• khatthuc1
  • benthayhocdao
  • ttl1
  • quetsan
  • vandaptusinh
  • tranhducphat
  • amthat2
  • tinhtoa2
  • amthat1
  • phattuvandao3
  • ThayTL
  • phattuvandao1
  • lailamtoduong1
  • ttl3
  • tamthuphattu
  • lopbatchanhdao
  • vandao2
  • thanhanhniem3
  • thanhanhniem1
  • toduongtuyetson
  • amthat3
  • daytusi
  • tinhtoa1
  • thanhanhniem2
  • huongdantusinh
  • chanhungphatgiao
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc viết sách
JGLOBAL_PRINT

HÔN TRẦM VÀ LƯỜI BIẾNG; 2.- NGƯỜI ĐẮC TAM MINH KHÔNG CHẾT BẤT NGỜ; 3.- KHI NHẬP DIỆT ĐỨC PHẬT ĐÃ TRỞ THÀNH SÓNG ÁNH SÁNG?; 4.- HỒN VỀ NHẬP CƠ ĐỒNG

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP. tập 3, TG.2011, tr.52-54; )
link sáchĐVXP. tập 3

1.- HÔN TRẦM VÀ LƯỜI BIẾNG

Hỏi: Kính thưa Thầy! Bị hôn trầm và lười biếng con phải phá như thế nào?

Ðáp: Gặp bệnh này con phải hết sức chiến đấu với nó, biết có trạng thái muốn nằm ngủ thì không nên ngồi mà phải đứng dậy đi kinh hành liền không được chậm trễ, vì chậm trễ lười biếng sẽ lôi con nằm xuống và tâm con sẽ có những lý luận rất tinh vi, để lôi con nằm hoặc ngồi tu, rồi ngủ.

Gặp bệnh này:

1- Con phải hướng tâm nơi bước chân đi và tác ý to tiếng: “Tâm phải luôn tập trung vào bước chân đi, không được xao lãng”.

2- Tìm một bài kệ, một câu thơ thường nhắc đến sự chết và tất cả sự vô thường đau khổ của thân người để cảnh giác. Từ đó con quán xét đường tu hành của con hiện giờ tu hành chưa đến đâu mà lỡ vô thường nhân quả đến thì lấy gì tiếp tục tu đây. Mất thân rồi biết còn có được thân sau nữa hay không? Khi tưduy như vậy rồi con lại đem thân ra suy nghĩ kế tiếp về nghĩa lý vô lậu hoặc về thân vô thường, bất tịnh, vô ngã và đau khổ. Hoặc nhớ lại người cha thân yêu của mình đã mất, mình phải siêng năng tinh tấn tu tập để tìm thấy cha mình sanh về đâu.

Tốt nhất muốn phá tâm hôn trầm thùy miên và lười biếng thì con nên đi kinh hành 20bước rồi lại ngồi tu 5 hơi thở, cứ tu tập như vậy mãi chừng nào hết hôn trầm thùy miên và lười biếng thì mới thôi. Tu 5 hơi thở rồi đứng dậy đi kinh hành là phương pháp phá và diệt sạch hôn trầm tuyệt vời. Con nên cố gắng tu tập thì sẽ chiến thắng trong tay. Nếu hôn trầm thùy miên quá nặng thì mỗi bước đi, mỗi tác ý to tiếng kèm theo như truyền lệnh: “Chân mặt bước! Chân trái bước!!!!”. Cứ mỗi lệnh là một hành động làm theo đúng lệnh. Lệnh truyền như tiếng thét. Có tu tập như vậy con mới phá được hôn trầm, vì hôn trầm rất khó phá. Ðừng để gục rồi mới đi kinh hành là quá trễ, vừa thấy dạng hôn trầm là đứng dậy ngay liền, chiến đấu liền, không được xem thường nó. Ngay từ lúc đầu phải chiến đấu tận lực thì mới mong thắng được nó. Hôn trầm thùy miên là trạng thái tâm si của con vì vậy nó rất khó trị. Tu hành thường bị nó cản trở nên rất khó dẹp, phải bền chí kiên cường, giờ giấc phải nghiêm chỉnh. Lúc nào cũng đề cao cảnh giác trạng thái lười biếng, hôn trầm, thùy miên, vô ký, hôn tịch, ngoan không, v.v…

