• huongdantusinh
  • benthayhocdao
  • chanhungphatgiao
  • tinhtoa1
  • tranhducphat
  • quetsan
  • thanhanhniem1
  • ttl1
  • vandao2
  • ttl3
  • daytusi
  • phattuvandao1
  • amthat2
  • lopbatchanhdao
  • thanhanhniem3
  • lailamtoduong1
  • ThayTL
  • amthat3
  • toduongtuyetson
  • thanhanhniem2
  • khatthuc1
  • vandaptusinh
  • tamthuphattu
  • tinhtoa2
  • amthat1
  • phattuvandao3
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
JGLOBAL_PRINT

Vài Nét Về Tu Viện Chơn Như

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

TRÚ SỞ

Nếu du khách muốn tham quan một nơi tu học Phật Giáo theo cách thức tương tự 2,500 năm trước đây, vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, xin mời về TU VIỆN CHƠN NHƯ. Tu Viện tọa lạc tại ấp Gia Lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Du khách đi tới Ngã Ba Trảng Bàng, hỏi người dân ở đây, nhất là mấy chú chạy xe Honda ôm, "CHÙA AM" ở đâu, họ sẽ chỉ dẫn rõ ràng hay hướng dẫn du khách vào tới cổng Tu Viện. Du khách sẽ theo họ rẻ vào lộ nhỏ và tới một chợ nhỏ ở ngã ba đầu đường tỉnh số 7 (ĐT. 7) thì rẻ theo đường này và đi chừng hơn một cây số, về phía tay mặt sẽ có một đường đất đỏ nhỏ vừa cho một xe du lịch chạy vào. Qua khỏi xóm nhà dân, nhìn về phía tay trái, tiếp nối với mấy thửa ruộng là một khu rừng cây xanh cao 30 – 40 mét: đó là Tu Viện Chơn Như với cánh cổng sắt sơ sài và một bảng đá nhỏ ghi "TU VIỆN CHƠN NHƯ" gắn vào một cột cổng.

Vừa qua khỏi cổng, trước mắt du khách lộ ra nhiều am thất nho nhỏ, xinh xắn, nền gạch tàu rộng độ 4,50 x 4,00mét trên đó những am thất 2,70 x 2,20mét bằng tầm vông vách liếp, lợp tôle phối hợp tấm fibro với góc mái vuốt cong lên theo dạng mái của các chùa xưa. Mỗi am thất là một nơi tạm cư cho một tu sinh sống tu. Trong thất chỉ có độc một chiếc đơn nằm rộng độ 6 hay 8 tấc đóng thành một cái thùng cất giữ chăn mùng và đồ dùng cá nhân. Có đèn điện thắp sáng về đêm.

Từ cổng đi thẳng vào là nhà khách. Nhà khách cũng làm bằng tầm vông vách liếp mái tôle có một bộ bàn 8 ghế, kiểu bàn của phòng ăn, và hai bên là hai ghế đá mài loại công viên. Nơi đây Thầy Viện Chủ Thích Thông Lạc dùng làm nơi tiếp khách. Ngồi trong nhà khách nhìn ra, phía trái là một tượng Đức Phật Khổ Hạnh, những bia đá ghi lời Phật dạy căn bản. Xa hơn chút nữa là tượng Phật nhập Niết Bàn, đứng trên một bệ đá cao là tượng Phật đi khất thực và cạnh đó là Điện thờ, cũng bằng tầm vông mái tôle, trong đó có tượng Đức Phật Tịnh Tọa và tả hữu là tượng Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên.

