
PREFACE - Bao An
COM_CONTENT_ARTICLE_HITS
LỜI NÓI ĐẦU (trong sách "Phật giáo có một đường lối tu tập độc lập riêng biệt không chịu ảnh hưởng bất cứ một giáo pháp nào của các tôn giáo khác") Phật giáo có một đường lối tu tập độc lập riêng biệt không chịu ảnh hưởng bất cứ một giáo pháp nào của các tôn giáo khác. Vì thế, tất cả giáo pháp hiện có trong các kinh sách không có một pháp môn nào tu học như Phật giáo. Giáo pháp của Phật giáo là chân lí của loài người, không phải là triết lý suông hay tưởng giải của con người kiến giải viết ra, nên nó mang tính chất thiết thực, cụ thể chớ không trừu tượng, ảo tưởng, mơ hồ, ảo giác v.v... như các giáo pháp của ngoại đạo mà từ xưa đến nay chúng ta thường gặp rất nhiều, nhất là trong tam tạng kinh điển chữ Hán của Trung Quốc. Như vậy những lời dạy thật sự của đức Phật chúng ta phải tìm ở đâu? Muốn tìm những lời dạy chân thật của đức Phật thì chúng ta có hai chỗ dựa để tìm: - Thứ nhất nên tìm một người tu tập đã làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Ðó là cuốn tự điển sống của đạo Phật. - Thứ hai nên tìm đọc bộ kinh Nikaya do Hòa Thượng Minh Châu chuyển ngữ từ Pali sang Việt ngữ. Từ khi biết được Phật giáo và nghiên cứu chúng tôi mới hiểu rõ bốn chân lý của Phật giáo là một sự thật của kiếp người. Riêng cá nhân chúng tôi nhận xét và cũng như qua nhiều ý kiến của quý phật tử hiểu biết về Phật giáo họ đều cho rằng trên thế gian này chỉ có giáo pháp của đức Phật là độc nhất, vô nhị không có một giáo pháp nào của ngoại đạo so sánh hơn được. Vì giáo pháp của đức Phật là chân lý của nhân loại và những pháp tu hành rất gần gũi với con người nên được mọi người chấp nhận với lòng tin tuyệt đối. Và bài pháp đầu tiên được đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như nghe, đó là bài pháp “Tứ Diệu Ðế”. Tứ Diệu Ðế là một bài pháp rất khoa học, xác định bốn sự thật của loài người. Nhờ đó mà con người mới hiểu rõ: làm người luôn luôn lúc nào cũng thọ khổ. Khổ từ trong bụng mẹ, khổ khi xuất thai ra khỏi bụng mẹ, khổ từ tuổi còn bé thơ, khổ từ tuổi trưởng thành thanh niên, khổ từ tuổi trung niên, khổ từ tuổi già yếu suy nhược, và khổ trước khi chết. Tuy thọ khổ suốt thời gian dài một kiếp người như vậy, nhưng có mấy ai hiểu biết, vì thế cứ luôn luôn tạo ra biết bao nhiêu hành động ác và thiện để rồi tất cả hành động ác thiện đó trở thành những từ trường nghiệp. Những từ trường nghiệp ấy lại tiếp tục tái sinh luân hồi, thành những con người mới. Những con người mới này lại tiếp tục thọ khổ và tạo ra những từ trường nghiệp ác và thiện khác nữa và cứ như vậy tiếp tục tạo nghiệp để rồi tái sinh luân hồi mãi mãi không bao giờ dứt. Con người sống trên thế gian này không ai hiểu biết qui luật nghiệp tái sinh luân hồi này, nên hằng ngày sống thường tạo ra không biết bao nhiêu từ trường nghiệp khác nữa. Từ trường nghiệp của chúng sinh tạo ra và phóng xuất trùng trùng điệp điệp khắp nơi trong vũ trụ. Có người cho rằng chết là hết, đó là tư tưởng duy vật. Với tư tưởng hiểu biết như vậy là chấp đoạn, vì thế mặc tình làm ác, nên thường đem đến sự đau khổ cho mình cho người. Thật là một tư tưởng thiếu sáng suốt, thiếu sự hiểu biết nên thường tự mình làm khổ mình và khổ cả thế gian. Còn những người chấp thường cho con người khi chết thì linh hồn tiếp tục đi tái sinh luân hồi. Nhưng hỏi linh hồn là chất lượng gì, hình dạng ra sao thì không một người nào biết đâu trả lời, loanh quanh như những người mù rờ voi, thật là tội nghiệp. Bởi con người thường còn không phải là linh hồn, mà sự thường còn của con người chỉ là những từ trường nghiệp mà thôi. Bởi vậy, con người trên thế gian này còn nhiều điều chưa thông hiểu, mà những điều ấy đang xảy ra xung quanh họ hằng ngàỵ Thế mà họ cứ tự mãn cho mình đã là người hiểu biết đủ rồi, chẳng cần phải học hỏi gì hơn nữa. Do sự tự mãn đó mà con người trên thế gian này giống như người mù mà không biết mình mù. Cho nên “người ngu mà biết mình ngu là người có trí tuệ”, đó là tục ngữ của Việt Nam mà ông bà chúng ta thường nhắc đi nhắc