• tinhtoa2
  • ttl1
  • huongdantusinh
  • amthat1
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao1
  • ttl3
  • lopbatchanhdao
  • khatthuc1
  • toduongtuyetson
  • tinhtoa1
  • thanhanhniem2
  • vandaptusinh
  • tamthuphattu
  • chanhungphatgiao
  • daytusi
  • ThayTL
  • amthat2
  • quetsan
  • benthayhocdao
  • thanhanhniem1
  • phattuvandao3
  • vandao2
  • tranhducphat
  • thanhanhniem3
  • amthat3
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
JGLOBAL_PRINT

1.- PHẠM HẠNH CỦA ĐỨC PHẬT; 2.- NHỮNG NGƯỜI MÙ

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích NLGPD, tập 4, TG. 2010, tr. 271-275; 319-326)
link sách: NLGPD, tập 4

LỜI PHẬT DẠY

“Này Ananda, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc Alahán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Ngài lựa một trú xứ xa vắng, trong rừng dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng hay ngoài trời, đống rơm. Trong khi Ngài sống viễn ly như vậy, các Bà La Môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, được bao vây xung quanh như vậy Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc”. (Kinh Trung Bộ tập III trang 313, kinh Ðại Không)

CHÚ GIẢI:

Ðây là gương hạnh của đức Phật, chúng ta hãy theo gương Ngài mà giữ gìn Phạm hạnh cho trọn vẹn, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc.

Các bạn hãy lưu ý câu: “Không trở lui lại đời sống sung túc”. Lời dạy này thấm thía lắm các bạn ạ! Các Thầy Ðại Thừa và Thiền Tông hiện giờ có trở lui lại đời sống sung túc không? Thưa các bạn!

Khi mới vào chùa tu thì một đồng cũng không có mà chẳng có ai biết đến mình cả. Lúc bấy giờ tu hành rất tốt, tối ngày chỉ có tu tập là tu tập. Nếu tu tập đúng pháp thì lúc bấy giờ dễ thành công, dễ đạt đến sự giải thoát. Nhưng khi đi ra lãnh chùa làm trụ trì thì các bạn nên lưu ý theo gương hạnh của đức Phật mà cố gắng giữ gìn Phạm hạnh cho tốt, đừng để tâm rơi vào dục vọng, đừng để tâm khởi lên tham ái, đừng để tâm trở lui lại đời sống sung túc.

Trong đoạn kinh dạy: “Các Bà La Môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh. Ðược bao vây xung quanh như vậy, Ngài không khởi lên nhiễm tâm, không rơi vào dục vọng, không khởi lên tham ái, không trở lui lại đời sống sung túc”. Mặc dù được mọi người vây quanh, được cung kính, được cúng dường rất đầy đủ, nhưng đức Phật không nhiễm, không tham danh đắm lợi, nên nhất quyết không trở lui lại đời sống sung túc.

Ðó là điều nhắc nhở chúng ta rất lớn. Vậy trên đường tu tập để tìm cầu sự giải thoát mong các bạn ghi khắc lời dạy này trong tâm đừng quên. Nếu các bạn không giữ gìn trọn vẹn Phạm hạnh trở lại thọ hưởng đời sống sung túc như các Thầy Ðại Thừa và Thiền Tông thì sự phiền lụy sẽ đưa đến các bạn và từ đó các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm dẫn đến tái sanh, đáng sợ hãi, dẫn đến quả khổ, đưa đến sanh, già, bệnh, chết trong tương lai, các ác pháp ấy sẽ tấn công các bạn đấy.

Các bạn có thấy chăng? Nhìn gương xấu của các thầy Ðại Thừa và Thiền Tông họ đang bị danh lợi và các ác pháp như sanh, già, bệnh, chết đang tấn công họ. Tiền tài, danh lợi, vật chất, chùa to Phật lớn đang nhận chìm họ xuống biển khổ. Họ đâu còn một phút giây giải thoát đâu, họ đang đi dần về phía đắm nhiễm dục và ác pháp một cách không thể dừng được. Cho nên, các vị tu sĩ Ðại Thừa đã bỏ giới luật, không sống như Phật, không noi theo gương hạnh Phật, do đó giặc sanh tử sẽ đón các vị ấy vào cảnh khổ mà không bao giờ thoát khỏi.

Các bạn hãy nghe tiếp lời đức Phật dạy: “Nhưng này Ananda, vị đệ tử của bậc Ðạo sư chú tâm theo hạnh viễn ly của bậc Ðạo sư, bắt chước dựa vào một trụ xứ xa vắng, trong rừng, dưới gốc cây, trên sườn núi, chỗ hoang vu, trong hang núi, tại bãi tha ma, tại khu rừng, ngoài trời, trên đống rơm. Trong khi vị ấy sống viễn ly như vậy, các Bà La Môn, gia chủ cả thị dân và quốc dân bao vây xung quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của các đệ tử của Ta, vì sự phiền lụy của các vị tu Phạm hạnh, vì sự phiền lụy của Phạm hạnh các ác bất thiện pháp, tạp pháp dẫn đến tái sanh đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sanh, già, bệnh, chết trong tương lai. Các pháp ấy tấn công vịấy. Như vậy này Ananda là sự phiền của các vị tu Phạm hạnh”.