Sau nhà khách là khu nấu ăn. Những người lo nấu ăn ở đây, cũng là những vị về tu hành, hoạt động công quả trong sự quán xuyến của cô Út Diệu Quang, em gái của Thầy Viện Chủ, người đã hy sinh hết cuộc đời cho việc làm kinh tế giúp mẹ nuôi anh tu hành, đến nay lại nuôi chư vị Tăng Ni, cư sĩ nam nữ về đây học đạo. Nếu du khách vào tham quan từ 10 giờ sáng sẽ thấy lần lượt các vị tu sinh từ các am thất của mình ra đây thọ nhận thực phẩm chay tịnh đã được phân phối sẵn đầy đủ trong những chiếc mâm cá nhân – và du khách cũng được niềm nỡ mời dùng ngọ để kinh nghiệm bữa ăn đạm bạc của mọi tu sinh ở đây. Châm ngôn "Ít muốn, biết đủ" (thiểu dục, tri túc) cho nên cô Út Diệu Quang phải hành sự trong chừng mực của nguồn kinh tế có giới hạn.

Phía phải của nhà khách, cách sau các thất, là những văn phòng làm việc của Tu Viện, nơi bộ sách Đường Về Xứ Phật và các kinh sách khác được Thầy Viện Chủ biên soạn. Đi sâu vào trong là Tổ Đường với Tượng "TỔ TUYẾT SƠN" (tượng Phật Khổ Hạnh), nền gạch bông, mái tôle vách liếp, tầm vông; rồi rải rác, ẩn hiện khắp nơi trong rừng cây tràm và bạch dương cao ngất của Tu Viện là những am thất của các tu sinh được nối liền với nhau bằng những con đường đất nhỏ xinh xắn, sạch sẽ, lúc nào cũng có bóng cây mát dịu dù đó là những trưa hè. Khu am thất cho nữ tu, vì vấn đề an ninh, các thất tương đối gần nhau hơn so với khu của nam tu sinh.

Mỗi am thất đều có nhà vệ sinh riêng biệt, được xây bằng gạch tách rời một khoảng sau thất. Tổng diện tích mặt bằng của Tu Viện hiện nay gần được 6 mẫu tây, trong đó phần đất lúc Thầy Viện Chủ về đây lập Tu Viện (1971) chỉ có 3 công ta, phần còn lại do một Phật tử mua và cúng dường.

Tôi bảo đảm với du khách lịch lãm, đã từng hành hương về các thắng tích Phật Giáo ở Népal, Ấn Độ, Tích Lan, Tây Tạng, Diến Điện, Thái Lan, Trung Hoa, Nhật Bản,... Quí vị không thể tìm đâu thấy được hình ảnh những am thất đặc biệt có nét cấu trúc riêng biệt của Việt Nam hài hòa tính chất nguyên thủy của thời xa xưa thể hiện nếp sống tu hành của Đức Phật và chúng Thánh Tăng như ở Tu Viện Chơn Như, ở Trãng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam, mà Thầy Thích Thông Lạc đã thể hiện lại.


II. ĐƯỜNG LỐI TU TẬP

Từ hơn 20 năm qua, nhiều lượt người về đây tu học, nhất là từ 1991, lần đầu tiên, lúc Thầy Viện Chủ tổ chức khóa học trong mùa An Cư Kiết Hạ cho một lượng tu sinh gần 70 người, và tiếp theo nhiều khóa Hạ khác cho đến khóa Hạ năm 1997 Thầy Viện Chủ dạy lần đầu tiên Giáo Án Tu Tập 3 Giai Đoạn (được thu vào 61 băng cassette 90 phút).

Thầy Viện Chủ là một người có dáng vóc thanh nhã, nhỏ người; khó ai tin với bước chân nhanh nhẹn, vững chãi như thế mà Thầy đã 76 tuổi đời, mà tuổi Đạo cũng đã ngoài 68. Cặp mắt kính lão to tướng che gần hết gương mặt hiền hòa không một nếp nhăn của người lớn tuổi; giọng Thầy ấm áp chứa đựng một năng lực từ bi; người nghe Thầy thuyết giảng thể nghiệm được thế nào là con đường giải thoát và tu như thế nào cho đúng Chánh Pháp mà Đức Phật đã thật sự dạy chúng ta. Ai cũng muốn được kề cận để nghe Thầy giải thích những điểm mình chưa thông hiểu, nếu không phải ngưng vì đã đến giờ cơm ngọ hay Thầy có chương trình khác của ngày.