lại mãi. Nếu không nhờ chân lý thứ tư của đạo Phật thì làm sao con người hiểu biết nền đạo đức nhân bản – nhân quả. Nền đạo đức này mang lại cho họ có một phong cách sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Ðó là một lối sống hoàn toàn làm chủ mọi sự khổ đau của kiếp người. Vì thế đạo Phật được gọi là đạo Giải Thoát. Giải thoát bằng tri kiến hiểu biết, nên đạo Phật được gọi là đạo Trí Tuệ. Thiên đàng, Cực lạc đối với đạo Phật không phải là một thế giới siêu hình mà là một sự sống chung của mọi người trên thế gian này bằng cách đối xử nhau bằng tri kiến đạo đức nhân bản. Nhờ thế đạo Phật mới được gọi là chân lí của loài người. Chân lí của loài người gồm có: - Chân lí thứ nhất là Khổ đế. - Chân lí thứ hai là Tập đế. - Chân lí thứ ba là Diệt đế. - Chân lí thứ tư là Ðạo đế. Trên thế gian này tất cả các tôn giáo khác không dám tự nhận giáo pháp của mình là chân lí, chỉ có đạo Phật mới dõng dạc tuyên bố bốn sự thật này trước nhân loại. Do bốn sự thật này đã làm cho các tôn giáo khác đều rúng động, những tư tưởng thế giới siêu hình: Phật, Tiên, Ngọc Hoàng, Thượng Ðế, Thái Thượng Lão Quân, Thần, quỉ, ma v.v... đã bị mất hết ý nghĩa. Nếu muốn thông suốt bốn sự thật này thì quý vị nên nghiên cứu và đọc kỹ sách “Ðạo Phật có đường lối riêng biệt không bị ảnh hưởng giáo pháp của bất cứ một tôn giáo nào” do chúng tôi viết, nhất là bốn thánh định. Bốn thánh định nào của đạo Phật và bốn định nào không phải của đạo Phật mà chỉ là bốn định của ngoại đạo. Thường các nhà học giả nghiên cứu Phật giáo không thể nào phân biệt được bốn Thánh Ðịnh nào của Phật và bốn Ðịnh nào của ngọai đạo, họ cũng không phân biệt được kinh sách nào là kinh sách của Phật giáo và kinh sách nào là kinh sách của ngoại đạo nhưng mang nhãn hiệu Phật giáo. Cho nên sách này sẽ làm kim chỉ nam, giúp cho mọi người tham khảo, khiến cho sự hiểu biết không còn bị lệch lạc lời dạy của đức Phật nữa. Sau cùng chúng tôi xin cảm ơn quý vị đã chịu khó đọc sách này. Mong rằng nó sẽ đem lại sự lợi ích cho quý vị trên đường nghiên cứu và tu tập theo Phật giáo. Kính ghi, Trưởng Lão Thích Thông Lạc. |
Translated by Bao An PREFACE (In the book "Buddhism has a separately independent method of practice, not affected by any of the teachings of other religions") Buddhism has a separately independent method of practice which is not affected by any of the teachings of other religions. Therefore, all teachingsare in books do not have anymethod of practicelike of Buddhism. Teachings of Buddhism are the truths of men, not an empty philosophy or interpretation which human has writtendown, so it is practical and concrete in nature and not as abstract, illusions, confusion, hallucinations, etc. .. as the pagans’ teachings which over the years we have seen a lot, especially in the Tripitaka in Chinese Language. Thus the true teachings of the Buddha, where we can find it? To find the true teachings of the Buddha, we have two support sources: - The way number one, we should find a master who has practised birth, old age, sickness and death. He is a living dictionary of Buddhism. - The second one, to read the Nikāyas which Venerable Minh Chau translated from Pali into Vietnamese. Since having known and researched Buddhism, we clearly understand the four truths of Buddhism is a fact of human life. In our point of view as well as of manygreat learning Buddhists, they believe that the Buddha's teachings are unique in the world, none of pagans’ teachings can compare with. Because the teachings of the Buddha is the truth of humanity and the Dharma practiced very close to the people, it should be accepted with absolute confidence. The first Dharma which the Buddha preached for five brothers of Ajnata Kaundinya - Anna Kondanna, it's the dharma of "Four Noble Truths." Four Noble Truths” is a very scientific dharma, it identifies the four truths of mankind. By which people can understand: being people is always beingsuffered. Suffering from the womb, when beinggiven out of the