an lạc. Con đặt niệm thọ. Con nói chung chung từ sắc thọ tưởng hành thức, con gồm chung ở chỗ này con nói chung. Lẻ ra con viết bài này con phải nói: Bây giờ con quán cái sắc, rồi ở trong cái sắc đó con phải quán tóc tai, mũi miệng.
Con có nhớ bài kệ của vị ni quán tóc của mình, rồi tới mặt mũi của mình... lần lượt vị ni quán để thấy được tướng vô thường của thân. Thầy phải nêu lên gương hạnh của những người tu định vô lậu quán vô thường như thế.
Thấy đúng như thật là vô thường cho nên cái đau nhức khó chịu biết mất, xả ra có sự an lạc. Thưa Thầy nhận thấy như vậy có phải là tri kiến giải thoát hay không?
Chưa đúng đâu. Tri kiến giải thoát lột sạch ra tất cả những cái gì gọi là vô thường. Nó thấy rất là thấu suốt, nó nhìn thấu sự vô thường, nó thấy cái thân của nó bất tịnh là nó ghê gớm vô cùng, nhìn thấy sự thay đổi của cái thân, nó thấy được đường đi nước bước của nhân quả chi phối từng phút giây rất rõ ràng. Lúc bấy giờ người quán được cái vô lậu, thấy được cái thân vô thường, người ta thấy được đường đi của nhân quả, thấy đường đi đó rất rõ ràng. Do sự quán xét thấu suốt như vậy, nó làm cho chúng ta có trí tuệ giải thoát. Còn ở đây quán như vậy chỉ là một số từ để nói lên sự vô thường của nó, mà không thấy hình ảnh vô thường.
Thầy muốn nhắc chung cho các con lấy bài của cô Minh Cảnh để tu định vô lậu diệt sạch lậu hoặc của chúng ta cho đúng.
Con vẫn tiếp tục tu định vô lậu cho đến khi chứng đạt được tâm bất động mới thôi hay sao, kính mong Thầy chỉ dạy thêm.
Bây giờ con tu định vô lậu mà thấy đã vô lậu là như thế nào tức là li dục li bất thiện pháp. Con thấy tới bữa ăn con không thích ăn đâu, con không thèm món ăn nào nữa hết. Con thấy là con li được tâm ham muốn ăn rồi, con thấy mọi vật chung quanh con, thậm chí như các lời dạy trong băng của Thầy con cũng không ham thích nữa, chỉ còn biết tu cho đến ngày giải thoát mà thôi. Hiểu được cái gì làm cái nấy chứ không muốn nghe nữa bởi nghe nhiều khi nó còn gợi chúng ta những ham thích. Đó là chưa li được dục.
Cho nên ở đây lời Thầy dạy cho các con đúng cái pháp vô lậu. Những người tu định vô lậu rồi thì không còn thích nghe gì hết, chỉ muốn âm thầm sống trong trầm lặng để giải thoát tâm hồn của họ chứ họ không bao giờ còn thích nghe băng, nghe đĩa, nghe này kia, hoặc còn thích pháp này pháp kia. Biết cái gì tu được là họ nỗ lực tu cái đó chứ họ không ham thích nữa cái gì khác nữa. Họ hoàn toàn buông xuống hết, không còn một vật gì, chỉ còn hai bàn tay trắng mà thôi. Đó là định vô lậu.
Định vô lậu giúp chúng ta li dục li ác pháp để chúng ta nhập được Sơ thiền. Định vô lậu tu để nhập được Sơ thiền và từ chỗ Sơ thiền đó chúng ta nương vào hơi thở để nhập Tứ thiền làm chủ được sự sống chết của chúng ta. Đến như vậy mới là tu xong.
Còn bây giờ con thấy dính mắc một cái gì đó và tối nằm ngủ còn chưa tỉnh thức, tức là chưa vô lậu. Tại sao vậy? Tại khi nằm ngủ, thân ngủ mà cái tâm luôn luôn biết hơi thở tức là khi ngủ tâm vẫn tỉnh thức trong hơi thở. Vì vậy người tu thiền theo đạo Phật mà tâm li dục li ác pháp rồi thì họ rất tỉnh thức. Họ rất tỉnh thức thì họ không ham ngủ, không ham ngủ thì khi họ ngủ không bao giờ có chiêm bao, không bao giờ mệt nhọc. Còn bây giờ nếu các con không ngủ một đêm là cảm thấy mệt nhọc, đã muốn bịnh rồi, như vậy là chưa tỉnh thức. Do tu định vô lậu này thì nó đạt thành sự tỉnh thức. Hết tu vô lậu thì lúc bấy giờ các con hoàn toàn li dục li ác pháp, hoàn toàn không có mộng mị chiêm bao, thức tỉnh suốt trong đêm ngày, ngủ mà như không ngủ, như vậy là các con tu định vô lậu đã đạt được. Là hết tu định vô lậu.
Con tu định vô lậu trước để quét sạch cái đau nhức khó chịu rồi sau đó con mới tu định niệm hơi thở có chất lượng.
Đúng vậy. Định vô lậu phá cái thọ, nó quét sạch cái thọ làm cho tâm của con trước cái thọ đau khổ mà không giao động. Không có nghĩa định vô lậu làm cho thân con hết đau khổ, nhưng thân tuy đau khổ mà tâm của con không giao động trước cái đau khổ của thân. Con hiểu chưa? Không phải định vô lậu làm cho con như có một liều thuốc tê chấm dứt sự đau khổ, làm cho hết đau khổ của thân. Nó vẫn có đau khổ nhưng tâm của con vô lậu cho nên trước cái thọ đau khổ đó của thân, tâm của con không có giao động, tâm con không sợ hãi; nó đau mặc đau, con chỉ biết giữ cái tâm con nằm chặt ở trên tụ điểm, nằm chặt ở trên đối tượng của 6 cái thức mà thôi. Nó đau mặc đau, rồi sau đó con mới tu định niệm hơi thở.
Tu định niệm hơi thở, mới đầu vô con tu hơi thở bình thường khoảng 5 phút, bắt đầu hướng tâm thở hơi thở chậm nhẹ, 6 căn bám nhẹ vào tụ điểm và từ từ vận dụng hơi thở chậm nhẹ hơn nữa. Có hơi thở nhẹ và chậm như không có hơi thở mà vẫn vận dụng 6 căn bám chặt tụ điểm, tai con còn nghe âm thanh quá rõ cho nên con gọi nhĩ thức câu hữu với thân thức bám chặt tụ điểm thì bắt đầu nhĩ thức mới bám vào tụ điểm. Thưa Thầy, hiện giờ con nên phá âm thanh trước rồi sau mới tịnh chỉ hơi thở, hay là hướng tâm tác ý đồng một lượt phá âm thanh và tịnh chỉ hơi thở.
Không phải. Bây giờ con không nên theo hơi thở mà tâm con chỉ nương hơi thở, nằm trên hơi thở chậm và nhẹ rồi bắt đầu mới phá âm thanh với hơi thở đó, sau đó mới tịnh chỉ hơi thở để mà phá thọ. Nghĩa là phá thọ sau khi phá âm thanh, nương vào hơi thở để tịnh chỉ hơi thở, làm cho hơi thở ngưng để nhập Tứ thiền, đó là phá thọ. Còn bây giờ ý thức nằm trên hơi thở, thì biết hơi thở ra hơi thở vô nhưng luôn luôn lúc nào cũng kêu gọi nhĩ thức phải tập trung, phải nằm chặt trên tụ điểm và luôn luôn lúc nào cũng không được nghe âm thanh bên ngoài, nhĩ thức phải nằm trên tụ điểm nghe hơi thở, không được nghe ra ngoài. Dùng pháp hướng mà nhắc nhĩ thức như vậy thì nhĩ thức mới bám chặt trên tụ điểm, nó mới không nghe ra ngoài. Từ đó con mới phá được âm thanh. Không khéo thì con cứ nghe âm thanh, mà âm thanh thì dễ lôi cuốn cái thọ. Âm thanh câu hữu với cái thọ làm cho cái thọ tác động cái thân. Khi thân con bị thọ rồi thì cái thân tác động ý thức, ý thức bị giao động nên tâm bị giao động theo cái thọ. Cho nên khi ngồi kiết già đau chân quá chịu không nổi, phải xả ra, phải lôi chân xuống. Việc đó làm cho con mất định đi. Cho nên muốn được định thì phải phá âm thanh trước. Âm thanh không câu hữu với cái thọ; cái thọ không câu hữu với cái thức; cái thức không câu hữu với cái tâm thì tâm của con mới bất động, nó yên lặng ở trong trạng thái định. Nhớ chưa? Con phải phá âm thanh trước.
Tu định chánh niệm tỉnh giác, con tu trong mọi hành động và lúc nào cũng kèm theo tâm từ bi hỉ xả và hướng tâm gọi ý thức hãy sống trong hiện tại, phải chánh niệm tỉnh giác khi ăn uống nói nín, đại tiểu tiện, luôn luôn phải tỉnh giác.
Ở đây các con muốn tu tỉnh giác thì hãy nghe lại lời dạy của Thầy trong băng, mới thấu rõ cái chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm tỉnh giác có nhiều cách thức tu, mà nó phải lợi dụng trong hành động đi kinh hành, lợi dụng trong hành động làm hằng ngày của chúng ta. Tu chánh niệm tỉnh giác thì phải tu tỉnh giác trong tất cả mọi hành động hằng ngày. Chúng ta tu chánh niệm tỉnh giác nhiều hơn và lúc nào cũng thực hiện tu chánh niệm tỉnh giác để cho có sức tỉnh. Cho đến khi chúng ta có sức tỉnh trên hơi thở đến độ chúng ta ngủ như không ngủ. Đó là mức cuối cùng của tĩnh giác mà các con phải tu tập cho đạt được để phá 18 loại tưởng, các con không còn chiêm bao trong khi ngủ nữa, luôn luôn tỉnh giác. Và đồng thời phá vọng tưởng.
Dưới đây con xin Thầy chỉ dạy cho con tu định sáng suốt cho đúng.
Định sáng suốt có nghĩa là khi chúng ta thực hiện định vô lậu xong mà ngồi lại thì tâm sáng suốt cho nên chúng ta giữ cái tâm sáng suốt đó, cái tâm yên lặng, cái tâm vô sự tức là pháp môn thư giản làm cho thân tâm chúng ta trở về trạng thái an ổn nhứt, không có mệt nhọc, không có đau khổ chứ không có nghĩa ngồi tập trung trong cái sáng suốt. Nếu tập trung trong cái vô sự, trong cái thanh thản, như vậy là sai. Người tu định sáng suốt, định thanh thản này là người thư giản cho thân tâm trở về trạng thái an ổn nhất, không bị mệt nhọc, không bị rối loạn. Như vậy không phải định sáng suốt này là cái định tập trung làm cho tâm mệt thêm. Làm như vậy thì không phải là định sáng suốt nữa.
Muốn tu tập buổi khuya ngồi ghế bình thường mà tỉnh táo, không bị buồn ngủ. Xin Thầy chỉ dạy cho con biết thời gian tu cả 4 loại định có hay không chênh lệch.
Bốn loại định đó thì định Chánh Niệm Tỉnh Giác phải tu nhiều, định Vô Lậu thì phải tu ít hơn định Chánh Niệm Tỉnh Giác, định Hiện Tại An Lạc Trú tu rất ít, chỉ tu một lần trong một đêm ngày. Mỗi loại định như định Hiện Tại An Lạc Trú, định Chánh Niệm Tỉnh Giác, định Vô Lậu, sau khi tu mỗi loại định như vậy rồi thì nên thư giản thân tâm bằng định Sáng Suốt, nghĩa là xen kẽ định Sáng Suốt vào sau mỗi khi tu các loại định khác để thư giản thân tâm, làm cho thân tâm an ổn và bình thường, phục hồi lại trạng thái bình thường, không còn mệt nhọc sau mỗi khi các con tu các định kia xong. Nó có tên là định Sáng Suốt là làm cho trong người chúng ta khỏe khoắn trở lại mà tu tập cái khác, coi như là sau thời gian làm việc mệt chúng ta được nghỉ ngơi. Định Sáng Suốt có nghĩa là sự nghỉ ngơi.
Thưa Thầy từ ngày Thầy dạy giáo án đến giờ, tâm con xả sạch, tâm con an ổn, ăn ngày một bữa không còn thấy đói gì cả, không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn uống hay thèm khát gì hết, cứ đến giờ là đi ăn. Tâm thanh tịnh nên tâm dục tự nó mất tiêu, không bao giờ hay. Con chẳng thương mà cũng chẳng ghét ai cả, muốn sống độc cư, sống trầm lặng không làm việc gì hết nhưng bổn phận phải làm, không muốn đến chỗ đông người ồn ào, bất đắc dĩra nghe băng và ra ăn cơm. Con thường hướng tâm ám thị phải sống trong thiện pháp. Ít ngủ, ngủ ít khi có chiêm bao. Hằng ngày con sống như vậy có phải là Sơ thiền không?
Không phải Sơ thiền đâu. Tất cả những cái này không phải là Sơ thiền mà đó là cuộc sống của con.
Nhiều khi mình cứ nghĩ tưởng là mình sống như vậy là đúng. Nhưng sự thật là sai. Trí tuệ người tu rất sáng suốt, người ta nhận được hoàn cảnh không phải sống như vậy đúng. Các con tưởng mình sống như vậy là giải thoát, nhưng nhìn xung quanh mọi người đang khổ sở với mình mà mình cứ chun rúc trong hóc mà tưởng là giải thoát thì không đúng. Trong thời đức Phật, người nào cũng đi xin ăn, ông Phật cũng xin ăn, các vị tỳ kheo khác cũng xin ăn, mà mình sống luôn luôn độc cư ở trong thất tu như vậy là không đúng.
Thầy vừa trả lời xong cho cô Minh Cảnh về một số vấn đề tu tập. Thầy thấy rằng có những cái sai, mà những cái sai này chung cho tất cả chúng chứ không là sai riêng của một người.
Sai thứ nhất là dường như người ta trạch pháp ra một câu dùng làm pháp hướng và pháp quán. Pháp hướng khác với pháp quán, hai pháp này khác nhau. Chúng ta quán mà lại quán chung chung, không đúng tánh cách của sự quán sát, không thành hiện trạng của sự quán mà nó trở thành danh từ suông.
Hầu hết những người tu hành trong thời đại này chỉ đứng trên chữ nghĩa, nói suông mà thôi. Thí dụ chúng ta nói thân này là vô thường, khổ, vô ngã; thì người ta chỉ nói suông danh từ như vậy chứ người ta đâu có thấy được trạng thái vô thường, khổ, vô ngã như thế nào. Cho nên muốn được thấy trạng thái vô thường, khổ, vô ngã thì chúng ta phải có sự quán xét, phải có sự suy tư nên gọi là quán pháp. Còn đằng này quán chung chung như làm biếng không chịu suy tư, sợ động não nó mệt cho nên cứ vay mượn tưởng giải của người khác, cứ nhai đi nhai lại câu nói quán vô thường, khổ, vô ngã. Quán như vậy thì suốt ngàn năm đi nữa, quý vị tu định vô lậu cũng không hết lậu hoặc. Do chỗ sai đó mà muốn phá thì phải mất rất nhiều thì giờ cho giáo án này.
Cái sai thứ hai là khi tu hành chúng ta phải hiểu khi nào thì chúng ta phải quán, khi nào thì chúng ta phải hướng. Khi đã quán xong rồi, chúng ta đã thấu triệt rồi thì chúng ta mới dùng pháp hướng để đoạn dứt nó, để lìa bỏ nó đi. Pháp hướng là pháp ra lệnh để cho tâm chúng ta không còn bám dính cái đó nữa. Còn pháp quán là pháp để chúng ta thông suốt, thông hiểu. Cho nên Phật nói lúc đầu tiên người mới vào đạo Phật thì những gì chưa thông hiểu phải thông hiểu. Muốn thông hiểu thì phải quán.