2.- NGƯỜI ĐẮC TAM MINH KHÔNG CHẾT BẤT NGỜ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Một người chứng đến Tứ Thiền, đắc Tam Minh có khi nào vô thường đến dẫn đi không thưa Thầy? Có nghĩa là cái chết đến bất ngờ họ không kịp làm chủ.

Ðáp: Một người chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh là đã làm chủ sanh tử luân hồi thì không có sự chết bất ngờ, vì họ đã biết trước mọi nhân quả xảy ra, không thể có một vật gì che mắt tuệ Tam Minh họ được.

Khi nhập Tứ Thiền chứng Tam Minh thì dưới đôi mắt tuệ của họ không còn có một điều gì mà họ không hiểu. Không gian có trải dài, thời gian có chia cắt nhưng không thể vì thế mà che mắt tuệ họ được, thì làm sao có sự vô thường đến với họ thình lình.

Người tu hành đến nơi đến chốn, họ đã làm chủ được sự sống chết, thì không còn có một chướng ngại nào mà họ không thông suốt, chỉ có người tu chưa đến nơi đến chốn thì chịu mờ mịt trước uy lực của nhân quả.

Tóm lại, người tu đến nơi đến chốn thì không có sự thình lình ngẫu nhiên, mà có sự chủ động từ sự sống đến sự chết.

3.- KHI NHẬP DIỆT ĐỨC PHẬT ĐÃ TRỞ THÀNH SÓNG ÁNH SÁNG?

Hỏi: Kính thưa Thầy! Có phải các vị Phật đã trở thành ánh sáng (sóng ánh sáng). Ánh sáng này mang năng lượng tỉnh giác, trí tuệ, không phải ánh sáng do mặt trời chiếu?

Ðáp: Khi nhập diệt, bỏ sắc thân này tức là chấm dứt tái sanh luân hồi, chấm dứt tái sanh luân hồi tức là chấm dứt sự đau khổ của muôn vạn kiếp làm chúng sanh.

Khi chấm dứt tái sanh luân hồi, thì đức Phật không trở thành ánh sáng (sóng ánh sáng), mang năng lượng tỉnh giác trí tuệ.

Khi vào Niết Bàn bỏ xác thân này, thì chư Phật luôn luôn lúc nào cũng ở trong trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, chỗ tâm không còn ái dục. Lúc còn sống khi tu xong chư Phật đều ở trong Niết Bàn này, cho đến khi chết thì trạng thái này vĩnh viễn không bao giờ mất. Chứ không trở thành sóng ánh sáng như người khác tưởng mà là một từ trường trong muôn vạn từ trường khác nhưng nó lại thanh thản, an lạc và vô sự.

Trong không gian có một từ trường thanh thản, an lạc và vô sự, vì thế người tu hành giữ gìn tâm không phóng dật là ở trạng thái từ trường đó, nên tâm Phật và từ trường đó là một. Nếu trong không gian mà không có từ trường đó, thì chúng ta không tu tập có được tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Cũng như có tứ đại bên ngoài, thì thân tứ đại của chúng ta mới tồn tại, hay nói cách khác cho hiểu rõ ràng hơn: Có tứ đại bên ngoài thì mới nuôi sống thân tứ đại của chúng ta. Nếu bên ngoài không có tứ đại, thì thân tứ đại của chúng ta cũng không có.

Cho nên, trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự bên ngoài không có thì tâm chúng ta cũng không giữ gìn được thanh thản, an lạc và vô sự.