Ðoạn kinh này đức Phật cảnh giác cho những người tu hành chưa tới nơi tới chốn vội đi ra làm Phật sự, làm trụ trì. Tu hành như vậy chỉ uổng công, uổng phí cho một đời người mang tiếng là tu sĩ, chứ sự thật họ chỉ là một ông từ, hay là một bà từ giữ chùa để phục vụ cho một số tín đồ mê tín còn lạc hậu.

2.- NHỮNG NGƯỜI MÙ

LỜI PHẬT DẠY

“Này Magandiya, các du sĩ mù lòa, không có mắt, không biết không bệnh, không thấy Niết Bàn nhưng nói lên câu kệ:

Không bệnh lợi tối thắng
Niết Bàn lạc tối thắng”.
(Kinh Trung Bộ, tập II, trang 369, kinh Magandiya)

CHÚ GIẢI:

Ðọc đoạn kinh trên đây các bạn so sánh và xét qua những kinh sách của các nhà học giả tưởng giải giống như những người mù, có mắt mà không thấy, không biết Niết Bàn như thế nào mà dám bảo:

“Không bệnh lợi tối thắng
Niết Bàn lạc tối thắng”.

Không biết làm chủ bệnh, mà nói không bệnh là lợi tối thắng, không biết Niết Bàn như thế nào mà nói Niết Bàn lạc tối thắng, thật ra là con chim học nói tiếng người. Thậm chí họ còn xác quyết: “Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo, còn ngoài ra là sai lầm”. Kinh sách ảo tưởng thường tự ca ngợi những loại kinh đó là một kinh đệ nhất pháp. Nhưng xét cho cùng mục đích cứu cánh và những phương pháp tu hành của nó đều mơ hồ ảo tưởng chỉ khéo lý luận trườn uốn như con lươn, phần đông là để lừa đảo những người tu chưa chứng.

Pháp hành thường là pháp ức chế tâm, nên tâm tham, sân, si không bao giờ hết, thường rơi vào các tưởng định nên tâm ngã mạn kiêu căng tự đắc: “Vô sở đắc, còn có chứng đắc là chưa chứng đắc." Kiến chấp này muôn đời khó bỏ, nó là một mánh khóe lừa đảo người tu chưa chứng chân lí, chứ người đã tu chứng thì không thể lừa được.

Cho nên, đức Phật nêu ví dụ: “Này Magandiya, ví như người sinh ra đã mù, không thấy sắc đen hay sắc trắng, không thấy sắc xanh, không thấy sắc vàng, không thấy sắc đỏ, không thấy sắc đỏ tía, không thấy cái gì thăng bằng, không thăng bằng, không thấy các vì sao, không thấy mặt trăng, mặt trời, người ấy nghe một người có mắt nói như sau: “thật tốt đẹp thay tấm vải trắng, xinh đẹp, không cấu uế, thanh tịnh”. Này Magandiya, Ông nghĩ thế nào? Kẻ sinh ra đã mù kia do biết, do thấy, lấy tấm vải thô, dính dầu và đất, để rồi sau khi lấy đắp lên mình. Người ấy hoan hỷ thốt lên lời nói tự mãn: “Thật tốt đẹp thay, tấm vải trắng xinh đẹp không cấu uế, thanh tịnh hay là do lòng tin người cómắt?”.

Ðoạn kinh trên đây đã xác định rõ rằng phật tử chúng ta trên đường tu tập nếu không có bậc Ðạo sư tu chứng khai thị hướng dẫn thì cũng giống như người mù chỉ tin vào những học giả mù khác tưởng giải rồi cho là Phật thuyết.

Vì thế, sự tu tập của Phật tử chẳng đi đến đâu. Càng tu tập bệnh đau càng nhiều, phải đi bác sĩ, chích thuốc, uống thuốc, phải nằm bệnh viện, thật là khổ đau vô cùng. Rồi tự an ủi bằng những lý luận: “Dồn nghiệp, trả nghiệp”.

Trong kinh Nguyên Thủy Phật dạy rất cụ thể, hễ nhân tu ly dục thì có kết quả an lạc ngay liền, tu ít kết quả ít tu nhiều kết quả nhiều.

Kính thưa các bạn! Nếu các bạn xem xét kỹ lại cho tận cùng thì bài kinh Nguyên thủy này sẽ giúp các bạn nhận xét những kinh sách phát triển sau thời đức Phật nhập diệt là loại kinh sách đã bị Bà La Môn hóa mang nặng tính ảo tưởng thế giới siêu hình đa thần giáo từ các bộ ảo thư Vệ Ðà tưởng giải biên soạn rồi mạo danh kinh Phật! Ðể biến Phật giáo thành Thần giáo. Thần giáo là một tôn giáo mê tín, thường lường gạt người, để làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người khác.

