• ttl3
  • vandaptusinh
  • toduongtuyetson
  • lopbatchanhdao
  • amthat1
  • phattuvandao3
  • thanhanhniem2
  • phattuvandao1
  • benthayhocdao
  • chanhungphatgiao
  • ttl1
  • lailamtoduong1
  • huongdantusinh
  • tranhducphat
  • amthat2
  • daytusi
  • vandao2
  • tamthuphattu
  • tinhtoa1
  • quetsan
  • khatthuc1
  • tinhtoa2
  • amthat3
  • thanhanhniem3
  • thanhanhniem1
  • ThayTL
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc
JGLOBAL_PRINT

Kệ Lúc Thành Đạo

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD.1, TG.2011, tr.88-90)

Nguồn: Sách: Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 1

LỜI PHẬT DẠY:

“Thiên thượng, thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhất thiết thế gian

Sanh, lão, bệnh, tử”

CHÚ GIẢI:

Bốn câu kệ trên chứng minh và xác định Ðạo Phật ra đời vốn để giải quyết bốn sự đau khổ lớn nhất của loài người: “sanh, già, bệnh, chết”. Vì thế, mục đích tu hành của Ðạo Phật là “tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ”, chứ không phải vì Thiên đàng, Cực lạc, Niết bàn, Phật tánh, v.v...

Tất cả các pháp môn của đức Phật đều dạy chúng ta tu tập để thực hiện đạo đức làm Người, làm Thánh.  Muốn làm người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh thì duy chỉ có thiện pháp mới giải quyết mọi sự đau khổ của chúng ta, tức là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh nữa.

Muốn được thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự phải sống đúng thiện pháp, hằng ngày thường ngăn và diệt ác pháp; muốn làm chủ sanh tử luân hồi và chấm dứt tái sanh phải sống đúng thiện pháp.  Nếu không tu tập thiện pháp thì không bao giờ làm chủ và chấm dứt được sanh tử luân hồi, vì thế, đời đời phải chịu trôi lăn trong sáu đường luân hồi khổ đau.

Thiền định có nhập được cũng phải do thiện pháp, ngoài thiện pháp đi tìm thiền định thì không bao giờ có, chỉ có tà thiền của ngoại đạo mà thôi. Do đó, chúng ta thấy ai tu thiền định mà không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì biết ngay họ tu tà thiền, tà định, dù họ có tu muôn đời, muôn kiếp cũng chẳng có kết quả giải thoát sanh tử luân hồi gì, chỉ uổng phí một đời tu hành mà thôi.

Ðối với Ðạo Phật, thiện pháp có một tầm rất quan trọng trên bước đường tu hành giải thoát.  Nếu không tu thiện pháp, cho dù có tu tất cả các pháp môn nào khác thì cũng đều tu hành không đúng pháp môn của Ðạo Phật.  Vì thế, tu theo Phật giáo mà không tu tập thiện pháp tức là không giữ gìn giới luật nghiêm túc thì đừng mong làm chủ sanh, già, bệnh, chết, như trong bài kệ đức Phật đã tự tán thán mình:

“Thiên thượng, thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhất thiết thế gian

Sanh, lão, bệnh, tử”.

Sau khi tu chứng đạo, đức Phật dùng trí tuệ Tam Minh quan sát, thấy khắp trên thế gian này từ vô thủy cho đến ngày đức Phật tu chứng, không có một người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết như Ngài, nên Ngài nói lên bài kệ này là để xác định vị trí và thế đứng độc lập của Ðạo Phật.

Cho nên, Ðạo Phật không vay mượn giáo lý của bất cứ một tôn giáo nào khác. Một bằng chứng hiển nhiên là tất cả các tôn giáo khác trên hành tinh này đều tin tưởng có thế giới siêu hình, còn Phật giáo thì không chấp nhận thế giới siêu hình. Cũng như tất cả các tôn giáo khác không có nền tảng đạo đức vững chắc như Ðạo Phật: Ðạo đức tự lực, không dựa vào thần quyền. Vì thế, đạo đức của Phật giáo là đạo đức nhân bản – nhân quả, một đạo đức cao thượng sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh; một đạo đức cao quý tuyệt vời làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi; một đạo đức nhắm biến cuộc sống loài người trên thế gian này thành cõi Thiên đàng, Cực lạc.

Nói đến đạo đức nhân bản – nhân quả là phải dẹp bỏ tha lực.  Nếu còn cầu cúng, tế lễ, cầu phước, cầu tự, cầu an, cầu siêu, v.v... là đi ngược lại đạo đức nhân bản – nhân quả của Ðạo Phật và con người sẽ sống trong ảo tưởng, mê tín và lạc hậu.  Ðạo Phật là đạo tự lực, nên đức Phật khuyên các đệ tử của mình: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Ta chỉ là người hướng đạo, không thể đi thay cho các con được”.

Vì tự mình phải thắp đuốc lên mà đi, nên Phật giáo xây dựng một nền tảng đạo đức nhân bản – nhân quả vững chắc cho ngôi nhà thiền định. Chỉ thiền định của Phật giáo mới được gọi là chánh định, do chánh định có một nội lực giúp cho chúng ta làm chủ thân tâm, tự tại trong sự sống chết như bài kệ trên đã nói.

***