womb, from a child toan old person, suffering from being a youth, suffering from being middle age, suffering from being a weak old age man, and suffering before death. Despite being suffered for such a long time like a human life, but few people know that, so they just always take so many evil and good actions, then those actions become a long serial of results and consequences. These results continue the circle of Birth and Death to create many new men. The new man has continued being suffered and make other good and evil results and so on and never end the circle of Birth and Death. People who live in the world do not understand the circle of Birth and Death, so in their daily liơes, they often make countless other results and consequences. From these results made by men, it is spreading to the universe endlessly. Some said that the death is over, this is an idea of being only material. Such knowledge is Attachment on Nihilis, so they freely do evil things,as a result, they often bring sufferings to themselves and to people. This thought is unwise and caused of lack the knowledge, so they bring suffering to themselves and to the whole world. Those who accept the Attachment on Eternalism think that after death their souls continue to regenerate in the circle of Birth and Death.But when being asked what the soul’s quality and quantity are, how shape it is, there is no one know what the answer is, like blind people, how pitiful it is! Because people’spermanent entity are not soul, but the permanence of man is the only serial of results. Therefore, people in this world do not understand many things, but these things are happening around them everyday. They are self-satisfied to deem what they know is enough, no need to learn more. Because of the complacency, people in this world like the blind man without knowing his blindness. So "The stupid who knows his stupidity is a wise man" which is the Vietnamese proverb that our ancestors had often reminded us. Thanks for the fourth truth of Buddhism, people understand thebase of morality of humane - cause and effect. The base of morality gives them a lifestyle without suffering to themselves and to all beings. The lifestyle can completely master all sufferings of human life. So Buddhism is called Deliverance. Deliverance with knowledge and understanding, so it is called Religion of wisdom. Heaven, Ultimate Bliss, for Buddhism is not a metaphysical world,but it is a common life of people in this world by treating each other with virtue of the knowledge. Thus Buddhism is called the truths of humanity. Truths of humanity include: - The first truth is Truth of Suffering. - The second one is The truth of the cause of suffering - The third one is The truth of the extinction of suffering. - The fourth is The Noble Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering On this Earth, all the other religions do not dare to claim their teachings are true, only Buddhism loudly announced its four truths in front of mankind. Because these four facts made the other religions shaken, and made the metaphysical worlds of: Buddhism, Fairy, the Jade Emperor, God, Thai Thuong Lao Quan, Spirit, demons, ghost, etc. .. lose their meaning. If you want to smoothly understand these four facts you should study and read the book "Buddhism is a separate way and not affected by the teachings of any religion" written by us, especially the four meditations (or concentration). Four meditations of Buddhism and of other religion are different. Commonly, Buddhism researchers cannot distinguish whatthe books of Buddhism are and what the books of pagans which have the covers of Buddhism are. Therefore, this book will be the guidance for people’s reference, so that they no longer misunderstand the teachings of the Buddha. Finally, we thank you for carefully reading this. We hope that it will bring benefits to you on the way of study and practice of Buddhism. Regards, Presbytery Thich Thong Lac. |