• phattuvandao1
  • huongdantusinh
  • phattuvandao3
  • amthat3
  • ttl1
  • toduongtuyetson
  • amthat2
  • daytusi
  • vandao2
  • tranhducphat
  • ttl3
  • tinhtoa1
  • ThayTL
  • lailamtoduong1
  • thanhanhniem3
  • khatthuc1
  • tinhtoa2
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem1
  • lopbatchanhdao
  • amthat1
  • quetsan
  • tamthuphattu
  • chanhungphatgiao
  • vandaptusinh
  • thanhanhniem2
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

FIVE PRECEPTS OF BUDDHISM - Tam Nhu

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

 

THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI
Trưởng lão Thích Thông Lạc

LỜI TỰA

Muốn tín ngưỡng theo một tôn giáo nào, thì các bạn phẩi tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáp ấy cho tường tận. Nếu tôn giáo đó là một chân lý của loài người thí các bạn nên tin theo và sống đúng những lời dạy của tôn giáo ấy. Còn ngược lại, nếu tôn giáo xây dựng thế giới siêu hình, lấy nhất thần hoặc đa thần làm chỗ tín ngưỡng, đó là những tôn giáo ảo tưởng, thiếu thực tế, không cụ thể, thì các bạn nên xem xét lại, đừng quá vội tin. Nó không đem đến lợi ích thiết thực cho đời sống các bạn, mà còn truyền đạt những tư tưởng mê tín, dị đoan, trừu tượng, lạc hậu, biến các bạn tành những người cuồng tín, mê tín, cuồng tín, lạc hậu…

Cho nên muốn vào đạo Phật các bạn cũng đừng nên quên lời dạy trên đây, tức là các bạn cần phải tìm hiểu nghiên cứu căn kẽ:

1- Phật là ai?

2- Pháp là gì?

3- Tăng là những người nào?

Các bạn không nhắm mắt tin theo mà phải chọn mặt gửi vàng, đừng quá dễ duôi, để tâm hồn trong sạch của các bạn bị ô nhiễm một lớp tu tưởng ảo ảnh, mù lòa của tôn giáo gieo vào, thật là một tai hại cho một kiếp làm người của các bạn. Cho nên khi các bạn muốn thọ Tam Quy Ngũ Giới, để trở thành người đệ tử của đức Phật, thí các bạn phải nghiên cứu về Phật giáo thật kỹ càng. Muốn nghiên cứu vềPhật giáo, mà chỉ có đọc kinh sách phát triển thì các bạn chẳng hiểu gì về Phật giáo bao nhiêu. Muốn nghiên cứu về Phật giáo, mà các bạn thường đến chùa nghe thuyết giảng kinh sách rồi tin theo và xin quy y Tam Bảo, điều này là điều sai các bạn ạ!

Các bạn nông nổi sẽ lọt vào tà giáo ngoại đạo, chừng đó các bạn muốn bỏ tư tưởng tôn giáo đó thì thật là khó. Đó là một cuộc đấu tranh tư tưởng và làm cho các bạn rất khổ tâm. Trước khi nghe thuyết giảng kinh sách để nghiên cứu tôn giáo mình sắp theo, các bạn hãy chọn một vị thầy không phải ở cấp bằng cao học, mà ở giới hạnh tinh nghiêm, cuộc đời tu hành của vị ấy không bao giờ phạm vào một giới nhỏ nhặt nào. Một vị thầy mà giới luật nghiêm chỉnh nhứ vậy là một vị thầy đã chứng đạt chân lý, vị thầy ấy sẽ đầy đủ khả năng giúp các bạn tìm hiểu về Phật giáo không còn sợ bị sai lầm. Và tôn giáo bạn sẽ chọn là đúng với tâm ước nguyện của các bạn, nó sẽ mang lợi ích thiết thực cho các bạn trong ccuộc đời của các bạn đang tìm về tôn giáo đó.

Kính ghi,
Trưởng lão Thích Thông Lạc.

PHẦN I: QUY Y TAM BẢO

Trước khi muốn quy y Tam Bảo, thì các bạn phải tìm hiểu QUY Y TAM BẢO nghĩa là gì? Cụm từ QUY Y TAM BẢO có hai phần:

1- Quy y.

2- Tam Bảo.

 Bây giờ các bạn tìm hiểu từ thứ nhất, “QUY Y”. Vậy quy y nghĩa là gì? Chữ“Quy” có nghĩa là trở về; chữ“Y” có nghĩa là nương tựa. Hai từ ghép chung lại là “quy y”, có nghĩa là trở về nương tựa. Quy y người Trung Hoa dịch nghĩa từ tiếng Phạn Namah, dịch âm Nam mô. Làm người ai cũng biết cha mẹ. Cha mẹ là chỗ nương tựa của con cái. Con cái được lớn khôn nên người đều nhờ nương tựa vào cha mẹ. Cha mẹ nuôi nấng con cái, cho ăn học, tạo dựng cơ nghiệp, cưới vợ, gả chồng, trợ giúp làm nên sự nghiệp. Ðấy là cuộc sống miếng cơm manh áo, thuốc thang trị bệnh đều phải nương tựa vào cha mẹ. Ngoài những sự nương tựa này thì cha mẹ không thể làm chỗ nương tựa khác cho con cái của mình được. Ðó là khi con cái bệnh đau, cha mẹ không thể đau thay thế cho con cái mình được; khi tâm sân hận, buồn rầu, đau khổ, cha mẹ cũng không thay thế sân hận, buồn rầu cho con cái được; khi con cái chết, cha mẹ cũng không chết thay cho con cái mình được... Như vậy có những điều không thể nương tựa vào cha mẹ được. Vì thế, các bạn tìm một chỗ nương tựa để thoát ra mọi sự đau khổ mà không cha mẹ, hay bất cứ một người thân nào có thể giúp đỡ được. Vì nỗi khổ của riêng mọi người, không ai nương tựa vào ai để thoát khổ được, nên các bạn trở về nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo. Nhờ nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo mà các bạn thoát khổ, tức là các bạn làm chủđược sanh (đời sống), già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Danh từ thứ hai: “TAM BẢO”. Vậy ba ngôi Tam Bảo như thế nào mà các bạn nương vào lại hết khổ? Ba ngôi Tam Bảo gồm có:

1- Phật Bảo.

2- Pháp Bảo.

3- Tăng Bảo.

 *****

Ngôi thứ nhất: PHẬT BẢO

Vậy Phật Bảo là gì?

PHẬT BẢO là một con người cũng bằng xương bằng thịt, cũng do cha mẹ sinh ra, và sinh ra cũng từ nơi bất tịnh, giống như chúng ta vậy, rồi cũng được nuơi lớn lên bằng sữa, cháo, cơm và thực phẩm. Khi lớn lên có vợ, có con như mọi người. Ngài cũng khổ đau vì bệnh tật, vì giận hờn, phiền não, v.v... Nhất là sau khi đi dạo ra ngồi bốn cửa thành, Ngài trơng thấy bốn cảnh đời đau khổ của kiếp người:

- Cảnh thứ nhất: Thấy một ông lão già yếu run rẩy, chống gậy đi đứng một cách khó khăn.

- Cảnh thứ hai: Thấy một người bệnh đau khổ rên la, kêu khóc.

- Cảnh thứ ba: Thấy một người chết, mọi người thân đang kêu khóc thương tiếc.

- Cảnh thứ tư: Thấy một vị tu sĩ đi xin ăn tự tại thung dung.

Nhìn bốn cảnh này trong đời người quá đau khổ, Ngài nghĩ rằng: Rồi đây mình cũng vậy, cũng phải đi vào cảnh khổ này. Cảnh khổ này không một ai thoát khỏi do qui luật nhân quả, nên Ngài quyết định bỏ cuộc sống thế gian, chấp nhận cuộc sống tu sĩ, để đi tìm cho được phương pháp tu tập giải thoát và làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người (sanh, già, bệnh, chết). Ngài đã thành tựu sự giải thoát này. Ngài đã chứng đạt được chân lý của loài người. Vì thế, bài pháp đầu tiên Ngài thuyết giảng là Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Ðế), cho năm anh em Kiều Trần Như (Kondañña, Vappa, Bhaddiya, Mahanāma, and Assaji).

Ðạo Phật ra đời với bốn chân lý này, đem lại cho loài người một chương trình giáo dục đào tạo con người đầy đủ đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

 Từ bốn chân lý này, Ngài đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi tái sinh. Chúng ta cũng là con người; cũng do từ cha mẹ sanh ra như Ngài, Ngài làm được, chúng ta làm được; Ngài tu tập giải thoát, chúng ta cũng tu tập giải thoát được! Ngài làm được bất cứ việc gì thì chúng ta cũng làm được tất cả những việc như thế. Vì Ngài là con người, chúng ta cũng là con người. Do lòng tin nơi con người quyết liệt như vậy, thì không có việc gì mà chúng ta không thành công. Phải không quý phật tử?

Do lòng tin Phật là con người thật, chứ không phải là một đấng Thánh, Thần, Bồ tát từ cõi nào đến đây. Nếu Ngài là một bậc Thánh (Bồ tát), từ cõi nào đến trái đất của chúng ta như trong kinh sách phát triển đã dạy: Khi Ngài mới sanh ra, liền đi bảy bước có bảy bông sen đỡ chân, và đưa tay chỉ trời, chỉ đất mà nói rằng:

"Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn". Có nghĩa là: "Trên trời dưới trời, Ta là người duy nhất". Như vậy rõ ràng Ngài là người đã chứng đạo, chứ không phải Ngài là một con người phàm phu giống như chúng ta. Cho nên, nếu Ngài là người đã tu chứng đạo và đến đây để độ chúng ta, thì chắc chắn chúng ta không thể tu tập làm chủ được như Ngài. Bởi vì Ngài là những bậc Thánh Thần.

Sự thật không phải vậy. Kinh sách phát triển thường huyền thoại qua câu chuyện Thần Thánhđức Phật. Một con người sinh ra như một Thánh nhân mà sau này phải 6 năm khổ hạnh, phải tu tập theo những pháp môn của ngoại đạo. Như vậy rõ ràng chúng ta biết chắc rằng: Người đời sau đã huyền thoại một cách quá trớn, không đúng sự thật, dựng lên một đấng Giáo chủ ảo huyền.

Suốt sáu năm trời tu tập, Ngài cũng không hiểu pháp nào là chánh pháp và pháp nào là tà pháp. Cho nên cuộc đời của Ngài cũng phải trải qua sự học và tu tập rất nhiều pháp môn của ngoại đạo.

Sáu năm khổ hạnh với các pháp môn của ngoại đạo, Ngài tu tập gần như sắp chết, như trong kinh sách nói rằng: "Khi đức Phật khổ hạnh sống ăn rất ít, do đó Ngài chỉ còn bộ xương bọc da, sờ da bụng đụng xương sống, sờ xương sống đụng da bụng". Cho nên chúng ta xét thấy lời nói này có khi quá trớn. Nếu mà chúng ta sờ da bụng đụng xương sống, sờxương sống đụng da bụng thì chắc chắn không thể sống nổi.

Chúng ta biết rằng: Ðức Phật có khổ hạnh tối đa, nhưng không thái quá như các Tổ đã kết tập kinh có phần thêm bớt. Ngài là một người có trí tuệ sáng suốt, có thể lực mạnh mẽ và một nghị lực phi thường khi tu khổ hạnh cũng như tu tập hơi thở. Chúng ta nhận xét điều này không lầm.

Sáu năm tu tập khổ hạnh, Ngài không tìm ra được sự giải thoát, nên bỏ tất cả các pháp môn của ngoại đạo và tự tìm ra một giáo pháp riêng cho mình, và Ngài đã tìm thấy được chân lý, một con đường giải thoát thật sự. Vì thương tưởng chúng sanh, Ngài truyền lại cho chúng ta ngày nay.

Cho nên Phật Bảo là một con người thật, con người cũng như chúng ta, chứ không phải là con người ở cõi trời Ðâu Xuất đến đây. Do lòng tin sự chân thật này, chúng ta tin chắc rằng chúng ta là những con người thì phải thực hiện được sự giải thoát này, không có khó khăn.

Do lòng tin chân thật của chúng ta khi nhận xét đúng đức Phật là con người thật, vì thế lòng tin ấy không còn ai thay đổi được. Cho nên, một đấng Giáo chủ là người đã chứng đạo ở cõi giới nào đến đây truyền đạo, thì điều đó chắc chắn chúng ta sẽ không tin theo đấng Giáo chủ đó.

Ðọc lịch sử thế giới chúng ta biết chắc trên hành tinh sống này, chỉ có một con người thật, là người nước Ấn Ðộ, đi tu, bỏ ngai vàng, danh lợi, bỏ vợ, bỏ con, rồi tu thành Phật. Sau này mọi người cung kính tơn trọng Ngài mới thành lập ra tơn giáo Phật giáo, chứ Ngài không có ý đồ đó. Một tơn giáo Phật giáo, trên đầu mọi người tín đồ không có Thần Thánh, không có Ðấng Sáng Tạo, không có Ðấng Vạn Năng và cũng không có Ðấng Cứu Thế. Vì vậy mọi người tu hành theo Phật giáo đều phải tự lực cứu mình, chứ không nhờ vào tha lực của ai cả.

Ngày nay có những hệ phái Phật giáo tràn đầy tha lực thần quyền, thiếu thực tế, khiến cho chúng ta mất niềm tin, chỉ vì ở chỗ cúng tế lạy lễ, mang đầy hình thức mê tín dị đoan. Cho nên chúng ta phải trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy. Trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy, tức là trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni là QUY Y PHẬT BẢO…

Hôm nay quý phật tử đã hiểu đức Phật nào mà quý vị chọn quy y. Chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngồi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì không có một vị Phật nào xứng đáng cho quý vị quy y. Vậy quý vị chắp tay lên trước ngực, hướng về tượng Phật thầm nguyện xin quy y với Ngài. Sau khi thầm nguyện xong, quý vị đảnh lễ Ngài một lạy.

*****

NGÔI THỨ HAI: PHÁP BẢO

Vậy Pháp Bảo là gì? PHÁP BẢO là những lời dạy của đức Phật, những kinh nghiệm trong khi tu tập đạt được chân lý, Ngài đem dạy lại cho loài người để thực hành đạt được kết quả giải thoát như Ngài. Tại sao pháp bảo của Ngài là chỗ nương tựa để chúng ta không còn khổ đau nữa?

Có phải là pháp môn niệm Phật Di Ðà không? Có phải pháp môn ngồi thiền chẳng niệm thiện, niệm ác không? Có phải pháp môn tham thoại đầu, khán công án không? Có phải pháp môn niệm chú, bắt ấn, tụng kinh bái sám lạy hồng danh chư Phật không? Không! Ðức Phật không có dạy những pháp môn như vậy, mà dạy chúng ta pháp môn Tứ Chánh Cần, tức là ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp. Pháp của Phật rất thực tế, Ngài dạy: "Khi tâm có tham tôi biết tâm có tham, khi tâm không tham tôi biết tâm không tham". Tham là ác pháp, ác pháp thường mang đến sự khổ đau cho mình, cho người, cho cả hai. Vậy ngay đó biết nó là ác pháp thì phải diệt không được để nó trong tâm.

 Khi nương tựa vào pháp để diệt ác pháp thì tâm hết khổ đau. Vậy nương vào cha mẹ không hết khổ đau mà chỉ có nương vào pháp mà hết khổ đau.

 Khi thân bệnh đau nhức khổ sở, bất cứ một loại bệnh nào, nơi đâu trên thân, thì chỉ cần nương vào pháp môn của Phật thì bệnh sẽ chấm dứt và thân không còn đau khổ nữa (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu).

Ví dụ: Khi chúng ta bị nhức đầu, liền nhiếp tâm vào hơi thở và an trú trong hơi thở. Vậy an trú trong hơi thở như thế nào? Trước tiên chúng ta nhiếp tâm trong hơi thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra". Sau khi chánh niệm tỉnh thức trong hơi thở, liền tiếp tục tác ý: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Sau khi tâm an trú được trong hơi thở thì bệnh nhức đầu đã tan mất. Như vậy nương vào cha mẹ làm sao hết bệnh đau đầu được, chỉ có nương vào pháp môn ngăn ác, diệt ác pháp mà lành bệnh.

Như vậy nương vào pháp của Phật làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết; ngoài ra không còn pháp nào để chúng ta nương tựa mà thoát khổ như vậy được.

Pháp môn làm chủ thoát khổ lợi ích lớn như vậy, cho nên nó được gọi là đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người; pháp môn đem lại lợi ích cho đời, cho xã hội như vậy nên được gọi là Pháp Bảo. Pháp môn lợi ích như vậy có xứng đáng cho chúng ta nương tựa không? Cho nên Quy Y Phật Bảo không thể đầy đủ trọn vẹn sự giải thoát của kiếp người, nên phải QUY Y PHÁP BẢO.

*****

NGÔI THỨ BA: TĂNG BẢO

Vậy Tăng Bảo là gì ?

TĂNG BẢO là những vị tu sĩ Phật giáo tu hành đã chứng đạt chân lý, sống như Phật, giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào, thường làm gương sáng hay làm ngọn đuốc Ðức Hạnh cho mọi người soi.

 Tăng Bảo là một vị Thánh tăng, là người nêu cao Phạm hạnh của Phật giáo; là người mô phạm gương mẫu cho mọi người tu tập theo Phật giáo. Cho nên, chọn được một vị Thánh tăng không phải dễ, một người chứng đạt được chân lý đời nay quá hiếm, khó tìm, khó gặp. Khi tìm gặp thì phải nương tựa vào vị ấy. Nương tựa vào vị ấy tức là QUY Y TĂNG BẢO

Chọn lựa một vị Thánh tăng là phải chọn lựa như thế nào? Chọn lựa một vị Thánh tăng là phải chọn một vị tu sĩ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không gia đình, không nhà cửa, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, phải biết "thiểu dục tri túc", tức là luôn luôn biết đủ, không bao giờ thấy thiếu một vật gì.

Trong đời sống làm người, mà tìm thấy một vị Thánh tăng như vậy, mới xứng đáng là người làm gương, làm ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi. Cho nên chọn lấy Tăng Bảo để quy y không phải dễ. Vô cùng khó, khó vô cùng! Chứ không phải gặp vị Tăng nào, quý vị cũng đều quy y cả, miễn là có nghe đến bốn chữ QUY Y TAM BẢO là đủ.

Muốn tu theo đạo Phật không phải đụng đâu nghe đó, mà phải chọn người thầy rất kỹ như lời đức Phật đã dạy: "Muốn tìm hiểu Phật giáo thì phải chọn một vị thầy tâm hết tham pháp, sân pháp, si pháp"; hay phải thân cận: "Ðược thấy các bậc Thánh, được thuần thục pháp các bậc Thánh, được tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc chơn nhơn, được thuần thục pháp các bậc chơn nhơn, được tu tập pháp các bậc chơn nhơn".

Chọn được một vị tăng như vậy mới xứng đáng là một vị thầy của mình. Nếu chọn không được một bậc thầy như vậy thì đừng nên QUY Y TĂNG BẢO. Chờ khi nào chọn được Tăng Bảo xứng đáng mới quy y luôn cả ba ngôi Tam Bảo, còn chọn chưa được thì xin phật tử dừng lại, đừng vội vàng mà hiến cuộc đời mình cho tà pháp của ngoại đạo thì thật là uổng phí cho một kiếp người.

