
FOUR MEDITATION - Bao An
COM_CONTENT_ARTICLE_HITS
BỐN THIỀN Khởi đầu đức Phật tu tập Sơ Thiền của ngoại đạo nhưng do sáng kiến biết sáng tạo ra những pháp thật sự tu hành để ly dục ly ác làm chủ sinh, già, bệnh, chết tức là làm chủ thân tâm. Và cuối cùng đức Phật thành tựu tâm VÔ LẬU bằng pháp môn TỨ NIỆM XỨ, chứ không phải nhập SƠ THIỀN theo pháp môn của ngoại đạo. Khi đức Phật thành tựu pháp môn TỨ NIỆM XỨ thì ngay trên trạng thái tâm VÔ LẬU của TỨ NIỆM XỨ đức Phật đã tìm thấy TỨ THẦN TÚC. Khi có TỨ THẦN TÚC đức Phật liền dùng ngay câu TRẠCH PHÁP GIÁC CHI: “Tâm ly dục ly ác pháp chứng và trú thiền Thứ Nhất (nhập Sơ thiền) một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, với tầm, với tứ” tức thì thân tâm đức Phật nhập vào một trạng thái Sơ Thiền có năm chi thiền hiện ra rõ ràng: 1- TẦM 2- TỨ 3- NHẤT TÂM 4- HỶ 5- LẠC Sau khi nhập xong Sơ Thiền đức Phật xuất ra khỏi Sơ Thiền liền trở về lại trạng thái tâm VÔ LẬU. Khi ở trong trạng thái tâm VÔ LẬU, đức Phật liền dùng câu TRẠCH PHÁP GIÁC CHI: “diệt tầm tứ chứng và trú Thiền Thứ Hai (nhập Nhị Thiền) một trạng thái hỷ lạc do định sinh không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm”, ngay khi tác ý xong thân tâm đức Phật liền nhập vào Nhị Thiền, sáu thức ngưng hoạt động hoàn toàn, chỉ còn có một trạng thái hỷ lạc do định của Nhị Thiền sinh ra, gồm có: 1- Hỷ do định sinh. 2- Lạc do định sinh. 3- Nội tỉnh nhất tâm tức là tỉnh giác vào nội thân tâm. Sau khi nhập xong Nhị Thiền, đức Phật liền xuất ra khỏi Nhị Thiền bằng ÐỊNH NHƯ Ý TÚC và trở về lại trạng thái tâm VÔ LẬU. Khi ở trạng thái tâm VÔ LẬU đức Phật liền dùng TRẠCH PHÁP GIÁC CHI “Ly hỷ trú xả chánh niệm tỉnh giác thân cảm nhận sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú thiền thứ ba (nhập Tam Thiền)” tức thì thân tâm đức Phật nhập Tam Thiền. Muốn nhập được thiền thứ ba thì dùng ÐỊNH NHƯ Ý TÚC truyền lệnh cho thân tâm xả bỏ các loại tưởng hỷ, lạc là các loại hỷ, lạc tưởng khi nhập vào Nhị thiền do định sinh. Khi xả hỷ, lạc tưởng đó thì vào trọn vẹn được Tam Thiền. Ở trạng thái Nhị thiền và Tam Thiền và Tứ Thiền thì sáu thức bị diệt, không còn hoạt động. Vì thế, chúng ta muốn xuất ra khỏi hay nhập vào Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền đều phải dùng ÐỊNH NHƯ Ý TÚC. Cho nên khi nhập Tứ Thiền thì phải sử dụng ÐỊNH NHƯ Ý TÚC và với câu TRẠCH PHÁP GIÁC CHI: “Xả lạc, xả khổ diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh” để thân tâm hoàn toàn xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu và xả niệm thanh tịnh luôn. Như vậy, nhập Tứ Thiền là xả tất cả các cảm thọ. Muốn xả tất cả các cảm thọ thì phải tịnh chỉ hơi thở. Cho nên muốn nhập TỨ THIỀN còn có một câu TRẠCH PHÁP GIÁC CHI rất tuyệt vời: “Tịnh chỉ hơi thở nhập TỨ THIỀN”. Ðạo Phật rất tuyệt vời là làm chủ được hơi thở, muốn nó thở là nó thở, muốn nó dừng là nó dừng thở. Làm chủ được hơi thở là làm chủ được mạng sống của mình. Cho nên muốn hơi thở dừng thì phải nhập vào Tứ Thiền. Tứ Thiền của đạo Phật là một phương pháp làm chủ hơi thở. Ngoài thiền thứ tư này thì không có pháp môn nào làm chủ được hơi thở. Vì vậy mục đích nhập Thiền Thứ Tư là làm chủ sự sống chết, quý vị cần nên lưu ý loại thiền định này. |
Translated by Bao AN FOUR MEDITATION At the beginning, the Buddha practiced the First Dhyana of pagans, but He could create dhamma of the really practice in order to leave from passion and evil things, and to master the birth, aging, sickness and the death. It means He could master His body and mind. Finally, the Buddha reached the status of FREEDOM by dhamma of THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS, not by the FIRST DHYANA of pagans. When being successful in the dhamma of THE FOUR KINDS OF MINDFULLNESS, the Buddha found THE FOUR MEANS OF ACOMPLISHMENT. Having had THE FOUR MEANS OF ACOMPLISHMENT, the Buddha used REMEMBERANCE OF THOROUGH INVESTIGATION OF THE PRICIPLE’S sentence: “ Mind of dispassion and leaving evil things attains and resides for the First Time – a status of happiness thanks to learning from craving, reflection and investigation”, the Buddha’s mind and body entered into a status of the First Jhāna including five clear Limbs of Enlightenment: 1 – INNITIAL APPLICATION 2 – SUSTANED APPLICATION 3 – ONE-POINTEDNESS 4 – ZEST 5 – HAPPINESS After entering into The First Jhāna, the Buddha logged out of The First Jhāna to come back to the status of FREEDOM. When being FREE, the Buddha used the sentence in REMEMBERANCE OF THOROUGH INVESTIGATION OF THE PRICIPLE: “Destroying initial application and attain and reside in the Second Meditation – a status of being happiness and joyous caused mind created without initial application and sustained application, and being unanimous”, upon intendance completed, He entered into The Second Meditation immediately, six means of perception stop working, there is only one status of zest made by The Second Jhāna (Meditation), includes: 1 – Zest caused by mindfulness 2 – Happiness caused by mindfulness 3 – The mind’s awakening is the awakening of mind and body After entering into The Second Jhāna (Meditation), the Buddha logged out by the Mindfulness of miraculous powers. Therefore, when entering into The Four Meditation, He had to use MINDFULNESS OF MIRACULOUS POWERS with the quotation in REMEMBERANCE OF THOROUGH INVESTIGATION OF THE PRICIPLE “renunciation of joyous, of sufferings, destruction of concentration which was initially felt, attaining and residing The Fourth Meditation without suffering, joyous, and get free for freedom” in order to let His body and his mind be out of joyous and suffering, eliminate happiness and get away from peace. So, enter into The Four Meditation is get away from all of feelings. If we want to do that, breath must be mindful. Therefore, there is a very great sentence to enter The Four Meditation in REMEMBERANCE OF THOROUGH INVESTIGATION OF THE PRICIPLE. Buddhism is wonderful at being mater of breath, easily control it. And to control breath is to control lives. So, if we want to stop breathing, we must enter into The Four Meditation. It is a method to control breath. Thus, the purpose of entering into The Fourth Meditation is being master of life and death, you should note this. |