Đường lối tu học ở đây rất nghiêm mật về ba pháp môn GIỚI-ĐỊNH-TUỆ. Thầy Viện Chủ cho biết số người về dự khóa An Cư Kiết Hạ năm 1991 gần 70 người, nhưng khi Thầy tuyên bố sẽ mở khóa Nhập Thất áp dụng cách sống và tu nghiêm mật đúng theo lộ trình Giới-Định-Tuệ, nghĩa là ăn một ngọ, tu 4 thời (3 giờ/thời, ngủ 4 giờ/đêm), sống độc cư trọn vẹn (không tiếp duyên, không nói chuyện), thì chỉ có 20 người đăng ký nhập tu. Thế nhưng chỉ sau hơn 2 tuần lễ còn vỏn vẹn duy nhất một tu sinh (nhưng tu sinh này vào những ngày chót cũng đã bị thọ hành khuất phục, không đi đến đích làm chủ sanh tử được.)

Đó là lý do cho thấy người thời nay ham tu mà SỢ TU GIỚI cực thân. Tu như thế nên từ sau ngày Đức Phật nhập Niết Bàn thì vắng người tu chứng và cũng vì khuynh hướng sợ tu giới nên họ tu ngày càng xa giáo pháp Đức Phật dạy: "Giới luật ở đâu thì trí tuệ ở đó. Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó. Giới luật làm thanh tịnh trí tuệ; trí tuệ làm thanh tịnh giới luật." (hay Giới sanh Định, Định sanh Tuệ).

Thầy Viện Chủ cũng cho biết lâu nay Thầy chỉ truyền Ngũ Giới cho đệ tử cư sĩ tại gia, Thầy chấm dứt truyền giới Cụ Túc cho các đệ tử xuất gia vì những đệ tử xuất gia đợt đầu đã có thái độ không đúng của một người đệ tử khi họ phạm giới luật căn bản của Phật, của Tu Viện. Bây giờ Tu Viện tiếp nhận tất cả mọi hàng Phật Tử, Tăng, Ni cũng như nam nữ cư sĩ về đây tu học dưới sự hướng dẫn của Thầy Viện Chủ; chừng nào họ chứng được Tứ Thiền, đắc được Tam Minh thì họ là đệ tử "Thiện Lai Tỳ Kheo" tròn đầy giới hạnh. Lúc đó Thầy chỉ cần trao y bát cho họ mà không cần hình thức truyền giới nào khác nữa.


III. TRƯỞNG LÃO THÔNG LẠC

Thầy Viện Chủ được may mắn sanh trong một gia đình có truyền thống tu hành Phật Giáo. Thầy sanh ngày 17-9-1927, mẹ Thầy đã có hai người con rồi tái giá mà Thầy là người con đầu của người chồng sau, Thầy có tất cả 7 anh chị em. Từ ngày ông Cố Nội lập ra Long An Tự, rồi kế truyền ông Nội, rồi bà Nội, ông Bác và ông Thân Sinh đều tu theo Tịnh Độ Tông; riêng ông Thân Sinh đã vào Núi Bà Đen tu thêm Mật Tông bùa chú rất linh hiển của một Ông Lục. Thầy Viện Chủ ngay từ lúc 8 tuổi đã được xuất gia vào chùa tu học dưới sự dạy dỗ của ông Bác và ông Thân Sinh. Thầy học thông suốt Hán tự, học kinh sách, học ứng phú đạo tràng, rành thông nghi lễ cổ truyền của Tịnh Độ Tông, lại được chân truyền bùa chú Mật Tông của ông Thân Sinh nên pháp lực khá được nổi tiếng. Năm 16 tuổi mới bắt đầu học chữ quốc ngữ và Thầy đã đỗ được các văn bằng Tú Tài toàn phần chương trình Pháp.

