• toduongtuyetson
  • amthat1
  • amthat3
  • thanhanhniem2
  • lopbatchanhdao
  • tinhtoa1
  • ttl1
  • phattuvandao3
  • vandao2
  • huongdantusinh
  • khatthuc1
  • chanhungphatgiao
  • vandaptusinh
  • ttl3
  • tamthuphattu
  • amthat2
  • thanhanhniem1
  • quetsan
  • ThayTL
  • lailamtoduong1
  • phattuvandao1
  • benthayhocdao
  • tinhtoa2
  • tranhducphat
  • thanhanhniem3
  • daytusi
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
JGLOBAL_PRINT

1.- BẬC ALAHÁN; 2.- KHI TU THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO NÊN LƯU Ý

COM_CONTENT_ARTICLE_HITS

(Trưởng lão Thích Thông Lc, trích NLGPD, tp 3, TG. 2010, tr. 175-176)
link sách: NLGPD, tập 3

1.- BẬC ALAHÁN

LỜI PHẬT DẠY

“Này Ràdha, có năm thủ uẩn này, Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

Này Ràdha! Khi nào Tỳ Kheo sau khi như thật biết rõ, sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này, vị ấy được giải thoát, không có chấp thủ; như vậy, gọi vị Tỳ Kheo là bậc A La Hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, đã đoạn tận hữu kiết sử, đã giải thoát nhờ chánh trí”. (Tương Ưng Kinh, tập 3, trang 337)

CHÚ GIẢI:

Ðọc qua đoạn kinh này, chúng ta thấy chứng quả A La Hán không phải khó khăn, chỉ có thật quán thân ngũ uẩn như thật, để thấu suốt năm uẩn này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nó vô thường, khổ, vô ngã, nó là người xa lạ, nó là nguy hại, là ổ bệnh tật khổ đau, v.v...

Chỉ cần chính quán như lý tác ý năm thủ uẩn này như vậy, thì chứng quả A La Hán không có khó khăn, không có mệt nhọc.

Ðọc hai bài kinh trong tập 3 Những Lời Phật Dạy này, thì quý vị thấy Phật giáo không phải là pháp môn tu tập không được. Nhưng chúng ta phải thấy rằng: Người tu theo Phật giáo phải có nghị lực, phải gan dạ và bền chí thì mới thực sự thấy thân ngũ uẩn không phải là ta, là của ta. Còn nếu không có nghị lực, không gan dạ và bền chí thì xin các bạn đừng tu theo Phật giáo. Dù bạn có tu cũng chẳng có lợi ích gì cho bạn.

Ðoạn kinh trên đã xác định rõ ràng đường lối và cách thức tu tập của Ðạo Phật như thật quán thân ngũ uẩn thì sẽ chứng quả A La Hán rõ ràng và cụ thể.

2.- KHI TU THIỀN ĐỊNH PHẬT GIÁO NÊN LƯU Ý 

LỜI PHẬT DẠY:

1/ Tịnh chỉ âm thanh ly “động”.

2/ Tịnh chỉ mộng tưởng ly “hỷ”.

3/ Tịnh chỉ thọ ly “xúc”.

Trạng thái vắng lặng trong tỉnh thức là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh.

CHÚ GIẢI:

Tịnh chỉ âm thanh ly “động”, tức là diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền. Bởi vì khi nhập Nhị Thiền thì sáu căn ngưng hoạt động. Sáu căn là gì? Sáu căn là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Ở đây chúng ta hiểu tầm tứ thuộc về ý căn, diệt tầm tứ tức là diệt ý căn. Ý căn là một căn trong nhóm sáu căn. Nên ý căn diệt thì bắt buộc các căn kia cũng bị diệt. Cho nên câu trên đây dạy: “Tịnh chỉ âm thanh ly “động’’, tức là âm thanh ngưng thì không còn nghe tiếng động. Giống như người đang ngủ say, ý căn không hoạt động nên tầm tứ không có, thì tất cả sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp cũng không có. Cả một không gian vắng lặng. Toàn bộ ý thức bị ngưng bặt, chỉ còn cái biết của tưởng thức mà thôi. Giống như người trong giấc chiêm bao.