Bây giờ mình nghe danh từ suông, mình chưa có rõ. Như nói hôn trầm thùy miên. Ai nói danh từ đó cũng được, nhưng có người không biết hôn trầm thùy miên ra làm sao, trạng thái như thế nào. Phải hiểu là trạng thái hôn trầm thùy miên làm cho cơ thế chúng ta mỏi mệt lười biếng, dã dượi, làm cho chúng ta cảm thấy bần thần khó chịu, không tỉnh táo. Cái đó mới gọi là hôn trầm thùy miên. Nếu chúng ta nói hôn trầm thùy miên suông không thì không có nghĩa gì cả, người khác không hiểu. Mình muốn nói cái đó thì mình phải diễn tả nó ra, phải suy tư ra được, phải quán xét ra được cái trạng thái hôn trầm thùy miên như thế nào. Nếu không thông rõ như vậy thì chúng ta tu hoài cũng vô ích. Bởi vì tu khó là chỗ thông hiểu phải thông hiểu.
Vấn đề quan trọng của đạo Phật là thông hiểu. Quý thầy đã biết, đã thấy rất rõ: Không thông hiểu thì không làm sao tu được. Mình phải thông hiểu, đừng vay mượn của người ta, nhai đi nhai lại hoài của người mà không thông hiểu thì không thể được. Quán tức làm cho tri kiến của mình thông suốt, tri kiến của mình tự nó phóng ra những hiểu biết đó, nó làm cho mình thấu rõ được pháp đó nó như thế nào đúng, như thế nào sai. Quý thầy đã sai trong định vô lậu, thì định hiện tại an lạc trú và hơi thở quý thầy còn sai biết bao nhiêu trong đó nữa. Cho nên Thầy nhắc nhở quý thầy phải trình cho Thầy biết cái đúng cái sai trong tu hành của quý thầy. Nhất là định Sáng Suốt.
Nhìn vào cái tánh của quý thầy thì biết là quý thầy tu chẳng tới đâu hết. Tại sao vậy? Tại vì trong 3 tháng này người nào tu được hay không thì Thầy biết. Người nào tu như thế nào thì không được hay tu như thế nào thì được. Tại sao vậy? Tại Thầy nhìn thấy qua sự sống trầm lặng của người đó, nếu người đó sống phóng dật, chạy theo luận bàn cái này, nói chuyện cái kia, thì những người đó không thể tu được. Nhìn lại ở đây được mấy người sống trầm lặng. Đã đi tu rồi thì phải quyết tâm giữ gìn không cho phóng dật.
Quý thầy thấy rằng tâm Phật không phóng dật; tâm ta niệm Phật cũng không phóng dật. Phóng dật là một pháp rất ác độc, nó nối tiếp sự sanh tử luân hồi mãi mãi. Muốn cho đừng phóng dật thì chúng ta phải sống độc cư. Đó là điều kiện cần phải giữ. Cho nên ở đây nhìn lại trong chúng của quý thầy, được mấy người không phóng dật? Sống trầm lặng, sống độc cư, sống cô đơn một mình thì người đó mới không phóng dật, bởi cái tướng không phóng dật thì cái tâm phóng dật lần hồi sẽ nguội lạnh và nó sẽ không phóng dật. Tướng không giữ được độc cư thì tâm không thể nào giữ được không phóng dật. Mới đầu chúng ta giữ được cái thân chúng ta không phóng dật thì sau đó cái tâm theo sẽ không phóng dật. Nếu quý thầy không giữ thân không phóng dật thì tâm sẽ phóng ra tứ tung lung tàng, ngồi lại cái tâm còn phóng ra nhiều hơn nữa, hết chuyện này tới chuyện khác, như một cái chợ trong đó.
Cô Minh Cảnh hỏi Thầy "hiện tại con tu định Hiện Tại An Lạc Trú ngồi một giờ con ám thị nhĩ thức cho bám chặt tụ điểm để phá âm thanh và con vận dụng như vậy thì âm thanh có giảm, nhưng cô Út nói con sai mà con không biết sai chỗ nào".
Bởi vì cô Út không xét qua chỗ tu định Hiện Tại An Lạc Trú của con, nếu con tu trong một ngày mà con ngồi một giờ hay hai giờ tu trong định Hiện Tạn An Lạc Trú. Con ngồi tu định Hiện Tại An Lạc Trú thời gian ít như vậy là đúng đó, không sai đâu. Và sáu cái thức bám chặt trên tụ điểm và cột chặt trong hơi thở vào đó. Chúng ta thấy hơi thở thở ra, hơi thở hít vô đều xuất phát từ tụ điểm đó. Cho nên cái tụ điểm là rất quan trọng.
Muốn cho các con thấy vấn đề tụ điểm là rất quan trọng, cho nên Thầy thường nói tụ điểm là điểm tựa để chúng ta bẩy vũ trụ. Có tụ điểm tức là chúng ta có thần lực và đại thần lực, mà có được đại thần lực thì khi chúng ta sử dụng Định Như Ý Túc trong Tứ Như Ý Túc, chúng ta muốn nhập định nào và lúc nào, chúng ta chỉ cần ra lịnh là chúng ta nhập được theo ý muốn. Muốn được vậy chúng ta phải có tụ điểm để cột sáu con vật mắt tai mũi miệng thân ý, tức là tâm của chúng ta, do đó khi tâm chúng ta không rời tụ điểm, mà tụ điểm ở đâu? Ở tại nhân trung. Chúng ta cột chặt sáu thức vào tụ điểm đó, chỉ cần bảo chúng bám chặt xuống, nằm yên xuống ở trên tụ điểm.
Đạo Phật biết dùng tưởng nhưng rất sợ tưởng, phải xả bỏ tưởng. Cái tưởng tự nó đến thì chúng ta phải xả bỏ. Như khi ngồi thiền nhiếp tâm với mục đích chúng ta tịnh chỉ cái gì để vào cái định gì, mà lúc bấy giờ ngồi thấy an ổn, thấy thích thú thì cái thích thú đó là tưởng đến, nó là khác rồi. Còn khi chúng ta dùng tưởng là khi chúng ta đặt cái tưởng như tương thây ma sình trương hôi thúi. Trước mắt mình đâu có thây ma nào đâu mà mình tưởng ra thây ma nằm đó, sình trương hôi thúi đủ thứ, thì đó là mình dùng pháp tưởng chứ gì, mình dùng đề mục tưởng để tưởng ra thây ma. Cho nên chúng ta biết phân biệt các loại tưởng thì chúng ta chủ động sử dụng tưởng được.
Nhân trung thì có đầu nhân trung, giữa nhân trung và cuối nhân trung. Tại sao chúng ta không đặt tụ điểm ở miệng, hay trước mũi, hay tại tam tinh, hay tại cổ họng, hay ở rún, mà chúng ta lại lấy nhân trung làm tụ điểm?
Điểm nằm tại giữa nhân trung gọi là tụ điểm. Hơi thở ra vô ngang qua chỗ đó cho nên ta đặt cái tụ điểm ở đó thì chúng ta có cái tưởng thấy hơi thở như từ ở tụ điểm đó xuất phát hơi thở, nghĩa là hơi thở ra vô như xuất phát ở đó, chớ không phải ở trong lỗ mũi hay từ ở trong phổi chúng ta ra vô theo lỗ mũi.
Sự thật là hơi thở từ trong phổi chúng ta đi ra chớ không phải từ tụ điểm đi ra. Nhưng chúng ta dùng cái tưởng, chúng ta thấy hơi thở như từ ở nhân trung xuất ra đi ra, đi vô.
Đó là cái thứ nhất. Thường thường chúng ta hít vô chúng ta thấy như có không khí chạy vô lỗ mũi, rồi đi vô trong phổi chúng ta, do đó cái tâm chúng ta cứ chạy vô chạy ra theo sự ra vô đó của không khí.
Như khi chúng ta hít vô thấy hơi thở chạy vô lỗ mũi. Chúng ta thấy có không khí chạy vô trong lỗ mũi của mình. Rồi khi thở ra chúng ta thấy có không khí trong mũi chạy ra.
Còn có người dẫn hơi thở đi tới dưới bụng mình nghe nó phình lên xọp xuống. Đó là những cái sai. Chúng ta chỉ biết từ chỗ nhân trung này nó hít vô nó thở ra, thấy hơi thở xuất phát từ tụ điểm nhân trung. Cái tâm, tức sáu cái thức của chúng ta nằm ở đó bám chặt vào hơi thở, hơi thở ra hay hơi thở vô, sáu thức cũng đều nằm tại đó. Đó là chúng ta tu về định Hiện Tại An Lạc Trú, nương vào hơi thở như vậy để bắt buộc nhĩ thức hay nhãn thức, hoặc mọi cái thức của chúng ta đều bám chặt trên đó mà phá âm thanh, phá luôn cả cái thọ. Cái thọ là cái thân thức chứ gì? Cái thân thức làm cho chúng ta cảm giác đau nhức hoặc khó chịu đó, chúng ta bắt thân thức phải nằm ở nhân trung, do đó chúng ta không còn cảm giác đau đớn hay gì khác. Cái đó là một phần mà chúng ta tu tập để đi dần đến sự tịnh chỉ các hành trong thân, làm chủ được cái thân của chúng ta.
Còn phần tâm mà cô Út nói con sai có nghĩa là cô dò xét cái tâm của con còn dính mắc này kia. Cô nói con sai, không có nghĩa là sai ở chỗ ngồi tu này, mà sai là chỗ con không tu định vô lậu, con không chịu nỗ lực tu định vô lậu. Định vô lậu là biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, mà con cứ chống đối với hoàn cảnh hoài, còn làm nghịch lại hoàn cảnh.
Hồi nãy có bài kệ tùy thuận trong mọi cảnh. Như vị tu sĩ trong bài kệ đó tùy thuận trong hoàn cảnh, làm cho tâm vị tu sĩ đó giải thoát tức là không có lậu hoặc. Người ta nói sao thì vị tu sĩ đó cũng nghe đúng vậy thôi, làm đúng y như vậy hết tức là tùy thuận trong hoàn cảnh.
Bây giờ mình chưa phải là tỳ kheo sống ba y một bát, vân du từ chỗ này đến chỗ khác như những du tăng mà còn sống trong tu viện, còn đang nỗ lực tu hành trên bước đường của đạo Phật. Tùy thuận là như bây giờ mình chưa nhập được tứ thiền mà mình ở trong một khu rừng nào đó mà khu rừng đó có nào là cọp beo voi gấu này kia, nó đến làm động đủ thứ hết. Nó làm thì kệ nó, mình chỉ nương theo cảnh đừng làm động cảnh thôi, thì chắc chắn sống trong hoàn cảnh đó mình được yên ổn mà nhập định.
Đâu phải cô Út nói con ngồi tu cái định Hiện Tại An Lạc Trú này sai đâu, nhưng cô Út nói sai thì mình phải hiểu rõ cái sai của mình là cái sai trong tu định vô lậu, mình còn bị chướng tâm là mình chưa có giải thoát được. Khi người ta nói mình sai, rồi người ta dò xét coi mình có chướng tâm không. Nếu mình còn chướng tâm thì biết là mình tu định vô lậu sai mới còn chướng tâm. Con hiểu chưa? Cho nên khi nào người ta nói mình sai cái gì, đó là người ta trắc nghiệm thử coi mình có bị động không? Nếu mình bị động là tâm mình chưa vô lậu; khi tâm đã vô lậu thì không còn bị động.
Biết được như vậy thì biết chỗ sai của mình trong sự tu định vô lậu, do vậy nên cần tu luyện định vô lậu cho nhiều, nên sống tùy hoàn cảnh. Trường hợp gì mình cũng chỉ có tâm tùy thuận với hoàn cảnh thì mới thấy được cứu cánh giải thoát của định vô lậu. Mình sống không có được theo như ý muốn của mình, mình muốn là muốn cảnh tịnh. Con đã hiểu cái sai chưa? Còn muốn cảnh này cảnh kia tức là còn muốn. Mình phải sống trong cảnh, không được muốn. Mà không được muốn là hết muốn chứ gì. Mà hết muốn tức là li dục li bất thiện pháp tức là mình đã đạt được cứu cánh của định vô lậu tức là mình nhập được Sơ thiền.
Còn bây giờ con muốn phá âm thanh mà Sơ thiền con chưa nhập được thì coi chừng không tưởng nó nhào vô cả đống mới chết, làm sao mà đi qua khỏi cái nẽo của Tam thiền này nổi.
Cho nên con tính phá âm thanh bên ngoài nhưng bởi cái tâm chưa li dục li ác pháp tức là chưa hết tâm dục, cái tâm còn chướng ngại, tâm bất động của mình chưa có được, do đó hiện ra những âm thanh tưởng thì làm sao mà dẹp nổi thanh tưởng, vô trong thanh tưởng lại nghe càng rõ nữa, nó xưng là ông này ông kia, nó xưng là chúa, là trời,..... Thanh tưởng ở trong đầu của con, trong lỗ tai con tự nghe.
Các con thấy trong vấn đề tu để phá âm thanh bên ngoài, âm thanh bên ngoài không tác động được nhĩ thức của con, thì ngay trong lúc đó con sẽ nghe những âm thanh của tưởng. Như vậy thì chưa có vội vàng diệt âm thanh bên ngoài đâu.
Cô Út nói sai là sai ở cái chuẩn bị cho Sơ thiền của con. Con phải chuẩn bị cho được là trước các đối tượng mà tâm của con bất động, tức là con phải li dục, li ác pháp. Có như vậy thì con mới đi vào những con đường của Tứ thiền mới bảo đảm, chứ không khéo bị lọt vào các nẻo tưởng của ma.
2./ Thầy có đọc tập nhật ký tu tập của Huệ Ân. Con trình bày sự tu tập của con về định vô lậu. Thấy con trình bày rất đúng pháp quán về sự thay đổi của cái thân vô thường của mình. Thầy thấy quán như vậy là rất hay và hằng ngày con thường đặt cái niệm và quán xét như vầy thì lí vô thường về cái thân sẽ thấm nhuần và từ đó tâm con sẽ xả đi tất cả lậu hoặc, cho nên đạt được chỗ li dục li ác pháp, để rồi tâm sẽ thanh thản nhập được vào Sơ thiền.
Đó là con tu định vô lậu, con cứ đặt cái niệm và con quán như con đã viết trong cuốn tập nhật ký thời khóa này, con cứ nỗ lực tu đi thì thời gian không lâu, con sẽ làm chủ được cái sống chết của con và khi định vô lậu có hiệu quả, nó sẽ không còn lậu hoặc nữa thì cái nhân sanh tử luân hồi cũng hết. Tu định vô lậu mà nhân sanh tử hết thì con sẽ chết đi mà không tái sanh luân hồi. Tu nó đơn giản lắm, không có tu nhiều đâu, con đặt đúng cái niệm như vậy rồi con quán xét như vậy, lần lượt con thấy rất rõ và cuối cùng con chứng được cái lí vô thường và con sẽ hết lậu hoặc. Và từ đó về sau con thường hướng tâm quán như vậy rồi dùng pháp hướng thì pháp hướng có hiệu quả, sau đó tới 4 thiền thì con sẽ dùng pháp hướng để biểu nó tịnh chỉ.
Như hiện giờ pháp hướng của con đã thấy có hiệu quả. Khi nhức đầu, con chỉ bảo nó "Đừng nhức đầu" thì thấy nó không nhức nữa, hết nhức đầu.
Con không biết tầm tứ như thế nào, nhưng muốn tâm mình nhập Nhị thiền thì con bảo "Tầm tứ hãy diệt đi, ngưng đi, đừng hoạt động nữa" lúc bấy giờ con sẽ thấy hơi thở chậm nhẹ như thế nào đó, con rơi vào một trạng thái của định. Lúc đó là lúc con đã nhập Nhị thiền.
Nếu con bảo "Các trạng thái tưởng hãy li ra hết để tịnh chỉ cái hỉ, để nhập Tam thiền" tự nhiên cái tâm nó vào chỗ đó để con nhập Tam thiền. Và khi con ra lịnh các hành trong thân ngưng, hơi thở ngưng, mà lúc bấy giờ nó ngưng thì con nhập Tứ thiền. Đồng thời khi đó con nói "Thân này hoàn toàn bỏ đi" tức là sẽ hoại diệt cái thân này đi, tức là con làm chủ sự sống chết. Đó là trả lời phần về con.