Như vậy Tăng Bảo là ngôi thứ ba nhưng lại quan trọng nhất trong ba ngôi Tam Bảo. Nếu không có Tăng Bảo thì không bao giờ chúng ta giác ngộ chân lý được, không giác ngộ chân lý thì biết gì mà hộ trì chân lý, chân lý không được hộ trì thì làm sao chứng đạt được chân lý.

Cho nên Tăng Bảo là một báu vật quý giá nhất trên đời này. Nếu đồng thời sinh ra cùng đức Phật hay cùng một vị chứng quả A La Hán thì đó là phước báu vô lượng không thể nghĩ bàn.

PHẬT BẢO tuy quý nhưng đức Phật đã tịch lâu rồi, khi tu tập gặp những khó khăn muốn thưa hỏi thì làm sao hỏi được. Người tu tập chỉ noi theo gương hạnh của Ngài qua lịch sử ghi lại mà thôi. Nếu chỉ quy y Phật Bảo thì chưa đủ. Cho nên chúng ta muốn tu tập trọn vẹn để đi đến giải thoát hoàn toàn, thì ngoài Phật Bảo, một gương hạnh tốt trên đường đi đến giải thoát, còn cần phải có nhiều điều nữa.

PHÁP BẢO là chữ nghĩa kinh sách, là những bài pháp của đức Phật đã dạy. Ngày nay được các vị Tổ sư kết tập lại thành tạng kinh Nikaya. Chúng ta đều nương tựa theo những lời dạy này mà tu tập. Nhưng khi tu tập gặp những khó khăn hay rắc rối, hỏi kinh thì kinh không thể trả lời được.

Vậy thì nương tựa vào pháp mà pháp không trả lời thì làm sao tu tập tới nơi, tới chốn được. Cho nên Pháp Bảo vẫn quý mà không quý bằng Tăng Bảo, vì có ưu mà còn có khuyết, tức là chưa hoàn toàn ưu hẳn.

TĂNG BẢO là một con người đang sống như mọi người, nhưng là một người đã tu chứng đạt chân lý, nên người ấy có nhiều kinh nghiệm trên đường tu tập để hướng dẫn những người khác. Vì thế khi nương tựa (quy y) vào người này, thì được người ấy khai ngộ chân lý. Sau khi ngộ được chân lý xong, người ấy dạy chúng ta hộ trì chân lý. Chân lý được hộ trì thì không bao lâu chúng ta chứng đạt chân lý. Khi chứng đạt chân lý xong là chúng ta sẽ làm chủ: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Tóm lại, ba ngôi Tam Bảo chỉ có Tăng Bảo là lợi ích nhất, nhờ có Tăng Bảo mà mọi người mới thực hiện đúng Phật pháp, mới ngộ được chân lý, mới biết cách hộ trì chân lý và nhờ đó mới chứng đạt chân lý. Nếu không có Tăng Bảo thì mọi người thực hiện sai pháp và cuộc đời tu hành của mình cũng chỉ là hình thức mà thôi. Vậy chúng ta hãy nhìn xem những tu sĩ Phật giáo hiện giờ, vì không có một vị thầy tu chứng đạt chân lý nên cứ dựa vào kinh sách tưởng giải ra tu tập, nên người đầu, người giữa và người cuối cùng đều là một chuỗi người mù, cho nên không có ai chứng đạt chân lý được.

Hôm nay các phật tử đã được nghe giảng về Ba Ngôi Tam Bảo rõ ràng và cụ thể. Vậy quý phật tử hãy chọn lấy Ba Ngôi Tam Bảo cho tương ưng với tâm nguyện của mình.

Thầy xin nhắc lại: "Phật Bảo là con người thật, không phải là con người mơ hồ, trừu tượng, tưởng tượng. Ðó là một con người thật, con người tu hành giải thoát, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Ngài đã đạt được chân lý tối hậu, một mục đích bất động tâm, một đường lối thoát ra bốn sự đau khổ của kiếp người.

Con người trong thế gian này khi đã hiểu đời là khổ, khổ như thật thì chắc ai cũng muốn thoát ra, không có ai muốn sống trong cảnh khổ đau cả. Chỉ vì chưa biết đường lối thoát ra, nên đành lòng ôm chịu, chứ mọi người ai chẳng muốn an vui hạnh phúc, có ai muốn khổ bao giờ!

Cuộc sống hằng ngày luôn luôn bị chi phối bởi từng ác pháp, từng hoàn cảnh, từng sự việc, từng đối tượng, v.v... Cho nên quý phật tử thường gặp những chướng ngại pháp, sinh ra phiền não, đau khổ, tức giận, thương ghét, ganh tỵ, oán hận, sợ hãi, v.v... có nhiều khi không chịu nổi phải tự tử, hoặc sa ngã vào đường trụy lạc, rượu chè, cờ bạc, v.v...

Làm người ai lại không bị bệnh tật. Tuổi càng cao thì thân càng già yếu, nay bệnh này mai bệnh khác, đi đứng không vững vàng. Thân vô thường, sự thay đổi liên tục trong cơ thể chúng ta làm sao chúng ta không biết! Vì biết rõ sự thay đổi này, chúng ta không thể ngồi yên, trừ khi chúng ta như điếc, như đui, như ngây dại.

Khi chưa biết pháp, chúng ta đành cam phận ôm bốn sự đau khổ này trong lòng, còn khi đã biết pháp để thoát ra mọi sự khổ đau này, thì có ai dại gì ngồi đó chịu đựng bốn sự đau khổ đang dày vò chúng ta. Có phải vậy không quý phật tử?

Hôm nay, Thầy khéo nhắc nhở để quý phật tử hiểu được chánh Phật, Pháp, Tăng. Chánh Phật, Pháp, Tăng là Ba Ngôi Tam Bảo. Như vậy sau khi nghe Thầy giảng về Ba Ngôi Tam Bảo rõ ràng, cụ thể, ích lợi thiết thực như vậy, quý phật tử có điều gì nghi ngờ gì không? Có còn thưa hỏi nghĩa lý gì về Ba Ngôi Tam Bảo này nữa không? Nghĩa lý của Ba Ngôi Tam Bảo này có xứng đáng để cho quý phật tử nương tựa không?

Theo Thầy thiết nghĩ: ba ngôi Tam Bảo này lợi ích rất lớn, đem lại sự bình an, yên vui cho mọi người. Vậy mọi người hãy đặt lòng tin ở đó, và chính nơi đó là nơi cứu cánh đến với mọi người.

Tóm lại, PHẬT BẢO là gương hạnh cho mọi người soi, là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi. Mặc dù đức Phật không còn tại thế nữa, nhưng nhớ đến đức Phật là nhớ đến người đầu tiên đã đi tìm được con đường giải thoát này, để lại cho loài người ngày hôm nay.

Trên thế gian này, không một tôn giáo nào có PHÁP BẢO như Pháp Bảo của Phật. Vì nó là pháp môn tu tập dùng tự lực chiến đấu với giặc sanh tử luân hồi, nên đức Phật dạy: "Tự lực thắp đuốc lên mà đi".

Khi ngọn đuốc đạo đức giải thoát làm sáng tỏ sự sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai trong từng giây, từng phút; trong từng ngày, từng tháng, từng năm, biến cuộc sống đầy tội ác, đầy đau khổ trở thành cõi Thiên Ðàng, Cực Lạc tại thế gian này, chứ không còn ở chỗ nào khác nữa. Pháp Bảo chỉ dạy rất rõ ràng, nếu có một người nào thường ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp, thì Thầy tin rằng người đó đã hiểu biết Phật pháp rồi, và không bao giờ tu hành sai pháp. Do đó không có một ác pháp nào xâm chiếm thân tâm họđược. Họ không bao giờ để nghiệp lực kéo dài một ngày, hai ngày, ba ngày, mà chỉ trong một tích tắc, một giây, một phút là họ lo diệt sạch. Họ không để trong âm của họ một hút phiền não. Họ luôn thấy những điều đó à vô thường, là sự đau khổ. Trái lại, nếu chúng ta không biết thì nó dày vò, nó dằn vặt trong tâm ta kéo dài một thời gian, rồi mới lắng dịu và mới hết, đó là chúng ta không biết pháp. Còn nếu chúng ta biết pháp của Phật, thì không bao giờ lại dại gì để cho tâm hồn chúng ta đau khổ, kéo dài từ ngày này sang ngày khác.

Ba ngôi Tam Bảo quý báu và lợi ích như vậy, giúp cho đời người có một cuộc sống thanh nhàn, an lạc, yên vui một cách thiết thực, cụ thể, không có chút mơ hồ, trừu tượng, ảo tưởng nào. Pháp Bảo không phải là những pháp tu tập để có thần thông biết chuyện quá khứ vị lai, biến hoá tàng hình bằng cách này hay bằng cách khác, có khi phóng quang, có khi đi qua đá, qua tường, qua núi, v.v... Những thần thông này chẳng có lợi ích thiết thực, vì nó chỉ là một trò ảo thuật mãi võ Sơn Ðông theo góc chợ, hè phố bán thuốc dạo, nó không có lợi ích bằng pháp ngăn ác, diệt ác pháp.

Các con cứ suy nghĩ: một vị tăng tu hành có thần thông, phép tắc, biết chuyện quá khứ, nói chuyện gia đình mình thật hay, hoặc nói chuyện tương lai của mình rất đúng không sai, nhưng thần thông này có lợi ích cho bản thân mình không? Cho nên quý phật tử phải thấy Ba Ngôi Tam Bảo rất quý báu. Thầy sẽ giảng cho quý phật tử về pháp làm chủ sanh, già, bệnh, chết, để quý phật tử hiểu rõ sự quí báu của PHÁP BẢO.

Ví dụ 1: Quý phật tử đang tức giận một điều gì đó, muốn cho cơn tức giận đó không còn trong tâm nữa, thì quý phật tử lấy Ðịnh Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra". Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy tâm sân liền tan biến.

Ví dụ 2: Quý phật tử đang bệnh đau bụng, muốn cho cơn đau bụng đó không còn trong thân nữa thì quý phật tử lấy Ðịnh Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy thì thân đau bụng sẽ dần dần hết đau.

Ví dụ 3: Quý phật tử cơ thể già yếu, suy mòn, muốn bỏ thân tứ đại này thì nhập vào Thiền Thứ Tư tịnh chỉ hơi thở, liền xả bỏ báo thân vào trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, thì ngay đó quý phật tử chết trong tự tại, và đầy đủ sự an lạc không có khổ đau như người thế tục.

Xét thấy Ba Ngôi Tam Bảo có lợi ích lớn cho đời người như vậy, xin quý phật tử hãy chắp tay lên trước ngực, mặt hướng về tượng Phật và phát nguyện: "Từ đây về sau con xin nguyện một lòng quyết tâm nương theo Ba Ngôi Tam Bảo, đời đời, kiếp kiếp không bao giờ rời bỏ. Xin đức Phật chứng minh cho chúng con".

Sau khi phát nguyện xong, xin quý phật tử đảnh lễ Phật ba lạy để nhận thọ trì BA NGÔI TAM BẢO.

(Lễ Phật xong, rồi quý phật tử hãy ngồi xuống, nghe Thầy giảng tiếp).

*****

PHẦN II: THỌ NGŨ GIỚI

Trước khi muốn thọ Ngũ Giới, thì các bạn phải tìm hiểu THỌ NGŨ GIỚI nghĩa là gì? Cụm từ THỌ NGŨ GIỚI có hai phần:

1- Thọ.

2- Ngũ Giới.

Bây giờ các bạn tìm hiểu nghĩa của từ thọ". THỌ nghĩa là gì? Thọ có nghĩa là chấp nhận, đồng ý, chịu phép.

Ngũ Giới có nghĩa là năm giới cấm. Hai từ ghép chung lại là THỌ NGŨ GIỚI. Thọ ngũ giới có nghĩa là chấp nhận sống đúng năm giới cấm, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm giới này.

Trong đạo Phật, năm giới cấm này là năm tiêu chuẩn làm người. Người nào sống không đúng năm giới này là chưa xứng đáng làm người.

Bây giờ, Thầy sẽ truyền năm giới cấm này cho quý phật tử, quý vị hãy lắng nghe và suy nghĩ cho kỹ để thông suốt những giới cấm này.

Ở đây Thầy không truyền năm giới cấm suông. Vì đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện, nên ai đến với đạo Phật đều phải đến với sự giác ngộ thông suốt bốn chân lý của nó. Do thông suốt bốn chân lý của nó, nên đến với niềm tin sâu thẳm tận đáy lòng của mình. Do đó mình phải tự nguyện, tự giác chấp nhận những giới đức, giới hạnh làm cuộc sống. Cho nên đạo Phật không khuyến dụ ai hết.

Ðạo Phật là đạo giải thoát nên không có năm giới cấm, vì có giới cấm là có sự bắt buộc kẻ khác, có sự bắt buộc kẻ khác thì làm sao gọi là đạo giải thoát?

Năm giới cấm này là do các Tổ chế ra để cấm các tu sĩ Ðại thừa phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới, v.v... Ở đây Thầy truyền năm giới cấm, tức là truyền dạy quý phật tử năm đức hạnh làm người. Người nào giữ tròn năm đức hạnh này mới xứng đáng làm người. Vậy năm đức hạnh này là gì?

Năm Giới đức hạnh này gồm có:

1- Giới Cấm Sát Sanh = Giới Ðức Hiếu Sinh.

2- Giới Cấm Tham Lam Trộm Cướp = Giới Ðức Buông Xả.

3- Giới Cấm Tà Dâm = Giới Ðức Chung Thủy.

4- Giới Cấm Vọng Ngữ = Giới Ðức Thành Thật.

5- Giới Cấm Uống Rượu = Giới Ðức Minh Mẫn.

*****

GIỚI CẤM THỨ NHẤT: CẤM SÁT SANH

Giới cấm sát sanh là "GIỚI ÐỨC HIẾU SINH". Người phật tử cần phải học hiểu và sống cho đúng những đức hạnh này.

 Giới Ðức Hiếu Sinh này là lòng thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh này.

Giới Ðức Hiếu Sinh chỉ có con người mới thực hiện được, vì thế đạo Phật ra đời mới đem chỉ dạy cho nhân loại, để con người xây dựng cho mình có một tâm hồn hiếu sinh. Nhờ tâm hồn hiếu sinh con người mới sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, để biến cảnh sống trên hành tinh này thành cảnh sống an lạc cho mọi sự sống của muôn loài.

Hành tinh của chúng ta đang sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp để sống và nảy sinh ra sự sống khác nhau. Có trùng trùng duyên hợp thì phải có trùng trùng duyên sinh. Sinh diệt là một thể tự nhiên của hành tinh sống. Hành tinh sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp lại để tạo thành một sự sống mới. Tạo thành sự sống mới có nghĩa là do các duyên hợp lại tạo ra một loài vật mới như: thực vật hay động vật mới. Cho nên vạn vật sinh ra không phải là do ÐẤNG TẠO HÓA mà do CÁC DUYÊN HỢP.

Chúng ta và vạn sinh vật do từ các duyên hợp lại sinh ra, cho nên chúng ta phải thương yêu nhau, thương yêu tất cả chúng sinh, vì có thương yêu chúng sinh thì chúng ta mới bảo vệ sự sống của muôn loài và của chính chúng ta. Nếu vô tình chúng ta hủy hoại sự sống của chúng sinh (sự sống của loài vật), là chúng ta tự huỷ hoại sự sống của chính mình.

Tại sao lại gọi hành tinh của chúng ta là hành tinh sống? Trong vũ trụ có nhiều thái dương hệ, trong mỗi thái dương hệ có nhiều hành tinh, trong các hành tinh phần nhiều là hành tinh chết, vì nơi đó không có sự sống. Trong không gian vũ trụ có rất ít hành tinh sống so với hành tinh chết.

Hành tinh sống có nghĩa là nơi đó có môi trường sống, phù hợp cho vạn vật sinh sôi, nảy nở, sống và lớn lên. Bắt đầu từ loài rong rêu, thảo mộc rồi đến các loài vi khuẩn, côn trùng và cầm thú sinh ra. Cuối cùng là loài người.

Loài người là một loài động vật cao cấp, thông minh nhất trong các loài vật. Nhờ có bộ óc thông minh nên loài người được xem là chúa tể của muôn loài.

Loài động vật trên hành tinh sống này thường giết hại lẫn nhau, ăn thịt nhau mà chẳng chút thương nhau. Loài người cũng chỉ là một loài động vật nên vẫn nằm trong bản chất hung ác của loài động vật, vì thế nên vẫn giết hại và ăn thịt. Hiện giờ loài người tự cho mình là văn minh, nhưng bản chất hung ác vẫn còn mang nặng trong tâm hồn.

Như đã nói ở trên, loài người vượt hơn muôn loài là nhờ có bộ óc thông minh, là nhờ có tình cảm sâu sắc, nên từ đó xuất hiện những con người thoát ra khỏi bản chất hung ác của loài động vật, tuyên dương lòng thương yêu sự sống của muôn loài. Ðó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản - nhân quả, và kêu gọi mọi người, mọi loài vật hãy thực hiện lòng hiếu sinh (tâm từ bi), lòng yêu thương nhau một cách chân thật. Lòng thương yêu sự sống của muôn loài xuất hiện theo từng cấp độ:

1- Cấp độ thứ nhất: Con người biết thương con người.

2- Cấp độ thứ hai: Con người biết thươngcác loài động vật khác.

3- Cấp độ thứ ba: Con người biết thương cây cỏ và thảo mộc.

Gồm ba cấp độ này lại mới được gọi là lòng hiếu sinh. Lòng hiếu sinh xuất phát từ tâm từ, bi, hỷ, xả. Trong đạo Phật, tâm từ, bi, hỷ, xả còn có tên là "Tứ Vô Lượng Tâm". Tứ Vô Lượng Tâm là một pháp môn tu tập để thực hiện "Ðạo Ðức Hiếu Sinh". Một người sống có lòng hiếu sinh là người biết thương sự sống của muôn loài. Người nào sống được như vậy mới thật sự là bậc Thánh nhân, vì chỉ có bậc Thánh nhân mới sống được như vậy. Sống mà không nỡ giết hại và ăn thịt lẫn nhau, đó là một hành động không còn mang bản chất hung ác của loài động vật; đó là một hành động mà loài cầm thú không thể làm được, chỉ có con người mới thực hiện được mà thôi.

Bởi vậy, Thánh nhân không phải từ trên trời rơi xuống hay dưới đất chui lên, mà từ con người, con người biết thương yêu sự sống của muôn loài. Chỉ có con người biết tu sửa thân tâm, biết ngăn và diệt ác pháp, biết làm điều lành, biết không làm khổ mình, khổ người, khổ muôn loài. Người biết làm như vậy, đó là Thánh nhân. Do biết khổ nên cố gắng khắc phục mình không làm điều ác, luôn sống làm điều lành, đó là tu tập để làm Người thật là Người, để làm Thánh thật là Thánh.

Quý phật tử hãy nhìn xem mọi người đang sống quanh ta, tìm một người biết thương yêu sự sống của muôn loài thì thật là hiếm thấy. Phải không quý vị? Giới Ðức Hiếu Sinh này là để xác định đức hạnh từ, bi, hỷ, xả của phật tử, dù ấu thơ hay già nua xuất gia đều phải sống đúng như vậy, mới được gọi Thánh cư sĩ đệ tử của Phật.