Tịnh chỉ mộng tưởng ly “hỷ’’. Tức là ly hỷ trú xả nhập Tam Thiền. Bởi vì khi nhập Tam Thiền thì không còn chiêm bao. Cho nên, nói tịnh chỉ mộng tưởng tức là chiêm bao không còn. Chiêm bao không còn thì mới nhập được Tam Thiền. Nói cho dễ hiểu hơn: muốn nhập Tam Thiền thì phải tịnh chỉ sự hoạt độngcủa tưởng uẩn.

Tóm lại, muốn nhập Tam Thiền thì phải vượt qua thế giới tưởng, tức là lìa xa 18 loại hỷ tưởng. Mười tám loại hỷ tưởng như thế nào?

- Sáu loại tưởng trần gồm có:

1/ Sắc tưởng

2/ Thinh tưởng

3/ Hương tưởng

4/ Vị tưởng

5/ Xúc tưởng

6/ Pháp tưởng

- Sáu loại tưởng thức gồm có:

1/ Nhãn tưởng thức

2/ Nhĩ tưởng thức

3/ Tỷ tưởng thức

4/ Thiệt tưởng thức

5/ Thân tưởng thức

6/ Ý tưởng thức

- Sáu tưởng thông gồm có:

1/ Thiên nhãn tưởng thông

2/ Thiên nhĩ tưởng thông

3/ Tỷ tưởng thông

4/ Thiệt tưởng thông

5/ Thần túc tưởng thông

6/ Tha tâm tưởng thông

Lìa hết 18 loại hỷ tưởng này thì nhập Tam Thiền. Cho nên, lời dạy tịnh chỉ mộng tưởng ly hỷ thì biết ngay đó là trạng thái Tam Thiền hay nói cách khác mà trong kinh thường dùng ly hỉ trú xả nhập Tam Thiền.

v Tịnh chỉ thọ ly “xúc” tức là lìa các cảm thọ nhập Tứ Thiền. Bởi vì khi nhập Tứ Thiền thì các cảm thọ ngưng hoạt động.

Thọ là gì? Thọ là các cảm thọ nơi thân và tâm, vì thế khi nhập Tứ Thiền đức Phật dạy: “Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh”. Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh tức là xả thọ. Vì các cảm thọ có ba:

1- Thọ lạc.

2- Thọ khổ.

3- Thọ bất lạc bất khổ.

Muốn xả được như vậy thì phải có đủ năng lực của bảy Giác Chi. Nhờ bảy năng lực của Giác Chi, các bạn mới đủ điều kiện tu tập Tứ Như Ý Túc, trong Tứ Như Ý Túc có Ðịnh Như Ý Túc. Khi các bạn muốn tu tập Ðịnh Như Ý Túc thì các bạn dùng Trạch Pháp Giác Chi hướng tâm nhập Sơ Thiền. Hướng tâm nhập Sơ Thiền như thế nào? Hướng tâm nhập Sơ Thiền như trong kinh Phật đã dạy: “Tâm ly dục ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền” đó là câu trạch pháp hướng tâm của Thất Giác Chi. Và Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cũng đều dùng Trạch Pháp hướng tâm tùy theo câu hướng tâm của loạiđịnh đó. Hướng tâm đúng pháp và đầy đủ lực Giác Chi thì nhập định được ngay liền, như đức Phật đã dạy: “Nhập bốn thiền không có khó khăn, không có mệt nhọc”. Cho nên, “Tịnh chỉ thọ ly “xúc” là nghĩa này. Ở đây đức Phật sợ chúng ta không hiểu và không nhận ra trạng thái của Tứ Thiền, nên đức Phật xác định để chúng ta dễ nhận hơn nên Ngài bảo: “Trạng thái vắng lặng trong tỉnh thức (của Thức uẩn) là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh”.