3./ Còn về phần cô An Tịnh, con ghi trong vấn đề con tu rất đúng. Cứ tiếp tục tu, cố gắng mà tập luyện từng chút, từng chút như vậy, rất tốt. Thầy thấy không có sai chỗ nào hết. Khi Thầy không có trụ ở đây nữa thì các con cứ giữ gìn giới luật cho đúng, cho nghiêm chỉnh.
Người nào còn ở lại thì cô Út sẽ sắp xếp cho mọi hoàn cảnh thuận để thực hiện định vô lậu, là cái định ban đầu.
Không có nghĩa là các con chỉ tu có định vô lậu thôi, còn tu những định Hiện Tại An Lạc Trú nhập 4 thiền để diệt hơi thở, để diệt 18 loại tưởng sau khi thấy các con đã đạt được định vô lậu rồi. Cô Út sẽ sắp xếp cho các con hoàn cảnh thuận tiện nhứt để thực hiện nhập 4 định Hiện Tại An Lạc Trú. Nếu các con giữ gìn giới luật và tu tập chuyên cần, độc cư 100% để nhập Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thì thời gian ngắn nhứt cho các con là 3 tháng hay 6 tháng là cùng, các con sẽ làm chủ được thân tâm; cũng trong 3 hay 6 tháng đó các con sẽ thực hiện Tứ Như Ý Túc, muốn nhập định nào thì nhập, muốn hiện thần thông lúc nào thì hiện. Khi các con có được Tứ Như Ý Túc rồi thì các con muốn thể hiện thần thông như thế nào cũng không còn khó khăn nữa. Như vậy mới thấy sự làm chủ sanh tử của mình. Nếu không được như vậy thì tu hành làm gì. Khi đã làm chủ được sanh tử thì chuyện thần thông đi đâu, đâu có gì trở ngại, không gian đâu còn dài nữa, chỉ ra lệnh là mình hiện ra tại chỗ đó ngay. Cho nên những điều con ghi chép ở đây cứ tuần tự mà tu tập cho đúng cách.
Lúc này là lúc cô Út sắp xếp cho các con li dục li ác pháp mà các con không li dục li ác pháp được mà cứ đòi hỏi phá âm thanh, phá thọ, nhập 4 thiền định Hiện Tại An Lạc Trú. Chưa li dục mà phá âm thanh, phá thọ sao nổi. Tu thì phải thực hiện thần lực, tu làm sao để mình làm gương cho người khác ham tu. Tu không khó đâu, chỉ cần không ham thích gì của thế gian này thôi, chứ còn ham thích thì còn trôi lăn trong lục đạo luân hồi khổ đau.
Thay vì bây giờ con định ngồi kiết già nhiếp tâm trong hơi thở là 20 phút mà nó tăng lên 40 phút cũng không sao hết, hay sụt xuống 15 phút cũng được, lúc nó lui ra thì mình cứ lui, không có sao. Bởi ngày xưa ông Phật có đồng hồ đâu mà nhìn cho nên ông chỉ tu tới đó thì nó hết, nó bung ra thì ông đi kinh hành, mà nó kéo dài thêm được một giờ, hai giờ thì ông cứ nhập định ngồi. Ngồi mà được an ổn thì cứ ngồi. Ngồi mà nghe nó cứ bung ra thì đứng dậy đi kinh hành. Cho nên đừng có lo chuyện ngồi lâu mau. Thầy có dạy con là ổn định hơi thở phải mấy phút phải đúng chứ gì. Đó là ổn định hơi thở, giai đoạn đó qua rồi, con đâu còn chấp chuyện cũ đó nữa. Trong vấn đề tu tập của con, Thầy thấy con trình bày tu như vậy là tốt rồi, nhưng con nên sắp xếp thời khóa lại cho đàng hoàng, tùy theo sức của mình mà tu.
Còn hiện giờ đừng để tâm buồn bả mà phải có cái tâm thanh thản. Khi thấy tâm buồn bả hay lo lắng gì thì dùng định vô lậu mà quét sạch nó ra. Đặt niệm buồn bả đó coi nó buồn cái gì, lo lắng gì. Lo lắng đời tu hành của mình, hay lo lắng con cháu, hay lo lắng nghề nghiệp, hay lo lắng chùa xưa, hay lo lắng đồ chúng tu hành mà không có người chăm sóc, hay lo lắng huynh đệ của mình không có nơi nương tựa, hay lo lắng cho đời của mình già rồi mà tu không có thầy hướng dẫn. Tất cả các cái lo lắng đó đều đặt trước mặt của mình, xem coi niệm nó là niệm nào, quán xét nó như thế nào xong rồi thì đập nó xuống, dẹp nó xuống. Dùng pháp hướng giúp cho tâm của mình trở về thanh thản bất động để nỗ lực trên con đường tu tập. Đừng để buồn. Buồn làm cho mình không ngủ nghỉ được. Buồn làm cho tâm của mình bị ức chế mà không giải quyết được gì, không đem đến lợi cho con đâu. Cho nên bây giờ khi có trạng thái buồn, giận hờn thương ghét gì thì đặt nó trước mặt, dùng định vô lậu mà quét cho sạch, quán xét tư duy để đập nó xuống hết, không để nó trong tâm của con, làm cho con có một đời sống thanh thản, tâm bất động thì mới đúng cái nghĩa, thì mới đúng cách li dục li ác pháp, rồi từ đó con mới tập hơi thở để tịnh chỉ các hành để lần lượt nhập vào các định Hiện Tại An Lạc Trú.
Thầy nghĩ rằng các con tuy tuổi lớn nhưng may gặp chánh pháp thì nếu tu kỹ lưỡng, từ bước đầu phải tu như thế nào cho đúng? Như trong tập nhật ký của cô An Tịnh viết đây thì trước khi vào đây tu tập, cô thường tu định Niệm Hơi Thở nhiều nhất. Nhưng sau khi được học giáo án này thì có sự thay đổi rất lớn là phải tu định vô lậu trước mới đúng. Định vô lậu làm cho tâm của mình li dục li ác pháp ra, làm cho tâm không buồn khổ, không giận hờn, trước hoàn cảnh nào nó cũng đem lại một cái tâm an vui. Do chỗ tu tập như vậy nên cô An Tịnh tu định Hiện Tại An Lạc Trú ít lại, mà kết quả thấy nó cao hơn. Còn hồi trước tu dữ tợn, cứ liên tục lo tu hơi thở, cứ ngồi 5, 10 hơi thở đứng dậy đi. Ngồi hít thở 5, 10 hơi thở đứng đậy đi, mà vọng tưởng cứ còn, hôn trầm cũng chưa sạch. Bây giờ nó có nhiều cái thay đổi, tuy hôn trầm vẫn chưa hết nhưng nó không làm chủ được mình nữa. Còn về phần hơi thở thì tu ít lại nhưng chất lượng cao hơn, nhiếp tâm vô thì hoàn toàn chủ động, không để một niệm xen vô trong hơi thở của mình. Đồng thời hằng ngày cái tâm của cô trước cái ăn, cái mặc, cái đời sống nó xả xuống rất nhiều, trong cuộc sống nghe nó thanh thản. Thấy như vậy thì đó là cô đã đi dần đến chỗ giải thoát rõ ràng. Và cứ tiếp tục như vậy thì cuối cùng cô phải đi đến giải thoát hoàn toàn, chứ không phải là không đi đến.
Cho nên tu đúng là chúng ta thấy con đường tu của chúng ta mỗi ngày đều có sự tiến bộ. Nhứt là định vô lậu, ngày hôm nay tu vô lậu đúng rồi thì ngày hôm sau các con thấy cái tâm của mình thay đổi liền. Thay đổi là trước các việc gì nó cũng không bao giờ buồn khổ, không bao giờ gây khó khăn cho mình, không bao giờ khóc nữa. Bởi vì tâm hết lậu hoặc rồi nên không có khóc nữa, mà nó chỉ biết cười. Tâm nhất như chứ không biết khổ nữa, nó hết khổ rồi. Còn trong lúc còn lậu hoặc thì chúng ta có những khổ đau, có những sự làm cho tâm có lúc vui, lúc buồn thế này thế khác.
Chúng ta chưa thấy những nghịch cảnh là pháp giúp chúng ta giải thoát mà thuận cảnh làm cho cái ngã chúng ta lớn ra. Tưởng là tâm an nhưng không thật sự an. Cho nên những hoàn cảnh nghịch đều là những pháp tốt giúp cho người tu sĩ của đạo Phật giải thoát, làm cho người tu sĩ li được tâm dục, li được tâm ham muốn và các ác pháp dễ dàng hơn và mau chóng hơn. Chúng ta càng gặp ác pháp nhiều thì chúng ta mau tiến bộ chừng nấy, còn nếu lâu lâu mới gặp một lần thì lâu tiến bộ lắm. Muốn cho gặp được nhiều pháp nghịch thì cũng khó lắm chứ không phải dễ đâu. Hầu hết các con mà chuyên tu, không ai tới thất ai chắc chắn khó gặp pháp nghịch. Còn người này đi đến thất người kia, người kia đi đến thất người nọ nói chuyện, thì người biết tu giải thoát mau lắm, mà người không biết tu thì nó lôi xuống địa ngục cũng mau, bởi vì không biết tu mà nói xúm nhau chuyện thì nó lôi xuống dưới hết. Cho nên pháp nghịch cũng nguy hiểm cho người không biết tu, nhưng cũng là pháp mau giải thoát cho người biết tu. Các con hiểu chưa.
Như vậy con nên cố gắng tu định vô lậu cho nhiều đi. Phật dạy phải tu định vô lậu. Còn định Hiện Tại An Lạc Trú chẳng qua là chúng ta muốn làm chủ cái thân, muốn bay lên hư không mà chơi thôi, lúc tâm bất động rồi thì mặc tình mình muốn ngồi trên hư không ra lịnh cho thân mình bay thì chuyện đó không còn khó nữa. Còn bây giờ cái tâm của mình như một đống rác, giận hờn phiền não, thúi muốn chết mà không lo dẹp, mà muốn bay lên hư không thì làm sao bay được. Quét sạch đống rác đó đi, rồi định niệm hơi thở sẽ giúp các con bay rải đạo đức nhân quả giải thoát khắp nơi.
Khi tu các pháp rồi mà:
- Thấy cơ thể mình mệt nhọc thì đi kinh hành thư giản làm cho cơ thể trở về trạng thái an ổn khỏe khoắn trở lại của thân và tâm. Nếu mình đi kinh hành mà cứ ghìm ghìm, cứ cột cái tâm của mình dưới chân hoài để cho nó biết bước chân, hay như khi đi kinh hành để phá hôn trầm, thì cái đó lại càng làm cho thân và tâm mệt thêm nữa. Cho nên đi kinh hành thư giản không phải như khi đi kinh hành tu chánh niệm tỉnh thức, hay đi kinh hành tu tâm từ ban rải lòng thương yêu của chúng ta với chúng sanh, hoặc đi kinh hành phá hôn trầm thùy miên. Phải biết cho rõ sự khác biệt nhau giữa những loại đi kinh hành đó.
Chúng ta tu như vầy:
Nếu hồi nãy giờ chúng ta ngồi thiền mệt mỏi quá rồi, nên bây giờ chúng ta đi kinh hành thư giản thì đi như một người vô sự nhàn du, du ngoạn chơi mà trong tâm chúng ta không có gì bận rộn hết. Đó là đi kinh hành thư giản.
Khi cơ thể khỏe khoắn, không có gì hết thì chúng ta đi kinh hành tu chánh niệm tỉnh thức.
Khi cơ thể khỏe, chúng ta muốn đi kinh hành để trau dồi tâm từ thì chúng ta đi tập trung tâm nhìn xuống chân để gieo lòng thương yêu đối với chúng sanh, chúng ta không đạp, không làm hại chúng sanh.
Mỗi loại đi kinh hành đều giúp cho chúng ta có sức tỉnh thức hết, nhưng sức tỉnh thức đó nằm trong pháp môn tu. Tu pháp nào phải ra pháp nấy, không nên sai. Khi các con hiểu lời Thầy dạy và các con tu đúng thì kết quả đem đến các con thấy ngay.
Về phần định vô lậu:
- Dường như là các con không lợi dụng khi mình đi kinh hành tu định chánh niệm tỉnh thức hoặc là đi kinh hành thư giản để bắt đầu óc mình suy nghiệm. Nếu mình có cái gì buồn phiền thì mình vừa đi vừa suy ngẩm. Trong cái động mà suy ngẫm thì nó cũng tuyệt vời lắm chứ không phải không đâu. Vừa đi kinh hành mà cũng vừa suy ngẫm một chuyện hữu lậu để phá vỡ đi thì cũng rất tốt. Bởi con có những bài học trong cuộc đời, những bài học đó làm thành sự hiểu biết, làm thành những tri kiến của con. Sự hiểu biết đó giúp cho con để tự cứu con trong cuộc đời, cho nên bây giờ khi con đi thì tri kiến đó phóng ra, nó cũng suy nghĩ cái điều hữu lậu đó, rồi nó phối hợp những điều mình đã học hiểu được Phật pháp. Đó là tri kiến của con. Tri kiến đó hiện ra làm cho con phá đi cái tâm lậu hoặc của con.
Nhưng làm như vậy không đúng cách phá lậu hoặc của đạo Phật. Tại sao vậy? Tại vì đức Phật dạy chúng ta phải ngồi kiết già lưng thẳng rồi đặt niệm hữu lậu trước mặt trong khi thân yên lặng. Bây giờ con vừa đi vừa suy ngẩm thì cái thân con lúc nào cũng động, cho nên cái tri kiến hiểu biết này kia của con thì có, con quán xét cũng làm cho li cái tâm thương ghét giảm bớt các lậu hoặc, nhưng không khai triển nổi cái tri kiến giải thoát. Đạo Phật muốn làm sao mà tâm chúng ta phóng ra những tri kiến giải thoát. Cái điều đó là điều quan trọng. Muốn phóng ra được cái tri kiến giải thoát thì buộc lòng người đó thân phải ngồi kiết già, lưng thẳng mà ở trong cảnh tịch mịch yên lặng không có một tiếng động, một cảnh vắng vẻ, bởi vì Phật có dạy tâm chuyên nhất cảnh, thân của mình phải chuyên nhất vào một cảnh yên lặng, từ cảnh yên lặng đó mới đặt cái niệm lậu hoặc để cho tri kiến giải thoát phóng ra quán xét. Trong tâm chỉ có một đối tượng, chỉ có một pháp làm cho tâm mình đang bị lậu hoặc. Sự suy xét đó quét sạch tất cả lậu hoặc bằng tri kiến giải thoát chứ không phải bằng sự vay mượn tri kiến thế gian có sẳn của con. Sự vay mượn tri kiến của sự hiểu biết từ lâu trong cuộc đời của con đã từng trải, thì những sự hiểu biết đó cũng giải quyết cho tâm của con không còn buồn phiền nữa, nhưng nó không phải là tri kiến giải thoát mà chính con đã đào sâu và triển khai nó.
Một ngày một đêm ít ra con cũng phải có một thời tu để tu định vô lậu. Chọn một giờ nào đó, con phải khoanh chân ngồi kiết già, tỉnh táo đặt niệm trước mặt. Mới đầu thì tri kiến giải thoát phóng không nổi đâu, nhưng hằng ngày cứ cố gắng tu tập như vậy, rồi có một ngày nào đó tri kiến giải thoát sẽ phóng ra. Nó phóng ra rồi thì con sẽ có trí tuệ rất siêu việt để nó cứu con và đồng thời tri kiến giải thoát quét sạch các lậu hoặc, nó li dục li ác pháp trong tâm con, con mới chứng đạt được Sơ thiền nhờ tri kiến giải thoát đó.
Con nhớ như vậy thì mỗi một ngày một đêm ít ra con cũng phải chọn 30 hay 20 phút ngồi thiền tu định vô lậu, chứ không được đi kinh hành mà tu định vô lậu.
4./ Đây là phần của cô Phượng.
Kính bạch Thầy, con có duyên lành và phước báo nhiều đời nên con mới gặp được Thầy và cô Út cưu mang dạy con pháp tu của Thầy, nhưng vì nghiệp của con nặng quá nên con bị bịnh, nhiều khi nặng con phải tạm về nhà.