Vậy mà có một số người, mặc áo như Phật, tự xưng mình là tu sĩ đệ tử của Phật, tu theo pháp môn chánh gốc Nguyên Thủy của Phật, thế mà hằng ngày ăn thịt chúng sinh, chẳng khởi lòng yêu thương trước sự đau khổ và chết chóc của loài vật. Tội ác bằng non, bằng núi như vậy mà lại tìm cách che đậy và dối gạt mọi người, nhất là lấy câu kinh Niết Bàn, họ bảo rằng: "Trước giờ thị tịch đức Phật còn ăn thịt heo rừng". Thật là lời bịa đặt khéo léo và gian xảo vô cùng. Quý phật tử nhận xét xem, không có lối che đậy tuyệt hảo nào bằng cách là bảo: Ðức Phật ăn thịt chúng sinh".

Bảo đức Phật ăn thịt chúng sinh thì không còn sợ ai lên án và kết tội mình nữa. Trong khi đó, đức Phật thường dạy chúng ta: "Thừa tự pháp, không nên thừa tự thực phẩm". Giới luật thứ nhất dạy "CẤM SÁT SANH". Thế mà họ dám bịa đặt ra câu chuyện đức Phật ăn thịt heo rừng trước khi chết.

Lúc bấy giờ, có một vị tỳ kheo ở xa đến trình Phật một sự kiện xảy ra: "Kính bạch đức Thế Tôn, trên đường đến đây chúng con có hai người mong đến để được gặp Phật. Giữa đường con nhờ uống nước có trùng nên còn sống sót về đây gặp Phật, còn bạn con vì giữ giới luật không uống nước có trùng nên đã chết giữa đường. Vậy xin đức Phật phán xét như thế nào?"

Ðức Phật bảo: "Kẻ ngu si kia! Ông có biết rằng: Vị tỳ kheo do không uống nước có trùng đã gặp Phật trước khi ông đến đây không? Còn ông gặp Phật mà lại không bao giờ gặp Phật. Ông có hiểu chưa?"

Lời dạy này xác định tu sĩ và cư sĩ Phật giáo hiện giờ không bao giờ gặp Phật, là vì họ phạm giới, phá giới, v.v... Uống nước có trùng mà còn không gặp Phật, thì thử hỏi quý sư, thầy và cư sĩ: "Ăn thịt chúng sanh thì làm sao tu hành giải thoát được?"

Các sư, thầy, cư sĩ gọi là Thánh tăng, Thánh ni và Thánh cư sĩ mà ăn thịt chúng sinh thì Ðức Hiếu Sinh ở đâu? Các sư thầy và quý cư sĩ có biết không? Ðạo Phật có Tứ Vô Lượng Tâm, vậy Tứ Vô Lượng Tâm của các sư thầy ở đâu? THÁNH ÐỨC HIẾU SINH không tròn thì làm sao làm Thánh tăng, Thánh ni, Thánh cư sĩ được. Thánh tăng, Thánh ni và Thánh cư sĩ còn ăn thịt chúng sinh thì Thánh đó là Thánh gì? Câu hỏi này để tự quý vị suy ngẫm trả lời.

Người cư sĩ chân chánh trong đạo Phật còn không ăn thịt chúng sinh, thì thử hỏi quý vị là tu sĩ thông suốt kinh điển của Phật để làm gì? Quý vị có bằng những người cư sĩ này không?

GIỚI ÐỨC HIẾU SINH này để xác chứng trong bốn giới đệ tử của Phật:

1- Ưu Bà Tắc.

2- Ưu Bà Di.

3- Tăng.

4- Ni.

Ai là Thánh đệ tử của Phật và ai là Ma Ba Tuần đội lốt đệ tử của Phật? Qua Giới Ðức Hiếu Sinh này sẽ giúp chúng ta nhận rõ được chân phật tử hay là giả phật tử.

Khi nhận rõ chân phật tử là đệ tử của Phật thì phải hết lòng cung kính, cúng dường và tôn trọng lẫn nhau để cho Phật pháp được trường tồn. Ðệ tử của Phật sao lại còn ăn thịt chúng sinh? Như vậy đạo Phật có còn xứng đáng là ÐẠO TỪ BI nữa không? Có còn xứng đáng là nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sinh nữa không? Có còn xứng đáng là ÐẠO TRÍ TUỆ nữa không? Nếu là đạo trí tuệ sao lại ăn thịt chúng sinh mà không có tư duy suy nghĩ đâu là thiện, đâu là ác? Nếu là đạo của trí tuệ sao lại còn đắm mê dục lạc về ăn uống như vậy?

Ðể che đậy tâm hung ác phàm phu tục tử, chạy theo dục vọng thế gian trong ăn uống, có một số tu sĩ bảo rằng: "Ăn thịt chúng sanh không thấy, không nghe, không nghi", và: "Phật còn ăn thịt heo rừng trước khi chết". Lời nói này thật là tội lỗi, không biết tội ấy phải chịu đến ngàn trùng kiếp nào cho hết được. Bằng chứng là tu sĩ thời nay không có ai tu chứng quả A La Hán, là do chỗ không giữ gìn Thánh hạnh hiếu sinh. Mặc dù có những tu sĩ không ăn thịt chúng sinh, nhưng lòng hiếu sinh không có, vì họ không tu tập và rèn luyện Tứ Vô Lượng Tâm. Vu khống cho Phật ăn thịt chúng sinh để che tội ác của mình, thật là điêu ngoa, xảo quyệt của những người đội lốt Phật giáo. Ðó là hành động phá đức hạnh Thánh trong đạo Phật, tội ấy là tội Ba La Di, tội đọa địa ngục, tội bị chém đứt đầu.

Lòng hiếu sinh là một Thánh Ðức của người tu sĩ Phật giáo. Nhưng dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng đều phải thực hiện cho bằng được, nếu không thì phải trả nợ máu xương rất nặng trong nhiều kiếp. Người tu sĩ nào đi ngược lại Giới Ðức Hiếu Sinh này là tu sĩ của tà đạo, chỉ biết nuôi thân mình bằng xương máu của chúng sinh thì sao gọi là Thánh đệ tử của Phật.

Trong Bát Chánh Ðạo, xin hỏi quý bạn Chánh Mạng là gì? Có phải chăng nuôi mạng sống của mình bằng máu, xương của chúng sinh là Chánh Mạng ư? Nuôi Chánh Mạng sao lại nỡ nhẫn tâm ăn thịt chúng sinh? Nuôi mạng sống của mình như vậy là Chánh Mạng ư? Nuôi mạng sống của mình không có sự đau khổ của chúng sinh mới gọi là Chánh Mạng.

Người ta nói và thuyết giảng về Chánh Mạng, nhưng người ta không sống đúng Chánh Mạng. Sống không đúng Chánh Mạng mà làm đệ tử của Phật để làm gì? Thà đừng theo đạo Phật, mà đã theo đạo Phật thì phải sống cho đúng lời dạy của đức Phật. Sống không đúng lời dạy của đức Phật là phỉ báng Phật giáo.

Cho nên sống trong tà mạng sao lại gọi là đệ tử của Phật được. Ði ngược lại chân lý của đạo Phật (Ðạo Ðế), mà muốn làm đệ tử Phật thì có ích lợi gì.

Bát Chánh Ðạo là chương trình giáo dục đào tạo, chỉ dạy cho ta có một cuộc sống chánh hạnh, đó là đức hạnh làm Người, làm Thánh. Giới Ðức Hiếu Sinh là những hành động sống đối xử với muôn loài bằng lòng yêu thương cao quí tuyệt vời, mà mọi người ai ai cũng đều phải học tập và trau dồi, không riêng những đệ tử của đức Phật.

Muốn bảo vệ sự sống của muôn loài trên hành tinh này thì chúng ta phải cố gắng khắc phục mình, để sống trọn vẹn Giới Ðức Hiếu Sinh. Bởi vì Giới Ðức Hiếu Sinh là những hành động cao quý tuyệt vời, mà mọi người cần phải sống đúng như vậy để chan hòa lòng yêu thương với muôn loài. Vì loài nào cũng muốn sống như loài nào. Có loài nào muốn chết bao giờ đâu?

Không làm các pháp ác,
Nên làm các pháp thiện".
"Ngăn ác diệt ác pháp,
Sinh thiện tăng trưởng thiện".

Vậy quý phật tử giết hại chúng sinh, làm ra thực phẩm cúng dường chư tăng là làm thiện hay sao? Là sinh thiện và tăng trưởng thiện hay sao? Quý phật tử có biết mình làm ngược lại với giáo lý của đức Phật không? Trong kinh Jivaka, đức Phật dạy một người cư sĩ giết chúng sinh làm ra thực phẩm cúng dường chư tăng có năm điều phi công đức, tức là có năm điều tội lỗi. Do quý phật tử chưa am tường giáo lý chân chánh của Phật giáo, mà chỉ nghe, biết, hiểu theo kiến giải, tưởng giải của các sư: "Ăn không thấy, không nghe, không nghi", hoặc: "Ăn thịt chúng sanh tưởng rau cải là như ăn rau cải..." Những ngôn ngữ này là những ngôn ngữ để đánh lừa phật tử. Các sư còn lừa đảo quý phật tử hơn nữa, bằng những lý luận nuốt cho trôi những miếng thịt động vật: "Phật còn ăn thịt chúng sanh... ăn thịt, cá cứ tưởng là rau cải sẽ là rau cải, tại quý vị cố chấp, chứ ăn vào trong bụng rồi chay mặn cũng như nhau".

Kính thưa quý phật tử! Giới Ðức Hiếu Sinh này ở đâu mà sao các sư nỡ tâm nhai nuốt được thịt chúng sinh như vậy? Các sư là Thánh tăng tỳ kheo, còn đây là Thánh cư sĩ mà còn không vi phạm giới luật này, sao Thánh tăng tỳ kheo lại sống những điều phi giới luật như vậy? Thế mà tín đồ có mắt như mù, có tai như điếc, có ý thức như ngu. Có phải không quý vị?

Tóm lại, muốn làm một vị đệ tử Thánh tăng, Thánh ni, Thánh cư sĩ của đức Phật thì giới luật THÁNH ÐỨC HIẾU SINH này phải giữ gìn nghiêm túc, giữ gìn nghiêm túc còn chưa đủ mà còn phải tu tập Tứ Vô Lượng Tâm: từ, bi, hỷ, xả. Do tu tập Tứ Vô Lượng Tâm được sung mãn thì mới sống được trọn vẹn với lòng yêu thương muôn loài vạn vật. Nhờcó sống như vậy mới thể hiện được Thánh Ðức Hiếu Sinh, chứ đừng bắt chước Tuệ Trung Thượng Sĩ, Tế Ðiên Tăng Hòa Thượng, Phật Sống Cựu Kim Sơn và thiền sư Phần Dương, v.v... tự tại vô ngại ăn thịt chúng sinh và uống rượu như người thế tục, thì chúng ta không còn chỗ nào bình luận cả.

***** 

GIỚI THỨ HAI: CẤM THAM LAM, TRỘM CẮP

Không tham lam trộm cắp là một "GIỚI ÐỨC BUÔNG XẢ". Người tu sĩ cũng như những người cư sĩ tại gia cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này.

Người có đức buông xả là người không tích lũy, không tham lam vật chất của cải tài sản. Làm ra của cải bằng mồ hôi nước mắt của mình, nhưng không vì thế để của cải làm khổ mình, thường sống đơn giản, lìa xa vật chất.

Người có đức buông xả thường tư duy vật chất thế gian tạo thành "SANH Y". Sanh y có nghĩa là các pháp vây quanh chúng ta tạo thành một cuộc sống khổ đau. Của cải càng nhiều cuộc sống càng khổ đau nhiều. Phải không quý phật tử? Người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người có tâm hồn giải thoát; người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người tu tập đúng chánh pháp của đạo Phật, là người sống đúng Giới hạnh của bậc Thánh cư sĩ nam và Thánh cư sĩ nữ.

Giới đức buông xả là dạy xa lìa vật chất thế gian, thì chỉ có đạo Phật mới có những người tu sĩ và cư sĩ như vậy mà thôi. Do vì pháp Phật dạy: "Ly dục, ly ác pháp", nên Giới đức buông xả là một đức hạnh rất cần thiết cho bốn giới đệ tử của Phật giáo. Nếu không sống đúng oai nghi tế hạnh Giới đức buông xả thì chẳng bao giờ tâm hết tham lam trộm cắp. Tâm không hết tham lam trộm cắp thì tu theo đạo Phật chẳng những hoài công vô ích, mà còn làm cho Phật giáo mang tiếng.

Trong cuộc đời tu hành, nhờ Giới Ðức Buông Xả mà người đệ tử của Phật không còn tham lam, trộm cắp, không còn ham thích tiền bạc và vật dụng thế gian. Tâm hồn họ rất trong sạch và trắng bạch như vỏ ốùc.

Ở thế gian, nếu mọi người lập đức buông xả thì nhà ngủ không đóng cửa, không còn lo sợ trộm cắp; không còn gian lận, lừa gạt, cân non, đo thiếu…; không còn sợ cướp công, giựt của của người khác, và không còn nạn ăn hối lộ, v.v...

Giới Ðức Buông Xả giúp cho con người mất của không buồn, có của cải nhiều không tham đắm, dính mắc. Người không tham đắm, dính mắc của cải vật chất thế gian là người sống đúng Giới Ðức Buông Xả, là người có cuộc sống được an ổn, yên vui và hạnh phúc, và không còn buồn khổ vì vật chất.

Giới Ðức Buông Xả không có nghĩa là tiêu cực không làm việc. Ngược lại, người có đức buông xả thì tích cực làm việc hơn ai hết. Tại sao phải làm việc nhiều như vậy? Làm việc nhiều như vậy là để sống, để giúp cho mọi người khác, để sống tốt không tham lam, đó là ÐỨC BUÔNG XẢ TRONG CẦN LAO. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là Giới Ðức Buông Xả. Cần lao làm ra của cải nhưng lại không dính mắc, tham đắm vào những vật dụng hoặc tiền của làm ra được, đó là hành động tốt, làm ra của cải giúp cho mọi người khác. Hành động giúp cho mọi người khác là đức hạnh buông xả.

Bởi vậy ÐỨC BUÔNG XẢ thì luôn luôn đi đôi với ÐỨC CẦN LAO. Có đức buông xả, có đức cần lao như vậy mới xứng đáng là một người không tham lam trộm cắp, là một tu sĩ Thánh tăng, Thánh ni và Thánh cư sĩ nam, nữ đệ tử của Phật. Một con người biết sống lập đức buông xả để tâm mình không dính mắc vật chất và tiền của, ngọc ngà, châu báu; để tâm mình được thanh thản, an lạc và vô sự; để tâm mình lìa xa tính tham lam, ích kỷ, hẹp hòi; để tâm mình lìa xa lòng tham lam, trộm cắp, lừa đảo người khác... nhưng lại sống đúng đức cần lao. Nhờ có sống đúng với đức cần lao nên không thành kẻ ăn bám của xã hội, không thành gánh nặng cho những người khác.

Ở đây, quý bạn nên hiểu đạo Phật nói đời khổ, chứ không bảo trốn đời khổ. Vì nói đời khổ là để biết như thật đời là khổ. Biết đời khổ như thật để mà vượt qua khổ của cuộc đời, chứ không có nghĩa biết đời khổ để bi quan yếm thế, để trốn khổ. Nói đời khổ tức là nói một sự thật của kiếp người, chứ không phải nói đời khổ để bỏ cuộc đời, trốn cuộc đời (tiêu cực, yếm thế, xa lánh sự sống của mọi người).

Ở đây, nói đời khổ là để chúng ta cùng nhau tạâp sống đức hạnh làm người biết thương yêu nhau, biết chia cơm xẻ áo, biết tha thứ, biết nhường nhịn, biết góp công góp sức siêng năng cần lao để làm cho đời bớt khổ, hay là không còn khổ nữa. Chứ không phải biết đời khổ để bỏ cuộc đời này, để đi tìm một thế giới khác sung sướng hơn, hạnh phúc hơn, an lạc hơn... như các kinh sách tà giáo ngoại đạo và các tôn giáo khác đã từng xây dựng thế giới chư Thiên, Thiên Ðàng, Cực Lạc Tây Phương, Niết Bàn, v.v... để tránh né sự khổ đau của thế gian này; để mơ tưởng một thế giới hạnh phúc an lạc hão huyền khác. Sống theo hệ phái phát triển và các tôn giáo khác không thực tế, sống nhờ vào sự cứu khổ của kẻ khác là không bao giờ có, trong lúc mình luôn luôn làm khổ mình, làm khổ người thì ai cứu mình được. Phải không các bạn?

Do gieo rắc những tư tưởng yếm thế, tiêu cực, thụ động, v.v... nên hiện giờ có một sốngười yếm thế, tiêu cực, chán ngán cuộc sống thế giới này, họ đang đi tìm một thế giới khác, thế giới của chư Thiên, thế giới của chư Phật, chư Bồ tát, thế giới Cực Lạc Tây Phương, thế giới Quy Nguyên, thế giới Nhất Nguyên, thế giới Niết Bàn. Ðó là những người đầy lòng tham đắm, chạy theo dục lạc danh lợi, mong cầu dục lạc nhiều hơn ở thế giới khác nữa.

Những người cầu mong như vậy là những người không lập đức buông xả. Họ chán ngán cái thế giới của loài người, là vì họ không đạt được những dục lạc, danh lợi, chứ không phải họ buông xả.

Người sống lập đức buông xả không có nghĩa là chán ngán cuộc đời, bi quan, tiêu cực, yếm thế, mà họ đang làm tốt lại cuộc đời, xây dựng cho thế gian này trở thành Thiên Ðàng, Cực Lạc. Nhờ con người có sống đúng đức buông xả thì thế gian này không còn có con người gian tham, trộm cướp nữa, không thành địa ngục. Người sống đúng oai nghi tế hạnh Giới Ðức Buông Xả biết rõ tất cả các pháp trên thế gian này đều vô thường, không có một vật gì là thường hằng, vĩnh viễn, không có một thế giới nào là vĩnh cửu, chỉ do tưởng của chúng ta tạo ra mà thôi. Những hiện tượng có được là do các duyên hợp và tan tạo thành. Và vì thế con người cần phải bảo vệ và xây dựng lại thế giới của con người đang có, làm cho nó tốt đẹp, làm cho nó sáng sủa, làm cho nó có một cuộc sống đầy đủ đạo đức nhiều hơn và nhiều hơn nữa.

Cho nên, lập đức buông xả nhưng phải cần lao vì mình, vì người, để sự hiện hữu của mình có ích cho mình, cho người, chứ không phải bỏ đời, trốn đời như người ta đã nghĩ sai về Phật giáo. Giới Ðức Buông Xả giúp cho chúng ta sống một đời sống trong sạch, không gian tham, trộm cắp, tâm hồn thanh thản, an ổn. Xin các bạn nhớ kỹ, gian tham trộm cắp ở đây không chỉ có nghĩa lấy của không cho, mà còn kể cả những hành vi gian tham, xảo quyệt khác nữa như:

- Một công nhân lãn công đó cũng là gian tham, trộm cắp.

- Một ông thầy giáo trong giờ dạy học, cho bài học sinh làm mà ngồi xem báo đó cũng là gian tham, trộm cắp giờ học của học sinh.

- Một ông bác sĩ nhận quà bệnh nhân cũng là gian tham, trộm cắp.

- Một anh công an gác đường nhận tiền hối lộ cho xe chở đồ lậu thuế vào thành phố đó cũng là gian tham, trộm cắp.