Năm 1961, do tình hình chiến tranh bất an trong vùng, Thầy xin về chùa Ấn Quang tu học và được Hòa Thượng Thiện Hòa đỡ đầu nhận làm đệ tử. Thầy đọc thêm nhiều kinh sách, lại học giáo lý Đại Thừa với các Hòa Thượng Thiện Hoa, Thiện Hòa, trong khi nhận dạy sinh ngữ Pháp và làm Tổng Giám Thị trường Bồ Đề Chợ Lớn và Giám Học cho trường Bồ Đề Mỹ Tho, do Đại Đức Thích Quảng Chánh và Đại Đức Thích Viên Hạnh làm Hiệu Trưởng. Thời gian này đã mở rộng tầm hiểu biết của Thầy về Phật Giáo với những cao siêu của Giáo Lý Đại Thừa và đầy hấp dẫn trí tuệ giải thoát của làn gió mới Thiền Tông.

Để tránh bớt không khí sôi sục của các cuộc đấu tranh Phật Giáo trong giai đoạn 1963-1966, Thầy xin về chùa Giác Ngộ, cạnh trường Bồ Đề Chợ Lớn. Năm 1968, Thầy được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đề nghị gởi đi xuất ngoại học Tiến Sĩ Phật Học. Trong khi chờ đợi thì ông Thân Sinh của Thầy bị bịnh và Thầy chứng kiến giờ phút hấp hối của người cha với hiện tượng không giải thích được nên Thầy quyết định đi sâu vào đường tu để chứng đắc trí tuệ vô sư. Thầy xin Hòa Thượng Thiện Hòa, lúc đó là Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, để khỏi xuất ngoại, đồng thời xin Hòa Thượng tiến dẫn tới một vị thiền sư nào khác để học Thiền. Do đó Hòa Thượng viết thơ giới thiệu với Hòa Thượng Thanh Từ. Thầy được Hòa Thượng Thanh Từ cho nhập khóa thiền tu 3 năm tại Tu Viện Chơn Không, Vũng Tàu, nhưng sau đó Thầy chỉ cần hoàn tất phần thực hành pháp môn TRI VỌNG trong khóa An Cư Kiết Hạ 1970 phần lý thuyết thì Thầy đã thông hiểu đầy đủ qua kinh sách. Nhận thấy đời sống tại Tu Viện chưa hoàn toàn theo đúng giới luật mà Thầy thấy đó là chìa khóa mở cửa tu chứng nên nhân khi có hai vị sư Khất Sĩ mời Thầy về An Giang, Thầy xin phép Hòa Thượng Thanh Từ ra đi, sống theo Khất Sĩ, ngày một ngọ, ba y một bát, không chùa. Nhưng khi thực sự sống đời Khất Sĩ trong Tăng Đoàn này Thầy thấy vẫn chưa đúng Giới Luật nên Thầy một thân một bóng ra khơi An Giang, lên Ma Thiên Lãnh trên Hòn Sơn, trong sự thiếu thốn trầm trọng lương thực thực phẩm, Thầy đã ăn toàn trái cây rừng, rau hoang dã, ôm pháp TRI VỌNG ngồi tu suốt 9 tháng ròng rã.


IV. HÀNH TRÌNH TU TẬP & THÀNH QUẢ

Việc chứng Thánh quả Tứ Thiền, Tam Minh của Thầy Viện Chủ đã trải qua những giai đoạn đầy máu và nước mắt chứ không phải là việc dễ dàng.