Do trong vấn đề bị bịnh đó thì con nhớ kỷ về cái định vô lậu, con đặt cái niệm thân của con, con mới quán xét tức là suy tư, có sự tư duy trong sự vô thường của thân con hiện giờ. Tất cả cái thọ, cái bịnh đau của con, con cũng quán như thế để con thấu rõ được cái lí vô thường đó bằng định vô lậu. Trong một ngày, mỗi ngày con nên tu một lần hay hai lần, ba lần hay 4 lần định vô lậu. Qua nhiều ngày nó thấm nhuần con sẽ chứng được lí vô thường, lí khổ, lí vô ngã rất rõ ràng và cụ thể. Và từ đó con sẽ thấy thanh thản trước khi cái thân này bị hũy hoại, tức là nó hoại diệt, nó không còn nữa, mà con thấy sẽ thấy không còn bận tâm lo lắng nữa. Trước nhất là con sẽ thấy tâm bất động khi người ta nói nặng nói nhẹ, mà con thấy cái tâm nó thản nhiên, không còn bận tâm nữa, thì tức là mình biết cái tâm vô lậu nó cụ thể và nó rõ ràng. Thấy tâm mình nó bất động là nó bất động hẳn hòi.
Còn về phần con tìm nơi yên tịnh để tu thì ở đây tùy theo cái nhân duyên. Có nhân duyên thì mình mới tu được, mà không nhân duyên thì không tu được. Thầy đã ẩn bóng rồi, Thầy giao lại tất cả phần này cho cô Út, cho nên các con hãy tùy theo cô Út. Các con thấy sự điều hành của cô Út quá vất vả, Thầy cũng không có cái ý gì ở trong vấn đề này được.
Do vậy, Thầy thấy con nên tìm một nơi yên tịnh thì tu mới tốt, chứ không thể nào sống trong một nhà rất nhỏ mà 8, 9 người ở thì tu hành rất khó. Đó là cái duyên tu của con chưa có đủ. Khi con tìm nơi nào yên tịnh rồi thì con thường tu định vô lậu, đặt niệm thân vô thường để quán xét thì may ra quét sạch bịnh tật trong thân của con. Đó là những pháp để con giải quyết các lậu hoặc nghiệp thân của con quá nặng mà con đã thọ lấy. Nếu có được nơi yên tịnh tốt mà nỗ lực tu hành và trong 5 tháng hoặc 6 tháng mà con chứng được lí vô thường của cái thân rồi, đương nhiên là con thấy tâm hồn của con thanh thản vô cùng, không còn sợ hãi trước cái thọ, trước các bịnh tật của thân con. Thân có lên máu hoặc nó như thế nào con cũng chẳng ngại. Tất cả những điều đó làm cho tâm con rất an ổn. Cho nên theo Thầy thiết nghĩ thì đó là cái duyên của con ttrong tu hành mà thôi. Tùy theo cái nhân duyên mà mình thực hiện con đường tu hành. Nếu thiếu duyên thì chắc chắn đường tu hành rất khó, chứ không dễ, mình muốn tu mà không có duyên thì không tu được.
Cũng như bây giờ các con muốn gần Thầy, nhưng giờ phút mà Thầy ẩn bóng thay vì Thầy nhập diệt là lúc Thầy không muốn sống thêm một ngày nào nữa cho nó quá cực khổ. Nhưng vì có một vài người đệ tử của Thầy tu hành chưa tới nơi, họ chưa đủ khả năng thay thế Thầy mà làm lãnh đạo, để thắp lại ngọn đuốc của Phật pháp.
Cái giáo án của Thầy khi ra đời nói lên cái đúng cái sai của đạo Phật, để cho người ta tỉnh táo biết được con đường nào tu được, con đường nào tu không được. Nếu không có kinh nghiệm của con người thực như Thầy đã tu hành thì nhiều khi mọi người rất mờ mịt khi nhắm đến đường hướng này. Cũng khó lắm chứ không phải dễ.
Cho nên Thầy ẩn bóng có nghĩa là Thầy luôn luôn chăm sóc cho vài người đệ tử của Thầy đang còn một vài bước nữa thì hoàn tất được con đường tu hành của họ. Đến khi họ đã làm xong thì Thầy mới ra đi vỉnh viển. Chứ còn bây giờ mà bỏ như vậy thì chánh Phật pháp sẽ mai một, công lao của Thầy dựng lại mà rốt cuộc rồi không có người có kinh nghiệm để thừa kế thì quả là uổng. Vì vậy mà Thầy còn nấn ná lại đây trong một vài năm để giúp cho các con tu hành thêm những bước khá sâu hơn và có thể dạy người đưa người khác đi đến chỗ an ổn nhất là làm chủ sự sống chết được. Tới đó thì Thầy mới hết bổn phận. Mặc dù Thầy biết rằng cơ thể của mình mỗi ngày một suy yếu vì nó là cái thân vô thuờng, nó là thân tứ đại thì không thể nào giữ nó được. Nếu giữ được thì sống cũng như chết, nghĩa là Thầy phải ngồi thiền nhập định với thời gian dài. Chẳng hạm bây giờ Thầy tiếp các con trong một tuần lễ thì ít ra thì Thầy cũng phải nhập định trong một tuần. Còn đằng này ngày nào Thầy cũng cũng thuyết giảng, cũng tiếp xúc các con như vầy, thì cái thân của Thầy càng ngày lại hoại diệt mau hơn, vì Thầy phải hao tốn năng lượng nhiều hơn, cho nên nó phải tàn tạ mau hơn.
Còn như Thầy nhập định, ngồi làm thinh từ ngày này sang ngày khác thì nó không hao mòn. Cũng như một cái máy mà nó không chạy không hoạt động gì hết, nó nằm yên đó thì nó không mòn. Còn máy chạy suốt ngày đêm thì nó phải mau mòn.
Các con thấy sáng thì Thầy phải thuyết giảng cho quý thầy, chiều thì trả lời cho các con, rồi nghe thâu băng, tối thì Thầy phải soạn giáo án, không lúc nào ngơi nghỉ, cái máy của Thầy chạy nhiều quá thì nó phải mau hư đi, còn khi ngồi thiền nhập định thì như cái máy không chạy, nó nằm yên. Cho nên một người có thể nói họ ngủ suốt 20 năm thì họ không có già, trong 20 năm đó họ không có thay đổi. Cũng như một người nhập định suốt 20 năm thì cơ thể họ không có thay đổi, chỉ như lúc họ bắt đầu nhập định mà thôi. Các con thấy rằng trong sự kéo dài tuổi thọ của người đó bằng cách thức thiền định thì nó phải phục hồi như vậy. Nếu Thầy làm việc trong thời gian một ngày thì ít ra Thầy cũng phải nhập định tương ưng với nó là phải một ngày thì sẽ phục hồi sức khỏe của Thầy lại được. Đằng này làm việc thì lại gấp 5, 10 lần, mà lúc ngồi lại yên tịnh để giữ cái thân của Thầy thì chỉ 1, 2 giờ hoặc 30 phút là cùng, như vậy cái thân dễ mòn mỏi lắm, và đồng thời Thấy sức khỏe của mình cũng kém nhiều lắm, nếu không cố gắng thì giờ này chắc Thầy không nói chuyện với mấy con được nhiều.
Người nào đã hiểu rõ và giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh và thực hiện các pháp Thầy dạy thì sẽ đi đến kết quả cuối cùng, thứ nhất là tâm bất động, thứ nhì là làm chủ được sự sống chết, thứ ba là chấm dứt được sanh tử luân hồi. Ba điều kiện đó là phải phá, bởi vì con đường của đạo Phật rõ ràng chứ không phải còn mơ hồ hoặc là toàn lí giải suông mà có thực hành kèm theo thì không có. Thực hành đâu thì kết quả tới đó, mà kết quả tới đâu thì chúng ta cũng biết rõ có kết quả. Đó là thực tế như vậy.
Hôm nay là buổi cuối cùng để thầy trò gặp nhau sau những ngày tu tập. Có người đã sống cùng Thầy không phải chỉ trong ba tháng hạ này mà đã sống cùng Thầy từ hai ba năm nay, hay lâu hơn. Thời gian sống ở đây dài như vậy nên có những cái vui buồn lẩn lộn.
Cho nên khi trở về nơi chốn cũ thì nhớ lại những lời la hét hay hành động đập cái ngã của các con do cô Út làm. Nhiều khi cô Út mắng cả Thầy và các con mà Thầy thì thản nhiên trong khi các con người nào cũng muốn khóc. Đó là vì các con không thấy cái nhân quả, cái cộng nghiệp, trong khi Thầy thấy rõ nên Thầy giải thoát còn các con thì không. Tại sao các con không theo gương hạnh của Thầy để được giải thoát?
Vắng Thầy thì các con càng nỗ lực hơn, do đó Thầy dạy các con phải tu định vô lậu, các con phải nổ lực tu định đó để cứu tâm các con ra khỏi lậu hoặc, làm cho các con được giải thoát. Cái đó là cái quan trọng nhất. Từ cái tâm yên lặng, rồi có các pháp hướng mà Thầy dạy các con thường tu tập, thường nhắc nhở, trở thành cái nội lực rất mạnh của tâm các con. Nội lực đó ngày xưa đức Phật Thích Ca gọi là Đại Minh Lực. Các con khi đi vào 4 thiền thì các con sẽ đương nhiên hết các lậu hoặc. Trong định vô lậu, các con đã li dục li ác pháp rồi, nó là Sơ thiền rồi, cho nên các con đâu cần phải tu tập Sơ thiền nữa. Trong thời gian tu Định Niệm Hơi Thở thì các con đã giữ ổn định được hơi thở bình thường rồi thì đâu cần gì phải tu hơi thở nữa đâu. Bây giờ các con đâu cần gì phải ức chế tâm mình cho hết vọng tưởng nữa, mà các con chỉ dùng pháp hướng nương hơi thở, ra lịnh bảo "Hơi thở chậm và nhẹ diệt tầm tứ nhập Nhị thiền".
Các con ra lịnh khi tâm đã tịnh, đã li dục rồi, thì hơi thở phải theo đó mà nhẹ xuống và chậm, đến khi đúng mức của nó diệt tầm tứ thì ngay chỗ đó các con nhập Nhị thiền liền. Và tiến tới thì các con nhập Tam thiền. Các con đã có được tâm li dục li ác pháp rồi thì đâu còn cái tưởng đâu, đâu còn dục tưởng cho nên các con bảo li hỉ, li tất cả các trạng thái hỉ ra và đồng thời nhập Tam thiền thì hơi thở của các con sẽ nhẹ và chậm xuống cho đến khi nào đúng trạng thái của tỉnh thức hết chiêm bao làm cho các con ngủ mà như là tỉnh thì lúc bấy giờ nó sẽ nhập Tam thiền, nó loại ra tất cả những trạng thái tưởng. Lúc bấy giờ các con nằm ngủ mà không chiêm bao tức là ngủ mà tỉnh thì đó mới là loại các trạng thái của tưởng, li các trạng thái hỉ tưởng. Lúc bấy giờ các con lại hướng tâm nhắc "Hơi thở vào, các hành phải ngưng hoạt động" thì ngay đó các hành phải ngưng. Nó ngưng mà không do tưởng, chưa li dục li ác pháp mà ngưng là do dục. Nhưng khi dục và ác pháp đã li hết rồi thì cái tưởng sẽ không còn hoạt động được nữa. Do đó chúng ta chỉ ra lịnh thì các hành sẽ theo lịnh của chúng ta. Đó là Đại Thần Lực, cái lực của tâm thanh tịnh, từ đó chúng ta ra lịnh bằng pháp hướng tâm thì hơi thở ngưng, chúng ta nhập Tứ thiền. Mà nhập Tứ thiền thì thân chúng ta không còn hoạt động nữa, cho nên thân định, thân định trên tâm tâm định trên thân nên lúc bấy giờ chúng ta hướng tâm đến Tam Minh nó mới có kết quả. Nếu các hành còn hoạt động, tức là thân chưa định trên tâm tâm chưa định trên thân thì không thể nào hướng tâm đến Tam Minh được.
Như vậy các con thấy con đường cụ thể như vậy, cho nên các con hiểu rõ thì phải lo tu tập định Vô Lậu, xả cho hết các lậu hoặc. Như Thầy đã nhắc cho đến khi tâm các con như cục đất, người ta đá qua đá lại, nó lăn qua lại mà không phiền não, không gì hết, vẫn vui vẻ như thường là lúc tâm các con hết lậu hoặc. Các con đã nhìn đời được với đôi mắt nhân quả rồi, cho nên người ta đá mình mà mình không giận vì mình thấy mình đang chịu những cái đá của người ta tức là mình trả. Còn hiện người ta đang đá mình tức là người ta đang tạo nhân. Đang tạo nhân thì mai mốt người ta phải trả quả chứ sao. Mình đang trả thì sao mình lại buồn, không lẻ thiếu nợ người ta, trả mà buồn sao.
Các con không suy nghĩ kịp cái điều đó cho nên mặt mới bì xì. Mình phải suy nghĩ mình đã tạo ra nhân này nhân nọ cho nên mình phải trả cái quả này. Sự thật ra nó có nhân thì nó phải có quả, nếu không nhân thì làm sao có quả này được. Nó có cái nhân gì thì nó mới xẩy ra cái quả này. Cho nên chúng ta chấp nhận trả quả, chúng ta không sợ trả, chúng ta luôn luôn vui vẻ trả quả.
Phật ví dụ người ta đem bánh đến cho mình, nếu mình không nhận thì người ta đem về chứ làm sao. Tại người ta đem lại mình cứ nhận, có nhận cho nên mình mới rầu rĩ. Rầu rĩ tức là mình đã nhận bánh của người. Cho nên Thầy cứ nhắc đi nhắc lại là các con phải sáng suốt đừng thấy có những chuyện xẩy ra trái ý mình mà mình lại đâm ra phiền não.
Trong những giờ phút không còn Thầy nhắc nhở, không còn có bàn tay của người mẹ nâng đở mình nữa, tức là mình không còn nương tựa chỗ nào hết thì mình nương tựa ai đây? Mình sẽ nương tựa với ông thầy Giới của mình, chúng ta nương tựa vào nó. Giới luật là thiện pháp mà thiện pháp thì mình dứt tâm phiền não liền. Mà dứt tâm phiền não là mình sống với giới luật rồi.
Một người tu hành mà biết rõ như vậy thì sự giải thoát ngay tâm họ, họ đã tu định vô lậu. Nếu hằng ngày không có chuyện gì hết thì mình đặt cái niệm vô lậu quét sạch tâm của mình để tu định vô lậu. Ngày nào mình cũng nỗ lực tu vô lậu thì trong thời gian 5 tháng, 3 tháng, lậu hoặc bị quét ra sạch rồi, chừng đó tâm mình như thạch bàn, vững vàng lắm rồi. Nó vững vàng thì mình ra lịnh thử xem sao. Bây giờ có cái thọ đau nhức ở chân, mình ra lịnh đừng đau mà nó không đau, là pháp hướng của mình có hiệu quả.
Như Huệ Ân có trình bày Huệ Ân đã thực hiện được, pháp hướng của Huệ Ân đã có hiệu quả rồi. Bây giờ lậu hoặc chưa sạch đâu, nhưng nó có những kết quả tức là có xả được lậu hoặc. Huệ Ân đã lớn tuổi rồi, đã yếu đuối rồi, đi rất chậm chạp, có thể dễ té, có thể dễ bịnh, thì Huệ Ân cố gắng luyện tập định vô lậu nhiều hơn. Còn hơi thở để đó đi, chờ ngày nào mà cái tâm này thanh tịnh rồi thì dụng hướng tâm là sẽ nhập vào các định, chứ khỏi cần luyện tập hơi thở. Luyện tập hơi thở nhiều khi mình thở hơi thở quá dài hoặc quá ngắn làm rối loạn cơ thể của mình, như vậy không lợi ích gì cho mình mà làm cho cơ thể mình bị tức lói thêm.
Đó là những lời Thầy khuyên nhủ các con nên tu tập trong khikhông còn gặp gở Thầy nữa, sau khi khóa hạ đã hết, Thầy đâu còn dạy và các con đâu còn gặp gở Thầy nữa và cũng không còn thưa hỏi Thầy gì nữa được.
Khi nào Thầy tuyên bố rằng Thầy sẽ ra đi vỉnh viển và không còn gặp Thầy nữa thì chừng đó các con sẽ không bao giờ gặp Thầy.