Tóm lại, Giới Ðức Buông Xả đối trị được tâm tham lam, trộm cắp, giúp cho thân tâm không dính mắc vật chất thế gian, giúp cho tâm luôn được thanh thản, an lạc và vô sự. Người muốn sống được Giới Ðức Buông Xả này thì phải thường xuyên quán các pháp vô thường, vô ngã, do duyên hợp và thường đau khổ. Trong cuộc sống thế gian, khi người xuất gia cũng như người tại gia sống đúng Giới Ðức Buông Xả này thì thế gian là Thiên Ðàng, Cực Lạc, cuộc sống con người sẽ hạnh phúc biết bao.

******

GIỚI CẤM THỨ BA: CẤM TÀ DÂM

Cấm tà dâm là một "GIỚI ÐỨC CHUNG THỦY". Những người cư sĩ tại gia cần phải học, hiểu và sống cho đúng đức hạnh này.

Người không tà dâm là hiện tiền thân và tâm của họ chung thủy, trung thành, tình nghĩa, chân thật. Một người còn tà dâm thì không thể nào thân tâm chung thủy, trung thành, tình nghĩa, chân thật được. Thân tâm không chung thủy, trung thành, tình nghĩa, chân thật thì lúc nào cũng giả dối, không chân thật, không tình nghĩa. Còn tâm tà dâm thì làm sao gọi là Thánh cư sĩ được. Phải vậy không quý phật tử?

Bởi vậy, Giới Ðức Chung Thủy này còn xác định được người cư sĩ Phật giáo là do chỗ tâm trung thành, chung thủy, chân thật với gia đình. Người ta tu theo Phật giáo làm một cư sĩ mà tâm không trung thành, chung thủy, chân thật với gia đình, thì theo Phật giáo để làm gì? Còn làm mang tiếng cho Phật giáo, là đệ tử Phật mà bất trung, bất nghĩa, không chung thủy, không chân thật. Thật là một tiếng xấu xa vô cùng nhục nhã.

Thưa quý phật tử! Một bậc Thánh cư sĩ thì không thể nào còn tà dâm; còn tà dâm thì sao được gọi là Thánh cư sĩ. Phải không quý vị?

Giới Ðức Chung Thủy là đức hạnh trước sau một lòng, vẫn có tình cảm gắn bó vợ chồng không thay đổi. Cuộc sống gia đình, chồng và vợ là những người đầu ấp, tay gối, sống chia vui sẻ buồn, khi cay đắng, lúc ngọt bùi đều có nhau. Cho nên trước sau phải giữ một lòng, tình cảm gắn bó không thay đổi. Khi đã có chồng, có vợ thì không nên tà dâm với người khác. Tà dâm với người khác là làm hại gia đình mình và hại gia đình người khác, làm cho hai gia đình đều đau khổ và tan nát. Con cái đau khổ và oán hận cha mẹ suốt đời. Làm cha mẹ không hy sinh cho con cái mà chỉ vì cá nhân của mình thì làm sao sống có đạo đức. Cho nên người không có đạo đức chung thủy cũng giống như loài thú vật: chó, trâu, bò, heo, dê, gà, vịt, v.v... Người biết giữ gìn Giới Ðức Chung Thuỷ là người biết sống mang lại sự an vui hạnh phúc cho gia đình. Người biết giữ gìn đức chung thuỷ là người biết sống không làm khổ vợ con, không làm khổ chồng con và không làm khổ cả hai bên cha mẹ, anh em, chị em dòng họ.

Trong gia đình, Giới Ðức Chung Thủy là một đức hạnh cao quý tuyệt vời, nó là một vị thần hạnh phúc của mỗi gia đình. Vậy quý phật tử, mỗi người đều có gia đình thì phải tu tập và sống cho đúng Giới Ðức Chung Thủy. Vì Giới Ðức Chung Thủy rất cần thiết để bảo vệ gia đình.

***** 

GIỚI THỨ TƯ: CẤM VỌNG NGỮ

Không vọng ngữ là "GIỚI ÐỨC CHÂN THẬT". Người tại gia cần phải học hiểu và sống đức hạnh này, để đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho cả hai. Giới đức không vọng ngữ là một Ðức Hạnh Chân Thật. Người không nói dối là một con người thật là người, còn người phàm phu thì không thể tránh khỏi nói dối, mặc dù nói dối không hại ai, hoặc nói dối đùa chơi thì vẫn là nói dối, vẫn là làm mất uy tín của mình. Không nói dối là một việc làm rất khó, cho nên phàm làm người ai ai cũng có nói dối, nói dối ít hay nói dối nhiều, nói dối có hại hay nói dối không hại người. Vọng ngữ thuộc về khẩu nghiệp, nên chỉ loài người mới mắc tội vọng ngữ, còn thú vật thì không mắc tội này, vì thú vật không nói được.

Người không vọng ngữ là người tạo cho mình một uy tín đối với mọi người, một sự kính trọng tuyệt vời, một lòng tin yêu quý và tôn trọng sâu sắc.

Vọng ngữ chia làm bốn phần:

A- Nói dối.

B- Nói lời hung ác.

C- Nói lưỡi hai chiều.

D- Nói lật lọng.

Nói dối có nhiều cách:

1) Ca ngợi khen tặng một người nào mà người đó chưa làm được như vậy, thì đó là nói dối. Cách nói dối đó là nịnh bợ lấy lòng người trên. Ca ngợi việc làm của người khác không đúng đạo đức mà nói đúng đạo đức là nói dối.

2) Quý Hòa thượng chết trong bệnh đau khổ sở, mà bảo rằng thu thần nhập diệt, đó là nói dối, vì các vị HT có biết cách nào thu thần nhập diệt đâu?

3) Khi nói sai một điều gì là có nói dối. Như trong kinh Kim Cang dạy: "Bồ tát độ hết chúng sanh thì thành Phật", có nghĩa là một người tu tập hết vọng tưởng thì thành Phật. Lời dạy trong kinh này là nói dối, vì khi hết vọng tưởng thì tâm sẽ rơi vào trong "không", chứ không thành Phật. Phật chính là chỗ TÂM BẤT ÐỘNG trước các ác pháp và các cảm thọ, chứ không phải tâm không niệm, tâm vô phân biệt, tâm vô trụ, v.v...

4) Trong Tâm Kinh Bát Nhã dạy: "Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không". Lời dạy như vậy là nói dối, vì chưa thấy ai quán chiếu ngũ uẩn giai không được. Tổ Sư Tử chết oan vì lời nói dối này. Trong các chùa ngày đêm bốn thời công phu khuya sớm đều tụng Tâm Kinh Bát Nhã mà chưa có thấy vị thầy nào thoát khổ, như vậy kinh này nói dối.

5) Không thấy, không nghe mà nói thấy, nghe là nói dối.

6) Thấy, nghe mà nói không thấy, không nghe là nói dối.

7) Thêu dệt bịa đặt ra để nói xấu người khác là nói dối.

8) Nghi ngờ nói ra không đúng sự thật là nói dối.

9) Ca ngợi, khen tặng không đúng là nói dối.

10) Thêm bớt, phao tin đồn ra nhiều, để cho mọi người cười chê một người nào đó. Ðó là nói dối.

11) Ca ngợi người khác không đúng cách là nói dối.

12) Một người giới luật không nghiêm chỉnh mà mang hình dáng tu sĩ để nói mình tu sĩ là nói dối.

13) Với người này nói xấu người kia, với người kia nói xấu người này là nói dối.

14) Trước mặt người nói tốt, sau lưng người nói xấu là nói dối.

15) Chê người khác không đúng cách, có nghĩa chưa biết trình độ người ta ở mức độ nào mà chê là nói vọng ngữ.

16) Chê giới luật Phật lỗi thời là nói dối.

17) Chưa biết người chứng quả A La Hán ra sao mà chê A La Hán còn tạp khí, còn tranh chấp, chê như vậy là nói dối.

18) Ðặt ra nhiều quả vị A La Hán như trong kinh sách Ðại thừa: 1- A La Hán Toàn Giác, 2- A La Hán Ðộc Giác, 3- A La Hán Thanh Văn, v.v... Ðó là nói dối, vì quả vị A La Hán là vô lậu; người nào tu tập tâm vô lậu là người chứng quả A La Hán. Quả A La Hán không có cao thấp; phân chia quả vị A La Hán cao thấp là tư tưởng phàm phu, tư tưởng người thế gian. Người chưa chứng quả A La Hán mà phân chia quả A La Hán là nói dối. Cho nên khen hay chê, phân chia không đúng sự thật đều có nói dối.

19) Nói một việc mà người khác không hiểu bằng trí, mà phải hiểu bằng tưởng là có nói dối. Như nói có linh hồn người chết, nói có Phật tánh, có thế giới siêu hình là nói dối, vì đó là cảnh giới tưởng, cảnh giới không có thật.

20) Nói con người có ngã, có thần thức là nói dối. Xưa đức Phật dạy: "Ta nói một điều gì mà mọi người hiểu được, biết được bằng ý thức thì ta không có nói dối. Còn ta nói một điều mà mọi người phải hiểu bằng tưởng là có nói dối trong ta". 

21) Nói Phật tánh là tánh biết ngoài ý thức, tưởng thức và tâm thức là có nói dối, vì ngoài ba thức của thân ra, làm sao có tánh biết nào khác nữa.

22) Nói có cõi siêu hình thật sự, nghĩa là nói có linh hồn người chết là nói dối, chứ họ đâu biết rằng linh hồn người chết là do trạng thái của tưởng uẩn của người còn sống tạo ra.

23) Nói có cõi trời, cõi Cực Lạc là có nói dối, vì đâu có cõi trời, cõi Cực Lạc. Cõi trời, cõi Cực Lạc là cõi tưởng của con người tạo ra.

24) Nói cõi người là cõi có thật thì cũng nói dối, vì cõi người là cõi duyên hợp, nên các duyên có hợp thì lại có tan, cho nên sinh tử là duyên hợp tan. Duyên hợp tan thì có cái gì là thật đâu, mà nói nó có thật thì đó là nói dối. Tại sao vậy? Tại vì cõi người là cõi duyên hợp chứ không có thật ngã. Nói cõi người có thật là nói trong tưởng, tưởng như kinh sách của tà giáo ngoại đạo.

25) Nói con người từ cõi trời Quang Âm Thiên tái sanh đến cõi người là nói láo, vì nói như vậy con người sẽ tưởng ra chứ ý thức không thể hiểu được. Cho nên đức Phật dạy: "Ta nói những gì mà ý thức con người hiểu được là không nói dối, ngược lại là có nói dối trong ta". Nói ra một điều gì mà mọi người không hiểu hay hiểu một cách lờ mờ, không cụ thể, rõ ràng là ta đã nói dối.

Một người tu sĩ Phật giáo chân chánh không bao giờ nói những lời trườn uốn như con lươn: "vừa có vừa không" (sắc tức thị không, không tức thị sắc), nói như vậy là nói dối, nói lừa đảo, nói lường gạt người. Chúng tôi xin nhắc lại lời nói ở trên. Bát Nhã Tâm Kinh có câu: "Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không", câu nói này là câu nói dối. Vì bao đời, từ khi có câu kinh này, trong các chùa người ta đã nhật tụng hằng ngày, mà ngũ uẩn của quý thầy có "không" chưa? Nếu ngũ uẩn giai không sao quý thầy còn thấy đau bệnh khổ sở như vậy? Nếu ngũ uẩn giai không sao lại có chùa to Phật lớn như vậy? Nếu ngũ uẩn giai không sao quý Thầy còn tham, sân, si như vậy? Rõ ràng là câu kinh lừa đảo, nói dối lừa người. 

Như kinh Pháp Hoa dạy: "Dù cho tạo tội như núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng". Lời dạy này là nói dối. Có bao giờ đi trộm cướp giết người, bị tù tội, bị án tử hình mà tụng kinh Pháp Hoa lại ra tù, khỏi tử hình chưa?

Giới đức không nói vọng ngữ là một đức hạnh về khẩu nghiệp, nên khi nói ra một điều gì, hay giảng kinh thuyết pháp một loại kinh sách nào, thì phải nói nghĩa lý có kinh nghiệm tu hành chứng đắc của mình rõ ràng và cụ thể, là không nói dối; còn giảng nói mà mình chưa làm được, chưa tu được mà dạy cho mọi người là nói dối. Giảng nói mà người ta thực hành có kết quả giải thoát thật sự là nói thật, giảng nói mà người ta thực hành không có kết quả là nói dối. Ðức Phật đã xác định: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy". Ðó là đức Phật đã xác định lời Phật dạy là không nói dối. Vì thế, sự giải thoát phải đi đôi với sự thực hành pháp, pháp như vậy mới gọi là pháp không nói dối. Cho nên pháp tu thiền định của đạo Phật dạy rất rõ ràng: ngăn ác, diệt ác pháp", là pháp giải thoát rõ ràng. Vì ngăn ác, diệt ác pháp là có giải hoát nơi tâm mình cụ thể, rõ ràng. Người đã biết ác pháp mà không biết ngăn diệt nó là người không tự cứu khổ mình. Còn người biết ngăn diệt ác pháp thì người đó sẽ hết khổ. Ðó là pháp dạy chân thật không nói dối, vì pháp dạy tu tập ở đâu thì ở đó có kết quả ngay liền. Pháp dạy tu tập như vậy là pháp dạy chúng ta trở thành những con người không nói vọng ngữ. Người giảng kinh thuyết pháp như vậy là những bậc giữ gìn Giới Ðức Chân Thật.

Người tu chứng quả A La Hán đi thuyết giảng, làm giảng sư dạy người tu tập là không nói dối. Người tu hành chưa chứng quả A La Hán đi thuyết giảng, làm giảng sư dạy người tu tập là nói dối, mặc dù dạy rất đúng nghĩa trong kinh sách, nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên dạy người tu tập không kết quả giải thoát, do đó thành ra nói dối. 

Xưa đức Phật còn tại thế, Người không cho những người tu chưa chứng đi thuyết giảng, vì tu chưa chứng đi thuyết giảng, dạy người tu sẽ giết người hơn là độ người. Bằng chứng hiện giờ như quý vị đã thấy, người tu theo Phật giáo rất đông, nhưng có mấy ai đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết? Mà mọi người phải tốn hao xây cất chùa, đúc tượng Phật hằng tỷ tỷ bạc, và còn mất công sức tu tập mà kết quả được những gì? 

Ông A Nan tu hành chưa chứng đạt chân lý, nên mỗi khi được Phật sai đi thuyết giảng, Ngài dặn A Nan trước khi thuyết giảng phải nói cho mọi người biết: "Tôi nghe đức Phật dạy như vậy", "Như thị ngã văn nhất thời Phật tại Xá Vệ Quốc". Hiện giờ kinh sách Ðại thừa đều lấy câu này vào đầu mỗi cuốn kinh.

"Pháp Ta không có thời gian, đến để mà thấy". Lời dạy này cho chúng ta thấy pháp Phật rất thực tế và cụ thể. Bởi vì pháp tu tập có kết quả ngay liền như đức Phật đã dạy: "Tâm có tham biết tâm có tham..." Nếu biết tâm mình có tham thì biết đó là ác pháp, biết đó là ác pháp thì nên mau mau dừng lòng tham đó liền là quý bạn sẽ được giải thoát ngay. Phải không quý phật tử? Nếu biết tâm mình có sân thì phật tử dừng ngay lòng sân đó liền thì phật tử sẽ được giải thoát, còn ngược lại phật tử không dừng tâm sân đó thì phật tử phải khổ đau. Có đúng như vậy không quý phật tử? 

Pháp của Phật dạy tu tập như vậy có thực tế không quý phật tử? Nhưng ngày nay có nhiều người dạy pháp Phật không thực tế như vầy: Ngồi ức chế tâm cho không vọng tưởng; niệm Phật nhất tâm, tụng kinh cầu khẩn, v.v... Tu tập kiểu này có hết tham, sân, si không? Có cụ thể thực tế như pháp ở trên không? 

Như vậy ngồi thiền ức chế tâm không vọng tưởng, niệm Phật nhất tâm cầu vãng sanh, tụng kinh cầu khẩn chư Phật gia bị tai qua nạn khỏi, v.v... là pháp nói dối, là pháp không chân thật, chỉ lừa dối người, làm cho hao tiền tốn của phí sức vô ích. 

Giới Ðức Chân Thật đã xác định những người giảng kinh, thuyết pháp thời nay phần nhiều là nói dối. Họ nói dối vì họ nói ra mà chính họ không làm được (chưa chứng). Kinh sách Ðại thừa dạy: "Y giáo bất y nhân". Câu kinh này là câu kinh che đậy sự nói dối của các ông giảng sư. Bảo người khác giữ giới mà mình không giữ giới là mình có nói dối. Dạy người khác tu chứng quả Thánh mà mình tu chưa chứng quả Thánh là nói dối. Vì có biết kinh nghiệm đâu mà tu chứng! 

Tóm lại, khi tu tập chưa xong thì nên im lặng như Thánh, tu tập chưa xong mà dạy người tu là nói dối, cần phải cảnh giác những loại Thánh giả này. Ðó là những hạng Bồ tát "dỏm", Bồ tát chuyên vọng ngữ. 

Giới đức không nói vọng ngữ là để xác định cho những người giới luật tinh nghiêm. Họ là những bậc Thánh tăng, Thánh ni và Thánh cư sĩ, là đệ tử chân chánh của đức Phật. Ngược lại, những người phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thường vọng ngữ là Ma Ba Tuần, đội lốt Phật giáo lừa đảo mọi người, khiến cho Phật giáo mất gốc.

***** 

GIỚI THỨ NĂM: CẤM UỐNG RƯỢU

Không uống rượu là "GIỚI ÐỨC MINH MẪN". Người phật tử cần phải học hiểu và sống đúng giới luật đức hạnh này để không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

Một người được gọi là có Ðức Hạnh Minh Mẫn Sáng Suốt thì không nên để thân tâm đắm nhiễm các ác pháp thế gian như: thuốc lá, cà phê, chè (trà), cần sa, thuốc phiện và bất cứ những loại rượu nào khiến cho người ta say mê, nghiện ngập, gây tác hại cho thân bệnh tật và thần kinh căng thẳng, rối loạn, làm cho con người như ngây, như dại, v.v... làm cho con người nghiện ngập bỏ không được.

Trong cuộc sống của con người có rất nhiều pháp ác thế gian, khiến thân tâm chúng ta dễ đắm nhiễm và say mê. Rượu là một chất nước độc, uống vào kích thích cơ thể khiến cho có những hành động giống như những người điên, cơ thể đi đứng xiêu vẹo, ngã tới, ngã lui, đụng đâu nằm đó chẳng biết dơ sạch, miệng nói ự ẹ! Lặp đi lặp lại một câu nhiều lần, khiến cho mọi người không ai kính trọng.

Người uống rượu không phải là người khôn ngoan, mà là người ngu si đệ nhất.

- Thứ nhất là họ mất tiền phải mua rượu.

- Thứ hai là họ đem độc dược vào thân mà không biết, khiến cho thân sinh ra nhiều bệnh tật khó trị, khiến cho trí óc ngu đần, không còn sáng suốt.

- Thứ ba, biến họ trở thành con người chỉ còn biết tham ăn, tham nhậu, ưa đánh lộn, thích chửi mắng vợ con và xóm làng.

- Thứ tư, một người say rượu có thể làm náo loạn cả thôn xóm, mất trật tự an ninh trong thôn xóm. Một con người bình thường uống rượu say mà còn mất giá trị, huống là một người phật tử, uống rượu say thì còn gì giá trị đệ tử của Phật nữa. Phải không quý phật tử?