Vì thế, khi một đức Phật đã nhập Niết Bàn thì không bao giờ trở lại tái sanh đời này nữa, chỉ có những người tu chưa xong nên còn mầm tái sanh và nợ nhân quả chưa dứt, tức là còn duyên với chúng sanh. Còn duyên với chúng sanh tức là còn tâm tham, sân, si. Còn tâm tham, sân, si tức là còn tương ưng với chúng sanh, vì chúng sanh có tâm tham, sân, si. Do đó, còn đi tái sanh luân hồi, làm con của những người khác. Sự tái sanh luân hồi đó thật là khổ đau vô cùng, vô tận từ kiếp này đến kiếp khác.

4.- HỒN VỀ NHẬP CƠ ĐỒNG

Hỏi: Kính thưa Thầy, con đi gọi hồn, cô đồng nói đúng được tên tuổi người trong gia đình con, thưa Thầy như vậy là thế nào?

Ðáp: Cô đồng dùng tưởng thức của mình giao cảm với tưởng thức của con, nên nói đúng tên họ tuổi người trong gia đình con, chứ không phải có linh hồn người chết trong gia đình con về nhập cô đồng.

Người chết, đó là danh từ chỉ cho các duyên nhân quả đã tan hoại hết, tức là thân ngũ uẩn đã tan rã không còn sót một duyên nào, thì còn đâu có linh hồn người chết.

Trong thân người đâu có linh hồn, linh hồn là một danh từ chỉ cho một hình ảnh ảo tưởng do năng lực tưởng tạo ra. Trong thân người chỉ có năm duyên như: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, mà trong kinh Phật gọi là thân ngũ uẩn. Khi người chết các duyên tan rã, đâu còn một duyên nào thì làm sao gọi là người chết còn có linh hồn, như trên chúng tôi đã nói.

Cái mà người chết còn lại là hành động thiện ác, hành động thiện ác, tức là nhân quả. Khi người chết là nhân quả trở về với nhân quả. Vì thế Ðức Phật dạy: “Chết trở về nhân quả”. Như vậy là đã trả lời câu hỏi thứ hai của các con.

Hành động nhân quả không thể gọi là linh hồn được. Thế sao có linh hồn nhập đồng   nhập cốt? Không có linh hồn nhập đồng, nhập cốt, mà chỉ có tưởng thức của đồng, cốt giao cảm rồi tự xưng mình là ông này, bà kia chết oan, chết ức, chết tức, chết tối, v.v... nhập vào. Người không có trí tuệ vô hạn, không hiểu biết được, nên vội tin theo lời của đồng, cốt cho là có linh hồn người chết về nhập, báo cho gia đình biết mọi sự xảy ra đúng như thật. Nhờ báo lại những sự việc xảy ra cách 5 năm hay 10 năm đều đúng như thật, mà các nhà khoa học không sao chứng minh được, nên cũng phải đành tin theo và cho rằng có thế giới siêu hình, có sự sống sau khi chết.

Như chúng tôi cũng thường nói: Chỉ duy nhất trên thế gian này có một người không chấp nhận thế giới siêu hình, đó là đức Phật. Ngài cho rằng: “Có thế giới siêu hình thì con người không bao giờ tu hành giải thoát khổ đau được và Phật giáo cũng không có mặt ở trên đời này”. Bởi vì, thế giới của chúng ta đang sống là do các duyên hợp, cho nên các pháp không có bản thể thường hằng. Các pháp chỉ là vô thường thay đổi liên tục, tan hợp không dừng nghỉ.

Cho nên, các con đừng tin có linh hồn, tin có linh hồn là mê tín. Linh hồn chỉ là một sản phẩm của tưởng thức tạo ra. Ðối với trí tuệ hữu hạn của loài người không thể hiểu được năng lực của tưởng, nếu lý giải như khoa học thì không thể lý giải được, nhưng có thể lý giải ở góc độ khác mà khoa học thì chưa đến, nên chưa chứng minh được.