Và đồng thời hôm nay thì sau ngày giải hạ này thì các con ai có muốn về thăm gia đình hay hoặc này kia mà còn muốn trở lại đây thì trở lại, còn không thì lo thu xếp, sắp xếp lại chỗ ăn ở để nỗ lực tu hành tiếp tục trên con đường này cho xong, chớ không lẻ đi tu rồi nữa đường rồi bỏ dở sao, phải thực hiện cho đến cuối cùng để cho đến chỗ rốt ráo làm chủ được chấm dứt sanh tử luân hồi thì mới xong, chứ còn nếu các con tu như thế này rồi bỏ dở thì uổng lắm. Tuy các con chỉ mới đi trong khoảng hai ba năm nay, nhưng trong hai ba năm này sự tu tập của các con nếu đem so sánh với người khác thì các con đã giảm bớt lậu hoặc rất nhiều rồi, thế mà các con lại bỏ dở, nói rằng mình còn, chưa phải hết, chừng nào rốt ráo thì nó mới thật sạch lậu hoặc. Bây giờ tuy nó còn nhưng đối với người khác thì các con chỉ còn 3, 4 còn người ta tới 10 hay 20 lận. Các con thấy bây giờ các con dễ nhẫn nhục, dễ tùy thuận, dễ bằng lòng hơn những người khác chưa biết tu. Các con thấy sức tu tập thiền định của các con hôm nay, như nhiếp tâm trong hơi thở, các con dễ nhiếp tâm rất nhiều.
Cũng như những người nào có tưởng nhiều mà có tay hoặc chân bị đau, chúng ta trị bịnh theo pháp dùng tưởng thì cũng dễ hết lắm
Người nào cái tưởng không có thì họ ngồi cứng ngắt, chắp tay lên để nằm đó cứng ngắt như cái tượng thôi chứ không nhúc nhích, còn người nào mà cái tưởng hơi mạnh một chút xíu thì nó nhúc nhích dữ lắm.
Thầy nói thật sự đây là tưởng mà, nhưng chúng ta dùng cái tưởng để trị bịnh. Như khi chúng ta tu định vô lậu, chúng ta cũng dùng tưởng mà quán bất tịnh không còn nghĩ thân là thơm tho, để chúng ta để lột bề trái của cái thân ra thì chúng ta mới thấy thân là bất tịnh, thân là vô thường thật sự, cho nên nó mới có sự thay đổi diễn biến, nó mới đem đến cái khổ cho chúng ta.
Do chúng ta tưởng ra chúng ta mới thấy được, trước khi tưởng thì nó phải có cái gì tưởng chứ, nó đâu có cái tưởng được.
Đây là pháp quán để các con tập luyện, khi nào bịnh của các con mà đúng là duyên nhân quả bịnh của nó hết thì các con trị được, nhưng khi cái duyên nó chưa hết bịnh thì dù các con có trị nó cũng không hết đâu. Đây là Thầy đứng trên nhân quả để nói, nếu cái thân của các con hôm nay đau thì các con cũng đã tạo cái nhân quả nào nên cái thân mới có cái đau này, bộ khi không nó đau sao, tại sao người khác không đau mà mình lại đau, tại sao người ta không mang cái bịnh đó mà mình lại mang. Thì đó là cái nhân quả của mình, cái nghiệp trong đời trước mình, mình đã nhân này thì nay cái quả của nó là bịnh đau. Chúng ta hiểu như vậy. Do hôm nay nhờ cái duyên tu hành, mà chúng ta gặp được pháp tưởng này để phục hồi lại những cái rối loạn của cơ thể trong nhân quả cho nó trở về dạng bình thường để không còn đau nữa. Nếu không gặp pháp tưởng này, mình đi bác sĩ có thể bị mổ ra, còn dùng cái pháp tưởng này không hết thì cũng đâu có sao, nó đâu có cắt mổ gì đâu, trị nó hết mà nó không hết thì nó làm sao nó làm, có gì mà buồn. Nên các con cứ tập đi.
Còn con đường tu thì mục đích chính của nó là li dục li ác pháp, chứ đâu phải ở chỗ múa may, mà cũng đâu phải chỗ ngồi như con cóc. Khi nhập định mới ngồi như con cóc tía hay cóc gì cũng được, còn bây giờ chưa nhập định thì chưa ngồi.
Cho nên chúng ta nói ra để thấy chúng ta đã chọncon đường tu thì phải quyết tu cho rốt ráo để chúng ta đi tới đích. Thầy tin là các con tu cho rốt ráo thì các con sẽ tới. Như Huệ Ân đã gần 80 tuổi, đi hết muốn nổi mà quyết tu thì cuối cùng Huệ Ân cũng sẽ tới, sẽ thấy sự làm chủ có kết quả rất rõ ràng. Các con của con thấy một ngày nào đó mẹ của chúng ra đi một cách tự tại là gương cho nó sáng cho chúng nó soi theo. Thầy nóicó cái thân này là khổ chứ không phải không khổ, nhưng có đủ duyên về đây tu cho đến ngày cuối cùng ra đi vẫn tự tại,vẫn khỏe khoắn như thường, không làm khổ cho người khác.
Người ta làm việc thiện thôi mà người ta chết còn được an ổn, huống hồ mình tu hành, mình xả bỏ hết, mình có làm ông thầy chùa lớn, thầy chùa nhỏ nào đâu. Mấy ông thầy chùa nhỏ thì không sợ gì cả, còn mấy ông thầy chùa lớn thì sợ lắm, bởi vì ai cũng cúng dường cho ông thầy chùa lớn chứ ít ai cúng cho ông thầy chùa nhỏ, có bao giờ họ xách đồ lại cúng dường cho cô Huệ Ân không. Cái gì họ cũng xách lại cúng dường Thầy, mà Thầy có bao giờ dùng tới đâu. Như hôm qua có cô nào đem cúng dường Thầy một đống vải. Khi Thầy nhận là Thầy đã có tâm tham rồi, nhưng nếu Thầy không nhận thì họ không chịu đem về, thì bây giờ Thầy làm sao. Thành thử đó là cái khó. Cho nên Thầy ẩn bóng thì Thầy cũng trốn danh trốn lợi thật sự đó. Mình không nhận thì người ta buồn, mà nhận thì biết chất ở đâu, rồi cô Út kiếm chuyện nào may y may áo cho hết chứ không lẻ may cho ai giờ đây, mà nếu các con không lo tu cho xong thì ba cái y nó quấn nó lôi các con xuống địa ngục hết ráo, còn nếu các con tu xong thì ba cái y đó làm cho các con bay lên trời được. Thứ đó là thứ mồ hôi nước mắt của người ta nên không thể phí phạm, phải làm sao cho họ được phước. Các con rán tu cho tới đích.
Khi Thầy vạch ra cái giáo án này rồi thì con đường tu của mình sẽ tới, tới rất rõ và cách thức tu cụ thể rõ ràng nếu các con nỗ lực siêng năng, mặc dù trong khi tu có những công việc rất cực khổ và gian nan nhưng mà chúng ta quyết chí tu, đừng chùng bước, chúng ta cứ tiến bước, tiến mãi chớ lui. Nghe cái gì hơi khó khó coi bộ các con muốn thụt lui, muốn chạy ngược lui, cho nên ráng như thế nào để chúng ta thực hiện được sự tu hành.
Thầy nhắc lại một người cất thất riêng tư để tu hành thì trong thời đức Phật, Phật không chấp nhận chuyện đó, mặc dù trong tăng đoàn có 1,250 vị, có một vị đến xin đức Phật một đề tài thiền để vào khu rừng vắng ở tu, tuy vậy đức Phật luôn luôn kềm sát vị đó chứ không bao giờ bỏ.
Còn các con nói tui hôm nay học giáo án của Thầy rồi, bây giờ tui về núi nào đó hay chỗ nào đó cất thất, một mình tui sống nỗ lực tu. Sự thật cái tự giác của các con không nổi đâu. Thứ nhất là cái ăn các con chưa sống nổi đâu, bởi vì ở ngoài đời nó dễ cám dỗ lắm, cái ăn, cái thực phẩm coi vậy chứ không đơn giản đâu, nó lôi cuốn dữ lắm, cho nên mình thấy ăn một chút hay uống một ly nước ngọt đâu ăn nhằm gì mà sợ, nhưng từ ly nước ngọt đó sau này 10 ly nó chưa bỏ đâu. Cho nên cái ăn nó khó lắm. Rồi cái ngủ nó cũng vậy, bữa nay mệt quá, thôi ngủ cho khỏe rồi mai tu. Không ngờ bữa nay ngủ, ngày mai nó lại lôi ngủ nữa, mốt ngủ nữa, kia lại ngủ nữa, nó làm biếng ghê gớm lắm. Từ từ nó lôi ra, chứ không phải dễ đâu. Cho nên một mình dễ làm biếng, mình ngủ một chút ai mà thấy, ông Phật ngồi đó ngó xuống chứ ông đâu ngó lên mình, cho nên đặt lưng nằm ngủ. Thật ra cái tâm mình thấy hết trơn, cho nên từ đó mình vẫn thiếu tự giác của mình.
Rồi đến độc cư còn khó hơn nữa. Nếu ba hạnh ăn ngủ độc cư các con giữ trọn thì lúc bấy giờ các con cất thất riêng mới được, còn nếu ăn ngủ độc cư không giữ trọn thì từ chỗ các con tự nấu nướng ăn là nguy hiểm vô cùng. Trong nấu ăn, nó sai các con thay đổi món ăn này món ăn kia là các con lạc con đường li dục li bất thiện pháp. Như vậy cái ăn mà không li là không được.
Còn tìm bạn đồng tu với mình để ở chung cùng tu mà hai người trở lên rất là khó chứ không phải dễ. Hai người là có hai tư tưởng rồi, Trong một hai ngày đầu thì thấy nó hợp, nhưng đôi ba ngày mới lòi ra cái tưởng, cái tâm khác nhau hết, rồi hai người cứ ở chung nhau mà cái tâm cứ hục hặc nhau hoài, tuy không nói ra chứ thật là bất mãn vô cùng. Còn từ ba bốn người trở lên thì càng khó hơn. Cho nên những đức hạnh nhẫn nhục tùy thuận bằn lòng đó vốn mục đích để chúng ta sống chung nhau từ hai, ba người trở lên, chúng ta sống được là ở chỗ chúng ta tùy thuận ở cái tâm của người khác, cái ý của người khác, người ta muốn gì thì mình làm theo cái đó. Mà chắc chắn làm sao cái ý của các con làm theo cái ý của người khác được, đâu có bao giờ các con làm theo ý muốn của người khác được. Cho nên hai người bạn đồng bằng với nhau, đồng tu với nhau mà lại tùy thuận với nhau, không bao giờ có.
Một người thì dễ tu nhưng không tự giác, mà hai người thì lại có hai tư tưởng khác nhau, còn khó tu hơn. Cho nên cái tốt nhất là phải có kỷ luật, có cái thông quy dù là hai hay ba người, dựa vào cái thông quy đó, cái kỷ luật đó để khép chặt mình trong kỷ luật, ai vi phạm thì đem cái thông quy đó ra mà trừng phạt. Thí dụnhư bây giờ con một cái thất, Thầy một cái thất, mà con lại thất Thầy nói chuyện, mà thông quy là độc cư không nói chuyện thì đem ra mổ ra liền.
Cho nên thật sự ra mà nói có một vị thầy như Thầy thì mới có thể đặt thành vấn đề cho các con độc cư,không nói chuyện thì lúc bấy giờ theo kỷ luật đó và sợ Thầy mà lần lượt các con giữ được rồi nó quen đi, rồi từ đó các con sống ở trong nội tâm độc cư, sống trở lại cái sự tu tập của mình. Nếu không có kỷ luật như vậy thì nó động, rốt cuộc các con tu chẳng ra gì hết. Cho nên trong thời gian chưa tu các cái định thì các con còn sống chung đụng với nhau rồi tập độc cư một ngày, hay nửa ngày, đó là để tập cái định vô lậu, chứ không phải là tập cái định nhập định như 4 thiền định đâu. Nhưng tập cái này là để dành sẳn sau này chúng ta mới sống độc cư hoàn toàn. Còn bây giờ chúng ta sống chung đụng là chúng ta tu định vô lậu để quét sạch các lậu hoặc không còn tham sân si mạn nghi nữa. Các con thấy như các con bây giờ đang sống chung đụng đó là tu định vô lậu đó. Cho nên người nào tu được định vô lậu thì cái mặt họ vui vẻ lắm, còn người nào tu định vô lậu không được thì cái mặt đụng có chuyện thì buồn dàu dàu, một hai ngày mới hết. Nhìn thấy thì biết rõ.
Trong hoàn cảnh của các con thì nỗ lực thực hiện định vô lậu. Cho nên cô Út nhắm vào cái định vô lậu mà dạy các con hơn. Mà dạy theo cách thức của cô Út thì nhìn vào cuộc sống của mình rồi suy ra để biết những người đó có xả cái tâm của mình không. Trước những đối tượng nghịch ý mà cái tâm của mình vẫn thản nhiên không hờn, không giận, không buồn, không gì hết, hoàn toàn thì đó là mình vô lậu. Tâm mình đã vô lậu rồi thì mới bước qua giai đoạn tu các định Hiện Tại An Lạc Trú, mới cho vào những cái thất để sống độc cư 100%. Cho nên bây giờ nói độc cư thì cô Út không chịu là vì cái tâm mình chưa vô lậu.
Nếu tâm các con hoàn toàn vô lậu thì ai nói gì thì nói, các con vẫn an nhiên, thì dù không khép các con vô trong thất độc cư đi nữa, chừng đó các con cũng tự mình ra lịnh độc cư trong những giờ nào đó để các con nhập được định, không cần phải vô thất độc cư.
Còn bây giờ mà Thầy khép cho các thầy về đây độc cư thì họ cũng chẳng làm gì được hết, họ độc cư không nói chuyện mà họ chẳng làm gì được, bởi cái tâm vô lậu họ chưa hết, cho nên họ chẳng làm gì được. Dù muốn dù không thì phải đi từ bước đầu của nó, các con nên nhớ là định vô lậu rất là quan trọng cho bước làm chủ sanh tử của mình. Vì vậy mà các con phải cố gắng hơn.
5./ Đây là bài Hải Tâm hỏi Thầy:
Kính bạch Thầy, thưa Thầy nay là buổi học hạ gần mãn, con xin trình bày sự tu tập và nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, kính xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ.
Gần ba năm nay, từ khi con vào đây tu học được sự chỉ dạy của Thầy qua pháp bảo của đức Phật, qua thân hành giáo của Thầy, cô dạy cho chúng con từng chút chỗ nào đúng, chỗ nào sai vạch ra cho các con từng chút để các con li dục li ác pháp và buông xả dần dần, bản ngã các con cũng tiêu mòn dần thấy rõ, cô Út tạo những cảnh nghịch để giúp đở cnc trên bước đường tu đập phá những cái ngã chấp, kiến chấp của các con, rèn dạy các con không những đức tính nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng can đảm, bền chí và nghị lực siêng năng tinh tấn vô cùng, không một giây phút nào nghỉ ngơi dù trong cơn đau bịnh, tay chân rả rời bước đi không nổi cô vẫn lê bước chân ra ngoài làm việc phục vụ mọi người, chấn hưng Phật pháp, cô rất an vui, không hề than thở cùng ai, cô buông xả tất cả không hề giận ghét ai, thương yêu lo từ con vật nhỏ, cô rất ý tứ hành vi thân khẩu ý của mình, làm chủ được thân tâm trước cơn đau nhức mà vẫn thản nhiên. Cô xem cái chết nhẹ như lông hồng như sợi chỉ mành treo chuông, mọi sự việc xãy ra cô rất nhạy bén giải quyết với trí tuệ, cô chỉ ăn những món đơn giản tầm thường, không béo bổ, trong li dục, cô luôn làm vui lòng người. Qua gương hạnh đáng kính của cô Út, theo con nhận xét sự tu tập rèn luyện thân tâm không phải tầm thường.
Thưa Thầy, con xin hỏi một người tu đạt kết quả như vậy họ có sẳn cái tài hay một năng khiếu hay một trí thông minh nên con đường tu mau đạt kết quả. Có phải vậy không, thưa Thầy?