Khi uống rượu vào, bị kích thích thần kinh, người say rượu xem trời đất chẳng ra gì, chỉ có mình là trên hết, nên dùng những lời nói phách lối, cống cao, ngã mạn, chửi mắng thiên hạ, la lối om sòm, dùng những lời lẽ kém văn hóa, thiếu đạo đức, mất lịch sự, rất thô tục: thằng, mày, nó, chửi thề thô tục, v.v...

Một người phật tử mà tay cầm ly rượu hay lon bia uống, thì còn nghĩa lý gì là một đệ tử của Phật nữa? Người đời cầm ly rượu uống người ta còn thấy người ấy là người không minh mẫn, không sáng suốt, ngu si, là người thiếu đạo đức với mình. Uống độc dược vào thân để tự làm khổ mình mà không biết, hành động như vậy là hành động của người điên, người mất trí.

Người ta bảo rằng: mấy ông Tiên hay uống rượu (Tiên tửu). Lời nói này có đúng không? Lời nói này là theo sự tưởng nghĩ của con người, cho rằng người nào hưởng đầy đủ dục lạc thế gian, mà không phải đổ mồ hôi nước mắt làm ra vật chất là sướng như Tiên. Cho nên Tiên là sự tưởng nghĩ, chứ thực sự những người bỏ đời vào núi tu hành thì rượu ở đâu trong núi có mà uống? Ai làm ra rượu cho các ông Tiên uống? Tiên chỉ là một sự tưởng tượng của con người!

Giới Ðức Minh Mẫn xác định cho chúng ta thấy Thánh, Tiên, Phật là những người sáng suốt minh mẫn. Những người sáng suốt minh mẫn mà lại uống rượu thì có còn sáng suốt minh mẫn nữa không? Tiên mà còn uống rượu thì đâu còn nghĩa là Tiên, mà là kẻ phàm phu tục tử tham ăn, tham uống. Tiên là những người thân tâm phải thanh tịnh, thông minh và sáng suốt, nên có ngu gì mà uống rượu.

Tiên mà còn đắm chìm trong men rượu thì không thể gọi là Tiên nữa, mà gọi là những người ngu. Người ngu mới nghiện ngập, mới làm cho thân mình khổ sở. Người uống rượu đâu có sung sướng gì. Phải không quý phật tử? Chỉ làm khổ cho thân mình, cho vợ con, cho cha mẹ. Rượu đắng và cay, gây ra nhiều thứ bệnh tật khổ đau, v.v...

Người đời không biết, cho Lý Bạch là Tiên. Sự thật Lý Bạch chỉ là một nhà thơ rượu. Có uống rượu thì làm thơ, không uống rượu thì không làm thơ được.

Trong kinh Phật đã dạy: có năm tiêu chuẩn làm người, mà uống rượu là một tiêu chuẩn để không xứng đáng làm người. Người uống rượu là người chưa xứng đáng làm người. Người ta so sánh thú vật, người, Thánh, Tiên, Phật là ở chỗ đức hạnh. Tiêu chuẩn đức hạnh mới xác định được cụ thể ai là thú vật, ai là người, ai là Thánh, ai là Tiên và ai là Phật. Giới Ðức Minh Mẫn đã xác định được điều này.

Cho nên đạo Phật đã biết lấy giới luật mà xác định và phân loại: làm người như thế nào mới thật sự làm người, làm Tiên như thế nào mới thật sự là Tiên, làm Thánh như thế nào mới thật sự là Thánh, và làm Phật như thế nào mới thật sự là Phật. Người làm thú vật thì dễ, nhưng làm người không phải dễ, nên Khổng Tử nói: "Vi nhân nan, vi nhân nan", nghĩa là làm người khó, làm người khó. Làm Thánh, Tiên, Phật thì còn khó gấp trăm ngàn lần.

Tiểu chuẩn ấy đạo Phật đã xác định qua hành động sống hằng ngày, ai làm khác tiêu chuẩn này mà gọi họ là người, Thánh, Tiên và Phật là lừa đảo người. Cho nên, đứng trong tiêu chuẩn của Phật giáo mà xác định, thì kẻ nào mạo nhận mình là người, Thánh, Tiên, Phật, chúng ta đều biết thứ giả, thứ thật. Không ai lừa dối chúng ta được. Phải không quý phật tử?

Năm giới đức của người cư sĩ xác định cho chúng ta biết rất rõ những người phật tử giả, và những người phật tử thật trong Phật giáo.

Người tu sĩ Phật giáo mà chỉ vi phạm một giới trong năm Giới Ðức Cư Sĩ này thì người ấy không phải là phật tử. Thầy xin nhắc lại, một vị phật tử còn bưng ly rượu hay lon bia uống thì còn gì thể thống của một vị Thánh cư sĩ, cũng như một vị phật tử cầm một điếu thuốc lá hút thì còn nghĩa lý gì Thánh cư sĩ, là đệ tử của đức Phật. Phải không quý phật tử?

Giới cấm uống rượu, vì rượu là một thứ nghiện ngập khiến cho mọi người dễ đắm mê. Ngoài rượu ra, chúng ta phải hiểu có những thứ nghiện ngập khác như: thuốc lá, chè (trà), cà phê, thuốc phiện, v.v... tuy Phật không cấm, nhưng chúng ta nên biết đó cũng là những thứ độc dược gây ra bệnh tật cho cơ thể, mang đến sự khổ đau cho chúng ta. Cho nên, một vị cư sĩ Phật giáo mà cầm điếu thuốc lá hút, phà khói mịt mù thì còn có giá trị gì là một cư sĩ Phật giáo. Phải không quý phật tử?

Một vị phật tử không thể còn đắm nhiễm những thứ độc dược này, vì đắm nhiễm những thứ này thì oai nghi tế hạnh của một cư sĩ Phật giáo không còn nữa. Một vị phật tử là đại diện cho đạo đức sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh. Ðại diện cho đạo đức sao có thể hút thuốc lá, uống rượu?

Ðã không làm cư sĩ nam, cư sĩ nữ thì thôi, một khi đã làm cư sĩ nam, cư sĩ nữ, đã quy y Phật, Pháp, Tăng thì phải giữ cho đúng tư cách của một vị phật tử, đừng làm sai phạm, khiến người ta phỉ báng Phật pháp, chê cười Phật giáo thì tội ấy về ai? 

Cho nên phật tử hiện giờ phạm giới thì phải chịu tội đọa địa ngục. Trước giờ chết họ phải thọ lấy những cơn bạo bệnh, những bệnh ngặt nghèo, đau đớn không cùng. Ðừng bảo rằng trả nghiệp, dồn nghiệp. Phật tử là những bậc Thánh cư sĩ thì phải "chuyển nghiệp", chuyển nghiệp làm sao có thọ khổ như vậy? Lời nói "trả nghiệp, dồn nghiệp" chỉlà lời nói lừa đảo, để che đậy tội lỗi của mình với những người khác. Người cư sĩ giữ gìn trọn vẹn năm giới, đến khi chết người ta còn biết ngày, giờ ra đi, bệnh đau sơ sơ, nhẹ nhàng, chết trong êm thắm không có nhiều khổ đau. Còn ngược lại, cư sĩ sống phá giới, phạm giới, đánh mất hết oai nghi Thánh hạnh, làm cho Phật pháp suy đồi, do đó khi chết phải trả quả khổ đau tận cùng.

Gương cư sĩ đi trước phạm giới bị quả báo để răn nhắc cho những cư sĩ đi sau phải cố tránh, đừng để xe lăn vào vết xe đổ. Rượu, thuốc lá, v.v... có mập béo gì mà lại đắm nhiễm? Rượu, thuốc lá, thuốc phiện, v.v... là những thứ độc dược mà mọi người cần phải tránh xa. Còn thích rượu, thuốc lá, v.v... thì đừng nên thọ Tam Quy Ngũ Giới.

Phật tử là những bậc Thánh cư sĩ đệ tử của Phật thì rượu, thuốc lá và các thứ đắm nhiễm khác phải từ bỏ, xa lìa. Không làm đệ tử của Phật thì thôi, còn đã làm đệ tử của Phật thì phải từ bỏ các thứ dục lạc dễ đắm nhiễm đó. 

Kính thưa nam, nữ cư sĩ phật tử! Những Giới Ðức Hạnh của đức Phật đã dạy thì chúng ta phải tôn trọng, không được xem thường, luôn luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh, không được vi phạm, phải chấp hành triệt để không được uống rượu, hút thuốc lá, v.v... Chúng ta cần phải thông minh, sáng suốt giữ gìn Giới Ðức Minh Mẫn của một vị Thánh cư sĩ đệ tử của đức Phật, không đắm nhiễm tệ uống rượu, hút thuốc. Trí tuệ thông minh của đạo Phật, không chỉ là tri kiến hiểu biết nhiều sự việc mênh mông, mà còn là tri thức hiểu biết không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh. Người không uống rượu là người có sự hiểu biết không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai, đó là người minh mẫn, là người sáng suốt.

Giới Ðức Minh Mẫn giúp cho mọi người không còn ngu si đắm mê hút thuốc lá và uống rượu nữa. Ðệ tử của Phật là đệ tử của Trí Tuệ, của sự thông minh, sáng suốt. Cho nên Giới Ðức Minh Mẫn là sự thông minh, sáng suốt đó.

Quý phật tử đã học được sáu đức ở trong năm giới này. Vì vậy, những đức hạnh này nó mang đến sự lợi ích lớn cho đời sống của quý phật tử. Quý phật tử cứ suy ngẫm thử xem, trong sáu đức này nó sẽ mang đến sự lợi ích cho bản thân của mình, có lợi ích rất lớn như trên đã nói. Có đúng vậy không? Nếu đúng thì quý phật tử hãy chấp tay lên xin nguyện rằng: "Từ đây về sau, con xin hứa sẽ cố gắng giữ gìn năm giới này, để thực hiện sáu đức hạnh làm người; để xứng đáng làm người, làm đệ tử của Phật".

Quý phật tử nguyện như vậy rồi lễ Phật để thọ nhận năm giới đức này... Ðến đây, Thầy xin tuyên bố chấm dứt buổi lễ Thọ Tam Quy, Ngũ Giới.

***** 

LỜI KHUYÊN

Kính thưa quý phật tử! Sau khi thọ Tam Quy, Ngũ Giới xong, từ đây mỗi tháng quý vị hãy về tu viện để tu học giới luật đức hạnh làm người một ngày. Ðó là trách nhiệm bổn phận của người phật tử thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Vì có học giới luật đức hạnh làm người thì quý vị mới trở thành những người có đức hạnh, nếu không học giới luật đức hạnh thì quý vị không thể trở thành những người có đạo đức. Những người không có đạo đức thì làm sao trở thành những người phật tử được. Phải không quý phật tử? 

Dù quý vị có Thọ Tam Quy Ngũ Giới 10 năm hoặc 20 năm, mà không sống đúng năm giới đức hạnh của đạo Phật thì quý vị vẫn chưa phải là đệ tử Phật. Bởi vì phật tử là con Phật. Con Phật là phải sống có đạo đức, chứ con Phật sao lại sống không có đạo đức; con Phật sao lại sống như những người bình thường thế gian thì làm sao gọi là phật tử; làm sao gọi là người thọ Tam Quy, Ngũ Giới được. Phải không quý vị?

Ðệ tử Phật là phải sống như Phật, muốn sống như Phật mà không chịu học và sống đức hạnh như Phật thì làm sao sống như Phật được. Không sống như Phật mà tự xưng mình là phật tử, là đệ tử Phật thì xấu hổ lắm quý vị ạ!

Người phật tử mới bước chân vào đạo Phật đều phải thọ năm giới, tức là phải chấp nhận năm giới đức hạnh này. Năm giới đức hạnh này đem lại lợi ích rất lớn cho đời sống của những ai đi theo bước chân của đức Phật. Vì thế quý phật tử cần phải học và tập luyện trau dồi năm giới đức hạnh này. Nếu không học và trau dồi năm đức hạnh này thì chẳng bao giờ xứng đáng làm người phật tử, và cũng không bao giờ thành người phật tử được. 

Kính thưa quý phật tử! Khi thọ Ngũ Giới xong có nghĩa là quý phật tử đã chấp nhận năm giới. Khi đã chấp nhận năm giới tức là chấp nhận năm đức hạnh làm người, thì quý vị đừng xem thường và đừng bỏ qua những giới đức hạnh này. Bỏ qua những giới đức hạnh này là bỏ qua những vật vô giá mà trên thế gian này không có vật gì đánh đổi được; bỏ qua những giới đức hạnh này là quý vị sẽ bị thiệt thòi rất lớn trong cuộc sống, và đời đời kiếp kiếp quý vị sẽ chịu nhiều khổ đau không bao giờ dứt. Vì có giữ gìn năm giới đức hạnh này thì quý vị mới thoát ra bản chất của loài cầm thú, mới xứng đáng là những con người trong Phật giáo, mới chuyển hóa những nghiệp ác nhiều đời nhiều kiếp của quý vị. Vì thế bản thân và gia đình quý vị mới được bình an và hạnh phúc.

Năm giới này không phải là nhiều giới; năm giới này không phải là những giới luật khó khăn, rắc rối, cao siêu ngoài sức con người, ngoài tầm tay của quý vị. Nhưng tại sao quý phật tử không giữ được? Nó là năm tiêu chuẩn để trở thành con người thật sự là người. Nếu năm tiêu chuẩn này chưa đạt được thì con người còn mang bản chất hung ác của động vật. Quý phật tử có nhận ra điều này không?

Thọ Tam Quy Ngũ Giới là tập sống trong thiện pháp. Sống trong thiện pháp là phải được chuyển nghiệp khổ đau của bản thân và gia đình. Cho nên người thọ Tam Quy, Ngũ Giới thì bản thân và gia đình đều được bình an, mạnh khoẻ. Còn đã thọ Tam Quy, Ngũ Giới lâu rồi mà bản thân và gia đình nay đau, mai ốm, tai nạn thường xảy ra khiến cho cuộc sống buồn phiền, bất an, khổ đau chồng chất... thì đó là thọ Tam Quy, Ngũ Giới cho có Thọ Tam Quy Ngũ Giới, thọ cho có hình thức; thọ cho có danh là phật tử... Ðó là nương tựa theo Phật giáo mà không làm đúng theo Phật giáo.

Quý phật tử hãy cố gắng siêng năng học tập, trau dồi bản thân và sống đúng những giới luật đức hạnh này, để không phụ ơn Phật, ơn Thầy dạy bảo; để đem lại sự bình an cho mình, cho người và cho muôn loài vật sống trên hành tinh này; để biến đổi cõi thế gian trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Ðàng.

Kính ghi,
Tu Viện Chơn Như

***** 

Quyết tâm tu tập

Quyết một đời tu tập không lui

Giữ thân tâm thanh thản an vui

Nhập Thiền định xa lìa nhân quả

Đạọ quả viên thành độ chúng vui

Chơn Như. 

*****  

Độc cư

Ai ngồi nằm một mình,

Độc hành không buồn chán,

Tự điều phục một mình.

Sống thoải mái rừng sâu.

(Kinh Pháp Cú. 305)

English translated by TÂM NHƯ

THREE JEWELS AND FIVE PRECEPTS OF BUDDHISM
Thera Thich Thong Lac

PREFACE

If you wish to follow a spiritual set of beliefs, you would need to research and understand it thoroughly. If it is indeed the truth of humanity, then you can have faith and live your life in accordance with its teachings. Otherwise, if a religion (1) builds up metaphysical world and takes beliefs in monotheism or polytheism, then it can be illusionary, unpractical, and less concrete; you should reconsider so as not to take a premature decision. It would not only bring no benefit to your life, but also infuse superstitious, abstract and backward thoughts to your mind and make you become a blind, fanatic, superstitious, backward follower. 

As such, if you want to follow Buddhism, you need to really understand:

1. Who is Buddha?

2. What is Dhamma?

3. Who is Sangha? 

You should not close your eyes and take belief, instead, be selective so that your pure soul and mind shall not be polluted by the illusions of the falsified religious thoughts that can ruin your entire life. So when you want to take refuge in the Three Jewels and Five Precepts in order to become a Buddhist disciple, you need to study the Buddhism thoroughly. In your research of Buddhism, if you only read the expanded canons, little could you understand the Buddhism. In your research of Buddhism, if you just go to pogodas listening to the teachings there and thus have beliefs to take refuge in the Three Jewels, this is not a right approach!

Carelessness may lead you to miscreance which is very difficult to be later unrooted and thus resulting in tremendous inner conflicts and distress for you. Before listening to the teachings of the religion that you consider to follow, you should find a Master, not one with a Master’s degree but one who has been following strict moral principles and never violated even a minimal precept throughout his entire religious life. Such a Master is the fully awakened one who will be able to guide your Buddhism study in a correct way. And once the religion that you select is in accordance with your heartfelt wishes, it shall bring practical benefits to you in your life journey to your true religion. 

With all respects
Thera Thich Thong Lac. 

PART 1: TAKING REFUGE IN THE THREE JEWELS

Before taking refuge in the Three Jewels, you need to understand what it means. There are two parts of this expression:

1. Take refuge

2. The Three Jewels

First of all, what does the term “take refuge” [Vietnamese: “Quy Y”] mean? This means “to come back to rely on”. The word comes from the Pali “Namo”. People rely on their parents. They rely on their parents for many things to grow up - food and shelter, education and support in their business, weddings and other events in life. However, other than those, they would not be able to rely on their parents. For example, when they get sick, their parents cannot bear the sickness for them; or when they suffer from anger, hate or sadness, their parents cannot remove such suffering for them. Or when they die, their parents also cannot substitute them. Therefore, there are many aspects that people cannot rely on their parents. As such, you look for a refuge to be sheltered from all the sufferings which neither your parents nor any of your close ones can help you with. As each human being would have his or her own sorrows, you could not rely on anyone else to escape your sufferings, you thus take refuge in the Three Jewels. By relying on the Three Jewels, you are free from sufferings, i.e. you take control of your life, aging, sickness and death and terminate the reincarnation. 

Now is the second term – “Three Jewels”. What are the Three Jewels that you can rely on and be free from sufferings? The Three Jewels are:

1. The Buddha

2. The Dhamma

3. The Sangha

*****

FIRST – THE BUDDHA

So who is the Buddha?

The Buddha (2) is a human being with flesh and bones who was born by his parents in an ordinary way like us and was brought up with milk, porridge, rice and food. When he grew up, he got married and had a child similar to others. He also had sorrows due to sickness, anger, sadness etc. Particularly after his visit to the four gates of the city, he saw the four scenes of sufferings of a human life:

- The first scene is of an old man walking difficultly in tremble with a stick.

- The second scene is of a sick person crying in pains.

- The third scene is of a dead person whose relatives were sobbing in deep sorrows.

4. The forth scene is of an ascetic walking peacefully and calmly on his way for food.

Seeing these four scenes and the sufferings of a human life, he thought: "I will have to experience these same sufferings." No one could escape these sufferings due to the law of cause and effect; therefore, he decided to let go of the worldly life and accepted an ascetic life to find a practicing method for liberation and master the four sufferings of a human life (living, aging, sickness, death). He has achieved such liberation. He has attained the truth of humanity. And so his first discourse to the five ascetics (Kondañña, Vappa, Bhaddiya, Mahanāma, and Assaji) is the Four Noble Truths.

Buddhism was born with these four truths offering mankind an education program to equip human beings with a sufficient moral foundation, which is based on the causality law, having human being as its core, and helping people to live without creating sufferings to one’s self and others.