Năm 1970, Hòa Thượng Thanh Từ mở khóa An Cư Kiết Hạ truyền dạy pháp môn TRI VỌNG đầu tiên tại Tu Viện Chơn Không, Vũng Tàu, Thầy là một trong số 10 tăng sinh đầu tiên này. Nhận được pháp, Thầy hoàn toàn tin tưởng vào pháp tu, đem hết năng lực ngày đêm 4 thời, mỗi thời 3 giờ tu tập. Sau Khóa Hạ năm ấy, Thầy xin Hòa Thượng Thanh Từ cùng đi với hai vị sư Khất sĩ về An Giang. Rời hai vị khất sĩ này, một thân một bóng lên ngọn Ma Thiên Lãnh trên Hòn Sơn ngoài khơi An Giang ngồi tu suốt 9 tháng với nhiều khổ hạnh trong thiếu thốn mọi bề, nhưng ái kiết sử với mẹ già không cắt đứt được. Tháng 12 năm 1971, trở về Trãng Bàng, dựng bảng TU VIỆN CHƠN NHƯ (với ý nghĩa là Tu Viện được xuất sinh và cùng tu pháp Tri Vọng của Tu Viện Chơn Không, Vũng Tàu) tại mãnh đất chùa Long An xưa cổ, do từ đời ông cố nội xây cất, nhưng hiện giờ chỉ còn một ngôi miếu nhỏ do dân làng dựng lên để lưu giữ di tích ngôi chùa đã bị chiến tranh tàn phá. Nhờ ngôi miếu này Thầy dùng làm nơi trú ngụ sống và tu hành tại đó giữa chốn bom cày đạn xới suốt ngày đêm (vùng Giải Phóng).

Vì lo sợ an toàn sinh mạng, mẹ và em gái nài nỉ Thầy về xóm Lò Rèn (cách đó chừng 4km, thuộc ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc) dựng thất riêng tu. Chính giai đoạn này, với tuổi tráng niên (44) sung sức, tâm sắc dục khó tiêu trừ nên Thầy đã tự chế bằng pháp tiết thực, ngày một ngọ với lưng một chén cơm và vài đũa rau lang luộc. Chỉ một thời gian vài tháng, Thầy bị suy dinh dưỡng trầm trọng cộng với ngồi thiền ức chế vọng tưởng 12 giờ mỗi ngày khiến cho cơ bắp teo nhỏ và chân tay gần bại liệt, phải mất gần một năm kiên trì luyện tập và ăn ngọ đủ bình thường trở lại mới hồi phục.

Cuộc sống tu hành tại ấp Lộc Trát cũng không yên, sự thử thách vẫn tới với người chân tu. Một hôm Bộ Đội Giải Phóng về mở mặt trận trong vùng, đào hố chiến đấu khắp trong xóm và quanh am thất của Thầy. Họ khuyến dụ dân chúng lánh nạn nhưng Thầy bảo "Tôi đã nguyện nhập thất tại đây, dù chết tôi cũng không đi". Thế rồi chiến trận xẩy ra, quân đội Quốc Gia với máy bay, xe tăng và bộ binh tràn tới, bom đạn tơi bời, Thầy vẫn an nhiên ngồi trước tượng Phật trong am thất, không tán loạn. Bộ binh tới hỏi "Bộ Thầy muốn chết sao lại ngồi đây?", Thầy cũng vẫn dùng câu trên để trả lời. Nhờ nghiêm trì giới luật và niềm tin mạnh mẽ vào Đức Phật, Thầy đã an toàn vượt qua, thắng được nỗi sợ hãi kinh khiếp giữa tiếng bom nổ, đạn bắn.

Tháng 8 năm 1975, Thầy trở lại đất chùa Long An của tổ tiên, ngôi miếu thờ nay đã đổ nát không còn dấu vết, dựng am thất quyết tâm tu hành pháp môn Tri Vọng.