Ở đây Hải Tâm muốn hỏi Thầy về cô Út. Sự thật được cái tâm như cô Út là phải quá trình rèn luyện rất lâu, chớ không phải trong một ngày hai ngày mà cô Út rén luyện mình được cái tâm như vậy. Thời gian ở đây, nhiều đối tượng, nhiều hoàn cảnh xãy ra, lấy những đối tượng, những hoàn cảnh đó mà rèn luyện mình. Do đó hôm nay cô Út cũng muốn rèn luyện các con là vì lòng thương yêu của cô đối với các con, muốn cho các con cũng được như mình, cũng được giải thoát như vậy, cho nên cô cố gắng tạo điều kiện để các con lấy đó mà rèn luyện thân tâm của mình cho được giải thoát.
Thưa Thầy, khi tu định Vô Lậu, tri kiến giải thoát phóng ra, đó là trí tuệ giải thoát, còn trong khi tu Chánh Niệm Tỉnh Giác, làm việc liên tục từ sáng đến chiều, làm việc tôi biết làm việc, chỉ suy tư trong việc làm. Như vậy nó có trí tuệ gì, có bằng tri kiến giải thoát hay không?
Ở đây Hải Tâm hỏi Thầy tu định Vô Lậu có tri kiến giải thoát không thì khi mình ngồi yên lặng lúc đầu mình dùng tri kiến tức là sự hiểu biết của mình trong những lời Thầy dạy, trong những kinh sách của Phật dạy. Thí dụ Phật nói thân vô thường là khổ vì cái thân vô thường thì thay đổi, không duy trì, nó không thường hằng, do đó có sự thay đổi mà sự thay đổi đó nó làm cho mình khổ. Rồi khi thân hoại diệt mất đi, nó không có nữa. Như vậy bản thể của nó cũng không có, cho nên cái ngã nó cũng không. Phật dạy như vậy. Chúng ta chỉ hiểu như vậy. Cho nên khi nói thân vô thường, chúng ta có suy tư hơn cái hiểu từ trong kinh sách đó. Chúng ta mới bắt đầu quán xét tóc trên thân của chúng ta, như da của chúng ta biến chuyển từ trẻ đến già, rồi sự suy yếu của thân chúng ta từ hồi trẻ đến bây giờ như thế nào. Chúng ta suy nghĩ cái già đã làm suy nhược cơ thể ta như thế nào, do đó chúng ta thấy sự vô thường, sự thay đổi đó. Cái hiểu rõ do chúng ta suy nghĩ ra mà thấy, đó là cái tri kiến giải thoát, nó làm cho chúng ta thấy rõ vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu. Chúng ta thấy rõ vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu thì đó gọi là tri kiến giải thoát. Còn cái chúng ta hiểu theo chữ nghĩa, theo cái hiểu của người khác dạy mình, không phải là sự tìm hiểu của mình thì cái đó gọi là tri kiến.
Còn về tu Chánh Niệm Tỉnh Thức nó làm cho chúng ta hoàn toàn tỉnh thức ở trong hành động, chúng ta có ý tứ từng việc làm mà nó không khởi ra một cái niệm kêu là vô thức. Cái niệm khởi ra trong khi chúng ta đang làm một việc gì, chúng ta quên việc đang làm đó đi vì chúng ta bận nghĩ qua chuyện khác. Khi đang nghĩ sang chuyện khác thì chúng ta không biết việc làm này, thì cái đó gọi là thiếu Chánh Niệm hay Thất Niệm, tức là không tỉnh thức lúc làm công việc đó. Ở đây Chánh Niệm giúp chúng ta làm việc có ý tứ. Cái ý tứ này có là khi chúng ta đặt niệm, đặt ý tứ vào công việc. Có ý tứ thì chúng ta mới nhìn được sợi tóc, nhìn được lằng nhăn trên da, nhìn được mũi của mình, nhìn được gò má hóp của mình, nhìn được con mắt sâu, rồi mới so sánh được con mắt của mình ngày xưa thì đen, bây giờ thì bạc, thấy lờ mờ, không rõ, mình nhìn được sự vô thường của con mắt.
Ý tứ là sức tỉnh thức. Có tỉnh thức thì mới giúp chúng ta ý tứ. Có ý tứ thì chúng ta mới quan sát được, mới phóng ra cái tri kiến giải thoát. Ý tứ không phải là trí tuệ đâu. Ý tứ giúp chúng ta có tỉnh thức. Chúng ta cầm một cuốn sách mà có ý tứ thì cầm nó không có xẩy tay làm rớt hoặc làm rách. Đó gọi là ý tứ. Không phải trong ý tứ có trí tuệ mà nhờ ý tứ đó chúng ta mới quán sát. Khi quan sát với ý tứ thì cái ý tứ đó xem lại sợi tóc của nó, lại xem lại lông mày của nó, xem lại con mắt của nó, xem lại gò má hóp của nó, xem lại làn da của nó. Có ý tứ thì mới suy nghĩ về móng tay, móng chân, mới suy nghĩ về những đường gân trong thân của nó. Có ý tứ thì mới quan sát từng chi tiết nhỏ. Cái đó gọi là trí tuệ. Cái trí tuệ này là do sự phát triển, do sự ý tứ của mình triển khai ra những cái này để cho mình tìm hiểu được sự vô thường, thì cái đó gọi là tri kiến giải thoát. Còn như mình hiểu cái gì mà người ta giảng sẳn thì cái đó gọi là tri kiến, là sự vay mượn sự hiểu biết của người khác.
Cái Chánh niệm tỉnh giác chỉ giúp cho con có ý tứ, có tỉnh thức trong những việc làm. Rồi khi áp dụng ý tứ qua định Vô Lậu thì nó mới phóng ra được tri kiến giải thoát. Còn nếu không có ý tứ này thì chỉ có tri kiến mà thôi. Bởi vì không có ý tứ cho nên nó chỉ nhớ lại. Nhớ lại Phật nói cái thân này là vô thường, khổ, vô ngã thì nó chỉ biết cái thân này là vô thường, khổ, vô ngã thôi. Cho nên có người đặt niệm thân thì bắt đầu đặt niệm thân rồi quán nó vô thường khổ vô ngã, nói một hơi vậy rồi xả ra đi mất, coi như tu định vô lậu rồi. Đó thiệt là nhai lại cái bả mía của người ta, người ta đã nuốt hết nước ngọt rồi mình nhai lại nó lạt nhách mà mình cứ nhai hoài thì nó không nhằm nhò gì cho định vô lậu đâu. Đó là cái sai đó.
Về định Hiện Tại An Lạc Trú, con tu ít lại, con không ngồi hơn nửa tiếng, con tập có sức tỉnh làm chủ thân tâm cho được trong nửa tiếng này thôi. Con tu ba thời: khuya, chiều, tối. Thời gian còn lại con tu qua các định kia. Giáo án ra đời, Thầy hao hơi tổn sức rất nhiều nên con nguyện đem hết sức mình siêng năng tu tập những gì cần trau dồi, những gì cần dứt bỏ, và tuần tự con tu tập Đạo Đức Nhân Quả, Thập Thiện thân khẩu ý như li dục li ác pháp tri túc thiểu dục, Tứ vô lượng tâm.
Đó là cái phần các con đã hiểu qua Giáo Án Thầy dạy. Đó là những phần nòng cốt của sự tu tập của các con, ráng mà cố gắng. Nhớ trong thiểu dục tri túc, mình có gì thì mình biết đủ, không có cái gì hết mình cũng biết đủ, không đòi hỏi thì gọi là thiểu dục tri túc. Tứ Vô Lượng Tâm các con thường hành nó, do đó mỗi mỗi các con đều giữ thân khẩu ý của mình li dục li ác pháp thì các con sẽ thấy một tâm hồn, một thân an ổn nhất, các con sẽ giải thoát hoàn toàn.
Nhất là luôn khép mình trong giới luật. Con đã học đạo đức, nhưng sao con vẫn còn phạm lổi, lương tâm cắn rức, khổ sở vô cùng. Ngày nào giữ đúng, con thấy tâm con được thanh thản an vui.
Đừng có thấy mình phạm lổi mà mình sợ, đừng có thấy mình phạm lổi mà mình cắn rức lương tâm. Mỗi lần phạm là một lần nhắc nhở cho mình sửa lại lổi thì điều đó rất hay cho sự tu tập, vì mình còn là phàm phu thì dễ lầm lạc lắm, làm sao tránh được những cái sai sót đó. Ở đây chúng ta đang tu trong các đối tượng để thực hiện tâm giải thoát, thì sự lổi lầm là một pháp để chúng ta sửa lại mình, mình trau dồi lại để trở thành người không còn có sự lổi lầm đó nữa, rồi một ngày nào đó khi chúng ta không còn phạm phải những giới luật nữa thì lúc đó chúng ta đã đắc giới hoàn toàn, tức là chúng ta đã li dục li ác pháp hoàn toàn.
Còn bây giờ, đương nhiên còn những chỗ phạm lổi tức là mình chưa li dục hết. Thí dụmình có 100 phần lổi mà bây giờ mình mới li có 80 phần, còn 20 phần, thì còn phải lổi chớ. Nhưng khi phạm lổi thì mình biết, mà biết thì mới sửa. Cho nên mình biết lổi để mà sửa.
Lúc đầu các con có thể té nhiều lần, phạm lổi nhiều lần, nhưng bữa sau thì có Thầy đến thuyết giảng cho các con. Thuyết giảng cho các con có nghĩa là gì? Đó là an ủi các con để các con đừng té nữa. Lúc đầu các con té xuống thì Thầy nắm tay các con, nâng đở các con đứng dậy và an ủi.
Hôm qua hay hồi nãy con đã bị buồn rầu khổ sở vì phạm lổi mà gặp Thầy thuyết giảng rồi thì các con buông xuống liền nhẹ nhỏm, không còn buồn rầu nữa, cũng như Thầy nắm tay các con lôi đứng dậy. Sau này thì Thầy không có nắm tay mà lôi các con đứng dậy nữa, mà để các con tự đứng dậy, mặc dù các con đứng dậy mà mặt mày nhăn nhó. Còn hồi đầu thì Thầy còn nắm tay đở dậy, phủi cát phủi đất cho sạch sẽ, còn bây giờ các con ráng đứng dậy chớ đất cát cùng mình. Nếu hồi đó mà Thầy không nắm tay các con lôi dậy và phủi cát đất cho thì chắc chắn là nằm luôn chứ chưa chắc đứng dậy nổi.
Nhất là luôn khép mình trong giới luật, con đã học, đã biết nhưng sao con vẫn còn phạm.
Biết chứ chưa phải chứng. Thầy nói ngộ chứ chưa phải chứng. Chừng nào chứng cái lí của giới rồi thì đâu phạm nữa. Nếungộ như vậy rồi là hết phạm thì còn tu chỗ nào nữa. Còn phạm là còn đang tu, cái phạm đó là cái để chúng ta tu, tu để đắc giới. Mà đắc giới là giải thoát. Do chỗ phạm này nên thấy được chỗ tu. Còn nếu thấy mình hết phạm rồi, lúc đó mình là thánh rồi đâu còn phạm gì nữa, vậy thôi đi về trời mà ở chứ đừng ở thế gian nữa. Cho nên lúc nào con thấy con hết phạm rồi thì người ta sẽ làm cái bàn để con ngồi riêng chứ đâu ngồi chung với chúng được. Còn phạm thì ngồi chung để tu, còn khi hết phạm thì phải ngồi riêng ra, đã thành alahán rồi thì còn học gì nữa. Cái giới luật là ở chỗ đó. Cho nên mỗi lần phạm là mỗi lần mình tu, nỗ lực để cho đừng có phạm nữa, cho nên đâu có lương tâm bị cắn rức, có phạm là để cho mình thực hiện cho được giới luật.
Sự tu hành cũng có nhiều sự khó khăn, tâm còn yếu, con không vượt qua được, đôi lúc con cũng chán nãn. Thưa Thầy, những lúc này con phải như thế nào, trạch pháp ra sao để sách tấn con trên bước đường tu tập.
Chưa chi mà vội chán nãn thì dở quá vậy. Lúc không có Thầy thì chán nãn, đâu cho nằm luôn. Con phải có nghị lực chứ. Con biết pháp hướng rồi chứ gì? Con ra lệnh: “Đứng dậy, chứ không ta cho nằm đây cho mày chết luôn.” thì nó sợ quá nó đứng dậy, không nằm nữa. Con dùng pháp hướng mà nhắc nó. Tại sao đến giờ phút này mà còn cái tâm quá tệ như vậy, phải là thanh thản, phải là giải thoát hoàn toàn chứ. Chán nãn là quá tầm thường.Tại sao lại còn cái tâm chán nãn như vậy. Con nên dùng pháp hướng trách mình, tự hỏi xem mình tu hành mà tại sao còn yếu đuối như vậy, từ đó con sẽ mạnh dạn hơn, tiến bộ hơn, thì tâm chán nãn đó sẽ hết.
Thầy giảng nhiều, càng học con càng thấy con khuyết điểm rất nhiều, nhưng con sẽ cố gắng học pháp hành, những câu như lí tác ý để thấm nhuần trong tâm.
Nghĩa là ở đây con thấy còn yếu. Đứng trước các đối tượng quá sức tưởng tượng của mình cho nên con thấy con rất nhỏ bé, dễ ngã quỵ trước những pháp đó. Khi mình biết tâm của mình như vậy thì hằng đêm ngồi thiền, mình đặt cái niệm trước mặt mà tu định vô lậu. Các lậu hoặc sạch rồi thì lúc bấy giờ con người của mình như một cục đá, nghĩa là ai làm gì nó cũng không nhúc nhích, gió tám phương thổi bao nhiêu nó cũng bất động.
Khi chán nãn, con dùng định vô lậu mà đặt niệm, rồi con quán, quán rồi mới dùng câu trạch pháp mà đập nó xuống. Do vậy, con vững vàng vô cùng, đến khi đụng chuyện, đến khi gặp gió thổi thì cái tâm của con nó trơ trơ như cục đá, gió thổi bao nhiêu thì thổi, không ăn thua gì hết, càng thổi bao nhiêu nó lại càng mát mẽ, bởi vì đức Phật nói sức chịu đựng của con người đến mức độ cuối cùng thì nó lại mát mẽ.
Vì vậy mà con dùng định vô lậu, lúc nào mà cô Út chưởi mắng dữ thì nghe nó mát lung không có nực, còn khi nào thấy nực là con tu định vô lậu sai rồi, mát mới đúng. Tu như vậy mới tu chứ.
Con không có tài cũng chưa có đức độ bao nhiêu nếu được Thầy và cô Út cho ở lại tu học thì con cũng cố gắng nghe và thực hành theo sự chỉ dẫn của cô dù cực khổ và đói khát con cũng không than.
Thật ra thì người ta thử thách chứ ai đuổi, miễn là mình có bền chí hay không thôi. Đó là vấn đề rèn luyện ở trong, người ta nói “Hoa sen mọc trong lò lửa” bông mới đẹp. Nghe người ta nói “Đi đi! Đừng ở” thì quảy gói đi thì chuyện đó quá dễ rồi, chuyện đó ai mà làm không được. Cho nên chuyện đó cần phải bền chí bền lòng, có sự năng nổ và sự quyết sửa lổi của mình, biết khắc phục, biết tu tập thì sự ở lại đó là điều tốt nhất.
Ba năm trời con đã từng sống ở đây rồi thì con biết trong tâm của con có biết bao sự giải thoát. Có vô lượng pháp thì có vô lượng sự giải thoát ở trong tâm. Không phải chỉ trong một ngày hai ngày mà giải thoát hết liền, nhứt là cái tâm vô lậu. Các con nghe ngài Anuruddha tu trong thời gian 25 năm hay 55 năm chứ đâu phải là chuyện tầm thường mà trong một ngày một giờ mà thành tựu được. Ba năm trời nay các con, như con, Từ Nguyện, Tú, Huệ Ân, theo cô Út, các con thấy xả bao nhiêu không, nhìn lại từ ngày các con về đây đến giờ phút này các con thấy sự giải thoát như thế nào, thời gian tu tập đem lại cho các con lợi ích rất lớn. Như vậy thì các con phải nỗ lực hơn nữa để cho giải thoát. Sắp sửa bước tới gần giải thoát thì nó lại còn khó khăn hơn nữa, nó đánh mình bung ra chứ không ít đâu. Nhưng các con nỗ lực thực hiện cho tận cùng nó thì chừng đó mình mới mát lạnh. Đức Phật nói “Sức chịu đựng đến mức tận cùng của sinh mạng thì nó mát lạnh thanh lương". Nó mới nửa chừng thì chưa mát lạnh đâu. Cho nên phải nỗ lực tận cùng thì nó mới mát lạnh. Đó là các con phải thực hiện cho đúng những điều kiện như vậy.