Based on the four truths, he has mastered his living, aging, sickness and death and put an end to rebirth. We are also human beings like him and were born by our parents similar to him; he was successful in his practice for liberation from the suffering circle, then we can also do that! Whatever he could do, we can do the same. He is a human being, we are also human beings. With such strong belief in human beings, there is nothing that we cannot succeed, isn’t there?

We have belief that the Buddha was a human being, he was not born as a saint or bodhisattva etc. coming from outside of this world. If he were born as a saint reincarnated to this world from some other worlds as described in the expanded canons e.g. when he was born, he walked seven steps on seven lotuses with one arm pointed up and the other arm pointed down saying:

“In the whole sky and land, I am the unique”, then he must have already been an enlightened one who was obviously different from human beings and came here to assist and help us, then we could not become like him through practice. 

The truth is not that. Expanded canons often tell legends of deification of the Buddha. How someone who had been born as saint had to go through six years of extreme austerity due to following heretic teachings. It is obvious that there is exaggeration in these stories which has invented an imaginary religious leader.  

During the whole six years, he could not see the right and not right methods; therefore, he had to undergo considerable studies and practice of other schools rather than his own.

After six years of extreme austerity and heretic practice, he nearly died and was described in the canons as “when the Buddha was in extreme austerity he ate very little, and thus he looked like a skeleton with skin, and if someone touched his stomach the person would also touch his backbone”. Even this description is an exaggeration as if it were true then he had been dead.

We know that the Buddha performed utmost austerity but it was not as extreme as above mentioned by the Patriarchs who had altered the texts. He was a brilliant and healthy person with extraordinary will in his practice.

After six years of extreme austerity, he could not find the way to liberation, as such he renounced all existing methods of other sects and schools to create his own method, and he found the truth, a true path to liberation. Because of his compassion to living beings, he gave us his teachings.

So the Buddha was actually a human being like us and not from Tusita heaven. Thanks to this truth, we believe that we – human beings – can attain this liberation.

As such, no one can make us change our belief  that the Buddha was actually a human being. Therefore, if there is someone coming from other worlds to teach us, we would not follow such person.

Reading the world history, we are confident that in this planet there was a real person from India who took ascetic life after renouncing his throne, fame and wealth, his wife and son and later attained full enlightenment as Buddha. The following generations respected him and created a religion after his name – Buddhism, but this is not his intention. In Buddhism, there is no Saint, Creator, Almighty, Saviour and those following Buddhism stand on their own feet to save themselves instead of relying on other powers.

Nowadays there are Buddhist sects full of other powers and heavenly authority which are impractical and make people lose trust due to their superstitious and begging nature. Therefore, we need to return to the self-reliant root of original and righteous Buddhism, which means to return to the Sakyamuni Buddha. To return to the Sakyamuni Buddha is to take refuge in the Buddha.

Today you have understood which Buddha you chose to take refuge in. Apart from the Sakyamuni Buddha, there is no other Buddha that you should take refuge in. So now join your hands together in front of you, turn yourself toward the Buddha statue and in silence make your vow to take refuge in Him and then make your bow to Him once.

***** 

SECOND – THE DHAMMA

So what is the Dhamma? Dhamma is the teachings of the Buddha and his experience in his practice to attain full enlightenment to teach human beings to reach the same result. So why his Dhamma is a shelter for us to be free from sufferings?

 Is the dhamma the chanting of Amitabha? Or the zen meditation without any positive or negative thought? Or Hua Tou, Koan? Or mantra, or to exorcize by clasping hands, or reciting, or owing and chanting Buddha’s name in penitence? No! The Buddha did not teach us the above methods, instead, he taught us the Four Right Efforts i.e. to prevent and eliminate the evilness, to start and develop the goodness. His method is very practical, he taught: “When my mind is greedy I know my mind is greedy, when my mind is not greedy I know my mind is not greedy”. Craving is an evilness which bring sufferings for self, for other people, for both. Once we know something is evilness, we will immediately exterminate it in our mind.

When we take refuge in the Dhamma, our mind is free from sorrows. Relying on parents cannot free us from sufferings, only by relying on Dhamma could we get rid of sufferings.

When our sick bodies ache, no matter what diseases in our bodies, by following the Buddha’s method the sickness will be put to an end and there would be no more ache (Observe the body on the body to overcome sufferings).

Example: when we have headache, we would gather our mind to focus on the breath and stay with the breath. And how do we stay with the breath? First of all, we gather our mind to focus on the breath: “Inhale I know I’m breathing in, exhale I know I’m breathing out”. With right mindfulness of the breath, we create a thought for the mind: “With calm and still body operation, I know I’m breathing in; with calm and still body operation, I know I’m breathing out”. When the mind rests peacefully in the breath, the headache disappears. Relying on parents could not help us to overcome headache, only by relying on the Buddha’s method we could prevent and eliminate the evilness, we could overcome our sickness.

As such, by taking refuge in Buddha’s method we could master the four sufferings of human life: living, aging, sickness, and death; there is no other method than this for us to rely on to go beyond sufferings.

The method to master the sufferings is so beneficial, it is called the moral foundation which bases itself on the cause-and-effect law and considers mankind as its core for development, and teaches people living without creating sufferings for themselves and others; as the method brings so much benefits to people’s life and society, it deserves its name as Dhamma Jewel.  Such a beneficial method is worth taking refuge in, isn’t it? Taking refuge in the Buddha alone is not enough for a complete liberation, so we also need to take refuge in the Dharma.

*****

THIRD – THE SANGHA

So what is the Sangha?

Sangha is Buddhist monks who have practiced and attained the true enlightenment, living like the Buddha and abiding by full principles without any tiny violation, and are the bright examples of right conducts and virtues for people to follow.

Sangha is a Holy monk who heightens the virtuous conducts of Buddhism and is the bright example for people to follow and practice Buddhism. Therefore, it is not easy to find a Holy monk who has attained the enlightenment and is so rare, so hard to find and meet such a monk nowadays. Once you find such monk, you should take refuge in the monk, this means to take refuge in the Jewel of Sangha.

How to choose a Holy Monk? To choose a holy monk is to choose one who shaved his hair and beard, putting on the Kasaya (monk’s robe), leaving home, living without family and houses, whose mind is as white as the seashell and as open as the space, and always feel satisfied with basic material conditions. 

In our life, if we could find such an englightened monk, we should follow his example as a torch light to show us the way. It’s not easy to find the Jewel of Sangha. It’s actually very difficult! It’s extremely difficult! You should not take refuge in any monk you meet just to fill up the Three Jewels.

To follow Buddhism, you should not listen to anything that comes to you. It’s necessary to carefully choose a teacher as the Buddha has taught: “If you want to learn Buddhism, you should choose a teacher who has finished craving, anger, and ignorance”, or being close to: “see the enlightened monk, be being fluent in the method of the enlightened monk; practice the method of the Holy monk; see the Holy monk, be being fluent in the method of the Holy monk, and practice the method of the Holy monk”.

Such a monk is worth considering your teacher. If you could not find such a teacher, don’t take refuge in the Jewel of Sangha. You should wait until you find the right Jewel of Sangha to take refuge in all three jewels; until then, please don’t be in a hurry to devote your life to miscreance; it’s such a waste of a human life.

Though Sangha is listed as the third Jewel, it’s the most important in the Three Jewels. Without the Jewel of Sangha, we could never be awakened to the truth; without being awakened to the truth, we could not support and follow the truth; without following the truth, we could not attain the truth.

As such, the Jewel of Sangha is the most valuable jewel. If you are born during the time of the Buddha or an Arahant, this is an unlimited fortune.

The Jewel of Sangha is priceless; however, the Buddha passed away so long ago and thus you cannot ask him when you encounter difficulties in practice. The followers only follow his example of virtues as recorded in the history. Taking refuge in the Jewel of Buddha only is not enough. Therefore, if we want to fulfill our practice to attain complete liberation, apart from the Jewel of Buddha – a good example of virtues in our way for liberation, there are more things we need.

Jewel of Dharma is the canon texts, the discourses taught by the Buddha which are now gathered in the Nikayas by the Patriarchs. We all follow these teachings to perform our practice, but when we have questions or difficulties we cannot ask the canons.

So we take refuge in the Dhamma but could not have answer for our questions to complete our practice. Therefore, the Jewel of Dhamma is precious but not as precious as the Jewel of Sangha as the former has both advantages and disadvantages, not completely advantageous.

The Jewel of Sangha is a person who lives like other people but has attained the truth and thus is experienced in practice to guide others. Therefore, if we take refuge in the person, we will be awakened. After we are awaked to the truth, he will teach us to follow the truth. Soon after following the truth, we will attain the truth. After attaining the truth, we will master: living, aging, sickness and death and put an end to rebirth.

In summary, amongst the Three Jewels, the Jewel of Sangha is the most useful. Thanks to the Jewel of Sangha, people can follow the right method of Buddhism, being awakened to the truth, knowing how to follow the truth and hence attaining the truth. Without the Jewel of Sangha, people would follow the wrong method and so the life of practice is just the matter of form. Now we have a look at the nowadays Buddhist monks and nuns, due to the lack of an enlightened teacher, they only follow the canons and create inverted explanation of the texts to practice, and as a result, like a queue of the blind, they could not attain the truth.

Today you have been taught in details about the Three Jewels. So you should choose the Three Jewels which match your wish.

I would like to repeat: the Jewel of Buddha is a real person, not an imaginary or abstract figure. This is a real person who has practiced and attained liberation to master the four sufferings of human life: living, aging, sickness and death and put an end to reincarnation. He has attained the ultimate truth – a target of unshakable mind (3) – a path to escape the four sufferings of a human life.

If people in this world understand that life is suffering and see suffering as it really is, they would wish to escape as no one wants to live in sufferings. Just as they don’t know the way out, they have no choice but to stay, everyone looks forward to peace and happiness, no one wants sorrows!

Daily life is constantly interfered by evilness in each circumstance, each event, each object etc. And so you frequently encounter obstacles which result in sorrows, pains, anger, dislike, jealousy, hatred, fear etc. in many circumstances people could not afford and commit suicide or fall in the wrong path of being addicted to alcohol, gambling etc.

No human being could escape sickness. The older a person is, the weaker his body is; disease comes one after one and the walking is not steady. The body is impermanent; we know the constant change in our body! As we know this change clearly, we could not stay still as if we were ignorant.

Before we knew the method, we had no choice but to accept the four sufferings; but once we know the method to overcome the sufferings, who would sit in ignorance to take the torturing pains?

Today, I skillfully remind you of the right Buddha, Dharma, and Sangha which are the Three Jewels. After my teaching of the Three Jewels, do you have any doubt? Do you have any question of the meaning of the Three Jewels? Is the meaning of the Three Jewels worth taking refuge in?

From my view: the Three Jewels are so beneficial and offer people peace and happiness. You should have trust in them as they give you salvation.

In summary, the Jewel of the Buddha is the example of virtues for people to follow, is the torch showing the way for people. Although the Buddha is no longer in this world, remembering the Buddha is to remember the first person who has found the way to liberation for mankind today.

In this world, there is no religion which has the method like the Buddha’s Dhamma. It is the method to practice by using self-power to fight with the enemy of life-death-rebirth, the Buddha has taught: “Light the torch and walk on your own feet”.

When the torch of virtues for liberation spreads the light of living without giving sorrows to self and others in every second, every minute, every day, every month, every year, it turns the life full of sins and sufferings into Heaven with extreme happiness in this very world instead of elsewhere. It is taught clearly in the Dharma that if someone often pays attention to prevent and eliminate evilness and give rise to and develop goodness, I believe that the person has had the right understanding of Buddhism and thus would not practice wrong method. And so, no evilness could penetrate their mind and body. They would never let a karmic force last for one day, two days, three days; only in a moment, a second, a minute they focus to root it out. They would not let a single sign of sorrows in their mind. They would see all these as impermanent and sufferings. Otherwise, if we are ignorant, such things would torment and worry us in a protracted period before becoming less tense and disappear – this is due to the lack of right method. Once we know the Buddha’s method, we would never be a fool to let our mind be tormented day after day.

The Three Jewels are so precious and beneficial that they help people live a peaceful and happy life in a practical way without any illusion. Dharma is not meant for magic such as knowing the past, the future, transforming or vanishing, spreading light, going through rocks, mountains, walls etc. Such magic serves no practical usefulness; it’s just a cheap game of illusion; it is not as useful as the method of preventing and eliminating evilness. 

You should consider this: a monk practices to have magic knowing the past and telling your family stories or your future which could partly be accurate, but will all these be useful to you? So you should see that the Three Jewels are very valuable. I will teach you the method to master the living, aging, sickness and death so you could have deeper understanding of the high value of the Jewel of Dhamma.

E.g.1. You are in anger over something; to take away such anger, you use Concentration by remembering the breath (4) applying the topic: “contemplating on abandoning the anger, I know I’m breathing in; contemplating on abandoning the anger, I know I’m breathing out”. With such thought and mind gathering in the breath, the anger will disappear.

E.g.2. You have a bellyache and you want to no longer have this ache in your body; you use Concentration by remembering the breath applying the topic: “With peaceful and calm body operation, I know I’m breathing in; with peaceful and calm body operation, I know I’m breathing out”. With such thought and mind gathering in the breath, the ache would fade away.

E.g.3. You have an aging and weakening body; if you want to leave this body which is made of the four great elements (5), then you should enter the Forth Concentration (4th Jhana) to stop the breath and leave the body to enter the stage of peace, bliss and carefreeness; it means that you die in peace and bliss without any sufferings like ordinary people.

After consideration of the tremendous value of the Three Jewels for our life, you now join your hands together in front of you, with your face towards the Buddha’s statue and make your wish: “From now on I vow to take refuge in the Three Jewels and would never depart. I wish the Buddha would certify this for us”.

After making your vow, you would make three bows to the Buddha to receive and retain the Three Jewels.

(After bowing, please sit down and listen to further teaching).

***** 

PART 2: OBSERVING THE FIVE PRECEPTS

Before observing the Five Precepts, you need to understand what they mean. There are two parts in “Observing the Five Precepts”:

1- Observing

2- Five Precepts

Now you look at the meaning of “Observing”. So what does “Observing” mean? Observing means to accept, to agree, to count oneself powerless.

Five Precepts means the five prohibition rules. So observing the five precepts means to accept to live in accordance with the five rules without any violations even at minimum level.

In Buddhism, these five precepts are the five standards for being human. Anyone who does not live in accordance with these five precepts does not deserve being a human.

Now I will transmit the five precepts, you listen and contemplate to comprehend these rules.

Here I would not transmit the five precepts for the sake of saying. As Buddhism is based on voluntariness and self-awareness, whoever comes to Buddhism also comes with full understanding of its four truths. With comprehension of the four truths, one would come with whole-hearted faith. Therefore, one would voluntarily accept and take the principles of conducts and virtues as one’s life. Buddhism does not entice anyone.

Buddhism is a way for liberation and so there is no prohibiting five rules, as prohibition means compulsion, and if there is compulsion how can it be called a way for liberation?

The five prohibiting precepts were invented by the Patriarchs to prevent Mahayana monks from breaking, violating and crumbling the rules etc. My transmission of the five precepts here is to teach you the five virtues and conducts to be a worthy human being. Whoever completely observes the five virtues/conducts is a true human being. So what are the five virtues?

The five virtues include:

1. The precept of not killing = the Virtue of having Love and Compassion for Life.

2. The precept of not stealing or robbing = the Virtue of Letting go

3. The precept of not having sexual misconduct = the Virtue of being Faithful

4. The precept of not telling lies = the Virtue of being Honest

5. The precept of not drinking alcohol = the Virtue of being Sober

*****

 FIRST PRECEPT: NOT TO KILL

The precept of not killing is the “VIRTUE OF HAVING LOVE AND COMPASSION FOR LIFE”. Buddhist followers need to learn to understand and live in accordance with this virtue.

The Virtue of having Love and Compassion for life means to cherish the life of all beings on this planet.

Only human beings can carry out this virtue; therefore, Buddhism was born to teach human beings so that we can establish a spirit of cherishing life. And thanks to this, we can live without creating sufferings for ourselves, for others and for other beings, and transform the life in this world to one of peace and happiness for all beings.

The planet on which we are living is a planet of numerous combinations of causing conditions to live and give rise to other lives. There are innumerable combinations of causing conditions and thus innumerable arising causes. Birth and death are nature of this planet. A living planet is a planet which has plenty of causing conditions combined to create a new life. To create a new life means the combination of causing conditions that creates a new species of animal or vegetation. Therefore, all beings are created not by a CREATOR but through the COMBINATION OF CAUSING CONDITIONS.

We and all beings come into existence out of the combination of causing conditions, and so we need to cherish others, cherish all beings, as only with love and compassion can we protect the life of all beings and ourselves. If we heartlessly destroy the life of other beings, it means we destroy our own life. 

Why do we call our planet a living planet?  In the universe, there are many solar systems, in each solar system, there are many planets, and most of them are dead planets as there is no life on them. In the universal space, there are fewer living planets compared with dead ones.

Living planet is a place where living environment is suitable for beings to be born, sprout, live and grow. Starting with the moss, plant to bacterium, insect and animal, and finally human appears.

Human is the high-grade and most intelligent amongst animals. Thanks to its intelligence, human is considered the lord of all beings.

Animals living on this planet kill and eat each other without mercy. Human is also a kind of animal and thus has the savage nature of animals to kill and eat meat. Though humans consider themselves civilized, the ferocious nature is still in them.

As mentioned above, human beings are of high grade thanks to their intelligence and vivid sentiment, with which there are people who have escaped the cruel nature of animals, honoring the love for life of all beings. One of them is the Sakyamuni Buddha who has established for humanity a moral foundation which is based on the cause-and-effect law and focuses on human development; and called on all beings to live with the virtue of cherishing life (the mind of love and compassion) and true love for each other. There is order in terms of love and compassion towards life of all beings:

1. Level 1: Human beings love human beings

2. Level 2: Human beings love other animals

3. Level 3: Human beings love plants and vegetation.

The virtue of love and compassion combines all three levels. The love for life originates from the heart (mind) of love, compassion, joy, and let-go. In Buddhism, such mind is called “the Four Immeasurable Minds”. It is a method to practice “the Virtue of Love and compassion for Life”. A person with the mind of love and compassion for life is the one who appreciates life of all beings. And such person is a Saint, as only a Saint could live such a life. Having no heart to kill and eat other beings means to move beyond the ferocious nature of animals; such an act could not be done by animals, only human beings can do.

Therefore, a saint does not come from the sky or from beneath the earth but from mankind who have the heart of love for all beings’ life. From the understanding of sufferings, we make effort to correct ourselves to perform no evilness, and only to carry out goodness – it is the practice to become true human beings and from that to become true Saints. 

Please have a look at people around us, it is so hard to find a human being who has the heart of love for all beings’ life, isn’t it? The Virtue of Love and Compassion for Life is to define your mind of love, compassion, joy, and let-go. Regardless of age, one must live in accordance with this to be a holy Buddhist follower.

Nevertheless, there are some people who dress like the Buddha and call themselves Buddha’s disciples and followers of the Original Method of the Buddha but still eat meat in their daily life without any compassion towards the killings and sufferings of animals. Such enormous crime is covered with lies, especially from the text of Nirvana Sutra, they say that “Before His pass- away, the Buddha ate meat of boar”. Such a crafty and cunning fabrication. Look at it and you see that there is no better lie, as by saying “the Buddha ate meat”, no one could condemn them.