Suốt trong giai đoạn từ 1971 đến 1980, Thầy cắt đứt mọi sự tiếp duyên với người ngoài, trừ bà mẹ và cô em gái út cơm nước cúng dường hằng ngọ. Nhờ vô tình tu hạnh độc cư vào pháp tu Tri Vọng nên từ tháng 3 năm 1980, Thầy nhập được THỨC VÔ BIÊN XỨ, sau suốt hai tháng thường xuyên ở trong KHÔNG VÔ BIÊN XỨ. Ngay đó Thầy hiểu trọn vẹn toàn bộ kinh sách Đại Thừa mà Thầy đã hơn 40 năm tụng đọc và tu tập, lại giải được tất cả 1,700 công án thâm sâu của Thiền Tông không chút khó khăn. Vậy là con đường Thiền Tông sau 9 năm tu tập miệt mài, Thầy đã đạt được thành công này. Nhưng nhìn lại tâm mình bằng trí tuệ Thức Vô Biên, Thầy vẫn thấy THAM-SÂN-SI còn nguyên, không cách tiêu trừ. Chán nản quá, nếu không có mẹ già đang khổ cực nuôi cơm hằng ngày thì Thầy đã quyên sinh vì thấy con đường tu hành không lối thoát. Trong lúc tâm trí còn dùng dằng thì bỗng vô tình lật TRUNG BỘ KINH NIKAYA do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Pali sang Việt ngữ. Đọc thấy lời tựa của Hòa Thượng nói âm mưu thâm độc của Bà La Môn Giáo nhằm tiêu diệt Phật Giáo, đồng thời tình cờ lật đọc bài ĐẠI KINH SACCAKA, Thầy nghi ngờ mình đã tu lầm đường. Một niềm hy vọng lóe lên. Thầy bỏ thì giờ nghiên cứu Đại Tạng Kinh Nikaya đã được Hòa Thượng Minh Châu Việt dịch, Thầy hiểu rõ ràng lời Phật dạy, biết được tu như thế nào, tu pháp gì và sẽ chứng được cái gì. Mọi việc sáng như ban ngày, càng tu càng thích. Thế rồi chỉ sau 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1980, Thầy lần lượt nhập được SƠ THIỀN, NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN và đêm cuối cùng Thầy hoàn tất TAM MINH. Lúc sắp bước vào Tứ Thiền, đề phòng mẹ Thầy không đủ hiểu biết, sợ bà cho là Thầy đã chết nên Thầy căn dặn "Chừng nào mẹ thấy con sình thối thì hãy chôn, còn không thì mẹ đừng sợ; con sẽ nhập định không ăn, không uống, không thở". Kinh nghiệm nhập Tứ Thiền này cho Thầy biết khả năng làm chủ sự sống chết rõ ràng và sau khi chết sẽ còn lại cái gì. Cũng trong kinh nghiệm đó, Thầy chỉ thấy cõi giới siêu hình, cái mà quần chúng hôm nay tin tưởng là cõi giới vô hình, chẳng qua chỉ là cõi giới lưu xuất từ TƯỞNG ẤM do TƯỞNG THỨC thực hiện. Qua khỏi tưởng thức, dùng trí tuệ Tam Minh biết rõ như vậy. Từ đây con đường tu Đạo của Thầy Viện Chủ đã có hướng đi dứt khoát.

Đầu tháng 10 năm 1980, Thầy trở về Tu Viện Chơn Không trình Hòa Thượng Thanh Từ kinh nghiệm chứng đắc của mình, nhưng không nói rõ đã tu theo Đại Tạng Kinh Nikaya, và xin được tịnh chỉ hơi thở (ngưng hẳn thở) nhập Niết Bàn (chết) để sách tấn các thiền sinh, giúp Hòa Thượng Thanh Từ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO, với dự tính trước đông đảo chúng Tăng Ni và cư sĩ, Thầy sẽ di chúc lại con đường đưa tới chứng đắc TỨ THIỀN mới là CHÁNH ĐỊNH và chỉ có thể thực hiện được duy nhất bằng đường GIỚI LUẬT và 37 PHẨM TRỢ ĐẠO theo tạng kinh Nguyên Thủy Nikaya là đúng của Đạo Phật, nếu không phải như thế thì đó chỉ là kiến giải, tưởng giải của các Tổ mà thôi, không đưa đến làm chủ sanh tử được. Nhưng Hòa Thượng Thanh Từ sau khi ấn chứng Thầy chứng quả Thiền Tông, yêu cầu Thầy trụ thế, và duyệt lại kinh sách để cùng Hòa Thượng CHẤN HƯNG THIỀN TÔNG.