Bây giờ nếu các con tìm thấy nơi nào có thể ở yên ổn để thực hiện con đường thiền định, từ định vô lậu cho đến các định Hiện Tại An Lạc Trú thì các con ở chỗ đó tu. Còn nếu không thấy chỗ nào hơn chỗ này thì các con cứ bám chặt chân cô Út đi. Các con ôm chặt bao nhiêu thì giải thoát bấy nhiêu.
Các con nghe Thầy có giảng về bài kinh Khu Rừng, khi tâm mình chưa vô lậu mà được vô lậu, tâm mình chưa an mà được an thì ở chỗ đó dù có đói có khát đi nữa cũng nhất định không rời, nhưng khi gặp vị thầy nào mà mình ở chung với vị đó mà tâm mình chưa vô lậu không được vô lậu, tâm mình bất an không được an cho dù cơm ăn áo mặc đầy đủ thì cũng thôi, đừng ở. Trong kinh Phật đã dạy vậy. Nhưng khi tìm được vị thầy giúp mình vượt ra khỏi sanh tử luân hồi thì dù cơm ăn áo mặc không có cũng nên bám sát vị đó, dù vị đó làm khó dễ gì cũng không đi khỏi vị đó.
Thầy thì dạy cho các con theo trong kinh sách, còn cô Út thì dạy cho các con theo trong đời sống. Sự tu tập định vô lậu là sự chuẩn bị cho tâm vô lậu, thấm được cái lí vô lậu gọi là chứng ngộ, chứng ngộ cái lí vô thường, khổ, vô ngã. Do vậy các lậu hoặc mới sạch.
Còn tu Tứ Bất Hoại Tịnh là khi các pháp ở trong đối tượng có thể xãy ra cho chúng ta tham sân si phiền não, nó làm cho chúng ta có những sự khổ tâm. Vì vậy mà chúng ta tu Tứ Bất Hoại Tịnh bắt tâm niệm Phật. Tâm chúng ta niệm Phật thì nó không có lỗi lầm. Phật đâu có lỗi lầm, bắt cái tâm niệm Phật thì nó không có lỗi lầm. Do đó cũng làm cho các lậu hoặc của chúng ta sạch hết.
Thưa Thầy khi con được nghe giáo án, con đã tu sửa lại, không như trước nữa, tức là con lao động gần như suốt cả buổi sáng để tu Chánh Niệm Tỉnh Giác cho có sức tỉnh, trong khi chung đụng, xem xét tâm con có lỗi gì thì trưa hoặc tối con tu định Vô Lậu.
Con đã học Tứ Bất Hoại Tịnh thì con áp dụng ngay liền, không cần tu định Vô Lậu mất thời giờ, bởi vì con đã rõ rồi đâu cần phải quán xét, chừng nào cái đó không có rõ, con mới đặt cái niệm vô lậu, con mới quán xét để cho mình hiểu rõ. Nếu chưa hiểu mình có lổi hay không hay chưa hiểu việc làm của mình đúng hay sai, mình có lỗi hay không lỗi thì mới đặt ra để tìm coi cái đó của mình đúng hay không, do vậy nó phải là định Vô Lậu. Còn bây giờ mình đã rõ rồi thì bắt đầu đem nó bắt buộc nó niệm Phật, "Mày đã làm bậy tức là mày phải niệm Phật cho mày không được làm bậy nữa". Tu định Vô Lậu là khi không rõ, khi chưa rõ nên buộc lòng mình phải quán xét cho nó rõ.
Còn các pháp niệm Tứ Bất Hoại Tịnh thì đều lôi đầu tất cả các pháp vô bắt nó niệm Tứ Bất Hoại Tịnh. Trong Tứ Bất Hoại Tịnh có bốn chỗ niệm thân thọ tâm pháp cho nên mỗi hở hở ra cái gì mình cũng lôi cái thân của mình ra niệm Phật, lôi tâm của mình ra niệm Phật, lôi Thọ của mình ra niệm Phật, lôi các pháp của mình ra niệm Phật, mà niệm như vậy thì sẽ hoàn toàn được giải thoát, không còn có tâm phiền não trong chỗ nào nữa. Tu như vậy thì kết quả rất lớn. Còn khi nào con không rõ thì nên đặt niệm vô lậu, mà tu cho thấm nhuần cái vô ngã, cái khổ, cái vô thường của con. Khi con đặt cái niệm đó quán xét để tu cho thấm nhuần cái vô ngã, nhờ vậy nó diệt trừ cái bản ngã của con, diệt trừ cái tâm ngã mạn của con, do đó con sẽ thấy vô thường, khổ, vô ngã rất rõ ràng.
Xem tánh con còn tham sân si mạn nghi nữa hay không. Tức là ngũ triền cái. Nếu khi khuya con tu định hiện tại an lạc trú 30 phút, trong 30 phút này, con thường hướng tâm nhắc nhở sáu căn phải tập trung tại tụ điểm nghe hơi thở và nhìn hơi thở. Hơi thở phải chậm và nhẹ, con thấy hơi thở của con càng lúc càng chậm và nhẹ, và nhờ con tu ít lại nên hôn trầm cũng bớt nhiều. Thưa Thầy khi tâm con còn tham sân si mạn nghi, con tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì tâm con được giải thoát rồi, con khỏi tu định Vô Lậu được không?
Tức là con nói chỉ phá được các triền cái tham sân si mạn nghi, còn thất kiết sử, còn lậu hoặc chưa sạch cho nên còn tu định Vô Lậu nữa, chứ không phải tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì tham sân si của mình hết rồi thì mình khỏi tu định Vô Lậu, tu để chứng được cái lí vô thường, khổ, vô ngã của con.
Thưa Thầy, những lúc mà con ngồi trên xe buồn ngủ hoặc đang may vá mà buồn ngủ con tu định Sáng Suốt được không?
Không. Tu định Sáng Suốt thì cái tâm phải thanh thản, phải rất tỉnh táo thì mới tu định Sáng Suốt, còn khi buồn ngủ hoặc là khi ngồi trên xe mà đang bị buồn ngủ thì đó là một điều rất khó để tu định Sáng Suốt cho được tỉnh táo. Khi ngồi trên xe buồn ngủ thì con nên tu định Vô Lậu, dùng trí tuệ quán xét làm cho nó động tâm cho hết buồn ngủ, chứ con tu định Sáng Suốt thì con ngồi không suy nghĩ gì hết thì nó lặng lặng dễ ngủ. Cho nên khi ngồi trên xe thì nên tu định Vô Lậu chớ không được tu định gì khác mà phá được cái buồn ngủ.
Còn khi bình thường ở nhà hay ở chùa mà buồn ngủ thì con nên tu định Chánh Niệm Tỉnh Thức trong đi kinh hành để phá buồn ngủ. Nếu buồn ngủ nhiều thì con đứng tại chỗ chạy bộ, cho đến khi đổ mồ hôi rồi đi tắm, thì cái buồn ngủ nó mới yên được. Rồi sau khi tắm xong cũng không được ngồi tu định hơi thở nữa mà phải đi kinh hành tập tỉnh thức dưới bước chân của mình, mặc dù lúc đó đã hết buồn ngủ rồi, nhưng phải đi kinh hành nhờ vậy mới phá được cái buồn ngủ. Cái buồn ngủ không đơn giản đâu, cho nên khi buồn ngủ không thể nào tu định Sáng Suốt được.
Trong suốt ba tháng nay tâm chúng con chao động rất nhiều, hết chuyện nọ đến chuyện kia, nên khi làm việc hoặc lý thuyết chúng con tu tập ít, chưa thực hành nhiều nhưng con thấy có kết quả, tâm con bớt giận hờn, không còn oán người khác như xưa, tình cảm cũng bớt đi. Con hy vọng rằng nếu con tu đúng giới luật, phạm hạnh đầy đủ thì lợi ích sẽ giải thoát cho con và cho nhiều người và đền ơn Thầy và cô Út đã nhiều năm tháng quá cực khổ vì chúng con. Công sức Thầy giảng dạy rất là mệt nhọc và chu đáo, một công trình chưa từng có, nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm ăn ngủ độc cư, nhẫn nhục tùy thuận bằng lòng đã huân tập nhiều đời trong chúng con tưởng chừng như không bao giờ tu sửa được. Như tâm ham muốn giận hờn thương ghét si mê tật đố nghi ngờ, nhưng hôm nay chúng con hầu hết đã hiểu được cái lí, chỉ còn tu tập bằng cách thực hành nhờ pháp quán, pháp hướng, trạch pháp, những gì cần dứt bỏ chúng con phải mạnh dạn can đảm dứt bỏ ngay liền, những gì cần trau dồi chúng con cũng nhắc nhở liên tục không quên để chúng con quét sạch lậu hoặc li dục li ác pháp để nhập Sơ thiền. Nhưng từ đây về sau sự tu tập có kết quả như thế nao, đúng hay sai như thế nào, chướng ngại chỗ nào, chúng con không biết thưa hỏi cùng ai, không còn người để sách tấn, khích lệ chúng con trên bước đường tu tập gian truân vất vả này nữa. Đúng là một điều bất hạnh cho chúng con. Con không lấy làm nãn chí mà chỉ biết duyên nghiệp nhân quả chúng con được Thầy độ đến đây quá đầy đủ. Chúng con theo đó nắm lấy giới luật nghiêm trì, giới hạnh nghiêm túc để thực hiện cho đúng để được giải thoát hoàn toàn, làm chủ được sanh tử luân hồi vì còn bao nhiêu người mong đang đợi ở chúng con và sự ra đi của Thầy cũng được an tâm vì không đứa nào chểnh mãng trong sự tu tập này nữa mà quyết chí năng nỗ hằng ngày, hằng đêm để thực hiện cho bằng được con đường giải hoát của đạo Phật, chúng phải thu ngắn thời gian sớm đạt kết quả để cô Út bớt lo lắng bận rộn cho chúng con từng ngày từng đêm khắc khoải lo âu từng người trong tuổi già sức yếu trong cơn đau ốm liên tục, trong sự lo lắng buồn rầu suốt những năm tháng chỉ công dã tràng xe cát biển đông trong sự chán nãn nhìn chúng con tu tập. Nhưng hôm nay giáo án ra đời, chúng con được thâm hiểu hơn và quyết chí tu hành để không làm phụ lòng Thầy và cô Út để đền đáp ơn chư Phật và ơn đàn na thí chủ.
Thưa Thầy câu "Vì vô minh nên ta sống viển li, có phải người sống viển li như vậy tu toàn pháp quán tưởng định Vô Lậu không có cảnh để buông xả li dục li ác pháp".
Không phải. Đây để Thầy giải thích câu "Vì vô minh nên ta sống viễn li". Ở đây các con thấy cái vô minh một phần của nó làm cho ta mờ mịt không có rõ, còn viễn li ở đây là viễn li cái tâm ham muốn nữa, viễn li cái lòng vô minh nữa. Viễn li cái vô minh là chúng ta phải nỗ lực, phải thông hiểu những gì chưa thông hiểu. Còn viễn li cái lòng ham muốn của chúng ta là dứt bỏ những gì cần dứt bỏ, rồi viễn li những cái gì mà đã do thói quen của chúng ta, những gì đã trở thành thói quen tốt thì chúng ta phải trau dồi cho cái tâm của chúng ta trở thành những cái đó, cho nó thuần thục thêm. Cho nên đó là những cái lí để chúng ta viễn li.
Có phải người sống viễn li như vậy tu toàn pháp quán?
Không phải. Không phải viển li là tu toàn pháp quán mà nó phải tu nhiều pháp mới có thể viễn li. Như đầu tiên phải viễn li là cái ăn, cái ngủ thì chúng ta phải thực hành để viễn li nó. Thí dụ chúng ta đang ăn ngày 3 bữa thì phải viễn li ra, mình bớt ăn lại, ngày ăn chỉ còn một bữa. Rồi ăn ngày một bữa mà thèm thì mình viễn li cái thèm. Sự viễn li phải đi từng bực, từng bực. Rồi cái tâm mình muốn sửa soạn cho đẹp người, hay thích trang điểm, hay còn thích vật này vật kia, thì mình viễn li cái lòng ham muốn đó. Khi tập viễn li thì có nhiều cái viễn li lắm. Viển li là xa lìa, xa lìa cái này rồi đến cái nọ, nó đủ mọi mặt của sự viễn li.
"Có phải viễn li như vậy là tu pháp quán". Quán cũng là một điều tập cho chúng ta viễn li, mọi cái chúng ta đều đề cao sự tu tập để mà viễn li hết. Tu định vô lậu cũng là vốn để chúng ta viễn li cái tâm tham sân si mạn nghi của mình. Tất cả mọi pháp môn đều giúp chúng ta viễn li xa lìa cái xấu ra đó. Khi ra đi giữa chợ còn thèm ăn hay nghe chửi mắng còn tức giận, còn tham sân nghi mạn là không tu tập viển li.
Cho nên cái thói quen xấu thì chúng ta phải tập viễn li thói quen đó, chúng ta phải tập dứt bỏ, chúng ta phải tập xa lìa nó. Chúng ta phải trau dồi thói quen tốt. Rồi có cái chúng ta phải tu tập cho thông hiểu. Có thông hiểu thì nó mới phá dần cái vô minh. Còn mình không thông hiểu thì vô minh còn nhiều. Cho nên có những cái thông hiểu để cho nó không vô minh.
Một phần cũng do thói quen, còn sống chung đụng có nghịch cảnh để buông xả li dục li ác pháp, kềm chế tâm mình liên tục như không nói chuyện, không ăn phi thời, không nổi sân, không kiêu căn hống hách, không nghi ngờ ai. Có nhiều cảnh người ta giải quyết không nổi khiến người ta đau khổ nên họ thích sống viễn li để xa lìa cảnh đó.
Ở đây người ta nghĩ sống viễn li là sống cách biệt nhau cũng như Thầy cho quý thầy sống độc cư. Không phải như vậy. Viễn li là trong khi mình sống chung như thế này mà mình viễn li là viễn li cái tâm của mình ra. Nhưng bây giờ tâm chúng ta còn yếu thì chúng ta tập viễn li là nên sống trong cảnh yên tịnh một chút. Sống trong cảnh động thì cái tâm chúng ta khó có thể giữ gìn viển li được, cho nên chúng ta viễn li cảnh trước, cũng như đức Phật dạy chúng ta tu định chánh niệm tỉnh thức hay tu các pháp khác thì đức Phật dạy chúng ta phòng hộ 6 căn trước. Nếu không phòng hộ 6 căn thì khi đi ra đường, các con hay ngó qua ngó lại, rồi về nhà mà trong đầu nhớ thấy đủ thứ hết. Muốn xả những cái đã nghe, đã thấy đó ra thì biết chừng nào xả ra cho hết. Cho nên muốn viễn li nó thì đầu tiên đi phải ngó xuống đất, không được ngó qua ngó lại. Phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý là đừng nghe, đừng thấy những chuyện gì bên ngoài mà hãy nghe và thấy bước chân mình đi mà thôi. Gọi là phòng hộ 6 căn. Do đó khi mình đi khất thực hoặc đi đâu đó về tới nhà của mình thì con mắt không thấy gì mà lỗ tai cũng không nghe gì hết. Cho nên khỏi xả gì hết, gọi là phòng hộ 6 căn. Phòng hộ 6 căn cũng là pháp viễn li làm cho nó đừng dính vô các pháp bên ngoài, gọi là viễn li, chớ không phải mình sống xa cái cảnh mà gọi là viễn li. Thay vì sống trong cảnh động chúng ta tu khó quá cho nên chúng ta tập sống mỗi người một cái thất, không có ở chung nhau, thì đó cũng là cách thức tập viễn li hoàn cảnh. Rồi lần lượt chúng ta lại sống chung đụng, lại cùng nhau làm công việc nầy, công việc kia, nhưng chúng ta viễn li tâm của mình, viễn li tâm tham, viễn li tâm sân, viễn li tâm mạn, viễn li tâm nghi, viễn li tâm tị hiềm ganh ghét để cho tâm của mình không tị hiềm ganh ghét ai. Đó là những cái tập viễn li. Do chỗ này chúng ta không bị dính mắc nữa. Đó là chúng ta đã viễn li.