Meanwhile, the Buddha taught us: “Inherit method, rather not to inherit food”. The first precept teaches “NOT TO KILL”. Despite these, they’ve dared to fabricate the story of the Buddha eating meat before passing away.

At that moment, a bhikkhu coming from afar presented the Buddha with an event: “Sir, there were two of us on the way here. Thanks to drinking water with worms, I kept my life to come here to meet you, whereas my friend, due to his adherence to the principle of not drinking water with worms, died. What is your judgment in this regards?”

The Buddha said: “Such ignorance! Don’t you know that the other bhikkhu thanks to his not drinking water with worms had met me before you reached here? And you, even though you are here, you never truly see me. Do you understand?”

This teaching affirms that nowadays Buddhist monks, nuns and followers never see the Buddha because they violate and break the law. Only by drinking water with worms, it is impossible to meet the Buddha; how can the monks, nuns and followers who eat other beings’ meat practice and attain liberation?

Where is the Virtue of Love and Compassion for Life in those who call themselves Holy bhikkhus, bhikkhunis and followers while eating other beings’meat? Do these people know the Four Immeasurable Minds of Buddhism? Where are the Four Immeasurable Minds in them? Without fulfilling the VIRTUE OF LOVE AND COMPASSION FOR LIFE, they could not become Holy monks, nuns and followers. If Holy monks, nuns and followers eat meat, what kind of “Holy” is that? You think and have the answer yourself.

Even a true lay follower of Buddhism would not eat meat, so what’s the point of reading through Buddhist canons while monks and nuns still eat meat? Can these monks and nuns be compared to these lay followers?

The VIRTUE OF LOVE AND COMPASSION FOR LIFE identifies amongst the four groups of Buddha’s disciples i.e.:

1. Male lay followers (upasakas)

2. Female lay followers (upasikas)

3. Monks (bhikkhus)

4. Nuns (bhikkhunis)

Who are the Holy disciples of the Buddha and who are the Duratama Mara (6) disguising as Buddha’s disciples? Through the Virtue of Love and Compassion for Life, we could distinguish the true disciples from the untrue.

Once we realize the true Buddha’s disciples, we should respect and support for the everlasting existence of Buddhism. How can Buddha’s disciples eat other beings’ meat? So, is Buddhism worth being the path of Love and Compassion? Is it worth being the moral foundation which is based on the causality law, having human beings as its core and helping people to live without giving sorrows to self and others? Is it worth being the PATH OF WISDOM? If it is a path of wisdom, why is there consumption of meat without sense of goodness and evilness? If it is a path of wisdom, how can there be indulgence in the craving of eating?

To hide the vulgar and ferocious nature following the worldly craving in eating, some monks and nuns say: “Eat meat without seeing, hearing, doubting”, and “before His pass-away, the Buddha ate meat of boar”. Such sayings are so guilty that their negative effect would last for innumerable lives. As a result, nowadays monks and nuns could not attain Arahant stage; it is due to the effect of not fulfilling the Virtue of Love and Compassion for Life. Though there are monks who don’t eat meat, they don’t have the heart of love for life as they don’t practice the Four Immeasurable Minds. To slander the Buddha eating meat to hide their crime is an act of deceit of those under the cloak of Buddhism. It’s the act of breaking Holy Virtues and Conducts of Buddhism, subject to Parajikas (7) sentence, falling into hell and being beheaded.

The heart of love for all life is a Holy Virtue of the Buddhist monks and nuns. Regardless of being a monk, nun or lay follower, one should live completely in accordance with this virtue; otherwise, the debt of life would be so heavy in many lives. Any monks and nuns that go against this Virtue of Love and Compassion for Life are the monks and nuns of evil who feed their bodies with flesh, bone and blood of other beings – this could not be called Holy disciples of the Buddha.

In the Eight Noble Paths, do you know what Right Livelihood is? Is sustaining one’s life with flesh, bone and blood of other beings Right Livelihood? How can Right Livelihood be involved in eating lives of other beings? Is keeping one’s life in such a way Right Livelihood?

When one sustains his life without creating sufferings to other beings, it is Right Livelihood. People talk and preach about Right Livelihood but they don’t live accordingly. Without Right Livelihood, it is no point in becoming Buddha’s disciple, isn’t it? Better not to follow Buddhism, but once following the Buddha, one should live exactly in accordance with the Buddha’s teachings. Living not in accordance with the Buddha’s teaching is to defame Buddhism.

Therefore, one sustaining one’s life with wrong livelihood could not be called a disciple of the Buddha. There is no benefit to become a Buddha disciple while going against the truth of Buddhism (The Truth of Cessation of Suffering).

The Eight Noble Paths are an education and training program to teach us a life of right conducts, which are virtues for one to become true Human, true Saint. The Virtue of Love and Compassion for Life is the noble cherishing treatment towards all beings that everyone has to learn and practice, not only for Buddha’s disciples.

In order to protect the life of all species on this planet, we have to try our best to correct ourselves, to live completely with the Virtue of Love and Compassion for Life. As Virtue of Love and Compassion for Life is noble act, people should live accordingly to spread out love to all beings. Every species wishes to live, none wants to die.

“Not to perform evilness,
Only to carry out goodness”.
“Prevent and eliminate evilness,
To start and raise goodness”.

So when you kill other beings to cook food offering to monks, is it goodness? Is it to start and increase goodness? Do you know that you go against the teachings of the Buddha? In Jivaka Sutta (Sutta 55, Middle Length Discourse), the Buddha taught that a lay follower who killed living beings to cook food and offered it to the monks had five non-merits it means five sins. This is due to the lack of thorough understanding of the right Buddhist teachings while only listening, knowing and understanding the interpretation of monks: “Eating meat without seeing, hearing, and doubt”, or: “one while eating meat but think of it as cabbage equals to eating cabbage...”. These are words of lie to deceive Buddhist followers. The monks even deceive you more with arguments so that they could swallow animal meat: “Even Buddha ate meat....eating meat, fish but think of it as cabbage means to eat cabbage, despite your persistence, once in the stomach all food is the same”.

Dear Buddhist followers! Where is the Virtue of Love and Compassion for Life that monks can chew and swallow meat? Monks are Holy bhikkhus, while Holy lay followers don’t violate this precept, how can Holy bhikkhus violate this precept? However, devotees have eyes but it is as if they were blind, have ears but as if they were deaf, have mind but as if they were silly, don’t they?

In summary, in order to become a Holy monk, nun, lay follower of the Buddha, one has to strictly follow the precept of Holy Virtue of Love and Compassion for Life, even strictly following this precept is not enough, one must also practice the Four Immeasurable Minds: Love, Compassion, Joy, and Let-go. Thanks to sufficient practice of the Four Immeasurable Minds, one could live completely with love for all beings. Such way of living manifests the Holy Virtue of Love and Compassion for Life; do not follow Tuệ Trung Thượng Sỹ, Mad monk Ji Gong, Living Buddha of Golden Mountain and Zen monk Fenyang ShanZhao etc. who shamelessly ate meat and drank alcohol like worldly people, we could not have any more comments on such cases.

***** 

SECOND PRECEPT: NOT TO BE GREEDY AND STEAL

Not to be greedy and steal is the “VIRTUE OF LETTING GO”. All monks, nuns and lay followers need to learn to understand and live in accordance with this virtue.

A person who has the virtue of letting go does not accumulate or be greedy for material property and fortune. One could create wealth and fortune by his own hands but should not let property and fortune give you sorrows and should live a simple life away from materials.

People with the virtue of letting-go often see that worldly materials create “LIFE”. Life means all things surrounding us and creating a life of sufferings. The more properties one has, the more sufferings one has. It is, isn’t it? People with the mind of letting-go, staying away from worldly materials are following the right method of the Buddha and living in accordance with the Conducts of Holy Upasakas and Upasikas.

The Conduct of letting go is the education of letting go worldly materials, and only Buddhism has such monks, nuns and lay followers. As Buddhist method teaches “to let go of craving, to let go of evilness”; therefore, the Virtue of Letting go is very important for the four types of Buddhist disciples. If one doesn’t live strictly with the demeanor of Virtue of Letting-go, one could never eliminate the mind of craving and stealing in oneself. If one could not eliminate the mind of craving, there’s no point in following Buddhism and what is worse is that such people would defame Buddhism.

In the life of practice, thanks to the Virtue of Letting go, a Buddhist disciple will no longer be greedy to steal and no longer be interested in money and worldly facilities. Their minds are very pure and as white as a sea-shell.

In this world, if everyone immediately lets go, people could sleep without having lock the door, without worrying about theft; there would be no cheating, deception, inaccurate weighing and measuring etc.; there would be no one who appropriates the fruit of other’s labour, or snatching; and there would be no bribery, etc.

The Virtue of Let-go helps people who lose their properties not to be saddened or who have many properties would not be attached. Those who are not attached to the worldly materials and properties are living in accordance with the Virtue of Let-go and have a life of stability, peace and happiness, and no sorrows related to materials.

Virtue of Let-go doesn’t mean the negativity of refusing to work. Vice versa, those with Virtue of Let-go work harder than anyone else. Why do they work so much? They work hard to live a good life, to support others, to live without greed, it is the VIRTUE OF LET-GO IN HARD WORKING. Working hard and staying away from greed, theft, cheating, deception means the Virtue of Let-go. Working hard to make properties without being attached to facilities and money earned, it is a good act of creating wealth to help others. The act of helping others is the virtue of let-go.

Therefore, the VIRTUE OF LET-GO always goes hand-in-hand with the VIRTUE OF HARD WORKING. One having the virtue of let-go and the virtue of hard working deserves to be one without greed or theft, one who is Holy monk, nun, layman and laywoman of the Buddha. Such person knows how to live to cultivate the virtue of let-go so that one’s mind is not attached to materials, money, valuables; so that one’s mind stays away from greed, selfishness, narrow-mindedness; so that one’s mind stays away from greed, theft, deception etc...yet in line with the virtue of hard working. Thanks to living with the virtue of hard working, one would not live on society and not become a burden to others.

Here, you should understand Buddhism says that life is suffering but does not tell you to evade life. To say that life is suffering means to acknowledge the truth that life is suffering. Knowing that life is truly suffering is to overcome it, rather not to be pessimistic to evade life. To mention that life is suffering means to point out the truth of a human life, rather not to abandon life, to run away (negative, pessimistic, keep away from everyone’s life).

Here, saying that life is suffering is for us together to practice to live with right conducts and virtues of a right human being, to love each other, to share with each other, to give up one’s interest to others, to contribute and work hard to help to lessen or eliminate the sufferings of life; rather not to know the sufferings of life to abandon life, to look for a more joyous, more peaceful and happier world etc. as in the texts of heresy or other teachings that build up the world of gods, heaven, the Land of Ultimate Bliss, Nirvana, etc. to avoid sufferings of this world; to dream of an illusive world of joy and bliss. Live in accordance with the expanded sect and other religions is impractical as one could never live on the salvation of others. If we always create sufferings to ourselves and to others, who can save us? Is that right?

Due to the dissemination of pessimistic, negative, passive thoughts, nowadays there are some pessimistic and negative people who are fed up with this world and look for another world of Gods, world of Buddhas, Bodhisattvas, Land of Ultimate Bliss, the world of Return to Origin, the world of Monogenesis, the world of Nirvana.

Those people are full of craving, running after desire, fame and wealth, looking for more pleasures in other worlds. People with such yearning do not cultivate the virtue of let-go. They are discontented with this world of human because they could not achieve the pleasures, fame and wealth, not because of their letting go.

One who lives to cultivate the virtue of let-go does not mean to be discontented with life in negativity and pessimism, instead, they have been rebuilding well the life, contributing to make this world become one of Heaven, Utmost Happiness. If people live with let-go virtue, the world would no longer have people stealing, robbing, and would not become hell. One who lives with right demeanor of the Virtue of Let-go knows clearly that all things of this world are ephemeral, there is nothing permanent, eternal, there is no world of eternity, this is merely our imagination. All happenings are due to the combination and departure of the causing conditions. And therefore, human beings need to protect and rebuild the world that they have, to make it better, brighter, with sufficient morality in life.

Therefore, one cultivates the virtue of let-go but also works hard for oneself, for others, so that our presence is useful for ourselves and for others, this is not the evasion or abandoning of life as wrongly thought by some people regarding Buddhism. The Virtue of Let-go helps us to live a life of purity, without deception and greed, without stealing, a life of peace and at rest. Please remember that deception and theft here not only include the act of taking without permission but also other acts of deception and craft such as:

- A worker goes on go-slow strike also means theft

- A teacher in class while giving work to pupils reads newspaper also means theft

- A doctor receives gifts from patients also means theft

- A policeman receives bribery to let vehicles carrying tax-evaded commodities into the city also means theft

In summary, the Virtue of Let-go conquers the mind of craving and theft, helping body and mind not being attached to worldly materials, allowing the mind in peace, bliss and care-freeness. One who wishes to live with the Virtue of Let-go has to constantly look into the truth that all things are impermanent, egoless, out of the combination of causing conditions and of suffering nature. In this worldly life, when a monk, nun or lay followers live completely according to the Virtue of Let-go, the world would be Heaven, Land of Utmost Happiness and how happy human’s life would be.

*****

THIRD PRECEPT: NOT TO PERFORM SEXUAL MISCONDUCT

This is the “VIRTUE OF BEING FAITHFUL”. Lay followers need to study, to understand and live in accordance with this virtue.

One who does not perform sexual misconduct shows that their mind and body are constant, loyal, grateful, and truthful. If one still has sexual misconduct, their mind and body cannot be constant, loyal, grateful and truthful. When one’s mind and body are not constant, loyal, grateful and truthful, one is always deceitful, disloyal, and ungrateful. If the mind is still with sexual misconduct, how can one be called Holy lay follower. Is it right?

Therefore, the Virtue of Being Faithful also identifies a Buddhist lay follower of being constant, loyal, truthful to one’s family. What’s the point of one following Buddhism but one’s mind is not constant, loyal and truthful to one’s family? This also defames Buddhism as a Buddhist follower but being disloyal, ungrateful, unfaithful, and untruthful. This is extremely disgraceful.

Dear Buddhist followers! A Holy lay follower could never perform sexual misconduct; with sexual misconduct, one could not be a Holy lay follower. Is this right?

The Virtue of Being Faithful is the virtue of being consistent and having fast affection for one’s wife or husband. In family life, husband and wife share conjugal happiness and stay together during the ups and downs. Therefore, one should be consistent and faithful. Once getting married, one should not commit adultery. To commit adultery means to hurt one’s family and other’s family, to devastate both families. Children will suffer and hate parents all their life. If one is a parent and does not sacrifice one’s interest for the happiness of children, it is immoral. Therefore, a person who does not have the virtue of being faithful is similar to animals such as: dogs, bulls, cows, goats, chicken, ducks etc. A person who keeps the Virtue of Being Faithful is the one who brings peace and happiness to one’s family. One who keeps the Virtue of Being Faithful is the one who knows how to live without creating sufferings for husband or wife, children, parents and relatives of both sides of the family.

In a family, the Virtue of Being Faithful is a noble virtue, it is the god of happiness for each family. Therefore, Buddhist followers having family need to live and practice in accordance with the Virtue of Being Faithful as it is a necessity for family protection.

*****

FORTH PRECEPT: NOT TO TELL LIE

This is the “’VIRTUE OF BEING HONEST”. Buddhist followers living at home need to learn, understand and live with this virtue to bring about benefits to oneself, to others and to both. The precept of not to tell lies is the Virtue and Conduct of Being Honest. A person who does not tell lies is a true human being, ordinary people could not avoid telling lies, even a white lie or a joke is still a lie which still demolishes one’s credit. Not to tell lies is a very hard thing to do, therefore, as a human being, everyone tells lie, whether a little or a lot, harmful or harmless. To tell lies is karma of the mouth (8), therefore, only human beings commit the sin of telling lies, animals do not commit this sin as they could not speak.

A person who does not tell lies is the one of high credit; people would pay him great respect, trust and profound appreciation.

There are four parts of telling lies:

A- To lie

B- To say harsh speech

C- To say differently with different people on the same matter with a negative intension.

D- To tell cheatings

There are many forms of telling lies:

1. To praise someone who is not as good as the praise. Such a lie is a flattery to win the senior’s heart. To praise immoral activities of others as moral means to tell lies.

2. To say that the Most Venerables who had died in suffering diseases entered into nirvana means to tell lies as they did not know how to enter into nirvana.

3. To say wrongly about something is to tell lies. The Diamond Sutra says: “Bodhisattvas having rescued all beings will become Buddhas” which means a person who practices to get rid of all thoughts will become a Buddha. Such teaching is a lie, as when a person finishes all thoughts his mind will fall into “emptiness” instead of becoming a Buddha. Buddha actually means THE MIND WHICH IS UNINFLUENCED (9) in front of evilness and feelings, rather than the mind without thoughts or without distinction or not staying anywhere etc.

4. In the Heart Sutta: “Practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore would discover that all of the five Khandhas (10) are equally empty”. Such teaching is a lie as there has not been anyone who could see the five Khandhas as empty. The Lion Patriarch was killed because of this lie. In pagodas, days and nights with four periods, people recite and chant the Heart Sutra and we have not seen anyone truly going beyond sufferings, so this sutra is a lie.

5. If someone does not see or hear something but says that he or she does see or hear it, this is a lie.

6. If someone does see or hear something but says that he or she does not see or hear it, this is a lie.

7. To fabricate, to slander others means to tell lie.

8. Having doubt and telling things which are not true, this is telling lie.

9. To sing the praise without adequate substance means to tell lie.

10. To add or cut details, to spread a rumour so that people will make fun of someone: this is telling lie.

11. To sing the praise of someone in the wrong way is to tell lie.

12. A person who does not live in accordance with the [Buddhist] laws and principles while adopting the appearance of a monk/nun to call one’s self as monk/nun, this is telling lie.

13. To talk ill of one person to other person and vice versa, this is telling lie.

14. To talk nice of people in front of them and talk ill at their back, this is telling lie.

15. To criticize others in the wrong way i.e. without adequate comprehension of others’ knowledge means to tell lie.

16. To criticize the Buddha’s laws and principles as out of date means to tell lie.

17. To criticize that an Arahant still has habit energy without having adequate understanding and knowledge of a person attaining Arahant fruition is telling lie.

18. To invent many Arahant fruitions as in the Mahayana canons: 1- Arahants with full enlightenment, 2- Arahants who are independently awakened, 3- Sound- hearer Arahant etc. This is a lie, because the fruit of attaining Arahant means to be totally free from all sufferings (11); anyone who practices and attains the status of being totally free from all sufferings is the one who attains the fruit of Arahant. There is no hierarchy in Arahant fruition; to invent the hierarchy for Arahant fruition is of mundane thought or worldly way of thinking. It is a lie when a person who has not attained the Arahant status invents Arahant fruitions. Therefore, to praise or to defame, or to create division not in accordance with the truth are to tell lie.

19. To say something that others could not understand with their mind but with their imagination means to tell lie. For example, it is a lie saying that there exist souls of the dead, the Buddha-nature, the metaphysical world, it is imaginary and unreal.

20. Saying that there is self and soul in human beings is to tell lie. Previously, the Buddha taught: “If I say something that people understand and perceive with their mind, it means I don’t tell lie. If I say something that people have to understand it with their imagination, it means there is lie in my sayings”.

21. Saying that the Buddha-nature is the awareness outside the knowing of mind, of imagination and of wisdom is to tell lie, as apart from the mentioned three knowings, there is no other knowing.