Và kể từ đây, Hòa Thượng Thanh Từ đã lấy chữ THÔNG trong pháp danh THÔNG LẠC (Pháp danh Thông Lạc do Hòa Thượng PHƯỚC LƯU đặt lúc trao Cụ Túc Giới cho Thầy) để đặt pháp danh cho toàn thể tăng đệ tử của Hòa Thượng nhằm sách tấn họ noi gương chứng đắc này (nếu tôi nghĩ không lầm). Thầy Thông Lạc chỉ là ĐỆ TỬ PHÁP MÔN TRI VỌNG, không phải là đệ tử thọ giới của Hòa Thượng Thanh Từ, và chứng đắc cuối cùng là TỨ THIỀN VÀ TAM MINH, không phải là KHÔNG ĐỊNH VÔ SẮC của Thiền Tông; cũng như xưa kia Đức Phật Thích Ca đã chứng đắc TỨ THIỀN VÀ TAM MINH bằng đường lối riêng biệt của Ngài, MẶC DÙ NGÀI ĐÃ CHỨNG TỨ VÔ SẮC ĐỊNH của ngoại đạo.

Trong suốt hơn hai năm, Thầy Viện Chủ đã dùng tuệ Tam Minh xét duyệt toàn bộ kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông (chữ Hán và chữ Việt) trong các thư viện Phật Giáo. Thầy phân tích và xếp loại kinh sách nào đúng hay không đúng với PHẬT PHÁP, và nhờ vậy, bộ sách ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT được hình thành và được biên tập và in ấn dần từ cuối năm 1997 đầu năm 1998. Đồng lúc Thầy cũng biên soạn các sách khác, trong đó có hai bộ lớn là GIỚI ĐỨC LÀM NGƯỜI VÀ GIỚI ĐỨC LÀM THÁNH tức là nằm trong bộ sách ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ.


V. MỤC TIÊU HOẰNG HÓA

Hơn 22 năm qua, Tu Viện Chơn Như chưa đào tạo thêm được một A-La-Hán nào khác, mặc dù số người về tu học ngày càng đông và đa diện, Tăng, Ni có, cư sĩ có, họ là tu sinh của nhiều Tông Phái, nhiều Pháp Môn. Lượng thì có mà phẩm thì chưa. Tệ hơn nữa là một số đệ tử xuất gia đợt đầu tiên của Thầy Viện Chủ lại quay lưng bỏ đi với những nhận định không tốt; mà họ không nhận thấy lỗi của mình Giới Luật chưa nghiêm trì, pháp môn tu không chân thuần mà tự ý pha trộn những kiến giải thu góp trong các kinh sách tưởng giải. Chỉ những ai tuyệt đối buông xả sạch: "Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời" và ôm duy nhất pháp môn chơn chánh do Thầy Viện Chủ truyền dạy theo đúng kinh sách Nguyên Thủy Nikaya phối hợp với kinh nghiệm tu chứng của chính bản thân Thầy thì chắc chắn vị này sẽ đi đến đích giải thoát luân hồi, làm chủ sanh tử.

Thầy Viện Chủ cho hay sắp tới đây Phật Giáo Việt Nam sẽ sản sinh thêm một A-La-Hán nữa, cùng lúc Thầy hoàn tất bộ sách ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ LÀM NGƯỜI, LÀM THÁNH.

Mừng thay! Mong thay!

Cầu mong Thầy trụ thế dài lâu để đào tạo thêm thật nhiều những bậc A-La-Hán cho Phật Giáo.

Từ Quang,

(Viết tại Tu Viện Chơn Như, Ngày 25 tháng 1 năm 2003)