Muốn tu hành cho có kết quả giải thoát thật sự thì xin các bạn hãy nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy, nhưng đều phải dựa vào bậc tu chứng đạt chân lí. Vậy các bạn hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Vậy này, Magandiya, hãy thân cận các vị chơn nhân. Thời này Magandiya. Ông sẽ được nghe diệu pháp, này Magandiya, do người được nghe diệu pháp, thời này Magandiya, Ông sẽ sống đúng chánh pháp và tùy pháp. Này Magandiya, do ông sống đúng chánh pháp và tùy pháp, thời này Magandiya, ông sẽ tự mình biết, sẽ tự mình thấy: đây là những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên. Ở đây, những bệnh chướng, những cục bướu, những mũi tên được trừ diệt, không có dư tàn. Do chấp thủ được diệt ở Ta, nên hữu diệt, do hữu diệt, sanh diệt, do sanh diệt già chết, sầu bi, khổ ưu, não được diệt trừ. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này”.

Trong đoạn kinh này đức Phật dạy chúng ta nên gần gũi thân cận một người tu chứng đạo. Vậy hiện giờ tất cả các thầy tu theo Phật giáo có người nào tu chứng đạo chưa? Có người nào giữ giới nghiêm chỉnh chưa?

Nếu chưa có người tu chứng đạo mà các bạn theo họ tu tập như vậy thì các bạn sẽ bị lừa đảo, chỉ uổng công sức tu tập và một đời của các bạn tu tập chẳng ra gì, uổng công, phí sức.

Ở đây, kinh dạy chỉ có người tu chứng mới dạy các bạn đúng chánh pháp, còn những người tu chưa chứng mà dạy các bạn tu hành thì chánh pháp cũng thành tà pháp. Vì họ đâu có kinh nghiệm tu hành nên giảng dạy sai pháp, hiểu nghĩa không đúng chánh pháp. Do hiểu nghĩa không đúng chánh pháp nên mới sản xuất ra kinh sách Ðại Thừa và Thiền Ðông Ðộ.

Tóm lại, một người muốn tu hành cầu giải thoát thì nên tìm một vị thầy tu chứng đạt chân lí và giới luật phải tinh nghiêm. Vị thầy ấy sẽ là chỗ nương tựa vững chắc trên bước đường tu tập của các bạn để đi đến nơi đến chốn.

Các bạn đừng nghe những gì các nhà học giả thuyết giảng, họ dạy không có thực hành được đâu. Chính bản thân họ giới luật chưa nghiêm chỉnh. Giới luật chưa nghiêm chỉnh, tu hành chưa chứng đạo, họ nói bằng miệng lưỡi, chứ sự sống của họ chẳng có giải thoát gì, họ sống chùa to Phật lớn, là một điều sai; ăn uống, ngủ nghỉ phi thời, đau bệnh đi bác sĩ, nằm bệnh viện, chích thuốc, uống thuốc, không ngày nào không dùng thuốc trị bệnh. Sự sống của họ như vậy chẳng khác gì người phàm phu, xin các bạn đừng nghe theo những cấp bằng của họ mà phí hết một cuộc đời, thật uổng thay! Thật uổng thay!!!

Khi chọn được một vị thầy tu chứng đạt chân lí, thì hãy hết sức đặt trọn lòng tin nơi họ, thì các bạn sẽ được chỉ dạy tận tình, nhờ đó các bạn mới giác ngộ được chân lí, nhờ giác ngộ được chân lí, lòng tin các bạn tăng trưởng, nhờ lòng tin tăng trưởng các bạn mới đầy đủ sức tinh tấn tu tập.

Nếu các bạn muốn tu tập để được chứng ngộ, chứng đạt chân lí trong Phạm hạnh của giới luật Phật thì các bạn hãy xin vị thầy chứng đạo cho ở gần thân cận bốn tháng biệt trú để giữ gìn giới hạnh. Nếu các bạn sống trong bốn tháng giữ gìn giới hạnh tinh nghiêm thì các bạn mới xin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, quyết tâm đi tới như con đại tượng đi tới không bao giờ ngó lui. Có như vậy, các bạn mới thấy sự lợi ích lớn cho đời sống ly gia cắt ái.

“Này Magandiya, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia theo Phật, muốn thọ đại giới trong pháp và luật này thì phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, các Tỳ kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành Tỳ kheo. Nhưng Ta nhận thấy căn tánh con người sai biệt nhau”.

Ðoạn kinh trên đây xác định rõ ràng, đạo Phật không khuyến dụ, không bắt buộc, không lôi cuốn ai theo đạo mình. Người tu theo Phật giáo là phải tự nguyện, tự giác, thích sống đời sống Phạm hạnh thì mới xuất gia tu hành theo Phật, còn không sống đúng thì thôi... Cho nên, kẻ nào lợi dụng chiếc áo tu sĩ Phật giáo sống trong chùa to Phật lớn, phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới. Ðó không phải là tu sĩ Phật giáo, họ không phải là thầy của các bạn, họ là những người đang phá hoại Phật giáo. Các bạn hãy đề cao cảnh giác những hạng thầy này. Ngày xưa đức Phật ví những vị thầy này là những loại trùng trong lông sư tử! Vậy các bạn nên lưu ý và cẩn thận đừng nghe theo họ mà phí uổng một đời người.