22. Saying that the metaphysical world exists i.e. souls of the dead exist is to tell lie, people say so without knowing that what they call souls is created by the aggregate of imagination of a living person.

23. Saying that there exist heavenly realm and Utmost Happiness realm means to tell lie as there is no such realms and they are created by the imagination of human beings.

24. Saying that human world is real is also a lie, as human world is the world of combination of causing conditions. Once there is combination, there is also departure, and so life and death are the combination and departure of causing conditions. There is nothing real as all is just combination and departure, saying that it is real is a lie. Why is that? As human world is the combination of causing conditions, there is no real-self. Saying that human world is real is to say from imagination, it is as illusive as in the heterodox texts.

25. Saying that human beings reincarnated from the Light-sound heaven to the human world is to tell lie, because with such saying, humans could only perceive it via imagination instead of the understanding of the mind. As a result the Buddha taught: “If I say something that people understand and perceive with their mind, it means I don’t tell lie. If I say something that people have to understand it with their imagination, it means there is lie in my sayings”. Saying something that people don’t understand or understand ambiguously, without details and clarity is to tell lie.

A right Buddhist monk or nun never say anything that wriggles like an eel: “both exist and not exist” (form is emptiness, emptiness is form), such saying is a lie, a deception, a cheating. We would like to repeat the above. In the Heart Sutra: “Practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore would discover that all of the five Khandhas are equally empty”. Such teaching is a lie as for uncountable generations since the introduction of this saying, in pagodas people have been reciting and chanting this on daily basis and have their five Khandhas become empty? If the five Khandhas are empty, why have they still suffered from diseases? If the five Khandhas are empty, why are there huge pagodas with big statues? If the five Khandhas are empty, why are they still so greedy, angry and ignorant? Obviously, the saying is deceptive, is to tell lie to mislead people.

The Lotus Sutra says: “Even someone has committed a tremendous mountain of crime, [such crime would be erased] only by chanting a few lines of Lotus Sutra”. This teaching is a lie. Has there been anyone committed robbery, murder and thus been imprisoned and sentenced to death and just by chanting the Lotus Sutra such person can be released and freed from the death sentence?

The virtue of not to tell lie is the virtue and conduct related to the karma of the mouth, therefore, when we say something or expound the sutra or lecture on any canon, we have to say the meaning with our first-hand experience of practice in details and with clarity, this is not to tell lie; otherwise if we teach something that we ourselves have not practiced and attained practical results, such teaching is a lie. When we teach and people accordingly practice and attain liberation practically, this is telling the truth; when we teach and people could not attained practical result, this is telling lie. The Buddha has affirmed: “My Dharma is not time consuming, you come to practice and see the result”. This is how the Buddha has asserted that his teaching is not a lie. Therefore, the liberation comes together with the practice of the Dhamma, such method is not a lie. Therefore, the method of contemplation of Buddhism is very clear: “prevent evilness, eliminate evilness”, this is a method leading to evident liberation. As when we prevent and eliminate evilness we clearly see the freedom in our heart. Those who know what evilness is but fail to prevent and eliminate it do not salvage themselves. Those who prevent and eliminate evilness will finish their sufferings. Such is true method, no lie at all, as the method teaches that one will attain immediate result in proportion to the extent of their practice. Such teaching nurtures us to become human beings who do not tell lie. Such preachers are the keepers of the Virtue of Honesty.

One who has attained the Arahant fruition gives lecture and teaches others to practice, he does not tell lie. Those who have not practiced and attained the Arahant status but give lectures and teach others are liars even though they teach in accordance with the meaning of the canons. Due to the lack of practical experience, their teachings fail to lead others to the result of liberation. As a result, it turns out to be a lie.

In the time of the Buddha, he did not allow those who had not attained full enlightenment to teach because without full enlightenment, they would kill people instead of rescuing them. You can see the present evidence, the number of Buddhist followers is huge but who has mastered the life, aging, sickness and death? Yet it costs people billions in constructing pagodas and Buddha statues and their energy and time to practice, but what is their result?

As Ananda had not reached to the final truth, each time when the Buddha appointed him to teach, he told Ananda to tell people before teaching: “This is what I’ve heard from the teachings of the Buddha”, “I once heard when the Buddha was at Savatthi”. Nowadays, all Mahayana canons put these sentences in each sutra.

“My Dhamma is not time consuming, you come to practice and see the result”. This teaching shows us that the method of the Buddha is very practical and in details. As the method gives immediate results, for example in a teaching of the Buddha: “My mind is greedy, I know my mind is greedy...”. Once we know our mind is greedy, we know that it is evilness; once we know it is evilness, we will quickly stop such greed, and we are liberated right there, aren’t we? If you know your mind contains anger, you will immediately stop such anger, you will get liberation right there, otherwise if you don’t stop that anger, you suffer. Is that true?

The method of the Buddha is practical, isn’t it? However, nowadays many people teach impractical Buddhist methods such as: To sit and suppress the mind so that there would not be any thought; chanting Buddha’s name so that there is no other thought than the Buddha’s name, chanting sutras to ask for things etc. Can these practices eliminate greed, anger, ignorance? Are they practical and in details as the Buddha’s teachings mentioned above?

So to sit and suppress the mind so that there would not be any thought; chanting Buddha’s name so that there is no other thought than the Buddha’s name to have rebirth in Pure Land, chanting sutras to ask for Buddhas’ protection from accidents, etc. are all lies, they are not true methods, simply deceit to cost people’s finance and energy for nothing good.

The Virtue of Honesty has confirmed that the majority of preachers nowadays are liars. They tell lies because they teach what they have not practiced (not fully enlightened). The Mahayana canons teach: “Follow the teachings, not follow the people”. This teaching covers the lies of preachers. Telling others to follow laws and principles while they themselves do not follow is to tell lie. Teaching others to attain Holy fruitions while the preacher has not attained Holy fruition is to tell lie. Without practical experience, how can they attain full enlightenment?

In summary, when we have not completed our practice, we should be as quiet as a Saint. It is to tell lie to teach others without being fully enlightened; people should be aware of such counterfeit Sages. They are “fake” Boddhisattvas and only tell lies.

The Virtue of not to tell lie is to identify those who strictly follow laws and principles. They are Holy monks, nuns and followers; they are true disciples of the Buddha. On the opposite, those who violate, break and crumb the laws and principles and often tell lies are Duratama Mara, disguising in Buddhist form to cheat people and uproot Buddhism.

*****

FIFTH PRECEPT: NOT TO DRINK ALCOHOL

Not to drink alcohol is the “VIRTUE OF BEING SOBER”. A Buddhist disciple needs to learn to properly understand and live in accordance with this virtue and conduct so as not to create sufferings for self, for others and for both.

A person with the Virtue of Being Sober could not let their body and mind contracted in worldly evilness such as: cigarettes, coffee, tea, heroin, opium and any kind of alcohols making people drunk, addicted, making their body ailing, their nerves tense, confused, making people crazy and insane etc. such things make people addicted and not able to quit.

In the life of human beings, there are so many worldly evils that make people’s mind and body attracted and addicted to. Alcohol is a poisonous liquid, drinking it will stimulate the body and make people act as if they were crazy, walking with tottering steps, falling backward and forward, lying anywhere regardless clean or dirty, uttering gibberish, repeating a sentence for many times, and such things take away the feeling of respect from others.

Those drinking alcohol are not wise, actually they are the most stupid.

- Firstly, they lose money in buying alcohol.

- Secondly, they unconsciously bring poison into their body. Alcohol brings diseases which are difficult to treat to the body and makes the mind doltish and not lucid.

- Thirdly, alcohol makes people become greedy in eating, in drinking, easy to get into fighting, insulting spouses, children and neighbors.

- Fourthly, a drunk person could disturb the neighborhood and public security. A person’s value would deteriorate when he is drunk, let alone a Buddhist disciple, there is no good value in a drunk Buddhist disciple, isn’t there?

Once getting drunk and being excited, the drunk see themselves as the highest and above all others and thus using haughty words, exalting self and depreciating others, insulting others, shouting, abusing bad words, swearing etc.

What sort of Buddhist disciple with a glass of wine or can of beer is it? Even with ordinary people drinking alcohol, others would see them as unwise, not perspicacious, and unkind toward themselves. Taking poison into their body to hurt themselves is an action of crazy people or people who have lost their minds.

It is said that: the Fairies often drink alcohol (Fairy alcohol). Is this true? Such saying is stemmed from the imagination of human beings for those who fully enjoy worldly pleasures without hard working. In fact, when a person leaves for practice in the forest, where can they have alcohol to drink? Who would make alcohol for them to drink? Such image of the Fairy is only the imagination of human beings!

The Virtue of Being Sober shows us that the Holy, the Fairy, the Buddha are sober, perspicacious. How can one be sober and perspicacious if he drinks alcohol? If a Fairy drinks alcohol, he is not a Fairy but rather an ordinary person enjoying eating and drinking. A Fairy is one with pure mind and body, being wise and lucid and therefore would not take alcohol.

If a person is infatuated in alcohol, he could not be called a Fairy but instead a Stupid. Only the stupid get addicted and hurt their mind and body. Is this true? Such people hurt themselves, their spouses and children and parents. Alcohol is bitter and hot and brings many suffering diseases etc.

People without right understanding consider Li Bai as a Fairy. The truth is Li Bai is a drunk poet. With alcohol, he could write poems, without alcohol, he could not write any poems.

According to the teachings of the Buddha’s sutras: there are five standards for a true human being and drinking is a standard for not deserving to be a true human being. A drinking person is not a true human being. Virtues and conducts are used for distinguishing the Holy, the Fairy, the Buddha from humans and animals. The standard of virtues and conducts clearly identifies who is animal, who is human, who is Holy, who is Fairy, and who is Buddha. The Virtue of Being Sober certifies this.

And so in Buddhism, laws and principles are used to identify and classify: how to be a true human, how to be a true Fairy, how to be a true Holy and how to be a true Buddha. It is easy to meet animal standard, but it is not easy to meet the standard of a true human being, therefore Confucius said: “it is difficult to be a human being”. It is thousand-fold difficult to be Holy, Fairy, and Buddha.

Such standard is set out by Buddhism via daily life conducts; it is cheating to call anyone who does not meet such standard as human, Holy, Fairy, Buddha. And so, from the perspective of Buddhist standards, we could differentiate a true human, Holy, Fairy, Buddha from the fake. No one can cheat us. Is this right?

The five virtues of a Buddhist follower let us know clearly the true Buddhist followers and the fake ones in Buddhism.

By violating only one amongst the five Virtues, one is not a Buddhist follower. I would like to repeat, a Buddhist follower holding a glass of alcohol or a can of beer does not deserve the standards of a Holy Buddhist follower; similarly a Buddhist follower holding a cigarette does not deserve the meaning of a Holy Buddhist follower, a Buddha’s disciple. Is this right?

This virtue prohibits alcohol as alcohol is an addictive substance which easily attracts people. Apart from alcohol, we need to understand there are other addictive substances such as: cigarette, tea, coffee, drug etc. though the Buddha did not mention, we should know that these are poisonous substances that bring illness and diseases to our body and sufferings to us. As such, there would be no value of a true Buddhist follower in someone smoking cigarette and fuming. Is this right?

A Buddhist follower could not infatuated oneself in these poisonous substances, because being infatuated in them means there is no right demeanor of a Buddhist follower. A Buddhist follower is a representative for the morality of living without giving sufferings to oneself, other people and all beings. How can such representative of morality smoke cigarette?

It doesn’t matter if one is not a Buddhist follower (upasaka or upasika); however, if a person is an upasaka or upasika who has taken refuge in the Buddha, Dharma and Sangha, he or she needs to be in the right conduct of a Buddhist disciple; otherwise, any violation would lead to defamation of the Dharma, of Buddhism and in such case who will be responsible for such crime?

So Buddhist followers breaking the law at present will bear the crime of falling into hell. Prior to the time of death, they will have to suffer from serious diseases, sudden grave illness with unlimited pains. Don’t say that this is karmic payoff or accumulation of karma. Holy Buddhist followers should be able to make “transformation”, with transformation how could one have such suffering feelings? The saying of “karmic payoff, karmic accumulation” is only words of deception to cover up their sins. An upasaka or upasika fully following the five precepts will know his or her date and time of death with slight disease and pass away peacefully without much sufferings. And in the opposite, for those violating and breaking the law and failing in all Holy demeanors and leading to depravation of Buddhism, they will suffer huge pains and great misery at the time of death.

The example of those violating the laws reminds others to avoid such path of failure. Is there anything good in alcohol, cigarette etc. to be attracted to? Alcohol, cigarette, drug etc. are poisonous substances that everyone should stay away from. Someone still enjoying alcohol, cigarette etc. should not take refuges in the Three Jewels and Five Precepts.

Buddhist followers are Holy disciples of the Buddha and therefore should abandon and stay away from alcohol, cigarette and other addictive substances. It does not matter if you are not a Buddha’s disciple; however, if you are, then you have to give up such easily attractive sensual pleasures.

Dear all upasakas and upasikas! We need to respect the Virtues and Conducts that the Buddha has taught us, no despising is allowed and strict discipline is required, no drinking of alcohol or smoking of cigarettes etc. at all. We need to be wise and sober to conserve the Virtue of Being Sober of Holy disciples of the Buddha who are not infatuated in drinking and smoking. The Wisdom of Buddhism includes not only the tremendous knowledge but also the understanding of not creating sufferings for self, for others and for all beings. A person who does not drink alcohol has the knowledge of not giving sorrows to oneself, others and both; this person is wise and lucid.

The Virtue of Being Sober helps people no longer be blindly infatuated in smoking cigarettes and drinking alcohol. The disciples of the Buddha are the disciples of the Wisdom, of the Intelligence, of the Perspicacity. Therefore, the Virtue of Being Sober is such wisdom and perspicacity.

You have learned six virtues within the five precepts. And so these virtues bring tremendous benefits to your life. You should think about the tremendous benefits of the six virtues as mentioned above. Is this right? If it is right, you should join your hands in front of you and vow that: “From now on, I promise to do my best to follow the five precepts to perform the six virtues of a true human being; to deserve being a human and a disciple of the Buddha”.

After your wish, make a bow to the Buddha to accept the five precepts...And now, I announce to end the ceremony of Accepting the Three Jewels and Five Precepts.

***** 

ADVICE

Dear all Buddhist followers! After the ceremony of taking the Three Refuges and accepting the Five Precepts, on monthly basis you should come to the monastery to practice the virtues and conducts of a true human in a day. It is the responsibility and obligation of a Buddhist follower taking Three Refuges and Five Precepts. Only by learning the laws, principles, virtues and conducts for true humans, can you become people of right virtues and conducts, without such learning you cannot become virtuous people. People without right virtues could not become Buddhist followers. Is this right?

Though you have taken the Three Refuges and Five Precepts for 10 or 20 years, if you do not live in accordance with the five precepts of virtues and conducts, you are not a disciple of the Buddha. As Buddhist disciple means a child of the Buddha. A child of the Buddha has to live with virtues and could not be otherwise; someone who lives like an ordinary worldly person cannot be called Buddhist disciple or one that has already taken ceremony of taking Three Refuges and Five Precepts. Is this right?

Buddhist disciple is to live like Buddha, to live like Buddha without being learned and practised virtues like Buddha, how to live like a Buddha. If one does not live like Buddha that claim to be Buddhists, the Buddha's disciples are ashamed!

A Buddhist disciple from the start of entering Buddhism has to take the five precepts i.e. to accept the five precepts of virtues and conducts. These five precepts of virtues and conducts bring tremendous benefits to the life of all those following the steps of the Buddha. Therefore, you need to learn and practice these five precepts. Without learning and practicing the five precepts of virtues and conducts, you would never deserve being a Buddhist disciple and never become a Buddhist follower.

Dear all Buddhist followers! Taking the Five Precepts means you have accepted the five precepts. Accepting the five precepts means accepting the five virtues to be a true human, as such you should not think little of and overlook these virtues. Overlooking these virtues means to miss priceless things that could not be substituted by anything in this world. Failing to notice these virtues means huge disadvantages in your life, and life after life continuously you will undergo lots of sufferings. Only by holding tightly these five precepts can you escape the animal nature to become true human in Buddhism, to be able to transform your evil karmic debts created from many lives. Thanks to that, you and your family will be in peace and happiness.

These five precepts are not many; they are not complicated, difficult, and unattainable for human being, they are not out of your reach. But why don’t you keep them? They are the five standards for one to become a true human being. If any one of the five is not met, the person still has cruel nature of animals. Do you notice this?

Take the Three Refuges and Five Precepts means to practice to live in goodness. To live in goodness means to be able to transform the suffering karma of self and family. Therefore, when a person take the Three Refuges and Five Precepts, both the person and his or her family are in peace and good health. In case of having taken the Three Refuges and Five Precepts for a long time but the person and his/her family still get sickness from time to time, having accidents quite often and thus their life is in sadness, restlessness, sufferings etc., this means that the person has only taken the Three Refuges and Five Precepts for the sake of the ceremony, for the form, for the name of a Buddhist disciple etc. This means that to take refuge in Buddhism but fail to precisely follow Buddhist teachings.

You should do you best to learn, improve yourself and live rightly according to these virtues and conducts so as not to be ungrateful to the Buddha, to my teachings; to bring peace to yourself, to others and to all beings on this planet; to transform this world into a world of Heaven, of Highest Happiness.

With full respects,
Chon Nhu Monastery

*****

Determined To Practice   

Be determined to practice without withdrawal in the life time

Keep the body and mind in peace and happiness

Reach to the state of meditation, go beyond the cause-and-effect

Attain the full enlightenment and lead people to happiness.

Chon Nhu

*****

Live Alone

He who sits alone, rests alone, walks alone,

Live alone, not bored

In solitude controls himself,

Will find delight in the forest.

(Dhammapāda, 305)


Notes:

(1) The original Vietnamese word of the Venerable Thera Thich Thong Lac is “tôn giáo” and its literal English translation is "religion". This word will be used several times in the whole book in two different ways: (1) religion as a set of beliefs and worship (e.g. of a superhuman controlling power, God or gods etc) and (2) religion as a spiritual path including practical psycho-ethical aspects with methods for people to practice to overcome sufferings.

(2) “...the Buddha or ‘Awakened One’...was Siddhattha Gotama (Sanskrit: Siddhārtha Gautama), Sakyamuni, the ‘sage of the Sakya people’....lived and flourished during the fifth century BCE in eastern India and died some time around 400 BCE”. Source: Sayings of the Buddha, New translations by Rupert Gethin from the Pali Nikayas, Oxford World’s Classic, Oxford University Press, 2008

(3) The state of perfect equanimity of the mind when it is free from greed, anger, ignorance, conceit, doubt.

(4) In Vietnamese as “Định Niệm Hơi Thở” which means to stay focused in a topic while remembering the breath i.e. you don’t focus in the breath, instead you focus in a topic that you would like to develop and by remembering the breath it keeps your mind awake and effective.

(5) Earth, water, air (wind), fire (heat)

(6) Demons of the sixth heaven (Duratama Mara or Mara-papiman)

(7) The first section of the Vinaya Pitaka containing rules of expulsion from the order for unpardonable sins.

(8) Karma of the mouth is one of the three karmas. The other two are karma of the body and karma of the mind.

(9) The state of perfect equanimity of the mind when it is free from greed, anger, ignorance, conceit, doubt.

(10) Five khandhas are five aggregates that constitute a human being. They are material form, feeling, imagination, operation, and wisdom.

(11) This means to be free from craving, anger, ignorance, ego and doubt.