Sau thời gian tu tập, họ ra đi đụng cảnh đó, họ còn đau khổ nữa hay không? Khi họ đã viễn li xong là họ đã tu đến định vô lậu, chứng được cái lí vô lậu rồi, hay họ đã chứng được lí vô thường, khổ, vô ngã rồi thì họ không còn dính mắc nữa. Sự viễn li là sự sống của họ rồi, cho nên các cảnh đến với họ thì họ không bị dính vào nữa, cho nên họ đâu còn đau khổ vì cảnh nữa. Cũng như mới đầu chúng ta tập viễn li tâm tham hay tập viễn li tâm sân của mình thì phải phòng hộ 6 căn, phải giữ gìn đừng tiếp duyên, đừng nói chuyện, sợ xãy ra chuyện này chuyện kia mà cái tâm mình dễ sân, rồi sau thời gian tu tập dùng định vô lậu quét sạch tâm tham, hay tâm sân. Tâm sân bây giờ không còn sân nữa rồi, do đó mình tiếp xúc với mọi người, bị người chửi mắng thì tâm mình không sân tức là mình đã viễn li tâm sân. Còn hồi đó thì mình chưa dám nói chuyện với ai hết, mình rất cẩn thận sợ bị người ta chửi mình, vì biết mình không thoát khỏi tâm sân cho nên mình cố phòng hộ giữ gìn cho mình đừng có bị dính trong pháp sân. Sau thời gian giữ gìn như vậy để mình tu định vô lậu. Khi định vô lậu quét sạch tâm sân ra rồi, không có sân nữa, lúc đó mình biết tâm sân của mình không có trước các đối tượng, dù người ta có mắng chửi hay làm gì thì mình không có sân nữa, thì lúc bấy giờ mình đâu còn đau khổ nữa, mình đã viễn li tâm sân rồi.
Nghĩa của chữ viễn li rộng lắm. Người mới tu vẫn có sự viễn li để phòng hộ và giữ gìn mắt tai mũi miệng thân ý. Sau khi tu vô lậu rồi, hoàn toàn chứng được cái lí vô lậu rồi, tâm sân đã hết rồi, lúc đối cảnh chúng ta không thấy có sân nữa, tức là chúng ta đã viễn li, đã xa lìa tâm sân hoàn toàn cho nên cái sân không có ở trong tâm ta nữa, gọi là viễn li. Nếu tâm sân còn tức là chưa viễn li nó, thì chúng ta cần phải tu định vô lậu nữa để chứng được lí vô thường, khổ, vô ngã cho tâm ta quét sạch ngũ triền cái đi, cho nên tâm sân mới không còn nữa.
Hay là tâm họ đã như như bất động? Nói tâm "như như bất động" là nói qua cái chứng ngộ được cái lí của Phật pháp rồi. Nói tâm đã "như như bất động" là nói chúng ta đã viễn li được tâm tham ái tức là không còn buồn rầu khổ não, hay suy tư cái này, tham muốn cái kia, đã viễn li cái đó rồi, bây giờ hết cái sân tức là viễn li cái sân, hết cái viễn li, hết tất cả thì gồm lại thì người ta mới gọi là tâm "như như bất động", hay là trước các pháp "tâm bất động giải thoát", hay "mục đích của phạm hạnh", mục đích của tâm bất động giải thoát là phạm hạnh. Những cái tên đó đều gọi cho chỗ tâm bất động của chúng ta mà thôi, nhưng đây là gồm chung hết.
Thưa Thầy, hai cảnh trên, nơi nào người ta tu mau đạt kết quả sớm?
Thật ra tu mau kết quả là do chỗ mình tu đúng và vừa với sức của mình thì nó rất mau viễn li, và khi toàn bộ tham sân si mạn nghi được quét sạch ra hết thì lúc bấy giờ gọi là "tâm như như bất động" hay gọi là "tâm giải thoát bất động". Sớm hay chậm là do người đó tu có nỗ lực siêng năng, hằng ngày có tu tập định vô lậu hay không. Vì hằng ngày có siêng năng tu tập định vô lậu thì mới thấm được cái lí vô lậu khi một chút và cưới cùng khiến cho cái nhận xét, cái hiểu biết của chúng ta ngày càng thấm nhuần lí vô thường khổ vô ngã của Phật đã dạy. Lí đó làm cho chúng ta biết rõ ràng các pháp trong thế gian này đều là vô thường, không có một thứ gì là thường. Vì vậy mà chúng ta không còn bị lầm chấp, kiến chấp nó nữa, cho nên chúng ta hết vô minh, lúc nào chúng ta cũng thấy trước mắt có cái minh biết rõ là các pháp đều vô thường. Bây giờ dù có bị ai chửi, chúng ta cũng thấy là vô thường, cho nên chúng ta không còn phiền não giận hờn. Như vậy là chúng ta đã viễn li. Do chỗ siêng tu thì mau có kết quả. Nếu chúng ta thấy phải tu định hiện tại an lạc trú, hay hơi thở cho nhiều để nhập định mà không tu định vô lậu, chỉ tu sơ sơ, tu ít thôi thì phải có thời gian rất dài nó mới có thể viễn li được. Mà chữ viễn li ở đây, đức Phật cho chúng ta thấy rằng cái li dục li ác pháp chính là chỗ viễn li.
Qua cái ý nghĩ thô sơ của con cũng còn sai trái, kính xin Thầy chỉ dẫn cho con lần cuối cùng để con an tâm nắm vững, bước đi trên đường tu tập.
Đó là những điều mà Thầy đã giải cho Hải Tâm. Con nhận xét thấy phải nỗ lực tu về định vô lậu càng nhiều thì tâm con sẽ được càng giải thoát "như như bất động" bởi vì trên sự tu định vô lậu có 4 chỗ con nêu ra để tu: Lấy thân để chúng ta quán xét; lấy thọ để chúng ta quán xét, mà cái thọ thì lúc nào cũng có sự đau khổ trong thân. Do đó chúng ta lấy nó đặt thành cái niệm để quán xét thọ từ đâu sanh ra, nó đem đến vô thường, khổ như thế nào, nó vô ngã như thế nào. Ở đây chúng ta quán xét để thông suốt, mà khi thông suốt rồi thì ngũ triền cái và ngũ kiết sử sẽ bị quét sạch, không còn có ở trong tâm ta nữa. Cho nên càng siêng năng, càng tu nhiều định vô lậu thì tâm ta càng được giải thoát bấy nhiêu. Và chấm dứt luân hồi là ở cái nhân này chớ không phải ở cái quả là thân chúng ta đang có. Thông suốt được như vậy thì hằng ngày chúng ta nên tu Tứ Bất Hoại Tịnh, và hằng ngày chúng ta nỗ lực đặt cái niệm trước mặt để tu định vô lậu thì kết quả đem đến cho các con, rất là rõ nét và cụ thể cho sự giải thoát của mình.
6./ Ở đây có cô Diệu Hoa thưa hỏi Thầy:
Con kính bạch Thầy, lời Thầy đã dạy khóa hạ an cư này là khóa cuối cùng của Tu viện và đồng thời cũng là ngày chia tay thầy trò để Thầy ra đi ẩn bóng. Con cúi xin Thầy hoan hỉ cho con được thố lộ tâm tư kể từ khi được gặp Thầy xin cầu pháp. Buổi đầu ấy vào năm Giáp Tuất, 1995, trong lúc đó có 4 chị em chúng con, kể cả cô An Tịnh và chú Chánh Trực, khi đó trong viện chưa có nữ vào tu. Chúng con có ra hỏi cô Út, cô Út cho biết Thầy không nhận nữ, Thầy dạy chúng con về tu tại gia pháp môn lập đức lập hạnh, in kinh ấn tống để hồi hướng cho cha mẹ vào ngày giổ, phóng sinh, giúp đở những người tàn tật, yếu đau. Không lễ bái, cúng dường rườm rà mê tín, u mê,... Sau khi ra về chúng con đã y lời Thầy dạy, và đã thực hành. Tiếp đến tháng 8 năm Ất Hợi, con lại vào Thầy, lúc này con tự đi một mình vào Thầy cầu pháp tu hơi thở, Thầy đã dạy cho con tu một phút với 20 hơi thở. Con về thực hiện dần dần con cảm thấy có kết quả. Hằng tháng con vào xin Thầy ở lại tu viện mỗi lần từ hai đến bảy ngày tập thở cho có kết quả và tập theo nếp sống hằng ngày ở tu viện. Trong những ngày ở đó con đã theo được từ giờ giấc tu và ăn ngủ. Vào giáp tết năm Bính Tý, con cũng được Thầy và cô Út cho con ở lại để dự cái tết Mùa Xuân Vỉnh Cửu của nhà Phật. Qua cái Tết đó con phải về Hà Nội để làm bổn phận 5 năm một lần với cha mẹ đã quá cố và bổn phận em út đối với các chị đã làm. Với năm đó, con bị đau bịnh triền miên, đôi lúc cơ thể con có hiện tượng khác lạ, cảm như khó qua được, do đó con mới viết thư vào bạch Thầy, Thầy gởi cho con ba lá thư trả lời thưa hỏi của con, nay con còn lưu lại ba lá thư đó để truyền lại cho các cháu mai sau y lời trong thư Thầy dạy ám thị khi đau bịnh và ăn uống thuốc thang nghĩ ngơi cho mau lành rồi tu tập trở lại. Bạch Thầy con thấy kết quả và hằng ngày con hằng mong chóng bình phục lại sức khỏe, tâm con nguyện theo Phật theo Thầy.
Con kính bạch Thầy, kể từ ngày đầu con vào Thầy con có niềm tin thật tâm của con đến Thầy với lí do con đã đi cầu pháp nơi này nơi khác, với chị với em mà chưa có nơi nào dạy về tu mà được cặn kẽ như Thầy. Thầy đã đối xử và dạy chúng con thật hơn người cha đẻ. Con thầm biết ơn Thầy, con xin phép Thầy cho con được phép bộc lộ con đi cầu đạo nhiều nơi, phước duyên con may gặp được Thầy dạy tu đạo của Phật rất cụ thể là tu giải thoát. Bao tháng năm Thầy học tỏ tường bản thân kinh nghiệm rõ ràng nguyên thủy kinh điển gốc nguồn mở ra Thầy đã kinh nghiệm sống như đức Phật sống để tu giới định tuệ, tam vô lậu học đức Phật truyền, Thầy theo y bát 3 món. Thầy chuyên tra cứu, quyết một lòng tu tập không lầm, hạnh độc cư quá rõ ràng, 37 pháp trợ đạo đến định Thầy hiểu rõ sâu uyên thâm lời Phật nhiệm mầu, đạt định phát tuệ Thầy hiển ngộ, vô chánh định nhập nhiều ngày, xuất định trọn vẹn đạt rồi Thầy ghi pháp môn, nay truyền từng pháp, dạy con dần từng pháp một. Con vâng lời dạy, nguyện hết lòng theo gót Thầy đi. Một là lãnh pháp tu trì tại gia giữ giới, con ghi tại lòng, đức hạnh tu được viên dung, đủ duyên xin nhập tu viện, kính xin Thầy từ bi tế độ dạy bảo con đến ngộ hoàn toàn. Ngộ được ân Phật một niềm cùng với một dạ kính ơn đến Thầy.
Con kính Thầy, con Diệu Hoa
Con có bức thơ gữi đến Thầy thì đây là cái duyên nỗ lực mà tu tập. Thầy thấy bức thơ con gởi đến thăm Thầy có nói đến sự bịnh đau của con thì Thầy cũng tùy theo Phật pháp mà dạy cho con thực hiện để cho con được an tâm trợ giúp cho lúc con trị bịnh, may ra con thực hiện đúng lời Thầy dạy thì con có cái kết quả là do chính con chớ không phải Thầy ban bố cái phước báu của Thầy cho con được, mà chính con đã thực hiện đúng lời dạy mà lời dạy đó là của Phật chứ không phải là của Thầy. Thầy chỉ hiểu cái kinh nghiệm đó để dạy lại cho con mà thôi. Con thực hiện đúng thì con được kết quả, cũng như hôm nay mà các con đã tu tập thấy được kết qủa là do cái hành trì của các con làm đúng lời dạy của Thầy, chứ nếu các con tu sai thì dù Thầy có nói cách nào đi nữa chắc là không có đạt được. Cho nên các con nỗ lực những gì Thầy đã dạy trong giáo án hôm nay các con tập những cái gì mà bây giờ là lúc còn gặp Thầy, các con cặn kẽ hỏi đi, còn nếu khi Thầy về Đà Lạt, ở Trúc Lâm hay ở một nơi nào đó thì các con không còn gặp Thầy nữa đâu, vì vậy mà các con thưa hỏi Thầy là điều cần thiết lắm.
Khi thưa hỏi là thưa hỏi những điều mà mình chưa biết tu như thế nào, nghĩa là khi thực hành nó lộn xộn, không biết đúng sai thế nào. Thầy nói như vậy Thầy dạy như vậy nhưng khi con tu tập có kết quả như vậy, nhưng không biết đúng sai thế nào. Như hồi nãy Hải Tâm hỏi Thầy tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì chúng ta có cần tu định vô lậu hay không. Các con thấy phải thực hành rồi mới thấy được cái khó của nó. Tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì nó cũng gần như định vô lậu chứ gì, nhưng nó có sai khác, chứ không có giống đâu. Tu Tứ Bất Hoại Tịnh là phá cái đối tượng của nó trước hiện tại, còn tu định vô lậu nó phá tất cả lậu hoặc của ta từ trong quá khứ vị lai và hiện tại. Cho nên Định Vô Lậu nó phá trong cả ba thời gian chứ không phải trong một thời gian như tu Tứ Bất Hoại Tịnh. Định Vô Lậu làm cho chúng ta được cái tâm như như bất động trong cả ba thời gian quá khứ, vị lai và hiện tại, còn cái pháp Tứ Bất Hoại Tịnh thì chỉ giúp cho chúng ta đối với cái hiện tại là lôi đầu nó ra niệm Phật, cho nên trong hiện tại hoàn toàn nó không bị dính mắc vào ác pháp.
Cũng như khi các con muốn cất nhà của mình để không ai xâm chiếm vào được thì các con phải xây hàng rào cho kín đáo, làm một cái tường thành vĩ đại thì không ai chiếm vô trong nhà các con được. Tứ Bất Hoại Tịnh là cái pháp đầu tiên tu tập, cũng như khi muốn bảo vệ cái nhà thì các con phải làm hàng rào. Hàng rào chắt bao nhiêu thì trộm cướp không thể vô lấy đồ ở trong nhà của các con được. Tứ Bất Hoại Tịnh cũng như cái rào, mà Định Vô Lậu là cái nhà của các con. Hiểu như vậy thì hai pháp này nó không giống nhau, nhưng nó có sự hộ trợ cho nhau nhiều. Hàng rào bảo vệ cái nhà, không bị trộm cướp, không bị hư hao là nhờ cái hàng rào, cho nên cái nhà còn nguyên vẹn. Mà hiện tại càng chắt bao nhiêu thì cái quá khứ đâu còn có, cho nên cái vị lai cũng không có. Pháp hiện tại bị phá vỡ trong pháp đầu tiên Tứ Bất Hoại Tịnhrồi cho nên các con chỉ còn quét lậu hoặc quá khứ từ hồi nào thôi chứ cái hiện tại đã bặt ngay từ đầu rồi, từ ngoài cửa rồi. Cái đó là cái an ổn nhất.
Bây giờ các con nghe lại những lời mà hồi sáng Thầy đã từ giả các thầy. Vậy các con sẽ nghe lại những lời từ giả đó của Thầy để các con thấy cái gì mà Thầy nhắc nhở trong lời từ giả đó của Thầy.
Đến đây Thầy xin dừng lại.